Chiều Tối
"Nhật ký trong tù" của lãnh tụ Hồ Chí Minh là tập thơ ghi lại những cảm xúc trong chuỗi ngày bị giam cầm ở nhà lao Trung Quốc. Đọc thơ của Bác, ta dễ dàng nhận ra những dòng cảm xúc rất bình dị, đời thường. Và "Chiều tối" chính là một trong những bài thơ như vậy, tác giả đã thành công trong việc tái hiện lại một bức tranh thiên nhiên khi sắp kết thúc một ngày- khoảnh khắc chiều tối.
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã tái hiện bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối. "Chiều tối" là khoảnh khắc cuối cùng của một ngày. Người tù nhân sau một ngày chuyển lao vất vả, mệt mỏi trong tâm trang chán nản thì cảm hứng sáng tác lại trở nên dạt dào hơn bao giờ hết. Dường như lúc ấy, khi người tù đưa mắt lên nhìn bầu trời và nhìn thấy cánh chim mỏi mệt đang bay về tổ ấm và chòm mây đang trôi chầm chậm qua lưng trời. Khung cảnh thiên nhiên lúc ấy đang được chấm phá bức tranh pha theo bút pháp cổ điển. Hai câu thơ không tả màu sắc nhưng vẫn gợi lên màu sắc, đó là núi non trong lúc chiều tối thật âm u, vắng vẻ, hiu quạnh. Và ở đây, hình ảnh chim bay về phía cuối chân trời để tả cảnh hoàng hôn là một bút pháp thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy nhiên cánh chim trong bài thơ này lại không chỉ đơn gỉn là một nét vẻ bình thường. Cánh chim không phải đang bay mà là đang mỏi. Cái nhìn của nhà thơ không đơn thuần là cái nhìn thưởng thức mà còn gửi vào đó sự lưu luyến, trìu mến của một tấm lòng yêu thương vô hạn. Cánh chim nhỏ bé kia như có linh hồn, có đời sống riêng tư, cả ngày đi kiếm ăn vất vả, chiều mệt mỏi trở về để sớm mai lại bay đi. Ngưòi tù sau một ngày chuyển lau đầy vất vả, vì thế tâm hồn nhà thơ có sự cảm thông và hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông thường thấy chính là tình yêu thương sâu xa của Bác dành cho mọi sự sống trên đời.
"Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không."
Trong phần nguyên âm chữ hán, câu thơ đẹp như một câu thơ Đường:" Cô vân mạn mạn độ thiên không". Chòm mây không có sắc thái phong lưu, nhàn tản, gợi lên sự cô độc thanh cao như trong thơ cổ:" Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay" ( Hoàng Hạc Lâu- Thôi Hiệu ) mà nó chỉ đơn giản là chòm mây lơ lững, cô đơn trên nền trời lúc bóng chiều đang sẫm lại, tô thêm vẻ êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi hoang vắng. Vì thế không gian dường như trở nên mênh mông, vô tận và thời gian như đang ngừng trôi. Trong tình cảnh chuyển lao đầy gian nan, mệt mỏi, tâm hồn nhà thơ vẫn ung dung như đang thư thái dõi theo cánh chim, chòm mây. Hình ảnh ấy dường như mang tâm trạng cô đơn, lẻ loi, một nỗi buồn trong cảnh chia lìa: cánh chim mải miết bay về rừng xanh , còn chòm mây thì đang trôi nhẹ như muốn ở lại giữa tầng không bát ngát. Ngoài ra ở câu thơ này hình ảnh cánh chim nhỏ nhoi, chòm mây cô độc trái ngược lại với hình ảnh bầu trời rộng lớn, bao la, không giới hạn. Tác giả đã thành công trong việc sử dụng hai hình ảnh đối lập nhằm lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh một cách tinh vi. Như vậy càng bộc lộ rõ hơn nghị lực, bản lĩnh kiên cường của một người cộng sản yêu nước vẫn ung dung, lạc quan mới có thể cảm nhận được thiên nhiên trong hoàn cảnh khắc nghiệt khi chuyển lao.
Nếu hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra qua những nét vẽ có phần mang tính ước lệ thì ở hai câu thơ cuối, bài thơ chuyển từ bức tranh thiên nhiên thành bức tranh đời sống qua cách miêu tả chân thực, sinh động về hình ảnh người phụ nữ lao động.
" cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Đều lạ ở đây là những câu thơ tả thực gần như văn xuôi ấy lại có sức sống lạ thường. Sức sống ấy toát lên từ hình ảnh khỏe khoắn của người thiếu nữ xay ngô. Hình ảnh đó đã trở thành trung tâm của bức tranh. Với nét vẻ đậm, khỏe, nhà thơ đã đặt con người vào vị trí chủ thể, đẩy lùi cảnh vật phía sau làm nền. Tư thế của cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh và cuộc sống lao động càng trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao! Nó mang lại cho người tù thấy được hơi ấm của sự sống cùng niềm vui và hạnh phúc trước cuộc sống bình dị của những con người tuy vất vả nhưng hoàn toàn tự do. Với cấu trúc điệp vòng như diễn tả vòng quay nhịp nhàng của cô gái xay ngô chăm chỉ, cần mẫn. Không gian ở câu thơ thứ tư được tbu hẹp dần từ không gian bao la lúc chiều tối, giờ đây được thu hẹp lại hình ảnh một cô gái bên bếp lửa hồng "Lô dĩ hồng". Lò đã rực lửa hồng tức là trời đã tối, đêm tối thể hiện sự ấm áp bừng sáng lên bởi ngọn lửa hồng. Cả bài thơ có thể nói hay nhất, tinh tế nhất chính là hình ảnh "Lô dĩ hồng", nó được sử dụng thủ pháp nghệ thuật chấm phá điểm nhản. Nếu bài thơ là một bức tranh thì đóm lửa hồng được người họa sĩ phác họa lên đó thần sắc của toàn cảnh và tạo được ấn tượng sâu sắc, cô động và hàm xúc trong lòng người đọc.
Với sự thành công về nghệ thuật tả cảnh vừa cổ điển, vừa hiện đại, ngôn từ sử dụng linh hoạt, có sức gợi hình gợi cảm cao, tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ trong bóng tối đến sự sống, đến ánh sáng và tương lai. Nét vẽ linh tế, thể hiện một hồn thơ "bát ngát tình”. Bài thơ thấm đượm một tình yêu mênh mông đối với tạo vật và con người. Trong đoạ đầy gian khổ, tâm hồn Bác vẫn dào dạt sự sống. Chính cái nhìn biện chứng về thời gian, cuộc sống, chính tình người tha thiết đã tạo nên giá trị độc đáo của thi phẩm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro