chinh tri
Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản". Ðó là nhận định của V.I. Lênin về vai trò của sách, về sự kế thừa và phát triển của tri thức xã hội.
Song, những bộ sách đồ sộ về Chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Stalin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh v.v... có phải là sự kế thừa tri thức xã hội, trong đó có Chủ nghĩa Tư bản và những tinh hoa tư tưởng của nó, và chúng có phải là tri thức xã hội tiên tiến mang tính cách mạng giải phóng loài người? Thực tiễn tại những nước "đi theo" CNXH có phải là "thiên đường" của loài người mà ở đó không còn áp bức, bóc lột?
Nếu CNXH là tri thức tiên tiến của xã hội, là con đường giải phóng loài người, thì nó không phải "tự vệ" bằng cách xác lập sự độc quyền và thiết lập chế độ kiểm duyệt hà khắc, qua đó CNXH quy chụp mọi trào lưu tư tưởng trái với nó đều là phản động?
Sự thật, Chủ nghĩa Mác từ khi ra đời đến nay, đã bị biến tướng, xuyên tạc thành Chủ nghĩa Ðảng trị cực đoan; đặt lợi ích của Ðảng và giai cấp cao hơn dân tộc, đánh đồng quốc gia dân tộc với lợi ích của Ðảng và giai cấp. Chế độ độc Ðảng toàn trị là một thứ Quyền lực "Ma quỷ"; sùng bái cá nhân, đề cao chuyên chế và bóp nghẹt Tự do - Dân chủ, trong đó những lãnh tụ Cộng sản như Lênin, Stalin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh v.v... chính là hiện thân của nó.
Loạt bài này sẽ góp phần phê phán Ðảng CSVN, giải thích rõ Chủ nghĩa Mác là Giải Phóng hay Nô Dịch???
***
Bài 1:
Trí thức là ai?
Trí thức là ai? Ai là Trí thức? Trước tiên phải đưa ra định nghĩa về Trí thức:
Theo nghĩa chữ Hán - Việt, thì chữ Trí trong Trí tuệ để chỉ năng lực làm việc trí óc, và chữ Thức trong Thức thời chỉ sự hiểu biết xã hội và thời cuộc. Do đó: "Trí Thức là những người lao động trí óc và sáng tạo, họ được đào tạo, học tập ở trình độ cao, có hiểu biết về xã hội, về thời cuộc và có chính kiến, tham gia phản biện, hướng dẫn và định hướng xã hội. Trí thức thực sự là tinh hoa của xã hội, có vai trò, ảnh hưởng và đóng góp quyết định đến năng suất lao động, đến sự phát triển xã hội."
Theo Giáo sư Chu Hảo, từ "tầng lớp Trí thức" (intelligentsia) xuất hiện lần đầu tiên ở Nga vào nửa đầu thế kỷ 19, và sau đó là từ "người trí thức" (intellectuel) xuất hiện ở Pháp sau công xã Paris (1871); đó là những người không chỉ có học vấn hay trình độ chuyên môn cao, mà hơn hết phải là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Người Trí thức ở đâu và bao giờ cũng là người có học vấn cao và có ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự tiến bộ của xã hội.
Giáo sư Chu Hảo viết tiếp:" Mác đã coi Trí thức là những người quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề của xã hội, nên họ phải là những người: "Phê phán không nhân nhượng những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước những quyết định độc đoán của chính quyền hoặc trước xung đột với chính quyền; bất cứ chính quyền nào".
Như vậy, Mác không coi Trí thức là những người ...
Thưa tiến sĩ Adler,
Các văn nghệ sĩ hiện thực và những kẻ hoài nghi thường đáp lại những kế họach nhằm thiết lập hòa bình thế giới hoặc công bằng xã hội bằng nhận xét: "Bạn không thể thay đổi bản chất con người." Những quan điểm của các trường phái tư tưởng khác nhau về việc bản chất con người có thể thay đổi hay không là gì? Nếu bản chất con người không thể thay đổi, có phải điều đó có nghĩa là sự tiến bộ của xã hội là không thể xảy ra không?
M.P.R.
M.P.R. thân mến,
Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. Cái lý do khiến cách cư xử của con người luôn luôn diễn ra như thế như thế là do nó đã được quy định bởi những thuộc tính không đổi của bản chất con người - cùng những năng lực trí tuệ, cùng bản chất tình cảm đó. Cá nhân, trong đời mình, có thể thay đổi hành trang anh ta được thừa hưởng, nhưng mỗi cá nhân đều khởi sự với hành trang cơ bản như nhau.
Quan điểm thứ hai bắt nguồn từ giả thuyết về sự tiến hóa đã chi phối tư tưởng phương Tây từ thế kỷ 19. Theo quan điểm này, bản chất con người đã trải qua sự phát triển tiến hóa trong tám mươi ngàn năm gần đây. Kết cấu gen của con người đã thay đổi và điều này đã dẫn đến những thay đổi khá rõ rệt trong cơ thể và có lẽ trong cả đầu óc nữa. Một số người ủng hộ quan điểm này cho rằng một số thay đổi này đã xảy ra trong một giai đoạn lịch sử thành văn tương đối ngắn của loài người và hiện vẫn còn tiếp tục.
Quan điểm thứ ba là quan điểm xã hội và lịch sử cho rằng con người thay đổi theo nền văn hóa và xã hội mà trong đó anh ta sống. Những người bênh vực quan điểm này cho rằng bản chất con người được hình thành do môi trường xã hội của anh ta, và rằng con người, trong các thời đại khác nhau, là "sản phẩm của thời đại anh ta". Những người khác lại tin rằng anh ta có thể thiết kế xã hội và bản thân anh ta theo ý chí của anh ta - "con người tạo ra chính mình." Triết lý hiện sinh đương thời, mà nó nhấn mạnh vào khả năng tự tạo chính mình của con người, có một mối tương đồng rõ ràng với trường phái tư tưởng này. Những quan điểm như thế thường cho rằng con người không có bản chất độc lập hoặc tiền lệ, cố định cho mọi thời đại. Con người chỉ có một lịch sử và một cuộc tồn sinh thay đổi liên tục.
Có một lẫn lộn nào đó về kiểu nói, "Bạn không thể thay đổi bản chất con người". Có thể đơn giản nó chỉ biểu lộ quan điểm truyền thống rằng con người, giống như những loài khác, có một bản chất mà về cơ bản nó vẫn giữ y như vậy chừng nào chính loài đó vẫn tồn tại. Hoặc có thể nó biểu lộ quan điểm bi quan, bảo thủ rằng những tệ nạn nào đó, như chiến tranh, chế độ nô lệ, và sự nghèo khổ là không thể sửa đổi. Những ai tuyệt vọng về việc cải thiện những chuyện này đã qui kết nguyên nhân sự tuyệt vọng của họ là do bản chất con người. John Dewey đã phản bác những suy luận như thế trong tác phẩm Human Nature and Conduct ("Đạo đức và bản chất con người") của ông. Ông cho rằng những điều ác về mặt xã hội có thể bị loại bỏ bằng cách tạo ra một kiểu mẫu mới cho những xung lực cơ bản của con người, và bằng cách chuyển hoạt động của con người vào những hướng mới.
Về điểm này tôi có xu hướng đồng ý với John Dewey. Tôi không tin rằng những thảm họa xã hội lâu đời như chiến tranh lại xuất phát từ một điều gì đó vốn có trong bản chất con người. Mặt khác tôi đồng ý với những ai cho rằng tất cả những tiến bộ mà con người có thể đạt được đều xuất phát từ việc cải thiện những định chế, chứ không phải từ việc hoàn thiện bản chất của anh ta. Chính xã hội, chứ không phải con người, mới có thể hoàn thiện trong những giới hạn nào đó. Những giới hạn này được dựng lên bởi những mặt hạn chế không thay đổi được của bản chất con người.
Ví dụ, khi nói rằng về bản chất con người mang tính xã hội có nghĩa là con người sẽ luôn luôn cần sống trong xã hội. Hơn nữa khi nói, như Alexander Hamilton, con người không phải là thiên thần, là muốn nói rằng xã hội loài người luôn luôn cần chính quyền. Mặt khác, con người về bản chất không thích hợp với tình trạng vô chính phủ, và điều này sẽ luôn luôn như thế, chừng nào con người còn sống trên trái đất. Anh ta không thể không cần đến chính phủ, cũng y như anh ta không thể tồn tại mà không cần thức ăn hoặc bay mà không cần những phương tiện máy móc để chở anh ta
Tờ tiền mới rơi ra đường - mọi người tranh nhau nhặt.
Tờ tiền cũ rơi ra đường - mọi người cũng tranh nhau nhặt.
Tờ tiền nhàu nát, cũ kỹ, rách rưới ném ra đường... vẫn đầy người tranh nhau nhặt.
Vấn đề cho thấy dù là mới, là cũ hay là rách nát là bẩn thỉu đi nữa thì nó vẫn là tiền và vẫn mang một giá trị nhất định. Đó là giá trị của đồng tiền.
Con người cũng thế, dù là cao hay thấp, dù là nghèo hay khổ, khó khăn hay sung sướng thì vẫn đều là con người và đều mang một giá trị chung - đó là giá trị của con người - Và sẽ chẳng có ai hơn ai trong cái giá trị đó cả. Cũng sẽ chẳng có ai là không còn hữu ích cả nếu một khi vẫn mang cái giá trị chung đó, giá trị một con người.
Thế nhưng ...
Một cái khăn trắng rơi ra đường - sẽ đầy người tranh nhau nhặt.
Cái khăn đó bị nhuốm bẩn, bị ố vết ném ra đường - sẽ vẫn có người nhặt.
Nhưng cái khăn đã quá bẩn, đã rách bươm, nhàu nát vứt ra đường - chắc chắn, sẽ chẳng có ai nhặt.
Vấn đề ở chỗ cái khăn là cái khăn, dù nhuốm bẩn hay ố vàng thì vẫn có thể dùng lại bằng cách giặt sạch nó đi. Nhưng khi nó đã quá rách nát và quá bẩn thỉu thì nó không còn là cái khăn nữa - mà chắc chắn người ta sẽ gọi nó là cái giẻ - một cái giẻ rách và không còn giá trị.
Lòng tin con người cũng thế, mất đi sự tin tưởng khác nào đã làm cho một cái khăn bị ố. Nhưng mất lần này rồi lại mất thêm nhiều lần nữa, để rồi mất hết đi mọi thứ thì khác nào chỉ còn là cái giẻ rách mà thôi.
Đồng tiền và cái khăn - chỉ là hai ví dụ để minh họa.
Nhưng trong cuộc sống cũng có những cái mang sắc thái gần giống y như vậy. Sống và chơi với nhau - không phải vì giàu nghèo sang hèn cũng chẳng phải vì hơn kém so đo. Bởi vì tất cả đều bằng nhau hết, đều mang một giá trị như nhau. Đó là giá trị con người.
Có điều khi sống với bạn, với anh em. Sống để cho nhau tin tưởng thì ai cũng đều trở nên uy tín và gần gũi cả. Thế nhưng nếu chẳng may có vấn đề xảy ra, thôi thì vẫn cứ nên vị tha mà bỏ qua cho nhau một lần, giống như việc giặt lại một cái khăn đã bị ố vậy. Tuy nhiên có một vấn đề ở chỗ là - thà để nó ố còn hơn đừng làm nó rách. Chứ đã mất uy tín rồi lại còn mất lòng tin nữa thì thì khác nào chỉ còn là cái giẻ rách mà thôi.
Giá trị về đồng tiền cũng như giá trị về con người sẽ không bao giờ mất.
Nhưng giá trị về nhân cách, có khi nào lại muốn trở thành cái giẻ rách hay không ?
Vậy đồng tiền hay là cái khăn ? Cái khăn hay chỉ là cái giẻ - tùy chọn thôi...
Tình thương là chất liệu sống của con người,nói chung là của tất cả hữu tình chúng sinh.Nếu không có tình thương nuôi dưỡng,chúng ta khó sống tốt đẹp.Vì thế,tình thương rất quan trọng,rất cần thiết cho sự sống mọi người trên cuộc đời này.
Tuy nhiên,sự sống của mọi người phát triển theo lực tác động của nghiệp nhân quá khứ và hiện tại của chính họ,đồng thời cũng chịu sự chi phối của gia đình,của xã hội,cho nên cuộc sống của mọi người lại phát sinh thêm nhiều nghiệp mới.
Thực tế,khi con người sinh ra,tâm hồn trẻ thơ rất hồn nhiên trong sáng,nhưng từ khi tiếp xúc với cuộc đời,tình thương trong sạch này đã bị hoàn cảnh xã hội và các nghiệp tập bao bọc lại,khiến người ta luôn sống với những gì xã hội tác động,sống với những gì nghiệp lực thúc bách.Từ đó,tình cảm trong sáng của tình thương chân thật đã bị biến dạng,trở thành tình cảm xấu ác như tham lam ,hung dữ,si mê,cố chấp,vụ lợi,kiêu ngạo,ganh ghét,...
Theo Phật,từ khởi nguồn,bản chất của tình thương hoàn trong sạch,không nhiễm ô,không có tội phước,nhưng vì chúng sinh sống trong sinh tử luân hồi,thân tâm bị nghiệp,phiền não và hoàn cảnh chi phối,cho nên tình cảm thương yêu đáng lẽ làm cho người ta an vui,hạnh phúc,lại làm cho đời sống nội tâm con người chuốc lấy phiền muộn,bất an.
Ví dụ:như sự thương hại làm cho người ban phát tình thương trở nên kiêu căng,còn người được thương thì mặc cảm buồn tủi.Hoặc tình yêu nam nữ,hay tình yêu của những người đồng phái có tính chất khát ái,ích kỷ,lợi dụng,nô lệ hoá,cho nên tình thương của họ phát triển thành tình đam mê ái dục,ghen tuông,hận thù,giết chóc,...làm khổ lẫn nhau.
Ngài Trí Giả gọi tình thương theo thế gian như vậy là ái kiến đại bi.Ái kiến là tình thương bị hoàn cảnh và nghiệp nhân tác động xấu,khiến người ta hành xử lệch lạc,sai lầm,kết thành cái quả bất tịnh,khổ đau.Còn đại bi là tình thương trong sáng,rộng lớn,chân thật,hướng thượng.
Câu chuyện sau đây nói lên năng lực kỳ diệu của tình thương trong sáng mà Đức Phật đã hướng dẫn các vị Tỳ kheo thực tập để hoá giải tâm sân hận và nỗi sợ hãi:"Rất nhiều vong linh trong khu rừng đó đã nỗi giận vì sự có mặt của các tu sĩ này,vì thế họ đã hiện ra những hình ảnh ghê sợ với mùi hôi thúi và những tiếng gào thét kinh khủng để doạ nạt và đuổi các vị này ra khỏi khu rừng,các vị hoảng sợ và chạy về xin Đức Phật cho đến khu rừng khác để thiền định.Đức Phật dạy những vị này phải trở lại khu rừng đó để thực tập Từ Bi quán.Kết quả là năng lượng Từ Bi của các vị tu sĩ đã cảm hoá được các vong linh một cách nhẹ nhàng.Họ đã chuyển đổi tâm sân hận thành sự săn sóc,phục vụ các Tỳ kheo này một cách nhiệt tình".
Ngày nay bước theo dấu chân Phật,chúng ta ý thức sâu sắc rằng bản chất của tình thương hoàn toàn trong sáng,chỉ vì nghiệp tham sân si và hoàn cảnh bên ngoài tác động,tình thương của con người bị biến chất,nhiễm ô,dẫn đến hành động sai lầm,khổ đau.
Để trở về bản thể của tình thương thuần khiết,cao thượng,chúng ta thể nghiệm giáo pháp Phật,sẽ thanh tịnh hoá được thân tâm,cho đến phát huy được tâm thuần tịnh,từ đó lưu xuất tình thương trong sáng.
Tiến sĩ triết học Sacơrabôrôty, Viện nghiên cứu Tagore ở Ấn Độ, đã viết: "Cụ Hồ mặc quần áo giản dị, nói những lời giản dị, cách xử sự và tính nết giản dị, viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, xuất hiện một cách giản dị, với vẻ mặt tươi cười làm tỏa ra một sự trong sáng của một tâm hồn giản dị...".
Ông còn viết tiếp: "Bác Hồ nói bằng tiếng nói giản dị, bằng những câu ngắn gọn và rõ ràng, tránh lối nói văn hoa hay trùng lắp, mang thẳng ý nghĩa của lời nói tới tâm can người nghe. Cách nói giản dị, cởi mở là đặc tính riêng của Ông Hồ. Ông ưa dùng cách nói ấy ở bất cứ đâu, với những người có học hay không có học".
Một nhân vật nổi tiếng khác lại nói: "Nếu ai muốn tìm một vài từ có thể tóm gọn được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì đó là sự hết sức giản dị và hết sức khiêm tốn của Ông".
Giản dị và khiêm tốn là bản chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một khía cạnh trong đạo đức Hồ Chí Minh. Bất cứ ở đâu, và bất cứ lúc nào, lúc ở rừng Việt Bắc hay lúc sống giữa thủ đô tráng lệ, Bác Hồ vẫn luôn đặt đời sống của mình trong đời sống của nhân dân. Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một cộng sự gần gũi và được sống nhiều năm bên Bác, khi kể lại lần gặp Bác đầu tiên ở Quảng Châu năm 1926, khi ông cùng mấy chục thanh niên học sinh được sang dự một lớp học do đồng chí Vương giảng dạy đã nói: "Điều tôi muốn nhấn mạnh là Hồ Chí Minh lúc bấy giờ và Hồ Chí Minh lúc cuối đời, cũng vẫn chỉ là một con người ấy, cũng dáng dấp ấy, một con người mà lúc gặp ngay buổi đầu ai nấy đều thấy rõ đây là một con người giản dị, rất hiền từ, có sức hấp dẫn lạ thường với người xung quanh, và để lại cho người ta những ấn tượng sâu sắc". Hình ảnh của Bác trong lòng dân là bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su đen, và suốt đời đi một chiếc ô tô đã cũ!
Bác Hồ của chúng ta còn là một con người rất mực khiêm tốn!
Nhiều lần, Bác không nhận mình là nhà thơ, chỉ nhận mình là một nhà báo có kinh nghiệm.
Thời đánh Mỹ, có một nhà báo nước ngoài đến thăm và viết về cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Bài viết ca ngợi nhân dân ta với những đầu đề: "Tấm gương Việt Nam, bài học Việt Nam". Bác biết và đã thành thực góp ý với nhà báo trẻ: "Thay đầu đề đi bạn ạ. Bạn đừng gọi chúng tôi là những tấm gương, những bài học, mà nên gọi là những kinh nghiệm Việt Nam. Thế là đủ".
Nhà thơ Hải Như đã viết:
"Đừng dệt nhé chuyện thần kỳ về Bác
Chữ thần kỳ Bác riêng tặng Nhân Dân
Đảng ta lập ra gian khổ muôn phần
Lập ra Đảng là một người giản dị...".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro