chiều tối
Chiều tối" (Mộ) là bài thất ngôn tứ tuyệt số 31 trong "Nhật ký trong tù". Bài thơ số 32 là bài "Đêm ngủ ở Long Tuyền". Vậy, bài "Chiều tối" ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10-1942. "Quyện .........dĩ hông".Một cái nhìn man mác, một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm, một chỗ dừng chân... của nhà thơ trên con đường lưu đày khổ ải muôn dặm, được hé lộ qua bài thơ, đọc qua tưởng như chỉ tả cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ.
-Hai câu đầu tả bầu trời lúc ngày tàn. Hai nét vẽ "động": cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng xa, tìm cây trú ẩn, một áng mây cô đơn, lẻ loi (cô vân) đang lửng lơ trôi (mạn mạn). Cấu trúc 2 câu đăng đối, âm điệu nhf nhẹ, thoáng buồn. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mây trôi nhẹ mà lòng man mác. Rất tinh tế, nét vẽ ngoại cảnh này đã thoáng hiện tâm cảnh. Câu thơ dịhc của Nam Tran tuy chưa thực hiện được chữ "cô" trong "cô vân" nhưng khá hay:
"Chim mỏi ......từng không".
-Hai cau thơ 1, 2 mang vẻ đẹp cổ điển: tả ít mà gợi nhiều, chỉ 2 nét phác hoạ (chim bay, mây trôi) mà gợi lên cái hồn cảnh vật, ngày tan, màn đêm buông xuống dần, tạo vật như đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, mệt mỏi. Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh được vận dụng sáng tạo. Nhìn chim bay, mây trôi mà cảm thấy bầu trời bao la hơn, cảnh chiều tối êm ả, tĩnh lặng hơn. Cảnh chiều tối ở xóm núi này còn mang tính ước lệ, nó mở rộng liên tưởng và cảm xúc thẩm mỹ trong tâm hồn mỗi chúng ta,... Nhớ về một cánh chim chiều trong "Truyện Kiều": "Chim hôm thoi thót về rừng"; nhớ đến một cánh chim bay mỏi và hình ảnh người lữ thứ trong chiều sương lạnh nhớ nhà:"Ngày mai gió cuốn, chim bay mỏi. Dặm liễu sướnga, khách bước dồn". (Chiều hôm nhớ nhà)
-Trở lại bài "Chiều tối", áng mây cô đơn le loi đang lơ lửng, trôi nhẹ trên bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người lưu đày trên con đường khổ ải xa lắc? Ngôn ngữ thơ hàm súc, biểu cmr, vừa tả cảnh vừa tả tình, thoáng nhẹ mà đầy ấn tượng, dư ba.
-Tiếp theo hai câu cuối 3,4 - từ cảnh bầu trời tác giả nói về cuộc sống con người nơi xóm núi. Thiếu nữ và lò than hồng là trung tâm của bức tranh này: "Sơn thôn ........dĩ hồng".
-Một nét vẽ trẻ trung, bình dị, đáng yêu: Thiếu nữ xóm núi đang xay ngô. Ba chữ "ma bao túc" ở cuối câu 3 được láy lại "bao túc ma hoàn..." ở đầu câu 4, vừa tả động tác nhịp nhàng xay ngô, vừa diễn tả sự chuyển động vòng tròn của cái cối đá xay ngò thủ công. Đức tính cần mẫn của thiếu nữ xóm núi được cảm nhận và trân trọng. Nghệ thuật diệp ngữ đa làm cho thơ liền mạch và giàu có về nạhc điệu. Câu thơ dịch: "Cô em xóm núi xay ngô tối", với 2 chữ "cô em" đã làm lạc phong cách Hồ Chí Minh; chữ "tối" thêm vào đã làm cho ý thơ bị lộ; còn đâu nữa ý tại ngôn ngoại trong bài thơ chữ Hán này?J
-Sự vật như nối tiếp theo dòng chảy thời gian mà xuất hiện: Khi ngô xay xong thì lò than đã rực hồng, sáng bừng lên, vô cùng ấm áp. Khi màn đêm đã bao phủ mịt mùng, lò than đỏ rực lên, cảnh vật ấy thu hút tâm trí người tù đang bị giải đi. Buồn biết bao cảnh bếp lạnh tro tàn? Ấm áp biết bao một ngọ đèn, một bếp hồng trong đêm lạnh. Hình ảnh thiếu nữ xóm núi xay ngô và lò than rực hồng tượng trưng cho một mái ấm đoàn tụ gia đình, nó đã làm vợi đi bao nỗi cô đơn, tĩnh mịch. Hướng về một cảnh sinh hoạt dân dã bình dị: thiếu nữ xay ngô, dõi nhìn bếp lửa, lò than rực hồng, khi chân tay mang nặng xích xiềng, bị giải đi trong chiều tối, Bác đã tìm thấy nơi nương tựa tâm hồn mình. Hình như nỗi cô đơn, lẻ loi, lạnh lẽo bị xua tan. Một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm gia đình đã đến với nhà thơ trên con đường đi đày xa xứ khi màn đêm buông xuống. Hai nét vẽ về thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng là hai nét vẽ bình dị, ấm áp, khoẻ và trẻ trung, làm cho thơ Bác có sự hoà hợp giữa màu sắc cổ điển và chất hiện đại, trẻ trung bình dị.
-Nhiều bài thơ khác cho thấy trên con đường khổ ải, lưu đày, người chiến sĩ cách mạng trong "Nhật ký trong tù" hầu như ít cảm thấy cô đơn, tâm hồn luôn luôn gắn bó với nhịp sống, làm chủ hoàn cảnh và lạc quan yêu đời. Trong cảnh "Hoàng hôn" gió rét căm căm, vượt lên gian khó. Người xúc động hướng tới một tiếng chuông chùa, một tiếng sáo mục đồng mà mạnh bước:
"Gió sắc tựa gươm mài đá núi,Rét như dùi nhọn chích cành cây;Chùa xa chuông giục người nhanh bước,Trẻ dẫn trâu về tiếng sao bay".
-Có lúc trong cảnh bị cùm trói "Thừa cơ rét rệp xông vào đánh" mà Người vẫn "thoát ngục" tìm được một chút niềm vui nâng đỡ tâm hồn mình: "Oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần" (Đêm ngủ ở Long Tuyền). Điều đó cho thấy, sự sống và tự do là khát vọng của Người. Thiên nhiên và con người hiện diện trong thơ Bác bằng những nét vẽ đẹp bình dị, đáng yêu, đó là sự sống mà Bác gắn bó, mến yêu suốt đời.
- "Chiều tối" - một bài thơ đáng yêu: màu sắc cổ điển hàm súc kết hợp với tính chất trẻ trung, hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ trong bóng tối đến sự sống, đến ánh sáng và tương lai. Nét vẽ tinh tế, thể hiện một hồn thơ "bát ngát tình". Bài thơ thấm đượm một tình yêu mênh mông đối với tạo vật và con người. Trong đoạ đầy gian khổ, tâm hồn Bác vẫn dào dạt sự sống
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro