Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Thời Xuân Xanh

Nhàn lớn lên trong một gia đình tân thời, có cha là biện lý ông ngoại lại là địa chủ có tiếng. Nhàn sinh ra đã định sẵn một cuộc đời êm ấm, ấy là khi không có biến cố gì bất ngờ. Bởi vì bối cảnh gia đình nên xung quanh nàng cũng toàn những người xuất thân trong gia đình danh môn. Xuân là một trong số đó, Xuân lớn hơn nàng hai tuổi. Gia đình là thương nhân giàu có ở Nam Kỳ, gia đình Xuân là chủ của xưởng lụa Lãnh Mỹ A một trong ba thứ lụa đắt đỏ nhất nước ta bấy giờ. Chuyện thương trường khó tránh khỏi những lúc tranh chấp rối ren. Đó cũng là cơ duyên cho mối quan hệ giữa hai gia đình, cũng là cơ duyên cho "chuyến di cư" của Nhàn về sau.

Nhàn từ nhỏ đã được tiếp xúc với những thứ "Tây hóa" vì vậy nên lúc nào trông nàng cũng có phần tinh nghịch pha lẫn chút gì đó đỏng đảnh. Cha của nàng luôn tâm niệm về việc học hành của nàng, người ta hay nói con gái lấy chồng như bát nước đổ đi, vậy mà với ông Nhàn phải học thật cao thật giỏi. Đối với đứa con gái duy nhất của mình, ông nói rằng nó phải là kẻ mà không tên đờn ông nào được bắt nạt, đứa nào học càng nhiều chữ lại càng không cần phải nhọc lòng quản giáo.

Đối với chuyện này Nhàn lại có chút đi ngược theo ý cha. Nàng rất ham chơi, hay trốn học đi đây đi đó. Nếu phải ngồi lì một chỗ thì nàng thấy thiệt bứt rức khó chịu. Từ nhỏ tới lớn không biết bao nhiêu lần bị cha đánh, nhưng nàng đâu có sợ. Mỗi lần có chuyện gì lại i a chạy qua làng trên tìm "người ấy". Người ấy của Nhàn rất đẹp và rất duyên. Hễ mỗi lần cha mắng Nhàn lại lấy cớ " con sang chơi với chị Xuân". Mà chị Xuân cũng rất mực bảo vệ nàng. Dù biết điều ấy không hẳn là tốt những chưa lần nào vạch trần Nhàn.

Xuân học rất giỏi. Gia đình nàng có phần hà khắc như các gia đình truyền thống vốn có khác. Xuân luôn được dạy phải trở thành một người con gái sống trọn theo đạo nhà. Niềm an ủi duy nhất của Xuân đó là ông nội của mình. Ông nội Xuân là một ông thầy thuốc già giản dị hay đi bóc thuốc cho người nghèo trong huyện. Tuổi thơ của Xuân là những buổi trưa hè cùng Nhàn sang nhà ông nghịch ngượm cây cỏ.

Hôm này là một buổi trưa hè nắng rát lưng. lũ trẻ con trong xóm cả trai lẫn gái thi nhau xách rổ rổ rá giỏ tre đi theo người lớn ra đồng,hôm nay có buổi tát cá. Khi mùa vụ đã qua đi, mấy con trâu cũng được nghỉ ngơi sau mùa vụ bội thu, đó là lúc người ta rủ nhau ra đồng tát cá. Những con cá của trời cho, tự lớn lên ở các vũng nước lớn đọng lại trên đồng. Bà con hay trêu nhau mỗi dịp đi tát " câu cá thì nhát, tát cá thì siêng". Bởi lẽ tát cá cực nhọc hơn, dơ người hơn nhưng lại thu được nhiều cá hơn so với ngồi câu. Có mấy khi người ta bắt được mấy con cá quá cỡ sâu dưới bùn, thứ mà các bà các cô hay ví như "thành tinh" để diễn tả kích cỡ của nó.

Đây là dịp quan trọng không thể thiếu Nhàn. Nàng đã bỏ tiết tiếng Pháp đắt đỏ từ ông thầy cha mình thuê riêng để xách giỏ ra đồng. Học thì dịp nào chẳng được nhưng tát cá thế này thì chỉ cuối vụ thôi. Không bận tâm lụa là đắt đỏ, Nhàn xoắn tay áo lên quá nửa rồi nhập vào cuộc vui. Nhanh chóng quần áo đã dính đầy sình bùn, mặt mũi lấm lem. Nhàn bắt cá cũng giỏi, mà bắt xong chẳng để làm gì thì cho lại bà con ở đó. Nhà nàng vốn có người ăn kẻ ở chăm lo từng bữa ăn mang về khéo bị đánh thêm vì cái tội liêu lỏng. Mọi người ở làng rất mến Nhàn. Nàng tuy nhìn hơi chảnh chọe nhưng lại rất hòa đồng, đặt biệt là mấy đứa nhỏ rất hay được Nhàn cho quà bánh.

Khi về ngang qua một ao sen đang mùa nở, Nhàn ghé sang hái một bó mang sang nhà Xuân. Nhàn luôn nhớ rỏ những điều mà Xuân thích, tất nhiên là bao gồm cả thích sen. Xuân không có nhiều bạn hữu bởi vì chị khá khép mình, ấy nên Nhàn cũng muốn ở bên chị nhiều một chút. Một chút vậy mà đã mười mấy năm, hai người đã chơi với nhau từ thời còn bé tí cho tới lúc thiếu nữ đôi mươi. Ở cạnh Xuân nàng luôn cảm thấy yên tâm. Chị gần gũi và yêu chiều nàng. Đối với Nhàn chị là một người rất đặt biệt, điều gì đó mà Nhàn không thể định nghĩa được. Xuân đặt biệt hơn bạn bè bình thường, cũng khác với con Lệ nhỏ người hầu ở bên Xuân từ nhỏ đến bây giờ. Rỏ ràng đều ở bên nhau như vậy nhưng thật sự rất khác.  Một điểu mà Nhàn dường như hiểu mà cũng không hiểu, quen thuộc mà cũng lạ lẫm biết bao.

" Hò ơ, thò tay anh bứt cái này, để anh mang đến, à để anh mang đến giả đò mà tặng em".

Xuân ở hiên trước nghe hò mà bật cười khanh khách. Chỉ có Nhàn đến mới chưa thấy hình đã nghe tiếng.

"Cô xem có ai mà hò mà ngang mà dũi* như cô không hả".

Nhàn chỉ cười cười rồi đặt bó hoa lên bàn.

" Em hò thì có ngang nhưng mang hoa sang là để tặng thật chứ không giả đò".

Xuân nhìn Nhàn từ trên xuống dưới thầm biết chắc nàng đã đi đâu. Xuân cũng rất bất lực với tính ham chơi của Nhàn, chị đã nhiều lần khuyên ngăn nhưng cũng không ăn thua.

" Cô lại trốn ông biện lý đi chơi hả. Cô không sợ ông rầy la cô hay sao mà gan quá".

Chuyện la rầy là chuyện như cơm bữa với Nhàn. Nàng hiểu rằng dù có la bao nhiêu thì ngày mai cha lại yêu thương nàng.

" Đâu phải em chưa bị la bao giờ mà chị phải nhắc. Năm thuở mười thì cha em mà không la em thì mới là chuyện lạ".

Xuân gõ đầu em như một thói quen cũng là một hành động thân mật mà chị vẫn thường làm. Xuân luôn hiểu rõ khoảng cách địa vị có chút phân biệt giữa mình và Nhàn. Dù có thân thiết đến đâu thì gia thế của Nhàn vẫn hơn Xuân một bậc. Trong sự nuông chiều vẫn luôn có sự tôn trọng và lễ độ nhất định.

"Mới đây mà cô đã lớn quá đa. Vậy ông biện lý đã tính chuyện trai gái cho cô hay chưa".

Nghe Xuân hỏi Nhàn lại khe khẽ giật mình. Chuyện trai gái nàng chưa hề nghĩ tới lại còn không hề hứng thú.

" Trời đất ơi, em mới mười bảy chị hỏi cái gì nghe ghê. Em không gấp, cha má em cũng không sao chị lại gấp".

Xuân nghe xong chỉ lắc đầu.

"Chị không gấp, nhưng cô đã lớn thế này. Chuyện dựng vợ gã chồng là sớm muộn thôi mà".

Nhàn trầm ngâm một chút. Cảm thấy hôm nay chị có chút lạ. Nàng đã nghĩ hôm nay sẽ vui như mọi ngày nhưng lại nhận được những câu hỏi lạ lùng.

"Em chẳng hiểu gì về chuyện trai gái cả, cũng không thiết tha chi. Đời em chưa tận hưởng được bao lâu sao em phải khổ".

"Sao cô lại cho đó là khổ ?"

Xuân lại hỏi tới trong sự lúng túng của Nhàn.

" Sao không khổ cho được. Bà em cũng khổ, má em cũng khổ, mẹ thằng Tài cũng khổ. Thằng Tài hay kể ba nó hay nhậu rồi đánh má nó, bà em thì không đẻ được con trai thì người ta nói ra nói vào, má em thì thích đi đây đi đó nhưng lấy chồng thì phải lo trong lo ngoài. Em mà lấy chồng thì em sẽ chết sớm mất".

Xuân thở dài một tiếng mặt đầy buồn rầu.

" Cô nói phải, cô nên được tự do như vốn có. Bởi vì cô trong sáng và vô tư như thế".

"Sao bữa nay chị lạ quá vậy. Có chuyện gì sao".

Xuân nhìn vào mắt Nhàn một khắc. Chị nhìn thấy rõ sự lo lắng của Nhàn dành cho mình.

"Thú thật với cô, cha chị đang tính chuyện cưới gã cho  chị nhưng chị lại không thiết gì. Nhưng bị vì* cha mẹ đặt đâu con ngồi đó chị lại không cãi được".

Nhàn chưa đến lúc có thể hiểu hết những gì Xuân đang trải qua. Nhưng lòng nàng bứt rứt một nỗi gì đó không tả được. Nhàn thấy buồn rầu lắm, đến mức như sắp khóc. Giống như buộc phải xa thứ gì.

"Ấy có nghĩa là chị sắp lấy chồng hả. Là chúng ta không được như bây giờ chăng".

"Chị cũng không biết nữa. Chị cũng sợ lung lắm vì không biết đời mình sẽ ra sao. Mình sẽ gặp ai sẽ cưới ai làm chồng".

Nhàn về nhà trong một nỗi bần thần hiếm thấy. Nếu Xuân lấy chồng xa xứ, có lẽ cả hai sẽ không được gặp lại nữa. Còn nếu lấy chồng gần chắc gì chị còn được gặp mình. Chồng chị có tốt với chị không, nhỡ đâu người ta cưới vợ bé chị sẽ không thích đâu. Chị Xuân nói rằng chị ghét cha chị vì ông có lắm vợ và chẳng chăm lo má chị đàng hoàng tử tế. Có hàng ngàn nổi lo ngổn ngang như thế.

Có những lần Xuân cùng Nhàn đọc sách. Đọc đến đoạn Trúc Anh Đài và Lương Sơn Bá đau khổ mà chọn rời khỏi thế gian Nhàn đã hỏi Xuân vì sao họ lại chọn cách đó. Chị đã trả lời Nhàn rằng.

"Cứ mình đặt giới hạn cho thứ gì,thì nó chỉ phát triển đến mức đó thôi. Tình yêu cũng vậy, phải để người ta được tự do bay nhảy. Chỉ khi một người khỏe mạnh từ tâm hồn lẫn thân thể, lúc đó cảm xúc của họ mới thăng hoa. Và tình yêu của họ cũng lớn lên theo. Vì hai người họ bị đặt vào một hoàn cảnh mà họ không được tự do, không được sống theo điều mà họ chọn nên phải chọn cách là kết thúc cuộc đời mình để không ai có thể trói buộc họ nữa."

Nhàn lo sợ chị sẽ đau khổ như Trúc Anh Đài. Cũng lo mình sẽ như Lương Sơn Bá. Nhưng vì cái gì. Nàng và Xuân chẳng yêu nhau như họ. Nhàn không biết điều này là như thế nào, chẳng có cuốn sách nào nàng đọc nhắc đến cảm giác chính nàng có bây giờ.

Nhưng nổi lo khác lớn hơn lại ập đến với Nhàn. Xóa tan đi cuộc đời vốn định sẵn sẽ êm đềm của nàng. Người ta báo tin cha ở trên tỉnh bị người ta hại phải vào tù mấy năm. Tính cha nàng ngay thẳng, làm thầy cãi mắc đội bao nhiêu là người. Đặt biệt là mấy vụ tranh chấp giữa dân với Tây. Tòa án xứ Nam Kỳ mười cái thì hết thẩy 10 cái đều là Tây làm chánh án. Mà người Tây thì bênh Tây, cha nàng thì chuyên cãi cho dân. Mấy độ cãi mà dân phán ánh dữ quá thì nó cho thắng nhưng cũng làm khó làm dễ. Tây nó thù dai nên nay có dịp nó vu oan đổ tội cho cha Nhàn. Chuyện là dân thì buôn muối, Tây lại đổ là buôn lậu chúng cố tình dàn cảnh sao cho ghe hàng bị bắt quả tang có hàng cấm trên ghe, rồi vu cho cha Nhàn là đồng phạm bao che cố tình xử thật nặng. Chuyện nhà rối ren Nhàn cũng quên mất mối hôn sự của Xuân. Má nàng phải chạy đôn chạy đáo lo chạy án cho cha. Đến nỗi của cái ruộng vườn hao tổn một mớ vẫn chưa xong. Nhàn vào nhà tù thăm cha. Ông thủ thỉ đôi lời dặn vợ con ở nhà cẩn thận. Ông sợ không có ông ở nhà người ta lại ức hiếp mấy mẹ con. Cũng dặn vợ ngưng chạy chữa mà chừa tiền lo nhà lo cửa. Ông mong muốn Nhàn sang Tây học, một phần là hi vọng bảo vệ nàng khỏi những cái bẫy ngoài kia, một phần muốn nàng phụ các anh gánh vác gia sản. Nhàn đồng ý.

Mọi sự diễn ra gấp như chưa từng thấy. Những biến cố ấp đến nhanh chóng làm Nhàn chếnh choáng vô cùng. Má nhanh chóng thu xếp cho Nhàn một chuyến sang Pháp. Nhàn còn chưa kịp gặp Xuân lần cuối chỉ kịp nhờ người đưa chị một bức thơ.

"Nếu Xuân có lấy chồng, phải sống thiệt tốt. Đừng như Trúc Anh Đài, em sang Tây học như cha. Ai ăn hiếp chị em về cãi cho nó mọt gong."

Ít chữ nhưng nhiều gửi gắm.

Nhàn sang Tây chăm chỉ học hành, khác xa lúc còn ở Huyện. Nàng trưởng thành hơn, khôn hơn và nhớ Xuân. Nhàn chẳng ham thú những thói chơi bời liêu lỏng nữa. Lúc không học thì viết thơ, soạn mấy bức cho má, soạn mấy bức cho Xuân nhưng chẳng bao giờ gửi. Từ hồi nàng gửi cho Xuân bức thư lần cuối. Chị chẳng hồi âm chi. Có lẽ cha chị cũng giống mọi người sợ cái tiếng không hay của nhà mình mà cấm chị thơ từ. Chứ nàng tin chị chẳng phải người như vậy.
Nhiều năm như vậy tiếp xúc qua đủ loại người, Nhàn đã hiểu hơn về thứ tình cảm của mình cho Xuân. Nên lại càng chẳng dám tơ tưởng nhiều. Nó là "yêu", ở Tây người ta xem chuyện yêu thương giữa đàn bà là bình thường, dù "khác lạ' nhưng nó vẫn là tình yêu. Nhưng ở quê nhà không có trường hợp nào như vậy cả. Nên người ta chẳng biết, nàng cũng chẳng biết. Nhàn đã lớn đủ để hiểu cái rủi ro sẽ đến nếu người ta biết đến nổi niềm của mình. Ấy thế nên càng phải trôn sâu kín nó.

Mùa xuân lần thứ 4 kể từ lần "di cư" của Nhàn. Chú chim non ngày nào giờ đã đủ lớn. Nhàn trở về nhà. Nhưng không tham gia quan trường mà làm một thương nhân. Nhàn mở một xưởng may nhỏ từ số của cãi của gia đình còn còn sót lại. Chuyện làm ăn cũng khá khẩm lên qua ngày. Chút vốn liếng nàng để dành mở rộng thêm xưởng, chút còn lại để dành mà lo cho cha. Chuyện năm ấy trôi qua lâu rồi người ta cũng quên. Chánh án ở tòa án cũng thay người mới. Nhàn nhanh chóng lo lót cho xong chuyện của cha để đón ông về nhà. Cha ở trong đó mấy năm già đi cấp bội. Anh hai ở nhà đã lấy được vợ sinh được con. Vậy là chuyện nhà Nhàn sau mấy hồi lao đao cũng về đúng quỷ đạo bình an. Bấy giờ nàng mới có thì giờ(*) đi hỏi thăm tung tích Xuân. Người ta nói năm ấy chị lấy chồng rồi, Nhàn đứt ruột. Biết là chuyện sẽ như vậy nhưng bao năm Nhàn vẫn nhung nhớ Xuân như vậy. Có cực khổ Nhàn lại yêu thêm những khoảnh khắc bên Xuân, những ngọt ngào hồn nhiên thuở tươi trẻ. Nhớ lúc chị xoa đầu nàng, nhớ lúc trốn học nên chẳng hiểu bài chị phải dạy lại, nhớ chị chắn trước roi mỗi lần cha sang tìm đánh. Tất cả đã từ lâu nuôi Nhàn sống qua những cùng cực để sớm ngày tìm về quê hương. Nhưng người ta lại nói tiếp Xuân bị chồng li hồn rồi từ đó chẳng nghe tâm hơi(*).

Hạ qua đi trong niềm ray rứt của Nhàn về Xuân. Rồi đến Thu, mùa thích hợp để nuôi tằm dệt vải. Nhàn có chuyến đi sang huyện bên cạnh dò la(*) lô vải mới. Ở đây có một xưởng lụa nhỏ nhưng dệt vải rất đẹp, giá cả lại phải chăng. Nếu mua được lô vải này đem về may đồ bán sẽ thu được lãi cao. Giờ Nhàn chỉ mong sao cho chuyện mần ăn được xuông sẽ để cuộc đời không gặp bất trất nữa lần nào. Nàng hiểu rỏ giá trị của đồng tiền hơn ai hết.

"Chào cô, cô xem thử xem đây là mớ vải chúng tôi dệt xong hôm nay. Nói về vải chúng tôi có vải dệt theo kiểu mới đúng sở thich các bà các cô bây giờ chuộng, nói về lụa chúng tôi cũng có lụa Lãnh Mỹ A thượng hạng".

Nhàn khá ngạc nhiên về thông tin ông lão đề cập. Lụa Lãnh Mỹ A là đặc trưng chỉ có ở huyện nhà. Lụa khó dệt không phải ai cũng dệt được.

"Sao ông lại dệt được lụa này. Ông là người ở Lãnh Mỹ A hay sao".

"Thưa không, nhưng cô nhà tôi thì phải. Nếu cô chọn mua thì xíu nữa cô nhà sẽ ra gặp đặng mà ký thơ tờ".

Nhàn gật đầu rồi thôi. Nàng nghĩ rằng cũng thường thôi nếu người ta đi lập nghiệp từ nơi khác. Lướt sơ qua vài sạp vải Nhàn cũng thôi đặng xong việc về sớm.

"Vậy tôi chọn bao luôn cả mấy lô vải sau nữa. Ông cho tôi gặp cô nhà rồi mình ký kết thơ tờ cho xong".

"Thưa dạ cô đợi một chút ạ ".

Nhàn ngồi ở bộ ghế dành cho khách trong sân ngó nghía cảnh vật chung quanh. Mọi thứ có chút quen thuộc. Bên trong sân cạnh lối vào có cái ao nhỏ, trong ao lại có rất nhiều sen. Có một người mà Nhàn biết cũng rất thích sen. Chợt dòng suy tư của Nhàn bị cắt ngang bởi một giọng nói vang lên.

"Tôi đã soạn sẵn thơ tờ ở đây. Cô xem qua rồi ký nhé".

Chất giọng quen thuộc khiến Nhàn sửng sốt một phen. Nàng quay ngoắt lại là nhìn thấy người đó cũng đang trố mắt nhìn mình. Bất chợt thấy lâng lâng, khóe mắt lại cay xè mà không nói được thứ gì. Phải, là Xuân. Tìm kiếm lâu như vậy lại không có tin tức gì nhưng nay lại ở đây. Nhàn ngỡ như là mơ, sợ mình nhớ nhung người ta quá mà trông gà hóa cuốc.

"Chị là....."

Người đó chưa trả lời ngay mà chỉ rưng rưng nhìn Nhàn không chớp mắt.

"Lâu quá quên luôn chị rồi sao".

Chỉ đợi có bao nhiêu Nhàn đã nhào vào lòng Xuân như thuở ngày xưa.

" Em lớn quá rồi chị ôm chẳng gọn vào lòng như xưa, nhớ em lắm đa".

Hai người cứ thút thít không biết qua bao lâu. Qua lời kể Nhàn biết được là ngày thành hôn Xuân chẳng ưng người chồng. Sống qua mấy tháng Xuân cũng chẳng cho chồng chung đụng(*) Xuân vốn tưởng rằng chỉ cần ở lâu sẽ sinh tình cảm như ông bà xưa nay. Nhưng ngày qua ngày chỉ càng thêm ủ dột. Rồi Xuân ngày một úa tàn đi, Xuân gầy đi và bệnh tật liêng miêng. Ngỡ như sắp phải như Trúc Anh Đào. Tưởng đâu mình không đợi được Nhàn. Nhưng chồng Xuân lâu ngày dần nẩy sinh chán nản với Xuân. Hắn bỏ vợ lăng nhăng khắp nơi. Sau mấy bận lên Gia Định ăn chơi hắn tìm được một cô ưng ý. Cô gái lại hay không muốn làm bé. Chê Xuân xấu xí lại yểu mệnh liền nói vào tai hắn bỏ vợ cưới mình. Thế mà Xuân lại được giải thoát. Nhưng chẳng dám về nha cha má. Con cái gã chồng như bát nước đổ đi. Lại bị chồng bỏ về nhà người đời tai tiếng đủ điều, cha Xuân vốn cổ hủ nếu Xuân về cũng bị hắt hủi như người bệnh cùi(*). Xuân từ nhỏ đã theo ông nội học được mấy món nghề y. Bỏ qua huyện bên hành nghề thuốc thang. Qua 2 năm để dành được chút tiền lại dựa vào trí nhớ của mình tập thử dệt lụa. Thành công rồi thì mở thêm xưởng dệt.

"Ấy thế mà chị không tìm em".

"Chị có, nhưng xứ Tây rộng quá chị không biết em ở đâu mà thơ từ. Từ đó tới giờ chị chưa dám về huyện nên không hỏi thăm được người nhà em."

"Mấy năm qua em nhớ chị lung lắm. Em tìm chị khắp nơi mà tìm không thấy".

Xuân lại mỉm cười xoa đầu em.

"Em lớn quá, nói chuyện cũng khác rồi".

Nhàn lại nắm lấy tay Xuân đặt trên đầu mình, dùng hết bao ân cần và dịu dàng mấy năm nay cất giữ đợi đến bây giờ để nói với Xuân.

"Có lớn nhưng vẫn thương chị mà".






_______

Bị vì: bởi vì
Lung lắm: dữ lắm
Thì giờ: thời gian
Tâm hơi: tin tức
Chung đụng: quan hệ vợ chồng
Dò la: tìm kiếm
Biện lý: chức vụ như luật sư.
Năm thuở mười thì: hiếm khi
Dũi: vô duyên, lãng xẹt.
Bệnh cùi: bệnh Phong

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro