CHINH SACH TAI KHOA
Chính sách tài khóa (Fiscal policy)
Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền.
Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế:
Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế
Kiểu phân bổ nguồn lực
Phân phối thu nhập
Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn.
Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.
Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro