chinh sach thuong mai quoc te 4
52. aThuế suất ưu đãi đặc biệt là gì? Phạm vi áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ở Việt Nam hiện nay ? Xu hướng áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong tương lai?
- Khái niệm:
· Thuế suất ưa đãi đặc biệt là thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
· Đặc điểm: Mức thuế suất rất thấp, tiến gần tới 0%
- Phạm vi áp dụng: thỏa thuận song phương, FTA, liên minh thuế quan, Hiệp định đối tác kinh tế,...
Hiện tại VN đang áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ: ASEAN (AFTA), Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc, Nhật Bản (ASEAN + 3), Úc, NewZealand, Ấn Độ (ASEAN + 6).
- Xu hướng áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong tương lai:
+ Tiếp tục cắt giảm các mức thuế suất, tiến dần về 0%
+ Mở rộng diện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho nhiều đối tác do VN đang tiếp tục tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như TPP, ASEAN – EU…
53. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu?
Thuế nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu
Giống
- Là các biện pháp quản lý nhập khẩu
- Đều giúp bảo hộ nền sản xuất trong nước:
+ Luôn luôn nâng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa
+ Làm tăng lượng hàng sản xuất trong nước: cho phép các nhà sản xuất kém hiệu quả sản xuất ra 1 lượng cao hơn so với điều kiện thương mại tự do
- Làm giảm cầu nhập khẩu ( do giá tăng), cầu tiêu dùng
- Gây thất thoát, lãng phí cho xã hội: khi giá tăng, phần thặng dư tiêu dùng bị mất lớn hơn phần thặng dư SX tăng thêm và Thuế nhà nước thu được cộng lại
Khác:
+ Cơ chế tác động đến giá
Giá tăng do cộng thêm thuế nhập khẩu
Giá tăng do cung bị hạn chế ->Giấy phép hạn ngạch có thể biến 1 DN trong nước thànhđộc quyền, và do đó họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận tối đa
+ Thu NSNN
Tạo nguồn thu cho NSNN
Không tạo nguồn thu cho NSNN ( tiền thuê hạn ngạch rơi vào tay doanh nghiệp)
+ Kiểm soát lượng hàng NK
Không thể khống chế tuyệt đối lượng hàng NK
Có thể kiểm soát lượng hàng NK thông qua giấy phép NK theo hạn ngạch
+ Tính pháp lý
Do luật điều chỉnh nên mang tính ổn định cao hơn
Do các văn bản dưới luật điều chỉnh, tính ổn định thấp, dễ biến tướng
+Thời gian phát huy tác dụng
Lâu, tính ỳ lớn. Do cung cầu cần có thời gian mới điều chỉnh được. Biểu thuế cần phải được duyệt thông qua hệ thống các cơ quan ban hành.
Nhanh, ngay lập tức. Vì giấy phép hạn ngạch làm cho các nhà NK hạn chế ngay lượng NK. Hạn ngạch được quản lý bởi bộ chủ quản.
+ Quan điểm WTO
Cho phép áp dụng.Vì thuế gián thu ko phân biệt đối xử đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. WTO vẫn thừa nhận cho phép các nước sử dụng thuế quan để bảo hộ sx trong nước, nhưng phải ràng buộc và tiến tới dần dỡ bỏ hoàn toàn
Không cho phép áp dụng, không ủng hộ. Vì nó vi phạm nguyên tắc MFN
54. Kể tên những công cụ quản lý nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam? Công cụ nào quan trọng nhất? Vì sao?
Nội dung trình bày
- Các nhóm công cụ quản lý nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam:
+ Thuế nhập khẩu
+ Các biện pháp phi thuế quan, bao gồm:
ü Các biện pháp hạn chế định lượng: Cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa
ü Các biện pháp tương đương thuế quan: xác định giá trị hải quan, định giá trần-giá sàn, biến phí, phụ thu
ü Quyền kinh doanh của doanh nghiệp: quyền kinh doanh nhập khẩu, đầu mối nhập khẩu
ü Các rào cản kỹ thuật
ü Biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài : Yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa, yêu cầu tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc, yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
ü Quản lý thông qua các hoạt động dịch vụ: Dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính ngân hàng
ü Các biện pháp quản lý hành chính: dặt cọc nhập khẩu, hàng đổi hàng, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ
ü Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: dùng để đối kháng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh hay phân biệt đối xử vỡi hàng XK của VN ở những nước khác như: thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế chống phá giá.
- Công cụ quan trọng nhất:
+ Trên bình diện chung: Thuế nhập khẩu.
+ Lý do: Phạm vi áp dụng rộng, được WTO thừa nhận, rõ rang, minh bạch, dễ đàm phán cắt giảm, dễ lượng hóa mức độ bảo hộ.
Ngoài ra, SV có thể trả lời: Rào cản kỹ thuật. Lý do: bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, môi trường sống, phù hợp với quan điểm của WTO và là xu hướng áp dụng phổ biến khi hàng rào thuế quan không còn là trở ngại lớn (do thuế tiến đến 0%).
55. Vẽ sơ đồ phân tích lợi ích và chi phí của thuế quan?
Vẽ sơ đồ: 1 điểm
- Lợi ích: (2 điểm)
+ Nhà sản xuất: + A (do tăng lượng bán)
+ Chính phủ: + C (do thu NSNN từ thuế NK)
- Chi phí: (2 điểm)
+ Người tiêu dùng: -A-B-C-D (do phải giảm nhu cầu tiêu thụ và chịu mức giá tăng lên, cầu tiêu dùng giảm, cầu nhập khẩu giảm )
+ Xã hội: -B-D (do phúc lợi xã hội giảm, tài nguyên không được sử dụng hiệu quả…)
56. Đánh thuế nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào đến số lượng và cơ cấu tiêu dùng? Vẽ sơ đồ giải thích.
Khi có thuế nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu tăng lên làm lượng hàng nhập khẩu giảm đi (I-I’) -> Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng nội địa hơn.
Vẽ sơ đồ và giải thích (3 điểm):
- Vẽ sơ đồ: 01 điểm
- Giải thích sơ đồ: 02 điểm (nêu các giả thiết và phân tích sơ đồ)
· Ban đầu khi chưa có thuế, đường giới hạn ngân sách là I1, người tiêu dùng có thể tiêu dùng bất kì điểm nào trên đường ngân sách, giả sử là điểm E, khi đó lượng hàng nhập khẩu được tiêu dùng là I và lượng hàng nội địa được tiêu dùng là D
· Khi CP đánh thuế nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu tăng, làm cho được ngân sachs quay xuống dưới thành đường I2. Khi đó người tiêu dùng sẽ chọn tiêu dùng tại điểm E’, với lượng hàng nội địa tăng lên từ D lên D’ và lượng hàng nhập khẩu giảm xuống từ I xuống I’.
· Như vậy, có thể nói, thuế nhập khảu có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn tiêu dùng trong nước. Khi đánh thuế nhập khẩu, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiêu dùng hàng nội địa nhiều hơn và giảm mua hàng nhập khẩu.
57. Tại sao nói thuế nhập khẩu là một công cụ để thực hiện tự do hóa thương mại?
Nội dung trình bày
- Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng
- Lý do: Thuế quan được WTO thừa nhận là công cụ bảo hộ hợp pháp của các quốc gia nhờ có nhiều ưu điểm:
+ Rõ ràng, minh bạch (tính thuế dựa trên biểu thuế và được điều chỉnh bới luật thuế nhập khẩu), dễ dự đoán, ít bóp méo thương mại ( khi có thuế, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng hàng nội địa nhiều hơn, do đó ít xảy ra tình trạng thiếu hụt hay dư thừa về cung vượt xa tầm dự đoán)
+ Dễ đàm phán mức cắt giảm, tiến dần tới 0% theo quan điểm tự do hóa thương mại của WTO
+ Có thể lượng hóa mức độ bảo hộ vì đã biết chính xác giá quốc tế, thuế và giá nội địa.
- Cách thức sử dụng công cụ thuế trong quá trình tự do hóa thương mại:
+ Thuế hóa các biện pháp phi thuế quan, trong đó có thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
+ Ràng buộc thuế quan: là cam kết định giá thuế trần đối với các mặt hàng nhập khẩu. VN cam kết ràng buộc 100% dòng thuế tại thời điểm gia nhập WTO, trong đó 1/3 loại hàng hóa được phép tăng TS trần, 1/3 hàng phải giữ nguyên và 1/3 còn lại giảm nhẹ mức TS trần.
+ Cắt giảm thuế quan: thuế suất tự do hoa thương mại được cắt giảm qua các năm, sao cho thuế suất trung bình của các mặt hàng giảm.
58. Nêu vai trò quan trọng của nhập khẩu đối với nền kinh tế? Thế nào là nhập khẩu bổ sung, nhập khẩu thay thế? Cho VD? Trong điều kiện nước ta hiện nay, NK bổ sung hay NK thay thế quan trọng hơn?
Nội dung trình bày
- Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế:
+ NK tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH đất nước:
· CNH là quá trình chuyển đổi kinh tế cơ bản từ LĐ thủ công sang lao động cơ khí ngày càng hiện đại hơn.
· Để nâng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, NK có vai trò quan trọng trong việc NK công nghệ mới trang bị cho các ngành kinh tế như điện và điện tử, công nghiệp đóng tàu, chế biến dầu khí, chế biến nông sản,... từ đó hướng các ngành kinh tế theo hướng CNH.
+ Bổ sung những mặt mất cân đối, bảo đảm kinh tế phát triển cân đối và ổn định :
· Một nền KT muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỷ lệ nhất định như cân đối giữa KV1 và KV2, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa hàng hóa và lượng tiền trong lưu thông, giữa XK với NK và cán cân thanh toán QT.
· NK cung cấp các điều kiện đầu vào, thúc đảy sx phát triểnà cân đối giữa LĐ và công cụ LĐ (VD: NK da giày, linh kiện điện tử à PT SX ngành CN nhẹ, NK xăng dầu bù đắp sự thiếu hụt của nguồn cung trong nước....), mặt khác tạo đk cho các QG chủ động hội nhập KTQT, tận hưởng được những lợi thế từ thị trường thế giới, khắc phục những mặt mất cân đối của nền KT.
+Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân
· Thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng mà trong nước không đáp ứng được.
· NK tạo đầu vàoà Phát triển các ngành à tạo việc làm, thu nhập cho người dân.
· Thúc đẩy SX hàng tiêu dùng à số lượng và chủng loại hàng TD được mở rộng à Nâng cao đời sống người dân
+Tích cực thúc đẩy xuất khẩu:
· Tạo nguồn nguyên liệu đầu vào
· Cung cấp ngoại tệ
· Mở rộng thị trường XK của 1 QG ra nước ngoài, thông qua quan hệ nhập khẩu cũng như các hình thức thanh toán đòi hỏi kết hợp giữa NK và XK (VD: p.pháp Bater: hàng đổi hàng)
- Nhập khẩu bổ sung:
+ Khái niệm: là nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc SX không đáp ứng nhu cầu.
+ Ví dụ: năm 2010, Vn tiêu thụ 1,5 triệu tấn đường nhưng SX trong nước chỉ đáp ứng được 1,2 triệu tấn à nhập khẩu 300.000 tấn đường.
- Nhập khẩu thay thế
+ Khái niệm: là nhập khẩu về những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.
+ Ví dụ: Bộ Công Thương cho biết lượng hạn ngạch thuế quan muối nhập khẩu năm 2011 là 102.000 tấn, bao gồm 100.000 tấn muối công nghiệp cho sản xuất hóa chất và 2.000 tấn muối tinh khiết cho sản phẩm y tế . Trong khi muối trong nước rớt giá và lượng tồn kho lên tới hàng nghìn tấn. Lý do: VN không đủ trình độ và công nghệ để sx 2 loại muối này.
- Giai đoạn hiện nay nên chú trọng nhập khẩu bổ sung hơn, lý do:
+ Lượng ngoại tệ hạn chế: Đồng tiền Việt Nam đang rớt giá, do đó nếu mua quá nhiều ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Hơn nữa, VN đang nhập siêu (nhất là từ TQ), cần phải tiết kiệm ngoại tệ.
+ Tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài: Nhập khẩu thay thế khiến VN phải phụ thuộc vào nước ngoài nhiều hơn. Khi xảy ra sự cố, tthij trường nước ngoài không cung cấp được nữa thì VN sẽ lâm vào khó khăn.
59. Nêu những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu của Việt Nam hiện nay? Cho ví dụ minh họa
Nội dung trình bày
- Nguyên tắc của chính sách nhập khẩu: (nêu tên 3 nguyên tắc)
+ Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm – hợp lý – hiệu quả :
Để quản trị tài chính hiệu quả, do ko đủ các khoản vay ngoại hối và vốn NK eo hẹp trong khi nhu cầu NK để công nghiệp hóa và phát triển kinh tế rất lớnà tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của 1 QG, cũng như 1 doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi các cơ quan quản lí, cũng như các doanh nghiệp phải:
· Xác định mặt hàng NK phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-kĩ thuật của đất nước
· Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập vật tư cho sản xuất và đời sống, khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu.
· Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hóa đúng chủng loại, đủ số lượng, kịp thời gian, giá cả phù hợp, đẩy mạnh SX và nâng cao đời sống nhân dân.
ü Ví dụ minh họa
VN đánh thuế NK các mặt hàng xa xỉ phẩm cao, nhất là ô tô nguyên chiếc, mỹ phẩm, điện thoại di động... Từ ngày 1/6/2011, Bộ Công Thương đã ban hành danh mục gần 100 nhóm mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu; quy định từ ngày 1-6, các mặt hàng điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu nhập khẩu qua đường biển chỉ được phép làm thủ tục tại 3 cảng gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng và TPHCM.
+Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam :
· Phương châm đi tắt đón đầu, đi thẳng vào tiếp thu công nghệ hiện đại. Nhập chọn lọc, không vì rẻ mà nhập những loại công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả do các nước thải ra.
· Kĩ thuật, thiết bị phù hợp với trình độ quản lí và sử dụng ở VN, tránh mang tính trưng bày, phô trương.
ü Ví dụ minh họa:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, có gần 75% doanh nghiệp (DN) nước ta nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc (các loại máy móc, thiết bị trong ngành dệt may, da giày, máy đóng gói, thiết bị điện, máy công cụ). Bên cạnh những thiết bị mới, công nghệ hiện đại, do ham rẻ, nhiều DN đã nhập thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả (số liệu năm 2011). Do đó, hiện nay VN phải áp dụng các rào cản kĩ thuật để hạn chế nhập khẩu các thiết bị cũ, kém hiệu quả & gây ô nhiếm môi trường.
Do nhận vốn ODA của Nhật Bản mà VN phải NK nhiều mặt hàng không cần thiết?
+Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu:
· Tuy việc nhập khẩu dễ hơn sản xuất trong nước, giá hàng NK rẻ hơn nhưng phải tính toán và tranh thủ các lợi thế của ta để mở rộng phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu
· Hàng năm nước ta đều áp dụng các công cụ quản lí NK để đảm bảo cân đối giữa nhu cầu NK và phát triển đất nước.
ü Ví dụ minh họa:
Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ ngành điều Việt Nam tăng công suất chế biến, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, mới đây, Bộ Tài chính đã gửi dự thảo xin ý kiến về việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng điều thô chưa bóc vỏ từ 5% xuống 0%.(tin tháng 9/2011)
60. Tại sao lại đưa ra nguyên tắc “Sử dụng vốn nhập khẩu với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao”? Nội dung thực hiện nguyên tắc “tiết kiệm” này?
Nội dung trình bày
- Lý do đưa ra nguyên tắc “Sử dụng vốn nhập khẩu với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao”:
+ Mang tính tất yếu: tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của mỗi quốc gia, cũng như các doanh nghiệp.
+ Vốn nhập khẩu quá ít, nhu cầu NK nhiều (để CN hóa và phát triền KT): Việt Nam đang nhập siêu, do đó vốn ngoại tệ của nước ta có thể coi là ít, kể cả các khoản vay bên ngoài. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu của nước ta lớn, nhất là dây chuyền, công nghệ, linh kiện điện tử. Vì vậy cần phải sử dụng ngoại tệ 1 các tiết kiệm và hợp lý.
+ Trình độ quản lý và sử dụng vốn còn thấp: Việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu của Việt Nam còn kém, chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Trên thực tế, trong những giai đoạn Việt Nam lạm phát cao, tỷ lệ ngoại hối tăng cao, kim ngạch nhập khẩu hàng xa xỉ (Điện thoại, oto nguyên chiếc, mỹ phẩm…) vẫn tăng cao, gây sức ép lên thị trường ngoại tệ.
- Nội dung:
+ xác định được cơ cấu mặt hàng nhập khẩu hợp lý, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-kĩ thuật của đất nước.
+ xác định thứ tự ưu tiên khi nhập khẩu: dành ngoại tệ nhập vật tư cho sản xuất và đời sống, khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu.
+ nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi nhập khẩu, nhập đúng loại, đủ số lượng, giá cả phù hợp.
61. Tại sao lại đưa ra nguyên tắc “nhập khẩu máy móc, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu? Các tiêu chí để đánh giá “sự phù hợp” với nhu cầu?
Nội dung trình bày
- Lý do đưa ra nguyên tắc “nhập khẩu máy móc, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu”:
+ Đi tắt đón đầu, nhanh chóng nắm bắt công nghệ hiện đại: tránh theo đuổi mục tiêu rẻ mà nhập những công nghệ lạc hậu, kém chất lượng, là công nghệ thải của các nước khác.
+ Bảo vệ môi trường: Sử dụng những máy móc, thiết bị mới, ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả (tiết kiệm nguyên vật liệu): việc sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại tăng năng suất, tiết kiệm lao động và sử dụng tài nguyên 1 cách hiêu quả.
- Tiêu chí để đánh giá máy móc kỹ thuật công nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu:
+ Vốn nhập khẩu: vốn dành cho mỗi dự án là nhiều hay ít.
+ Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ
+ Nguồn lực, khả năng khai thác trong nước: tùy thuộc vào nguồn lực và khả năng khai thác trong nước mà lựa chọn máy móc và công nghệ thích hợp.
+ Trình độ quản lý và sử dụng công nghệ: trình độ có đủ để quản lí và sử dụng hết năng suất và lợi ích của nhưng công nghệ được NK hay không.
+ Điều kiện thời tiết, khí hậu ở Việt Nam: ảnh hưởng đến sự vận hành và quản lý máy móc.
62. Thuế nhập khẩu: Khái niệm? Mục đích?
Nội dung trình bày
- Khái niệm: Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép nhập khẩu khi đi qua khu vực hải quan của một nước.
- Mục đích (nêu nội dung cơ bản của từng mục đích):
+ Bảo hộ sản xuất trong nước: một mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu làm cho giá hàng NK tăng lên. Do không chịu áp lực của giá quốc nên các nhà sản xuất trong nước có thể sản xuất ở một mức phí cận biên cao hơnà sản xuất 1 sản lượng nhiều hơn thay thế hàng nhập khẩu. Tóm lại thuế NK làm cho giá cả tăng lên, làm giảm nhu cầu tiêu dùng, tăng sản xuất trong nước và giảm NK à có thể nói thuế là công cụ hữu hiệu để phát triển và bảo hộ sx trong nước.
+ Tăng thu NSNN: trên mỗi đơn vị NK, Nhà nước thu được một số thuế nhất định. Theo lý thuyết đường cong Laffer thì mỗi nước nên chọn 1 tỷ suất mà tại đó thu nhập thuế đạt ở mức cao nhất, tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của nước đó. Nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, nguồn thu từ thuế suất NK đã góp phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách.
+ Hướng dẫn tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ có xu hướng cắt giảm chi tiêu cho những hàng hóa bị đánh thuế ( giá cao hơn), và chuyển sang tiêu dung những hàng hóa không bị đánh thuế. Do đó thuế NK những hàng hóa không khuyến dụng thường rất cao (thuốc lá)
+ Góp phần thực hiện chính sách tự do hóa thương mại:
Các quốc gia đang nỗ lực tự do hóa thương mại để thụ hưởng những lợi ích do phân công lao động quốc tế mang lại. Thuế quan là công cụ quản lí nhập khẩu được WTO công nhận. Chủ trương của WTO là thuế hóa các biện pháp phi thuế quan, tiến tới cắt giảm thuế quan cắt dần gỡ bỏ các rào cản thương mại.
Việc thực hiện các cam kết về thuế quan với các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực sẽ là một thách thức đối với nền kinh tế và khu vực. Nhưng việc giảm dần thuế quan tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế, qua đó tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kĩ thuật đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nướ; tranh thủ ưu đãi về thuế mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư.
63. Thế nào là bảo hộ danh nghĩa của thuế quan (NPR)? Công thức tính? Cho VD?
Nội dung trình bày
- Khái niệm NPR: Bảo hộ danh nghĩa thuế quan cho ta biết sự bảo hộ giá trị danh nghĩa là như thế nào nếu không có hạn chế về số lượng, không có buôn lậu và những nhân tố khác có thể làm cho thuế nhập khẩu trở nên méo mó (thừa hoặc thiếu)
- Công thức tính:
Btq= Pw.(1+t)/Pw -1
- Ví dụ: Để bảo hộ ngành sản xuất xe đạp, Chính phủ đánh thuế nhập khẩu xe đạp thường là 50% theo trị giá nhập khẩu. Một chiếc xe đạp nữ nhập khẩu trị giá là 600.000, sẽ được bán ở thị trường nội địa ít nhất là 900.000.
Tỷ lệ bảo hộ cho sx xe đạp sẽ là:
Btq=600.000(1+0.5)/600.000 – 1 = 0.5 hay 50%
64. Thế nào là bảo hộ thực sự của thuế quan (EPR)? Công thức tính? ý nghĩa của bảo hộ thực sự?
Nội dung trình bày
- Khái niệm EPR: Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả thực tế là sự biến đổi phần trăm của giá trị gia tăng vào giá nội địa so với giá trị ấy được tính theo giá quốc tế.
- Công thức tính: Bet= (Vd-Vw)/Vw
Ở đây:
Vd = Pd-Cd; Pd=Pw (1+t0); Cd = Cw (1+ti); Vw= Pw-Cw
Trong đó:
Vd: là giá trị gia tăng theo giá trong nước khi có các chính sách ngoại thương (chính sách thuế quan)
Vn: là giá trị gia tăng theo giá quốc tế.
Pd = Giá nội địa của sản phẩm nhập khẩu
Cd = Giá nội địa của các đầu vào nhập khẩu
to, ti : Thuế suất đánh vào thành phẩm nhập khẩu và vào các đầu vào nhập khẩu.
Pw : Giá quốc tế của thành phẩm nhập khẩu
Cw : Giá quốc tế của các đầu vào sản phẩm nhập khẩu
- Ý nghĩa
+ Đối với nhà sản xuất:
· Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả thực tế cho phép tính đến các tác động phối hợp của những biện pháp bảo hộ đối với các đầu ra và đầu vào. EPR càng cao thì chứng tỏ khả năng sản xuất hàng của nhà sản xuất có hiệu quả càng cao, và do vậy, nền công nghiệp đó càng được củng cố ở trong nước.
· Nhờ vậy mà các nhà sx có thể giảm chi phí của mình nhờ hưởng các chính sách miễn hoặc giảm thuế đầu vào của chính phủ à hưởng lợi từ thị trường quốc tế.
+ Đối với Chính phủ:
· Việc giảm thuế cho các đầu vào dễ thực hiện hơn tăng thuế đầu vào à khuyến khích tự do mậu dịch hơn.
· Đánh thuế thấp hoặc không thu thuế các đầu vào nhập khẩu có thể vừa là biện pháp bảo hộ hữu hiệu sản xuất nội địa, vừa là giải pháp khuyến khích xuất khẩu.
65. Thế nào là hạn ngạch thuế quan? Phân biệt hạn ngạch (tuyệt đối) và hạn ngạch thuế quan.
K/n hạn ngạch tuyệt đối: Hạn ngạch tuyệt đối là hạn mức số lượng sản phẩm được phép nhập khẩu trong thời gian hạn mức
Nội dung trình bày
- Khái niệm hạn ngạch thuế quan: Là chế độ thuế áp dụng mức thuế suất bằng 0% hoặc thấp khi hàng hóa nhập khẩu trong giới hạn số lượng hạn ngạch nhập khẩu quy định, nhưng khi nhập khẩu vượt quá hạn ngạc thì phải chịu mức thuế cao hơn đối với phần vượt đó.
- So sánh điểm giống nhau:
- Là các biện pháp quản lý nhập khẩu
- Đều giúp bảo hộ nền sản xuất trong nước:
+ Luôn luôn nâng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa
+ Làm tăng lượng hàng sản xuất trong nước: cho phép các nhà sản xuất kém hiệu quả sản xuất ra 1 lượng cao hơn so với điều kiện thương mại tự do
- Làm giảm cầu nhập khẩu ( do giá tăng), cầu tiêu dùng
- Gây thất thoát, lãng phí cho xã hội
So sánh điểm khác nhau:
Hạn ngạch thuế quan
(kết hợp với thuế quan)
Hạn ngạch tuyệt đối
(phi thuế quan)
Mức độ tác động đến giá nội địa:
Giá tăng do cộng thêm thuế nhập khẩu và cung bị hạn chế. Mức độ tác động mạnh hay yếu phụ thu
Giá tăng do cung bị hạn chế
Khống chế số lượng nhập khẩu
Khống chế tương đối số lượng nhập khẩu, không biết được chính xác hiệu quả.
Khống chế triệt để số lượng nhập khẩu thông qua giấy phép hạn ngạch
Tạo nguồn thu cho NSNN
Tạo nguồn thu cho NSNN thông qua phần thuế thu được từ lượng hàng NK vượt hạn ngạc thuế
Không tạo ra nguồn thu cho NSNN. Người nhận được tiền thuê hạn ngạch là người được cấp giấy phép.
Quan điểm của WTO
+ Không cho phép áp dụng, không ủng hộ. WTO đã loại bỏ các biện pháp hạn chế định lượng
+ Quy định nghiêm ngặc hơn thuế quan
+ Dễ biến tướng hơn biện pháp thuế quan
+ Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ, được áp dụng trong những trường hợp nhất định
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro