Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chien Tranh Viet Nam - Hoang Thanh Hoai

Hoàng Thanh Hoài

Chiến Tranh Việt Nam

Lời mở đầu

Linh mục Cao Văn Luận nhận định tác phẩm “Chiến tranh Việt Nam”

Cuộc chiến ác liệt đã tàn phá đất nước Việt Nam thân yêu ngót 30 năm, và chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ sắp được kết thúc nhờ thiện chí cùng lòng yêu chuộng công lý - hoà bình.     Linh mục Cao Văn Luận

Từ lâu rồi, Chiến Tranh Việt Nam luôn luôn được nói tới như một vấn đề thời sự quốc tế sôi động nhất, làm xúc dộng dư luận thế giới nhiều nhất, đến nỗi Đức Phao Lồ đệ lục phải phát khóc.

Sự kiện này, một phần vì chiến tranh Việt Nam cứ ngày càng leo thang với nhiều loại vũ khí tối tân mới xuất hiện lần đầu, và càng leo thang thì nó càng mở rộng.

Phần khác, chưa bao giờ những hoạt động ngoại giao quốc tế lại nhộn nhịp như trong chiến tranh Việt Nam, nhưng càng hoạt động thì vấn đề có vẻ bế tắc hơn, đôi khi gần như vô phương giải quyết.

Dầu bên nào cũng luôn luôn lớn tiếng hô hào hoà bình, và tự nhận mình có thiện chí trong việc tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nhưng cho đến nay, mọi người đều thấy viễn ảnh hoà bình còn quá xa vời, 

chứ không nằm trong tầm tay như Tiến sĩ Kissinger đã nói.

Hoà bình niềm khát vọng chung của nhân loại, riêng đối với dân tộc Việt Nam, khát vọng đó càng lớn lao hơn, vì nếu kể từ ngày Đệ nhị thế chiến kết thúc, chưa một cuộc chiến tranh cục bộ nào lại kéo dài và tàn khốc như 

chiến tranh Việt Nam.

Mặt khác, nhiều nước Tây phương, phát triển quốc gia theo chiều hướng tư bản, chủ trương vào kỹ nghệ nặng, đặc biệt kỹ nghệ quốc phòng, vũ khí chủ nghĩa này đã tiến tới cao độ, bước sang quá trình chủ nghĩa đế quốc 

thì nảy sinh ra xâm lăng - tranh giành, nên phải hứng chịu hậu quả hai cuộc Đệ nhất và Đệ nhị thế chiến là lẽ đương nhiên.

Việt Nam chỉ là một dân tộc nhược tiểu, từ ngày ngày lập quốc đã phải chiến đấu liên miên chống nạn ngoại xâm, nên đã biết nhục vong quốc, và bản tính rất hiếu hoà, chẳng đủ lực xâm lăng ai, cũng chẳng muốn ai xâm 

lăng mình, thế mà lại bị chiến tranh tàn phá hơn một phần tư thế kỷ rồi, song vẫn chưa biết tới bao giờ mới kết thúc.

Quả thật, chiến tranh Việt Nam đã kéo quá dài, nếu kể từ sau Đệ nhị thế chiến, người ta thấy chiến tranh Quốc - Cộng Trung-Hoa chỉ 4 năm, (tháng 8-1945 đến tháng 10-1949); chiến tranh Triều Tiên chỉ 3 năm (1950-

1953); chiến tranh Ấn - Hồi 15 ngày (tháng chạp 1971); chiến tranh Trung Đông giữa Do Thái với các quốc gia A-Rập tuy dằng dai những chỉ xảy ra ba trận; riêng chiến tranh Việt Nam, nếu gộp chung cả cuộc kháng 

chiến chống Pháp 1946-1954 thì xuýt xoát 27 năm, trong đó có vô số trận trời long đất lở.

27 năm hoà bình, thế giới có nhiều tiến bộ vuợt bực, hai nước Đức, Nhật từ chỗ bại trận đã trở thành những quốc gia hùng mạnh nhất, nhì thế giới; Hoa Kỳ đã 6 lần đưa người lên cung trăng và đang sửa soạn đổ bộ vài 

hành tinh xa xôi khác; còn Việt Nam, 27 năm chiến tranh, sự sụp đổ tan hoang thật không bút nào kể xiết!

Hàng ngày sống giữa chiến tranh, điêu đứng vì chiến tranh, và, bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành nạn nhân chiến tranh, nên mọi người hầu như quen đi, chỉ biết chiến tranh là tàn phá, là chết chóc, chứ không để tâm tìm 

hiểu nguyên nhân gây chiến tranh, và khó có một cái nhin tổng quát để thấy chiến tranh khủng khiếp tới mức độ nào.

Lại nữa, tuy khao khát hoà bình; tuy thấy hoà đàm và mật đàm Paris họp tới họp lui, những cũng không sao đề quyết được nó trục trặc khúc mắc chỗ nào, những bí ẩn bên trong ra sao, và liệu một thoả hiệp ngưng bắn có 

được lý kết nay mai hay không.

Sự thật chiến tranh Việt Nam, có lắm nguyên nhân, có nhiều bí ẩn, chứ không phải đơn sơ như việc viên phi công trên chiếc pháo đài bay không lồ B-52, chỉ cần bấm nhẹ tay vào nút điện là một quả bom nặng 7 ngàn cân 

rơi xuống; nếu đơn sơ như thế thì cuộc chiến hiện nay đã chấm dứt từ lâu rồi.

Cho đến nay, dầu những người am hiểu thời cuộc nhất, hẳn cũng phải đâm ra hoang mang nghi ngờ, và không khỏi lúng túng trước một vài thắc mắc:

- Tại sao chiến tranh Việt Nam cứ kéo dằng dai, ngày càng mở rộng và leo thang

- Tại sao mật đàm và hoà đàm Paris mở ra gần 4 năm mà một giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam vẫn chưa tìm thấy?

Càng thắc mắc hơn nữa khi người ta nhớ lại rằng 1968, khi ra tranh cử tổng thống, ứng cử viên đảng Cộng hoà Richard Nixon đã tuyên bố sẽ tìm cách chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu đăc cử.

Hơn 3 năm qua, trên cương vị một nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, tổng thống Nixon đã đưa được hơn nửa triệu quân Mỹ từ Nam Việt Nam trở về nước, và để ra chánh sách Việt Nam hoá chiến tranh, khiến sự thương vong lính 

Mỹ từ trên 300 mỗi tuần, nay hạ thấp tới mức chỉ trên đầu mười ngón tay.

1972, tổng thống Nixon lại đưa ra đề nghị mới 8 điểm, trong đó có điểm tổng thống Thiệu và Phó tổng thống Hương từ chức và cho phía bên kia tham gia ứng cử bầu cử.

Tháng Hai và tháng Năm 1972, tổng thống Nixon qua Bắc Kinh và Moscow; ai cũng tưởng vì hai cuộc công du lịch sử này, chiến tranh Việt Nam nếu không chấm dứt hẳn thì it nhất cũng bị hạn chế bớt.

Sau khi ở Bắc Kinh về, tổng thống Nixon, hôm 23-3-1972 đột nhiên đơn phương công bố quyết định đóng cửa hoà đàm Paris, viện lẽ Cộng sản Bắc Việt chẳng chịu thương thuyết nghiêm chỉnh.

Hoà đàm Paris đóng cửa được một tuần thì ngay đầu tháng Tư 1972, Cộng quân Bắc Việt vuợt tuyến, dùng lối đánh trận địa chiến, có xe tăng thiết giáp yểm trợ, tấn công vùng giới tuyến Việt Nam Cộng Hoà, và những 

tuần kế tiếp, mở rộng tới An Lộc - Kontum…

Trước ngày đi Nga, hôm 8-5-1972, tổng thống Nixon đã quyết định dùng những biện pháp mạnh đối với Bắc Việt như phong toả các hải cảng bằng mìn tự động, và ra lệnh cho không lực Mỹ mở lại các cuộc oanh kích.

Sau cuộc Nga du của tổng thống Nixon, các cuộc mật đàm giữa Kissinger và uỷ viên Bộ chính trị Bắc Việt Lê Đức Thọ được xúc tiến tích cực, và trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 4-11-1972, người ta nghe nói đến 

việc Mỹ - Bắc Việt có thể ký một thoả hiệp ngưng bắn vào ngày 31-10-1972.

Nhưng rồi tất cả mọi dự đều qua đi, và người ta lại thấy chiến tranh Việt Nam thêm một bước leo thang mới, qua việc Mỹ mở lại những cuộc không tập Bắc Việt với hàng trăm phi xuất mỗi ngày.

Đây là những cuộc oanh tạc dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam, vì có sự tham gia đông đảo của pháo đài bay khổng lồ B-52, và chỉ nội trong một tuần, kể từ 18 tháng 12 đến 24 tháng 12-1972, riêng số bom dội 

xuống lãnh thổ Bắc Việt lên tới 40 ngàn tấn, và có khoảng 15 chiếc B-52 bị Bắc Việt bắn rơi.

Trên đây chỉ là một khía cạnh, một bí ẩn mà thôi; trong chiến tranh Việt Nam còn có rất nhiều bí ẩn khác, nếu không chịu khó thu thập tài liệu đầu thì không thể nhận xét và phân tách một cách đúng đắn được.

Hoàng Thanh Hoài, một cây viết trẻ, đã có công sưu tầm tài liệu, chọn lọc phân tách, rồi viết thành tác phẩm CHIẾN TRANH VIỆT NAM.

Chỉ với đầu để cuốn sách, nguời ta đã thấy sự cố gắng rất nhiều của tác giả, vì nếu không dồi dào tài liệu, ắt tác giả không dám viết nên một tác phẩm liên quan tới vấn đề thời cuộc gian lao, từng làm rúng động dư luận khắp 

năm châu thế giới.

Đúng như tác giả đã viết nơi phần mở đầu, chiến tranh Việt Nam là cuốn sách gồm nhiều tài liệu xuất xứ khác nhau, được đúc kết lại sau khi chọn lựa và phân tách; nó giống như cuốn phim, chiếu lại từ đầu cho người đọc 

thấy những nguyên nhân và bí ẩn của cuộc chiến.

Nhờ những tài liệu này, người đọc có thể nhìn thấy toàn diện bộ mặt thật của chiến tranh Việt Nam, và sẽ hiểu tại sao thế giới có nhiều kẻ kết án chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến ô nhục, bẩn thỉu, diệt chủng, vô nhân 

đạo.

Nói đến chiến tranh - bất cứ chiến tranh nào, kể cả những cuộc Thánh chiến giữa các tôn giáo là nói đến ô nhục, bẩn thỉu, vô nhân đạo rồi, vì chiến tranh là chết chóc, tàn phá, là tiêu diệt. Cuộc chiến tranh giữa những 

người da trắng đi chinh phục, khai thác và mọi da đỏ bên Tân thế giới là một cuộc chiến tranh diệt chủng, vô nhân đạo.

Trong chiến tranh Việt Nam, sự ô nhục, bẩn thỉu, vô nhân đạo phải được hiểu theo một ý nghĩa sâu xa hơn, vì đây là cuộc chiến bất tương xứng, và có vẻ được dùng vào những mục tiêu mặc cả, đổi chác, chia xớt quyền lợi 

giữa những siêu cường quốc trên thế giới.

Hoàng Thanh Hoài, khi xây dựng tác phẩm chiến tranh Việt Nam, đã dựa vào những tài liệu thu thập được để đưa ra một số nhận định, càng giúp cho người đọc hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của chiến tranh; đồng thời giải toả bớt 

thắc mắc, và có thể đoán biết trong tương lai, ngõ rẽ chiến tranh Việt Nam sẽ như thế nào, chấm dứt hẳn hay vẫn tiếp tục leo thang.

Chiến tranh Việt Nam là cuốn sách thuộc loại thời sự, đáng lẽ khô khan và chỉ thích hợp với một số người. Đằng này, nhờ trình bày như một cuốn phim, phân chia tiết mục rõ ràng, tài liệu xúc tích, nên bất cứ ai, càng đọc 

càng cảm thấy thích thú.

Thật vậy, tác giả đã đưa người đọc lùi về dĩ vãng xa xăm, từ thời mà thực dân Pháp còn ở bên Ấn Độ nhìn qua Việt Nam với cặp mắt thèm thuồng; rồi từ sự bóc lột của thực dân đến các phong trào Cần Vương; từ sự hình 

thành các đảng phái chính trị Việt Nam đến cuộc khởi nghĩa mùa Thu năm Ất Dậu.

Đặc biệt cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam tháng 8-1945, được tác giả trình bày đầy đủ, chẳng những bằng tài liệu mà bằng cả chứng kiến; nào tình hinh chính trị rối ren vì sự đấu tranh quyết liệt giữa Việt Minh cùng 

các tôn giáo - đảng phái quốc gia chân chính; nào kinh tế suy sụp; nào người ngoại giao khó khăn nào quân sự cấp bách v.v…

Ngay chương đầu, tác giả đã làm sống lại hình ảnh những cuộc tranh chấp đẫm máu giữa người, Việt với người Việt, chẳng hạn Việt Minh và Quốc Dân Đảng thanh toán nhau, và khu tự trị Bùi Chu- Phát Diệm cùng Liên 

Đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc Liên khu IV thề sống chết với Cộng sản.

Nhờ những tài liệu dộc đáo này, người đọc mới thấy nguyên nhân gây chiến tranh Việt Nam bắt nguồn từ xa xưa, và theo giòng thường gian, màn nọ nối tiếp màn kia, tạo nên cuộc chiến kinh khủng như hiện tại.

Tiếc rằng vì đất nước bị phân chia từ lâu, không thể có sự tự do đi lại giữa hai miền Nam - Bắc, và vì những hạn chế của chiến tranh cùng và số nguyên nhân khác cản trở tác giả trong công cuộc sưu tầm tài liệu - mà dù có 

sưu tầm đầy đủ thì thời gian cũng chưa cho phép tác giả trình bày vấn đề hoàn toàn theo ý muốn.

Vì thế, cuốn Chiến tranh Việt Nam chưa hẳn đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi của độc giả, nhưng chắc độc giả cũng như tôi, sẵn sàng thông cảm với tác giả trong hoàn cảnh nói trên.

Dù sao thì với sự cố gắng và dám thẳng thắn trình bày, người ta đủ thấy nhiệt tâm và lòng can đảm của tác giả, bởi Chiến tranh Việt Nam là một vấn đề thời sự lớn, chẳng những liên quan tới nhiều giới, nhiều người, mà còn 

liên quan tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Bởi thế, tôi sẵn sàng giới thiệu cuốn Chiến tranh Việt Nam với quý độc giả, và cầu mong một tương lai không xa, khi hoàn cảnh thuận tiện, tác giả sẽ cho tái bản và đầy đủ tài liệu cùng hình ảnh như y muốn lúc đầu.

Sài gòn, ngày đầu năm dương lịch 1973

Linh mục Cao Văn Luận

Nguyên Viện trưởng Viện Đại học Huế

Chương 1

Các nguyên nhân đưa đến chiến tranh Việt Nam.

Cuộc chiến tranh Việt Nam hiện nay là một cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân gần và nguyên nhân xa.

Nguyên nhân gần là sự tranh cướp quyền hành cai trị giữa các phe phái, vì sự tranh cướp này mà cuộc chiến thay hình đổi dạng, từ chiến tranh dân tộc, chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng trở thành chiến tranh 

chủ nghĩa, trong đó hai lý tưởng Quốc gia và Cộng sản tiêu biểu nhất, đối chọi nhau, va chạm nhau, phát sinh ra giết chóc - tàn phá.

Dân tộc Việt Nam trải hàng nghìn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, với một thời gian dài bị bọn phong kiến chà đạp bóc lột, nên ai cũng khao khát Tự Do và Độc Lập,

Mùa thu năm Ất Dậu 1945, lợi dụng cơ hội ngàn năm một thuở, cuộc Đệ Nhị Thế Chiến làm cho các nước thực dân tư bản châu Âu kiệt quệ, phong trào giải phóng bùng nổ rầm rộ khắp năm châu, dân tộc Việt Nam cũng 

vươn mình lên, đấu tranh cướp chính quyền, đánh đuổi phát xít xâm lược, đạp đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

Cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền mùa Thu năm 1945 là công lao của toàn dân, do lòng yêu nước và sục sôi căm thù thực dân - phát xít thúc đẩy; nhưng ngay lúc đầu, nó đã nảy sinh ra mầm mống tranh cướp và đi đến 

chỗ đấu tranh cục bộ.

Vừa cướp được chính quyền, thực lực chưa có gì, ngân khố thì trống rỗng, lại trông thấy bao nhiêu khó khăn bày ra trước mắt mà mầm mống tranh cướp cục bộ đã nảy sinh, đủ thấy viễn ảnh chiến tranh không thể tránh 

thoát.

Nói về những khó khăn của Việt Nam vào mùa Thu năm 1945 thì thật nhiều, nhưng ở đây chỉ tạm kể mấy khó khăn chính:

KINH TẾ

Một trăm năm nô lệ thực dân Pháp, người dân Việt Nam đã bị bóc lột đến cùng cực, chỉ có một thiểu số dựa vào thế lực Tây là giàu, còn đa số bạch đinh khố rách áo ôm, thuộc loại bần cố nông với hai bàn tay trắng.

Việt Nam là một xứ tài nguyên rất phong phú, cả dưới đất lẫn trên rừng. Trên rừng đủ thứ gỗ quý như quế, lim, kiền kiền, gõ, trắc, mun v.v… còn dưới đất thì có mỏ vàng ở Bồng Miêu, mỏ kẽm ở Bắc Bộ, mỏ than ở Hòn 

Gai, Nông Sơn v.v… Tất cả những tài nguyên thiên nhiên này đều do thực dân Pháp độc quyền khai thác, còn người Việt Nam thì làm phu phen, bỏ xác trên rừng già hay vùi thây dưới hầm mỏ.

Việt Nam cũng là một xứ chuyên sống về nông nghiệp. Ruộng đất ở Bắc phần và Trung phần chẳng có là bao, nhưng ở Nam phần thì cò bay thẳng cánh.

Luá gạo sản xuất ở Nam phần Việt Nam nhiều vô kể, đứng hạng nhất nhì tại châu Á, nhưng số gạo thóc đó không được dùng để nuôi dân nghèo đói miền Trung hay miền Bắc, mà bi các công ty mễ cốc thực dân Tây xuất 

cảng ra nước ngoài mỗi năm hàng triệu tấn.

Nếu quần chúng Việt Nam vốn rộng lượng, tạm chấp nhận phần nào sự bóc lột của bọn thực dân, thì hẳn không thể tha thứ chánh sách bần cùng hoá người dân Việt Nam của chúng được. Chính sách đó nằm trong một âm 

mưu thâm độc, chẳng những không để dân Việt Nam ngóc đầu lên mà còn đi đến chỗ kiệt quệ, phải tự ký giấy giao kèo, bán mạng sống mình, mạng sống gia đình mình cho bọn thực dân chủ hầm mỏ, chủ đồn điền, vừa 

làm tôi mọi, trong nước, vừa làm toi mọi ở Tân Đảo Nouvelle Calédonie.

Những năm trước chiến tranh, than đá và cao su là hai nguồn lợi lớn của bọn tư bản thực dân, sau lúa gạo. Than đá thì khai thác ở Hòn Gai ngoài Bắc phần, còn cao su thì được trồng tại những vùng đất đỏ thuộc Nam 

phần.

Hầm mỏ là nơi chôn vui thân xác người dân nghèo đói vô tội Việt Nam đã đành, nhưng các đồn điền cao su cũng là chỗ đầy ải chết chóc không kém. Người dân Việt Nam nào vô phúc, đã ký giao kèo đi làm phu đồn điền 

hay phu khai thác hầm mỏ cho tư nhân thực dân thì kể như chết cả đời mình, tuyệt tự cả giòng giống.

Trước đây, hồi còn thực dân cai trị, trong nhiều bài báo, nhiều cuốn sách nói về chính sách hà khắc ở Đông Dương, chính những người Pháp cấp tiến đã tố cáo tội ác của những tên chủ hầm mỏ, chủ đồn điền, bảo rằng mỗi 

gốc cây cao su trồng ở Nam phần Việt Nam, sỡ dĩ tươi tốt, sản xuất nhiều mủ là nhờ bón bằng thây người Việt Nam!

Tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương thật là tầy đình, thật là kinh khủng, không bút nào tả xiết. Tội ác đó càng chồng chất hơn vào những năm cuối cùng từ 1940 đến 1945, và sau đó là trong cuộc chiến tranh Việt - 

Pháp 1945-1954.

Năm 1940, Pháp bị Quốc xã Đức đánh bại nên thế lực của thực dân ở các xứ thuộc địa cũng yếu hẳn đi. Lợi dụng cơ hội, quân đội Nhật Bản ùn ùn kéo vào Đông Dương, lấy cớ mượn đường hoả xa Hà Nội - Vân Nam 

để đánh bọc hậu Tưởng Giới Thạch, nhưng kỳ tình nhằm hất cẳng Pháp, chiếm lấy quyền cai trị.

Thời kỳ này, dân Việt Nam bị một cổ đôi tròng, vừa phải cung phụng thực dân Pháp, vừa phải chu cấp cho quân đội phát xít Nhật.

Phát xít Nhật tuy cũng giòng giống da vàng, nhưng chính sách cai trị có phần hà khắc hơn thực dân Pháp nhiều.

Trước hết, chúng vơ vét hết vàng bạc của thực dân Pháp sau bao nhiêu năm tích luỹ, khiến đồng bạc do Banque de L’ Indochine phát hành trước kia mất rất nhiều giá trị, và được thay thế vào đó bằng một thứ giấy bạc 

mới chẳng có gì bảo đảm mà người đương thời quen gọi là “Đồng bạc Nhật”.

Kế đến, quân đội Nhật, qua tay thực dân Pháp, bắt nhân dân Việt Nam đóng thêm thuế, làm thêm sâu, lên tận vùng cao nguyên Ban Mê Thuột hay miền thượng du Bắc Phần đắp đường, đào hầm, xây cất đồn lũy.

Cay nghiệt hơn, vì nhu cầu chiến tranh, quân đội Nhật còn bắt buộc người dân Việt Nam phải dành phần lớn diện tích ruộng đất để trồng cây đay, chứ không được trồng lúa, khoai, ngô, đậu.

Có nhiều địa phương, chính giữa lúc lúa khoai ngô đậu vừa mới trồng, đang bắt đầu tốt lên, xanh tươi hứa hẹn thì được lệnh phải nhổ sạch để trồng cây đay thay vào, khiến người dân Việt Nam, từ ông già bà lão đến trẻ 

con, một tay nhổ khoai, nhổ ngô, một tay gạt nước mắt, vì trông thấy ông thần đói đe doạ ngay trước mặt.

Nên biết rằng công việc trồng cay đay khổ nhọc gấp bội công việc trồng ngũ cốc. Từ lúc gieo hạt cho tới khi chặt được phải mất gần 6 tháng. Chặt xong, phải ngâm cay đay xuống sông, xuống hồ hay xuống ao chừng vài 

chục ngày cho tróc vỏ rồi vớt lên, bóc ra, phơi khô, đập dập thành sợi, xong bó lại, đem lên quận, lên huyện nộp cho chính quyền.

Vi sông ngòi, ao lạch bị dùng làm chỗ ngâm đay nên đâm ra nạn thiếu nước sạch để tắm giặt, và nạn khan hiếm tôm cã cũng xuất hiện, bởi chẳng có một sinh vật nào có thể sống nổi dưới làn nước đã bị ngâm cay đay.

Phần lớn diện tích đất đai đã bị bắt buộc phải dành đề trồng cay đay, chính quyền thực dân Pháp, vì sự ép buộc của quân đội Nhật, lại bắt nhân dân Việt Nam trồng thêm thuốc lá, nên xảy ra nạn đói trầm trong năm Ất 

Dậu 1945.

Nạn đói này hoành hành dữ dội, chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà, chỉ mấy tháng trời, giết hại khoảng hai triệu người từ Trung ra Bắc.

Nhắc lại nạn đói năm Ất Dậu 1945, những người Việt Nam bị chứng kiến hẳn không khỏi rùng mình. Đói đâu mà đói ghê gớm, đói đến nỗi có những trường hợp phải ăn cả thịt người, thật là một chuyện ít ai ngờ, tưởng chỉ 

xảy ra trong rừng già Phi Châu, nơi có lắm bộ lạc man rợ.

Vì bị bóc lột, bị bần cùng hoá, bị chết đói, chết khát như thế nên mùa thu 1945, khi quần chúng Việt Nam nổi lên cướp chính quyền thì chỉ còn da bọc xương, trơ hai bàn tay trắng.

Quần chúng từ hai bàn tay trắng, tiền trong ngân khố quốc gia chỉ còn lại còn lại 1.230.720 đồng, nhưng có tới 586 ngàn đồng bạc rách, không lưu hành được, Chính phủ lâm thời vừa mới thành lập còn phải cung phụng 

nuôi dưỡng hơn 200 ngàn quân Trung Hoa Quốc Gia do tướng Lư Hán chỉ huy, vừa mới tràn vào Bắc Việt ngày 28-8-1945 theo Hiệp ước Postdam để giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở ra, nên “tang gia” vô 

cùng bối rối.

Quân đội của tướng Lư Hán quả thật là một gánh nặng về mọi mặt đối với chính phủ lâm thời Việt Nam hồi bấy giờ. Một đằng, họ buộc Việt Minh phải đổi cho họ hàng tháng một số tiền lớn bạc Đông Dương để quân lính 

họ chi dùng. Đằng khác, họ tự ý đưa bạc Quan, Kim, Quốc tệ vào, làm xáo trộn nền tài chính Việt Nam. Hai thứ bạc này chẳng có chút giá trị nào trên thị trường quốc tế, nó không khác gì mớ giấy lộn, nhưng người dân 

Việt Nam vẫn phải bắt buộc tiêu dùng, và sau này, khi quân đội của tướng Lư Hán rút về rồi, nếu có ai còn lưu giữ ít nhiều thì chỉ biết đem ra đốt.

Đạo quân của tướng Lư Hán, trên danh nghĩa là giải giới quân đội phát xít Nhật, những trên thực tế, hình như họ còn được trao phó nhiệm vụ tiếp xúc, nâng đỡ các phần tử quốc gia - đặc biệt Quốc Dân Đảng Việt Nam - 

để ngăn cản sự bành trướng của Đảng Cộng sản.

Lúc này, bên Trung Hoa lục địa, cuộc kháng chiến chống Nhật vừa kết thúc thì mầm nội chiến đã phát sinh, hai bên Quốc - Cộng đánh nhau kịch liệt tại vùng Đông Bắc nước Tàu, và ở miền Nam, Hồng quân cũng lập 

nhiều chiến khu với ý định đánh úp sau lưng quân đội Tưởng.

Bởi thế, vấn đề ngăn chặn Cộng sản Việt Nam là một điều tối cần thiết đối với Trung Hoa Quốc gia, vì nếu ở Việt Nam, Cộng sản cướp được chính quyền thì đương nhiên trở thành một hậu cứ vững chắc của Hồng Quân 

Trung cộng.

Thực lực quân sự của quân đội Lư Hán không đủ làm Việt Minh sợ, vì đội quân này ô hợp, bạc nhược. Điều mà Việt Minh sợ là có nhiều phần tử quốc gia chống cộng đã dựa vào sự biến diễn của đạo quân này để hoạt 

động ngấm ngầm hoặc công khai, giành thế lãnh đạo với Việt Minh.

Những phần tử quốc gia này, có kẻ hoạt động trong nước từ trước tới nay nhưng cũng có kẻ bấy lâu sống lưu vong bên Trung Hoa, và vừa mới theo chân đạo quân Lư Hán trở về về nước, trong số có cụ Nguyễn Hải 

Thần, một nhà cách mạng lão thành, được Việt Minh mời giữ chức Phó Chủ Tịch nhà nước.

Để vô hiệu hoá mọi hoạt động chống Cộng của phe quốc gia, và để có thể tiêu diệt các phần tử này, Việt Minh bắt buộc phải đút lót - hối lộ đạo quân của của tướng Lư Hán; hủ hoá thành phần lãnh đạo chỉ huy chính trị và 

quan sự của đạo quân này, dồn họ vào thế “ăn của chùa ngọng miệng”, không còn thực thi nhiệm vụ ngấm ngầm giúp đỡ Quốc dân đảng Việt Nam nữa,

Ngoài việc cung phụng đạo quân Lư Hán, Việt Minh còn phải bắt tay ngay vào công việc tổ chức chính quyền và phát triển cơ sở Đảng cộng sản trên khắp toàn quốc.

Công việc trước mắt thì nhiều, mà tiền trong ngân khố lại chẳng có; Việt Minh cũng chẳng hy vọng gì vào sự viện trợ kinh tế của Hồng quân Trung Hoa và Nga sô hay bất cứ quốc gia nào, vì chủ lực của Trung Cộng thì ở 

miền Bắc nước Tàu, rất xa xôi cách trở với Việt Nam, họ lại đang phải dồn hết trí lực vào công cuộc đánh nhau với Trung Hoa Quốc Gia để chiếm chính quyền ở Hoa Lục, nên không thể cứu viện cho Việt Minh.

Còn Nga sô, tuy là nước thắng trận trong Đệ nhị thế chiến, nhưng cũng bị thiệt hại khá nhiều, và đang trong thời kỳ ráo riết tranh dành ảnh hưởng với Hoa Kỳ ở Đông Âu cũng như ở vùng Đông Bắc nước Tàu nên chưa thể 

viện trợ giúp Việt Minh.

Trong khi đó, những khó khăn nội bộ chưa giải quyết được gì, và Việt Minh đang rất cần tiền thì quân đội Pháp lại theo gót quân đội Anh đổ bộ vào Sài gòn rồi kéo thốc xuống miền Lục tỉnh, gây chiến tranh.

Việc quân đội Pháp bất thần trở lại Đông Dương, đặt thêm cho Việt Minh một khó khăn mới hết sức to lớn, nhất là về mặt kinh tế - tài chính, vì muốn đánh lại đạo quân này thì cần phải có nhiều súng ống, đạn dược, mà 

muốn mua súng ống đạn dược từ nước người thì phải có ngoại tệ.

Để giải quyết được phần nào hay phần ấy những khó khăn kinh tế trong lúc đầu, Việt Minh phải dùng đủ mọi hình thức hầu thu góp tiền bạc, của cải trong nhân dân. Một trong các hình thức thường được Việt Minh phát 

động lúc bấy giờ là tổ chức lạc quyên, bán đấu giá ảnh Hồ Chí Minh theo lối Mỹ (ai trả giá nào là phải xỉa tiền ngay giá ấy);đặt hủ “ gạo cứu quốc’ tại mỗi gia đình, gia đình nào cũng thế, ngày 3 bữa ăn, phải bốc 3 nắm gạo 

bỏ vào hũ, cuối tháng có cán bộ xã ấp đi đổ những hũ đó, gom góp gạo lại một hũ rồi chở đi. Ngoài ra, Việt Minh còn tổ chức “Tuần lễ vàng”, khuyến khích mọi người giàu có hãy dùng vàng vào công cuộc cứu quốc, với 

các khẩu hiệu như: “Đeo chi nặng cổ nặng tay, hãy đem giúp nước hỡi ai có vàng!”

Kết quả một tuần lễ lạc quyên rất khả quan, Việt Minh thu được lối trên hai chục triệu bạc Đông Dương và khoảng hơn bốn trăm ki lô vàng.

Hai chục triệu bạc Đông Dương và bốn trăm ki lô vàng hồi cuối 1945, giá trị thật lớn, tuy không thể giúp một tân chính quyền trang trải mọi chi tiêu cho ngân sách quốc gia, nhưng ít ra nó cũng giúp cấp thời giải quyết một 

số khó khăn. Đặc biệt bạc Đông Dương thì dùng để đổi cho quân đội của tướng Lư Hán; còn vàng thì một phần đút lót hối lộ cho tướng tá Trung Hoa, và phần còn lại, thay ngoại tệ mua khí giới.

Chương 1 (2).

CHÍNH TRỊ.

Lịch sử tranh đấu của dân tộc Việt Nam được viết bằng máu, nhưng vẫn bị cai trị quá lâu, cái gì cũng khoán trắng cho thực dân, nên không ít thì nhiều, người dân Việt Nam vẫn có tinh thần ỷ lại vào người Pháp.

Bởi thế, khi công cuộc cướp chính quyền hoàn toàn thành công thì việc trước tiên là ngỡ ngàng, và kể đến là dành quyền ăn to nói lớn.

Lúc này, quả thật người dân Việt Nam đứng trước ngã ba đường, không biết đặt chân vào nẻo nào: Quân chủ hay Dân chủ? Cộng sản hay Quốc gia? Đứng trong hay đứng ngoài Liên hiệp Pháp?

Quân chủ hay Dân chủ không cần phải bàn cãi nữa, vì Việt -Minh đã nhanh tay chuẩn bị trước rồi, và tuyên bố nước Việt Nam là một nước Dân Chủ Cộng Hoà.

Thể chế có lẽ không phải là vấn đề làm bận tâm Việt Nam trong lúc này, vì các ông vua về sau của triều đình nhà Nguyễn đều hoàn toàn do thực dân Pháp đặt lên, chẳng có công trạng gì với đất nước, không gây trong tâm 

hồn nhân dân Việt Nam một ấn tượng tốt đẹp. Bởi thế, dẫu có một thiểu số người giàu cảm tình khi nghe chiếu thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại (do Trần Huy Liệu và một số cán bộ cao cập Cộng sản soạn thảo) có vài đoạn 

cảm động, phải xụt xùi rơi nước mắt, thì đa số vẫn điềm nhiên khi biết chuyện ông Bảo Đại đã trở thành công dân Vĩnh Thuỵ, làm cố vấn tối cao cho chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điều quan ngại nhất của nhiều tầng lớp nói chuyện Việt Nam là sau khi đã giành được chính quyền cùng nền độc lập thì nên theo chủ nghĩa nào: Tam Dân của Tôn Dật Tiên bên Trung Hoa hay Cộng sản của Xô viết!

Bao nhiêu năm tranh đấu cho nền độc lập của nước nhà, các nhà cách mạng Việt Nam đã chia thành hai ba phe, nào Cộng sản Đệ Tam và Đệ Tứ Quốc tế, nào Quốc dân Đảng, nào Bảo hoàng v.v… Các phe phái này đã 

có sự bất đồng ý kiến sâu sắc, đã có những cuộc đấu tranh cục bộ đi đến chỗ tố cáo, sát hại lẫn nhau ngay hồi còn hoạt động trong vòng bí mật.

Sau ngay cướp được chính quyền, chuyện “những nhà cách mạng Việt Nam đấu tranh với nhau” càng trở lên quyết liệt hơn, phe Cộng sản nắm ưu thế, nhờ dựa vào lực lượng quốc tế và sự lớn mạnh của Hồng quân Trung 

Hoa, nhưng phe quốc gia nói clmng cũng không vừa, ỷ vào sự hiện diện đạo quân thứ 5 của tướng Lư Hán để chống đối Cộng sản.

Nên nhớ rằng hồi này, thế lực của Chính phủ Tưởng Giới Thạch ở lục địa Trung Hoa còn mạnh mẽ, phe Cộng sản Mao Trạch Đông chỉ mới gây thanh thế vùng miền Bắc nước Tàu, nhưng những người am hiểu tình hình đều 

nhận định rằng trước sau thế nào Tưởng cũng thua, Mao sẽ thắng.

Sự tin tưởng này, một phần dựa vào hoàn cảnh chủ quan và khách quan của chính ngay nước Tàu; phần khác, vì hình như Hoa Kỳ chưa hiểu Cộng sản là gì, nên thiếu hẳn một chính sách dứt khoát rõ ràng đối với vấn đề 

Trung Hoa.

Nhiều tài liệu, nhất là những tài liệu ghi trong cuốn “Nga sô tại Trung Quốc” của Thống chế Tưởng Giới Thạch, chứng tỏ sau ngày Đệ nhị thế chiến kết thúc, Hoa Kỳ vẫn tưởng nước Tàu đang ở trong tình trạng giống hệt hồi 

thế kỷ thứ 19, khi những nước tư bản Âu châu, dẫu nhỏ bé như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, cũng có thể bắt nạt được Trung quốc, buộc Trung quốc phải ký hoà ước và nhường đất làm tô giới.

Vi là người trong cuộc, lại đang ở hoàn cảnh phải dựa vào Hoa Kỳ, nên thủ tướng Tưởng Giới Thạch đã không khẳng định nhưng vẫn xác nhận cho mọi người thấy rằng sở dĩ Quốc Dân Đảng Trung Hoa phải bỏ lục địa và 

chạy ra đảo Đài Loan là vì “nội công - ngoại ứng”. Nội công, Tưởng Giới Thạch có ý ám chỉ đến bọn hèn nhát. bọn thối nát, chưa đánh đã tính đến chuyện liên hiệp đầu hàng. Còn “ngoại ứng”, phải chăng Tưởng Giới 

Thạch muốn nói đến chính sách của Hoa Kỳ?

Nói về những lầm lỗi trong chiến lược chống Cộng ở Trung Hoa, tổng thống Tưởng Giới Thạch cho rằng lỗi lầm thứ nhất là Trung Hoa quốc gia đã chấp nhận các điều khoản ghi trong hiệp định Yalta, ký kết giữa Mỹ - Nga 

- Anh mà không có sự hiện diện của Trung Hoa, và chính phủ Hoa Kỳ cũng chẳng thèm hỏi ý kiến Tưởng Giới Thạch trước. Hiệp ước này là một mật ước có nhiều điều khoản trái ngược với chủ quyền Trung Hoa Quốc 

gia, mở đường cho Hồng quân Nga sô xâm nhập vào vùng Đông Bắc nước Tàu, giúp Cộng sản Mao Trạch Đông cơ hội bành trướng.

Lỗi lầm thứ hai là việc Trung Hoa quốc gia đã phải bó buộc để Mỹ đứng làm trung gian hoà giải trong cuộc nội chiến với Cộng sản. Trong cuộc hoà giải này. Nhiều phen Mỹ đã dùng áp lực buộc Tưởng phải liên hiệp với 

Cộng. Hơn thế, chính phủ Hoa Kỳ còn viện trợ cho Cộng sản Trung Hoa tiền bạc, vũ khí, quân trang quân cụ để kháng Nhật, và năm 1947, khi cuộc chiến tranh Quốc Cộng bước vào giai đoạn cao độ thì Chính phủ 

Truman lại cúp viện trợ 500 triệu Mỹ kim cho Trung Hoa Quốc gia.

Cộng sản Việt Nam, nhờ tổ chức quốc tế nên biết rất rõ nội tình Trung Hoa và tình hình thế giới; họ cũng thông hiểu chính sách thiếu rõ rệt cúa Hoa Kỳ, nên dù có sự hiện diện của đạo quân Lư Hán, họ cũng tìm đủ cách 

đàn áp phe quốc gia như thường.

Phe quốc gia, vừa chuộng hình thức, vừa chủ quan, vừa anh hùng cá nhân chủ nghĩa, vừa chia rẽ, nên trong mặt trận đấu tranh cục bộ với Cộng sản đã thiếu kế hoạch, thiếu nhất trí, rốt cuộc hoặc bị Cộng sản lợi dụng, hoặc 

bị hất ra ngoài rìa.

Quả thật tình hình chính trị Việt Nam sau cuộc khởi nghĩa mùa Thu năm Ất Dậu rối bời. Phe Cộng sản tuy nắm chính quyền, nhưng ở Nam Bộ, thực dân Pháp đã theo gót quân đội Anh, đổ bộ Sài gòn và mưu toan đặt lợi 

ích đô hộ, còn ở đất Bắc thì đạo quân của tướng Lư Hán làm khó dễ đủ điều, nào đòi đút lót tham những, nào âm thầm tiếp tay giúp các phe phái quốc gia, nhất là Quốc dân Đảng chống lại chính quyền.

Trong khi đó mọi tầng lớp chống cộng nổi lên, tố cáo đích danh Việt Nam là Cộng sản trá hình, hỏi toạc lý lịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành cho quốc dân biết.

Tại Hà Nội, Quốc dân Đảng lập trụ sở ở đường Quán Thánh, mở các lớp đào tạo cán bộ quân sự - chính trị nòng cốt để trường kỳ đấu tranh với Việt Minh. Quốc Dân Đảng còn cho xuất bản tờ báo “Việt Nam Hồn” và 

ấn hành nhiều truyền đơn, nhiều cuốn sách tố cáo tội ác Việt Minh sát hại người quốc gia và chỉ trích chủ nghĩa duy vật Mác-xít.

Sự tranh chấp giữa Cộng sản Việt Minh và Quốc Dân Đảng nhiều khi trở nên cao độ với những cuộc thủ tiêu ám sát, bắc cóc, các vụ phá hoại ngấm ngầm hay công khai.

Người Quốc dân Đảng và nhiều thanh phần quốc gia khác, còn có tập thể công giảo công khai bày tỏ thái độ chống cộng dứt khoát. Đáng lưu ý nhất là khu tự trị Bùi Chu- Phát Diệm và những hoạt động Liên đoàn Công 

Giáo địa phận Vinh; Liên khu lV…

Tại Phát Diệm, dưới sự lãnh đạo của Đức Giám mục Lê Hữu Từ, cố vấn tối cao của chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dân đã đoàn kết nhất trí một lòng, lập khu tự trị, không để cho Cộng sản Việt Minh đột nhập vào, và cũng 

chẳng hợp tác với chính quyền đương thời.

Khu tự trị Bùi Chu- Phát Diệm là cái đinh đâm cạnh sườn Việt Minh, là một chướng ngại vật lớn lao chặn ngang trước mặt mà Việt Minh không làm gì nổi.

Ảnh hưởng lớn lao nhất của khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm là tạo thế tranh đấu cho những phần tử quốc gia Liên Khu lV từ Huế trở ra Thanh; trong đó, những hoạt động của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam địa phận Vinh 

là đáng kể nhất.

Liên đoàn này tổ chức rất qui củ công suất hệ thống dọc và hệ thống ngang. Trên toàn địa phận, có một Ban chấp hành gồm nhiều ban như Tuyên-Nghiên- Huấn, Giáo dục, Vận động, Tài chánh v.v… Xuống đến là các địa 

hạt, các xứ và các họ đạo.

Ngoài Ban chấp hành chung, còn có những Ban chấp hành của các đoàn thể như Thanh Niên Công giáo, Phụ nữ Công giáo; Thiếu Niên Công giáo v.v. và đoàn thể hoạt động hăng say nhất là là đoàn thể thanh niên.

Đoàn thể thanh niên trong Liên Đoàn Công Giáo trong Liên đoàn được huấn luyện đầy đủ về cả hai mặt: Lý tưởng và Quân sự. Trước hết, họ được nhồi vào óc tinh thần của một công dân Công giáo, có những nhiệm vụ 

đối với Thiên Chúa và tổ quốc, vừa phải tuân thú chính quyền, nhưng đồng thời cũng phải bảo vệ tín ngưỡng không để Cộng sản duy vật vô thần phá hoại.

Thứ đến, họ được huấn luyện quân sự qua những lớp huấn luyện tập thể, một tuần tới một tháng, có khi lâu hơn, nói là để chống thực dân Pháp, nếu chúng đổ bộ tới đây, nhưng bên trong còn nhằm mục đích chống lại công 

an Việt Minh, nếu họ có thủ đoạn đàn áp khủng bố.

Nói chung, về phía Công giáo, chỉ có khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm là có lực lượng võ trang với súng ống mua của Trung Hoa Quốc gia, tuy không dồi dào lắm nhưng cũng tạm đủ để bảo vệ Khu, còn ở Liên Khu lV, 

thanh niên Công giáo chỉ tự vệ bằng giáo mác, gậy gộc.

Lúc bấy giờ, Việt Minh còn yếu thế và đang gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là sự hiện diện của đạo quân Lư Hán từ vĩ tuyến 18 trở ra, nên họ dùng thủ đoạn mơn trớn, vuốt ve nhiều hơn là khủng bố.

Tại khu tự trị Phát Diệm - Bùi Chu, bên trong đôi bên gầm gừ nhau, giữ miếng nhau, nhưng bề ngoài, chính quyền Việt Minh bày tỏ một thái độ thật mềm dẻo; thỉnh thoảng, Đức Giám mục Lê Hữu Từ nhận được giấy mời 

lên Hà Nội họp với cụ Hồ, và cụ Hồ cũng phái một số nhân vật cao cấp Trung ương về tận Phát Diệm vấn an sức khoẻ Đức Giám Mục cố vấn Tối cao và thăm viếng khu tự trị.

Hồi này, khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm có rất nhiều huyền thoại về Đửc Giám mục Lê Hữu Từ, vị Giám mục Lê Hữu Từ ngày được người Công giáo ngưỡng mộ tôn sùng, coi như một vị Thánh sống.

Chính những huyền thoại đã làm tăng thêm niềm tin của người Công giáo trong tinh thần chống Cộng, và huyền thoại được đồn đi xa, đến nỗi suốt một dãy từ Huế ra tận Thanh Hoá, hầu hết người Công giáo đều cho rằng 

khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm là một vùng bắt khả xâm phạm.

Quả thật, khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm là vùng bất khả xâm phạm hồi bấy giờ; biết bao nhiêu nhân sĩ, chiến sĩ quốc gia chống Cộng từ Huế trở ra và từ Hà Nội trở vào, muốn tránh nạn bắt bớ, khủng bố, thủ tiêu của công 

an Việt Minh, đã tìm cách chạy về khu tự trị ẩn trú.

Trong khoảng thời gian từ 1946 đến 1952, khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm dung nạp đủ mọi thành phần, bất phân tôn giáo, chính kiến, đảng phái, miễn không phải tay sai Cộng sản hay những tên phá hoại của thực dân 

Pháp. Nhiều nhân vật giữ những chức vụ quan trọng trong hàng ngũ quốc gia, cả bên chính quyền lẫn bên quân đội từ thời Đệ Nhất Cồng hoà đến nay, đều từng nhờ khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm dung thân sau khi Việt 

Minh cướp chính quyền, nên mới sống sót.

Cũng nhờ ỷ vào thế lực khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm, năm 1946, khi phong trào chống Việt Minh Cộng sản lên cao độ, thì ở Hà Nội. một số thanh niên trí thức Công giáo cho xuất bản tờ báo “ HỒN CÔNG GIÁO” 

làm cơ quan ngôn luận, nhằm bài bác lý thuyết vô thần, đồng thời trả lời những luận điệu bôi nhọ, vu khống giáo hội Công giáo Việt Nam của tờ SỰ THẬT và tờ CỨU QUỐC do chính quyền Việt Minh xuất bản.

Hai tờ báo Cộng sản này viết những loạt bài vừa đề cao lý thuyết duy vật vô thần, vừa hạ nhục Giáo Hội, vừa khuyến khích bổn đạo các tu sĩ, Linh mục bất tuân lệnh các đấng bản quyền, đặc biệt nhằm vào Đức Khâm 

mạng Toà Thánh Dooley và các truyền giáo trong Hội Thừa Sai Pháp.

Việt Minh cũng bắt đầu tổ chức “Giáo hội Công giáo tự trị” mua chuộc được một số linh mục Việt Nam và đưa những linh mục này đi diễn diến thuyết khắp nơi, vừa công kích giáo hội dưới thời thực dân Pháp cai trị, vừa 

kêu gọi tất cả mọi công dân công giáo ủng hộ Việt Minh.

Tổ chức Giáo hội Công giáo tự trị ban đầu cũng muốn bắt chước đúng như bên Nga sô, nhưng vì gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của Giáo dân, và tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Pháp, nên không thành hình.

Sự chống đối của người Công giáo, dầu quy mô, song không có tính cách trực tiếp đe doạ đến chính quyền Việt Minh vừa mới điều kiện thành lập, nên Việt Minh cũng chẳng quan tâm nhiều.

Việt Minh biết rõ tâm lý và nhược điểm của tập thể này, miễn đừng đụng chạm vội đến sự tự do tín ngưỡng của họ; đừng phá sập nhà thờ, Thánh đường của họ: đừng bắt bớ giam cầm các hàng Giáo phẩm của họ, và vuốt 

ve mơn trớn bề ngoài đôi chút là tạm êm ngay.

Hai tờ báo tờ SỰ THẬT và CỨU QUỐC không ngớt dùng luận điệu bôi nhọ, công kích giáo hội Công giáo, nhưng tại hầu hết các địa phương, cán bộ chính quyền lại tỏ ra mềm dẻo; họ sốt sắng tham dự hầu hết các cuộc 

lễ lớn do Công giáo tổ chức; họ cũng ngang nhiên tới dự những cuộc hội họp của Liên đoàn Công giáo và bình tĩnh nghe các diễn giả đả kích Cộng sản duy vật vô thần.

Trong những ngầy đầu tiên sau khi vừa cướp được chính quyền, các hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng làm cho Việt Minh ngán nhất. Đoàn thể đối lập này hoàn toàn mang màu sắc chính trị và đấu tranh tích cực 

chứ không tiêu cực như Công giáo, vì họ có lực lượng võ trang và súng ống trong tay, lại thêm được sự che chở của đạo quân Lư Hán.

Đạo quân Trung Hoa Quốc Gia dưới quyền chỉ huy của tướng Lư Hán tràn vào Bắc Việt ngày 28-8-1945, sau khi Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội vừa được mười hôm. Trong đạo quân này còn có sự hiện diện của 

một số đông cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng từng hoạt động cách mạng bên Trung Hoa, và nay về nước để trực tiếp đấu tranh với Cộng sản.

Khi đạo quân Lư Hán vừa vượt biên giới Hoa-Việt thì các cán bộ Quốc Dân Đảng đã bắt tay ngay vào nhiệm vụ. Họ dựa vào thanh thế quân Tàu giải tán các Uỷ ban Nhân dân của Việt Minh vừa mới thành lập chưa được 

mấy ngày, và thay vào đó bằng những Uỷ ban Hành chính do cán bộ Quốc Dân Đảng phụ trách.

Trên thực tế, lúc bấy giờ, Việt Minh chỉ lo tìm cách củng cố chính quyền Trung ương ở Hà Nội, còn tại các tỉnh sát biên giới Hoa - Việt bỏ mặc cho Việt Nam Quốc Dân Đảng muốn làm gì thì làm, cũng như họ để mặc cho 

người Công giáo tự do thành lập khu tự trị Bùi Chu - Phát Diệm.

Ngoài việc củng cố chính quyền Trung ương, Việt Minh còn dồn hết lực lượng vào công cuộc vận động quần chúng, cố lôi kéo quần chúng, không để quần chúng rơi vào ảnh hưởng của các thành phần đối lập.

Trong thời kỳ hoạt động bí mật, khi Pháp còn cai trị Việt Nam, các cán bộ Cộng sản đã từng nhấn mạnh với quần chúng về những cảnh bị áp bức bóc lột như sưu cao, thuế nặng v.v… Bởi thế, ngay sau khi vừa cướp được 

chính quyền, Việt Minh liền ban hành ngay những Sắc lệnh liên quan tới các vấn đề đó.

Cướp chính quyền ngày 19-8-1945, qua ngày 28-8-1945, Chính phủ Việt Minh ban hành Sắc lệnh bãi bỏ thuế thân; ngày 7-9-1945, Sắc lệnh bãi bỏ thuế môn bài ra đời; và ngày 14-9-1945 lại ban hành Sắc lệnh giảm 

thuế thổ trạch.

Những biện pháp thuế má trên đây chỉ nhằm mục đích, vận động lôi kéo quần chúng trong lúc đầu, khi các đoàn thể đối lập đang hoạt động mạnh. Vì sau đó không bao lâu, khi những thành phần đối lập bị tiêu diệt thì dân 

chúng lại “được” đóng thuế gấp đôi.

Ngoài việc thu phục cảm tình của quần chúng bằng những biện pháp giảm thuế, miễn thuế, chính phủ Việt Minh còn lo đặt cho tân chế độ một nền tảng pháp lý trong cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến.

Cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến bấy giờ được tổ chức theo lối liên danh, tuỳ dân số mỗi đơn vị bầu cử nhiều hay ít mà ấn định số đại biểu, tất cả các ứng cừ viên của chính quyền đứng chung một liên danh, đối lập đứng 

chung một liên danh.

Bề ngoài, cuộc bầu cử có vẻ tổ chức thật dân chủ, dù liên danh chính quyền hay liên danh đối lập cũng được một số bích chương và truyền đơn như nhau, nhưng bên trong, phe đối lập hoàn toàn bị lép vế.

Hồi đó, đa số cử tri Việt Nam còn mù chữ, nên trong ngày bầu cử, mỗi phòng phiếu đều có một ban viết giúp cử tri: ban này là cán bộ Việt Minh, khi cử tri cầm thẻ bầu cử vào phòng kín, được ban viết giúp hỏi ý kiến ưng 

chọn ai, nhưng khi viết vào phiếu bầu thì họ tự ý điền tên những người thuộc liên danh chính quyền; do đó, tất cả, các đại biểu của chính quyền đều đắc cử với số phiếu tối đa, chẳng hạn Hồ Chí Minh có số phiếu bầu 

99,9%, còn tất cả các ứng cử viên đối lập đều bị loại.

Trong cuộc vận động bầu cử, cán bộ Quốc Dân Đảng chỉ hoạt động được ít nhiều tại thủ đô Hà Nội và một số tỉnh dọc biên giới Việt - Hoa. Tại Hà Nội, tờ báo Việt Nam Hồn của Quốc Dân Đảng không ngớt viết bình 

luận hoặc phiếm luận chỉ trích các ứng viên của chính quyền, kể cả ứng cử viên Hồ Chí Minh.

Cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến cũng như các Sắc lệnh giảm thuế, miễn thuế, chỉ là những hình thức bề ngoài, chứ sự thực bên trong, mọi vấn đề đã được Ban Thường vụ Đảng cộng sản đề ra từ trước và nay cứ theo đó 

mà thi hành.

Trước ngày khởi nghĩa cướp chính quyền, Đảng cộng sản Đông Dương đã họp hội nghị toàn quốc từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945. Đại hội qui tụ đại biểu ba miền Nam - Trung - Bắc, Ai-Lao và một số chi nhánh ở ngoại 

quốc (không có đại biểu của Cao-Mên) và họp với tính cách khẩn cấp để nhận định tình hình.

Đại hội này quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khắp toàn quốc, đồng thời vạch kế hoạch thành lập chính phủ lâm thời và ấn định, chính sách phải thi hành cho Chính phủ ấy.

Đại hội đưa ra một bản nghị quyết dài gồm 11 khoản:

1. Nhận định tổng quát tình hình thế giới.

2. Nhận định tình hình tổng quát Đông Dương.

3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương.

4. Vấn đề ngoại giao.

5. Việc tuyên truyền cổ động.

ó. Nhiệm vụ quân sự.

7. Nhiệm vụ kinh tế.

8. Vấn đề giao thông.

9. Vận động các giới và các đảng phái.

10.Vấn đề cán bộ.

11. Vấn đề Đảng.

Khoản 3 nói về những chủ trương của Đảng có những đoạn đáng chú ý như việc tịch thu tài sản của đồng bào, cải cách ruộng đất, tránh xung đột với quân đội Pháp De Gaulle, giao thiệp thân thiện và tránh xung đột với 

quân đội các nước Đồng minh Mỹ - Anh - Trung-Hoa quốc gia kéo vào Đông Dương giải giớp quân đội Nhậtv..v.

Khoản 9 nói về công cuộc vận động các giới và các đảng phái, nhấn mạnh đến việc vận động thương gia, vận động phú hào, vận động công chức và quan lại, vận động đồng bào theo các tôn giáo và vận động các đảng 

phái đối lập v.v.

Như vậy, có nghĩa là mọi sự Việt Minh đã chuẩn bị sẵn sàng theo một kế hoạch, và các đảng phái quốc gia đối lập bị đặt trước một sự đã rồi, khiến trở tay không kịp.

Để tránh tiếng cực đoan, Việt Minh lồng cho nghị quyết nêu trên của Đảng cộng sản một hình thức quốc gia, bằng cách tiếp ngay sau đó, triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào, trong vùng chiến khu Việt-Bắc.

Đại hội này khai mạc chiều ngày 16-8-1945, qui tụ hơn 60 đại biểu Bắc-Trung - Nam, đại biểu các sắc tộc, đại biểu các tôn giáo, và Việt kiều ở Ai Lao, Thái Lan.

Đại hội này được Việt Minh tuyên truyền là một “Đại hội quốc dân” gồm đủ các giởi, các đảng phái, các thành phần, chớ không phải của riêng gì Đảng cộng sản, và đi đến quyết định thành lập “Uỷ ban dân tộc giải phóng”, 

lúc cần, Uỷ ban này có thể biến thành chính phủ lâm thời.

Dầu tránh tiếng cách nào thì các đảng phái quốc gia đối lập lúc bấy giờ cũng không khỏi nghi ngờ việc Việt Minh muốn thiết lập một chính quyền Cộng sản tại Việt Nam, và qua những hoạt động gấp rút của Việt Minh; mọi 

xung khắc với các đảng phái quốc gia càng trở thành cao độ.

Quả thật Việt Minh đã hành động một cách hết sức gấp rút. Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh thì ngày 16-8-1945, Võ Nguyên Giáp chỉ huy một số du kích tiến chiếm thị xã Thái Nguyên lúc 2 giờ rưỡi chiều. Số 

du kích này có tất cả 450 người (tương đương với một tiểu đoàn).

Sở dĩ Việt Minh phải chọn Thái Nguyên cướp chính quyền trước tiên là vì tại đây, nếu thành công, ngoài việc thu được một số vũ khí, họ còn ngăn cản không cho những cán bộ Quốc Dân Đảng từ bên kia biên giới Trung 

Hoa tràn về.

Hồi bấy giờ, trong thị xã Thái Nguyên có hai bộ phận quân sự chính: lính Bảo An khoảng 400 người với 600 súng trường cùng một số súng máy, đóng tại trại lính Tây cũ gần Bến Tượng, sát nách dinh Tổng Đốc.

Bộ phận thứ hai với khoảng 120 lính Nhật võ trang đầy đủ, đóng tại trại khố xanh và dinh Công sứ cũ, giáp cầu Gia Bẩy. Đánh chiến được hai trại này, du kích Việt Minh có thể thu được khoảng gần ngàn khẩu súng,

5 giờ rưỡi sáng ngày 17-8-1945, viên Tỉnh trưởng Thái Nguyên đầu hàng, trao 600 khẩu súng cho Việt Minh, và họ dùng số vũ khí này trang bị ngay cho bốn chi đội tân binh vừa mới tuyển mộ từ Bắc Giang lên.

Riêng trại lính Nhật ở đây không chịu đầu hàng, và kéo dài tình trạng giằng co với quân du kích Việt Nam đến 7 ngày, mãi khi phái viên của Bộ tư lệnh Nhật ở Hà Nội lên dàn xếp thì quân Nhật mới bằng lòng trao vũ khí 

cho Việt Minh và nhờ Việt Minh hộ tống về Hà Nội.

Sau Thái Nguyên, Việt Minh phải gấp rút tổ chức cướp chính quyền ngay tại thủ đô Hà Nội.

Tại Hà Nội, cán bộ Việt Minh đã lén lút hoạt động trong quần chúng từ lâu, nhưng công cuộc cướp chính quyền không phải dễ dàng như ở các tỉnh.

Thứ nhất, dân Hà Nội là dân trí thức, gồm đủ mọi giới, mọi thành phần, mọi đảng phái; họ không phải là hạng người dễ tuyên truyền, dễ lôi cuốn như ở nông thôn, và nơi đây, ngoài Việt Minh, các đảng phái đối lập cũng có 

sẵn cán bộ cùng một số cơ sở vững chắc.

Thứ đến, về phía quân đội Nhật, tuy đã nhận được lệnh đầu hàng Đồng minh, nhưng vẫn có trách nhiệm duy trì trật tự an ninh tại Việt Nam và giúp chính quyền Trận Trọng Kim trong mọi hoạt động. Vì thế, sau ngày 15-8

-1945, họ càng tăng cường việc canh phờng; xe tăng thiết giáp luôn luôn chạy tuần tiễu trên khắp các đường phố; súng liên thanh đủ cỡ được đặt tại nhà máy nước, nhà máy điện, nhà bưu điện và các cơ quan trọng yếu của 

chính quyền.

Việc quân đội Nhật tăng cường canh phòng và tuần tiễu như vậy, trước hết vì họ sợ dân chúng Việt Nam trả thù, bởi từ 1940 đến nay, họ đã phạm nhiều tội ác đối với người dân Việt Nam, nhất là qua trận đói kinh khủng 

chỉ mới cách đó mấy tháng.

Cướp chính quyền giữa thủ đô trong một tình trạng như vậy, khó tránh khỏi một cuộc xung đột đẫm máu, và chưa chắc đã dễ thành công, nhưng Việt Minh vẫn phải tiến hành gấp rút, vì họ nhận được tin tướnig De Gaulle 

đã dùng đường lối ngoại giao, vận động với các nước Mỹ - Anh trả lại Đông Dương cho Pháp một khi quân đội Nhật đầu hàng, và hiện họ đã sẵn sàng 7 ngàn quân võ trang đầy đủ, đang đợi ở Ấn Độ để chiến dịch quân 

đội Anh kéo sang Saigon theo tinh thần hiệp ước Postdam. Ngoài ra, Việt Minh cũng biết 200 ngàn quân sĩ khác của Trung Hoa quốc gia sắp sửa từ Quảng Đông - Quảng Tây kéo vào Bắc phần Việt Nam với nhiệm vụ 

giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra. Như vậy, nếu chẳng nhanh tay cướp chính quyền, thì các các đảng phái quốc gia khác tranh mất.

Ngày 15-8-1945, Nguyễn Khang, một uỷ viên Bắc Kỳ Bộ Việt Minh Bắc Kỳ, phụ trách Thành bộ Hà Nội, mang lệnh khởi nghĩa về thủ đô, và mở phiên họp đặc biệt tại toà nhà đồ sộ số 101 đường Gambetta, nay là phố 

Trần Hưng Đạo, để bầu Uỷ ban lãnh đạo khởi nghĩa.

Một yếu tố thuận lợi khiến Việt Minh hăm hở tổ chức cướp chính quyền ngay giữa thủ đô Hà Nội là thái độ quá hèn yếu và nhân nhượng của Kham sai Phan Kế Toại.

Trước ngày Nhật đầu hàng, Phan Kế Toại đã phong phanh nghe việc Việt Minh sắp đảo chính, nên vội vã mời Nguyễn Khang, Lê Trọng Nghĩa cùng một số cán bộ cao cấp khác của Việt Minh vào Dinh thương thảo. 

Trong cuộc thương thảo này, Khâm sai Phan Kế Toại yêu cầu Việt Minh tham gia chính quyền hiện hữu và đừng bạo động với quân đội Nhật, vì tuy Nhật sắp thua nhưng vẫn còn đủ sức đè bẹp phong trào khởi nghĩa.

Khâm sai họ Phan còn bày kế hoạch cho Việt Minh là bề ngoài cứ hoà hoãn và điều đình với Nhật để nhận lấy chủ quyền, rồi tới khi quân Đồng minh vào lại đứng ra điều đình với Đồng minh. Nhưng ý kiến và kế hoạch 

của họ Phan bị đại biểu Việt Minh bác bỏ, viện lẽ rằng chính quyền Trần Trọng Kim do phát xít Nhật lập nên, mà Nhật lại quá tham lam ác độc, nên quần chúng không tín nhiệm chính quyền đó. Hơn nữa, Đồng minh không 

đời nào chịu công nhân một chính quyền thân Nhật, và như vậy, sẽ chẳng cả cuộc điều đình nào thành công.

Trong khoảng thời gian mấy ngày sau khi Nhật đầu hàng, bầu không khí tại thủ đô Hà Nội rất ngột ngạt, nhiều tin đồn được tung ra làm dân chúng hoang mang, truyền đơn Việt Nam được rải khắp nơi càng khiến người dân 

Hà Thành thêm hồi hộp…

Người Nhật thì tăng cường tuần phòng canh gác; Khâm sai Phan Kế Toại thì lững lờ, không có lập trường dứt khoát, chỉ biết “trông và chờ”; các đảng phái quốc gia thì chạy tới chạy lui lăng xăng, kẻ bàn thế này, người bàn 

thế nọ, không ai đưa ra được một đường lối rõ ràng để chạy đua với Việt Minh.

Giữa bầu không khí ngột ngạt đó, ngày 17-8-1945, hội nghị Tư vấn Bắc Bộ nhóm họp phiên bất thường ở Trụ sở Hội Khai Trí Tiến Đức. Chương trình nghị sự đề ra rất lớn, với các vấn đề trọng đại như kinh tế, tài chính, 

chính trị, quân sự v.v…

Trong cuộc thảo luận, có nhiều đại biểu phát biểu hăng say; và có nhiều ý kiến mâu thuẫn trái ngược; kẻ thì nói tới sức mạnh của Việt Minh, người thì mạt sát công kích và cho rằng Việt Minh chỉ là đoàn thể “ma” và hoàn 

toàn không có thực lực.

Người phát biểu hăng nhất và chỉ trích Việt Minh mạnh mẽ nhất trong hội nghị Uỷ ban Tư vấn là nhà văn Khái Hưng. Khái Hưng hoàn toàn phản đối những ý kiến thiên vị Việt Minh, và cùng với những đồng chí khác, Khái 

Hưng muốn hội nghị đi đến chỗ lập “Uỷ Ban Cứu Quốc”.

Tiếng rằng hội nghị Uỷ ban Tư vấn Bắc Kỳ, nhưng trong đó, có một số cán bộ Việt Minh len lỏi vào, vì thế, không khí hội nghị có nhiều lúc trở nên căng thẳng, biến thành cuộc tranh luận tay đôi giữa Việt Minh và những 

phần tử quốc gia.

Tuy hội nghị diễn tiến một cách bất lợi cho Việt Minh, họ bèn dùng chính sách khủng bố tinh thần, bằng cách tổ chức một cuộc biểu tình gần trụ sở hội Khai Trí Tiến Đức, cho nổ mấy phát súng thị uy và hô khẩu hiệu.

Nghe súng nổ, các đại biểu tham dự hội nghị Uỷ ban Tư vấn mất bình tĩnh; một số gan lỳ ngồi lại tại chỗ, nhưng cũng có một số tìm cách rút lui, bởi thế, hội nghị phải tạm giải tán.

Sáng 18-8-1945, do sự cổ võ của những phần tử quốc gia, hội nghị Uỷ ban Tư vấn lại tái nhóm, nhưng trong khi đang hăng say thảo luận thì có tin Việt Minh đã chiếm toà soạn báo TIN MỚI, Khâm sai Phan Kế Toại đã 

từ chức, và Việt Minh đã ra tuyên bố cướp chính quyền.

Song song với hội nghị Uỷ ban Tư vấn Bắc Kỳ, các đoàn thể quốc gia còn tổ chức một cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội vào chiều ngày 17-8-1945, thu hút khoảng 20 ngàn người. Cuộc mít tinh đông đảo này chứng tỏ 

lực lượng quốc gia ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội cũng mạnh lắm, nhưng vì thiếu lãnh đạo, thiếu tổ chức và nhất là không có vũ khí trong tay, nên đến phút chót, bị Việt Minh phỗng mất.

Nguyên Việt Minh đã lén lút cho đội tuyên truyền võ trang xung phong của họ trà trộn vào đám đông biểu tình. Đội này tìm cách sát tới diễn đàn rồi bất thấn nhảy lên, chĩa súng vào các nhân viên trong ban tổ chức, dồn họ 

vào một góc, chiếm lấy máy phóng thanh, điều khiển đám đông quần chúng tham dự mít tinh theo ý riêng của họ.

Dưới áp lực của nhiều mũi súng trường trong tay đội võ trang tuyên truyền Việt Minh, đám quần chúng vô tội bị điều động tuần hành tới phủ Khâm sai Phan Kế Toại và hội quán Hội Khai Trí Tiến Đức, làm áp lực với Hội 

Nghị Tư vấn.

Đây là cuộc khủng bố công khai đầu tiên của Việt Minh đối với các phần tử quốc gia, diễn ra ngay giữa Hà Nội, khiến từ đó, cuộc xích mích kéo dài và càng ngày càng trở nên trầm trọng.

Cuộc đàn áp khủng bố đám biểu tình của các phần tử quốc gia chiều 17-8-1945 thành công càng hối thúc Việt Minh tiến hành nhanh chóng công tác cướp chính quyền.

Tối 17-8-1945, Uỷ ban Khởi nghĩa Hà Nội họp ở ngoại ô Cầu Giấy quyết định dùng võ lực khủng bố đàn áp tinh thần quần chúng và những phần tử chống đối. Với quyết định này, võ khí giấu ở các khu vực chung quanh 

Hà Nội được bí mật chuyển vào thủ đô, phân phát cho đội tuyên truyền xung phong và dân quân tự vệ.

Lúc này, Việt Minh đưa ra quyết định dứt khoát hẳn hòi; chỉ khủng bố các phần tử đối lập quốc gia, và coi họ là kẻ thù trước mắt, tuyệt đối không chủ trương đánh Nhật như trước kia.

Kỳ thật, Việt Minh muốn đánh Nhật lúc này cũng không có lực lượng, vì Nhật tuy đầu hàng Đồng minh nhưng toàn bộ vũ khí vẫn còn nguyên vẹn trong tay, Việt Minh trêu vào họ là tự sát.

Việt Minh lại thừa biết với địa vị một nước bại trận, nhất định quân đội Nhật ở Đông Dương không dám dùng vũ lực đàn áp quần chúng Việt Nam nổi lên cướp chính quyền, vì hành động như vậy là gây thêm căm thù, và sẽ 

bị trả thù khi võ khí đã bị tước hết.

Vì nhận định đó, Việt Minh thảo rất nhiều truyền đơn bằng tiếng Nhật, nói rõ cho quân đội Nhật biết họ không có gì phải sợ hãi, vì họ đã bại trận, muốn họ đứng ngoài cuộc, không mảy may can thiệp vào chuyện chính trị 

nội bộ Việt Nam.

Qua nhiều cuộc thảo luận bí mật, Việt Minh đã biết chắc thái độ của Nhật bất can thiệp vào cuộc khởi cướp chính quyền, nên giờ phút này, họ phải ra tay nhanh chóng, sợ để chần chừ, khi đạo quân Lư Hán kéo vào Việt 

Nam thì xôi hỏng bỏng không, bị loại ra khỏi guồng máy chính trị mới.

Về phía chính quyền Trần Trọng Kim thì chẳng có chuyện gì đáng quan ngại, vì Khâm sai Phan Kế Toại đã từ chức tối 17-8-1945, trao quốc ấn cho Uỷ ban Chính trị do bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ làm Chủ tịch và ông 

Hoàng Xuân Hãn làm Uỷ Viên.

Ngày 18-8-1945, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ và giáo sư Hoàng Xuân Hãn đưa đề nghị với Việt Minh chưa nên cướp chính quyền vội vàng, hãy chờ Uỷ ban lấy hết các vũ khí trong tay quân đội Nhật, nhưng Việt Minh 

không chấp thuận và đòi bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ phải từ chức.

Chính quyền trong tay bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ là chính quyền do Khâm sai Phan Kế Toại giao lại, với tư cách là Uỷ ban chính trị do đại hội bất thường Uỷ ban Tư vấn Bắc Bộ họp tại hội quán Hội Khai Trí Tiến Đức bầu 

ra. Như vậy có thể nói trước cuộc Tổng khởi nghĩa của Việt Minh, chính quyền tại Hà Nội đã lọt vào tay các chiến sĩ quốc gia chống Cộng.

Ngày 18-8-1945, Lê Trọng Nghĩa, đại diện Việt Minh vào Bắc Bộ phủ yêu cầu bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ từ chức và trao chính quyền lại cho họ, nhưng bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cùng những nhân viên khác trong Uỷ ban 

Chính trị nhất định không chịu.

Trước sự việc giằng co như vậy, sáng 19-8-1945, Việt Minh liền huy động một số lớn đồng bào nội ô và ngoại ô biểu tình trước quảng trường Nhà hát lớn, trương nhiều biểu ngữ và cờ đỏ sao vàng. Dẫn đầu đoàn biểu tình 

là đội tuyên truyền xung phong với 40 khẩu súng đủ loại. Số súng này một phần tước được của quân đội Pháp nhân cuộc đảo chính của Nhật hôm 9-3-1945, và phần khác vừa mới cướp của Nhật trong mấy ngày lộn xộn 

vừa qua.

Với 40 khẩu súng, đánh Nhật thì không thể, nhưng lại dư sức thị uy với quần chúng và những phần tử quốc gia đối lập; và để tăng thêm thanh thế, Việt Minh còn võ trang cho một số người tham gia biểu tình những thứ khí 

giới thô sơ như dao găm, mã tấu, cán bộ Việt Minh như Nguyễn Huy Khôi, Lê Trọng Nghĩa lớn tiếng đe doạ và hô quần chúng tiền lên cướp chính quyền.

12 giờ trưa 19-8-1945, đoàn biểu tình biến thánh tuần hành thị uy, chia làm nhiều toán, một toán tới Bắc Bộ phủ, leo hàng rào nhảy, vì các cửa sắt đều đóng kín, tước vũ khí của khoảng 50 lính Bảo An có phận sự canh 

gác tại đây.

Toàn thứ hai kéo vào dinh Khâm Sai, tức toà Thống Sứ cũ, dùng võ lực buộc bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ và các nhân viên trong Uỷ ban chính trị trao trả chính quyền.

Toán thứ ba kéo tới chiếm toà Thị chính, Thị trưởng Trần Văn Lai bằng lòng từ chức ngay.

Các toán khác, toán thì tới trụ sở cảnh sát trung ương Hà Nội, toán thì kéo xuống chiếm trại lính Bảo An, buộc viên đại uý chỉ huy ở đây mở cửa kho để họ tràn vào cướp hết vũ khí.

Trong khi đoàn tuần hành kéo đi khắp thành phố như vậy thì đội võ trang Việt Minh thỉnh thoảng lại bắn súng thị uy, làm cho những kẻ yếu bóng vía mất tinh thần, và tạo cho thủ đô bầu không khí khấn trương.

Nói chung, các toán Việt Minh kéo tới đâu cũng chẳng gặp một trục trặc nào, và giành chính quyền một cách dễ dàng như lấy đồ chơi trong túi, chỉ khi kéo tới trại lính Bảo An, vừa tước xong vũ khí thì quân đội Nhật ập 

đến, với 4 xe tăng trí súng đại liên chặn 4 góc đường, và mỗi khu phố có thêm một toán lính Nhật võ trang đầy đủ canh gác.

Sau khi đã bố trí bên ngoài xong xuôi, quân Nhật liền kéo một đại đội vào trại lính Bảo An, đặt hai khẩu súng máy giữa sân, còn binh sĩ thì súng gắn lưỡi lê, ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Sứ hiện diện bất ngờ của quân đội Nhật làm hàng ngũ Việt Minh lúng túng, và mọi người đều tưởng thế nào cuộc xung đột cũng xảy ra, nhưng may thay, sau hơn 4 giờ dàn xếp, mọi sự tạm êm và quân đội Nhật rút lui.

Nguyên quân đội Nhật hay tin Việt Minh đã kéo tới trại lính Bảo An cướp hết vũ khí, họ liền sợ số vũ khí sẽ quay lại bắn giết họ, nên Bộ tư lệnh Quân đội Nhật phái một chi đội thiết giáp và một số đơn vị bộ binh tới thu 

hồi.

Hiểu rõ lý do sự xuất hiện của quân đội Nhật, đại diện Việt Minh liền cấp tốc tới Bộ tư lệnh Nhật giải thích và bảo đảm rằng họ sẽ không động chạm tới một sợi lông chân quân đội Nhật, nếu Nhật chịu ở yên, không can 

thiệp vào chuyện chính trị nội bộ của Việt Nam trong lúc này.

Khi thu thập và đúc kết những tài liệu liên quan tới tình hình chính trị Việt Nam hồi tháng 8-1945, người ta nhận thấy hễ chỗ nào có cơ sở của các đảng phái quốc gia là ở đó Việt Minh lo chuẩn bị cướp chính quyền trước 

tiên, chẳng hạn cuộc cướp chính quyền ở Thái Nguyên và ở Hà Nội vừa tường thuật.

Cuộc khởi nghĩa tại Yên Bái cũng xảy ra trong cùng một mục đích, nghĩa là vừa cướp chính quyền, vừa tiêu diệt các chiến sĩ cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng, vì ở đây, Quốc dân Đảng có nhiều hạ tầng cơ sở nhờ 

những hoạt động cách mạng liên tục từ 1927.

Có thể nói Yên Bái là nơi Việt Minh cướp chính quyền sớm nhất, vì ngay từ ngày 5-7-1945 (hơn một tháng trước ngày quân Nhật đầu hàng Đồng minh), các lực lượng võ trang Việt Minh đã tập kích một số đồn binh Nhật 

và tước võ khí các toán lính Bảo An của chính quyền Trần Trọng Kim.

Sau Yên Bái, Thái Nguyên, các tỉnh miền thượng du Bắc phần, dọc biên giới Việt - Hoa cũng bị Việt Minh lừa thế cướp chính quyền một cách tương tự; vì vậy, khi các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng theo đạo quân 

Lư Hán trở về thì mọi sự đã xong xuôi.

Tại miền Nam Trung phần, nhất là hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi, nơi Quốc Dân Đảng có những cơ sở vững chắc và là nơi quần chúng có tinh thần đấu tranh cách mạng rất cao, nhờ truyến thống từ thời phong trào Cần 

Vương lưu lại, Việt Minh ra tay nhanh không kém, vì họ sợ nếu chần chừ, sẽ không đương đầu nổi với các chiến sĩ cách mạng có tinh thần quốc gia.

Nhin chung khắp toàn quốc, chỉ có ở Huế và Sài gòn là Việt Minh cướp chính quyền chậm nhất, vì ở Huế là kinh đô triều Nguyễn, còn có vua Bảo Đại đang tại vị; và ở Sài gòn thì nào các giáo phái, nào phong trào học 

sinh - sinh viên - thanh niên không có xu hướng theo Cộng sản, nào Đệ tứ quốc tế v.v… nên Việt Minh không dễ gì ra tay.

Tại Huế, ngày 22-8-1945, Việt Minh mới lập xong Uỷ ban Khởi nghĩa do Tôn Qang Phiệt làm chủ tịch, và đến 22-8-1945, Uỷ ban này họp quyết định giành chính quyền vào ngày 23-8.

Sáng 23-8-1945, Uỷ ban Khởi nghĩa Huế gởi thư cho Hoàng đế Bảo Đại, báo tin công việc cướp chính quyền, đồng thời hứa bảo đảm tính mệnh cùng tài sản cho nhà vua. Bảo Đại không chính thức trả lời văn thư này, 

nhưng phái người ra thông báo rằng sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện.

12 giờ 30 cùng ngày, một toán Việt Minh võ trang súng lục, cải trang thành vị quan lại với khăn đóng áo dài the, dùng xe hơi tới tư dinh Phạm Quỳnh. Tới nơi, họ rút súng ra, buộc họ Phạm lên xe rồi cho đi mất tích.

Một toán Việt Minh khác kéo tới tư thất ông Ngô Đình Khôi, anh ruột cố tổng thống Ngô Đình Diệm, dùng võ lực bắt ông và người còn trai duy nhất là Ngô Đình Huân dẫn đi. Tất cả ba người này sau đó đều bị Việt Minh 

thủ tiêu và vùi xác tại một vùng cách xa thành phố Huế mấy chục cây số.

Riêng thủ tướng Trần Trọng Kim thì chạy sang tá túc bên toà Khâm Sứ, dưới sự che chở của binh lính Nhật, nhưng qua ngày 24-8-1945 thì ông ra khỏi nơi đây vào lúc 14 giờ.

Các vị Tổng trưởng, Bộ trưởng khác trong Nội các Trần Trọng Kim, kẻ thì không có mặt ở Huế lúc bấy giờ, người thì ngoan ngoãn giao công sở lại cho Việt Minh, trong số có Phan Anh và Vũ Văn Hiền.

Trong ngày 23-8-1945, vua Bảo Đại vừa nhận được thư của Uỷ ban Khởi nghĩa Việt Minh ở Huế, vừa nhận được điện văn của Uỷ ban cách mạng Bắc Bộ từ Hà Nội gửi vào yêu cầu thoái vị.

2 giờ chiều ngày 24-8-1945, vua Bảo Đại đánh điện ra Hà Nội cho Chính phủ lâm thời Việt Minh, xác nhận việc thoái vị và yêu cầu cử đại diện vào nhận lãnh quyền hành.

Ngày 26-8-1945, Việt Minh họp tại Hà Nội quyết định cử một phái đoàn vào Huế. Phái đoàn gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận và do Trần Huy Liệu làm trưởng phái đoàn.

Ngày 27-8-1945, phái đoàn này rời Hà Nội vào Huế, và chiều ngày 29-8-1945, Bảo Đại tiếp kiến phái đoàn tại điện Kiến Trung, chấp nhận nghi lễ thoái vị do Việt Minh đưa ra.

Chiều 30-8-1945, lễ thoái vị của vua Bảo Đại chính thức được cử hành tại cửa Ngọ Môn một cách trịnh trọng, vua Bảo Đại mặc đại trào đứng đợi sẵn và đọc chiếu thoái vị.

Vua Bảo Đại bằng một giọng trầm buồn đọc chiếu thoái vị giữa sự hân hoan của đoàn đại biểu Việt Minh và giữa dự nức nở trong tim của những người thuộc Hoàng tộc.

Sau lễ thoái vị, Trần Huy Liệu đứng ra nói mấy lời rồi giơ tay nhận chiếc ấn vàng cùng thanh kiếm vàng giát ngọc do Bảo Đại trao cho.

Cuộc khởi nghĩa mùa Thu năm Ất Dậu là do công lao của toàn dân, nhờ lòng yêu nước thúc đẩy. Nhưng trước ngày khởi nghĩa bùng nổ, Việt Minh đã hội họp bí mật tại chiến khu Việt Bắc, cử ra chính phủ lâm thời, không 

dành một ghế nào cho đoàn thể cách mạng khác từng góp phần xương máu trong việc đấu tranh chống thực dân, giành độc lập cho nước nhà.

Chính phủ lâm thời do Việt Minh thành lập gồm 14 nhân vật, được gọi là “Nội các Thống nhất quốc gia”, nhưng bao nhiêu Bộ quan yếu như Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính v.v… thì cán bộ nòng cốt cao cấp Việt Minh 

nắm, chỉ có cụ Ưng Hoè Nguyễn Văn Tố được mời giữ Bộ Cứu tế xã hội và ông Nguyên Văn Xuân, bộ trưởng không giữ Bộ nào.

Trong Quốc hội Lập hiến đầu tiên cũng vậy. Hầu hết các đại biểu đều là người của Việt Minh, họ chỉ dành một số ghế tối thiểu cho vài nhân sĩ tên tuổi để làm cảnh bề ngoài; vì thế, cuộc tranh cướp sau này càng trở nên ác 

liệt hơn.

Đa số quần chúng Việt Nam hồi bấy giờ chưa hiểu Việt Minh là gì, nhưng khi thấy lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện, họ mang máng biết đó là Cộng sản.

Riêng đối vì các đảng phái quốc gia, nhờ hoạt động cách mạng chung với nhau từ hồi còn bí mật, ở trong nước cũng như ở ngoại quốc, nên họ hiểu rất rõ Việt Minh, và sớm nhận thức rằng cần phải ngăn chặn, không để 

Việt Minh reo rắc chủ nghĩa cộng sản trên dân tộc Việt Nam.

Vì xung khắc về chủ nghĩa như vậy, nên tình hình chính trị Việt Nam hồi bấy giờ thật hỗn loạn, nhất là thủ đô Hà Nội và những tỉnh mà lực lượng hai bên nghiêng ngửa nhau như Quảng Nam, Quảng Ngãi và ở dọc biên giới 

Việt - Hoa.

Cuộc tranh cướp càng trở nên sôi nổi khi đạo quân 200 ngàn người của tướng Lư Hán tràn vào Việt Nam, dồn Việt Minh vào thế phải nhượng bộ ít nhiều, vừa để lấy lòng các phe phái quốc gia, vừa đánh lạc hướng các 

nước Đồng minh, nhất là Hoa Kỳ.

Một trong những nhượng bộ đáng kể của Việt Minh hồi bấy giờ là Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán hôm 11-11-1945; tiếp đến, mở rộng chính phủ và Quốc hội cho các đảng phái quốc gia tham dự.

Vì Chính phủ, họ mời cụ Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch nhà nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng nắm Bộ Nội vụ thay Võ Nguyên Giáp, ông Nguyên Tường Tam điều khiển Bộ ngoại giao vốn do Hồ Chí Minh kiêm 

nhiệm trước đây.

Về Quốc hội, Việt Minh đặc cách dành một số ghế cho đại biểu các đảng phái, khỏi phải bầu. Đồng thời, họ mời Cựu Hoàng Bảo Đại và Đức cha Lê Hữu Từ làm Cố vấn tối cao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy được chia một số ghế trong Nội các và trong Quốc hội, nhưng những cuộc tranh cướp vẫn xảy ra, lúc ngấm ngầm, lúc công khai, và phía quốc gia vẫn bị chèn ép đủ điều, ngay cái chuyện Quốc hội họp, các đại biểu 

phe quốc gia đòi thay lá cờ đỏ sao vàng bằng một lá cờ khác làm quốc kỳ cho nước Việt Nam cũng không thành công, vì Hồ Chí Minh viện lẽ rằng lá cờ đó đã thấm máu bao nhiêu chiến sĩ. Không đổi được màu sắc lá 

quốc kỳ thì mầm mống tranh cướp vẫn còn, và đó là một trong những nguyên nhân đưa đến chiến tranh Việt Nam.

Chương 1 (3)

NGOẠI GIAO.

Ngoài những khó khăn chính trị, khó khăn ngoại giao cũng là một vấn đề đáng kể.

Trên danh nghĩa Chính phủ Việt Minh đưa ra Tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945, và tuyên bố Việt Nam là một nước độc lập, dân chủ cộng hoà, nhưng thực tế, không có một nước nào trên thế giới công nhận chính phủ 

đó, kể cả Nga sô.

Vì thế, trong chính phủ lâm thời lúc đầu, Hồ Chí Minh làm chủ tịch kiêm cả Ngoại giao, và sau đó bộ này được giao cho ông Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh) nhưng chẳng biết ngoại giao với ai ngoài Bộ tư lệnh 

Nhật trong những ngày khởi nghĩa, và sau đó với tướng Lư Hán, tư lệnh đạo quân Trung Hoa Quốc gia.

Ngoại giao với Nhật vỏn vẻn gồm 2 vấn đề chính: Thứ nhất, yêu cầu binh sĩ Nhật đứng ngoài cuộc tranh cướp giữa Việt Minh và các đảng phái quốc gia, đừng xen vào chuyện chính trị nội bộ Việt Nam. Thứ hai, yêu cầu 

quân đội Nhật trao hết vũ khí cho Việt Minh.

Điều kiện thứ nhất thì quân đội Nhật đã bằng lòng, nhờ thế mà Việt Minh được chính quyền dễ dàng ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác, vì nếu Nhật không bằng lòng, quyết ra tay ngăn cản để chờ Đồng minh tiến vào thì thử hỏi 

cục diện Việt Nam bây giờ sẽ ra sao?

Điều kiện thứ hai. Nhật không chấp nhận, viện lẽ đã được lệnh giữ vẹn toàn bộ vũ khí để trao lại cho Đồng minh. Dầu vậy, tại một vài nơi như Quảng Ngãi, Tuyên Quang, Yên Bái v.v… Việt Minh cũng đột kích lấy được ít 

nhiều, đủ dùng để thị uy với quần chúng trong những ngày khởi nghĩa.

Đối với tướng Lư Hán, vì không phải là quân đội một nước bại trận như Nhật, lại thêm được sự uỷ quyền của Đồng minh theo hiệp ước Postdam, có nhiệm vụ tiến vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật, nên chính phủ Việt 

Minh không có tư cách gì để đưa yêu sách.

Hơn thế, đạo quân của tướng Lư Hán lại là những đơn vị chính qui trong quân đội Trung Hoa Quốc gia - một nước từng giúp đỡ cách mạng Việt Nam rất nhiều và đang lo tiêu diệt Cộng sản, nên vấn đề ngoại giao giữa Việt 

Minh với tướng Lư Hán thật là khó khăn và tế nhị, vì Việt Minh cũng là Cộng sản.

Trong vấn đề này, Việt Minh chỉ còn một cách là mơn trớn vuốt ve, dùng vàng bạc, châu báu, gái đẹp, thuốc phiện, lấy lòng được chừng nào hay chừng ấy.

Vấn đề ngoại giao giữa chính phủ Việt Minh và tướng Lư Hán cũng gồm hai việc chính: thứ nhất làm sao để các tướng tá Trung Hoa Quốc gia cho yên thân và tự do củng cố chính quyền ngay giữa thủ đô, vừa mới thành 

lập đang quá yếu ớt, còn ở các tỉnh Việt Bắc, Quốc dân Đảng muốn làm gì thì làm, sau này sẽ hay.

Hồi này, giữa thủ đô Hà Nội, tướng Lư Hán như một ông vua, hay như một quan Thái thú đời xưa - một Tôn Sĩ Nghị với 200 nghìn binh sĩ trong tay, giả sử ông ta phẫn nộ, thét lên một tiếng thì chắc chính quyền Việt Minh 

sẽ gặp chuyện chẳng lành.

Tướng Lư Hán làm vua đã đành, binh sĩ thuộc quyền ông ta cũng là chúa nữa. Suốt một dãy từ vĩ tuyến 16 trở ra, họ chia nhau chiếm đóng các thành phố, canh gác các trục lộ giao thông trọng yếu chặn ở mỗi đàu cầu, các 

bến phà, khám xét tất cả mọi người qua lại, nhất là những đoàn xe chở hàng. Họ hạch sách, cướp bóc người dân Việt Nam, hãm hiếp đàn bà con gái; tung tiền Quan Kim, Quốc Tệ mua bán bừa bãi phá hoại nền tài chính 

Việt Nam. Tất cả những cảnh đó diễn ra hàng ngày trước mắt mà chính quyền Việt Minh chẳng dám can thiệp.

Thứ hai, Việt Minh muốn tìm cách tách rời các cán bộ Quốc dân Đảng ra khỏi vòng thế lực của tướng Lư Hán, mong tướng Lư Hán đừng ngấm ngầm giúp đỡ những thành phần chống đối này.

Cũng nhờ thế lực của tướng Lư Hán mà trong những ngày lưu lại Hà Nội, làm cố vấn tối cao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cựu Hoàng Bảo Đại vẫn có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân vật quốc gia để bàn thảo kế hoạch tương 

lai, có khi cũng liên lạc với các nước bên ngoài nữa.

Hồi này, nhiều nhân vật quốc gia đã đưa ra ý kiến mời cố vấn Vĩnh Thuỵ trở lại nắm chính quyền thay thế Hồ Chí Minh, và trước tư dinh của Cựu Hoàng phố Hàng Cỏ đã xảy ra vài cuộc biểu tình để ủng hộ đề nghị trên.

Trước tình thế đó chính phủ Việt Minh càng phải hoạt động ngoại giao ráo riết với Trung Hoa quốc gia qua tướng Lư Hán, và việc Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán ngày 11-11-1945, một phần cũng nằm 

trong chính sách ngoại giao đó.

Dù vậy, chính phủ Việt Minh cũng không thể giữ nổi công dân Vĩnh Thuỵ ở lại trong nước, vì một đêm nọ, ông ta được binh sĩ của tướng Lư Hán che chở hộ tống ra phi trường Gia Lâm phía bên kia cầu Long Biên, nơi đây 

có một chiếc phi cơ đặc biệt chờ sẵn, chở cựu Hoàng qua Côn Minh để năm 1949, giải pháp Bảo Đại thành hình.

Dầu sao thì chính phủ Việt Minh cũng đã thành công phần nào trong việc ngoại giao với quân đội Nhật và với quân đội của tướng Lư Hán, nhưng những thành công này chỉ đem lại thiệt hại cho phe quốc gia, và đó cũng là 

một trong các nguyên nhân dẫn tới chiến tranh Việt Nam hiện nay.

Ngoài việc ngoại giao với quân đội Nhật và với quân đội của tướng Lư Hán, Chính phủ Việt Minh còn một công tác ngoại giao khác quan trọng hơn, liên hệ tới Hoa Kỳ. Đó là việc làm sao để Hoa Kỳ tin họ không phải là 

Cộng sản, không có ý định thiết lập một chính quyền Cộng sản trên lãnh thổ Việt Nam, hầu Hoa Kỳ viện trợ tiền bạc, vũ khí và nhất là dùng ảnh hưởng ngăn chặn Pháp trong mưu đồ trở lại tái chiếm Đông Dương.

Hồ sơ tối mật của Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ tiết lộ hồi 1971, được một số báo chĩ Mỹ đăng tải cho biết từ cuối 1945 đến đầu 1946, Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi thư cho Chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu can thiệp để chống lại việc 

Pháp muốn phục hồi quyền cai trị Đông Dương và xin cho Việt Nam được tự trị dưới sự bao trợ của người Mỹ giống như Phi Luật Tân sau năm 1934.

Mặt khác, vẫn theo tài liệu mật của Ngũ Giác Đà thì năm 1944, trung tá Lucien Conein, một trong những tay hoạt động lanh lợi và kinh nghiệm nhất của cơ quan Trung ương tình báo Hoa Kỳ (CIA), đã nhảy dù xuống chiến 

khu Việt Bắc, giúp Việt Minh tổ chức du kích kháng chiến chống Nhật. Chỗ viên trung tá Mỹ Lucien Conein nhảy xuống là chiến khu Đình Cả.

Một tài liệu của Việt Minh nói về “Lịch sử cách mạng cận đại” tiết lộ rằng vào khoảng tháng 7-1944, nổ ra cuộc vũ trang khởi nghĩa Vũ Nhai - Đình Cả do một chủ trương sai lầm của đảng bộ địa phương.

Ngày 28 tháng 9 năm 1944, Đình Cả - Vũ Nhai lại tuần hành thị uy, hưởng ứng lệnh khởi nghĩa của đảng bộ địa phương, và quân du kích Việt Minh giao chiến nhiều trận với Nhật.

Nhận được tin Đình Cả - Vũ Nhai khởi nghĩa, Trung ương Đảng cộng sản đã nhận định và ra lệnh phải đình chỉ ngay các cuộc võ trang chiến đấu, và phải tức tốc rút lui khéo léo.

Không biết viên trung tá tình báo Hoa Kỳ Lucien Conein có liên quan gì tới cuộc võ trang khởi nghĩa này không, chỉ biết rằng sau này, vào năm 1963, ông ta lại nhúng tay vào cuộc đảo chính 1-11-1963, lật đổ chế độ Ngô 

Đình Diệm, và ngày nay, thình thoảng người ta lại thấy ông ta xuất hiện ở Sài gòn, không biết vì nhiệm vụ bí mật gì.

Tiếc rằng cả hai tài liệu không hề nói tới quyết định nào của Chính phủ Hoa Kỳ lúc bấy giờ về lời yêu cầu của Hồ Chí Minh, nhưng căn cứ vào những diễn biến sau đó thì Hoa Kỳ đã giúp Pháp trở lại Đông Dương rồi lại tìm 

cách hất cẳng Pháp.

Việc chính phủ Việt Minh bị cô lập ngoại giao trong những năm sau là việc đương nhiên, không có gì là khó hiểu.

Trước hết, trận Đệ Nhị Thế Chiến đã tàn phá và gây thiệt hại nặng nề cho hầu hết các quốc gia, nhất là những quốc gia châu Âu thì lại càng bị thiệt hại kinh khủng hơn. Khi trận thế chiến kết thúc, nội bộ các nước lại rối bời, 

nên việc ổn đinh tình hình, tái thiết xứ sở là điều quan yếu.

Thứ đến sau Đệ nhị thế chiến, thế lực Mỹ -Nga bao trùm cả 5 châu, hai nước trở thành hai siêu cường, lãnh đạo khối Cộng sản và khối Tự do, nên không quốc gia nào có thể tự ý vạch một đường lối ngoại giao riêng rẽ, 

mà cần phải phù hợp với chính sách đối ngoại chung của Mỹ hoặc Nga.

Riêng đối với Việt Nam, là vì xứ thuộc địa cũ của Pháp, mà Pháp lúc bấy giờ vừa được Đồng minh giải phóng xong thì tại xứ Congo Brazaville, tướng De Gaulle đã vội vã lên tiếng về một chính sách mới đối với thuộc địa, 

nên thế giới, nếu có biết tới Việt Nam thì cũng chỉ biết qua nước Pháp.

Về phần các nước Cộng sản, lúc bấy giờ, ngoài Nga sô, chưa một quốc gia nào chủ nghĩa này thành hình một cách rõ rệt, kể cả Trung Cộng, nên Chính phủ Hồ Chí Minh bị lẻ loi.

Đằng khác, Chính phủ Hồ Chí Minh chỉ đóng đô ở Hà Nội không đầy một năm, sau đó phải chạy vào chiến khu Việt Bắc vì chiến tranh Việt- Pháp, và qua năm 1949, khi Hiệp định Vịnh Hạ Long ra đời do sự ký kết giữa 

Bảo Đại với Pháp thì chính phủ Hồ Chí Minh gần như mất hết danh nghĩa đối với khối Tự do.

Mãi tới cuối 1949 khi Cộng sản Trung Hoa thôn tính lục địa, Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và chủ nghĩa Cộng sản cũng đã ngự trị tại nhiều quốc gia Đông Âu, lúc 

bấy giờ, chính phủ Hồ Chí Minh được khối anh em xã hội chủ nghĩa nhìn nhận.

Quốc gia Cộng sản đầu tiên nhìn nhận chính phủ Hồ Chí Minh là Trung Cộng (ngày 15-1-1950), tiếp đến là Nga sô ngày 30-1-1950; Triều Tiên ngày 31-1-1950; Tiệp Khắc, Lỗ Mã Ni ngày 3-2-1950; Ba Lan - Hung gia 

Lợi ngày 4-2-1950; Bulgarie ngày 5-2-1950; và Albanie ngày 13-3-1950.

Chương 1 (4)

QUÂN SỰ.

Những tài liệu về lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam cho thấy từ năm 1940, lợi dụng dịp quân đội Nhật kéo vào Đông Dương, Việt Minh đã tổ chức lực lượng võ trang rồi sau đó biến thành “Quân Đội Giải Phóng”.

Ngày 22-9-1940, Nhật dùng áp lực buộc Toàn quyền Decoux phải ký hiệp ước cho quân đội Nhật vào chiếm đóng Đông Dương, xử dụng đường sắt Hà Nội - Vân Nam và xử dụng các phi trường, thì ngày 28-9-1940, 

tại Bắc Sơn, Việt Minh đã lùa dân chúng vào một số đồn binh Pháp để tước vũ khí.

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, bị quân Pháp đàn áp dữ dội, các phần tử Việt Minh phải tản mát lén lút, phân chia thành từng toán dăm ba người, sau họp lại tại chiến khu Cao - Bắc - Lạng.

Trong những năm 1941 - 1943, chiến khu Cao-Bắc-Lạng là căn cứ địa Việt Minh, Nguyễn Ái Quốc cũng thường xuyên xuất hiện nơi đây với Võ Nguyên Giáp Giáp và nhiều đảng viên cao cấp khác.

Tuy bên chính quốc, Pháp đã đầu hàng Đức, nhưng bên Đông Dương, lực lượng của họ chưa suy suyển gì, nên những cuộc nổi dậy của Việt Minh đều bị Pháp dập tắt trong trứng nước.

Trước tình thế đó, Việt Minh bèn cứ đại biểu sang châu Âu bắt liên lac với tướng De Gaulle và nêu lên những điều kiện hợp tác:

1. Vận động đình chỉ thu thuế bằng thóc của nhân dân Việt Nam.

2. Vận động phóng thích tù chính trị.

3. Trao vũ khí cho Việt Minh để đánh Nhật.

Trong 3 điều kiện trên, tướng De Gaulle chỉ nhận hai điều kiện đầu, còn việc Việt Minh xin cấp vũ khí thì bác bỏ.

Nhờ cuộc vận động này mà khoảng năm 1944, có 150 tù chính trị Việt Minh bị Pháp bắt giam tại Hà Nội được phóng thích cũng một lúc, và vài chục người khác ở Hoà Bình. Còn việc thu thuế thóc thì hình như vì sự ép 

buộc của quân đội Nhật, hoặc vì chính Pháp cũng muốn tích trữ thực phẩm để kháng Nhật nên sau đó việc thu thóc tạ vẫn tiến hành), và đó là nguyên nhân chính đưa tới nạn đói năm Ất Dậu 1945, giết hại khoảng 2 triệu 

dân Việt Nam từ Trung ra Bắc.

Đề nghị hợp tác giữa Pháp và Việt Minh, tuy không mang lại kết quả tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam nhưng vẫn mang lại ít nhiều cho Việt Minh, vì nhờ đó mà họ bớt bị thực dân Pháp đàn áp, có được một thời gian thong 

dong, củng cố chiến khu Việt Bắc thêm vững chắc.

Nhờ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cướp được ít nhiều vũ khí và nhất là nhờ sau này tuyên bố đứng về phe Đồng minh kháng Nhật nên Việt Minh nhận thêm được một số vũ khí của nước ngoài gửi giúp , cũng vì việc viên sĩ 

quan tình báo Hoa Kỳ nhảy dù xuống chiến khu Đình Cả, bắt tay với Việt Minh trong việc tổ chức và huấn luyện dân quân, du kích, nên đến tháng chạp 1944, trong rừng già Hoàng Hoa Thám (huyện Nguyên Bình, Cao 

Bằng) Võ Nguyên Giáp chính thức tuyên bố thành lập đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” với 34 đội viên và một ít vũ khí thô sơ.

Đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” của Việt Minh lúc bấy giờ có tổ chức vài vụ phục kích, đột kích lẻ tẻ vào các tóan tuần tiễu Nhật nhằm chứng minh với Đồng minh mục đích thực sự của nó, nhưng kỳ tình, việc 

thành lập đội quân võ trang này là cốt nhắm cướp chính quyền khi nào thời cơ thuận lợi, và nhằm để thị uy với các phần tử cách mạng quốc gia.

Đêm 9-3-1945, lợi dụng vụ quân đội Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Việt Minh đã chặn bắt các ngả đường rút lui của Pháp ở Cao - Bắc - Lạng và tước hết những vũ khí của quân Pháp chạy thoát ra người đồn.

Đến tháng 8-1945, nhờ những tin tức do Liên Sô thông báo nên Việt Minh biết chắc thế nào Nhật cũng thua, Đồng minh cũng thắng; nhất là khi nghe Liên Sô tuyên bố huỷ bỏ hiệp ước Nga - Nhật và đánh tan đạo quân 

Quan Đông tinh nhuệ nhất của Nhật ở Mãn Châu thì Việt Minh lại càng ráo riết hoạt động về mặt võ trang, phục kích - đột kích các đồn binh lẻ tẻ của Nhật, thu thập thêm được một số khí giới.

Trong những ngày khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh miền thượng du Bắc Việt, Việt Minh đã có một đội võ trang tuyên truyền xung phong, đủ sức thị uy với quần chúng.

Như vậy, nhưng khó khăn lúc đầu, tuy chồng chất, nhưng Việt Minh đã khéo biết khai thác lợi dụng, nên cuối cũng vượt; qua, củng cỗ vững mạnh chính quyền, và loại trừ các phần tử quốc gia đối lập.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 2.

Cuộc tranh chấp cục bộ đưa tới chiến tranh Việt Nam hiện nay, trước tiên phát sinh từ chỗ những người cùng làm cách mạng chống thực dân Pháp với nhau, nhưng lại bất đồng chính kiến, bất đồng quan điểm, bất đồng lập 

trường và phương cách hoạt động.

Sau đó, vì tiêm nhiễm trào lưu tư tưởng mới châu Âu và chịu ảnh hưởng cuộc cách mạng dân tộc Tân Hợi 1911 ở Trung Hoa do Tôn Dật Tiên lãnh đạo, cùng cuộc Cách mạng vô sản tháng Mười năm 1917 ở Nga Sô, nên 

phát sinh thêm sự bất đồng chủ nghĩa.

Đọc những tài liệu liên quan tới công cuộc cận động cách mạng Việt Nam từ ngày Pháp chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ rồi ép buộc triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước nhận sự đô hộ, người ta thấy thoạt đầu, vì lòng 

yêu nước thúc đẩy, đã có những chiến sĩ hiên ngang vùng lên, kiên quyết đấu tranh chống Pháp, chẳng hạn Trương Công Định (1861-1864).

Tiếp đến là phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết, Nguyễn văn Tường chủ xướng, hạ lệnh tấn công Tòa khâm sứ và trại lính Pháp ở Huế trong đêm 4-7-1885 rồi hộ giá vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình.

Sau đó, các khu chiến chống Pháp mọc lên khắp nơi, đáng kể nhất là khu chiến Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo, hoạt động suốt 10 năm, từ 1885 đến 1895 ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Đồng thời với khu chiến Hương Khê của cụ Phan Đình Phùng, còn có những khu chiến khác như:

- Khu chiến Bãi Sậy ở vùng Trung Châu Bắc Bộ do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, kéo dài 4 năm, từ 1885 đến 1889.

- Khu chiến Ba Đình ở vùng giáp ranh Bắc Kỳ vì Trung Kỳ do Đinh Công Tráng lãnh đạo, kéo dài được một năm, từ 1886 đến 1887.

- Khu chiến Hùng Lĩnh ở vùng Thanh Hóa do Tống Duy Tân lãnh đạo, kéo dài 6 năm, từ 1886 đến 1892.

Đặc biệt khu chiến Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vừa có một địa bàn hoạt động rộng, bao gồm các tỉnh Bắc Giang - Thái Nguyên - Bắc Ninh - Vĩnh Yên - Phúc Yên; vừa kéo dài từ 1887 đến 1913, gây cho 

Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Các phong trào võ trang chống Pháp tuy bùng lên rất mạnh và lan rộng tới nhiều nơi, nhưng vì thiếu súng ống đạn dược, thân cô thế, không có hậu thuẫn cả trong lẫn ngoài, lại thêm Pháp đã củng cố bộ máy cai trị vững 

mạnh, nên dần dần bị dập tắt, đi đến chỗ tan rã, chấm dứt hẳn phong trào Cần Vương.

Sau phong trào Cần Vương, còn một phong trào khác cũng định khởi binh đánh Pháp; đó là việc Quang Phục Hội của ông Phan Bội Châu bắt liên lạc với Đề Thám ở Yên Thế và tổ chức quyên tiền mua sắm vũ khí, nhưng 

công cuộc bất thành, vì tiền thì có thể quyên được nhiều mà khí giới thì chẳng biết mua sắm ở đâu.

Đầu thế kỷ XX, tình hình châu Á có vài biến chuyển lớn, liên quan tới công cuộc vận động cách mạng Việt Nam, làm cho cách mạng Việt Nam xoay chiều, bỏ hẳn ý định làm sống lại phong trào Cần Vương để bước sang 

thời kỳ Duy Tân, đưa thanh niên ra nước ngoài học hỏi.

Nguyên cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, ở bên Tàu đã có cuộc vận động cách mạng dân tộc do Tôn Dật Tiên chủ xướng, nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh, vì hồi bấy giờ triều đình Mãn Thanh đã có những sự 

nhượng bố quá mức đối với các nước tư bản châu Âu, khiến nước Tàu trở thành miếng mồi ngon, hết đế quốc này đến đế quốc khác xâu xé.

Trong lúc đó, cuộc chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ kết thúc thắng lợi nghiêng về phía Nhật, khiến Nhật càng được nước, đem quân xâm chiếm Mãn Châu và Cao Ly, gây thanh thế lẫy lừng ở châu Á, đến các nước đế 

quốc châu Âu cũng phải e dè, kiêng nể.

Cuộc chiến tranh Nga-Nhật xảy ra vào đầu năm 1904, quân Nhật đánh bại quân Nga, tin tức bay tới Việt Nam, làm những người nhiệt tâm yêu nước hướng tầm mắt về phía Nhật.

Trong tập “Phỏng vấn ký” của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (được dịch ra tiếng Việt xuất bản tại Sài gòn vào khoảng 1957 (?) kể lại rằng Quang Phục Hội sau khi thành lập, tiến hành ngay kế hoạch phục binh, phục quốc... 

Quang Phục Hội định khởi binh, lẽ tất nhiên mạn Bắc cần phải liên lạc với Đề Thám. Nên tháng 8 năm ấy (1903), ông Phan Bội Châu cùng hai đồng chí là Nguyễn Cừ và Nguyễn Diển lên Phồn Xương hội kiến Đề Thám, 

sau khi vạch kế hoạch xong, tháng 10 ông (tức cụ Phan Bội Châu) lại về Huế báo cáo với bỉ nhân (tức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để).

“Khi ấy, trong Nam ngoài Bắc liên lạc nhiều nơi, tiền bạc cũng nhiều người nhận giúp, duy có một vấn đề không giải quyết được là vấn đề khí giới. Mua thì mua ở đâu? Nhờ thì nhờ ai giúp?

Giữa lúc khó liệu khuôn toan ấy, bỗng có một tia sáng hy vọng loé ra, tức là cái hy vọng nhờ ở sự thắng lợi của Nhật Bản trong cuộc chiến trận Nga - Nhật đã bùng lên khoảng đầu năm Giáp Thìn (1904). Khi đó, Nhật 

Bản đánh trận nào thắng trận đó, tin tức truyền đến làm nô nức biết bao lòng người Việt Nam, nhất là người trong Quang phục Hội.

Chúng tôi đoán chắc rằng Nga thất bại, Nhật tất toàn thắng; chúng tôi lại tin rằng người Việt Nam, nếu cầu viện Nhật Bản, Nhật tất sẵn lòng giúp cho, vì Nhật với Việt Nam là đồng văn, đồng chủng, Nhật lại rất trọng đạo 

nghĩa chỉ sợ không có có sức giúp mà thôi, chứ đã có sức thì chắc thế nào cũng giúp. Thế rồi chúng tôi kết luận rằng vấn đề khí giới chỉ có thể cậy vào Nhật Bản mới giải quyết được.

Vì vậy, tháng 10 năm Giáp Thìn (1904), Quang Phục Hội khai hội khẩn cấp Nam Thinh Sơn Trang thảo luận vấn đề khí giới. Kết quả hội nghị quyết định phái đại biểu mang thư Hội Chủ sang Nhật (Quang phục Hội do cụ 

Phan Bội Châu sáng lập, những lại mời Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm Hội Chủ để lấy danh nghĩa hiệu triệu quốc dân) cầu giúp khí giới và đồng thanh cử ông Phan Bội Châu làm đại biểu, lại phái hai tuỳ viên là Đặng Tử 

Kính và Tăng Bạt Hổ đi cùng.

Tháng Giêng năm Ất Ti (1905), ông Phan từ Đà Nẵng đáp tầu thủy ra Hải Phòng, rồi mấy hôm sau từ Hải Phòng ra Móng Cái. Đến đây, cải dạng theo dạng người Tàu, giả làm khách buôn; tại Móng Cái, nửa đêm thuê 

một chiếc thuyền con vượt sang Trúc Sơn thuộc huyện Phòng Thành tỉnh Quảng Đông. Sau ở Trúc Sơn đi thuyền buồm sang Bắc Hải, rồi đáp tàu buôn người Anh đi Hương Cảng. Khi ấy Nhật-Nga đang đánh nhau, ở 

Hương Cảng không có tầu thủy đi thẳng Nhật Bản, phải lên Thượng Hải, rồi từ đó đáp tầu Nhật sang Hoành Tân (Yokohama), trung tuần tháng Tư thì tới Nhật Bản...”

Cụ Phan Bội Châu quê ở Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An (cùng quê với Hồ Chí Minh), Hán học uyên thâm, là một người nhiệt thành yêu nước và một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam; chính cụ khởi xướng phong trào Duy 

Tân, tổ chức đưa rất nhiều thanh niên ưu tú ra hải ngoại học hỏi và làm cách mạng. Hầu hết các thanh niên này trước tiên được bí mật đưa sang Nhật; sau đó, kẻ thì sang Trung Hoa, người thì tới các nước châu Âu, lập nên 

nhiều đảng phái với chủ trương khác nhau.

Dầu học lực uyên thâm, nhiệt thành yên nước, từng bôn ba hải ngoại, nhưng bản chất cụ Phan Bội Châu cũng chỉ là một người cách mạng chứ không phải một nhà chính trị quán triệt tình hình thế giới, hiểu thấu đáo các cơ 

cấu pháp lý quốc tế, vì ở vào thời cụ, mọi phương tiện như sách báo ngoại quốc, vô tuyến truyền thanh, truyền hình chưa có như bây giờ.

Vì không đủ phương tiện theo dõi những biến chuyển lớn lao trên thế giới nên cụ Phan và những người trong Quang Phục Hội không thấy rõ bản chất của đế quốc Nhật, xét đoán người Nhật theo lối suy diễn bằng cảm tính, 

tưởng cùng giống da vàng với nhau, cùng theo chế độ quân chủ như nhau thì sẽ giúp nhau tận tình, nào ngờ Nhật Bản cũng nuôi mộng đế quốc, từng cất quân xâm lược Triều Tiên và Mãn Châu.

Chính vì thế mà trong chuyến lặn lội sang Nhật Bản với bao nhiêu gian lao nguy hiểm, cả đi lẫn về mất ròng rã 8 tháng trời, sứ mạng cầu ngoại viện của cụ Phan Bội Châu hoàn toàn thất bại, nước Nhật dù thắng trận, họ 

cũng chẳng giúp được gì cho cụ Phan dầu một khẩu súng, một viên đạn.

Lần đầu tiên chân ướt chân ráo sang Nhật, cụ Phan Bội Châu tuyệt đối chẳng quen biết ai, may nghe tiếng Lương Khải Siêu - một nhà cải cách Trung Hoa, đang lưu vong tại Hoành Tân, làm Chủ bút tờ “Tân Dân Tuần 

Báo” bèn viết thư xin yết kiến.

Lương Khải Siêu là một đại học giả của nước Tàu, sáng tác hàng ngàn cuốn sách giá trị, bị Từ Hi thái hậu kết án tử hình vì “xúi” vua Quang Tự cải cách nên phải bỏ nước lưu vong sang Nhật.

Tiếp kiến cụ Phan Bội Châu, thấy cụ có tấm lòng yêu nước nồng nàn và đang muốn mưu đồ đại sự, Lương Khải Siêu rất kính phục, nhưng khi nghe cụ Phan trình bày mục đích chuyến đi là định nhờ người Nhật viện trợ khí 

giới để chống Pháp thì họ Lương tỏ vẻ buồn rầu, giải thích tường tận tình hình thế giới lúc bấy giờ cho cụ Phan hay, rồi khuyên cụ muốn cứu nướcc, trước hết người Việt Nam phải tin tưởng vào chính người Việt Nam, chớ 

không thể trông cậy vào bất cứ ngoại bang nào.

Chuyến đi cầu ngoại viện thất bại, cụ Phan Bội Châu trở về nước vào tháng 8-1905, và nhờ rút bài học chua cay nên cụ quyết vận động trong giới thanh niên bí mật tổ chức, gửi họ sang Nhật ăn học.

Phong trào gửi du học sinh Việt Nam sang Nhật do cụ Phan Bội Châu đề xướng, kết quả rất khả quan, có hàng trăm thanh niên được bí mật gửi đi. Gửi thanh niên đi đã đành, cụ Phan Bội Châu còn gây phong trào ra sức 

vận động quyên tiền trong nước để giúp du học sinh, và vì thế nên công việc bị bại lộ.

Khi biết được tin tức có nhiều thanh niên Việt Nam đã bí mật sang Nhật học quân sự và văn hoá; đồng thời trong nước có những “thương hội” quyên tiền gửi giúp du học sinh thì chính phủ Pháp bèn dùng đường lối ngoại 

giao, đặc nhượng cho Nhật một vài quyền lợi kinh tế - thương mại trên bán đảo Đông Dương, với điều kiện chính phủ Nhật Bản phải giải tán tổ chức du học sinh Việt Nam và trục xuất họ ra khỏi lãnh thổ Nhật.

Công cuộc ngoại giao của Pháp thành công mỹ mãn, bao nhiêu du học sinh Việt Nam đang hoạt động hoặc đang theo học ở các trường tại Nhật - trong số đó có Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Hội chủ Việt Nam Quang Phục 

Hội bị trục xuất ra khỏi đất Phù Tang.

Bị trục xuất họ ra khỏi Nhật Bản, những nhà cách mạng và những du học sinh Việt Nam phải bôn đào, kẻ thì sang Hương Cảng - Áo Môn, người thì đến Thái Lan, tất cả đều sống trong hoàn cảnh khốn đốn, bơ vơ, vì đến 

bất kỳ chỗ nào cũng có con mắt cú vọ của thực dân Pháp dòm ngó.

Bài học cầu viện Nhật Bản thật chua cay cho những nhà ái quốc Việt Nam đến nỗi cụ Phan Chu Trinh, năm 1906, sau khi sang Nhật Bản quan sát mấy tuần lễ, phải trở về nước mở phong trào đi diễn thuyết khắp nơi, nói 

rõ cho mọi người biết rằng “sự trông cậy vào viện trợ của Nhật để cứu nhân dân thoát khỏi ách thực dân là một hy vọng viển vông”. Lời hô hào của cụ Phan Chu Trinh đã làm khựng lại phần nào phong trào quyên tiền, gửi 

thanh niên sang du học Nhật Bản.

Người ta chỉ có thể nói cụ Phan Bội Châu đã thất bại trong việc mưu cầu ngoại viện nơi Nhật Bản, chứ không thể nói phong trào Đông Du chẳng mang lại thành công.

Không một cuộc cách mạng nào trên thế giới từ cổ chí kim mà chẳng phải đương đầu với lắm gian nan thử thách. Công cuộc vận động cách mạng Việt Nam cũng một lẽ ấy, phải trải muôn vàn khó khăn, phải tốn bao nhiêu 

tâm huyết nghị lực, và phải hy sinh nhiều máu xương.

Điều đáng nói là sau khi thất bại trong việc mưu cầu ngoại viện Nhật Bản, những người làm cách mạng Việt Nam lại ngước mắt nhìn vào nước Tàu nhân cuộc cách mạng 10-10-1911 thành công. Và tiếp đến, một số khác 

nhìn vào Nga sô qua cuộc cách mạng vô sản 1917.

Quả thật cách mạng Việt Nam đã hoàn toàn chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng dân tộc ở Trung Hoa và cuộc cách mạng vô sản ở Nga sô; vì thế mới xảy ra những cuộc tranh chấp kéo dài, gây nên nguyên nhân gần đưa 

tới chiến tranh hiện nay.

Sau khi bị Pháp dùng đường lối ngoại giao yêu cầu Nhật Bản trục xuất hết ra khỏi bán đảo Phù Tang, những nhà cách mạng và các du học sinh Việt Nam phải tản mát mỗi người một phương, nhưng sau cách mạng tháng 

10-1911 ở Tân Trung Hoa sẽ giúp cách mạng Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp.

Hồi này, củng hộ Phan Bội Châu đang ở Xiêm, nghe tin cách mạng Tàu thành công cũng lật đật trở lại Hương Cảng, rồi sau đó đi Thượng Hải để tìm sự giúp đỡ. Cụ Phan ở Thượng Hải một thời gian, liên lạc với nhân vật 

này đến nhân vật khác trong tân chính quyền cách mạng Trung Hoa, nhưng nhân vật nào cũng bảo cụ Phan “hãy chờ”, và cuối cùng, Trần Kỹ Mỹ, tân Thống đốc Thượng Hải, giúp cụ hai ngàn đồng!

Thất vọng, cụ Phan Bội Châu bỏ Thượng Hải về Quảng Châu, tìm tới một nhân vật cách mạng khác của Trung Hoa là Hồ Hán Dân - người đang nắm nhiều quyền hành - nhưng Hồ Hán Dân cũng chỉ hứa suông mà chẳng 

giúp cụ Phan một chút gì thiết thực cả.

Giữa lúc những người làm cách mạng Việt Nam đang chạy đôn chạy đáo tìm hậu thuẫn và tìm viện trợ nơi ngoại bang thì ở trong nước, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục phát triển, và lợi dụng dịp Pháp đang vướng chân 

vướng tay vào trận Thế Chiến thứ nhất (1914-1918) nên có nhiều cuộc bạo động nổ bùng. Đáng kể nhất là cuộc bạo động do Quang Phục Hội chủ mưu xảy ra từ 1911 đến 1916; và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917-

1918 do Trịnh văn Cấn, Lương Ngọc Quyến lãnh đạo, ám sát một số người Pháp và đánh một vài đồn binh lẻ tẻ của Pháp.

Kết quả cuộc Thế Chiến thứ nhất và sự thành công hoàn toàn của cuộc cách mạng vô sản tháng Mười ở Nga sô, đã ảnh hưởng đến tình hình thế giới nói chung và những nước nhược tiểu bị trị nói riêng, trong đó có Việt 

Nam.

Hồi này, số thanh niên Việt Nam xuất dương đã khá nhiều không phải chỉ sang Trung Hoa mà sang cả châu Âu nữa, đặc biệt là sang Pháp.

Thành phần xuất dương hồi bấy giờ đa số là binh lính do Pháp tuyển đưa sang mẫu quốc chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất; kế đến là lao động thợ thuyền, rồi du học sinh và những nhà cách mạng.

Lúc bấy giờ, bên Trung Hoa, Quốc Dân đảng nắm chính quyền, nên một số các nhà làm cách mạng Việt Nam cũng bắt chước, thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng.

Bên châu Âu, qua sự thành công của cuộc cách mạng vô sản 1917 ở Nga, và qua việc phong trào Đệ Tam quốc tế được thành lập năm 1919, nên có nhiều Đảng Cộng Sản được thành lập.

Tại Pháp, một số đảng viên đảng Xã hội có tư tưởng cấp tiến cũng tách rời ra để thành lập Đảng Cộng Sản Pháp và gia nhập Đệ tam quốc tế.

Tại Trung Hoa, năm 1921, Đảng Cộng Sản cũng thành hình với nhóm khởi đầu là Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông v.v.

Những biến chuyển đó như một luồng gió mới, hay như một cơn lốc, xoay vần vũ tư tưởng nhiều người, nhiều thành phần mà những nhà trí thức và những người làm cách mạng Việt Nam nhất định cũng phải bị ảnh hưởng.

Nếu trước đây, những người yêu nước Việt Nam chỉ có một mục đích duy nhất là làm sao mua sắm thật nhiều khí giới để vũ trang nhân dân nổi lên đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập cho nước nhà, thì sau cuộc 

cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Hoa, một số đã có tư tưởng thành lập đảng phái chính trị.

Sau khi cuộc cách mạng vô sản 1917 Nga sô thành công thì ý tướng thành lập đảng phái chính trị đã trở thành cũ xưa, và một số khác muốn tiến tới giai đoạn đấu tranh giai cấp theo chủ nghĩa Mác Lê, và muốn thành lập 

Đảng Cộng Sản.

Những người chịu ảnh hưởng sớm nhất của cuộc cách mạng vô sản 1917 ở Nga là Nguyễn Ái Quốc - tức Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cùng quê với cụ Phan Bội Châu.

Hồ Chí Minh lúc đầu làm bồi tàu cho Pháp, sau sang Paris làm nhiều nghề khác như thợ bánh mì, thợ chụp hình v.v. và được cụ Nguyễn Thế Truyền dạy thêm Pháp văn.

Trước tiên, Hồ Chí Minh gia nhập đảng Xã hội Pháp, rồi sau đó theo nhóm cấp tiến, tách rời đảng Xã hội để thành lập Đảng Cộng Sản.

Người thứ hai là Nguyễn Xích, tức Bùi Lâm, làm việc dưới tàu thủy Pháp, thường xuyên đi lại giữa Việt Nam-Marseille, và lợi dụng những chuyến đi này tự mang các tài liệu tuyên truyền từ Pháp về Việt Nam.

Người thứ ba là Tôn Đức Thắng, làm thủy thủ trên tàu Paris - một chiến hạm của hải quân Pháp.

Trong khoảng từ 1923-1925, ba người trên đã bí mật chuyển về Việt Nam những tài liệu, sách báo xuất bản ở Pháp nói về chủ nghĩa Cộng sản; đồng thời bí mật thu dấu một số thanh niên dưới tàu để đưa họ sang Pháp.

Còn một số khác ở Quảng Châu, Quảng Đông bên Trung Hoa, nguyên trước trốn sang Nhật trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, cũng có tư tưởng Mác-xit, muốn tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản như ở Trung 

Hoa. Những người này cũng gửi tài liệu tuyên truyền về nước và tìm cách đưa một số thanh niên trí thức sang Trung Hoa theo họ.

Từ khi chịu ảnh hưởng của hai cuộc cách mạng Tàu và Nga, những nhà làm cách mạng Việt Nam liền chia thanh hai phe, mỗi phe có một đường lối hoạt động riêng. một mục đích riêng, hoàn toàn đối chọi.

Những người chỉ có một mục đích thuần tuý là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho nước nhà thì lo thu dấu vũ khí, tìm dịp ra tay, dù nhỏ hay lớn, miễn giết chết được những tên thực dân Pháp là thỏa lòng rồi, vì thế 

nên mới xảy ra vụ liệt sĩ Phạm Hồng Thái liệng bom mưu sát toàn quyền Merlin hôm 19-6-1924 ở Sa Điện (tô giới Pháp trong tỉnh Quảng Châu bên Trung Hoa), nhưng bất thành, phải nhảy xuống sông Châu Giang tự tử.

Còn những người khác có xu hướng đấu tranh chính trị thì lo tổ chức, lo học tập, lo tuyên truyền lôi kéo thêm đồng chí về phe mình, và thế là các cuộc tranh cướp xảy ra, đi đến những vụ bội phản, tố cáo những nhân vật 

có nhiều uy tín trong hàng ngũ cách mạng Việt Nam với thực dân Pháp, hoặc tìm cách ám sát lẫn nhau.

Vì chia rẽ nên những người cùng trốn ra ngoài làm cách mạng, không đứng chung trong một tổ chức, một hàng ngũ, mà lại chia năm xẻ bảy, nào Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội thành lập khoảng tháng 6 

năm 1925; nào Tân Việt Cách Mạng đảng thành lập tháng 7-1927; nào Việt Nam Quốc Dân đảng thành lập ngày 25-12-1927; nào Đảng Cộng Sản Việt Nam; nào Đảng Cộng Sản Đông Dương v.v...

Làm thầy rầy ma, càng nhiều đảng càng thêm chia rẽ và càng đẻ ra lắm cuộc tranh chấp, khơi mào cho một cuộc chiến tranh cốt nhục.

Những đảng phái có mục đích, tôn chỉ, đường lối đấu tranh khác nhau, tranh chấp với nhau đã đành; ngay những người cùng một chủ trương, nhiều khi cũng chia rẽ nhau nữa.

Chẳng hạn như hồi tháng 8-1929, một số người tự nhận là Mác-xít, đứng ra thành lập Đảng Cộng Sản; rồi đến ngày 16-6-1929, một nhóm khác cũng tự nhận là Mác-xít, lại thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương, và qua 

tháng 10 năm ấy, một nhóm khác nữa thành lập An-nam Cộng Sản đảng.

Những người Mác-xít cùng một nước mà lại riêng rẽ thành lập nhiều chi bộ Cộng sản là một hiện tượng quái lạ, mãi về sau, nhờ sự can thiệp của Cộng sản quốc tế nên các nhóm này mới thống nhất nhau để thành lập Việt 

Nam Cộng Sản đảng (tháng Giêng 1930), rồi lại đổi tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Sự hình thành các chính đảng tại Việt Nam bắt nguồn từ hai cuộc Cách mạng Trung Hoa và Nga sô; do đó, cuối cùng chỉ còn lại hai đảng hoạt động song song với nhau: Việt Nam Quốc Dân đảng theo chủ nghĩa Tam Dân 

của Tôn Dật Tiên, dựa vào thế lực Quốc Đân Đảng Trung Hoa để hoạt động - và Đông Dương Cộng Sản đảng theo chủ nghĩa duy vật của Các Mác, Lenin, dựa vào thế lực Nga sô mà bành trướng.

Ngoài hai chính đảng lớn trên đây, còn một số đảng lẻ tẻ khác, nhưng không có thể lực, thiếu lãnh đạo, nên dần đã bị khối này hoặc khối kia thu hut, chẳng gây được ảnh hưởng nào đáng kể trong quần chúng.

Việt Nam Quốc Dân đảng hình như lo hoạt động bề nổi nhiều hơn là tăng cường lãnh đạo, nên vội vã tổ chức những vụ ám sát, những cuộc khởi nghĩa trong khi thế lực đảng chưa được phát triển cũng cố, đến nỗi bị thực 

dân Pháp khủng bố gắt gao, đảng trưởng Nguyễn Thái Học và nhiều đồng chí trung kiên khác bị xử tử, bị bắt cầm tù hoặc bôn đào ra hải ngoại.

Dẫu vậy, đảng cũng phát triển tổ chức được nhiều chi bộ khắp ba kỳ Trung - Nam - Bắc.

Ở Bắc Kỳ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Hà Nội, Hải Phòng v.v... là những chỗ Quốc Dân đảng có cơ sở vững.

Ở Trung Kỳ thì các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, còn ở Nam Kỳ thì Sài gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Định Tường, Bến Tre, Bình Dương.v.v... là những nơi đang có thực lực.

Vì tổ chức bạo động, khởi nghĩa hấp tấp nên đảng bị khủng bố dã man, và sau khi đảng trưởng Nguyễn Thái Học bị thực dân Pháp xử tử thì đảng bắt đầu lủng củng chia rẽ.

Hai cuộc bạo động, khởi nghĩa đáng kể nhất của Việt Nam Quốc Dân đảng là vụ tổ chức ám sát tên thực dân Pháp Bazin, chuyên mộ phu phen người Việt đi khai thác hầm mỏ và trồng đồn điền cao su, và cuộc khới nghĩa 

Yên Bái đêm 9-2-1930.

Theo chương trình, cuộc khởi nghĩa Yên Bái có một tầm mức rộng lớn, muốn tiến tới chỗ cướp chính quyền ở cả Hà Nội, Hải Phòng và nhiều tỉnh khác trên toàn miền Bắc, nhưng vì thiếu tổ chức, thiếu phương tiện thông 

tin, liên lạc, nội bộ lại không đoàn kết nhất trí, thành thử cuộc khởi nghĩa đâm ra lẻ loi, rời rạc, tuy có giết được một số thực dân Pháp, chiếm được phủ Lâm Thao một thời gian, song thắng lợi đó so với việc đảng trưởng 

Nguyễn Thái Học cùng nhiều đồng chí khác bị bắt, bị xử tử; cơ sở đảng bị tan rã thì quả là một sự thất bại.

Thực sự lúc phôi thai, nội bộ Việt Nam Quốc Dân đảng cũng chia rẽ phức tạp, nên thực dân Pháp đã lợi dụng gài gián điệp vào để lũng loạn, phá hoại; và kết quả là sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp quăng một 

mẻ lưới bắt gần trọn những nhân vật lãnh đạo đảng.

Nếu sách lược đấu tranh của Việt Nam Quốc Dân đảng mang về hình thức bạo động, ám sát cá nhân thì trái lại, Đảng Cộng Sảng Đông Dương chỉ chuyên huấn luyện, tổ chức đảng viên và quần chúng hướng về đấu tranh 

giai cấp bằng nhiều hình thức.

Trong khi hai chính đảng cùng tổ chức, cùng phát triển, cùng lo tranh thủ quần chúng thì tất nhiên va chạm phải xảy ra.

Những va chạm đó lúc đầu còn đóng khung hạn hẹp giữa hai chính đảng, nhưng cho tới khi cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ thì vì nhiều nguyên nhân xa thúc đẩy, nó biến thành một cuộc đấu tranh đẫm máu rộng lớn 

giữa chính quyền Cộng sản và chính quyền quốc gia.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 3.

Như phần đầu vừa đã trình bày, từ 1941, Việt Minh đã tổ chức các chiến khu Việt Bắc, và qua 1944 tới đầu 1945, nhờ những tin tức do Nga sô cung cấp nên Việt Minh biết chắc thế nào Nhật cũng thua, Đồng minh cũng 

thắng, họ bèn tuyên bố đứng hẳn về phía Đồng minh kháng Nhật.

Nhờ chiêu bài này mà họ bắt liên lạc với quân đội giải phóng Pháp của tướng De Gaulle để xin cung cấp vũ khí, đồng thời được các nhân viên tình báo Hoa Kỳ và Anh quốc nhảy dù xuống chiến khu giúp tổ chức, nên Việt 

Minh đã thu được một số khí giới đáng kể, nhất là qua dịp Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương đêm 9-3-1945, và ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng.

Đêm Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương thì Việt Minh chặn đường toán quân Pháp để tước khi giới. Còn sau khi Nhật đầu hàng thì Việt Minh tại nhiều nơi, đã tràn vào các trại lính Bảo An của chính quyền Trần Trọng 

Kim để tịch thu vũ khí.

Có khí giới trong tay, Việt Minh thị uy và bắt đầu khủng bố các phần tử đối lập - đặc biệt trong hàng ngũ Đệ tứ quốc tế cùng những thành phần khác tỏ thái độ chống đối họ.

Có khí giới, lại biết cướp lấy cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh để cướp chính quyền, dầu chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận, Việt Minh vẫn trở thành kẻ mạnh nhất ở Việt Nam hồi bấy giờ, dồn những 

đảng đối lập và thành phần có tư tưởng quốc gia vào thế thụ động.

Cuộc cướp chính quyền của Việt Minh hồi tháng 8-1945, sở dĩ thành công may mắn, trước hết là nhờ Việt Nam có một lịch sử đấu tranh liên tục mà trong đó, máu của nhiều chiến sĩ bất phân tôn giáo, chủ nghĩa, mầu sắc 

chính trị đổ ra.

Thứ đến là nhờ lòng yêu nước thúc đẩy toàn dân đoàn kết nhất trí, tuy biết thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những người Cộng sản, và lá cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho sắt máu, mở màn những thảm trạng xảy ra ở 

Nga sô trong thời Cách mạng Tháng Mười 1917.

Bằng chứng hủng hồn của sự đoàn kết nhất trí này là kết quả các vụ lạc quyên, tuần lễ vàng, Quỹ Độc Lập v.v... thu được nhiều triệu bạc Đông Dương và trên 400 kí lô vàng. Số đồng bạc này chắc chắn không phải của 

giai cấp bần cố nông, cũng không phải do các đảng viên Cộng sản đóng góp, vì bần cố nông thì bị bóc lột tận xương tận tuỷ hàng thế kỷ qua, và vừa chịu một trận đói liểng xiểng hồi giữa năm 1945; còn đảng viên Cộng sản 

lúc bấy giờ chưa nhiều lắm.

Sự đoàn kết nhất trí và lòng hăng say giết giặc của toàn dân còn được thế hiện ngay những ngày đầu khi hay tin thực dân Pháp trở lại Đông Dương với âm mưu đặt ách thống trị. Hồi này, gái trai hăng hái tập luyện quân sự, 

tự sắm lấy vũ khí thô sơ như giáo mác, gươm phạng, gậy tầm vông vót nhọn v.v... Họ chỉ nghĩ đến chuyện đánh Pháp, chống Pháp chứ không nghĩ đến chuyện bị Việt Minh khủng bố.

Nhiều người khẳng định rằng hồi tháng 8-1945, tình hình thế giới và trong nước biến chuyển rất thuận lợi cho việc cướp chính quyền, giả sử Việt Minh không dùng chính sách khủng bố các phần tử quốc gia khác màu sắc 

chính trị, đừng đặt quá mặng vào vấn đề chủ nghĩa, và biết thực tâm đoàn kết với tất cả mọi người, mọi giới, mọi thành phần để củng cố nền độc lập vừa mới giành lại được thì chắc cuộc chiến tranh Việt - Pháp kết thúc 

nhanh chóng hơn, vì Pháp khó có thể lợi dụng một số người Việt để đề ra chiêu bài này, chiêu bài nọ, làm phân hóa hàng ngũ nhân dân Việt Nam.

Những nhà viết sử có thể nêu lên mấy trường hợp điển hình sau đây để minh chứng rằng Việt Minh không thực tâm đoàn kết với các đảng phải chính trị và những thành phần có tư tưởng quốc gia đối lập:

Trước hết, Việt Minh tự ý triệu tập hội nghị ở Tân Trào vào những ngày 16, 17-8-1945 để bầu Ủy ban Dân tộc Giải phóng, sau đó biến nó thành Chính phủ Lâm thời.

Chính phủ lâm thời này không được các đảng phái quốc gia công nhận và lên tiếng chống đối, vì hầu hết gồm toàn đảng viên Cộng sản cao cấp, nắm giữ tất cả các Bộ quan trọng:

- Hồ Chí Minh: Chủ tịch kiêm Ngoại giao

- Võ Nguyên Giáp: Bộ trưởng Nội vụ

- Chu văn Tấn: Bộ trưởng Quốc phòng

- Trần Huy Liệu: Bộ trưởng Thông tin, tuyên truyền

- Phạm văn Đồng: Bộ trưởng Tài chính

- Vũ Trọng Khánh: Bộ trưởng Tư pháp v.v.

Mãi đến ngày 27-8-1945, khi hay tin quân đội Trung Hoa dưới quyền chỉ huy của tướng Lư Hán sắp tràn vào Bắc Việt, Việt Minh mới chấp nhận đòi hỏi của những thành phần đối lập, tuyên cáo quyết định cải tổ Nội các, 

mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ, nói rằng “Để cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà quốc dân đã giao phó”.

Dầu thành phần chính phủ và Quốc hội được mở rộng, một số nhân vật quốc gia được mời tham gia, nhưng lại bị Việt Minh bao biện hết tất cả, không trao cho thực quyền, chỉ ngồi đó với tính cách tượng trưng theo kiểu 

“ngồi chơi xơi nước”. Trong lúc đó, guồng máy công an Việt Minh lại hoạt động đắc lực, khủng bố vẫn tiếp diễn đối với mọi thành phần quốc gia.

Sự khủng bố này càng trở nên cao độ khi quân đội Trung Hoa Quốc Gia dưới quyền chỉ huy của tướng Lư Hán rút hết về Tàu (10-6-1946), và cùng với sự rút quân này, các nhân vật quốc gia tham dự chính quyền Việt 

Minh hồi bấy giờ như cụ Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh v.v..., cũng phải tìm cách bỏ xứ lưu vong ra hải ngoại.

Thứ đến, trước và sau ngày khởi nghĩa, khắp ba kỳ Nam - Trung - Bắc, nhiều phần tử quốc gia bị thủ tiêu, bị bắt cóc, bị nhốt vào những trại giam nơi rừng sâu nước độc. Trong số những nhân vật bị giết có Tạ thu Thâu, 

thuộc Đệ tứ quốc tế.

Dầu bị khủng bố, bị gạt hẳn ra ngoài chính quyền, nhưng khi cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ thì các phần tử quốc gia vẫn hăng hái đứng chung hàng ngũ, chịu sự lãnh đạo của Việt Minh để kháng chiến chống Pháp. Do 

đó, điều bất mãn nhất đối với các phần tử quốc gia có lẽ hai hiệp định do Chính phủ Việt Minh ký kết với thực dân Pháp. Hiệp định thứ nhất gọi là hiệp định sơ bộ 6-3-1946 ký kết tại Đà Lạt; và hiệp định thứ hai là tạm 

ước Fontainebleau do Hồ Chí Minh ký với Bộ trưởng thuộc địa Pháp Moutet tại Paris hôm 24 -7-1946.

Đối với các phần tử quốc gia, hai hiệp định này là những nhượng bộ quá đáng, làm thiệt hai nặng nề đến quyền lợi quốc gia dân tộc, khơi mào cho cuộc chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ toàn diện, và kéo dài gần 10 năm trời 

mới chấm dứt.

Những phần tử quốc gia kết luận rằng nhờ hiệp định sơ bộ 6-3-1946 ký kết tại Đà Lạt nên thực dân Pháp mới được phép đổ quân lên Hải Phòng - Hà Nội và nhiều tỉnh lỵ khác. Sau đó, tạm ước Fontainebleau giúp quân 

Pháp tiến hành chiến tranh một cách ngon lành hơn, mở màn cho những can thiệp quốc tế vào Việt Nam, và biến chiến tranh Việt Nam thành tầm vóc rộng lớn nhất hiện nay.

Điều phần uất nhất đối với các phần tử quốc gia là trong việc ký kết hai hiệp ước với Pháp, Việt Minh còn có âm mưu sâu xa là hòa hoãn với thực dân để rảnh tay tiêu diệt những thành phần đối lập, mặc dầu hồi đó, Hồ 

Chí Minh đã nhiều lần giải thích rằng sở dĩ phải ký hiệp ước và tạm ước với Pháp vì Việt Nam chưa đủ lực lượng đánh Pháp, nên hòa hoãn là thượng sách.

Lời giải thích của Hồ Chí Minh bị các phần tử chống đối cho là không sát với tình hình thực tế hồi bấy giờ, vì sau Đệ nhị thế chiến kết thúc, phong trào giải phóng tại các nước nhược tiểu bị trị lên rất cao, khiến chế độ thực 

dân phải cáo chung.

Riêng tại Việt Nam vì thực dân Pháp ngoan cố, lạc hậu, hiểu lầm sức mạnh tinh thần và lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, nên mới dại dột cho quân đổ bộ Sài gòn rồi tràn xuống lục tỉnh, và ngay lúc đầu, đã vấp phải 

lực lượng chiến đấu hùng hậu của quần chúng.

Những phần tử chống đối này lấy cuộc Nam Bộ kháng chiến ra dẫn chứng rằng cuộc Nam Bộ kháng chiến hồi 1945-1946 đã viết cho Việt Nam những trang sử oai hùng, và nếu không vì hiệp ước sơ bộ 6-3-1946 và tạm 

ước Fontainebleau 14-9-1946 thì chắc thực dân Pháp đã phải cuốn gói mau lẹ rút lui khỏi Việt Nam.

Trước con mắt của các đảng phái, giáo phái và những thành phần quốc gia, họ nhận thấy Việt Minh coi nặng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa Cộng sản hơn sự nghiệp đánh đuổi thực dân Pháp, kiện toàn nền độc lập còn quá 

trẻ trung, nên có một số đâm ra lúng túng, một số khác chùm mền hoặc bỏ nước trốn ra ngoại quốc. Cũng có những phần tử bắt tay với thực dân, đi lính chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Pháp.

Thấy nội bộ Việt Nam lủng củng, chia rẽ, thực dân Pháp bên lợi dụng. Trước hết, họ thành lập tại Sài gòn Chính phú Nam Kỳ quốc, muốn tách rời Nam Kỳ thành một quốc gia riêng biệt. Về sau, thấy giải pháp này không 

ổn, vì thiếu danh chính ngôn thuận để quy tụ những thành phần quốc gia chống đối Việt Minh, nên thực dân Pháp mới tính chuyện đưa Cựu Hoàng Bảo Đại trở lại chính trường Việt Nam.

Cựu Hoàng Bảo Đại từ ngày được quân đội của tướng Lư Hán bí mật cho ra phi trường Gia Lâm để lên phi cơ đi Còn Minh, sau đó không trở về nước nữa, và vẫn sống âm thầm ở Hương Cảng.

Năm 1949, sau nhiều cuộc tiếp xúc với Pháp, ông Bảo Đại ký kết với Pháp thỏa ưóc 8-5-1949 và đến ngày 3-10-1949 Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Quốc trưởng Bảo Đại.

Từ ngày giải pháp Bảo Đại ra đời, trên danh nghĩa, Chính phủ Việt Minh coi như không còn nữa; nhưng trên thực tế, Chính phủ này vẫn tồn tại ở chiến khu Việt Bắc, vẫn tiếp tục đánh nhau với Pháp.

Cũng kể từ ngày giải pháp Bảo Đại ra đời, cuộc tranh chấp cục bộ tại Việt Nam bước qua một hình thức mới, không còn là chuyện đấu tranh giữa các chính đảng bất đồng chủ nghĩa nữa, mà là giữa những kẻ theo Pháp và 

những người chống Pháp.

Hồi này, chính phủ Việt Minh vẫn là một chính phủ bị cô lập hoàn toàn về cả hai phương diện đối nội và đối ngoại. Đối nội, họ không có thủ đô, phải lẩn khuất nay đây mai đó trong các chiến khu cùng rừng núi Việt Bắc; 

còn đối ngoại thì chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận, kể cả Nga Sô. Mãi tới cuối năm 1949 và đầu năm 1950, khi Cộng sản thôn tính trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa, thiết lập chế độ Cộng hòa nhân dân, 

chính phủ Việt Minh mới có tên tuổi trên thế giới, nhờ sự nhìn nhận của Trung Cộng, Nga sô và các nước Cộng sản khác ở Đông Âu.

Từ ngày Hoa lục rơi vào tay Cộng sản, Chính phủ Việt Minh nhờ được viện trợ trực tiếp nhiều súng ống đạn dược nên chuyển từ thế chống cự sang thế phản công, đánh thắng thực dân Pháp nhiều trận như trận Đông Triều, 

trận Ninh Binh, trận Nà Sản, trận Hòa Bình v.v...

Cũng nhờ Hoa lục rơi vào tay Cộng sản, mà Việt Minh gỡ được nhiều thế kẹt khác, trong đó mặt kinh tế tài chính và thương mại.

Về kinh tế, như mọi người đều biết, miền Trung và miền Bắc nghèo nàn, ít ruộng đất, nên trong những năm kháng chiến, dù Việt Minh triệt để hô hào và bắt buộc quần chúng phải tăng gia sản xuất, không được bỏ hoang 

một tấc đất, song kết quả dân vẫn ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Đã thế, lại còn bị máy bay Pháp oanh tạc liên miên, cản trở việc dân chúng ra đồng cày bừa, có nhiều nơi, tới mùa lúa chín, bị bom xăng đặc của Pháp 

thả xuống đốt cháy rụi.

Vì phương diện kỹ nghệ, hồi bấy giờ vì phải tập trung mọi nỗ lực vào công cuộc kháng chiến chống Pháp, nên trong vùng Việt Minh kiểm soát chẳng có kỹ nghệ nào đáng kể, ngoại trừ một số xưởng đúc súng đạn, sửa 

chữa vũ khí v.v... Những xưởng này lâm vào tình trạng phải di chuyển, vì nếu ở nguyên một vị trí, sợ Pháp biết, cho phi cơ khu trục tới dội bom phá hủy.

Về mặt tài chính, tuy không có sản xuất, không có xuất cảng, thiếu vàng và ngoại tệ bảo đảm nhưng nhờ ở trong chiến khu, chỉ chi tiêu nội bộ, nên chính phủ Việt Minh cứ cho in bừa đủ loại giấy bạc, cần chừng nào in 

chừng ấy, in ngay trên giấy bồi và một kỹ thuật ấn loát hết sức thô sơ, nên đồng bạc hoàn toàn mất giá.

Về mặt thương mại, Việt Minh chẳng biết thông thương buôn bán với ai, vì bị bao vây bốn bề, bên kia thì Trung Hoa Quốc Gia, bên này thì thực dân Pháp, chỉ còn nước mở đường giây liên lạc về các vùng bị Pháp chiếm 

và tìm cách lén lút chở nhu yếu phẩm và dược phẩm lên chiến khu.

Sau ngày Cộng sản Trung Hoa thôn tính trọn vẹn Hoa lục, thì tất cả mọi khó khăn trên đều được lần hồi giải quyết, vì Việt Minh đã có đường bộ ăn thông sang lục địa Trung Hoa, rồi từ đây mở đường thông thương ra thế 

giới bên ngoài.

Giải quyết được một số khó nội bộ, lại bắt đầu gây ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, Việt Minh phát động phong trào Cải cách ruộng đất và đấu tranh chính trị. Năm 1952, chỉ trong một đêm đấu tố, có hàng chục ngàn 

người bị đánh đập tàn nhẫn và hàng ngàn người khác bị tử hình, còn số bị bắt, bị đi tù nhiều không kể xiết.

Từ ngày giải pháp Bảo Đại ra đời, nếu Việt Minh bất lợi ở chỗ một số thành phần theo Pháp thì lại được lợi ở chỗ có nhiều thành phần khác theo họ.

Với giải pháp Bảo Đại của thực dân Pháp, quả thật các phần tử quốc gia yêu nước chân chính bị dồn và thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu theo Pháp thì hẳn nhiên mang tiếng là Việt Nam bán nước; còn theo Việt Minh thì chính 

kiến bất đồng, khó gặp môi trường thuận lợi để hoạt động.

Dầu vậy, ngoài một số hoàn toàn theo Pháp, một số khác bỏ nước lưu vong hoặc sống ẩn thân trong vùng Pháp chiếm đóng để tạm yên thân; còn lại đa số vẫn hăng hái đứng chung hàng ngũ kháng chiến chống Pháp, 

nhưng không nhất trí đánh giặc cứu nước.

Lịch sử tranh đấu Việt Nam cao đẹp hùng hồn ở chỗ đó, khi gặp nạn ngoại xâm, toàn dân biết gạt bỏ tị hiềm, bất phân màu sắc chủng tộc, tôn giáo chính trị, hy sinh quyền lợi cá nhân, đảng phái, bè nhóm để đoàn kết nhất 

trí đánh giặc cứu nước.

Tuy Đảng Cộng Sản Đông Dương đã tuyên bố giải tán từ ngày 11 tháng 11 năm 1945, nhưng ai chả biết chính quyền Việt Minh là Cộng sản! Vậy mà mọi xáo trộn chính trị chỉ xảy ra trong vòng năm đầu sau khi vừa cướp 

chính quyền, rồi thì mọi người lại hăng hái bắt tay nhau kháng chiến chống Pháp.

Nhờ cuộc kháng chiến chống Pháp mà chính phủ Việt Minh đã vượt được mọi trở ngại khó khăn lúc đầu.

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi cho Việt Nam vào tháng 5-1954.

Thành quả đó, lẽ ra phải làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia Độc lập, hùng cường, thống nhất và thịnh vượng. Nhưng khốn thay, nó lại ghi vào lịch sử một vết đen qua việc tổ quốc phải phân chia làm hai, lấy con 

sông Bến Hải dọc vĩ tuyến 17 làm ranh giới.

Nhất định không một người Việt Nam yêu nước nào lại chấp nhận chuyện phân qua này, vì sự nhục nhã của thời Trịnh - Nguyễn phân tranh còn rành rành trước mắt.

Đến bây giờ và có lẽ mãi mãi về sau, nhiều người vẫn cho rằng việc các cường quốc họp nhau lại Genève năm 1954 để quyết định chia đôi nước Việt Nam làm hai nằm trong âm mưu của Cộng sản và ngoại bang. Cộng sản 

thì muốn gặm nhấm dần dần toàn thể bán đảo Đông Dương; còn ngoại bang thì vì quyền lợi riêng tư của từng nước, muốn biến Việt Nam thành vùng bất ổn ở Đông Nam Á.

Điều đáng phàn nàn nhất là sau hiệp định Genève 1954, mầm mống chiến tranh vẫn còn, vì giữa Cộng sản và Quốc gia đã có một làn ranh rõ rệt hơn. Làn ranh này đẩy chiến tranh Việt Nam đến một khúc quanh mới, một 

giai đoạn mới, trên một bình diện rộng lớn qui mô hơn, mà trong đó, tất cả mọi thế lực quốc tế tiêu biểu nhất đều can dự vào.

Vì mục đích chính của Việt Minh là nhằm thiết lập một chế độ Cộng sản trên toàn bán đảo Đông Dương nên năm 1952, 1953, họ dựa vào thế lực Đảng Cộng Sản Trung Hoa, tổ chức đấu tố chính trị, truất hữu ruộng đất 

của nhiều người, và tận diệt những thành phần mà họ gọi là Trí - phú - địa - hào (trí thức, phú nông, địa chủ, cường hào).

Cuộc đấu tố này rập đúng khuôn khổ mà Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã áp dụng từ 1956, và là dấu hiệu báo trước cho những thành phần quốc gia chống đối chủ nghĩa Cộng sản thấy rằng một khi cuộc kháng chiến chống 

Pháp kết thúc, họ sẽ bị tận diệt hẳn.

Theo những tài liệu mà Linh mục Trương Bá Cần thì trong 5 tháng (từ tháng 4 đến tháng 8-1953), có 10.015 địa chủ bị tố khổ; và theo tuần báo Time số 1-7-1959 được Linh mục Trương Bá Cần trích lại (cũng trong bài 

nêu trên) thì có 12 ngàn nông dân bị kết án oan, 16 ngàn người vô tội bị giết oan; theo Tibor Mende thì có 12 đến 15 ngàn người bị giết oan, và khoảng 20 ngàn người bị giam đã được phóng thích sau đợt sửa sai của chính 

phủ Việt Minh.

Theo lời những người đã sống tại Liên khu lV suốt từ ngày Việt Minh cướp chính quyền đến ngày di cư 1955 thì con số bị giết, bị bắt, bị tịch thu tài sản ruộng đất còn cao hơn nhiều, và các Linh mục - tu sĩ đấu tố trong dịp 

này cũng khá cao.

Chính vì các cuộc khủng hộ, sát hại kinh khủng đó, nên năm 1955, lợi dụng những điều khoản ghi trong hiệp định Genève 1954, hơn một triệu người đã phải lìa bỏ nơi chân nhau cắt rốn ở miền Bắc để di cư vào Nam, trong 

số có rất nhiều người từng hy sinh gian khổ, từng tích cực đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống Pháp.

Những diễn biến từ đầu của các phong trào cách mạng Việt Nam, tới cuộc khởi nghĩa mùa Thu năm Ất Dậu 1945, và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cho thấy chiến tranh Việt Nam tuỳ từng giai đoạn mà hình 

thành, và người dân Việt Nam từng chiến đấu gian khổ trong những hoàn cảnh chủ quan, khách quan đầy mâu thuẫn.

Sắp xếp những diễn biến đó, chúng ta thấy ngay khi người Pháp cho tầu chiến vào bắn phá thành Gia Định, vua quan Việt Nam và cả phong trào quần chúng nữa, đã tích cực chống Pháp, nhưng vì là một nước nhược tiểu 

lạc hậu, do giai cấp phong kiến lãnh đạo, lại thêm chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình, nên rốt cuộc phải thua người Pháp, phải ký hết hòa ước này đến hòa ước khác, và cuối cùng phải chịu để cho Pháp đặt ách đô 

hộ.

Sau khi người Pháp chiếm đóng bán đảo Đông Dương thì các phong trào Cần Vương nổi lên, nhưng bị cô lập, không biết cách tổ chức và vận động quần chúng, nên các phong trào đó chỉ bùng lên như lửa rơm rồi nối tiếp 

nhau mà tắt ngúm.

Hết phong trào Cần Vương là phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du; và phong trào này sau chịu ảnh hưởng cuộc cách mạng dân tộc ở Trung Hoa (1911) và cuộc cách mạng vô sản ở Nga sô (1917) mà biến thành 

những đảng phái chính trị khác xu hướng, khác chủ nghĩa.

Vì khác xu hướng, khác chủ nghĩa nên trước và sau cuộc đảo chính mùa Thu 1945, những người cùng làm cách mạng với nhau quay ra chia rẽ nhau, chém giết nhau, để thực dân và ngoại bang lợi dụng, đẻ ra giải pháp Bảo 

Đại, và tới 1955, khi ông Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại bằng cuộc Trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 thì giải pháp quốc gia ra đời.

Từ đó tới nay, tuy dân tộc Việt cùng chung một giòng giống con Hồng cháu Lạc và chung một ông Tổ Hùng Vương, nhưng lại thành hai quốc gia riêng biệt: miền Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa theo Thế giới tự 

do; còn miền Bắc nằm trong khối Cộng sản.

Hai miền Nam-Bắc có hai chính phủ riêng, hai Hiến pháp riêng; mỗi bên có một chính sách đối nội, đối ngoại riêng, có một hướng đi riêng, và đang đánh nhau chí mạng.

Đành rằng việc các ngoại cường họp tại Genève năm 1954, tự ý chia cắt Việt Nam làm đôi, là điều trái với nguyện vọng của toàn dân Việt Nam, vì họ tốn biết bao xương máu mới giành được thắng lợi trong cuộc kháng 

chiến chống thực dân Pháp, không phải để cuối cùng bị rước lấy nhục nhã, nhưng họ đành phải chấp nhận coi như trường hợp bất khả kháng.

Ai cũng tưởng với hiệp định Genève, có sự bảo đảm của các ngoại cường và có một Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, hai miền Nam - Bắc sẽ sống yên thân, ai lo phận ấy, mỗi bên đều có nhiệm vụ tái thiết, bồi đắp 

phần đất do mình quản lý để hàn gắn những vết thương chiến tranh gây ra, rồi chờ cơ hội thuận lợi, ngồi lại với nhau, tính chuyện thống nhất đất nước; nào ngờ mầm mống chiến tranh vẫn còn, và đến bấy giờ thì thực sự đã 

trở thành cuộc chiến toàn diện.

Dù sao thì nguyên nhân gần của cuộc chiến tàn khốc hiện nay vẫn là sự tranh chấp nội bộ giữa người Việt với người Việt. Cuộc tranh chấp này, tuỳ từng giai đoạn và tuỳ vào những biến chuyển của tình hình quốc tế mà thay 

hình đổi dạng, nhưng thực chất vẫn là bảo vệ quyền lợi giai cấp và bảo thủ chủ nghĩa - lập trường.

Điểm đặc biệt, vì Việt Nam giữ một vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam Á; là ngã ba quốc tế trên biển Thái Bình Dương; là nơi giáp nối của trục tam giác Hoa Thịnh Đốn - Bắc Kinh - Mạc Tư Khoa nên 

chiến tranh Việt Nam hiện nay không còn đóng khung trong ý nghĩa một cuộc nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng thuần túy nữa, mà nó đã trở thành cuộc chiến có tầm vóc quốc tế với sự liên hệ của ba siêu cường Mỹ-Nga

-Hoa.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 4.

Sự liên hệ của các ngoại cường trong chiến tranh Việt Nam.

Nguyên nhân sâu xa đưa tới cuộc chiến tranh Việt Nam hiện nay là sự cấu kết, tranh giành ảnh hưởng của các ngoại cường trên mảnh đất nhỏ bé này. Chính sự cấu kết, sự tranh giành ảnh hưởng đó một chiến tranh Việt 

Nam kéo dài đã hơn một phần tư thế kỷ, và chưa biết đến ngày nào mới thực sự chấm dứt.

Thật vậy, sau chiến tranh thế giới II, nhiều quốc gia Đông Âu, Trung Đông, Tiểu Á, Đông Nam Á vẫn tiếp tục có chiến tranh trong phạm vi nhỏ hẹp, nhưng những cuộc chiến tranh đó sớm chấm dứt, chỉ riêng Việt Nam là 

triền miên.

Sở dĩ Việt Nam chịu số phận hẩm hiu đó, như trên vừa trình bày, tại Việt Nam nằm vào một vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam Á; Là nơi mà Hoa Kỳ gọi là tiền đồn bảo vệ Thế giới Tự do; là nơi mà Trung 

Cộng - Nga Sô coi như đất dụng võ thuận lợi để vừa thử sức Hoa Kỳ, vừa vật lộn nhau vì tranh chấp quyền lợi và ngôi thứ giữa hai nước đàn anh cùng chung một chủ nghĩa.

Ngoài Hoa Kỳ, Trung Cộng, Nga Sô; còn một quốc gia khác đáng kể là nước Pháp. Chính Pháp là kể châm ngòi Chiến tranh Việt Nam trước tiên để ngọn lửa tai ác cứ bùng lên mãi.

Pháp quốc, như chúng ta biết, là một nước theo chủ nghĩa tư bản châu Âu, và khi chủ nghĩa này phát triển mạnh thì tiến đến quá trình một nước thực dân đế quốc, cất quân xâm chiếm nước ngoài để giành thị trường và sau 

đó, biến thành thuộc địa.

Không phải mãi tới cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, tư bản Pháp mới chú ý tới thị trường Việt Nam. Trên đường đi tìm thuộc địa, ngay từ 1680, thực dân Pháp đã dòm ngó đến Việt Nam, và qua năm 1696, họ đã lăm le 

xâm chiếm đảo Côn Sơn, vì đảo này năm trên đường giao thông từ châu Âu qua lục địa rộng lớnTrung Hoa.

Lý do cấp bách khiến Pháp phải đưa tầu chiến sang gây hấn rồi chiếm lấy Việt Nam là vì giữa thế kỷ thứ 18, nhiều nước tư bản châu Âu khác cũng trên đường sang châu Á tìm thuộc địa như Pháp, trong số đó có tư bản 

Anh là nguy hiểm nhất.

Năm 1749, tên tư bản Pháp Pierre Poivre đã tới Việt Nam xin yết kiến Chúa Nguyễn Võ Vương, và khi về Pháp, trình lên vua Pháp Louis thứ 15 là nên mau mau đưa quân sang chiếm giữ lấy mảnh đất mầu mỡ nhưng còn 

lạc hậu này, nếu chậm trễ, e sợ người Anh phỗng tay trên.

Năm 1784, Pháp có cơ hội bằng vàng, ngàn năm một thuở khi Chúa Nguyễn Ánh đánh nhau với quân Tây Sơn rồi nhờ Đức Cha Bá Đa Lộc đem Hoàng tử Cảnh sang Pháp ký hiệp ước Versaille, rồi được vua Louis 16 

của nước Pháp giúp 4 chiếc tầu chiến cùng 1.750 lính.

Với hiệp ước Versaille năm 1784, Chúa Nguyễn Ánh phải hứa nhượng cho Pháp hai cảng Đà Nẵng và đảo Côn Sơn; ngoài ra, Pháp còn được độc quyền buôn bán trên đất Việt Nam, và khi nào Pháp lâm chiên tranh, cần 

lương thực, lính tráng thì Chúa Nguyễn Ánh phải giúp sức.

Vì hiệp ước này mà sau khi Chúa Nguyễn Ánh dẹp Tây Sơn, thống nhất đất nước, lên ngôi lấy tên là Gia Long, vua Louis 18 đòi thi hành các điều khoản đã được ký kết.

Việc nước Pháp bắt vua Việt Nam thi hành hiệp ước Versaille là một trong những nguyên nhân khiến Pháp cất quân sang đánh chiếm luôn xứ này, rồi đặt nền đô hô lâu dài, ngót 100 năm.

Đời Gia Long, tình hình giao thương giữa Pháp và Việt Nam chưa căng thẳng lắm; nhưng qua triều Minh Mạng - Tự Đức thì mọi chuyện đều bế tắc, vì hai ông vua này cứng đầu, chẳng những không thi hành hiệp ước mà 

còn bắt bớ các giáo sĩ người Pháp và cấm cách đạo Gia-Tô.

Lịch sử Việt Nam ghi lại rằng năm 1821, vua Louis 18 của nước Pháp đòi vua Minh Mạng Việt Nam phải mở cửa biển cho tầu Pháp vào buôn bán. Qua đến năm 1847, Pháp lấy cớ vua Thiệu Trị cấm đạo, sát hại các giáo 

sĩ người Pháp, nên họ cho tầu chiến bắn phá cửa Đà Nẵng lần thứ nhất, rồi tới năm 1856, bắn phá lần thứ hai.

Năm 1858, quân Pháp đổ bộ Đà Nẵng; năm 1859, quân Pháp đặt chân lên đất Sài gòn, và năm 1861 thì chiếm Côn Sơn.

Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ; năm 1867 chiếm nốt 3 tỉnh còn lại ở miền Tây, và từ năm 1873 thì hạ thành Hà Nội. Ngày 25-8-1883, triều đình Huế đầu hàng, ký hòa ước nhận quyền bảo hộ của 

Pháp.

Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp trên đất Việt Nam như thế nào tưởng khỏi cần nhắc lại, vì ai ai cũng đã thừa hiểu, chỉ cần ghi lại đây vài con số để thấy nước Việt Nam nói riêng, và toàn cõi Đông Dương nói 

chung, đã làm giàu cho nước Pháp như thế nào:

Đầu tư của Pháp từ 1888 đến 1918

Công nghiệp và khai thác mỏ: 249 triệu Francs

- Giao thông vận tải: 128 triệu Francs

- Thương nghiệp: 75 triệu Francs

- Nông nghiệp: 40 triệu Francs

Từ năm 1924 đến 1930, con số này cao gấp 30 lần, chia ra như sau

- Nông nghiệp: 1.272,6 triệu Francs

- Khai thác mỏ: 653,7 triệu Francs

- Công nghiệp: 606,2 triệu Francs

- Giao thông vận tải: 174,2 triệu Francs

- Thương nghiệp: 363,6 triệu Francs

- Ngân hàng: 739,1 triệu Francs

Mấy con số trên đây tuy sơ lược nhưng cũng thấy mỗi năm tư bản Pháp càng bỏ thêm vốn vào công cuộc đầu tư ở Việt Nam, và thu về cho mẫu quốc những món lợi kếch xù không kể xiết.

Trong trận chiến tranh thế giới II, mức thu lợi của Pháp ở Đông Dương bị tụt xuống, nhưng vẫn dư tiền cung phụng cho mẫu quốc đầy đủ, và những số tiền cung phụng đó, dân Việt Nam phải nai lưng ra gánh chịu.

Trong các ngành đầu tư của Pháp ở Việt Nam, chỉ có ngành nông nghiệp, khai thác hầm mỏ và trồng cao su là thu lợi lớn nhất. Nhờ 3 ngành này mà số xuất cảng hàng năm lên cao.

Về nông nghiệp, chẳng hạn năm 1913, tổng số ruộng đất mà Pháp khai khẩn ở Việt Nam chỉ mới 470 ngàn mẫu, vậy mà tới 1930, con số này đã tăng lên 760 ngàn mẫu, tức chiếm khoảng một phần sáu (1/6) tổng số ruộng 

đất toàn cõi Đông Dương.

Về cao su, năm 1917, diện tich trồng là 17 ngàn mẫu; nhưng tới năm 1931 thì tăng lên 100 ngàn mẫu với số vốn đầu tư 400,7 triệu Francs.

Về than đá, năm 1935, Pháp khai thác được khoảng 1.775.000 tấn, nhưng tới năm 1939 thì tăng lên 2.615.000 tấn v.v.

Nhờ mức khai thác bất cứ ngành gì cũng tăng lên nên số hàng hóa xuất cảng cũng tăng rất nhanh, chẳng hạn năm 1934 toàn cõi Đông Dương xuất cảng 3.437.000 tấn hàng trị giá 106 triệu đồng tin năm 1939, nó đã tăng 

lên 4.702.000 tấn, trị giá 350 triệu đồng.

Những con số của tài liệu Cách mạng Việt Nam ghi trên đây cho thấy Pháp càng đầu tư, càng khai thác sức mạnh ở Việt Nam nhiều chừng nào thì người dân Việt Nam càng bị bóc lột tận cùng chừng ấy, và cho thấy quyền 

lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam lớn lao như thế nào!

Đi cai trị xứ người là bóc lột, đấy là một nguyên tắc bất di bất dịch của thực dân, dù là thực dân mới gay cũ. Chính viên Toàn Quyền Đông Dương Albert Sarraut trong “Grandeur et Servitude Coloniales” cũng đã từng 

nhận định rằng việc khai thác thuộc địa là một hình thức bóc lột, vụ lợi bằng bạo lực. Khi những dân tộc đi tìm thuộc địa ở những lục địa xa xôi và chiếm đoạt những xứ đó thì trước hết họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản 

thân họ, chỉ hoạt động cho sự thịnh vượng hùng cường của nước họ. Họ thèm khát những thị trường buôn bán và những chỗ dựa chính trị. Như vậy, việc khai thác thuộc địa chỉ là một hình thức kinh doanh, phục vụ một 

chiều cho lợi ích cá nhân của kẻ mạnh đối với kẻ yếu.

Đoạn báo cáo sau đây của viên Chánh thanh tra các sở mỏ Desrousscaux trình lên Toàn quyền Đông Dương càng chứng minh hơn những nhận định vừa nêu của Albert Sarraut: “Một tâm lý bất di bất dịch là dân nhà quê 

Việt Nam chỉ khi nào bị đói rã người, họ mới chịu rời quê hương để đi xa kiếm ăn. Vậy muốn tránh tình trạng khan hiếm nhân công ở các hầm mỏ và các đồn điên cao su thì phải bần cùng hóa nông thôn, ha giá các loại sản 

phẩm nông nghiệp”.

Bần cùng hóa Việt Nam và hạ giá các loại sản phẩm nông nghiệp, chủ đích là dồn người dân nghèo đói Việt Nam vào bước đường cùng, để rồi không biết lấy gì ăn qua ngày, rốt cuộc phải đi làm phu cho thực dân Pháp.

Nhưng đời sống phu phen trong các hầm mỏ, và nhất là trong các đồn điền cao su có được bảo đảm không? Vậy, chúng ta hãy nghe Henri de Montpezat trong một bài đăng trên trên tờ Volonté Indochinoises ngày 10-8-

1927. Bài này, Henri de Montpezat tả cảnh thực dân Pháp mộ phu ở Bắc Việt giống như cảnh buôn bán người nô lệ thời xưa - mà còn bị còn bì ổi hơn thế nữa - vì mỗi người phu chỉ được mua với giá 5 đồng (5 đồng hồi 

1927 trị giá bằng 5 ngàn bây giờ), và sau đó bị bóc lọt cùng cực đến còn da bọc xương, đa số bị chết thảm thương.

Về số tử của các công nhân người Việt tại những đồn điền cao su do Pháp khai thác, theo báo cáo của một Nghị sĩ trong phiên họp ngày 3-12-1928 tại Hạ viện Pháp thì riêng ở công ty đồn điền cao su Terra Ronger (đồn 

điền đất đỏ), trong khoảng 11 tháng, thấy khai tử 123 người với tổng số 659 công nhân. Tại công ty Cây Nhiệt đới năm 1927, trong số một nghìn công nhân thì có 474 người chết! Trung bình, số công nhân chết tại các đồn 

điền vào khoảng từ 40 đến 50%.

Mấy con số trích dẫn khiêm nhượng trong kho tài liệu “Cách mạng cận đại Việt Nam” trên đây, cho thấy sự bóc lột dã man tàn ác của thực dân Pháp ở Đông Dương như thế nào!

Sở dĩ chúng tôi phải trích dẫn một ít tài liệu này là cốt nói lên rằng không một ngoại bang tư bản hùng mạnh nào thèm thương hại đến dân tộc nhỏ bé Việt Nam, và khi người mạnh nói giúp kẻ yếu thì hãy coi chừng, vì sự 

giúp đỡ sẽ là màn đầu của cuộc chinh phục. Việc triều dình nước Pháp nhận giúp Nguyễn Ánh 4 chiếc tầu chiến với 1.750 binh sĩ để đánh Tây Sơn một điển hình.

Điển hình khác liên quan tới cuộc chiến Việt Nam hiện nay là việc phát xít Nhật noi gương tư bản thực dân châu Âu, dùng thuyết Đại Đông Á và chủ nghĩa da vàng để đi chinh phục.

Như chúng ta biết, Nhật là nước châu Á duy nhất không bị thực dân châu Âu cai trị, có một nền kỹ nghệ phát triển chẳng thua kém gì các nước tư bản châu Âu, và cũng theo chủ nghĩa tư bản như châu Âu nữa.

Nhưng tư bản Nhật sinh sau đẻ muộn, cũng như tư bản Ý và Đức; vì thế nên sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu xảy ra (vào khoảng 1929-1934), bọn Quốc xã Đức-Ý và Nhật liền liên minh với nhau tranh giành thị 

trường với các nước tư bản kỳ cựu châu Âu.

Cuộc tranh giành thị trường này là nguyên nhân đưa đến chiến tranh thế giới II. Bên trời Âu, Đức - Ý tung hoành, xua quân xâm lăng, hùng hổ chiếm hết nước này đến nước khác, trong số có cả nước Pháp.

Bên trời Á, ngay từ 1931, Nhật đã chiếm Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Trung Hoa là vùng có nhiều tài nguyên phong phú, để thiết lập những cơ sở kỹ nghệ lớn. Ngày 7-7-1937, Nhật mở rộng cuộc chiến tranh xâm 

lăng Trung Hoa, và đến ngày 22 tháng 9 năm 1940 thì Nhật dùng áp lực buộc Toàn Quyền Pháp Decoux phải để cho họ kéo quân vào Đông Dương.

Lúc kéo quân vào Đông Dương, Nhật lấy cớ mượn các sân bay Bắc Kỳ và đường sắt Hà Nội -Vân Nam để tiếp tế cho lực lượng Nhật ở Trung Hoa đánh bọc hậu Tưởng Giới Thạch, nhưng đến ngày 9-3-1945 thì họ đảo 

chính hẳn thực dân Pháp.

Đảo chính Pháp, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, nhưng trên thực tế, họ là nước thực dân mới mà chính sách cai trị còn hà khắc hơn Pháp rất nhiều.

Từ khi Nhật kéo quân vào Đông Dương cho tới lúc đầu hàng Đồng minh thì sự tranh giành giữa hai con chó cùng hờm một miếng mồi, nên người Việt Nam cũng chia ra hai ba phe đấu tranh với nhau; phe thân Pháp, phe 

thân Nhật và phe chống cả hai bên!

Cũng từ ngày Nhật kéo quân vào Đông Dương hì bao nhiêu quyền lợi của thực dân Pháp ở Việt Nam mất dần mất mòn, vì chui trọn vào tay Nhật, và sau khi Nhật đầu hàng thì xảy ra ra vụ cướp chính quyền của người 

Việt Nam.

Ngay từ năm 1944, khi nước Pháp được quân đội Đồng minh giải phóng, Tây thực dân đã nghĩ tới việc quay trở lại với những quyền lợi ở Đông Dương. Tướng De Gaulle, trong một bài diễn văn đọc tại Congo Brarzaville 

ngày 30-1-1944 cũng đã đề cập đếm một chính sách thuộc địa mới.

Bài diễn văn của tướng De Gaulle lúc bấy giờ chỉ ý vuốt ve quần chúng các nước bị trị, giữ cho họ đừng ngả về phe phát xít Nhật mà làm thiệt hại đến quyền lợi người Pháp, chứ không ai tin rằng De Gaulle lại thật tâm 

muốn trao trả độc lập lại cho các thuộc địa, dầu là một nền tự trị hay quân trị cũng đừng mong.

Linh mục Cao văn Luận trong cuốn Bên Giòng Lịch Sử vừa mới do nhà Trí Dũng xuất bản tại Sài gòn hồi thâng 9-1972, cho biết trong giới Việt kiều ở Pháp hồi bấy giờ, có kẻ cũng ngây thơ, dựa vào bài diễn văn của De 

Gaulle cứ tin tưởng rằng sau chiến thắng, Pháp sẽ có một chính sách cởi mở hơn đối với các thuộc địa.

Tuy trong bài diễn văn đọc tại Congo Brazaville ngày 30-1-1944, tướng De Gaulle có tuyên bố nước Pháp dưới quyền lãnh đạo của ông, sẽ tìm cách làm cho các dân tộc thuộc địa tiến bộ đến trình độ có thể tự trị, nhưng 

trước đó, De Gaulle đã từ chối cung cấp vũ khí cho Việt Minh để liên kết với Pháp chống Nhật.

Việc De Gaulle, không chấp nhận cung cấp khí giới cho Việt Minh, một phần sợ Việt Minh sẽ dùng chính thứ khi giới đó quật lại Pháp sau này theo kiểu gậy ông đập lưng ông, nhưng phần khác cũng vì Việt Minh tuyên bố 

đứng về phe Đồng minh, điều mà Pháp De Gaulle không muốn chút nào.

Tâm địa người Pháp thực dân lúc này thật hết sức mâu thuẫn, một đằng nhờ lực lượng hùng hậu của Đồng Minh giải phóng nước Pháp, và và muốn nhờ lực lượng này đánh bại Nhật ở Viễn Đông, đồng thời giúp Pháp trở lại 

Đông Dương. Nhưng đằng khác, họ lại sợ một trong những nước Đồng minh đang giúp họ, sẽ nắm cơ hội, đoạt hết tất cả mọi quyền lợi mà Pháp đã gây dựng ngót 100 năm ở Đông Dương.

Tâm địa này được bộc lộ rõ ràng trong bức điện của tướng De Gaulle gửi Bảo Đại hôm 20-8-1954. Bức điện nói rằng ng rất tiếc không thể gửi sang Đông Dương một vị Toàn Quyền mới như lời đã hứa, vì “một chính 

đảng Việt Nam đã đi đôi với các nước Đồng minh”.

Bức điện, cũng báo cho Bảo Đại biết chiếc thiết giáp hạm Richelieu trên đường sang Đông Dương đã nhận được lệnh dừng lại tại Tích Lan cho tới khi có lệnh mới, đồng thời khuyên tất cả người Pháp ở Đông Dương bình 

tĩnh, chờ cơ hội thuận lợi hơn.

Qua ngày 25-8-1945, trong một cuộc họp báo tại New-Delhi (thủ đô Ấn Độ), tướng De Gaulle tuyên bố huỵch toẹt rằng Pháp nhất quyết lấy lại Đông Dương, vì đó là vấn đề sinh tử của nước Pháp. Khi De Gaulle tuyên 

bố như thế thì một binh lực gồm bảy ngàn người, dưới quyền chỉ huy của đô đốc d’Argenlieu đã sẵn sàng nối gót quân đội Anh đổ bộ Sài gòn.

Trong các nước thực dân cũ, chỉ có Pháp bị kết án là lạc hậu nhất. Pháp hơn các quốc gia tư bản châu Âu khác ở chỗ được thừa hưởng gia tài của cuộc cách mạng 1789; cuộc cách mạng này vĩ đại không kém cuộc cách 

mạng vô sản tháng Mười ở Nga Sô năm 1917 hay cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Hoa. Cuộc cách mạng đó nếu đã đốt sáng “Ngọn đuốc tự do” soi khắp thế giới thì nó lại càng làm tăm tối tăm hơn đa số người 

Pháp, vì đã dùng võ lực xâm lăng và đặt ách đô hộ lên đầu nhiều dân tộc nhược tiểu.

Đốt sáng lên “Ngọn đuốc tự do” mà chính bản thân người Pháp thực dân người Pháp u mê, không hiểu rõ tình hình và mọi biến chuyển thế giới sau chiến tranh thế giới II.

Ai cũng biết sau chiến tranh thế giới II, toàn bộ các nước tư bản châu Âu tan rã, không còn đủ lực để tái thiết mẫu quốc chứ đừng nói tới việc duy trì thuộc địa.

Các dân tộc nhược tiểu đã lạc hậu, nhưng họ cũng nhân cơ hội đế quốc tư bản châu Âu kiệt quệ đã vùng lên đấu tranh đòi độc lập, đòi chủ quyền, và hễ cái gì càng bị đè nén áp bức nhiều chừng nào thì sức đề kháng càng 

mãnh liệt chừng ấy.

Lại nữa, trong Chiến tranh thế giới II, chủ tâm của Nga Sô và Hoa Kỳ ngoài việc dốc toàn lực đánh bại phe trục Đức-Ý-Nhật, còn muốn nhân cơ hội, loại trừ thế lực cùng ảnh hưởng các nước thực dân tư bản cũ tại những 

thuộc địa, để biến nó thành ảnh hưởng và thị trường của riêng mình.

Điều này khỏi cần chứng minh thì ai cũng trông thấy rõ, vì sau chiến tranh thế giới II, các nước thực dân cũ đều mất hết thuộc địa; nào Pháp, nào Anh, nào Bỉ, nào Bồ Đào Nha, nào Tây Ban Nha v.V. chẳng ai giữ được 

mảnh đất hải ngoại nào trong tay; và các nước bị trị cũ như Việt Nam, Nam Dương, Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan v.v. cả những nước thuộc khối Ả Rập - Phi Châu như Maroc, Tunise, Angerie, Madagasca, Congo thuộc 

Bỉ, thuộc Pháp v.v... đều nối tiếp nhau tuyên bố độc lập, rồi thì hoặc nằm trong vùng ảnh hưởng của Mỹ, hoặc nằm trong vòng ảnh hưởng Nga Sô.

Kết quả cuộc chiến tranh thế giới II đã làm đảo lộn hẳn tình hình thế giới và hiện thời, đừng nói các nước bị trị, ngay cả những quốc gia trước có rất nhiều thuộc địa, và từng được xếp vào hạng Ngũ Cường như Anh với 

Pháp chẳng hạn, cũng phải xoay quanh quỹ đạo của Hoa Kỳ, không thể nào tách ra được.

Tình hình thực tế trước mắt như vậy mà thực dân Pháp vẫn ngoan cố bám gót quân Anh đổ bộ Sài gòn, gây cuộc chiến tranh Việt-Pháp kéo dài gần chín năm, và biến thành quá trình của cuộc chiến tàn khốc hiện tại.

Chắc chắn ai cũng nhìn nhận rằng chiến tranh Việt-Pháp 1946-1953 là giai đoạn mở đầu cho chiến tranh Việt Nam hiện nay. Giả sử Pháp không ngoan cố, không lạc hậu, đừng dại dột gây nên cuộc chiến đó thì hiện tình 

Việt Nam ngày nay ra sao?

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 5.

Trong chiến tranh thế giới II, lúc đầu Pháp là kẻ bại trận, bị Đức chiếm đóng; nhưng chung cuộc, thành ra kẻ thắng trận, nhờ lực lượng Đồng minh giải phóng, và nhờ phe Trục bị Đồng minh quất sụm.

Kết quả chiến tranh thế giới II, tuy toàn bộ quân lực Pháp không bị tiêu diệt, những cũng bị thiệt hại rất nhiều. Dầu vậy, đối với xứ thuộc địa cũ Việt Nam, họ vẫn khinh khi, tưởng chỉ với ít ngàn quân do Đô đốc d’Argelieu 

tướng Leclere chỉ huy là có thể bóp muối dễ dàng.

Thật là một nhầm lẫn vô cùng tai hại, đưa lại sự thiệt hại cho cả Pháp lẫn Việt. Ngay trong vòng 5 năm đầu của cuộc chiến, Pháp đã phải chi phí ở Đông Dương trên 800 tỷ Francs với số lính thương vong như sau:

- Tử trận 43.160 người, chia ra; 1.247 sĩ quan, 4.233 hạ sĩ quan; 5.488 lính lê dương; 5.024 lính Bắc Phi; 17.068 lính bản xứ Việt- Mên-Lào (tài liệu do Bộ Chiến tranh Pháp công bố).

Và nếu tính gộp chung lại từ 1945 đến nửa năm 1954 thì phía Pháp có trên 90 ngàn người vừa tử trận vừa mất tích; chiến phí lên tới khoảng 2.400 tỷ Francs. Riêng tổng số thiệt hại về phía Việt Nam, chẳng thấy bên nào 

công bố tài liệu chính thức, những cũng được ước lượng là rất cao; nếu kể cả số thường dân bị nạn thì có lẽ gấp ba lần hơm số thương vong của binh sĩ Pháp.

Chiến tranh Việt-Pháp chẳng những làm cho nước Pháp mất người thiệt của mà còn làm cho nội tình chính trị rồi bời, hết nhân vật đảng phái này đến nhân vật đảng phái khác được mời đứng ra thành lập Nội các, nào Xã 

hội, nào Cấp tiến đủ cả; có vị lãnh đạo Chính phủ được ba ngày; có vị một vài tháng; có vị đáo tới đáo lui làm Thủ tướng những 2-3 lần, và dù đại diện cho khuynh hướng nào thì chung quy vẫn là lo việc giải quyết chiến 

tranh Việt Nam.

Lúc đầu, các Thủ tướng còn nói đến chuyện tìm chiến thắng nhanh chóng; nhưng về sau, chỉ cốt làm sao rút chân ra khỏi vùng sình Việt Nam với hy vọng giữ lại được những quyền lợi sẵn có.

Mười bảy vị Thủ tướng Pháp trong vòng 9 năm chiến tranh Việt Nam, đã đưa ra hết giải pháp này đến giải pháp khác, chẳng hạn lúc đầu thì ngạo nghễ, phơi bày hẳn bộ mặt thực dân vênh váo ra, nhưng đến khi thấy họ trơ 

trẽn quá, liền dùng lá bài Bảo Đại để làm mặt nạ, làm lễ trao trả độc lập cho Việt Nam, và đổi danh từ “đạo quân viễn chinh” thành “Quân đội Liên hiệp Pháp” nhưng vẫn bị sa lầy, vẫn bị quần chúng Việt Nam nhận ra bộ 

mặt thật.

Thủ tiêu Chính phủ Nam Kỳ quốc, đưa Bảo Đại về nước nắm quyền hành, thực dân Pháp muốn lồng chính trị vào quân sự trong vvấn đề Việt Nam và tưởng dùng chiếc bánh vẽ độc lập như là quy tụ được tất cả những 

người quốc gia, hầu giúp Pháp dễ dàng tiến hành chương trình thực dân, bảo vệ những quyền lợi sắn có tại Đông Dương.

Đây là một lầm lẫn tai hại thứ hai của Pháp, vì Bảo Đại qua bản chất và quá khứ của ông ta, không được bất cứ một người Việt yêu nước chân chính nào tín nhiệm, may ra có một thiểu số thương hại mà thôi.

Vì không được sự tín nhiệm như thế nên ngay từ đầu, giải pháp Bảo Đại đã lúng ta lúng túng, ủy nhiệm hết người nọ đến người kia lập Chính phủ, cải tổ nội các tới lui mà cũng chẳng làm nên tích sự gì.

Tinh ra trong vòng chưa đầy 6 năm, từ khi có giải pháp Bảo Đại (1948-1954), ông ta đã ủy nhiệm và thành lập Nội các và cải tổ nhiều lần; Nguyễn văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần văn Hữu (cải tổ Nội các ba lần), 

Nguyễn văn Tâm (cải tổ nội các hai lần), Bửu Lộc, và cuối cùng là Ngô Đình Diệm.

Với giải pháp Bảo Đại, cuộc chiến Việt Nam đã được khoác cho một bộ mặt mới, và là nguyên thủy đưa tới việc chia đôi Việt Nam vào giữa năm 1954.

Ngoài sáng kiến giải pháp Bảo Đại, các Chính phủ Pháp liên tiếp còn chạy thầy chạy thuốc lung tung, và ông thầy được Pháp gõ cửa trước tiên là Hoa Kỳ.

Hồi này Hoa Kỳ còn đang lâm chiến ở Triều Tiên, nhưng vẫn sẵn sàng giúp Pháp tiền bạc, súng ống, đạn dược, máy bay, tầu chiến, quân trang quân dụng v.v... và nhờ thế mà Pháp cầm cự được tới đầu năm 1954.

Hết cải tổ Chính phủ, đưa ra giải pháp Bảo Đại và nhờ Hoa Kỳ giúp sức, Pháp còn thay đổi liên tiếp Cao ủy và vị Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, nào d’Argenlieu, nào Bolaert, Letourneau, nào De Lattre de 

Tassigny, nào Paul Ely, nào Salan, nào Navarre v.v. những cuối cùng vẫn đi đến thảm bại.

Với chiến tranh Đông Dương, ngoài những thất bại liên tiếp về quân sự, còn đưa nước Pháp vào hoàn cảnh kiệt quệ tài chính, đồng Francs bị xuống giá dần dần so với đồng Mỹ kim của Hoa Kỳ, và làm cho cho nội tình 

chính trị nước Pháp trở nên bất ổn khiến Pháp mất rất nhiều ảnh hưởng về mặt ngoại giao quốc tế.

Những năm đầu của cuộc chiến, Pháp còn làm mưa làm gió và nắm thế chủ động trên khắp chiến trường, dồn Chính phủ Việt Minh vào chiến khu. Nhưng từ khi Mao Trạch Đông chiếm hết đại lục Trung Hoa thì quân đội 

Pháp lâm vào thế bị động, khiến Chính phủ Pháp phải đưa vị danh tướng thượng hạng De Lattre de Tassigny sang làm Tổng tư lệnh ở Đông Dương.

Hồi De Laftre de Tassigny sang Đông Dương thì tình hình quân sự đã hết sức nghiêm trọng các tỉnh miền trung du Bắc Việt bị uy hiếp nặng nề, và tại Hà Nội - Hải Phòng, dân chúng bắt đầu hoang mang giao động.

Khoảng giữa 1950, nhiều nhà giàu ở thủ đô Hà Nội đã nói tới chuyện bán nhà cửa, đồ đạc để chạy vào Sài gòn; sự đi lại giữa tỉnh này đến tỉnh khác hoàn toàn miền Bắc được dân chúng tự hạn chế, vì ai cũng sợ đánh nhau 

to thì mắc kẹt.

Để cung ứng nhu cầu chiến trường, Pháp mở nhiều lớp đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan cấp tốc, trong đó có lớp Thủ Đức, lớp ở Đập Đá, An Cựu, Huế. Những người lớn tuổi có bằng Thanh chung cũng bị gọi nhập học các 

khóa huấn luyện cấp tốc này, và sau 4 hoặc 6 tháng tập luyện, họ ra trường với cấp bậc chuẩn uý, được bổ sung sang chiến trường miền Bắc.

Ngoài những thanh thiếu niên có bằng (Trung học đệ nhất cấp), bị gọi đi học khóa huấn luyện sĩ quan cấp tốc, Pháp còn mở những khóa huấn luyện đặc biệt dành cho hạ sĩ quan được đặc cách đi học 4 tháng để trở thành 

chuẩn uý.

Vì hầu hết học viên khóa này, sau khi tốt nghiệp, đều bị đưa ra Bắc, nên ai cũng sợ; do đó phát sinh ra tệ trạng tham những kinh khủng, con ông cháu cha và những ai có tiền bạc lo lót thì được ở lại Sài gòn, Huế, bằng 

không, bị đưa tuốt ra Bắc Kỳ, mà ra Bắc thì mười phần kể như chín chết, một phần sống.

Cái tâm trạng sợ hãi của những người lính bị đưa ra Bắc hồi bấy giờ, đã nói lên tính cách nghiêm trọng của tình hình chiến sự, và do là lý do khiến Chính phủ Pháp cử tướng De Lattre de Tassigny qua Đông Dương.

De Lattre de Tassigny là một tướng tài, danh bất hư truyền, giống như hổ tướng của Mỹ Mc Arthur trong chiến tranh Cao-Ly, vừa chân ướt chân ráo tới Đông Dương, ông ta đã bắt tay ngay vào công việc phòng thủ Hà 

Nội và chặn đứng không để quân kháng chiến Việt Nam tràn vào Trung du Bắc bộ; nhờ thế mà chiến dịch tổng phản công của kháng chiến Việt Nam bị bẻ gẫy.

Công việc đầu tiên của tướng De Lattre là xây dựng những đồn luỹ kiên cố vòng cánh cung xung quanh Hà Nội và đặt nhiều khẩu đại pháo khổng lôg để bảo vệ thủ đô. Tiếp đến là mở các cuộc phản công táo bạo bằng 

cách đổ bộ Hòa Bình - Nà Sản, áp dụng chiến thuật đánh bọc hậu địch, đánh giữa lòng địch. Chiến thuật của tướng De Lattre tuy mang lại hiệu quả nhất thời, giữ không cho quân kháng chiến Việt Nam đánh chiếm thủ đô 

Hà Nội, nhưng lại gây cho quân đội Pháp một thiệt hại đáng kể về nhân mạng.

Trận Hòa Bình được tướng De Lattre nghiên cứu và thực hiện về cả hai mặt quân sự lẫn chính trị. Quân sự thì cho nhiều Tiểu đoàn ồ ạt nhảy dù rồi thiết lập công sự phòng thủ vững chắc, y như tính chuyện lâu dài. Còn về 

chính trị thì ông mời Quốc trưởng Bảo Đại đích thân đáp máy bay đến mặt trận để tham viếng uý lạo binh sĩ.

Dạo ấy, có nhiều giai thoại ngụ ý châm biếm về chuyện Quốc trưởng Bảo Đại đi quan sát mặt trận Hòa Bình. Có kể nói Bảo Đại bị De Lattre ép buộc phải đi, dầu trong bụng rất run sợ.

Kẻ khác bảo rằng đây là lần đầu tiên trong đời, Bảo Đại đi thăm viếng mặt trận, mà lại mặt trận hết sức nguy hiểm. Tuy ông ta lưu lại Hòa Bình chừng một tiếng đồng hồ, nhưng “bị” De Lattre “lôi” đi cùng hết, xuống cả 

hầm chứa thương bệnh binh, và chính mắt Bảo Đại thấy người sống nằm chồng lên người chết.

Hòa Bình là yếu địa của quân kháng chiến, nếu để Pháp chiếm Hòa Bình thì những cánh quân ở trung châu bị cô lập. Bởi thế Võ Nguyên Giáp bắt buộc phải rút các đơn vị vùng trung châu về để giai tỏa áp lực Pháp.

Cho đến nay, những tài liệu liên quan tới trận đánh Hòa Bình được tiết lộ rất ít, chỉ biết rằng quyết định đổ bộ Hòa Bình, tướng De Lattre đã hành động hết sức mạo hiểm, vì tất cả đều phải dùng bằng Không lực chứ không 

thể dùng bằng đường bộ, nên tiến thì dễ, mà rút lui lại vô phương, Bởi thế, khi bị quân kháng chiến vây hãm và tràn ngập bằng chiến thuật biển người, tướng De Lattre phải quyết định thí quân, cho B-26 và nhiều khu trục tới 

dội bom, hủy diệt cả quân kháng chiến lẫn quân đội viễn chinh Pháp.

Có dư luận đồn rằng chính trong trận Hòa Bình này, tướng De Lattre bị súng phòng không của quân kháng chiến Việt Nam bắn bị thương khi ông ngồi trên máy bay quân sát mặt trận; sau đó được đưa về Pháp và qua đời, 

nhưng vì sợ mất thể diện, nên Chính phủ Pháp loan báo tướng De Lattre chết vì bị chứng bệnh ung thư máu.

Trước ngày tướng De Lattre từ trần chừng 7 tháng, đứa con trai duy nhất của ông là trung úy Bernard cũng tử trận tại Ninh Bình. Cái chết của trung úy Bernard De Lattre gây xúc động dư luận dạo ấy.

Sau trận Hòa Bình, Pháp rút lui luôn Nà Sản, Nà Sản tuy không bị thiệt hại về nhân mạng, nhưng bao nhiêu cơ giới và súng ống nặng đều bị phá hủy hết ngay tại chỗ trước khi người lính Pháp cuối cùng bước lên phi cơ.

Ngoài Nà Sản, Pháp còn rút lui thêm nhiều đồn bốt khác dọc biên giới vì không chịu nổi áp lực hết sức nặng nề của quân kháng chiến Việt Nam, và những cuộc rút lui liên tiếp này càng làm cho tình hình Bắc Việt lúc bấy 

giờ thêm khẩn trương.

Từ năm 1950, Việt Minh nhờ được tăng viện của Trung Cộng, mở những trận tấn công lớn, gây cho Pháp tổn thất nặng nề. Qua năm 1951, dầu tướng tài De Lattre de Tassigny chỉ huy, nhưng phạm vi kiểm soát của Pháp 

bị thu hẹp lại, hầu như chỉ ở vùng trung châu, còn vùng Thượng du Bắc Việt kể như mất hẳn.

Để đương đầu với tình thế, và để có đủ quân sĩ, một mặt Pháp gửi viện binh từ mẫu quốc qua; mặt khác, buộc Bảo Đại phải gấp rút thành lập quân đội quốc gia với quân số khoảng trên 100 ngàn người; đồng thời Pháp 

chạy đi cầu cứu Hoa Kỳ viện trợ tiền vũ khí.

Trước đó, cả ba kỳ Nam-Trung-Bắc, người Pháp đã thành lập được những đơn vị biệt lập, nhưng chưa thống nhất danh xưng, mãi năm 1951 mới gọi chung là Quân đội quốc gia Việt Nam, và một số đông người Việt 

Nam vốn đi lính cho Pháp, mang cấp bậc sĩ quan quân đội Pháp, được giao hoàn về chỉ huy quân đội Việt Nam vừa thành lập mỗi người trở về như vậy đều được đặc cách thăng lên một hoặc hai ba cấp. Các tướng 

Nguyễn văn Hinh, Nguyễn văn Vỹ, Nguyễn Ngoc Lễ v.v. trở về hang ngũ quân đội Việt Nam thời kỳ này. Riêng trung tá Nguyễn văn Hinh được thăng lên hàng tướng làm Tổng Tham mưu trưởng quân đội quốc gia Việt 

Nam.

Đại tướng Pháp De Lattre de Tassigny tài thì có tài thật, nhưng mãnh hổ nan địch quần hổ, ông không thể dốc hết sở trường võ học của ông để điều khiển và khai thác một quân đội nhiều về quân số, sống hoàn toàn chẳng 

có chút tinh thần nào.

Nói rõ hơn, đội quân mà tướng De Lattre làm Tổng tư lệnh đội quân ô hợp, đa số toàn là những thành phần bị ép buộc phải sang Đông Dương chịu trận, còn tệ hơn cả bọn chuyên đi đánh giặc thuê.

Thì làm thế nào mà viên danh tướng De Lattre có thể nhồi vào óc những người dân Phi châu như Maroc, Angerie, Tunisie, Madagassca, Lê Dương v.v. và cả những thanh niên bản xứ Việt - Mên - Lào một lý tưởng cao 

đẹp để họ chiến đấu hăng say và dám chết cho lý tưởng đó?

Đaho quân Lê dương của Pháp có tiếng là đánh giặc liều mạng nhất, và cũng phá phách dân chúng Việt Nam dữ dội nhất thì đa số gồm toàn tù binh Bắc Phi bị bắt trong chiến tranh thế giới II. Họ đi lính cho Pháp với tự 

cách những kẻ đi đánh thuê.

Đạo quân thứ hai gồm toàn người da đen Phi châu, ở những xứ thuộc địa của Pháp như Maroc, Tunisie, Angerie, đa số binh lính trong đạo quân này sang Đông Dương là vì bị Pháp ép buộc, nên khi lâm trận thì hoặc đầu 

hàng kháng chiến Việt Nam, hoặc vứt súng chạy; còn ở đơn vị thì vô kỷ luật, nhiều lúc dám tỏ sự uất ức và lòng căm phẫn ngày trước mặt các sĩ quan Pháp.

Một số trong đạo quân da đen này, bị Việt Minh bắt làm tù binh, được nhồi sọ và huấn luyện theo kiểu Cộng sản, rồi thành phần nào “tiến bộ” thì được Việt Minh tìm cách cho trở về nguyên quán, gây phong trào kháng 

chiến chống Pháp, giành độc lập sau này. Nhiều tin tức tiết lộ rằng một số đảng viên Cộng sản Phi châu hiện nay, vốn từng đi lính cho Pháp sang Đông Dương và hấp thụ được chủ nghĩa duy vật trong các trại giam Việt 

Minh.

Nói thế không phải tất cả những người lính Phi châu qua Đông Dương đều trở thành các phần tử chống Pháp. Trong đó cũng có những tên dựa vào thế lực Pháp để sau này quay về ức hiếp đồng bào, và một thiểu số khác 

trở thành nhân vật lãnh đạo quốc gia họ, chẳng hạn Tổng thống Bokassa ở Trung Phi mà báo chí Việt Nam hồi 1971 đã nói nhiều, qua việc ông tìm thấy con gái của ông rơi rớt ở Việt Nam khi ông còn là một sĩ quan trong 

quân đội Liên hiệp Pháp sang chiến đấu giúp Pháp ở Đông Dương.

Ngoài hai hạng lính trên, trong quân đội Pháp lúc bấy giờ còn có các đơn vị Partisan; họ là những người Việt Nam hoàn toàn vô ý thức về chính trị phần nhiều đi lính cho Pháp vì kế sinh nhai, hoặc uốn có cuộc làm phách 

làm lối với đồng bào. Dĩ nhiên trong hàng ngũ Partisan cũng có một thiểu số thù oán Việt Minh Cộng sản vì có thân nhân bị sát hại.

Sau này, khi giải pháp Bảo Đại ra đời, các Chính phủ kế tiếp - đặc biệt hai Chính phủ Trần văn Hữu, Nguyễn văn Tâm, đã dốc toàn lực lập cho Pháp một quân đội Quốc gia với quân số 100 ngàn người, nhưng thực chất 

của “đạo quân quốc gia” này cũng chỉ là những tên partisan không hơn không kém.

Về việc thành lập “quân đội quốc gia Việt Nam”, trong bài diễn văn đọc nhân buổi lễ trình diện Nội các cải tổ lần thứ hai, tổ chức sáng 8-3 1953, Thủ tướng Trần văn Hữu báo cáo chưa đầy một năm, ông đã thành lập 

được 26 Tiểu đoàn. Tới khi Trần văn Hữu xuống, Nguyễn văn Tâm lên (tháng 6-1952) quân đội quốc gia Việt Nam đã có quân số khoảng trên 100 ngàn. Qua đầu năm 1954 quân số này tăng lên đến 175 ngàn, nhưng 

trong đó gồm cả lực lượng các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên.

Phải công nhận Nguyễn văn Tâm là người có công nhất trong việc giúp Pháp thành lập quân đội mà còn lập thêm lực lượng cảnh sát, công an, hồi Nguyễn văn Tâm làm Thủ tướng thì con trai là trung tướng Nguyễn văn 

Hinh giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội rất trung thành với Pháp.

Những ai ở Hà Nội, Sài gòn vào khoảng đầu năm 1954, hẳn còn nhớ phong trào bắt lính của Thủ tướng Nguyễn văn Tâm. Việt Nam lâm cảnh chiến tranh tàn khốc đã nhiều, nhưng chưa lúc nào phong trào bắt lính gay gắt 

như hồi bấy giờ, bắt bằng lối chặn đường bao vây các rạp hát, nhà thổ, những nơi trà đình tửu quán có đông đàn ông lui tới; bắt ồ ạt, bắt bất chấp luật lệ và luật pháp; vớ được ai bắt nấy, miễn đừng đui què mẻ sứt và đừng 

già lão quá.

Bắt lính kiểu đó, đưa xuống chật ních Trung tâm huấn luyện Quang Trung, hết lớp này đến lớp khác, được huấn luyện qua loa vài ba tháng rồi tống ngay ra mặt trận.

Bắt lính ồ ạt, thành thử theo danh nghĩa là quân đội quyết định Việt Nam, nhưng bản chất vẫn ô hợp không kém gì những đơn vị Phi châu hay Partisan, con số đào ngũ ngày một tăng cao, đẻ ra nạn lính ma, đục khoét công 

quỹ.

Dầu tướng Tổng tư lệnh có tài, dầu quân đội quốc gia Việt Nam ngày một tăng nhân số, nhưng tình gình Đông Dương lúc bấy giờ nói chung, vẫn ở trong tình trạng nguy kịch, khiến Chính phủ Pháp phải vơ vét lính bên chính 

quốc, cấp tốc gửi qua hết đợt này đến đợt khác.

Lính thì nhiều mà tinh thần không có, lại hoàn toàn thiếu chính nghĩa, nên cái tài của tướng De Lattre de Tassigny chỉ có thể giúp không cho quân kháng chiến Việt Nam mở cuộc Tổng phản công tràn vào Hà Nội để ăn Tết 

1951 như lời Hồ Chí Minh tuyên bố.

Tháng Chạp 1951, tướng De Lattre phải trở về Pháp, vì “bị bệnh” (?) và ngày 11-4-1952 thì ông từ trần.

Cái chết đột ngột của tướng De Lattre là dịp tốt để quân kháng chiến Việt Nam khai thác, nhằm làm giảm tinh thần binh sĩ Pháp đang chiến đấu ở Việt Nam, nên có nhiều tin đồn rằng ông ta bị quân kháng chiến Việt Minh 

bắn trọng thương trong lúc ngồi trân phi cơ quan sát mặt trận. Chính phủ Pháp đã chính thức công bố về cái chết này, nói rằng tướng De Lattre từ trần do chứng ung thư máu (máu đóng cục trong huyết quản).

Dầu sao cái chết của tướng De Lattre cũng ảnh hưởng lớn tới chiến tranh Việt Nam, bởi lẽ lúc đầu, khi ông mới qua Đông Dương nhậm chức Tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp Pháp, người ta đã đề cao ông nhiều quá.

Tướng De Lattre chết, tướng Salan lên thay. Ông này là một quân nhân Pháp kỳ cựu ở Đông Dương nên hiểu rất rõ tình hình Việt Minh, những vì không có tài bằng De Lattre, nên chỉ để lại một huyền thoại là vào khoảng 

1949, nghe đâu có nhà báo Thụy Điển, cộng tác với tờ Expresse, sang Việt Nam, tìm cách len lỏi được chiến khu Việt Bắc, phỏng vấn Hồ Chí Minh.

Trong cuộc phỏng vấn này, phóng viên của tờ Expresse hỏi Hồ Chí Minh rằng Võ Nguyên Giáp xuất thân trường Võ bị nào mang cấp bậc Đại tướng? Hồ Chí Minh trả lời rằng “Chú Giáp dầu không xuất thân trường Võ bị 

nào, nhưng đánh thắng trung tướng Salan của Pháp thì tất nhiên phải mang sao đại tướng”. (Hồi này tướng Salan chưa là quyền Tổng tư lệnh quân đội Pháp, chỉ mới Tư lệnh lực lượng Pháp ở Bắc Việt).

Tuy không nổi danh ở Việt Nam, những đại tướng Salan lại rất có tiếng tăm ở Angerie về sau, khi chiến tranh Việt - Pháp chấm dứt, bởi vì ông đã dám chống lại Tổng thống De Gaulle trong việc trao trả độc lập cho 

Angerie. Vì cuộc chống đối này mà tướng Salan bị bắt, bị kết án tử hình, nhưng may nhờ vượt ngục chạy sang Tây Ban Nha nên thoát chết.

Trong suốt 1952, chiến trường Đông Dương đặc biệt là Việt Nam vẫn luôn luôn sôi động, và ý định của Việt Minh đã được trông thấy rõ rệt là muốn chiếm vùng Trung châu Bắc Việt, bao vây quân đội Pháp.

Cần nhấn mạnh rằng trong suốt 9 năm chiến tranh Việt - Pháp, chiến trường Bắc Việt luôn luôn được kể là chiến trường chính, vì ở đây, Việt Minh có nhiều lợi thế.

Trước hết, Bắc Việt có biên giới chung với Trung Hoa. Biên giới này Pháp chỉ kiểm soát được phần nào từ 1946 đến 1950, là khi bên Trung Hoa nội chiến Quốc-Cộng còn diễn ra ác liệt. Từ 1950 trở về sau, vì lục địa 

Trung Hoa đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng sản, nên Pháp chẳng còn đủ sức kiểm soát biên giới đó.

Biên giới Bắc Việt - Trung Cộng là cái vú sữa cung cấp đủ thứ cho Việt Minh. nhất là vũ khí, dân công từ khắp nơi, nhất là Liên khu IV, được điều động tới đây để vận chuyển vũ khí rất đông; vũ khí nặng như đại bác dùng 

voi kéo. Những đoàn dân công này thường hoạt động về đêm, còn ban ngày thì ấn núp trong rừng, vì sợ máy bay Pháp oanh tạc.

Ngoài lợi thế về biên giới, miền thượng du Bắc Việt lại toàn rừng già, rất thích hợp cho việc lập chiến khu, tích luỹ lương thực - nhiên liệu, vũ khí và huấn luyện binh sĩ.

Rừng già Bắc Việt ăn thông sang Thượng Lào giúp cho Việt Minh có con đường vận chuyển an toàn tới Vương Quốc Ai Lào, để từ đây có thể đánh thọc vào hông các lực lượng của Pháp.

Ngoài ra cũng cần phải kể đến khu độc lập hoàn toàn của Việt Minh ở Liên khu IV, gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Từ Bắc vào, quân Pháp chỉ chiếm được Ninh Binh; còn từ Trung ra, quân 

Pháp chỉ chiếm tới Đồng Hới là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình.

Trong khu độc lập an toàn đó, Việt Minh tuyển mộ nhiều binh sĩ, thiết lập nhiều kho dự trữ quân trang, biến thành một hậu cứ hùng hậu, đe dọa trực tiếp vùng trung châu Bắc Kỳ.

Trong những điều kiện thuận lợi đó, dĩ nhiên Việt Minh phải nhắm tới việc thanh toán chiến trường Bắc Việt trước tiên, vì thanh toán xong chiến trường này thì cuộc chiến kể như là được giải quyết gần một nửa. Bởi vậy, 

chúng ta không lấy làm lạ khi thấy ở Nam và Trung, quân kháng chiến chỉ đánh cầm chừng, cốt phân tán mỏng lực lượng Liên hiệp Pháp, không cho họ đổ dồn ra Bắc, thì tại Bắc, nhiều trận đánh long trời lở đất luôn luôn 

tiếp diễn.

Lợi dụng địa thế hiêm trở của núi rừng Việt Bắc, và nhờ vào nhiều yếu tố khác, năm 1952, quân kháng chiến Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ tình hình vùng Thượng du Bắc Việt, những vẫn chưa có thể tiến về Trung châu, 

vì còn nhiều ngàn quân Pháp ở mé biên giới Lào-Việt.

Thế là mặt trận mới được mở ra, suốt một dải từ Thượng Lào đến Trung Lào, quân Việt Minh gây áp lực nặng nề, khiến Bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương bối rối, không biết cho nào là điểm, chỗ nào là diện.

Thoạt tiên, quân kháng chiến pháo kích và bày tỏ ý định bao vây Nà Sản, quân Pháp phải kéo tới tăng cường nhưng vừa tăng cường xong lại nghe tin Sầm Nưa bị tấn công..

Trong khi trận Sầm Nưa chưa ngã ngũ thì quân kháng chiến lại bao vây Cánh đồng Chum, và cũng cái mủng cũ, lừa Pháp tăng viện xong, lại kéo tới uy hiếp Cố đô Luang-Prabang.

Cứ cái trò ú tim ấy, quân kháng chiến Việt Nam làm cho lực lượng Pháp vô cùng vất vả, có mấy Tiểu đoàn Nhảy dù tinh nhuệ như Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 8 v.v. thì nay bắt đi nhảy cứu nguy chỗ này, mãi bắt đi nhảy cứu 

nguy chỗ khác, có những trận lớn xảy ra ở miền Trung, như trận Khe Sanh ngày 18-2-1951, cũng xách hai Tiểu đoàn Dù này vào mới giải vây được.

Vì những trận trên đây chỉ là “đòn nhử” nên khi chưa có quân tiếp viện tới thì quân kháng chiến làm như vẻ đánh mạnh, đánh mau, và khi tiếp viện tới rồi thì họ biến mất; do đó, binh lính và sĩ quan Pháp mới gọi quân kháng 

chiến là quân ma, chỉ nghe tiếng mà chẳng thấy người.

Nhồi đi nhồi lại mấy trận như vậy, Pháp mới dò dẫm biết rằng có nhiều đơn vị kháng chiến đã đột nhập vùng Trung châu, nhưng biết thì đã muộn, một số tỉnh sát nách Hà Nội - Hải Phòng bị tấn công.

Tướng Raoul Salan mệt bở hơi tai vì trò chơi ú tim của quân kháng chiến Việt Nam nhưng ông cũng mở được một vài trận phản công. Dầu vậy, tình hình vẫn không sáng sủa mà còn trở thành nghiêm trọng hơn.

Raoul Salan bị kể như bất lực, có tin đồn Thống chế Juin sẽ sang thay, nhưng sau khi sang Việt Nam quan sát tình hình chiến trường trở về, Thống chế Juin đề nghị đưa viên Tham mưu trưởng của ông là tướng Henri 

Navarre sang làm Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương thay thế Salan.

Tướng Navarre tên tuổi chưa nổi lắm, những cũng là một trong số quân sự gia có đôi chút thưhc tài, song khi ông sang Việt Nam thì tình hình đã quá bét, nên phải hứng lấy cái nhục thất trận Điện Biên Phủ.

Trận Điện Biên Phủ là trận đánh cuối cùng, kết thúc chiến tranh Việt - Pháp. và chia đôi Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Tướng Henri Navarre phải gánh một phần trách nhiệm về trận đánh này.

Vừa được cử sang làm Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp lại Đông Dương, sau khi quan sát một vòng, tướng Navarre đã nhận thấy tình gình Bắc Việt hết sức nguy kịch. Vùng Thượng du kể như mất hẳn rồi, Hà Nội và 

vùng Trung châu chỉ có thể đứng vững nếu ngăn chặn được quân kháng chiến ở mạn Tây bắc giáp giới Ai Lao.

Mất Bắc Việt, kể như tất cả Đông Dương, đó là một nhận định chung của hầu hết các nhân vật quân sự và chính trị đương thời của Pháp. Muốn giữ cho toàn cõi Bắc Việt khỏi roi vào tay quân kháng chiến Việt Nam thì 

còn hai cách: Hoặc phản công ráo riết; hoặc tìm cách không cho lực lượng kháng chiến từ Thượng du và từ miền Tây bắc áp xuống.

Phản công là điều mơ hồ, với khả năng sẵn có, lực lượng Liên hiệp Pháp không thể nào thực hiện được. Vậy chỉ còn vấn đề ngăn chặn mà thôi.

Nhận định như vậy, chiều 19 tháng 11 năm 1953 tướng Henri Navarre gửi về Ba Lê một bức mật điện dài nói rằng các đơn vị của Việt Minh, trong đó có Sư đoàn 316, đang đe dọa nặng nề vùng Tây bắc giáp giới Ai Lao. 

Muốn ngăn chặn các đơn vị này, cần phải tái chiếm khu lòng chảo Điện Biên Phủ.

Trong bức mật điện, tướng Navarre còn giải thích rằng nếu lực lượng Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ thì chẳng những bảo vệ được Cố đô Luang Prabang, mà còn giữ thế quân bình cho vùng Trung châu Bắc Việt.

Bức mật điện đánh đi chiều 19-11-1953 thì sáng 20-11-1954, nhiều Tiểu đoàn thiện chiến trong lực lượng iên hiệp Pháp, dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Gilles, được phi cơ Hoa Kỳ do phi công Pháp lái, chở tới nhảy 

dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ.

Điện Biên Phủ là một khu lòng chảo hình bầu dục, cách Hà Nội khoảng 300 cây số về phía Tây bắc, xung quanh có đồng ruộng khô, và qua đồng ruộng là núi đồi trùng trùng điệp điệp.

Khi quyết định tung quân chiếm đóng khu lòng chảo Điện Biên Phủ, ăt hẳn tướng Navarre phải suy luận rằng nếu Pháp không chiếm gấp thì các Sư đoàn 304, 308, 312, 316 sẽ chiếm để kiểm soát một vùng rộng lớn nằm 

giữa ba biên giới Việt - Hoa - Lào. Quân kháng chiến kiểm soát được vùng này thì vùng Thượng Lào và Trung Lào bị uy hiếp nghiêm trọng.

Chiếm khu lòng chảo Điện Biên Phủ, tướng Navarre nhất định phải yên chí lớn, vì xét về địa thế, nó vô cùng hiểm trở, bộ binh di chuyển cũng khó lòng, chứ đừng nói tới cơ giới.

Cơ giới thì chắc quân kháng chiến Việt Nam không có; nếu có cũng ít ỏi, cũng chẳng đáng kể, Giả sử họ có đội quân cơ giới chăng nữa thì thử hỏi làm sao mà vận chuyển vào sát khu lòng chảo Điện Biên Phủ.

Như vậy, về mặt phòng thủ, chỉ cần hầm hố, công sự đào cho sâu, cho chắc với nhiều vòng đai, nhiều điểm tựa thì Việt Minh khó lòng mà tấn công.

Phòng thủ được bảo đảm thì Điện Biên Phủ sẽ là một nút chặn tái ác đối với quân kháng chiến vì tiến ngược không thông, tiến xuôi không lối, và tiến ngang cũng khó lòng. Với nút chặn đó, quân kháng chiến chỉ còn cách len 

lách, và không có điểm để tập trung toàn lực hầu tấn công hoặc Ai Lao, hoặc Trung châu Bắc Việt.

Suy tính kỹ càng nlnr vậy, sáng 20-11-1953, tướng Navarre hạ lệnh chia quân làm hai đợt, nhảy xuống khu vực phía Bắc gọi là Natacha, và khu vực phía Nam, gọi là Simone, gồm toàn những Tiểu đoàn dù thiện chiến.

Trong ngày đầu, Pháp thả xuống khu lòng chảo Điện Biên Phủ ba Tiểu đoàn dù và vừa đặt chân tới mặt đất là chạm súng ngay với quân kháng chiến Việt Nam, nhưng sau mấy tiếng đồng hồ thử thách, quân kháng chiến 

biến mất dạng, để lại trận địa mấy chục xác chết.

Qua ngày thứ hai, tướng Gilles cùng Bộ tham mưu của ông nhảy xuống, và qua ngày thứ ba thì số đơn vị dù của Pháp ở Điện Biên Phủ là sáu Tiểu đoàn, tổng cộng khoảng năm ngàn binh sĩ.

Công tác đầu tiên của đạo quân tiên phong này là thiết lập sân bay. Nhờ cố công gắng sức, nên ngày 29-11-1953, chiếc Dakota chở tướng Navarve và tướng Cogny đã hạ cánh xuống phi trường Điện Biên Phủ.

Công việc bố phòng giai đoạn đầu rưỡi tạm ổn, đại tá De Casirie đang hành quân ở Thái Bình, được lệnh gọi về để lên chỉ huy toàn bộ khu lòng chảo Điện Biên Phủ, thay thế tướng Gilles, và lễ bàn giao được cử hành hôm 

8-12-1953.

Kể từ ngày đó, tên tuổi De Castries được báo chí quốc tế luôn luôn nhắc tới. Có thể nói nhờ Điện Biên Phủ mà nhiều người trên khắp thế giới nghe danh De Castries, những cũng vì nó mà ông ta bị ô nhục, mặc dầu được 

thăng cấp tướng.

Vị trí mà Pháp chiếm ở khu lòng chảo Điện Biên Phủ gồm một khoảng rộng chừng 6 cây số, và dài chừng 12 cây số, chia ra thành ba khu vực: Khu chỉ huy, tức là khu trung ương, nơi đặt Bộ Tư lệnh của tướng De 

Castries, và khu phía Nam, khu phía Bắc.

Để bảo vệ Bộ Tư lệnh, sân bay và phòng thủ chung toàn khu lòng chảo Điện Biên Phủ, nhiều điểm được thiết lập hầu tạo thế ỉ dốc cho nhau, trong đó có các điểm tựa đáng kể như Beatrice, Claudine, Francoise, 

Dominique, Anne-Marie, Eliane v.v...

Hai điểm tựa Gabrielle và Beatrice là quan trọng nhất. Gabrielle nằm về phía Bắc - Nam, trên đường mòn Pavie, có mục đích ngăn chặn không cho các đơn vị quân kháng chiến Việt Nam từ phía Lai Châu tràn xuống, vì 

Lai Châu chỉ cách Điện Biên Phủ chừng 90 cây số. Còn điểm tựa Beatrice thì giữ những cánh quân kháng chiến từ các triền đồi, không cho họ nhòm ngó khu lòng chảo.

Từ ngày 6 Tiểu đoàn dù của Pháp nhảy xuống trấn đóng khu lòng chảo Điện Biên Phủ thì khu này kẻ như được tuyệt đối ưu tiên, hễ cần cái gì, cứ điện về Hà Nội là được tướng Cogny tức tốc lo liệu.

Cũng kể từ ngày đó, Bộ tham mưu của Pháp ở Hà Nội gồm các tướng Bodet, Cogny, Dechaux mệt nhừ, vì hầu như không phút giây nào ma chẳng có tin điện vô tuyến từ Điện Biên Phủ gọi về.

Trong những ngày đầu, chỉ có sĩ quan và binh sĩ trấn đóng Điện Biên Phủ là mệt nhoài, vì phải làm việc quần quật suốt ngày đêm, nào lo canh gác tuần phòng; nào lo đào hào đắp luỹ, thiết lập công sự phòng thủ, thiết lập 

sân bay, thiết lập bộ chỉ huy và các điểm tựa v.v... còn tất cả tướng tá ở Hà Nội đều hả hê, ngay đến phái đoàn quân sự cao cấp từ Ba Lê qua, sau khi quan sát căn cứ Điện Biên Phủ, cũng bày to niềm lạc quan không 

kém.

Người hả hê tin tưởng nhất có lẽ là đại tướng Navarre và trung tướng Cogny. Hai nhân vật này coi việc chiếm đóng Điện Biên Phủ là một kỳ công, một sáng kiến tuyệt diệu mà dù quân kháng chiến Việt Nam có ba đầu, sáu 

tay cũng không thể nào tấn công nổi.

Nói cách khác, ngay từ đầu và cho cả tới khi quân kháng chiến Việt Nam bắt đầu tấn công, tướng Navarre vẫn tin tưởng như đinh đóng cột cầu rằng Điện Biên Phủ sẽ trơ như đá, vững như đồng, không tài nào thất thủ.

Với con mắt nhà nghề, tướng Navarre, tướng Cogny cũng như nhiều tướng lãnh Pháp khác lúc bấy giờ, đều nhận thấy trước hết muốn tấn công khu lòng chảo Điện Biên Phủ thì quân kháng chiến phải sử dụng ít nhất 4 Sư 

đoàn, và không phải chỉ đánh ngày một ngày hai là triệt hạ nổi căn cứ này, mà phải hàng tháng. Như vậy thử hỏi quân kháng chiến lấy cơm đâu mà ăn? Đạn đâumà bắn?

Tiếp tế ư? Khó lòng lắm! Nếu sử dụng những đoàn công-voa (convoy) thì thứ nhất phải xẻ đường, phải bạt núi, phải lấp suối, phải bắc cầu. Làm việc này, tiếc rằng quân kháng chiến không có một Phàn Khoái như Lưu 

Bang để đốc thúc dân quân đắp lại đường sạn đạo vốn bị Trương Lương đốt cháy. Nếu làm được thì máy bay Pháp tuần phòng ngày đêm có để yên cho mà làm không? Tiếp liệu không có thì ý định đánh căn cứ Điện Biên 

Phủ, nếu thực hiện, là hành động tự sát.

Giả sử quân kháng chiến có cặp giò cứng như thép với đôi vai rắn như đồng, vừa vác súng ống, đạn dược và cơm gạo, vừa trèo đèo lội suối để tiến sát khu lòng chảo Điện Biên Phủ, nhưng tới nơi rồi, làm sao mà vượt qua 

được những vòng đai phòng thủ hết sức kiên cố, và làm sao cự nổi hỏa lực hết sức hùng hậu của 17 ngàn binh sĩ trấn phòng?

Theo các chiến lược gia Pháp, muốn đánh khu lòng chảo Điện Biên Phủ, quân kháng chiến Việt Nam cũng phải có một lực lượng cơ giới hùng hậu, nếu không hơn thì ít ra chẳng thua Pháp; nghĩa là phải có máy bay oanh 

kích, có trọng pháo xối xả vào, có xe tăng thì giúp mở đường cho bộ binh tiến. Máy bay khu trục thì chắc chắn quân kháng chiến Việt Nam không thể nào có được. Xe tăng, thiết giáp và đại pháo thì họ có thể nhờ Trung 

Cộng giúp, nhưng làm sao khiêng những thứ cồng kềnh ấy vào khi đường sá không có ó, vì chung quanh khu việc Điện Biên Phủ toàn núi cao, đèo dốc và suối sâu?

Yên chí lớn nlnr vậy, nhưng căn cứ Điện Biên Phủ vẫn được đặt trong tình trạng báo động thường xuyên. Trên trời, máy bay thám thính bay suốt ngày đêm; xạ kích, dội bom, kể cả bom xăng đặc (napalm) xuống những chỗ 

khả nghi có quân kháng chiến tập trung, Dưới đất, thường nhật từng đoàn thiết giáp từ khu Trung ương và từ các điểm tựa xông ra, theo sau là bộ binh, mở những cuộc tuần thám, có khi cách xa căn cứ Điện Biên Phủ 6 

km.

Ngay trong căn cứ, chỉ có những giàn đại bác là để lộ thiên, còn tất cả đều nằm sâu dưới mặt đất. Hệ thống giao thông hào chằng chịt, hố cá nhân đào cũng khắp nơi, biến 17 ngàn lính trú phòng thành đàn chuột.

Nói tóm lại, Điện Biên Phủ là căn cứ vĩ đại nhất, bố phòng kiên cố nhất do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong suốt 9 năm gây chiến, nhăm mục đích bảo vệ Ai Lao và Bắc Việt, tức là bảo vệ quyền lợi Pháp ở 

Đông Dương. Chả trách khi nghe tướng Cogny báo cáo 4 Sư đoàn quân kháng chiến đang rục rịch tiến về Điện Biên Phủ với ý định tấn công căn cứ này thi tướng Navarrre liền nhún vai tỏ vẻ khinh khi, hao rằng họa có 

điên quân kháng chiến mới dám liều như vậy, và khuyên tướng Cogny đừng lo chuyện hão huyền đó.

Chiếc dù đầu tiên của người lính Pháp nở trên trên vòm trời Điện Biên Phủ vào khoảng lúc 10 giờ 15 sáng 20-11-1953, với nụ cười thật tươi trên mới đại tướng Tổng tư lệnh Navarre, thì sáu ngày sau, Võ Nguyên Giáp 

thẳng thắn tuyên bố trong một bản nhật lệnh: “Điện Biên Phủ sẽ là trận chiến quyết định”.

Song song với lời tuyên bố này, tin tức tình báo phát giác rằng quân kháng chiến từ ba mặt bốn hướng đang nối đuôi nhau đổ dồn về khu lòng chảo Điện Biên Phủ với ý định bao vây. Tin này, thoạt tiên tướng Navarre cho 

là tin phịa, song tới ngày 14-2-1954 thì nó không còn là tin phịa nữa mà đã trở thành sự thật, vì toàn thể khu lòng chảo Điện Biên Phủ đã bị bao vây.

Nửa tháng sau ngày Pháp đổ bộ Điện Biên Phủ, tướng Cogny đã bắt đầu lo ngại, khi thấy quân kháng chiến cắt đứt trục giao thông Pavie-Lai Châu. Trục này bị cắt đứt có nghĩa là đồn binh Pháp đóng ở Lai Châu sẽ lâm 

nguy.

Không đánh ngay Điện Biên Phủ mà lại uy hiếp Lai Châu, mục đích của quân kháng chiến là bẻ gẫy kế hoạch của tướng Navarre khi muốn dùng căn cứ Điện Biên Phủ yểm trợ cho Lai Châu rồi mở phòng tuyến rộng ra đến 

Thượng Lào, ssể từ đó ba mặt giáp công: Từ Thượng Lào đánh xuống, từ Trung du bảo vệ đánh lên, và từ khu lòng chảo Điện Biên Phủ đánh ra, dồn quân kháng chiến Việt Nam vào thế khốn đốn.

Căn cứ Điện Biên Phủ thiết lập chưa hoàn bị mà Lai Châu đã bị đánh, nếu tiếp viện chỗ này thì sơ hở chỗ kia, nwn cuối cùng, tướng Cogny đề nghị với tướng Navarre, rút hết quân đội trú phòng ởLai Châu về nhập chung 

với Điện Biên Phủ. Kế hoạch rút lui này được chấp thuận và thực hiện vào ngày 8-12-1953.

Khi Lai Châu bắt đầu diệt thoái thì đại tá De Castries phải tung ba Tiểu đoàn dù vào cuộc hành quân tảo thanh, cách căn cứ Điện Biên Phủ khoảng 15 cây số. Cuộc hành quân bị thiệt hại nặng, nhưng cứu được mấy Tiểu 

đoàn ở Lai Châu kéo về, khỏi bị lực lượng kháng chiến Việt Nam tiêu diệt.

Với chiến dịch Điện Biên Phủ mỗi bên có một mục đích: Pháp thì muốn biến khu lòng chảo thành một căn cứ vừa phòng ngự vừa tấn công, làm cho quân kháng chiến mất cái rốn tập trung, và như vậy sẽ là một mũi tên bắn 

ra nhằm cùng lúc ba cái đích: Bảo vệ Trung châu Bắc Việt, giữ vững Thượng Lào, phân tán lực lượng đối phương.

Phía kháng chiến thì muốn nhử cho Pháp tập trung lực lượng vào một nơi để dễ bề tiêu diệt, hầu tạo chiến thắng cuối cùng, đi đến kết thúc chiến tranh.

Nếu các tướng lĩnh như Navarre, Cogny, Salan v.v... đều nhìn thấy Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược tối quan trọng thì nhất định Bộ tham mưu quân kháng chiến Việt Nam cũng phải biết như vậy, những có lẽ vì tự phụ, 

vì khinh địch, vì đánh giá quá thấp khả năng tiếp tế và tinh thần chiến đấu của đối phương, nên tướng Navarre cùng Bộ tham mưu cao cấp nhất của Pháp đã tự đâm đầu vào chỗ chết.

Nên nhớ trước khi Pháp tung quân dù xuống chiếm đóng khu lòng chảo Điện Biên Phủ thì lực lượng kháng chiến đã bộc lộ ý định đúng như tướng Navarre dự đoán; nghĩa là họ hoạt động mạnh ở vùng Tây bắc sát biên giới 

Lào -Việt, khi thì tấn công Nà Sản, khi thì uy hiếp Cố đô Luang-Prabang, khi thì tràn về Cánh đồng Chum, rồi xâm nhập ở một số tỉnh ở Trung châu Bắc Việt. Như vậy, phải chăng Bộ tham mưu cao cấp của Pháp đã mắc 

mưu đối phương khi tung quân chiếm đóng một khu vực mà đối phương đang mong muốn.

Vì hai bên đều coi Điện Biên Phủ là chố quyết định nên phía kháng chiến, họ chờ lúc quân Pháp vừa đổ quân xuống là tung vào trận chiến bốn Sư đoàn với chừng 50 ngàn dân công đi bộ từ 100 đến 600 cây số để tới Điện 

Biên Phủ.

Quân kháng chiến chỉ dùng sức người, tháo rời các bộ phận của những khẩu trọng pháo để khiêng vào sát khu lòng chảo 40 khẩu 105 ly. Họ không đặt những khẩu đại pháo này trên các ngọn đồi bao bọc xung quanh 

Điện Biên Phủ như Navarre dự đoán, đục hầm trong núi để đặt đại pháo vào.

Một tài liệu tiết lộ sau này, cho thấy cứ một đại đội quân kháng chiến phụ trách khiêng vào khu lòng chảo Điện Biên Phủ một khẩu đại pháo. Ban đầu họ định dùng voi, nhưng khi nghiên cứu địa thế thấy rằng nếu voi kéo 

chắc không tránh khỏi tai nạn để pháo rơi xuống hố.

Công cuộc kéo pháo thật vô cùng vất vả; dọc đường, pháo nghiến mất một số cán binh và làm bị thương nhiều cán binh khác.

Không đời nào tướng Navarre lại nghĩ tới chuyện quân kháng chiến có thể dùng sức người để khiêng khẩu đại pháo vào sát khu lòng chảo Điện Biên Phủ; và cũng không đời nào ông ta lại tưởng tượng quân kháng chiến đục 

núi thành hầm để bố trí pháo.

Trong cuộc thanh sát cứ điểm Điện Biên Phủ Phu ngày 3-1-1954, chính Tổng ủy Dejean đã chỉ những ngọn đồi chung quanh, nói với tướng Navarre rằng ông sợ quân kháng chiến dùng những ngọn đồi để bố trí trọng pháo. 

Tướng Navarre đoan chắc với ông Tổng ủy là quân kháng chiến không thể đưa trọng pháo vào; ví thử có đưa vào được ít khẩu thì cũng không đủ đạn để bắn, vì đường tiếp tế quá xa, lại toàn núi bước đèo. Hơn nữa, nếu 

quân kháng chiến bố trí trọng pháo như thế thì không quân Pháp sẽ triệt hạ ngay.

Sự tin tưởng lạc quan quá đáng đó của tướng Navarre chẳng được bao lâu, vì chỉ mấy tuần sau, quân kháng chiến nã trọng pháo 105 ly vào Điện Biên Phủ nư mưa, mỗi loạt 40 trái.

Các vụ pháo kích lúc đầu của quân kháng chiến, phần lớn đều nhằm vào phi trường chính và phi trường phụ ở Điện Biên Phủ cốt phá hỏng phi đạo, không cho máy bay Dakota đáp xuống. Về sau, khi phi trường đã hoàn 

toàn vô dụng thì đại pháo lại chĩa mũi vào các cứ điểm trọng yếu như cứ điểm Trung ương, nơi đặt Bộ chỉ huy của đại tá De Castries, cứ điểm Beatrice, Gabrielle, Elizabelle v.v...

Ngoài đạn đại pháo gồm 40 khẩu 105 ly, quân kháng chiến cũng đưa vào khu lòng chảo Điện Biên Phủ nhiều súng cối 120 ly và đại bác phòng không. Đặc biệt đội phòng không của quân kháng chiến hoạt động rất ráo 

riết, bắn phi cơ Pháp rụng như sao sa, lắm chiếc nó tung trên trời, nhiều chiếc khác bị pháo trúng ngay lúc vừa đáp xuống phi đạo.

Lúc này, lực lượng không quân Pháp chẳng có nhiều, so với Hoa Kỳ lúc bấy giờ thì ngàn phần chưa được một. Dầu vậy, họ cũng phải tập trung tất cả mọi khả năng, mọi phương tiện để tiếp tế thực phẩm, đạn dược, quân 

trang, quân cụ, chẳng những cho cứ điểm Điện Biên Phủ mà còn cho những toán thám báo hoạt động rải rác khắp toàn vùng.

Cuộc bảo vệ sân bay đối với Pháp là nặng nề nhất, nếu sân bay bị phá hỏng thì vấn đề tiếp tế cho quân sĩ trú phòng Điện Biên Phủ sẽ trở nên nguy kịch, Bởi thế, những cứ điểm bao bọc xung quanh sân bay nhiều phen phải 

liều mạng, bất chấp các đợt pháo kích dữ dội của quân kháng chiến, cứ phải bò ra để lấp hố pháo và kéo xác những chiếc phi cơ bị nạn vào, hay lấy lối cho Dakota đáp xuống.

Trong những ngày đầu, khi cuộc tấn công của quân kháng chiến mới mở mán, phi trường Điện Biên Phủ còn tương đối sử dụng được, máy bay có thể hạ cánh khẩn cấp, thả đồ tiếp tế rồi bốc vội một ít thương binh và cất 

cánh ngay. Sau này, vì quân kháng chiến vừa pháo kích, vừa cho những toán đặc công xung phong, dùng chất nố phá hoại phi đạo, nên việc lên xuống của máy bay thật khó khăn, và bị hạn chế rất nhiều. Đến lúc quân 

kháng chiến từ ngoài vòng đai phòng thủ khu vực Điện Biên Phủ, đào được đường hầm thông lên chính giữa sân bay, cắt sân bay thành bốn phần thì tuyệt đối, không còn một chiếc máy bay nào có thể lên xuống.

Sân bay bị hủy diệt, công cuộc tiếp tế cho căn cứ Điện Biên Phủ gặp nhiều khó khăn. Nên nhớ từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, không thể sử dụng đường bộ, tất cả đều trông vào cầu hàng không.

Thiết lập cầu không vận Hà Nội - Điện Biên Phủ để tiếp tế cho 17 ngàn quân trú phòng mỗi ngày chừng 100 tấn thực phẩm, dúng ống, đạn dược và nhiên liệu, đối với Hoa Kỳ ngày nay chẳng có gì là khó khăn, nhưng đối 

với Pháp hồi đầu năm 1954 là cả một vấn đề rắc rối.

Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, phi cơ phải bay khứ hồi trên 500 cây số. Bấy giờ là một đòi hỏi qua nhiều đối với khả năng của loại máy bay Dakota, hơn thế, thời tiết Điện Biên Phủ cuối mùia đông sang đầu mùa xuân thật 

xấu, mưa tầm tã suốt ngày, bầu trời luôn luôn xám xịt, gió bắc lạnh căm căm phi cơ muốn thả dù tiếp tế cho trúng đích phải nhờ những quả khinh khí cầu từ dưới đất thả lên.

Đến tháng 3-1954, tình hình Điện Biên Phủ bắt đầu bi đát, phạm vi phòng thủ bị thu hep lại nên phần lớn đồ tiếp tế do phi cơ thả xuống bằng dù, bay lạc ra ngoài.

Khốn khổ nhất là hầm ngập đầy nước, xác chết không có đất chôn, trương bụng lên, sinh thối không thể nào chịu nổi.

Thương bệnh binh ngày một nhiều, máy bay không đáp xuống được để tải đi, phải năm lẫn lộn với xác chết trong những hầm ngập đầy nước, tình cảnh bi ai không bút nào tả xiết.

Muốn đánh gì thì đánh, những cần phải giải quyết số phận các thương binh trước tiên. Mấy lâu, vài chiếc phi cơ mạo hiểm định đáp liều xuống phi trường Điện Biên Phủ để chở thương binh, nhưng khi vừa xả bánh thì đã bị 

súng phòng không và đại bác bắn tới tấp vào phi trường, nên đành phải lấy đà bay lên.

Bên cạnh đó, De Castries phải dùng máy vô tuyến liên lạc với đối phương, yêu cầu ngừng bắn một thời gian để cho phi cơ Hồng thập tự đáp xuống chở thương binh, những đối phương nhất định không chấp thuận.

Tự mình nói, đối phương không nghe, De Castries bèn đề nghị đại tướng Tổng tư lệnh Navarre chính thức đặt thẳng vấn đề này với Bộ Tư lệnh phe kháng chiến; vì thế ngày 27-3-1953, đài phát thanh Hirondelle (Con Én) 

của quân đội Pháp đặt tại Hà Nội, liên tiếp truyền đi nhiều lần bức điệp văn của tướng Navarre gửi Võ Nguyên Giáp, yêu cầu vì lòng nhân đạo, và chiểu theo luật lệ chiến tranh, hãy để cho phi cơ Hồng thập tự đáp xuống 

Điện Biên Phủ, thực hiện công tác di tản thương binh.

Điệp văn của tướng Navarre đọc trên đài phát thanh “Con Én” bị cuốn theo chiều gió, chẳng nhận nửa tiếng hồi âm.

Không nản lòng, tối 3-4-1954, đài phát thanh “Con Én” lại truyền đi một bức điệp văn khác của tướng Navarre. Lan này, không xin xỏ, không yêu cầu, không kêu gọi lòng nhân đạo của đối phương, Navarre đơn phương 

quyết định và thông báo cho đối phương biết rằng trưa 5-4-1954, các phi cơ Hồng thập tự sẽ đáp xuống phi trường Điện Biên Phủ làm nhiệm vụ chở thương binh. Trong phi cơ chẳng có ai khác hơn là những nhân viên y 

tế, và trên không phận Điện Biên Phủ vào lúc đó sẽ không có một phi vụ nào oanh tạc, ngoài trừ một chiếc Dakota bay thật cao, chở ký giả ngoại quốc và vài đại diện trung lập. Bức điệp văn này cũng chẳng nhận được hồi 

âm nên trưa ngày 5-4-1945, không thấy bóng một chiếc phi cơ nào mang dấu Hồng thập tự bay trên vòm trời Điện Biên Phủ.

Về tinh thần binh sĩ Pháp trú đóng ở Điện Biên Phủ, những tài liệu sau này cho biết họ bị quân đội kháng chiến làm cho mất ăn mất ngủ, thấp thỏm suốt ngày đêm, nhất là sau khi một số điểm tựa như Beatrice, Isabelle bị 

tràn ngập.

Ban ngày, họ phải bò dưới làn đạn để lấp hố lấp hầm mà địch vừa mới đào bới hồi hôm. Họ vô cũng phải ra khỏi vị trí để mở những cuộc tuần thám ngoài phạm vi phòng thủ. Các cuộc tuần thám này rất nguy hiểm, có một 

đơn vị Lê Dương chống đối, chẳng chịu đi.

Ban đêm địch vừa pháo kích vừa reo hò, vừa dùng cuốc xẻng đào địa đạo, nghe đinh tai nhức óc. Nhiều khi, quân trú phòng có cảm tưởng hình như địch ở ngay dưới chân họ và sắp sửa khơi lỗ chui lên. Những người lính 

Pháp tham dự trận Điện Biên Phủ, sống sót trở về kể chuyện rằng có rất nhiều hôm, cả ngày lẫn đêm họ chẳng ngủ được một phút nào cả.

Quân đội Pháp chiến đấu trong một tình trạng thiếu thốn về vật chất, căng thẳng về thần kinh như vậy được tất cả 55 ngày, cho tới ngày 7-5-1954 thì quân kháng chiến tràn ngập, bắt sống tướng De Castries (vừa mới được 

thăng cấp tướng ngày 14-4-1954) và toàn bộ tham mưu của ông, cùng tất cả binh sĩ thuộc quyền.

Đến bây giờ, vẫn còn nhiều giả thuyết liên quan đến việc tướng De Castries đầu hàng hay vẫn kháng cự đến phút chót. Phía Pháp nói rằng khi quân kháng chiến Việt Nam tràn vào phòng chỉ huy, tướng De Castries vẫn hiên 

ngang cầm súng lục trong tay; nghĩa là ông bị bắt cho không phải đầu hàng. Trái lại, phía kháng chiến, sau này có phổ biến một tấm hình, cho thấy De Castries giơ cao hai tay khỏi đầu trước họng súng đối phương.

Sau khi bị bắt, tướng De Castries với Bộ tham mưu và toàn thể binh sĩ trú phòng Điện Biên Phủ phải xếp hàng dài, cuốc bộ 17 cây số để các phóng viên điện ảhh quay phim (đa số gồm toàn phóng viên các nước Cộng sản 

Đông Âu); sau đó, họ mới dành riêng cho tướng De Castries một chiếc xe Jeep.

Trong suốt thời gian bị giam giữ, quân kháng chiến các cấp chỉ gọi viên tướng Pháp thất trận này bằng cái tên cộc lốc; De Castries; mãi tới khi hiệp định Genève được ký kết, và việc phóng thích tù binh được bắt đầu họ 

mới trịnh trọng xưng hô với De Castries: “Thưa thiếu tướng!”

Chuyện De Castries bị bắt hay đầu hàng không quan hệ. Điều quan hệ là trận Điện Biên Phủ Pháp đã thua, và cùng với cái thua này, Pháp đã mang lại cho Việt Nam một hình thức chiến tranh mới.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 6.

Mãi đến nay trận đánh Điện Biên Phủ vẫn còn rất nhiều bí ẩn; các chiến lược gia giài kinh nghiệm đều tự hỏi với một lực lượng hùng hậu như vậy, tại sao Pháp lại có thể thua một cách quá nhanh chóng trong vòng 55 ngày?

Khi phân tích tính hình chính trị - quân sự Việt Nam năm 1954 và đối chứng quân số đôi bên (Phía quân đội ba nước Việt-Mên-Lào cộng lại khoảng 476 ngàn. Phía kháng chiến vừa chính quy, vừa chủ lực, vừa dân quân 

du kích cộng lại khoảng 350 ngàn) các chiến lược gia nhận định rằng lúc bấy giờ khi biết Điện Biên Phủ bị bao vây, và mình không đủ lực lượng không quân đảm trách việc tiếp tế hiệu quả, Pháp vẫn có thể rút lui toàn bộ 

binh sĩ đóng ở đây bằng cách mở một cuộc hành quân mới từ Lào đánh xuống và từ Điện Biên Phủ đánh ra, khi hai cánh quân này gặp nhau tức là âm mưu biến Điện Biên Phủ thành trận đánh quyết định của Võ Nguyên 

Giáp bị đập tan.

Với 17 ngàn binh sĩ trú phòng Điện Biên Phủ và với những đơn vị đóng ở Thượng Lào-Trung Lào, cộng thêm những biệt đoàn lưu động trong vùng biên giới Lào - Việt, đa số gồm dân bộ lạc Mèo mà ngày nay tướng Vàng 

Pao đang chỉ huy, tướng Navarre dư sức mở cuộc hành quân “rút lui” khỏi khu lòng chảo đang bị quân kháng chiến bao vây, dĩ nhiên bị thiệt hại ít nhiều, nhưng tại sao ông ta không làm? Đây là một điều bí ấn.

Rút lui theo chiến lược không có gì là nhục nhã, điều này Hoa Kỳ đã từng thực hiện tại Khe Sanh năm 1970, khi biết Cộng sản Bắc Việt có ý định biến Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ hai; cũng như từ tháng 4 đến 

tháng 5 vừa qua, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã di tản chiến thuật khỏi Đông Hà - Quảng Trị để bảo toàn lực lượng, rồi sau đó phản công.

Một danh tướng như Navarre, khi thấy tất cả kế hoạch của mình ở Điện Biên Phủ bị đảo lộn hết, do các hoạt động đối phương gây ra, hẳn ông ta phải nghĩ tới vấn đề di tản chiến thuật trước tiên. Bài học Nà Sản cách đó 

không lâu, nhờ di tản kịp thời nên quân Pháp đóng tại đây khỏi bị tiêu diệt toàn bộ, chẳng lẽ Navarre đã quên?

Không di tản chiến thuật khỏi Điện Biên Phủ; không chấp nhận ý kiến của tướng Cogny, mở một cuộc hành quân lớn, đánh thẳng vào các hậu cứ địch, phá hỏng hệ thống tiếp tế của địch cho mặt trận Điện Biên Phủ, tướng 

Navarre lại có chấp, vừa gọi thêm viện binh cho De Castries, vừa mở cuộc hành quân Atlante ở Liên khu V (vùng Quảng Nam-Tuy Hoà) khiến chân kia của ông ta đã sa lầy, nay đến lượt chân này sa lầy nốt.

Tại sao Navarre lại mở chiến dịch Atlante? Đây là một bí ẩn mới, vì với chiến dịch này, Pháp phải xài thêm tiền, tốn thêm đạn, thiệt hại thêm binh sĩ mà chẳng giải quyết được gì, trong khi những thứ đó, đáng lẽ phải dành 

cho cuộc hành quân vào hậu cứ kháng chiến như tướng Cogny đề nghị.

Cuộc hành quân Atlante có sự liên hệ của một đảng chính trị mà hiện nay vẫn còn hoạt động mạnh tại Việt Nam, nên người ta nghĩ rằng khi Điện Biên Phủ chưa thất thủ thì một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, trong 

đó có việc nhằm loại bỏ ảnh hưởng của người Pháp, đã được các ngoại cường trù định.

Điều này đúng hay sai, thực tế đã trả lời vì cùng với việc thua trận Điện Biên Phủ, người Pháp ra đi, Việt Nam bị chia cắt, và tiếp đến là một giải pháp Quốc gia được thành hình tại Nam Việt Nam.

Nếu bảo rằng Chiến tranh Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Việt-Pháp 1946-1954 thì sau nước Pháp, Hoa Kỳ phải được kể là quốc gia có nhiều liên hệ quan yếu nhất.

Trước khi đưa ra những bằng chứng của mối liên hệ này, thiết tưởng cần phải nhận định rằng cuộc chiến Việt- Pháp 1946-1954 hoàn toàn khác xa cuộc chiến hiện nay về bản chất cũng như về hình thức, tầm vóc và mức 

độ.

Sự khác xa này không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên do ở chỗ Mỹ mạnh gấp ngàn lần Pháp gây ra, mà là do một quá trình liên tục, với sự sắp đặt để làm sao “tình hình mới” thì chiến tranh cũng phải mang sắc thái mới: 

bởi vì Pháp là nước thực dân lạc hậu, còn Mỹ có là thực dân theo kiểu Pháp đâu mà bảo bổn cũ soạn lại.

Về bản chất, cuộc chiến 1946-1954 do Pháp gây ra cũng chỉ là một nước thực dân lạc hậu, nên cuộc chiến có tính cách thực dân không không kém.

Đầu năm 1949, khi thấy thuần tuý quân sự không xong, phải lồng chính trị vào, Pháp đã xài lại lá bài Bảo Đại, trịnh trọng làm lễ trao trả độc lập cho Việt Nam; và dầu các Chính phủ kể tiếp do Bảo Đại thành lập trong 

vùng Pháp tạm chiếm, từ Nguyễn văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần văn Hữu, Nguyễn văn Tâm đến Bửu Lộc, hai tiếng “độc lập” luôn luôn được nhắc tới nhắc Iui, những vẫn không sao dấu nổi cái đuôi tay sai cho thực 

dân, giúp thực dân trong âm mưu thiết lập lại chế độ bảo hộ.

Vì chiến tranh thực dân nên dù với chiêu bài gì, Pháp và tay sai cũng không thể tạo nổi một chính nghĩa, nên cuối cùng hứng lấy thật bại nhục nhã.

Vì chiến tranh do thực dân Pháp gây ra nên bản chất của nó là một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập; như thế mà có sự tham gia đóng góp của toàn dân.

Nói cách khác, cuộc chiến 1946 - 1954 là chuyện người trong một nhà, dân trong một nước cùng chung hàng ngũ, đánh Pháp từ ngoài đưa quân vào xâm lăng.

Trái lại, cuộc chiến hiện nay, chủ chốt là giải quyết những mâu thuẫn giữa người Việt: giữa Cộng sản với quốc gia; tuy từ ngoài, Hoa Kỳ đưa quân đội, đưa cơ giới vào, nhưng chỉ khoác danh nghĩa Đồng minh, giúp miền 

Nam Việt Nam chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng, bảo vệ chung Thế giới tự do, chứ không phải thực dân, muốn xâm chiếm đất đai Việt Nam để đặt ách thống trị.

Điều này đã được Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon khẳng định nhiều lần, điển hình là trong lời tuyên bố ngày 26-4-1972, ông nói rằng: “Chúng ta (Hoa Kỳ) không xâm lăng Bắc Việt hay bất cứ quốc gia nào khác trên 

thế giới. Chúng ta không muốn một lãnh thổ nào; chúng ta không muốn mưu tìm một căn cứ nào. Chúng ta đã đề nghị những điều kiện hòa bình rộng rãi nhất - hòa bình trong danh dự cho cả đôi bên - cả Nam và Bắc Việt 

Nam, mỗi bên tôn trọng nền độc lập của nhau. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ để thân hữu chúng ta đầu hàng trước xâm lăng Cộng sản. Nếu bây giờ chúng ta bỏ rơi các thân hữu của chúng ta, chắc chắn chúng ta, bỏ 

rơi chính chúng ta, và cả tương lai của chúng ta nữa. Những nếu bây giờ chúng ta cương quyết, những thế hệ tương lai sẽ tri ân Mỹ về sự dũng cảm và sáng suốt của chúng ta trong thời gian thử thách này”.

Ông Nixon là vị Tổng thống lãnh đạo Hoa Kỳ, những lời xác định của ông có thể bị dư luận ác ý xuyên tạc, và còn có chỗ đáng nghi ngờ; nhưng một nhân vật cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt mà cũng 

xác định tương tự như vậy thì hẳn nó sẽ trở thành một chuyện hiển nhiên. Nhân vật đó là tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong bài diễn văn đọc nhân ngày độc lập 2-9-1945 tại Hà Nội, Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng của Chính phủ Việt Minh, đã thẳng thắn xác nhận rằng “Mỹ là nước dân chủ, không có tham vọng về 

đất đai, mà lại có công nhất trong cuộc đánh bại phát xít Nhật - kẻ thù của ta - nên ta coi Mỹ như một người bạn tốt”.

Cách nhau 27 năm mà cũng tuyên bố giống như nhau, chẳng hiểu đó là một sự vô tình hay cố ý. Điều đáng chú ý là qua lời tuyên bố của hai nhân vật đối nghịch nhau: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và tướng Võ 

Nguyên Giáp, người ta thấy bản chất cuộc chiến hiện nay là việc anh em trong nhà đánh lộn nhau, giành quyền “con trưởng - con thứ” với nhau, tức quyền cai trị toàn cõi Việt Nam; sự đánh lộn này có ảnh hưởng trực tiếp 

đến tình hình an ninh chung trong vùng Đông Nam Á, và cả thế giới nữa, nên Hoa Kỳ phải đóng vai “chàng hiệp sĩ Don Quichotte” đưa quân tới, máy bay, tầu chiến cùng nhiều loại vũ khí mới vào để can thiệp nói rằng giúp 

miền Nam Việt Nam chống chọi với mối uy hiếp của Cộng sản miền Bắc.

Vì có sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ nên Chiến tranh Việt Nam hiện nay mang tầm vóc quốc tế, nghĩa là dây dưa tới cả Trung Cộng-Nga Sô, chứ không phải chỉ thu hẹp như hồi chiến tranh Việt-Pháp.

Tầm vóc đã to lớn, dĩ nhiên mức độ cũng leo thang kinh khủng hơn; nếu đem so với cuộc chiến trarih Việt - Pháp người ta thấy nó khác xa nhau một trời một vực.

Khi đã nhận định về những khác biệt như trên rồi, chúng ta cần phải tự hỏi Hoa Kỳ liên hệ đến chiến tranh Việt Nam kể từ khi nào? Tại sao lại có sự liên hệ đó? Vì lý do gì chiến tranh Việt Nam càng ngày càng mở rộng và 

leo thang? Cuộc chiến đó sẽ đi về đâu và có cơ giải quyết được không?

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 7.

Chiến tranh Việt Nam hiện nay là do sự cấu tạo của một quá trình như đã dẫn giải ở các chương đầu thì nhiều người đã lầm, tưởng rằng, Hoa Kỳ chỉ mới liên hệ vào khoảng từ 1965, khi Tổng thống Johnson quyết định đưa 

nửa triệu quân cơ giới vào miền Nam Việt Nam, và sau đó mở rộng ra Bắc bằng những cuộc oanh tạc.

Sự thực Hoa Kỳ đã liên hệ tới chiến tranh Việt Nam từ 1944, khi quyết định phái một số nhân viên tình báo trong đó có trung tá Lucien Conein, người từng trực tiếp tham gia cuộc đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm 1-11-

1963, nhảy dù xuống chiến khu Việt Bắc, giúp Việt Minh tổ chức lực lượng kháng chiến chống Nhật; sau đó lại cho không quân bỏ bom các cơ sở Nhật trên toàn cõi Đông Dương. Việc một số sĩ quan tình báo Hoa Kỳ 

nhảy dù xuống chiến khu Việt Bắc hồi 1944 thì tài liệu mật Quốc phòng Mỹ bị tiết lộ năm 1971 có đề cập tới, và chính Việt Minh, năm 1945 cũng cho in nhiều truyền đơn, bích chương, ghi rõ những địa điểm mà các sĩ 

quan tình báo Hoa Kỳ đã nhảy xuống.

Tuy giúp Việt Minh tổ chức du kích quân chống Nhật, như khi Nhật đầu hàng thì Hoa Kỳ lại mặc nhiên để quân đội Pháp theo gót quân đội Anh, đổ bộ Sài gòn, gây nên cuộc chiến tranh Việt-Pháp.

Khi cuộc chiến tranh Việt-Pháp trở thành toàn diện thì Hoa Kỳ lại triệt để giúp Pháp bằng cách viện trợ tiền bạc, vũ khí, cơ giới, và có khi cả sĩ quan tham mưu nữa.

Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh Việt-Pháp, vì Hoa Kỳ đang mắc kẹt ở Trung Hoa về cuộc nội chiến Quốc-Cộng, và đang lo đối phó trước việc Hồng quân Nga Sô tiếp tục kéo vào vùng Đông bắc nước Tàu, 

giành hết quyền lợi kinh tế, nên Hoa Kỳ chưa rảnh tay giúp Pháp được gì; vả lại hồi này Hoa Kỳ chẳng cần giúp thì Pháp cũng làm chủ tình hình, bởi vì lực lượng kháng chiến hãy còn quá yếu, chỉ có giáo mác, gậy tầm 

vông, một số súng ống cũ kỹ và lựu đạn. Đằng khác, lúc bấy giờ miền Nam.Trung Hoa sát nách Bắc Việt đang do Tưởng Giới Thạch kiểm soát, Trung Cộng hãy còn ở tận miền Bắc xa xôi, nên dù có muốn giúp kháng 

chiến Việt Nam cũng không đủ phương tiện; còn Nga Sô đang mải chạy đua với Mỹ ở Đong Âu, ở Mãn Châu nên cũng chưa nghí tới vấn đề viện trợ cho kháng chiến Việt-Nam. Mãi từ 1950, sau khi Trung Cộng đã kiểm 

soát toàn thể Hoa lục, Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan, Hoa Kỳ mới bắt đầu quân viện cho Pháp, và võ trang binh sĩ quân đội quốc gia Việt Nam vừa được thành lập.

Viện trợ của Mỹ cho Pháp hồi bấy giờ cũng chẳng lấy gì làm nhiều, vì sau khi rút ra khỏi Hoa Lục, Mỹ lại vướng vào chiến tranh Triều Tiên - một cuộc chiến tuy ngắn (từ 25-6-1950 đến cuối 1953) những vô cùng dữ dội, 

khiến Mỹ phải kêu gọi đến quân đội Liên hiệp quốc giúp sức.

Theo tin tức hồi bấy giờ thì bước qua năm 1950, cuộc chiến tranh Việt-Pháp, vì bị ảnh hưởng trực tiếp trước việc Cộng sản Trung Hoa thôn tính Đại lục, mục đích bắt đầu trở nên sôi động, khiến Pháp phải tạm gạt bỏ mối 

nghi ngờ để nhờ Mỹ giúp sức.

Và cũng kể từ năm 1950, viện trợ của Mỹ cho Pháp ở Việt Nam mới thực sự tích cực, rồi tuỳ theo mức độ chiến tranh mà gia tăng hàng năm.

Cứ nhìn vào một vài con số viện trợ Mỹ cho Pháp thì sẽ thấy mức độ chiến tranh Việt Nam leo thang như thế nào. Chẳng hạn 1950, có hai chuyến tầu Hoa Kỳ cập bến Sài gòn (ngày 11-8-1950 và ngày 28-10-1950), chở 

sang giúp Pháp một số vũ khí và 40 phi cơ. Qua năm 1952, số tầu Hoa Kỳ cập bến Sài gòn lên hàng trăm chuyến; và ngoài việc chở vũ khí, cơ giới, phi cơ, tầu chiến sang giúp Pháp duy trì chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ 

còn bằng lòng cung viện cho Pháp một phần ba (1/3) chiến phí.

Hồi bấy giờ, viện trợ Mỹ cho Pháp để theo đuổi chiến tranh Việt Nam được thế hiện dưới hai hình thức: Viện trợ cho quân đội viễn chinh Pháp và viện trợ cho chính quyền Bảo Đại. Viện trợ cho quân đội viễn chinh Pháp 

gồm những thứ như trên vừa trình bày; còn viện trợ cho chính quyền Bảo Đại thì gồm vũ khí trang bị cho quân đội Quốc gia đang được thành lập, và tài trợ ngân sách hàng năm.

Việc tài trợ ngân sách hàng năm cho chính quyền Bảo Đại, trong niên khóa 1951-1952 chỉ mới khoảng 25 triệu Mỹ kim, nhưng qua năm 1953 thì tăng vọt lên, và nếu cộng chung với chiến phí ở Đông Dương thì vào khoảng 

785 triệu Mỹ kim.

Muốn có một nhận định rõ ràng về sự liên hệ Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam, thiết tưởng chỉ cần đọc lại những tài liệu mật của Ngũ giác Đài bị báo chí Mỹ phanh phui hồi tháng 6-1971.

Theo bản nghiên cứu có đính kèm tài liệu, dầy khoảng 3 ngàn trang, chứa đựng chừng 2 triệu 500 ngàn chứ mà báo Mỹ NEW YORK TIMES đăng tải thì quyết định của Chính phủ Truman viện trợ quân sự cho Pháp 

trong cuộc chiến tranh thực dân của họ, đã làm cho Hoa Kỳ lần đầu tiên trực tiếp dính líu vào vấn đề Việt Nam, và tạo nên một chính sách về Việt Nam của Hoa Kỳ.

Sau Tổng thống Truman, Tổng thống Eisenhower đã có nhiều quyết định quan trọng về chính sách đối với Việt Nam; tới thời Tổng thống Kennedy, Hoa Kỳ càng dính líu sâu vào vấn đề Việt Nam, và khi Tổng thống 

Johnson lên cầm quyền thì Hoa Kỳ đã tham chiến ở VN cả trên không lẫn dưới bộ.

Ellsbeng, người bị nghi ngờ là đã trao tài liệu mật của Ngũ giác Đài cho báo chí đăng tải, trong một cuộc phỏng vấn do hệ thống vô tuyến truyền hình CBS thực hiện ngày 23-6-1971, có tuyên bố rằng: “Người Mỹ phải chịu 

trách nhiệm về bất cứ tử trận nào ở Đông Dương trong vòng 20 năm qua”.

Ellsbeng nhận định rằng “Chiến tranh Đông Dương là một cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ hơn là một cuộc chiến tranh của Đông Nam Á. Nếu Hoa Kỳ không cung cấp tiền bạc, khí giới và cả nhân sự nữa thì ở Đông Nam Á 

chỉ có thể xảy ra bạo động chứ không có chiến tranh”.

Nhận định trên đây của Ellsberg có một giá trị lịch sử vì bằng thực tế và hoàn cảnh nước Pháp hồi 1945, không ai tin rằng họ đủ sức mở lại cuộc chiến ở Đông Dương, bởi lẽ nó quá tốn kém, vượt xa mức chịu đựng của 

một nước vừa mới thoát khỏi chiếm đóng của Đức, vì đã kiệt quệ trong chiến tranh thế giới II, nếu không được Hoa Kỳ quân viện.

Thật vậy, theo những bản thống kê chính thức được Chính phủ Pháp công bố thì kể từ 1946 đến 1954, Pháp đã phải chỉ tiêu cho chiến tranh Việt Nam khoảng ngàn tỷ; trong số đó Hoa Kỳ gánh chịu giúp 615 tỷ; đó là 

chưa kể những món tiền viện trợ lớn lao khác mà Hoa Kỳ đã bù đắp cho ngân sách 3 nước iệt - Mên - Lào, và trang bị quân đội của các quốc gia này.

Về vũ khí, cơ giới, Hoa Kỳ đã giúp Pháp chừng 850 xe thiết giáp, 16 ngàn xe vận tải, 600 phi cơ, 10 ngàn máy truyền tin, và trên dưới 180 triệu viên đạn đủ loại.

Được quân viện của Mỹ lớn lao như vậy, theo lẽ, nếu Pháp không thắng thì cũng chẳng đến nỗi thua đau; thế mà cuối cùng Pháp phải rời khỏi Đông Dương, bỏ lại tất cả những quyền lợi mà cha ông đã tốn bao nhiêu xương 

máu tạo lập trong suốt khoảng thời gian gần 100 năm. Đây là một điểm đáng nghi ngờ của cuộc chiến tranh Việt - Pháp.

Căn cứ vào những diễn biến lịch sử và các tài liệu đã được phát giác, người ta thấy nhận định của Ellsbeng thật chính xác khi nói rằng người Mỹ phải chịu trách nhiệm về bất cứ trận nào ở Đông Dương trong vòng 20 năm 

qua. Như thế có nghĩa là cuộc chiến tranh Việt-Pháp cũng do Mỹ châm ngòi và thúc đẩy.

Muốn hiểu rõ hành động này, thiết tưởng cần phải phớt qua chút ít lịch sử Hoa Kỳ - một lịch sử mà người Mỹ bảo rằng chỉ có chiến thắng chứ chưa bao giờ chiến bại.

Hoa Kỳ là một tân thế giới, sinh sau đẻ muộn hơn ai hết, nhưng lại giàu mạnh vào bậc nhất hoàn cấu.

So với các đế quốc tư bản châu Âu, Hoa Kỳ tuy có một lịch sử lập quốc còn qua trẻ, chỉ mới khoảng 300 năm, những sức bành trướng lại vượt khâ xa, không một đế quốc tư bản châu Âu nào sánh kịp.

Điều hiển nhiên là trong khi các đế quốc tư bản châu Âu dùng võ lực xâm chiếm nước ngoài thì Hoa Kỳ chỉ lo phát triển kinh tế, trước hết nhằm vào châu Mỹ La tinh.

Châu Mỹ La tinh nằm sát nách Hoa Kỳ, những từ xưa vốn là thuộc địa của các đế quốc tư bản châu Âu. Muốn đánh đuổi thế lực này, Hoa Kỳ đề ra chủ thuyết châu Mỹ của người châu Mỹ. Chủ thuyết này cũng tương tự 

như chủ thuyết da vàng mà Mao Trạch Đông đang theo đuổi, hoặc chủ thuyết châu Á của người châu Á do Nhật tung ra hồi chiến tranh thế giới II.

Với chủ thuyết này, Hoa Kỳ ngấm ngầm tài trợ kinh tế cho các nước châu Mỹ, hối thúc quần chúng vác nước châu Mỹ đứng lên đòi độc lập, và kết quả là dần dà Hoa Kỳ trở thành chủ nhân ông, còn những nước đế quốc 

tư bản châu Âu thì cuốn gói.

Nội một Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, tài nguyên đã vô cùng phong phú, huống hồ nay gồm thâu cả châu Mỹ La tinh thì sức phát triển kinh tế của Hoa Kỳ mạnh đến bậc nào.

Kinh tế phát triển thì phải có thị trường tiêu thụ, nếu không thì sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, hàng hóa thặng sư, sản xuất ứ đọng.

Khắp năm châu thế giới, chỉ có thị trường châu Á là tốt nhất, vì ở đây đất rộng người nhiều, lại đang trong tình trạng bán khai; nhưng muốn chen chân vào châu Á không phải chuyện dễ, bởi từ lâu, nó cũng là thuộc địa của 

nhiều nước tư bản châu Âu.

Nếu muốn chen chân vào thị trường châu Á, Hoa Kỳ cần phải chọn lựa giữa hai hình thức: hoặc dùng võ lực gây chiến với các nước đế quốc tư bản châu Âu, hoặc dùng thế lực đồng đo-la để gây mâu thuẫn.

Tự mình gây chiến với các nước tư bản châu Âu là điều Hoa Kỳ không thể làm, vì thứ nhất, mãnh hổ nan quần hổ; thứ hai, nền an ninh châu Âu có liên quan trực tiếp tới nên an ninh của Hoa Kỳ. Vậy tốt hơn hết là dùng 

đồng tiền chơi trò thọc gậy bánh xe.

Người ta bảo hai con chó khó có thể gặm chung một khúc xương mà không gây chuyện cắn xé nhau. Điều này, nếu được ví vào các nước đế quốc hẳn thật đúng.

Từ cuối thế kỷ thứ 18, nhiều nước tư bản châu Âu đã phát triển mạnh; qua thế kỷ thứ 19 thì chủ nghĩa tư bản châu Âu đã bước sang quá trình chủ nghĩa thực dân đế quốc, và khi nước nào cũng lo cất quân xâm chiếm 

thuộc địa thì tất nhiên không thể tránh được chuyện va chạm. Trận chiến tranh thế giới I 1914-1928 là kết quả của những va chạm đó.

Trận chiến tranh thế giới I kết thúc, làm cho nhiều nền tảng các nước thực dân đế quốc lung lay, và phát sinh ra nhiều mâu thuẫn sâu sắc từ Âu sang Á, những mâu thuẫn này được nuôi dưỡng và âm ỉ cho tới ngày chiến 

tranh thế giới II mở màn.

Nếu kết quả trận chiến tranh thế giới I, các nước thực dân tư bản châu Âu chỉ mới lung lay, thì sau chiến tranh thế giới II, tất cả đều hoàn toàn sụp đổ.

Sự kiện này mang lại cho thế giới một khúc quanh quan trọng, và chia thành hai vùng ảnh hưởng khác nhau.

Chủ thuyết Cộng sản đề cao hiện tượng ngâu nhiên mà có loài người chứ không do Thượng đế dùng bùn đất nặn lên ông Adam và bà Eva. Nhưng nhất định chiến tranh không phải ngẫu nhiên mà phát sinh. Cứ nhìn vào hai 

cuộc chiến tranh thế giới từ lúc khơi mào cho đến kết thúc, người sẽ thấy đó là hậu quả của sự phát triển không đồng đều giữa các đế quốc tư bản, khiến đi đến chỗ tranh giành, và định luật “mạnh được - yếu thua” là định 

luật bất đi bất địch.

Trong chiến tranh thế giới II hai nước mạnh nhất hoàn cầu là Hoa Kỳ và Nga Sô kết tình đồng minh với nhau; tất cả các quốc gia khác đều phải xoay chung quanh quỹ đạo của hai nước khổng lồ này, và khi chiến tranh thế 

giới II chấm dứt thì kết quả là Nga và Mỹ chia đôi thế giới thành ba khối riêng biệt.

Nhờ kết quả hai cuộc chiến tranh thế giới I và II mà Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia lãnh đạo, bao nhiêu thuộc địa có ở châu Á của các nước tư bản đế quốc châu Âu đều gom thâu vào tay Hoa Kỳ, biến Hoa Kỳ thành một 

siêu cường mà hiện thời không một quốc gia nào địch nổi.

Trong cái may bao giờ cũng gặp cái rủi. Cái rủi của Hoa Kỳ sau trận chiến tranh thế giới II là chủ nghĩa Cộng sản sinh sôi nảy nở tại nhiều nơi, kể cả châu Mỹ La tinh.

Tại Đông Âu, lợi dụng dịp tiến quân tiêu diệt Đức Quốc Xã, Nga Sô thiết lập chính quyền Cộng sản tại một số quốc gia như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi v.v... Còn tại châu Á thì Hồng quân Trung Hoa 

lớn mạnh, thôn tính cả Lục địa, và đang có xu hướng đi đến chủ thuyết da vàng, nghĩa là muốn giải phóng toàn cõi châu Á khỏi sự kìm kẹp cùng ảnh hưởng của người da trắng.

Trước mắt người Mỹ và người Tây phương, bao giờ châu Á cũng là vùng thị trường quan trọng nhất. Mất hẳn châu Á, có nghĩa là từ bản xhâu Âu đang bước vào thời kỳ dẫy chết.

Cũng là Cộng sản cả nhưng Cộng sản châu Á - đặc biệt Cộng sản Trung Hoa -mới thật đáng sợ. Đây là thứ Cộng sản pha trộn nhiều ý thức hệ, vừa cực đoạa, vừa quá khích và tiến bộ trong tình trạng lạc hậu.

Sợ dĩ Cộng sản châu Á mà tiêu biểu là Cộng sản Trung Hoa, mang nhiều sắc thái như vậy, trước hết là vì từ xưa tới nay, họ đã chịu quá nhiều cơ cực do sự cai trị tàn khốc của người da trắng gây ra. Càng bị áp bức nhiều 

chừng nào thì sức đề kháng càng mãnh liệt chừng ấy. Đó là lẽ đương nhiên.

Thứ đến, đa số quốc gia châu Á là những xứ nông nghiệp chậm tiến; tổ chức xã hội lại lạc hậu phong kiến, nên chủ nghĩa Cộng sản có cơ phát triển mạnh hơn những nước kỹ nghệ châu Âu; vì thế, hễ họ cướp chính quyền ở 

nơi nào là họ thẳng tay phát động phong trào quần chúng đấu tranh cao độ ngày nơi ấy, không nể nang, không nhân nhượng một quyền lợi nào cho người da trắng.

Kinh nghiệm cuộc nội chiến Quốc - Cộng Trung Hoa là một bài học hết sức đau đầu cho Hoa Kỳ. Nơi đây, ngay sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Hoa Kỳ đã thi hành một chính sách tỏ ra thiếu khôn ngoan với nhiều 

sai lầm nghiêm trọng mà hậu quả còn di hại đến ngày nay, trong Chiến tranh Việt Nam.

Nhầm lẫn quan trọng nhất của Hoa Kỳ hồi đó là không hiểu người Trung Hoa, không hiểu sự khác biệt giữa Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản châu Âu, cứ tưởng rằng Trung Hoa nghèo nàn, hễ viện trợ nhiều tiền là thu 

phục được.

Nói cho đúng, chính sách của Mỹ áp dụng ở Trung Hoa đã sai lầm từ căn bản. Hồi Trung Hoa bị Nhật chiếm đóng, Hoa Kỳ đã nhiều lần dùng áp lực buộc Chính phủ Quốc gia đi theo đường lối “dung Cộng kháng Nhật” 

và đưa ra những nguyên tắc Liên hiệp, để các lộ quân Cộng sản sát nhập vào quân đội Trung Hoa Quốc Gia.

Nhờ những cuộc Liên hiệp này mà Hồng quân Trung Hoa được Hoa Kỳ cung cấp tiền bạc, vũ khí, đạn dược quân trang quân dụng và thuốc men. Ngoài ra, họ cũng được tự do rời khỏi chiến khu mà quân đội Trung Hoa 

Quốc Gia không có quyền truy kích hay ngăn cản.

Hồi đó, tướng Stilwell là Tư lệnh Các lực lượng Mỹ ở Trung Hoa. Ông này chỉ muốn dồn tất cả nỗ lực để tạo chiến thắng quân sự mà hầu như không quan tâm gì đến vấn đề chính trị, mà cũng chẳng thèm để ý đến những 

mâu thuẫn sâu sắc giữa Cộng sản và Quốc gia Trung Hoa.

Là nhà quân sự thuần tuý nên tướng Stilwell dễ mắc mưu Cộng sản trên địa hạt chính trị. Trước hết, ông nghe theo luận điệu Cộng sản, tin tưởng họ là những người có thiện chí, sẽ triệt để phục tùng mệnh lệnh của ông. Thứ 

đến, ông buộc Tổng thống Tưởng Giới Thạch phải chấp nhận cho quân đội Quốc gia và Hồng quân được hưởng những quyền lợi ngang nhau, được trang bị giống nhau, và nhất là không được đụng độ với Hồng quân khi rời 

chiến khu ra mặt trận tác chiến chống Nhật.

Trước ngày Nhật đầu hàng Đồng minh, Hoa Kỳ lại họp hội nghị Yalta với Nga và Anh. Trong hội nghị này, Mỹ - Nga để lộ âm mưu chia nhau quyền lợi ở Mãn Châu và vùng Đông bắc Trung Hoa, nên các điều khoản ký 

kết đều hoàn toàn bắt lợi cho Tưởng Giới Thạch. Dầu vậy, Tưởng Giới Thạch vẫn bị bắt buộc phải chấp nhận, dủ không được mời tham dự hội nghị và không hề ký tên vào bản thỏa ước.

Dựa vào các điều khoản ghi trong hiệp ước Yalta, Hồng quân Nga Sô rầm rộ kéo vào Mãn Châu, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, rồi chiếm lấy tất cả những cơ sở kỹ nghệ do người Nhật thiết lập tại đây từ hàng 

chục năm qua.

Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Tàu có rất nhiều tài nguyên, đặc biệt là các hầm mỏ và kỹ nghệ, nên từ thế kỷ trước, Nhật - Nga đều dòm ngó, và đó là một trong những nguyên nhân chính gây nên cuộc chiến tranh 

Nga - Nhật cùng chiến tranh Trung - Nhật trong khoảng đầu thế kỷ 20.

Đánh tan quân đội Nhật, chiếm Mãn Châu, việc trước tiên của Hồng quân Nga là tước đoạt tất cả tài sản, cơ sở kỹ nghệ do Nhật để lại; công khai thão gỡ máy móc đưa về Nga, Số máy móc bị tháo gỡ này trị giá trên 800 

triệu Mỹ kim, và nếu cộng chung các tài sản khác thì con số đó lên tới hai tỷ Mỹ kim.

Dầu sao thì Trung Hoa Quốc Gia cũng là một cường quốc đứng về phe Đồng minh, nên không thể làm ngơ trước việc Hồng quân Nga Sô ngang nhiên chiếm đóng Mãn Châu và cướp đoạt tất cả tài sản dồi dào ở đó. Thế 

là cuộc tranh chấp Nga - Hoa nổ bùng.

Để khỏi mang tiếng với thế giới bên ngoài, và nhất là Hoa Kỳ không có cớ can thiệp vào, đòi chia phần những nguồn lợi hết sức to tát ở vùng Đông bắc nước Tàu, Nga Sô bèn đề nghị với Trung Hoa Quốc Gia là các cơ sở 

kỹ nghệ của Nhật thì thuộc phần Nga Sô, vì nó phải được coi như chiến lợi phẩm; còn tài sản riêng của người Trung Hoa và người Mãn Châu thì thuộc phần Chính phủ rung Hoa Quốc gia. Tuy nhiên, để tỏ tình thân thiện, 

Nga bằng lòng trích phân nửa tài sản của một bộ phận chiến lợi phẩm ấy, nhường lại cho Trung Hoa Quốc Gia, nhưng do hai bên cộng đồng quản trị.

Trước âm mưu độc chiếm quyền lợi kinh tế ở Mãn Châu của Nga Sô, ngày 11 tháng 2 năm 1946, Chính phủ Mỹ gửi công hàm phản đối, xác định rằng tất cả tài sản của Nhật ở Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Tàu là 

của chung, phải do Đồng minh thành lập một Ủy ban kiểm kê và phân phối.

Vì cuộc tranh chấp mà chiến sự bùng nổ ác liệt tại vùng Đông bắc nước Tàu giữa hai phe Quốc-Cộng, và kết quả là Hồng quân Trung Cộng (được Nga Sô giúp, đánh bại quân Trung Hoa Quốc Gia, rồi lấy đó làm bàn đạp 

tấn công, thôn tính cả Lục địa.

Kết quả vụ tranh giành quyền lợi vật chất ở vùng Đông bắc Trung Hoa, cả Mỹ lẫn Tưởng Giới Thạch chẳng được xơ múi gì, chỉ riêng Nga Sô thu về khoảng 2 tỷ đô-la. Những từ cuộc tranh giành này, nó đẻ ra những lỗi 

lầm nghiêm trọng khác trong chính sách của Mỹ tại Đông Nam Á.

Châu Á cũng như châu Phi, gồm toàn các dân tộc bán khai, nhược tiểu chậm tiến hoặc man rợ, nên từ thế kỷ thứ 16 đã là nạn nhân, bị người da trắng châu Âu áp bức bóc lột.

Riêng châu Á, hoàn cảnh đặc biệt hơn: ở đây đất rộng người nhiều, giàu tài nguyên, đa số dân chúng sống về nông nghiệp, và tổ chức xã hội hết sức phong kiến, nên nó vừa là thị trường lớn vừa là nơi nảy sinh ra lắm tranh 

chấp, tạo môi trường thuận lợi cho tư bản châu Âu lợi dụng.

Quốc gia đáng chú ý nhất ở châu Á là Trung Hoa, vì Trung Hoa có một dân số khoảng 800 triệu người và cũng ở trong tình trạng lạc hậu chậm tiến.

Theo lẽ, Trung Hoa phải là một nước gùng cường bậc nhất châu Á, nhưng vì lãnh thổ quá rộng và tổ chức xã hội lại phong kiến cao bậc nhất, thường xuyên chia rẽ, khiến đi tới chỗ bị nhiều nước xâu xé.

Những ngoại bang xâu xé Trung Hoa đa số gồm các nước tư bản châu Âu, những cũng có vài quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Mãn Thanh.

Riêng Hoa Kỳ, vì sức phát triển và bành trướng quá nhanh, nên khi nhìn sang châu Á 0- nơi đã sẵn những chủ nhân ông tư bản châu Âu - đã phải thi hành một chính sách quy mô hơn, không chiếm riêng một quốc gia nào 

làm thuộc địa như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, mà chiếm toàn diện.

Với chính sách này, trước hết người Mỹ phải tìm cách loại bỏ ảnh hưởng các nước thực dân cũ châu Âu ra khỏi toàn bộ châu Á, và kể cả là làm cho nội tình các dân tộc nhược tiểu châu Á xáo trộn, mâu thuẫn để thế lực 

của Mỹ được cấy vào.

Kết quả trận chiến tranh thế giới II giúp Mỹ thực hiện chính sách đó; vì sau thế chiến này, các nước thực dân cũ phải cuốn gói rời hẳn khỏi châu Á; còn các dân tộc châu Á thì tiếp tục chia rẽ lủng cũng, và gây nên những 

cuộc chiến tranh mới như chiến tranh Quốc-Cộng chẳng hạn.

Đứng về phía Hoa Kỳ mà nói thì quả thật chính sách của Mỹ đã làm lợi cho người Mỹ, nhưng lại làm thiệt hại nặng nề cho các dân tộc nhược tiểu châu Á, và thường xuyên gây tình trạng bất ổn chung khắp toàn thế giới.

Chính sách này của người Mỹ đã được tạp chí “Chính trị thế giới” xuất bản tại Belgrade - thủ đô Nam Tư - nói rõ trong một bài nghiên cứu, và được Việt Tấn Xã dịch theo bản của Claude Delmas, đăng trong bản tin buổi 

chiều thứ bảy 4-12-1954.

Bài nghiên cứu này cho biết từ 25 thế kỷ qua, 500 triệu người lúc nhúc ở mãi cực đông lục địa. Nơi đây, họ chỉ sống trên các đồng bằng và thung lũng. Họ chen chúc nhau, thiếu đất ở, có lẽ họ ở cả trên mặt nước.

Đất cát phì nhiêu ở mạn Bắc, nhưng lại bị hạn hán và bị lụt luôn. Khí hậu dễ chịu ở miền Nam, nhưng đất cát lại xấu. Đâu đâu cũng chật ních người.

Sự khai khẩn điền thổ được thực hành đến tận độ khả năng, mà tất cả khả năng ấy thu hẹp trong việc dùng sức người, ít trâu bò, không có máy móc. Sự xuất căng khó mà đủ nhu cầu. Nếu thiếu sự điều hòa là đói, mà đói 

thì cả hàng triệu người chết.

Năm triệu nông dân - năm trăm triệu nô lệ, sống trong sự chi phối ngặt nghèo nhất của của tạo hóa, và giữa người với người của họ, có nhiều kẻ được đặc quyền: Đó là những bọn người giàu có, những “bọn thống trị”. Văn 

hóa Trung là sự tạo tác và phản ánh của bọn này. Cuối thế kỷ 18, Trung Hoa đứng vào bậc nhất trong lĩnh vực văn hóa và chuyên môn. (Ở Trung Hoa có bốn giòng họ lớn là Tống, Trưởng, Khổng, Trần), đa số đất đai, 

tuộng vườn đều tâp trung gần hết vào bốn giòng họ này, nên nông dân chỉ là những tá điền bị bóc lột đến cùng cực - lời chú thích của tác giả.

Thế kỷ 19 là thời đại khoa học, cơ giới và giai cấp tư sản, nhưng Trung Hoa vẫn bất di bất dịch trong khi Tây Phương xuất hiện nhiều nhà bác học và chính khách đại tài. Rồi người Âu - Mỹ tới Trung Hoa, Nhật Bản “Âu 

hoá”, và nước “con trời” ấy - nước già 40 thế kỷ, cũng sinh ra nhiều lực lượng mới. Thế kỷ 20 bắt đầu.

Năm 1911, chính thể quân chủ sụp đổ, cả hệ thống xã hội nhào theo, gần như thời vô Chính phủ, hỗn loạn và điên đảo.

Năm 1924, phe cách mạng cầm quyền, nhưng nông dân có tẹ cai trị được họ không? Mã Khắc Tư có thay thế Khổng Tử nổi không? Năm 1927, một ngày kia Thượng Hái đã tắm máu, phong trào cách mạng đi quá trớn, 

chính sách chuyên chế tái hiện, những điều đau khổ vẫn còn, lại những “kẻ thống trị” và những “kẻ bị trị”, rồi nạn đói, nạn lụt, rồi chiến tranh, chẳng vua chúa nữa mà mọi sự nào có khác xưa?

Nhưng nhờ chiến tranh thế giới II, phái cách mạng mới mẻt nổi lên và muốn dẹp hết những cảnh thống khổ ấy. Chống với Chính phủ đương thời họ chiếm một khu vực và thành lập một chính thể xã hội mà nước Tàu chưa 

biết đến bao giờ. (Đoạn này tác giả bài nghiên cứu có ý nói tới việc Cộng sản Trung Hoa thành lập chiến khu Diên An hồi 1936 với một nền cai trị giống như một Chính phủ biệt lập với Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia ).

Năm 1949, phong trào biến chuyển mạnh Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia tan rã. Năm 1950, cả nước Tàu sống dưới chính thể Cộng sản. Đó là tất cả biến cố lịch sử trong vòng 100 năm nay, đã thay đổi nước Tàu vào 

con đường mới.

Nước Nhật muốn quay trở lại nguồn gốc văn hóa của họ, họ mong muốn nối lại tình liên lạc bị gián đoạn để lại có sự trao đổi văn hóa, kinh tế với nước Tàu. (Điều dự đoán này của tác giả, hiện nay đang dần dần trở thành 

sự thật, vì chính sách đối ngoại của Nhật càng ngày càng cho thấy muốn xích lại gần Trung Cộng và bỏ rơi Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia ở Đài Loan).

Về phần Hoa Kỳ, họ giúp Tưởng Giới Thạch không phải để cho Tưởng thắng, mà để cứu vãn sự thất bại của Tưởng và đó là cách để Hoa Kỳ nám lấy Đài Loan. (Điều nhận xét này cũng rất đúng, vì có duy trì Chính phủ 

Trung Hoa Quốc Gia ở Đài Loan thì Hoa Kỳ mới có cớ canh giữ đảo này để duy trì thêm cho sức mạnh của mình ở Thái Bình Dương).

Cao Ly là một nước Tàu nữa, vì xưa Cao Ly cũng phụ thuộc vào Tàu. Số phận nước này chỉ là nối liền con đường từ Đông qua Tây, từ Nhật Bản qua Mãn Châu. Việt Nam và phe Việt Minh thì theo đúng đường lối Tàu. 

Miền Bắc châu Á là đường ngõ của nội bộ Tàu, nối liền Tàu với Nga Sô. Dân Tàu ở hải ngoại cũng chính là đất Tàu mọc lên ở Nam Dương và ven Thái Bình Dương. Còn như nước Anh, hồi thế kỷ 19 là một đế quốc Tây 

phương chịu hạ mình trước Thiên triều và chính họ hiện nay cũng là một cường quốc Tây phương đương nghĩ rằng một hiệp định kinh tế và sự nhìn nhận theo pháp lý không cần sự bất đồng về chủ nghĩa, và nước Tàu của 

nó không phải là kẻ thù đích đáng. (Điều nhận xét này đến nay đã hoàn toàn trở thành sẹ thật, vì Anh đã chính thức nhìn nhận Chính phủ Trung Cộng, đặt tòa đại sứ tại Bắc Kinh, và coi Đài Loan chỉ là một phần lãnh thổ 

của Trung Quốc).

Mao Trạch Đông vừa là lãnh tụ Cộng sản Trung Hoa, vừa là lãnh tụ châu Á. Trong hai vai trò ấy, vai trò nào sẽ quan trọng hơn? Họ Mao có thể thoát ly Mạc Tư Khoa để lãnh đạo phong trào châu Á được không? Đó là 

hai vấn đề trong thời đại này.

Nếu châu Á đang bị chủ nghĩa thực dân thống trị; nếu các vấn đề châu Á được xem một cách công bằng nhân đạo thì đã tránh được nhiều sự đáng tiếc xảy ra.

Dĩ nhiên thắng lợi của Mao Trạch Đông nối thêm chặt chẽ sợi dây liên lạc giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, nhưng đến bao giờ thì mối liên lạc ấy bị thương tổn? Câu hỏi này có dính líu tới thái độ của nước Anh, vì nước 

Anh đã tự mình làm mất vai trò quan trọng ở Viễn Đông. Còn Hoa Kỳ vẫn phải chiếm đóng Nhật Bản và thống nhất lại nước Tàu rối loạn.

Ở đây ta mới thấy cái đầu mối sự dùng dằng khó hiểu của người Mỹ. Tại Ba Lê và Luân Đôn người ta cho rằng chính thế mới của Trung Iloa vứng bền lắm, những Hoa Thịnh Đốn không tin như vậy. Hoa Thịnh Đốn không 

hy vọng sự tan rã của Mao Trạch Đông, còn Ba Lê và Luân Đôn mong một sự thất bại hoàn toàn của Việt Cộng,

Vì vậy, ở Tòa Bạch Ốc, người ta không biết đến sự thắng trận của Cộng sản Trung Hoa, tưởng rằng dù nước Tàu có phải trung thành với Nga Sô về mặt lý thuyết đi chăng nữa thì cũng vẫn phải kêu fọi đến sự viện trợ của 

Tây phương và của Hoa Kỳ để phục hưng nền kinh tế và tổ chức lại nền sản xuất thiếu thốn.

Nhưng sức cứu giúp của Mỹ không đủ nuôi hàng triệu người nghèo đói mà đời sống trực tiếp liên quan tới cuộc cải cách điền địa. Cuộc cải cách điền địa này chỉ thực hiện được dưới chính thể mà Hoa Thịnh Đốn không ưa 

và coi như kẻ thù.

Từ lúc Mao Trạch Đông không chịu thần phục Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ đã từ chối không chịu nhận Chính phủ ấy về mặt ngoại giao. Hoa Kỳ chỉ dựa vào Tưởng Giới Thạch và coi Trung Cộng là kẻ thù.

Bài khảo cứu này kết thúc bằng cách nhận định rằng nước tân Trung Hoa cần nguyên liệu hơn là thực phẩm, và Bắc Kinh mong chờ ở liệt cường Tây Phương các phương tiện để thực hiện chương trình kỹ nghệ hóa để tránh 

sự lệ thuộc vào Nga Sô. Đầu mối của vấn đề là ở chỗ đó. Nếu tình giao hảo giữa Bắc Kinh và các liệt cường Tây Phương chưa thực hiện được trên nền tảng của sự cộng tác chân thành thì hòa bình chưa bảo đảm ở Viễn 

Đông.

Bài khảo cứu trên đây cho người ta thấy những sai lầm từ căn bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Trung Hoa và ở cả vùng Đông Nam Á. Những sai lầm này càng trở thành nghiêm trọng khoảng từ 1945 đến 

ngày Tổng thống Nixon mở cuộc công dn Hoa Lục tháng 2-1972.

Trước hết, Hoa Kỳ tưởng lầm “có tiền mua tiên cũng được” nên đã ve vãn Trung Cộng bằng cách quân viện cho họ đủ thứ để họ hợp tác với Tưởng kháng Nhật. Khi Nhật đầu hàng, những thứ vũ khí này lại quay mũi về 

phía Tưởng, và dùng áp lực với chính Hoa Kỳ, buộc Hoa Kỳ phải rút hết binh lực ra khỏi lãnh thổ Trung Hoa.

Nhật đầu hàng, nội chiến Quốc - Cộng phát khởi, Hoa Kỳ vẫn ù ù cạc cạc và vẫn tin vào thế lực vạn năng của đồng đô-la, nên gửi phái đoàn Marshall qua, dùng áp lực buộc Tưởng phải liên hiệp với Mao, và hứa viện trợ 

cho Mao cả kinh tế lẫn quân sự.

Khi thấy Nga độc chiếm nguồn lợi vô giá ở Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Tàu lại ngỏ ý muốn kết thân với Tưởng Giới Thạch thì Mỹ đâm ra nghi kỵ, bất bình, cúp hết tất cả mọi viện trợ và dồn phe Quốc gia vào thế 

cô lập.

Về vai trò hòa giải hai phe Quốc - Cộng ở Trung Hoa của Đặc sứ Marshall, nhiều nhà phê bình đã đưa ra những nhận xét xác đáng, cho rằng sứ mạng đó làm tổn hại đến Trung Hoa Quốc Gia và làm lợi cho cho Trung 

Cộng. Chính Tổng thống Tưởng Giới Thạch, trong bản lược thuật 30 năm kinh nghiệm giữa Trung - Nga, cũng không giấu nổi những chua cay khi viết rằng trong giai đoạn đang điều đình, Hoa Kỳ không thể không dùng 

đến ảnh hưởng chính trị của mình. Song ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ đối với các vùng do Cộng sản chiếm đóng đã không có chút hiệu nghiệm nào; trái lại, đối với phía Quốc gia, đã tạo thành một hậu quả nặng nề vô 

cùng.

Theo Thống chế Tưởng Giới Thạch, điều đáng tiếc nhất là vào khoảng tháng 4-1946, hiệp ước đình chiến Quốc - Cộng mà Đặc sứ Marshall đã ra công vận động. bị phe Cộng sản hoàn toàn xé bỏ, ấy thế mà Chính phủ 

Hoa Kỳ lại nhắm đúng lúc đó ngừng viện trợ 500 triệu đô-la cho Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia. Cũng vậy, đang lúc Cộng sản đánh mạnh và gây phong trào phản Mỹ thì Hoa Thịnh Đốn lại ra lệnh đình chỉ chuyên chở 

súng đạn qua giúp Trung Hoa Quốc Gia. Chính phủ Mỹ chẳng những đã không làm gì ré việc Trung Cộng xé bỏ hiệp ước đình chiến ký kết với phe Quốc gia, mà còn hoàn toàn làm thinh trước việc Nga Sô dùng vũ khí tịch 

thu của quân đội Nhật để trang bị cho Trung Cộng, và lần lượt triệt thoái hết quân đội Mỹ ra khỏi Bắc Kinh, Thiên Tân v.v..., ngừng hẳn viện trợ quân sự cho Trung Hoa Quốc Gia. Như thế, hai nước Trung Hoa và Hoa 

Kỳ trong sáu năm cùng chung tác chiến chống Nhật, cùng chung bảo vệ hòa bình Đông Á đã trở thành một trang sử bi thảm và ảm đạm đáng tiếc!

Việc phe Trung Hoa Quốc Gia bị Cộng sản đánh bại phải rời bỏ lục địa chạy ra đảo Đài Loan là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thối nát tham nhũng, thất nhân tâm, không thu phục được quần chúng: nhưng 

cũng phải kể đến những sai lầm nghiêm trọng của Hoa Kỳ.

Khi nhận thấy mình sai lầm trong việc không thể dùng tiền viện trợ để mua chuộc Trung- Cộng, hầu tiến tới độc chiếm thị trường Hoa Lục, Mỹ bèn quay sang chính sách bao vây kinh tế và ngoại giao. Một mặt không thừa 

nhận Trung-Cộng, không để Trung Cộng tham gia bất cứ tổ chức quốc tế nào, mà Hoa Kỳ là hội viên, và khnyến cao các nước trong khối Thế giới tự do cùng hành động như vậy. Mặt khác, bằng cách này bay cách khác, 

Hoa Kỳ phong tỏa không để hàng hóa sản xuất tại Trung Cộng lọt ra ngoài nhiều, và kêu gọi các nước tư bản Tây Phương thân Mỹ cũng như các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng Mỹ, đừng buôn bán, cúp nguyên liệu cho 

Trung Cộng.

Vì chính sách bao vây phong tỏa ấy mà Hoa Kỳ phải bám cứng lấy Đài Loan, không chịu trao trả Xung Thẳng cho Nhật Bản, phải tham chiến ở Triều Tiên, phải giúp Pháp đem quân trở lại Đông Dương rồi làm cho Pháp 

sa lầy tại đây, và cuối cùng phải rút lui, nhường ảnh hưởng lại cho Mỹ.

Việc Pháp đưa quân trở lại Việt Nam và đi đến chỗ thua trận Điện Biên Phủ, hình như nằm trong một kế hoạch giai đoạn được Chính phủ Hoa Kỳ chuẩn bị hết sức chu đáo kỹ lưỡng:

Giai đoạn thứ nhất: Khuyến khích Pháp trở lại Đông Dương mở cuộc chiến tranh chống Việt Minh, vì Việt Minh là Cộng sản, và viện trợ cho Pháp chiến phí, vũ khí, cơ giới, quân trang, quân dụng.

Giai đoạn thứ nhì: Thấy Pháp không làm nên trò trống gì mà tình hình Đông Nam Á cứ càng ngày càng khẩn trương; sợ dùng dằng, Trung Cộng sẽ nhảy vào như ở Triều Tiên, nên Mỹ đưa Bộ tham mưu qua Việt Nam nói 

tiếng là giúp Pháp, nhưng kỳ tình cốt chuẩn bị cho chương trình về sau, và khi Pháp sa lầy ở Điện Biên Phủ thì Mỹ viện đủ cớ, ngừng hẳn mọi trợ giúp, khiến Pháp phải thua trận cuối cùng một cách nhục nhã.

Giai đoạn thứ ba: Thành lập tại Việt Nam một chính quyền chống Pháp, thân Hoa Kỳ. Chính quyền này được gọi là chính quyền quốc gia thuần tuý.

Kế hoạch 3 giai đoạn đó, lúc đầu còn được bưng bít cẩn thận, nhưng càng ngày càng lộ dần ra, và do nguyên nhân đi đến chỗ Pháp xích mích Hoa Kỳ sau này.

Bằng vào lời hứa của Hoa Kỳ là sẽ tích cực viện trợ, Pháp tưởng chỉ trong vòng vài ba năm là bình định được toàn cõi Đông Dương; nào ngờ chiến tranh càng ngày càng leo thang, và đợi tới lúc Pháp bắt đầu sa lầy thì Hoa 

Kỳ viện trợ nhot giọt có điều kiện.

Điều kiện trước tiên mà Mỹ đưa, buộc Pháp phải nghe là hợp tác với Mỹ trong công cuộc phòng thủ chung châu Âu; và điều kiện thứ hai là phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam, bỏ hắn ý đồ chiến tranh thực dân.

Vấn đề phòng thủ cgung châu Âu, đối với Pháp, là một nước cờ bắt bí Mỹ, vì Pháp biết sau chiến tranh thế giới II, châu Âu chưa gì đáng gọi là nguy hiểm mà phải phòng thủ, đấy chẳng qua là một mưu đồ để quân đội Mỹ 

hiện diện ở châu Âu, và để bảo đảm những quyền lợi Mỹ ở khu vực này. Về sau, vì bất bình với Hoa Kỳ trong chiến tranh Đông Dương nên tướng De Gaulle đã rút ra khỏi khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) và không chịu 

gia nhập thị trường chung châu Âu.

Còn việc trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam thì điều kiện của Mỹ đưa ra là Việt Nam không ở trong Liên hiệp Pháp. Vấn đề này thật rác rối và tế nhị vì nếu không có ý đặt lại nền thống trị ở Đông Dương thì Pháp 

đưa quân qua đây chiếnn đấu làm gì?

Cuối năm 1953 và đầu năm 1954, Pháp đã nhận thấy rõ mình hoàn toàn lâm thế kẹt: đánh Việt Minh mà không có viện trợ Mỹ thì đánh không nổi, rút lui cũng chẳng xong. Nếu nhận viện trợ Mỹ với những điều kiện như 

trên thì có nghĩa là trong tám năm gây chiến, Pháp thiệt bao nhiêu người, bao nhiêu của, rốt cuộc vẫn công cốc, nếu không muốn nói là dọn cỗ sẵn cho Mỹ hưởng.

Điều khốn khổ khốn nạn cho Pháp là sau khi nghe lời Bộ tham mưu Hoa Kỳ, đưa 17 ngàn binh sĩ chiếm đóng khu lòng chảo Điện Biên Phủ, và nhè lúc Việt Minh bao vây, tấn công như vũ bão thì dư luận Mỹ lại rùm beng 

lên, nào công kích Pháp vẫn nuôi dưỡng óc thực dân ở Đông Dương, nào nói xa nói gần rằng Hoa Kỳ có thể đưa những Sư đoàn trước đây tác chiến ở Triều Tiên qua Việt Nam, và cũng có thể đưa cả bom nguyên từ tới 

để ngăn chặn Cộng sản đang lan rộng khắp vùng Đông Nam Á, nơi có nhiều quyền lợi đặc biệt của Hoa Kỳ. Những dư luận này xuất phát từ giới lập pháp, người thì cho rằng Hoa Kỳ nên trực tiếp can thiệp vào chiến tranh 

Đông Dương, kẻ khác lại chống đối, nếu mục đích cuộc can thiệp để cốt giúp Pháp duy trì thuộc địa.

Những dư luận thực hư - hư thực như trên là những đòn tâm lý đánh vào người Pháp, khiên Chính phủ Pháp vừa bối rối vừa lo ngại, nhất là khi nghe tin Tổng thống Eisenhowe tuyên bố cho các quốc gia Đông Dương 

được hưởng số tiền viện trợ mà Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận dành riêng cho các nước Viến Đông như Phi Luật Tân, Đài Loan, Thái Lan. Như vậy có nghĩa là Đông Dương đã bị liệt kê vào vùng mà Hoa Kỳ định gây 

ảnh hưởng.

Song song với dư luận trên, Pháp còn gặp những lo ngahi khác, chẳng hạn khi thấy Hoa Kỳ ráo riết vận động ngoại giao với Trung Cộng - Nga Sô tại hội nghị Geneve, và nhất là khi biết Hoa Kỳ đã quyết định dùng lá bài 

Ngô Đình Diệm thay thế Thủ tướng Bửu Lộc.

Đối với các quốc gia khác không mấy ai biết đến ông Ngô Đình Diệm, nhưng đối với Pháp thì ông Ngô Đình Diệm chẳng phải là người xa lạ. Hồi 1933 ông đã khảng khái từ chức Lại Bộ Thượng thư để phản đối Pháp 

không giữ lời hứa trao trả quyền hành lại cho triều đình Việt Nam. Kể từ ngày đó, ông dấn thân vào con đường cách mạng chống Pháp.

Năm 1944, ông Ngô Đình Diệm bị mật thám Pháp vây bắt, phải trốn vào Sở hiến binh Nhật, và nhờ viên Lãnh sự Nhật Isida vận động với quân đội Nhật, cấp riêng cho ông một chiếc máy bay vào Sài gòn.

Năm 1945, ông Ngô Đình Diệm lại bị Việt Minh bắt, đầy lên Thái Nguyên (Bắc Việt), và không biết như thế lực nào can thiệp mà sáu tháng sau ông được thả ra. Năm 1950, ông xuất ngoại sang La Mã và sau đó sang trú 

ngụ bên Hoa Kỳ.

Cho tới này, chưa ai hiểu rõ nguyên nhân nào ông Ngô Đình Diệm được Việt Minh phóng thích cũng như tại sao hồi 1945, cựu Hoàng Bảo Đại lại có thể rời Hà Nội sang Côn Minh.

Đa số dư luận cho rằng việc Cựu hoàng Bảo Đại thoát khỏi Hà Nội là do sự can thiệp của Thống chế Tưởng Giới Thạch, vì hồi này Trung Hoa Quốc Gia có phái sang Việt Nam một đạo quân 200 ngàn người với nhiệm vụ 

giải giới quân đội Nhật, Sự hiện diện của đạo quân đó đặt ra lắm phiền phức khiến Việt Minh phải thương thảo với Trung Hoa Quốc Gia.

Dư luận đồn rằng lúc đầu Chính phủ Việt Minh định cử một phái đoàn đi Trùng Khánh thương thuyết, nhưng phái đoàn do không được Trung Hoa Quốc Gia chấp thuận, và Thống chế Tưởng Giới Thạch đưa điều kiện chỉ 

có Cựu hoàng Bảo Đại là nhân vật đủ tư cách nhất để thương thuyết mà thôi. Nhờ điều kiện này mà Chính phủ Việt Minh buộc lòng phải để Cựu hoàng Bảo Đại cầm đầu phái đoàn, mặc dầu họ thừa biết chuyện ra đi của 

Cựu hoàng Bảo Đại không có ngày trở lại.

Về cuộc ra đi của Cựu hoàng Bảo Đại hồi cuối năm 1945, không có một tài liệu đích xác nào để lại, chỉ biết Cựu hoàng Bảo Đại được đội quân của tướng Lư Hán hộ tống ra phi trường Gia Lâm, và khi Cựu hoàng lên phi 

cơ rồi thì tướng Lư Hán đuổi tất cả nhân viên trong phái đoàn trở về Hà Nội.

Về vấn đề này, cho tới nay, nhiều người vẫn nghi ngờ có bàn tay người Mỹ nhúng vào, vì Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia hồi bấy giờ đang cộng tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong công cuộc chống Cộng. Cựu hoàng Bảo Đại 

có thoát khỏi Việt Minh thì năm 1949 mới có giải pháp Bảo Đại - mà giải pháp Bảo Đại là giai đoạn chuyển tiếp cho giải pháp quốc gia sau này.

Chuyện ông Ngô Đình Diệm cũng thế, những người chứng kiến từ đầu đều quả quyết sở dĩ ông được Việt Minh trả tự do là nhờ sự can thiệp của Đức Giám mục Lê Hữu Từ và nhờ áp lực của khối Công giáo.

Đành rằng khi có người thân tín của ông Ngô Đình Diệm từ Hà Nội gấp rút chạy về Phát Diệm báo tin cho Đức cha Lê Hữu Từ biết việc ông Diệm bị bắt, Đức cha Lê Hữu Từ với tư cách Cố vấn tối cao của Chủ tịch Hồ 

Chí Minh vội lên ngay thủ đô can thiệp, những không có bằng cớ nào bảo đảm rằng Việt Minh sợ vị Giám mục này mà thả tự do cho một người vốn từ lâu bị họ liệt vào loại tối nguy hiểm.

Đằng khác, cũng cần nhấn mạnh rằng nếu Việt Minh sợ áp lực của khối Công giáo thì họ đã không giết ông Ngô Đình Khôi là anh ruột ông Ngô Đình Diệm, và cậu con trai duy nhất của của ông là Ngô Đình Huân.

Như vậy việc ông Ngô Đình Diệm được Việt Minh phóng thích và mời hợp tác nhất định phải có sự can thiệp từ ngoài, vì theo một tài liệu chính xác thì ngay sau khi hay tin em ruột mình là cựu Lại Bộ Thượng Thư Ngô 

Đình Diệm bị Việt Minh bắt, Đức Cha Ngô Đình Thục, lúc bấy giờ là Giám mục địa phận Vĩnh Long, đã vội vã gửi thư sang Hoa Kỳ cho Hồng Y Spellman là Giáo chủ Công giáo Mỹ, là Tổng Tuyên uý quân lực Hoa Kỳ, 

và là một nhận vật có nhiều thế lực ở Hiệp chủng quốc.

Ông Ngô Đình Diệm là lá bài đúng như ý Hoa Kỳ mong muốn, vừa có tinh thần chống Pháp, vừa có tư tưởng quốc gia cực đoan, vừa có cảm tình với quần chúng, vừa có cái uy của nhân vật lãnh tụ. Khi quyết định chọn 

ông Ngô Đình Diệm hẳn Hoa Kỳ cũng nghĩ rằng với đạo đức và uy tín sắn có, ông Diệm sẽ quy tụ được nhiều thành phần và nhất là ông sẽ quyết liệt đòi pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam đúng theo ý người 

Mỹ.

Với kế hoạch ba giai đoạn, giai đoạn đầu đã êm trôi chót lọt, Pháp được Mỹ hỗ trợ, kéo quân trở lại Đông Dương gây chiến tranh thực dân.

Qua giai đoạn thứ hai, tám năm gây chiến tranh, thực dân Pháp đã nhận được của Mỹ nhiều tiền bạc, vũ khí, cơ giới, quân trang, quân dụng. Ăn của chùa ngọng miệng, bấy giờ Mỹ mới bắt đầu ra điều kiện nọ kia, Pháp 

nhận là hèn, mà không nhận tức là rơi vào bẫy sập của Mỹ.

Mục đích của Hoa Kỳ loại bỏ hết ảnh hưởng thực dân cũ khỏi Đông Nam Á và đưa thế lực của mình thay vào, nên trong giai đoạn thứ hai, Mỹ phải tìm cách cho Pháp sa lầy và thất trận thật nhanh. Có như thế mới tiến 

hành được giai đoạn thứ ba đưa ông Ngô Đình Diệm về nhân dân, lập mộtChính phủ quốc gia thuần tuý chống Pháp - thâm Mỹ.

Giai đoạn thứ hai của kế hoạch hứa giúp Pháp thật nhiều tiền để Phấp đưa qân chiếm đóng Điện Biên Phủ, nhưng khi Điện Biên Phủ bị bao vây, bị tấn công ráo riết ngày đêm thì Hoa Kỳ trở cờ, tuyên bố không thể giúp 

thêm Pháp được gì, vì như thế là tạo nguy cơ cho Thế chiến thứ ba.

Trong những ngày Điện Biên Phủ bị tấn công kịch liệt, quân kháng chiến tràn ngập hết điểm tựa nọ đến điểm tựa kia; và đang khi hội nghị Geneve khai nhóm (25-4-1954), các nhân vật cao cấp trong Chính phủ Pháp phải 

chạy đôn đáo khắp nơi, người thì sang Hoa Thịnh Đốn cầu khẩn, van nài, xin Mỹ giúp gấp bom đạn và nhiều phi cơ khu trục oanh tạc; kẻ thì tới Geneve luồn lụy, vận động ngầm với các Ngoại trưởng Anh, Nga, Trung 

Cộng để mong họ thuyết phục Việt Minh chấp nhận một giải pháp chấm dứt chiến tranh. Nhưng tất cả đều vô ích, Tổng thống Eisenhower đánh điện cho Thủ tướng Pháp ngày 26-4-1954, báo tin buồn rằng Quốc hội Hoa 

Kỳ không cho phép gửi chiến cụ sang giúp Pháp ở Đông Dương nữa, vì sợ chiến tranh mở rộng châu Á, đe dọa hòa bình thế giới; còn các Ngoại trưởng Anh, Nga, Hoa thì ngoảnh mặt làm ngơ, coi như Pháp bị hoàn toàn 

cô lập trên trường quốc tế.

Không được Mỹ giúp, Pháp chỉ còn bốn chiếc B-26 cũ kỹ cung ứng cho chiến trường Điện Biên Phủ, nên cuối cùng bị quân kháng chiến tràn ngập vào buổi chiều 7-5-1954, sau 56 ngày chiến đấu trong tuyệt vọng.

Sở dĩ ngày nay, nhiều luồng dư luận vẫn còn thắc mắc, cho rằng trận Điện Biên Phủ là do sự sắp đặt của Hoa Kỳ, là bởi căn cứ vào mấy nguyên nhân sau đây:

- Từ 1953, Pháp đã e ngại về sự thiếu thành thật của Mỹ, và rõ mục đích của Mỹ là muốn hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, nên Pháp meu tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh mà không được.

- Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, lẽ ra quân kháng chiến phải thừa thắng xông lên, tràn ngập vùng Trung châu Bắc Việt và chiếm thủ đô Hà Nội, Hải Phòng cùng nhiều nơi khác khắp Đông Dương. Nhưng trái lại tình hình 

chung lúc bấy giờ vô cùng yên tĩnh chưa từng có trong chiến tranh Việt - Pháp từ 1946.

- Lúc hội nghị Geneve chưa kết thúc Hoa Kỳ đã đưa ông Ngô Đình Diệm về nước làm gì Thủ tướng. Việc Hoa Kỳ vận động đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm Thủ tướng, thay thế hoàng thân Bửu Lộc nằm trong 

giai đoạn 3 của kế hoạch, vì một năm sau ông Diệm về nước cháp chính, Bảo Đại mới bị truất phế (qua cuộc trưng cầu dân ý 23-10-1955), ông Diệm lên làm Tổng thống, tuyên bố miền Nam theo chính thể Cộng hòa, có 

Hiến pháp, có Quốc hội tức là những cơ cấu dân chủ căn bản như sự đòi hỏi của Hoa Kỳ.

Với những diễn biến tình hình thế giới nói chung và châu Á nói riêng, từ sau chiến tranh thế giới II, người ta có thể quả quyết rằng cuộc nội chiến Trung Hoa 1945 - 1949 đã ảnh hưởng tới chiến tranh Việt Nam, và chiến 

tranh Việt Nam đang ảnh hưởng tới những biến động khắp vùng Đông Nam Á.

Sự níu kéo dây chuyền này là do chính sách của Hoa Kỳ, muốn tạo ở Đông Nam Á một tình trạng bất ổn thường xuyên, vì một tình trạng như vậy sẽ giúp Hoa Kỳ có cớ duy trì lực lượng quân sự tại đây, để vừa bảo đảm 

an ninh cho Hiệp Chủng Quốc, vừa giữ vững những quyền lợi sẵn có, vừa tìm kiếm những nguồn lợi mới sau này.

Thế thì chúng ta không lạ tại sao Mỹ phải liên hệ vào chiến tranh Việt Nam, và tại sao chiến tranh Việt Nam cứ kéo dằng dai hết năm nọ tới năm kia từ giai đoạn này qua giai đoạn khác.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 8.

Để có một hình ảnh rõ ràng về sự liên hệ của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam; chúng ta hãy nhắc lại những đoạn tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mà báo chí đăng lại hồi tháng 6-1971.

Theo tài liệu mật thì từ 1945 đến 1950, hai Chính phủ Truman và Eisenhower đã có nhiều quyết định quan trọng về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam mà quần chúng Mỹ không hề hay biết, mãi tới lúc Kennedy lên làm 

Tổng thống năm 1961, mới nhận thấy Mỹ đã liên hệ quá nhiều vào công cuộc phòng thủ Việt Nam Cộng Hòa.

Tài liệu mật cho biết từ cuối 1945 đến 1946, Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thư cho Tổng thống Truman và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, yêu cầu giúp đỡ để chống Pháp giành độc lập.

Thư của Hồ Chí Minh gửi cho Mỹ đúng vào giai đoạn Hoa Kỳ với Nga Sô đang tranh giành quyền lợi kinh tế do Nhật để lại ở Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Tàu, và vì muốn độc chiếm những nguồn lợi to lớn này nên 

Nga đã triệt để ủng hộ Trung Cộng, để Trung Cộng đánh bật phe Quốc gia lui dần về phía Nam. Bởi thế, Chính phủ Truman mới quyết định viện trợ cho Pháp chống Việt Minh và tìm cách đưa Bảo Đại sang Côn Minh để 

năm 1949, giải pháp Bảo Đại thành hình.

Với giải pháp Bảo Đại, Hoa Kỳ tin tưởng sẽ tiến tới thành lập một Chính phủ quốc gia có quân đội riêng, có ngân sách riêng, có nền hành chánh riêng, rồi ép buộc Pháp phải tuyến bố trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt 

Nam, như vậy, chính quyền Việt Minh đương nhiên mất hẳn danh nghĩa và trở thành “bọn phiến loạn”, đúng như lời ông Nguyễn Quốc Định, đại biểu chính quyền Bảo Đại tham dự hội nghị Geneve 1954, tuyến bố tại phiên 

họp hôm 12-5-1954: “... từ 1954, dân chúng Việt Nam đã để cho Việt Minh lãnh phần thực hiện Độc lập và Dân chủ của xứ sở, mặc dầu lúe ấy Cộng sản đã có những mâu thuẫn trong nội bộ Việt Minh rồi. Nếu Cộng sản 

giữ lời hứa thì sự thống nhất Việt Nam từ hồi 1946 đã không gẫy đổ như ngày nay. Công cuộc chấp chánh của Việt Minh đã đi tới một cuộc khủng hoảng, khiến Quốc trưởng Bảo Đại phải thay thế Việt Minh cai trị xứ sở. 

Chính phủ của Quốc trưởng đã thực hiện trong mấy năm nay, vì dụ lịch sử thống nhất quốc gia do Pháp trao trả Nam Kỳ lại cho Việt Nam và dùng Sài gòn làm thủ đô. Sự thành lập một đạo quân quốc gia 300 ngàn người, 

sự thành lập ngân sách. Đã có 35 nước nhìn nhận Việt Nam (của Bảo Đại) và Việt Nam hiện nay là hội viên của nhiều cơ quan quốc tế. Nhò sự hiểu biết của Pháp và sự nỗ lực tranh đấu của Quốc trưởng Bảo Đại, Liên 

hiệp Pháp và Việt Nam đã ký kết một tuyến ngôn nhìn nhận nền độc lập cho Việt Nam kể từ ngày 25-4-1954”.

“... ngày nay độc lập đã thực hiện xong, Việt Minh không còn lý do để tiếp tục cuộc chiến tranh nữa. Nếu họ còn tiếp tục, họ sẽ bị coi như phong trào rối loạn”.

Thê nhưng cái gọi là “nền độc lập” mà Pháp trao trả cho Việt Nam chỉ là chiếc bánh vẽ, Quốc trưởng Bảo Đại không được sự tín nhiệm của những người quốc gia, và chính quyền của ông bị lệ thuộc vào Pháp hoàn toàn, 

đó là điều sai ý muốn của Hoa Kỳ, nên khi Tổng thống Eisenhower thuộc đảng Cộng hòa lên cầm quyền hồi 1953 thì lá bài Ngô Đình Diệm được dùng thay thế lá bài Bảo Đại.

Việc Mỹ xài lá bài Ngô Đình Diệm thay Bảo Đại, ngoài mục đích nhờ uy tín của nhân vật quốc gia cực đoan này để loại bỏ hẳn ảnh hưởng Pháp ở Việt Nam, hầu Hoa Kỳ có thể nhảy vào thay thế; còn mang một ý nghĩa 

sâu xa hơn, nhằm tránh cuộc tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Băc như hiệp ưởc Geneve quy định.

Tại sao Mỹ sợ một cuộc tổng tuyển cử như vậy? Rất dễ hiểu, bởi vì tuy giải pháp Bảo Đại đã ra đời từ 1949, nhưng cho tới 1954 vẫn hãy còn quá yếu về mọi mặt, và hoàn toàn chưa có một nền hành chính quy củ từ trung 

ương xuống tận hạ tầng các thôn ấp khắp Việt Nam. Trên thực tế, chính quyền đó chỉ kiểm soát được những thành thị lớn, còn nông thôn đều lọt vào tay quân du kích Việt Minh, Tổng tuyển cử trong một tình trạng như thế, 

khác gì đem Việt Nam dâng cho Cộng sản Việt Minh?

Mặt khác, chính sách của Hoa Kỳ lại gây tình trạng bất ổn tại các quốc gia châu Á bằng những cuộc chiến tranh cục bộ, nếu để một trong hai phe Quốc-Cộng ở Việt Nam thắng hay bại hoàn toàn thì cuộc chiến tranh đó sẽ 

không còn nữa. Điều này không có lợi gì cho Hoa Kỳ?

Với chính sách đó, Hoa Kỳ giúp ông Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại để lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, nhưng sau đó không lâu, Hoa Kỳ hoàn toàn thất vọng, vì không sai khiến nổi ông Diệm, không thể biến 

ông Diệm thành một Tổng thống bù nhùn tay sai, chỉ “ngồi chơi xơi nước”.

Năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy thuộc đảng Dân chủ lên thay Tổng thống Eisenhower. Việc trước tiên của Chính phủ này thi hành ở Việt Nam là làm áp lực, buộc ông Ngô Đình Diệm phải chấp nhận để Mỹ tăng 

phái bộ cố vấn của họ ở Việt Nam lên 16 ngàn người, người ông Diệm nhất định không nghe, và hễ sang dư người nào ngoài con số ấn định là bị trục xuất ngay trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Trước thái độ ngoan cố, cứng đầu cứng cổ của ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống Kennedy phải quyết định “cúp viện trợ”. Theo những tài liệu được phát giác sau này thì trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 9-1963, Chính 

phủ Ngô Đình Diệm không còn nhận được một đồng xu nhỏ nào của Hoa Kỳ nên chẳng biết lấy tiền đâu trả lương cho công chức - quân nhân, khiến ông Diệm phải tạm vay tiền Ngân hàng quốc gia Việt Nam, vay quỹ bù 

trừ hối đoái và quỹ hưu bổng công chức quân nhân.

Theo tiết lộ của bà Ngô Đình Nhu trong bản tài liệu “La paix!... A quel prix” phổ biến tại châu Âu ngày 7-10-1966 thì “Về phần chồng tôi (tức cố vấn Ngô Đình Nhu), trong cuộc chiến đấu cho quần chúng, nếu ông đã tự 

giới hạn trong sự tự vệ chân chính, chống lại chủ nghĩa Cộng sản và chỉ dùng chiến tranh du kích chống lại chiến thuật du kích mà Cộng sản đã gây ra, thì chỉ từ những lý do nhân đạo hơn là chính trị. Do đó, chúng tôi đã bảo 

vệ được độc lập xứ sở mà không cần đến sự can thiệp của các lực lượng ngoại quốc.

Năm 1963, nhờ vào sự thiết lập nhanh chóng hệ thống Ấp chiến lược mà các vùng thôn quê trọng yếu được bảo vệ, mặc dù có một chiến dịch tuyên truyền quốc tế của Cộng sản và của người Mỹ đã không ngớt đả kích 

chương trình này. Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành không cần đến những đoàn quân ngoại quốc trong việc bảo vệ xứ sở chúng tôi, nhất là trong lãnh vực của cuộc chiến tranh phá hoại do cộng sản gây ra.

Nhờ thành công của chương trình Ấp chiến lược nên chúng tôi chỉ còn cần những sĩ quan Hoa Kỳ làm huấn luyện viên, dậy cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cách sử dụng vũ khí và các loại trực thăng do Mỹ viện trợ.

Khi chiến thắng đã ló dạng, người Mỹ theo sáng kiến riêng của họ, đã gửi sang Việt Nam cho chúng tôi nhiều cố vấn hơn, nâng tổng số lên 12 ngàn người.

Tổng thống Ngô Đình Diệm và chúng tôi nhận thấy con số này quá nhiều so với nhu cầu nên nhất quyền chống lại. Do đó mà báo chí Mỹ đã vội vã gán cho Tổng thống Diệm và chồng tôi là “những kẻ chống Mỹ”.

Nên biết Tổng thống Kennedy đã từng xác nhận công khai rằng “Những cố vấn Hoa Kỳ sẽ rút về ngay khi Chính phủ yêu cầu”, nhưng thay vì đưa về lập tức ít nhất là phân nửa số cố vấn hiện hữu tại Việt Nam như lời hứa 

thì trái lại, Tổng thống Kennedy cho gửi ngay tức khắc sang Việt Nam một số cố vấn khác đông gấp đôi số hiện có, nghĩa là vào khoảng 16 ngàn người tất cả bất chấp những phản ứng quyết liệt của Chính phủ Việt Nam 

Cộng Hòa, vì vậy mà chiến cuộc bắt đầu leo thang.

Lúc bấy giờ, cái phi lý của người Mỹ là đòi hỏi chúng tôi những cái mà Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đang tìm kiếm. Họ bảo hoàn cảnh 1963 cho phép họ làm như vậy, khiến tính cánh hợp pháp của Chính phủ Việt Nam 

Cộng Hòa hồi bấy giờ phải hoàn toàn tùy thuộc vào sự phản đối hay đồng ý của người Mỹ.

Năm 1963, áp lực của Hoa Kỳ được thể hiện trong vấn đề mà Tổng thống Kennedy gọi là “nỗ lực chiến tranh”, và những sáng kiến của chúng tôi về công cuộc chống du kích hoặc phản công trong trường hợp Bắc Việt 

chuyển từ chiến. tranh du kích qua chiến tranh quy ước đã không được Chính phủ Mỹ chú ý, Điều này đủ để giải thích tại sao Tổng thống Ngô Đình Diệm và chúng tôi đã nhất quyết từ chối sáng kiến “leo thang chiến 

tranh”, và chính vì nguyên do này mà chúng tôi bị Hoa Kỳ tố cáo liên tiếp là “thụ động trong nỗ lực chiến tranh”, và phải chịu nhiều sự che trách nặng nề về mọi phía.

Vì vậy mà Tổng thống Kennedy đã đòi phải có sự thay đổi chính trị và nhân sự tại miền Nam Việt Nam, để cho “nỗ lực chiến tranh” khỏi bị trở ngại, và Đại sứ Henry Cabot Lodge được ủy nhiệm chuyển giao cho Chính 

phủ Sài gòn một bức thông điệp với lời lẽ rõ rệt hơn.

Bức thông điệp buộc Tổng thống Ngô Đình Diệm phải loại bỏ người em là Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, và buộc chồng tôi cùng tôi phải tự nguyẹn rời khỏi xứ sở vĩnh viễn, để cho Hiệp Chủng Quốc khỏi phải áp dụng 

những biện pháp khác mà họ có thể dùng để chống lại Chính phủ Nam Việt Nam”.

Những tố cáo trên đây của bà Ngô Đình Nhu hoàn toàn phù hợp với các tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mà báo Mỹ Boston Globe đăng tải hồi tháng 6-1971. Tài liệu này nói rằng “Ngay từ ngày 1-5-1961 (nghĩa 

là Trung Hoa lục địa ông Kennedy làm lễ nhận chức Tổng thống Hoa Kỳ được năm tháng), Tổng thống Kennedy đã chấp thuận bằng công văn số 52 toàn bộ kế hoạch hoạt động quân sự bí mật do một Ủy ban đặc biệt 

nghiên cứu về vấn đề Việt Nam đệ trình”. Kế hoạch này gồm các điểm sau đây:

- Gửi điệp viên ra Bắc Việt hoạt động và dùng phi cơ dân sự thả dù tiếp tế cho những điệp viên này (phi cơ dân sự này do các phi công mang quốc tịch châu Á điều khiển, hầu hết là công dân Đài Loan thuộc Trung Hoa 

Quốc Gia).

Lén đưa Lực lượng đặc biệt từ miền Nam Việt Nam sang vùng Đông Nam Ai Lao lùng diệt căn cứ và lộ tuyến tiếp tế của Cộng sản Bắc Việt (Lực lượng đặc biệt này được Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập dưới sự 

thúc đẩy của Mỹ, do Mỹ huấn luyện, võ trang và đài thọ lương bổng. Lực lượng này đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Lê Quang Tung, và ông này đã bị thủ tiêu hôm đảo chính 1-11-1963).

- Thiết lập những ổ võ trang chống Cộng sản Bắc Việt; những căn cứ bí mật, những toán phá hoại, quấy nhiễu hậu tuyến đối phương.

- Tổ chức các phi vụ thả truyền đơn xuống lãnh thổ Bắc Việt, phát động du lích chiến, và nếu cần, cho cố vấn Hoa Kỳ tham chiến để đối phó với mọi nỗ lực tiếp liệu của Cộng sản Bắc Việt quanh vùng Tchépone (Ai Lao).

Song song với kế hoạch này, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Cộng Hòa hồi bấy giờ là tướng Maxwell Taylor còn gửi phúc trình mật ngày 2-11-1961, yêu cầu Tổng thống Kennedy cho gửi gấp 8 (tám) ngàn bộ binh Hoa Kỳ 

sang Nam Việt Nam, bề ngoài lấy cớ là tham dự công tác cứu trợ nạn lụt miền Trung và miền Tây, và nếu với số quân này mà “không làm nổi chuyện gì” thì Hoa Kỳ vẫn có cớ đưa thêm quân sang Nam Việt Nam.

Tất cả những kế hoạch trên Hoa Kỳ không phải nhằm tiêu diệt Cộng sản, mà nhằm mở rộng và leo thang chiến tranh, hầu chính sách của Mỹ ở châu Á được thực hiện, nhưng bị một chướng ngại rất lớn lao ngăn cản là sự 

không đồng ý của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Muốn san bằng chướng ngại vật này, biện pháp trước tiên được Tổng thống Kennedy đem ra áp dụng là dùng viện trợ Mỹ làm áp lực.

Về viện trợ Mỹ hồi bấy giờ, tập tài liệu bà Ngô Đình Nhu cho biết:

“Cần phải hiểu rằng viện trợ Mỹ được căn cứ trên nguyên tắc là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có quyền chi tiêu cho những dự án cần thiết mà không chịu sự kiểm soát của Chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng thực tế cho thấy 

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ nhận được một phần rất nhỏ viện trợ Mỹ mà không biết gì đối với số còn lại. Người Mỹ lấy lý do số còn lại được chi tiêu cho những công cuộc không trực tiếp liên hệ đến Chính phủ 

Việt Nam Cộng Hòa, chẳng hạn những hoạt động tuyên truyền do Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ điều khiển (US lNFORMATION AGENCY), để yểm trợ cho Chính phủ Nam Việt Nam.

Có những ngân khoản trên giấy tờ thì do chính quyền Việt Nam sử dụng, nhưng trên thực tế, chính quyền Việt Nam lại không có quyền dòm ngó tới số tiền đó. Sự kiện này cho phép Chính phủ Hoa Kỳ đem hết khả năng 

tuyên truyền phá hoại, chống lại Chính phủ Ngô Đình Diệm và lật đổ Chính phủ này do chính số tiền viện trợ mà ông Diệm bị coi như mắc nợ đối với với Hoa Kỳ.

Viện trợ Mỹ cho Việt Nam Cộng Hòa còn bao gồm cả các loại vũ khí cùng sự tài trợ cho những hoạt động quân sự, đài thọ cho Lực lượng đặc biệt.

Mặt khác, Hoa Kỳ cũng trích ra từ ngân khoản viện trợ một số tiền 24 triệu đô-la để yểm trợ cho những phong trào chống lại Chính phủ. Như thế đủ thấy số tiền viện trợ Mỹ mà Chính phủ Ngô Đình Diệm nhận được trên 

giấy tờ, không ít thì nhiều, đã được dùng để thỏa mãn trước hết các khuynh hướng quân phiệt cũng như khuynh hướng phá hoại trong sự giành giật ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.

Về chương trình Ấp chiến lược trước khi nhận viện trợ Mỹ, chính chúng tôi đã đưa ra điều kiện là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có thể thực hiện một mình, nhưng Hoa Kỳ lại đòi quyền kiểm soát và duyệt xét chặt chẽ. 

Hơn thế, họ còn đòi xen vào làm việc ngân sách quốc gia Việt Nam, song chúng tôi đã không chịu để người Mỹ kiểm soát như vậy...”

Theo bà Ngô Đình Nhu, ngân khoản chính thức mà Chính phủ Ngô Đình Diệm nhận được do Mỹ viện trợ trong suốt 9 năm của Đệ nhất Cộng hoàa, chỉ vào khoảng hai tỷ đô-la mà thôi, không như ngày nay, chỉ trong vòng 

một năm, ngân khoản đã lên đến 15 tỷ cho riêng nỗ lực chiến tranh.

Những tiết lộ trên đây cho thấy các chính quyền thuộc đảng Dân chủ Mỹ, từ thời Tổng thống Truman qua đời Tổng thống Kennedy, đều có khuynh hướng muốn để Hoa Kỳ trực tiếp liên hệ vào chiến tranh Việt Nam. Vì 

khuynh hướng đó mà khi thấy không thể thuyết phục Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tay trong việc mở rộng và leo thang chiến tranh, Tổng thống Kennedy đã hạ lệnh cho Đại sứ Henry Cabot Lodge phải bằng mọi cách, 

triệt hạ kỳ được chính quyền này, “dù phải làm cỏ cả Phủ tổng thống”.

Việc lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ rằng “Tổng thống Kennedy quyết định cử Phó tổng thống Johnson đi Sài gòn vào tháng 5-1961 với sứ mạng thuyết phục ông Ngô Đình Diệm 

yêu cầu Hoa Kỳ gửi quân qua Việt Nam, nhưng bị ông Ngô Đình Diệm trả lời là ông không muốn lực lượng ngoại quốc vào lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp Bắc Việt trực tiếp xâm lăng. Tổng thống Diệm nhấn mạnh: “Sự 

hiện diện của quân đội ngoại quốc sẽ vì phạm thỏa ước quốc tế Geneve 1954”.

Vì không thuyết phục được Tổng thống Ngô Đình Diệm trong việc để quân đội Mỹ qua Việt Nam nên Hoa Kỳ “khuyến khích nhóm đảo chính chống lại cho tới cùng và hủy diệt Phủ tổng thống nếu cần để chiến thắng” và 

“buộc gia đình ông Ngô Đình Diệm phải đầu hàng vô điều kiện”. Riêng ông Diệm phải được đối xử tùy theo ý muốn của tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa” (trích bản giác thư của Roger Hilstman, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa 

Kỳ, phụ trách Viến Đông sự vụ gửi cho Ngoại trưởng Dean Rusk ngày 30-8-1963).

Thực ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ tháng 11-1960, anh em ông Ngô Đình Diệm đã đoán biết số phận của mình khi ứng cử viên John F. Kennedy thuộc đảng Dân chủ đắc cử sít sao so với số phiếu bỏ cho ứng 

cử viên Cộng hòa Richard Nixon, vì đường lối của đảng Dân chủ thường biểu lộ tính cách quân phiệt, cứng rắn, và chỉ muốn Hoa Kỳ trực tiếp liên hệ vào chiến tranh Việt Nam.

Nên nhớ giải pháp Ngô Đình Diệm là sản phẩm của đảng Cộng Hòa dưới thời Tổng thống Eisenhower, và từ tháng 7-1954 là ngày ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh tới tháng Giêng 1961 là ngày ông John F. 

Kennedy lên lãnh đạo Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mối bang giao giữa Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ quốc tuy cũng gặp trục trăc khó khăn, nhưng chưa đến nỗi nghiêm trọng lắm.

Bởi thế, khi hay tin ứng cử viên đảng Dân chủ Kennedy trúng cử, anh em ông Diệm đã tỏ vẻ buồn nản vì biết mình sẽ gặp lắm khó khăn, bèn vội vã đề ra chính sách “thật lưng buộc bụng”, và định ban hành Luật hạ lương 

quân nhân - công chức. Dự luật này do Dân biểu Cao văn Tường soạn thảo, đã một dạo gây hoang mang thắc mắc trong hàng ngũ công chức - quân nhân, nhưng cuối cùng chẳng hiểu vì sao mà không được áp dụng.

Lo sợ trước chính sách mới của tân Tổng thống Hoa Kỳ đã đến với Tổng thống Ngô Đình Diệm sớm hơn ý tưởng, vì 5 tháng sau ngày lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Kennedy đã dồn dập làm áp lực, và cuối cùng đi 

đến cuộc đảo chính, giết chết anh em ông Diệm ngày 1-11-1963.

Triệt hạ xong Tổng thống Ngô Đình Diệm, chưa ai biết ý định Tổng thống Kennedy sẽ làm gì ở Việt Nam, vì ông bị ám sát chết ngay sau đó ba tuần lễ (Kennedy bị ám sát chết ngày 23-11-1963 tại thành phố Dallas, Tiểu 

bang Texas), nhưng theo tin AFP đánh đi ngày 25-1-1971 thì “chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi xảy ra vụ ám sát Tổng thống Kennedy, và ngay khi còn đang ở trên phi cơ trở về Hoa Thịnh Đốn để đảm nhiệm chức vụ Tổng 

thống theo hiến pháp, ông Lyndon Johnson đã quyết định tiếp tục theo đuổi chính sách của vị tiền nhiệm”.

Tiếp tục theo đuổi chính sách của vị tiền nhiệm có nghĩa là Tổng thống Johson thừa hưởng gia tài về đường lối lãnh đạo chiến tranh do cố Tổng thống Kennedy để lại, và chỉ tám tháng sau ngày nhận chức vụ, Tổng thống 

Johnson đã biến đổi hình thái chiến tranh đó bằng cách tạo ra cái gọi là “biến cố Vịnh Bắc Việt” rồi ra lệnh cho Không lực Hoa Kỳ oanh tạc miền Bắc và ra lệnh cho bộ binh nhảy vào tham chiến tại miền Nam.

Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ được báo Newsweek đăng tải, nói rằng “Tất cả những quyết định quan trọng nhằm leo thang chiến tranh Việt Nam đều được dự trù từ nhiều tháng trứoc khi Tổng thống Johnson 

đem ra thi hành và Chính phủ Mỹ lừa phỉnh Quốc hội cùng với quần chúng bằng cách bưng bít. Những gì xảy ra trong Biến cố Vịnh Bắc Việt ngày 4-8-1964 không đáng kể, vì Chính phủ đã bí mật thảo hoạch một hành 

động quân sự quan trọng đánh Bắc Việt trước đó ít nhất là năm tháng, và đã dự thảo sẵn một quyết nghị của Quốc hội nhằm ủng hộ mở rộng chiến tranh”.

Biến cố Vịnh Bắc Việt hồi tháng 8-1964 phải được kể là một điểm then chốt trong chiến tranh Việt Nam hiện nay, vì nó là khởi thủy cho cuộc oanh tạc đầu tiên của Không lực Hoa Kỳ xuống lãnh thổ Bắc Việt ngày 5-8-

1964, rồi từ cuộc oanh tạc này đẻ ra nguyên nhân khiến Mỹ đưa nửa triệu quân cơ giới vào miền Nam Việt Nam, với sự tham chiến của nhiều nước Đồng minh Hoa Kỳ như Đài Loan, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân và 

Thái Lan, làm cho chiến tranh Việt Nam mở rộng và leo thang.

Thực ra cho đến nay, cái gọi là “biến cố Vịnh Bắc Việt” vẫn hãy còn mù mờ, mỗi bên nói một cách, mỗi người dự đoán một nẻo, còn tin tức thì trái ngược và mâu thuẫn.

Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thì ngày 4-8-1964, lợi dụng sương mù dầy đặc, các tiểu đỉnh Bắc Việt đã xông ra tấn công Đệ thất hạm đội đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Việt, làm chiếc khu trục hạm Maddox bị 

thương và vài chiếc khác bị hư hại.

Chính phủ Hoa Kỳ coi hành động này của Bắc Việt có tính cách khiêu khích nghiêm trọng, cần phải trừng trị, nên sáng 5-8-1964, nhiều phi cơ thuộc Không lực Mỹ, cất cánh từ các Hàng không mẫu hạm, xông vào lãnh 

thổ Bắc Việt oanh tạc dữ dội.

Trước biến cố “Vịnh Bắc Việt”, một áp lực quốc tế đè nặng lên vấn đề Đông Dương. Pháp, Nga Sô, Trung Cộng và cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U-Thant nữa đều đưa ra một đề nghị triệu tập một hội nghị như hội 

nghị Geneve về Việt Nam hồi 1954 để bàn về việc trung lập hóa toàn bán đảo Đông Dương.

Đề nghị này trước tiên là sản phẩm của tướng De Gaulle, Tổng thống Pháp. De Gaulle vẫn luôn luôn nuôi mộng được trở lại với những quyền lợi to tát của nước Pháp ở Đông Dương vốn bị Mỹ dùng thế lực tước đoạt sau 

ngày thất trận Điện Biên Phủ, nên cho rằng nếu toàn cõi Đông Dương trung lập thì có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ mất nhiều ảnh hưởng, và Pháp lại có hy vọng đóng một vai trò quan trọng Á Đông.

Sau khi tướng De Gaulle nêu đề nghị trên thì ngày 14-7-1964 Nga Sô liên lạc với 14 quốc gia từng tham dự hội nghị Geneve và Ai Lao năm 1962, nêu rõ lập trường nước Pháp và tiếp đến là sự tán đồng của Hà Nội biết 

Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam.

Trước sự vận động quốc tế như vậy, Hoa Kỳ tất nhiên phải khẩn cấp trực tiếp liên hệ vào chiến tranh Việt Nam, vì nếu không, Chính phủ Nguyễn Khánh tại Sài gòn sẽ sụp đổ nhanh chóng, và kế hoạch rộng lớn của Mỹ tại 

châu Á sẽ gặp lắm trở ngại, khó thực hiện.

Với biến cố Vịnh Bắc Việt, Hoa Kỳ đã bẻ gẫy âm mưu của tướng De Gaulle và của Nga Sô nhằm trung lập hoa Đông Dương, vì trung lập như vậy không phải chỉ để giết chết Nam Việt Nam mà còn làm thiệt hại nặng nề 

đến quyền lợi Hoa Kỳ khắp vùng Đông Nam Á.

Đông Nam Á là vùng tranh chấp ảnh hưởng giữa các nước đế quốc tư bản châu Âu từ thế kỷ thứ 18, và sau trận chiến tranh thế giới II, chỉ còn lại ba khối lớn, Hoa Kỳ-Nga Sô-Trung Cộng. Còn Pháp, vì nuối tiếc quyền 

lại cũ, nên luôn luôn đứng ngoài phá rồi bằng cách xúi nguyên giục bị và thọc gậy bánh xe. Về phần Hoa Kỳ, vì nước họ quá giầu mạnh lại phát triển hết sức mau, nên vấn đề mở rộng vòng đai an ninh và tìm kiếm thêm 

nhiều thị trường là tối cần thiết.

Khi nói đến nền an ninh Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì phải hiểu rằng nó liên hệ đến nền an ninh chung toàn thế giới, nếu tình hình châu Âu hay châu Á sôi động thì có nghĩa là Hoa Kỳ cũng bị trực tiếp đe dọa, vì với những 

phát minh kỳ diệu của nền khoa học hiện đại, một hoa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử có thể bắn từ Thái Bình Dương bên này qua Thái Bình Dương bên kia, rơi tới tấp xuống lãnh thổ nước Mỹ. Việc Hoa Kỳ 

phóng vệ tinh do thám bay thường xuyên trên bầu trời Trung Cộng - Nga Sô, cũng như việc phái Đệ thất hạm đội với tầu ngầm nguyên tử sang hoạt động vùng Viễn Đông là nhằm bảo vệ nền an ninh Hoa Kỳ khỏi bị một 

cuộc tấn công bất ngờ.

Vi khoa học tiến bộ quá mau lẹ, nên chẳng những Hoa Kỳ mà Nga Sô cũng phóng vệ tinh do thám, còn Trung Cộng thì chế tạo được bom nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử. Bởi thế, sự hiện diện 

của quân đội Mỹ với các căn cứ quân sự trọng yếu ở Đông Nam Á là điều bắt buộc dù Mỹ có thể bị thế giới kết án là đang theo đuổi chính sách “tân đế quốc thực dân”.

Ngoài việc bảo vệ an ninh cho mình, Hoa Kỳ còn nhằm mục đích khác ở Đông Nam Á là bành trướng ảnh hưởng, tìm kiếm thị trường. Muốn biết mục đích này quan trọng như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua sức 

phát triển mãnh liệt của dân tộc Mỹ.

Hoa Kỳ có một lịch sử lập quốc khoảng trên 300 năm. Hiến pháp được soạn ra từ 1787 với 13 tiểu bang, nhưng chưa đầy 200 năm sau, số tiểu bang nhảy vọt lên 50, song chưa phải là hết mà người ta còn tiên đoán rằng 

càng ngày, trên quốc kỳ Hoa Kỳ còn gắn thêm nhiều ngôi sao, mỗi ngôi sao tiêu biểu cho một tiểu bang, và rất có thể này mai, Phi Luật Tân sẽ là tiểu bang thứ 51 của Mỹ, vì tại xứ này đang có một phong trào vận động để 

dân tộc Phi được hương cái “vinh dự” đó.

Về kinh tế, tuy Hoa Kỳ cũng từng gặp những cơn khủng hoảng đến phải đổ đồ thặng dư xuống biển, vì không có thị trường tiêu thụ, nhưng luôn luôn vẫn là một nước dẫn đầu về tích trữ vàng, nhờ thế mà đồng đô-la giữ 

vững giá, ngay cả trong thời kỳ thế giới gặp đại chiến.

Nên biết rằng Hoa Kỳ là xứ rất nhiều kim loại và khoáng chất, họ sản xuất hàng năm khoảng 70 triệu tấn sắt dùng cho các ngành kỹ nghệ sản xuất. Đa phần từ số kim loại khai thác được là ở vùng Lake Superior, và không 

kể những kim loại tốt đang khai thác, số kim loại xấu, chưa đến tuổi, còn nằm sau dưới đất, có thể khai thác hàng trăm năm cũng chưa hết.

Ngoài sắt, thép là mỏ than. Than đá là tài nguyên quan trọng thứ hai tại Hoa Kỳ, số dự trữ có thể dùng cả hàng ngàn năm sau.

Ngoài than đá là dầu lửa, các giếng dầu ở Hoa Kỳ sản xuất hàng năm chừng 400 ngàn triệu lít. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có một khoáng chất hết sức quý, chính khoáng chất này đã đưa Hoa Kỳ lên địa vị siêu cường quốc 

nguyên tử hiện nay. Đó là mỏ Uranium.

Vì thiếu kim loại và khoáng chất như vậy nên xu hướng phát triển của Hoa Kỳ là kỹ nghệ nặng, trong đó, khoảng 80% là kỹ nghệ quốc phòng.

Theo những tài liệu gần đây của Phòng Liên vụ thông tin Hoa Kỳ thì từ 1955, chi tiêu của Chính phủ Liên bang được dùng vào việc quốc phòng là hai phần ba (2/3). Phần vòn lại được chi tiêu vào các công cuộc an lạc 

công cộng, phát triển các tài nguyên về đất đai, y tế, giáo dục v.v...

Nước Mỹ giàu đương nhiên dân Mỹ có lợi tức cao nhất thế giới, đa số người Mỹ có lợi tức hàng năm hai ngàn đô-la (hơn một triệu bạc Việt Nam) cho mỗi người, và lợi lức trung bình hàng năm cho mỗi quyết định chừng 

sáu ngàn rưởi đô-la (trên bốn triệu đồng Việt Nam). Lợi tức trung bình này không phải nằm yên một chỗ nữa cứ mỗi năm một tăng và Chính phủ Hoa Kỳ dự trù rằng qua năm 1980, lợi tức đó sẽ gần gấp đôi hiện tại.

Hiện tại ở Mỹ, cứ 6 gia đình thì một gia đình được coi là nghèo, nhưng nghèo ở đây là theo tiêu chuẩn của Chính phủ Mỹ, nghĩa là gia đình nào có lợi tức trung binh hàng năm khoảng ba ngàn đô-la thì bị coi là nghèo (ba 

ngàn đô-la gần bằng hai triệu rưỡi bạc VN theo giá bây giờ). Nghèo theo tiêu chuẩn này thì tại Việt Nam Cộng Hòa, tất cả các Tổng, Bộ trưởng nếu sống hoàn toàn vào đồng lương thuần tuý, đều bị liệt vào hạng nghèo 

hết.

Căn cứ vào những bản thống kê thì mỗi người Mỹ chỉ cần làm việc 5 phút là mua được nửa ký bánh mì, làm 2 phút mua được một ký khoai, làm 12 phút mua được nửa ký thịt bò, làm 8 phút mua được nửa ký bơ, làm 6 

phút mua được một lít sữa, làm 7 giờ mua được một đôi giầy bằng da thật tốt; và làm 20 giờ mua được một bộ y phục bằng len.

Sự giầu mạnh của nước Mỹ; sự sung túc của dân chúng là nhờ vào tài nguyên quốc gia quá dồi dào và nhờ vào sức cần cù cùng óc tính toán khoa học của họ, khi Mỹ đã giầu thì dĩ nhiên Mỹ phải tìm đủ cách bành trướng 

mãnh liệt khắp năm châu thế giới. Vậy thì chúng ta không nên lấy làm lạ tại sao Việt Nam là một xứ nghèo nên? chẳng mang lại lợi lộc gì cho nước Mỹ, thế mà Chính phủ Mỹ vẫn đổ người, đổ của vào đây. Hiểu nước Mỹ 

và hiểu người Mỹ sơ qua như vậy tức là hiểu được lý do của vấn đề.

Vì những sự việc như thế nên bắt buộc Hoa Kỳ phải tìm đủ mọi cách liên hệ vào chiến tranh Việt Nam. Sự liên hệ này, những phiến diện bề ngoài, những kẻ không hiểu cặn kẽ vấn đề cứ tưởng Hoa Kỳ đang sa lấy.

Sự liên hệ của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam nặng nề nhất là thời Tổng thống Johnson. Người lãnh đạo Hoa Kỳ gốc Texas này có một chính sách làm cho chính trường miền Nam Việt Nam rối loạn cả lên nào đảo 

chính, chỉnh lý, nào Công giáo - Phật giáo đâm chém nhau tại bùng binh chợ Bến Thành, nào vụ Hiến chương Vũng Tàu của tướng Nguyễn Khánh, nào phong trào Phật giáo tranh đấu ở miền Trung v.v... Nguy hiểm nhất 

biến cố Tết Mậu Thân 1968.

Trong khi tình hình miền Nam rối loạn thì Không lực Mỹ không ngớt oanh tạc miền Bắc, và bộ binh cơ giới Mỹ cứ hết đợt này đến đợt khác đổ vào miền Nam, lên tới con số trên nửa triệu người. Thế là chiến tranh mở rộng 

và leo thang.

Khi mở rộng và leo thang chiến tranh như vậy Hoa Kỳ nói rằng đó là nhằm bảo vệ miền Nam Việt Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản: nhưng theo giác thư của Thứ trưởng Quốc phòng John Mc Nanghton gửi Bộ trưởng 

McNamara “Mục tiêu của cuộc chiến tranh ở Việt Nam gồm 70 phần trăm nhằm tránh một sự thảm bại nhục nhã cho Hoa Kỳ, 20 phấn trăm để giữ miền Nam Việt Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản Trung Hoa, và chỉ 10 

phần trăm cốt để nhân dân miền Nam được hưởng một đời sống tốt đẹp hơn, tự do hơn”.

Nhân dân miền Nam Việt Nam có được hưởng một đời sống tốt đẹp hơn từ ngày Mỹ đổ nửa triệu quân vào hay không thì thực tế đã trả lời. Riêng miền Bắc, kể từ tháng 2-1965 đến tháng 6-1968 đã phải hứng chịu 

2.581.876 tấn bom do 107.700 phi xuất của Không lực Mỹ dội xuống. Những vụ oanh tạc khủng khiếp này chỉ được tạm chấm dứt từ 1-11-1968 vì nhu cầu bầu cử bên Mỹ.

Bởi liên hệ quá sâu xa như vậy nên năm 1969, khi nhậm chức Tổng thống Hiệp Chủng Quốc, ông Richard Nixon đã đề ra chính sách Việt hóa và công bố lịch trình rút quân. Với lịch trình này, Tổng thống Nixon đã hạ thấp 

con số từ trên 500 ngàn xuống còn 29 ngàn, nhưng thay vì chiến tranh chấm dứt thì nó lại bước vào một khuc quanh mới và bùng lên mãnh liệt bởi cuối tháng 3-1972, khi Bắc Việt bất thấn xua quân vượt tuyến, dùng lối 

đánh quy ước tấn công vào các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa ở hai tỉnh địa đầu giới tuyến Quảng Trị - Thừa Thiên, sau đó lan rộng ở An Lộc, Kontum, Bình Định và ở cá Ai Lao - Kampuchea.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 9.

Chương trình Việt hóa chiến tranh.

Vì sự liên hệ quá sâu xa của Hoa Kỳ nên kể từ 1968, chiến tranh Việt Nam đã trở thành đề tài chính trong các cuộc vận động tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ.

Việc các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ triệt để khai thác chiến tranh để vận động tranh cử là một hiện tượng hết sức tự nhiên, vì người Mỹ diều hâu hay người Mỹ bồ câu thì tựu trung vẫn không muốn thấy con em họ 

phải xa lìa quê hương, phải uổng mạng trong một cuộc chiến mà theo ý họ dân bản xứ giết nhau với dân bản xứ cũng đã đủ bảo vệ quyền lợi Hiệp Chủng Quốc rồi.

Như vậy, chấm dứt chiến tranh tại một nơi xa xôi ngoài lãnh thổ Hiệp Chủng Quốc mà các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ cam kết trong khi vận động chỉ có nghĩa là làm thế nào để máu thanh niên Mỹ không phải trực 

tiếp đổ ra, để công dân Hoa Kỳ không bị bắt làm tù binh, và quyền lợi Hoa Kỳ tại nơi đó vẫn được duy trì bảo đảm.

Trong chiều hướng đó, khi ra tranh cử Tổng thống hồi tháng 11 năm 1968, ứng cử viên đảng Cộng hòa Richard Nixon đã nêu lên chủ thuyết Nixon với Chương trình Việt hoá. Chương trình này nhằm rút hơn nửaa triệu 

quân Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam, chấm dứt việc tác chiến trên bộ của quân đội Mỹ, vì tác chiến trên bộ rất nguy hiểm đối với binh sĩ Mỹ, chỉ giữ lại vai trò cố vấn và yểm trợ bằng Không-Hải lực mà thôi.

Chương trình Việt hóa chiến tranh của Tổng thống, Nixon đã gây nhiều luồng dư luận sôi nổi trong 4 năm qua. Những người Việt Nam chất phác thì hiểu đơn sơ rằng Việt hóa có nghĩa là Hoa Kỳ rút hết quân, chỉ để lại một 

số cố vấn giống như tình trạng trước 1964. Một số khác, cách đây hai năm, đã tỏ ra lo lăng hoang mang trước các đợt rút quân của Hoa Kỳ, vì tưởng rằng miền Nam tự do chỉ có thể tồn tại với sự hiện diện của hơn nửa 

triệu quân Mỹ; này bếu số quân đó rút đi, chắc Cộng sản Bắc Việt sẽ tràn đến.

Đến nay, thực tế cho thấy Việt hóa chiến tranh không bao giờ có nghĩa Hoa Kỳ sẽ phủi tay, vĩnh viến bỏ bê tất cả mọi quyền lợi tại Việt Nam, hay để mặc cho Cộng sản muốn làm gì thì làm trên phần đất được coi như 

pháo đài quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á.

Muốn hiểu ý nghĩa đích thực của chương trình Việt hóa thì phải phân tích Chủ thuyết Nixon, tức là đường lối đối ngoại mới của Hoa Kỳ đối với toàn thế giới nói chung, và đặc biệt đối với Đông Á cũng nhưThái Bình Dương 

nói riêng, vì chương trình Việt hóa là một phần trong toàn bộ chính sách đó.

Như chúng ta đã biết, chiến tranh Việt Nam không thuần tuý là một cuộc tranh chấp cục bộ giữa những người Việt theo chủ nghĩa Cộng sản và những người Việt theo chủ nghĩa Quốc gia. Bề ngoài, cuộc chiến đó tuy có vẻ 

bị đóng khung nhỏ hẹp trong phạm vi của một quốc gia, nhưng thực tế bên trong, nó lại có sự liên hệ sâu xa với các siêu cường, vì là chỗ khởi điểm cho sự tranh chấp giữa các hệ thống: Cộng sản với Tự do, Cộng sản với 

Cộng sản, đế quốc với đế quốc, Kinh tế tư bản với kinh tế vô sản v.v... thành thử nó làm rúng động cả thế gioi; và trở nên một bộ phận chính yếu trong việc châm ngòi lửa chiến tranh khắp toàn vùng Đông Nam Á.

Sự liên hệ nêu trên là do tình hình thế giới biến chuyển qua mau lẹ tạo thành, và trước những biến chuyển đó, dù muốn hay không, phe tư bản - dẫn đàu là Hoa Kỳ - bắt buộc phải thay đổi chính sách, nếu không sẽ phải 

hứng chịu phần thiệt.

Tại khu vực Đông Nam Á, cách đây 15, 20 năm, còn bị đế quốc tư sản Âu-Mỹ coi là vùng lạc hậu chậm tiến, kém văn minh, thiếu khai hóa và lúc bằng, dù Cộng sản đã thôn tính trọn Hoa Lục, nhưng chưa phải là một 

địch thủ đáng sợ của Hoa Kỳ.

Ngày nay, tất cả các dân tộc châu Á đều vươn mình lên, đều trưởng thành trong những điều kiện mà người Âu - Mỹ không ngờ, đặc biệt sự lớn mạnh của Trung Cộng đã trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với Hiệp 

Chủng Quốc Hoa Kỳ chẳng những trong phạm vi quân sự, mà còn cả trong phạm vi kinh tế.

Khách quan mà nhận xét, dân số Trung Cộng đông gấp 5 lần dân số Hoa Kỳ và ngày nay đã chế tạo được bom nguyên tử lẫn hỏa tiễn liên châu lục mang đầu đạn nguyên tử, thì phải là một đối thủ đủ sức đương đầu với 

Hoa Kỳ về mặt quân sự.

Tuy nhiên, về mặt kinh tế, việc hàng hóa Trung Cộng càng ngày càng tràn ngập thị trường châu Á là mối quan tâm lớn lao của tư bản Hoa Kỳ, và cứ theo đà phát triển đều đều - không cần bước tiến nhảy vọt - thì chỉ trong 

vòng vài chục năm nữa, có thể đi đến chỗ Trung Cộng làm chủ thị trường khu vực này, đến cả tư bản Nhật cũng không thể đương đầu nổi.

Cần nhận định rằng hệ thống phát triển kinh tế giữa Mỹ và Trung Cộng hoàn toàn trái ngược nhau. Một đằng, Hoa Kỳ chuyên về kỹ nghệ nặng và kỹ nghệ quốc phòng (tức chế tạo những thứ gây chiến trannh như súng 

ống, đạn dược, máy bay, tầu chiến, quân trang quân cu v.v...), còn một đằng thì Trung Cộng chuyên về kỹ nghệ nhẹ và sản xuất những thứ hàng hóa thích hợp với người châu Á.

Giữa hai hệ thống kinh tế tư bản và vô sản đó, người ta thấy có một sự va chạm mạnh mẽ lúc đầu, nhưng càng ngày chúng lại biến chứng, đi đến chỗ cần phải kết hơhp với nhau để bổ túc cho nhau, vì nếu riêng rẽ, cả hai 

đều bị tê liệt.

Vô sản đối kháng tư bản, đó là một định luật tự nhiên từ khởi thủy có con người trên quả địa cầu, không phải đợi đến lúc Các Mác - Lê Nin hô hào người ta mới biết. Nhưng đối kháng là một việc, phải dựa vào nhau để 

phát triển, để sinh tồn là một việc khác, và vấn đề sinh tồn mới là vấn đề thiết yếu quan trọng.

Vì sinh tồn nên Nga Sô, mặc dầu sau 50 năm cách mang vô sản, ngày nay vẫn phải tính tới chuyện sinh sống với tư bản Hoa Kỳ, phải ký kết với Hoa Kỳ những thỏa ước hết sức quan trọng về vũ khí chiến lược, về thương 

mại v.v...

Cả Trung Cộng nữa, cũng vì vấn đề sinh tồn nên Mao Trạch Đông, nhân vật từng tuyên bố coi Mỹ là “con hổ giấy” hồi tháng 2-1972 phải mời Tổng thống Nixon qua thăm Bắc Kinh, và sau đó, đặt mua của Mỹ nhiều máy 

móc dụng cụ, nhiều phi cơ phản lực thương mại Boeing 707, nhiều vạn tấn lúa mi v.v...

Chính vì chỗ hai hệ thống kinh tế tư bản và vô sản cần kết hợp với nhau để bổ túc cho nhau nên Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon - nhân vật được dư luận quốc tế coi là đại diện cho phe tư bản Mỹ - phải đề ra chính 

sách đối ngoại mới ở châu Á, nơi Trung Cộng đang lớn mạnh, và sự thay đổi chính sách này được gọi là “Chủ thuyết Nixon”.

Chương trình Việt hóa là một phần trong toàn bộ chủ thuyết Nixon, mà chủ thuyết này thì lại muốn phản ánh những thực tại:

- Rằng vai trò quan trọng của Hoa-Kỳ là điều cần thiết đối với nền hòa bình thế giới;

- Rằng những quốc gia khác có thể, và phải đảm trách lấy những phần vụ lớn lao của mình cho chính quyền lợi họ, và cho cả quyền lợi Hoa Kỳ.

Trong bản tương trình gửi đến Quốc hội Hoa Kỳ ngày 25-2-1971, Tổng thống Nixon khẳng định rằng chủ thuyết của ông, trước hết không thể coi như là một sự san sẽ gánh nặng hay làm nhẹ bớt gánh nặng của Hoa Kỳ. 

Chủ thuyết này có một ý nghĩa tich cực hơn đối với các quốc gia khác và đối với chính Hoa Kỳ nữa.

Do đó, Hoa Kỳ đang khuyến khích các quốc gia hãy tận lực tham gia việc thiết lập những kế hoạch, và trù liệu những chương trình, ấn định rõ tính chất của nền an ninh riêng, và quyết định đường lối tiến hành.

Với chiều hướng đó, tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã tuần tự chuyển giao nhiệm vụ tác chiến cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong khi chiến tranh còn đang tiếp diễn, và triệt thoái gần hết trên nửa triệu quân, chỉ để lại khoảng 

hơn 30 ngàn người với nhiệm vụ cố vấn.

Tại Triều Tiên, Hoa Kỳ cũng hành động tương tự, vừa giảm quân số ở Nam Hàn, vừa khuyến khích việc Hán Thành - Bình Nhưỡng thảo luận với nhau để đi đến cho hiệp thương.

Tại nhiều nơi khác trên thế giới, Hoa Kỳ cũng giảm bớt sự hiện diện chính thức của họ, cả dân sự lẫn quân sự. Riêng tại Nhật Bản, Hoa Kỳ đã trả lại quyền hành chính trên đảo Xung Thằng.

Nói một cách tổng quát, trước đây, trong chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ cáng đáng lấy tất cả, từ việc gửi vũ khí, chiến cụ, quân đội qua tham chiến, và Hoa Kỳ cũng định làm như vậy tại nhiều nơi 

khác trên thế giới. Nhưng ngày nay, qua chủ thuyết Nixon, Hoa Kỳ không làm như vậy nữa, họ giao trách nhiệm đánh nhau lại cho người địa phương, còn họ đứng ngoài hỗ trợ bằng uy lực riêng và bằng cách tích cực viện 

trợ tiền bạc, vũ khí.

Việc trao trách nhiệm cho dân bản xứ, được chủ thuyết Nixon gọi là “một sự hợp tác”, “một sự đóng góp” của các quốc gia đồng minh để “đạt đến một đường lối hữu hiệu hơn và bớt lộ liễu hơn”.

Thực ra ra từ trước tới nay, tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, người ta cũng than phiền về sự hiện hữu quá lộ liễu các vị quan chức dân sự và quân sự Mỹ và sự kiện quá lộ liễu này nên bất cứ biến cố chính trị nào xảy 

ra ở đâu, phản ứng rất tiên vẫn là là việc dư luận nghi ngờ và kết án sự trực tiếp nhúng tay của người Mỹ.

Từ sau ngày chiến tranh thế giới II kết thúc đến nay, tinh ra trên 5 châu thế giới, đã xảy ra khoảng hơn 150 vụ đảo chính. Riêng tại châu Á, những vụ đảo chính quan trọng nhất như ở Thái Lan (lật đổ Thống chế Phibul 

Songgram), ở Nam Dương (lật đổ Tổng thống Sukarno), ở Miến Điện (lật đổ Thủ tướng U-Nu), ở Cao Mên (truất phế Quốc trưởng Sihanouk) ở Việt Nam (lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm) v.v... đều bị coi là do người 

Mỹ trực tiếp gây nên, và trong tất cả những vị bị lật đổ đó, vị nào cũng kết án là độc tài, măhc dầu họ đã chứng tỏ nhiều thành tích đấu tranh chống tlực dân cũ xâm lăng, giành độc lập chủ quyền cho đất nước.

Điều đặc biệt đáng chú ý là sau mỗi vu đảo chính như thế, chế độ dân sự gián đoạn để cho chế độ quân sự lên thay, và mức độ ảnh hưởng của Mỹ cũng tăng cao.

Ngày nay, tại khu vực Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia đồng minh Hoa Kỳ đều do phái quân nhân cầm quyền. Với phái này, lẽ đương nhiên việc tăng cường quân lực và những vấn đề thuộc phạm vi chiến tranh được 

đặc biệt củng cố. Một bằng chứng điển hình là trước ngày 18-3-1970. quân đội Hoàng gia Cao Mên chỉ vào khoảng 30 ngàn người. Nhưng sau ngày Quốc trưởng Sihanouk bị truất phế, Thống chế Lon Nol lên cầm quyền 

thì quân lực Cộng hòa Khmer ngày nay đã có hơn 200 ngàn người, và được huấn luyện tác chiến theo chiến thuật - chiến lược của Mỹ, được Mỹ trang bị và viện trợ.

Những sự kiện trên chứng minh cho chúng ta thấy chủ thuyết Nixon muốn tiến tới giai đoạn nào, và chủ thuyết đó phải chăng là sản phẩm rieng của cá nhân Nixon, hay nó nằm trong một quá trình tiến triển của chủ nghĩa tư 

bản Mỹ? Chủ thuyết đó, đúng như lời của ông William H. Sullivan, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Đông Nam Á và Thái Bình Dương sự vụ, tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hoa Thịnh Đốn ngày 3-12-1971, rằng 

“Mặc dầu Hoa Kỳ đang triệt thoái quân lực ra khỏi Đông Dương - nghĩa là khỏi Việt Nam - nhưng không có một sự triệt thoái hoàn toàn của Hoa Kỳ khỏi châu Á”.

Ông Sullivan nhán mạnh rằng chủ thuyết Nixon vẫn còn một khoản về sự viện trợ của Hoa Kỳ đối với mối đe dọa nguyên tử. Nói cách khác, Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng những khả năng riêng để bảo vệ các quốc gia Đông 

Nam Á chống bất cứ một đe dọa nguyên từ nào nhằm vào họ. Như vậy, đó là một bảo đảm quân sự quan trọng nhất mà các quyết định nhận được từ Hoa Kỳ.

Chủ thuyết Nixon đã có những nét gì nổi bật tại các quốc gia Đông Nam Á và lực lực lượng nguyên tử Trung Cộng có thực sự đe dọa trực tiếp các quốc gia này không? Điều này chưa thế trình bày khách quan ngay bây 

giờ. Riêng trong chiến tranh Việt Nam, chủ thuyết Nixon, qua chương trình Việt hóa, đã có nhiều điểm đáng lưu ý.

Trước hết, cho tới hiện nay, mặc dầu Hoa Kỳ đã triệt thoái nửa triệu quân, nhưng cộng sản Bắc Việt vẫn không nuốt nổi miền Nam, trái lại, còn bị tàn phá kinh khủng ở miền Bắc vì những cuộc oanh tạc dữ dội của Không 

lực Mỹ. Những cuộc oanh tạc này xảy ra triền miên từ tháng tư 1972, sau ngày Bắc Việt xua quân vượt tuyến, với mức độ trung bìinh khoảng 300 phi vụ mỗi ngày, trong số có những phi vụ đặc biệt do pháo đài bay khổng 

lồ B-52 thuộc Không quân Chiến lược thực hiện.

Ngoài những trận oanh tạc khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh từ xưa tới này, Bắc Việt còn bị Hoa Kỳ phong tỏa bở biển và vòm trời. Cuộc phong tỏa này, chẳng những ngăn chặn không cho vũ khí - chiến cụ từ 

ngoài lọt vào, đến nguyên liệu và thực phẩm cũng không tới tay Bắc Việt, dồn họ vào tình thế thiếu thốn hết sức nguy ngập.

Trong khi đó, chiến sự tiếp tục bùng nổ ác liệt tại miền Nam Việt Nam, nhưng đặc biệt số thương vong của binh sĩ Mỹ chỉ đếm được trên đầu 10 ngón tay và tuyệt đối không có một cuộc đụng độ trực tiếp nào giữa những 

đơn vị Mỹ còn lại tại Nam Việt Nam với bộ đội Bắc Việt.

Số thương vong của binh sĩ Mỹ tại Nam Việt Nam không phải chỉ mới giảm sút gấp đây, mà ngay từ năm 1970, khi bắt đầu thực hiện lịch trình rút quân, đã giảm sút trông thấy.

Theo bản phúc trình của Tổng thống Noxon đọc trên hệ thống vô tuyến truyền thanh và truyền hình ngày 30-6-1970 thì trước khi thực hiện chương trình Việt hóa, số thương vong của binh sĩ Mỹ trong khi chiến đấy, trung 

bình mỗi ngày tuần là 278 người. Năm 1969 đã giảm xuống 180 người, Năm 1970, số đó còn lại 80 người rồi 51 người.

Cũng theo bản phúc trình này thì trước 1969 (khi chưa có chương trình Việt hoá), Hoa Kỳ phải chi tiêu khoảng 22 tỷ Mỹ kim hàng năm cho những đòi hỏi gia tăng chiến cuộc Việt Nam. Qua năm 1970, số chi tiêu giảm 

xuống còn phân nửa.

Những tổn thất của binh sĩ Hoa Kỳ sở dĩ cứ càng ngày càng giảm sút như vậy, theo Tổng thống Nixon là nhớ những cuộc hành quân càn quét của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa vào các mật khu Cộng sản ở Kampuchea, 

Tổng thống Nixon nói: “Tổn thất của binh sĩ Mỹ giảm sút rất nhiều. Sáu tháng trước khi có cuộc hành quân vào các mật khu địch, thì tổn thất trung bình mỗi tuần lễ là 93 người. Sáu tháng sau, tổn thất này chỉ còn 51”.

Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu mở các cuộc hành quân vượt biên kể từ tháng 5-1970, sau khi một biến cố chính trị lớn lao bùng nổ ở Kampuchea, đó là việc Thống chế Lon Nol đứng lên chủ xướng cuộc truất phế 

Thái tử Sihanouk để thành lập chế độ Cộng hòa Khmer.

Mặc dầu Tổng thống Nixon tuyên bố rằng “Sự truất phế ông hoàng Sihanouk vào ngày 18 tháng 3 năm 1970 hoàn toàn bất ngờ đối với Hoa Kỳ cũng như đối với bất cứ người nào khác”. Nhưng ông lại phải công nhận 

rằng “Nếu Hoa Kỳ muốn tiếp tục chính sách trao trảch nhiệm chiến tranh lại cho Nam Việt Nam, và triệt hồi binh sĩ Mỹ, thì cần phá vỡ các mật khu của địch. Không theo đường lối đó mà để cho địch tự do gia tăng sư đe 

dọa mà không bị trả đũa như thế, không sớm thì muộn, Hoa Kỳ sẽ phải lựa chọn, hoặc ngừng triệt hồi, hoặc tiếp tục triệt hồi những sẽ có hại cho sinh mạng những binh sĩ còn ở lại”.

Như vậy, phải nói rằng biến cố chính trị xảy ra ở Kampuchea hồi tháng 3-1970 là nằm trong thắng lợi mới của Tổng thống Nixon. Biến cố đó giúp cho việc triệt thoái quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam được an toàn và đưa 

chiến tranh Việt Nam vào một khúc quanh mới.

Kampuchea là một quốc gia nhỏ bé nằm trên bán đảo Đông Dương, dân số chừng sáu triệu người, trước ngày 18-3-1970 theo chính sách trung lập thiên tả, do Thái tử Sihanouk lãnh đạo.

Vì trung lập thiên tả nên hồi Sihanouk còn cầm quyền, ảnh hưởng Cộng sản tại Kampuchea, để thiết lập nhiều mật khu, nhiều căn cứ hậu cần quan trọng, xâm nhập và tấn công miên Nam Việt Nam.

Chính phủ hoàng gia Kampuchea của Thái tử Sihanouk từng ký nhiều hiệp ước với Bắc Việt, trong số đó có hiệp ước Kampuchea phải cho bộ đội Bắc Việt sử dụng lãnh thổ và phải tiếp tế lương thực cho số binh sĩ này.

Dựa vào những hiệp ước “thân hữu” đó, Bắc Việt thiết lập tại Nam Vang một Tòa đại sứ nhiều Tòa lãnh sự ở những tỉnh đông Việt kiều.

Ngoài những cơ sở ngoại giao đó, Bắc Việt còn cho xuất bản tại thủ đô Nam Vang tờ nhật báo Trung Lập làm cơ quan tuyên truyền trong giới Việt kiều, đồng thời đưa vào Kampuchea nhiều sách vở báo chí ấn hành tại Hà 

Nội cùng những tài liệu tuyên truyền xuất xứ từ các quốc gia Cộng sản khác trên khắp thế giới.

Bắc Việt còn sử dụng các rạp chiếu bóng, các hí trường tại Cao Mên để chiếu những cuốn phim do chính họ hay Trung Cộng sản xuất. Những cuốn phim này, hoặc màu hay đen trắng, nói tiếng Việt, tiếng Trung Hoa có 

phụ đề.

Hầu hết các gia đình Việt kiều ở Kampuchea còn được cán bộ Cộng sản phát không ảnh Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông để treo trong nhà, ngang với chân dung Quốc trưởng Sihanouk; một số gia đình còn trưng cả cờ đỏ 

sao vàng thường xuyên hay trong các ngày lễ lớn.

Tại Kampuchea cũng như tại Ai Lao và Thái Lan, có rất đông Việt kiều. Riêng tại Kampuchea, ở thủ đô Nam Vang và một vài thị trấn lớn như Svay-Rieng, số Việt kiều có phần lấn lướt dân chúng Cao Mên, và họ chiếm 

đến khoảng sáu, bảy chục phần trăm mọi hoạt động nghề nghiệp.

Bay giờ tình hình đã đổi khác nhiều, nhưng thời kỳ Thái tử Sihanouk còn trị vì, những ai lên viếng thăm Cao Mên, sau khi vượt biên giới Gò Dầu Hạ thuộc tỉnh Tây Ninh, chắc chắn không có cảm tưởng mình đã ra nước 

ngoài, mà vẫn nghĩ mình đang ở một tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam, bởi lẽ số Việt kiều quá đông và hầu như nắm trọn mọi ảnh hưởng.

Ngay tỉnh địa đầuu Svay-Rieng, từ chợ búa, trường học, nhà thờ, chùa chiền và các tiệm buôn toàn do Việt kiều làm chủ. Linh mục, sự sãi, dì phước, ni cô, thợ thuyền, phu phen, cảc chị bán hàng... đều là người Việt Nam, 

nên cái gì cũng mang hình ảnh và mầu sắc Việt Nam.

Đến thủ đô Nam Vang, tuy có người Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp chia xớt bớt ảnh hưởng, nhưng mầu sắc Việt Nam vẫn còn nổi bật. Đa số các tiệm lớn nhỏ là của người Việt Nam, 80 phần trăm các gian hàng ở chợ mới và 

chợ Boong do người Việt Nam làm chủ. Công tư chức làm việc tại bưu điện, ngân hàng và những cơ sở khác, người Việt Nam cũng chiếm đa số. Các bảng hiệu, những tấm bích chương quảng cáo... được viết bằng chữ 

Việt, đặc biệt tiếng Việt là tiếng phổ thông nhất ngay giữa thủ đô Nam Vang.

Người Việt ở đây nói tiếng Việt đã đành, nhưng người Tàu, người Ấn Độ và cả chính người Cao Mên cũng nói tiếng Việt luôn, vì hầu hết khách hàng của họ là người Việt, còn ngôn ngữ Cao Mên thì chỉ có dân chúng Mên 

dùng để nói chuyện riêng với nhau, người ngoại quốc ít ai sử dụng tới.

Chung quanh ngoại ô Nam Vang, ảnh hưởng của Việt kiều nhiều hơn, có những xóm làng hoàn toàn do người Việt Nam trú ngụ, không một công dân Cao Mên nào có thể chen lấn vào, và các nghề nghiệp làm ăn sinh sống 

hàng ngày, từ nghề cao đến nghề thấp, thượng vàng hạ cám đều do người Việt chiếm hết.

Ảnh hưởng người Việt trên Cao Mên cũng giống như ảnh hưởng người Trung Hoa ở Chợ Lớn, có điều người Trung Hoa chỉ tập trung vào một Chợ Lớn, còn người Việt trên Cao Mên tỏa ra khắp nơi, từ trung tâm thành 

phố đến ngoại ô, dồn đa số dân chúng Cao Mên vào cái thế chỉ có thể sinh sống bằng hai nghề: hoặc cày cấy trồng trọt ở thôn quê, hoặc làm phu phen tại thành thị.

Người Việt Nam sang Kampuchea sinh cơ lập nghiệp bắt đầu từ lúc các vị vua triều Nguyễn - nhất là thời Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức đưa quân chinh phục nước này. Thời Gia Long, Đức Tả quân Lê văn Duyệt từng 

sang trấn nhậm Cao Mên và đắp thanh Nam Vang ngày nay.

Vì những cuộc chinh phục triền miên đó, và vì việc vượt biên giới giữa Việt Nam và Kampuchea quá dễ nên số người Việt sang Cao Mên ngày càng đông. Thêm vào đó, hồi Pháp thuộc, vì chính sách chia để trị, dùng 

người xứ nọ, hà hiếp xứ kia, nên dân chúng và thầy chú người Việt được khuyến khích lên Cao-Mên, càng khiến cho số Việt kiều tăng cao, và tạo cho họ mặc cảm coi thường, khinh rẻ dân bản xứ. Mặc cảm này đã đào 

sâu hố xa cách giữa người Việt với người Miên, và tạo nên mối thâm thù, gây vụ qua tai hại trong phong trào “cáp duồn” hồi 1970.

Vì nhận thấy ảnh hưởng người Việt ngày càng gia tăng nên Thái tử Sihanouk ngả theo chủ nghĩa trung lập thiên tả, dựa vào sự ủng hộ của Trung Cộng - Nga Sô để làm khó dễ Việt kiều, cấm Việt kiều làm nhiều nghề và 

ban hành đạo luật buộc người Việt phải gia nhập Miên tịch.

Tâm trạng của Quốc trưởng Sihanouk cũng là tâm trạng của đa số dân chúng Mên, oán ghét và căm thù người Việt.

Vì oán ghét người Việt nên hồi Đệ nhất Cộng hòa ở Việt Nam, Quốc trưởng Sihanouk đã gây khó khăn đủ điều và coi miền Nam Việt Nam cũng như Ai Lao là những nước láng giềng thù nghịch.

Vì coi Nam Việt Nam là quốc gia thù nghịch nên Quốc trưởng Sihanouk mới cho Bắc Việt sử dụng lãnh thổ Kampuchea lập căn cứ tấn công Việt Nam Cộng hoà, đồng thời đòi Việt Nam Cộng Hòa vẽ lại đường ranh biên 

giới, giao đảo Phú Quốc cùng một số tỉnh Hậu Giang cho Cao Mên.

Hồi này, giữa Kampuchea và miền Nam Việt Nam chỉ trao đổ đại diện chứ không có Đại sứ, và tuy chấp nhận ông Ngô Trọng Hiếu làm đại diện cho miền Nam Việt Nam, nhưng nhiều khi vị đại diện này không được đối 

xử theo đúng luật lệ ngoại giao quốc tế, trái lại còn gây trở ngại và đôi lúc tỏ thái độ khinh mạn.

Một trong những thái độ khinh mạn, vi phạm nghiêm trọng luật lệ ngoại giao quốc tế của Quốc trưởng Sihanouk đối với vị đại diện Việt Nam Cộng Hòa là chặn xe riêng ông Ngô Trọng Hiếu trên quốc lộ số 1 nối liền Nam 

Vang - Sài gòn để xét hỏi giấy tờ và lục lọi hành lý. Có khi Quốc trưởng Sihanouk còn cấm, không cho phép ông Ngô Trọng Hiểu đi thăm Việt kiều.

Nguyên nhân của những vụ rắc rối biên giới, rắc rối ngoại giao giữa Việt Nam Cộng Hòa và Kampuchea, một phần do chủ trương của Chính phủ Pháp, phần khác do cộng sản Bắc Việt đứng sau lưng giật dây, nhưng chắc 

chắn Hoa Kỳ cũng có trách nhiệm, vì chính sách của Mỹ hồi bấy giờ là gây rối ở Đông Dương để loại bỏ ảnh hưởng cùng quyền lợi kỳ cựu của thực dân Pháp.

Những rắc rối giữa hai phe quốc gia cùng nằm chung trên bán đảo Đông Dương càng ngày càng biến thành một ngòi nổ nguy hiểm, và đến nay thì nó thực sự bùng nổ, gây nên cuộc chiến toàn diện.

Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy lãnh thổ Kampuchea giống như một quả banh, nằm lọt giữa những đôi chân của các đấu thủ Việt Nam, Ai Lao và Thái Lan, tất cả mọi ngã thông thương ra nước ngoài đều phải qua lãnh thổ 

Việt Nam Cộng Hòa hoặc Thái Lan, nếu hai quốc gia này đóng cửa biên giới thì Kampuchea hoàn toàn lâm cảnh bế tắc.

Trong hoàn cảnh đó, vì vấn đề sinh tồn, dĩ nhiên Kampuchea phải lựa thế đứng và phải tìm cho mình một hướng đi. Thế đứng và hướng đi đó là chính sách trung lập thiên tả, nhận viện trợ của cả ba bốn phe, vừa của Nga 

Sô - Trung Cộng, vừa của Pháp và Hoa Kỳ.

Pháp xây cho Kampuchea hải cảng Silianoukville nhằm giúp Kampuchea thát khỏi thế kẹt với Sài gòn, trong trường hợp hai nước gây hấn và Sài gòn đóng cửa thủy lộ Cửu Long giang và giòng sông Cửu Long vốn là thủy 

lộ chính chở đồ tiếp liệu lên Cao Mên.

Vì sự quan trọng của sông Cửu Long đối với Kampuchea nên hồi Đệ nhất Cộng hoà, tuy dự án xây cất cầu Bắc Mỹ Thuận đã hoàn thành, song rốt cuộc không thể thực hiện, bởi Kampuchea nhất quyết phản đối.

Việc thiết lập hải cảng Sihanoukville, tuy nói để tránh cho Kampuchea khỏi thế kẹt, nhưng ẩn khúc bên trong thì đã là một hải cảng chiến lược quan trọng, và càng quan trọng hơn, nếu sau khi chiến tranh lan rộng khắp 

Đông Nam Á.

Trong khi người Pháp thiết lập hải cảng Sihanoukville thì Hoa Kỳ lại giúp Cao Mên đắp xa lộ nối liền hải cảng đó với thủ đô Nam Vang. Xa lộ này dài trên 200 cây số, và là một trong những xa lộ quan trọng bậc nhất châu 

Á về phương diện chiến lược, chẳng kém gì xa lộ Biên Hòa tại Việt Nam Cộng Hòa hay xa lộ tại vùng Đông Nam Thái Lan (cũng do Hoa Kỳ xây đắp), vì hiện nay, dọc theo những xa lộ này, có nhiều căn cứ quân sự của 

Mỹ, trong số có căn cứ Utapao ở Thái Lan, chứa pháo đài bay khổng lồ B-52 thuộc Không quân chiến lược Mỹ.

Trung Cộng - Nga Sô cũng góp phần vào công cuộc viện trợ cho Kampuchea, nào trường học, nào nhà thương, và cả vũ khí, đạn dược. Đặc biệt Trung Cộng, qua ngả Bắc Việt, đã chở giúp Kampuchea những loại vũ khí 

mới như các kiểu súng AK mà hiện nay người ta thấy bộ đội Cộng sản thường sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Một nước nhược tiểu, dân số quá ít, có một vị trí địa lý không mấy thuận lợi, lại nhận viện trợ của hai ba phe nên nền trung lập của Kampuchea chỉ nên trung lập giả tưởng, do các cường quốc cố ý tạo ra để ảnh hưởng của 

mình chen lấn và khi thế lực quốc tế mất thăng bằng thì biến cố bùng nổ.

Quốc trưởng Sihanouk dù được mô tả như thế nào, thì tựu trung ông vẫn là một nhà lãnh đạo bị đôi bên giằng níu.

Đối với Cộng sản, dĩ nhiên ông không phải là hạng giai cấp được dung nạp, và bản chất của ông cũng không thể trở thành con người Mác-xit thuần tuýy, nhưng ông phải bám níu vào họ để giữ thế quân bình.

Đối với phe tư bản Hoa Kỳ, tuy thường lên tiếng đả kích, những chỉ là một thứ đả kích để lấy lòng Cộng sản, ông vẫn không dám buông rơi, vì một phần, ông vẫn được Mỹ viện trợ đều đều, phần khác, Hoa Kỳ là cái bình 

phong, là chiếc khiên giúp ôngg chống đỡ một cách hiệu quả qua các chưởng phong của Cộng sản.

Nếu Quốc trưởng Sihanouk có phần nào tự bảo đã lợi dụng được cả Pháp lẫn Trung Cộng, Nga Sô và Hoa Kỳ thì trái lại, những cường quốc này cũng không phải thực tâm giúp Kampuchea xây dựng một nước trung lập 

cường thịnh với đầy đủ chủ quyền và nền độc lập.

Phía Cộng sản - đặc biệt là Cộng sản Bắc Việt, đã lợi dụng nền Trung lập giả tưởng của Kampuchea để xâm nhập người và vũ khí, biến lãnh thổ Kampuchea thành một căn cứ địa vững chắc, chẳng những đe dọa Nam 

Việt Nam mà còn đe dọa cả Thái Lan và khắp vùng Đông Nam Á.

Phía Hoa Kỳ, vin vào cớ Cộng sản Bắc Việt, đã thường xuất phát từ lãnh thổ Kampuchea để tấn công Nam Việt Nam, gây nguy hiểm đến tính mạng của hơn nửa triệu binh sĩ Mỹ, nên họ phải rch đảo chính và sau đó, hợp 

lực với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa mớ các cuộc hành quân vượt biên.

Trước kia, dân chúng Cao Mên đã có ác cảm rất nhiều với người Việt Nam, những kể từ khi bộ đội Bắc Việt xâm nhập vào thì mọi ác cảm này giống như lửa đỏ bỏ thêm dầu, soi sục lên và biến thành phong trào “cáp 

duồn” người Việt.

Trước 18-3-1970 là ngày Quốc hội Cao Mên ra quyết nghị truất phế Quốc trưởng Sihanouk, dân chúng Cao Mên đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình tràn vào các căn cứ quân sự Cộng sản Bắc Việt cướp giật vũ khí, căng 

biểu ngữ, hô khẩu hiệu “đả đảo Việt Cộng bẩn thỉu”.

Tại thủ đô Nam Vang, dân chúng, học sinh, sinh viên và thanh niên cuồng nhiệt tràn vào Tòa đại sứ Bắc Việt và Việt Cộng đập phá tan hoang, hành hung các nhân viên, gây thương tích trầm trọng cho một cán bộ Cộng 

sản.

Trước sự phẫn nộ tột độ của quần chúng, tối 11-3-1970, Quốc hội Cao Mên họp khẩn cấp, ra quyền nghị hoàn toàn ủng hộ các cuộc biểu tình, và đòi Chính phủ hoàng Gia phải áp dụng những biện pháp cứng rắn, bảo vệ 

lãnh thổ Kampuchea khỏi bị Cộng sản Bắc Việt xâm lấn.

Giữa bầu không khí sục sôi căm thù đó, Hoàng thái hậu Kampuchea cũng lên tiếng trên đài phát thanh, nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình đầp phá cơ sở ngoại giao và quân sự cộng sản Bắc Việt là một sự phát triển của 

lòng phẫn nộ của quần chúng Cao Mên trước những hành động cố ý xâm lăng của cộng sản Bắc Việt.

Nghị quyền của Quốc hội với những lời tuyên bố của Hoàng thái hậu như liều thuốc kích thích, càng làm cho phong trào quần chúng Cao Mên lan tràn và lên cao tột độ, họ lăn xả vào các căn cứ Cộng sản Bắc Việt, khiến 

quân Bắc Việt phải nổ súng, đi đến đổ máu.

Xác người Kampuchea ngã gục, máu dân Kampuchea đã đổ vì súng đạn ngoại bang, thế là tấn bi kịch ở Kampuchea bắt đầu, gây hậu quả nghiêm trọng đến chiến tranh Việt Nam.

Ngày 12-3-1970, trước áp lực của quần chúng và Quốc hội, Chính phủ Hoàng gia Cao Mên gửi hai tối hậu thư cho Bắc Việt và Việt Cộng, ra hạn ba ngày phải rút hết tất cả bộ đội khỏi lãnh thổ Kampuchea, nhưng Bắc 

Việt và Việt công chẳng những không thèm trả lời tối hậu thư mà còn gửi giác thư buộc Chính phủ Hoàng gia Cao Mên phải bồi thường mọi thiệt hai vì các vụ đập phá của dân chúng Mên.

Trước thái độ khinh mạn của Bắc Việt và Việt Cộng. Chính phủ Hoàng gia cùng dân chúng Cao Mên đâm ra căm thù tất cả người Việt, không phân biệt cộng sản hay quốc gia, và phong trào “cáp duồn” nổ bùng, khiến 

hàng chục ngàn Việt kiều bị tàn sát đã man, hàng trăm ngàn người khác phải hồi hương về Việt Nam Cộng Hòa.

Thảm cảnh người Việt bị dân chúng và quân đội Hoàng gia Cao Mên “cáp duồn” hồi tháng 3-1970 đã được nhiều thông tín viên quốc tế mô tả là kinh khủng chưa từng thấy, kinh khủng hơn cả những cuộc tàn sát giữa 

người da trắng với mọi da đỏ bên châu Mỹ.

Ngứci Mên giết người Việt bằng nhiều hình thức, có nơi, dân chúng Mên tự động tràn vào các xóm Việt kiều, lôi cứ từng người ra thọc huyết hoặc thiêu sống.

Có nơi, người Mên trói quặt người Việt thành từng chùm rồi dùng cây tre nhỏ vót nhọn, đâm suốtt người nọ qua người kia, đem thả sông, và trên đầu cay tre treo tấm bảng viết những dòng chữ bộc lộ căm thù.

Chẳng những dân chúng Mên tự động “cáp duồn” Việt kiều mà cả Chính phủ Hoàng gia Mên và quân đội Kampuchea cũng tổ chức những vụ giết tập thể người Việt, giống như Quốc Xã Đức giết người Do Thái trong thế 

chiến II.

Hồi đó, Chính phủ Hoàng gia Cao Mên cho quân đội đi ruồng bố trong các thôn áp, bắt Việt kiều về tập trung vào một nơi, dùng dây kẽm gai căng chung quanh và đặt trạm canh gác nghiêm ngặt, rồi chờ đêm tối, vừa 

phóng hỏa vào đốt trại để thiêu sống Việt kiều, vừa ném lựu đạn tới tấp, vừa xả súng trung liên bắn bừa trong khi chính miệng họ hô to: “Việt Cộng!”

Một số lớn xác Việt kiều bị tàn sát, được thả xuống giòng sông Cửu Long, khiến một dạo, những làng sống dọc hai bên bờ không dám dùng nước còn sông ấy.

Mấy phóng viên quốc tế săn tin trên đất Mên, hồi tháng 3-1970, khi đi ngang bến phà Net Luông, vì tò mò, đã đếm một lúc được khoảng bốn, năm trăm xác Việt kiều trôi lềnh bềnh, tay chân bị trói và bị giết bằng nhiều 

hình thức.

Phong trào “cáp duồn” Việt kiều là màn đầu của biến cố 18-3-1970, và khi biến cố này bùng nổ thì Cộng sản Bắc Việt không còn tôn trọng luật pháp, chủ quyền cùng nền độc lập của Kampuchea, dồn Chính phủ Hoàng 

gia Cao Mên vào chân tường, đi đến chỗ quyết định vô hiệu hóa tất cả những hiệp ước ký kết với Bắc Việt và Việt Cộng từ trước đến nay, trong đó có hiệp ước buộc Cao Mên phải cung cấp lúa gạo, thực phẩm cho bộ 

đội Cộng sản Bắc Việt trú đóng trên đất Miên. Điều bất hạnh cho quốc gia nhỏ bé này là sau biến cố 18-3-1970, dân chúng Kampuchea mới thực sự phải nếm mùi chiến tranh, và mới biết cái nhục của một cuộc chiến cốt 

nhục do các thế lực ngoại bang chủ ý gây nên.

Không hiểu có phải là một sự tình cờ hay do bàn tay ai sắp đặt trước mà trong khi Quốc trưởng Sihanouk mở cuộc công du qua Pháp - Nga Sô và Trung Cộng, thì tại quốc nội Kampuchea, ngọn gió chính trị bỗng xoay 

chiều, đi đến chỗ bắt buộc Quốc hội phải nhóm họp khẩn cấp suốt buổi chiều 18-3-1970, và đến tối, đài phát thanh Nam Vang bất thần loan tin Hội đồng Hoàng tộc và Quốc hội Kampuchea đã truất phế Thái tử 

Sihanouk khỏi chức vụ Quốc trưởng và Chủ tịch Quốc hội Cheng Heng được chỉ định làm quyền lãnh đạo quốc gia cho tới khi có cuộc bầu cử.

Biến cố này xảy ra đúng lúc Thái tử Sihanouk vừa từ Ba Lê qua Mạc Tư Khoa để chính thực mở cuộc viếng thăm Cộng hòa Liên bang Sô Viết, và ông được Chủ tịch nhà nước Liên Sô thông báo tin này với thái độ bình 

tĩnh.

Khi hay tin bị truất phế, Thái tử Sihanouk vẫn tươi cười tuyên bố hy vọng Nga Sô và Trung Cộng giúp sức, ông sẽ có thể lật ngược thế cờ, và trở về nước nắm chính quyền.

Tuy nhiên chỉ mấy ngày sau, khi ông từ Mạc tư Khoa tới Bắc Kinh, ông mới cảm thấy r rằng mọi hy vọng về cướp lại chính quyền đều tiêu tan, và bắt đầu tố cáo Hoa Kỳ đã nhúng tay vào vụ truất phế.

Lời tuyên bố của Thái tử Silianouk hoàn toàn mâu thuẫn với lời khẳng định của Tổng thống Nixon trong bản phúc trình gửi Quốc hội Mỹ ngày 25-2-19.71, cho rằng “Sự truất phế ông Hoàng Sihanouk vào ngày 18-3-1970 

là một sự hoàn toàn bất ngờ đối với chúng ta”.

Tuy nhiên, cũng trong bản phúc trình này, Tổng thống Nixon lại cho biết rằng phản ứng đầu tiên của Hoa Kỳ sau khi ông Hoàng Sihanouk bị truất phế là khuyến khích những thương thuyết mà Chính phủ Kampuchea đang 

tìm kiếm với Cộng sản, nhưng Hà Nội thẳng tay bác bỏ mọi cuộc thương thuyết như vậy, và đã tức tốc điều động binh sĩ để nối liền những mật khu của họ, tạo nên sự đe dọa gia tăng đối với Chính phủ trung lập 

Kampuchea.

Hoa Kỳ có nhúng tay vào vụ truất phế ông Hoàng Sihanouk hay không? Điều này, đến nay chưa một tài liệu chính thức nào tiết lộ, chỉ biết rằng trước biến cố 18-3-1970, Cộng sản Bắc Việt ở Kampuchea chỉ tập trung 

vào những mật khu lớn, dài khoảng 600 dặm dọc biên giới Việt - Miên, nhưng sau biến cố, họ đã tỏa ra khắp nơi như kiến vỡ đàn, như ong vỡ tổ, đưa Kampuchea vào tình trạng nguy ngập.

Chính Tổng thống Nixon cũng nhìn nhận rằng Hoa Kỳ phải đối phó với viễn ảnh mật khu rộng lớn đó của Cộng sản Bắc Việt, và một đường tiếp tế vững chắc từ hải cảng Sihanoukville mà địch đã sử dụng suốt trong sáu 

năm qua để chuyển vận phần lớn chiến cụ vào miền Nam Việt Nam. Với mật khu và đường tiếp liệu đó, bộ đội Cộng sản Bắc Việt có thể tấn công quân đội Đồng minh rồi rút lui mà không bị trả đũa. Như thế có nghĩa là 

cuộc tấn công mà địch sẽ gia tăng, và tổn thất của Hoa Kỳ cùng quân đội Đồng minh cũng sẽ lên cao, sự việc đó còn là một đe dọa rõ ràng cho công cuộc Việt hóa, cho chương trình triệt hồi binh sĩ Mỹ, và cho an ninh 

Nam Việt Nam.

Qua những lời khẳng định của vị lãnh tụ Hoa Kỳ, người thấy rõ rằng biến cố 18-3-1970 xảy ra ở Kampuchea, không phải là một thúc bách của chương trình Việt hóa. Nhờ biến cố đó, quân đội Việt Nam Cộng Hòa và 

Hoa Kỳ mới có thể hành quân vượt biên, càn quét các mật khu Cộng sản, bảo đảm an toàn cho lịch trình rút dần binh sĩ Đồng minh ra khỏi Việt Nam.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 10.

Dù Hoa Kỳ là một siêu cường quốc, quân đội cờ giới của họ dư phương tiện, nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc thông thường của binh pháp.

Binh pháp tự cổ chí kim đều dậy rằng tiến quân thì dễ, nhưng rút lui lại rất khó, vì địch có thể lợi dụng trong lúc triệt binh để tấn công.

Việc Hoa Kỳ đổ hơn nửa triệu quân vào miền Nam Việt Nam chẳng có gì khó khăn nguy hiểm, nhưng chỉ triệt thoái vài chục ngàn thôi, đã thấy tạo nên một khoảng trống trong công cuộc phòng thủ. Muốn khuất lập 

khoảng trống này, việc mở các cuộc hành quân sang Kampuchea là điều tối cần thiết.

Trước kia, hồi Thái tử Sihanouk còn là Quốc trưởng Kampuchea, các cuộc hành quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa dọc biên giới gặp phải rất nhiều khó khăn.

Vì Kampuchea không công nhận đường ranh biên giới cũ từ hồi Pháp thuộc, nên thường tố cáo sự vi phạm biên giới của các cuộc hành quân đó

Lợi dụng sự tranh chấp này, bộ đội Cộng sản Bắc Việt thường từ bên kia lãnh thổ Kampuchea tràn qua tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và khi bị phản công thì họ tức tốc rút lui. Những vụ tấn công này có tính 

cách khiêu khích nhiều hơn, và có ý làm cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa đuổi theo để Kampuchea tố vi phạm biên giới, hầu tạo thêm tình trạng căng thẳng giữa Nam Việt Nam với Kampuchea.

Tình trạng biên hiới thực sự chấm dứt sau khi Quốc trưởng Sihanouk bị lật đổ, và kể từ ngày đó Bắc Việt mở nhiều cuộc tấn công lớn vào quân đội Khmer trên khắp lãnh thổ, khiến tân Chính phủ Kampuchea do Thống 

chế Lon Nol lãnh đạo phải hốt hoảng yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ kéo quân sang giải vây.

Đầu tháng 5-1970, trước lời yêu cầu khẩn cấp của tân Chính phủ Kampuchea, quân lực Việt Nam Cộng Hòa với sự yểm trợ của lực lượng Hoa Kỳ, đã chính thức vượt biên, tiến vào mật khu Cộng sản Bắc Việt ở Mỏ 

Vẹt, Lưỡi Câu, và lên sát thủ đô Nam Vang. Những cuộc hành quân này trước hết đã giúp cho việc triệt thoái binh sĩ Mỹ khỏi Nam Việt Nam được an toàn, không sợ bị vvộ đội Cộng sản Bắc Việt đánh tập hậu.

Ngày 25-5-1970, một phái đoàn Chính phủ Kampuchea do Phó Thủ tướng kiêm ngoại trướng Yem Sambaur cầm đầu, chính thức viếng thăm Sài gòn trong 3 ngày. Phái đoàn này xác nhận với Chính phủ Việt Nam Cộng 

Hòa rằng Kampuchea đã cắt hẳn mọi quan hệ chính thức với Bắc Việt và Việt Cộng. Phái đoàn cũng cam kết bảo vệ sinh mạng và tài sản Việt kiều, đông thời hứa giải quyết càng sớm càng tốt những vấn đề còn đang gây 

cuộc tranh chấp giữa hai nước.

Dầu vậy, sinh mạng và tài sản Việt kiều còn lại ở Kampuchea vẫn bị đe doạ, quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu trên đất Kampuchea vẫn bị tố cáo và tướng Đỗ Cao Trí bị yêu cầu thay thế, vì lẽ “ông là đã tỏ nhiều 

thái độ khinh miệt quân đội Miên”.

Trong khi đó, bộ đội Cộng sản Bắc Việt vẫn không ngớt mở các cuộc tấn cong trực tiếp đe dọa cả thủ đô Nam Vang, khiến các quan sát viên quốc tế phải nhận định rằng nếu quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút lui thì chỉ 48 

giờ sau là Nam Vang thất thủ, và 72 giờ kế tiếp là toàn thế lãnh thổ Kampuchea lọt vào tay Cộng sản Bắc Việt.

Trước tình trạng đó, một mặt Thủ tướng Lon Nol vẫn gởi khẩn điện tới tấp xuống Sài gòn, yêu cầu Việt Nam Cộng Hòa mang quân tiếp viện, giải vây và giải tỏa các trục giao thông chính yếu, nhất là quốc lộ số 4 nơi nối 

cảng Sihanoukviile với thủ đô Nam Vang.

Ngay những ngày đầu, khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa vượt biên, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã phải giải quyết 6 trong 12 vụ mà kháng thư Kampuchea nhắc tới. Cách giải quyết của Chính phủ Việt Nam Cộng 

Hòa là giam cầm người phạm tội, và quyết định trong tương lai, nếu những chuyện như vậy còn xảy ra thì tiền bồi thường thiệt hại sẽ được thanh toán ngay tại chỗ.

Theo Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm thì giữa Việt Nam Cộng Hòa và Kampuchea vẫn có những khó khăn mới về mặt ngoại giao. Những khó khăn này có lẽ là việc tân Chính phủ Kampuchea lại muốn 

nêu lên vấn đề biên giới và dự kiến kiện Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra tòa án quốc tế La Haye về chuyện binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã cướp của họ ba ngàn chiếc xe hơi du lịch cùng nhiều tài sản khác. Tân Chính 

phủ Lon Nol còn manh nha làm sống lại phong trào chống đối Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong hàng ngũ người Việt gốc Mên đa số cư ngụ tại các tỉnh thuộc Quân kh lV.

Ba ngàn chiếc xe du lịch mà Chính phủ Lon Non đề cập, không hẳn là của dân chúng Kampuchea mà là tài sản riêng của các Việt kiều, khi bị “cáp duồn”, họ phải theo quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi hương về Sài gòn 

và mang theo những gì của họ.

Còn về phong trào người Việt gốc Mên đòi tự trị thì đã được nuôi dưỡng từ lâu, nhưng chỉ âm thầm, mãi tới 1966-1967 mới thực sự bùng nổ, và sau biến cố 18-3-1970 ở Kampuchea thì tạm yên.

Giữa lúc có những khó khăn mới về ngoại giao như thế thì Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lại lên tiếng yêu cầu Chính phủ Kampuchea phải gánh chịu một phần về những phí tổn do các cuộc hành quân vượt biên gây ra. Phí 

khoảng này lên tới 6 tỷ bạc Việt Nam trong vòng 4 tháng cho 20 ngàn quân sang đánh nhau bên Kampuchea, chưa kể súng ống đạn dược và nhiên liệu.

Tuy nhiên, lời yêu cầu trên đây của Việt Nam Cộng Hòa đã bị Chính phủ Kampuchea bác bỏ, viện lẽ rằng các cuộc hành quân vượt biên, nếu giúp Kampuchea một phần thì cũng có lợi cho miền Nam Việt Nam một phần, 

vì nhờ đó mà lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, nhất là những tỉnh dọc biên giới có an ninh.

Các cuộc hành quân vượt biên của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trên lãnh thổ Kampuchea cũng như ở Hạ Lào hồi tháng 2.1971, dầu ai lợi, ai hại, nhiều hay ít, thì nó vẫn là một khúc rẽ quan trọng trong chiến tranh Việt 

Nam.

Từ lâu rồii, người ta vẫn không muốn tách rời chiến tranh Việt - Mên - Lao ra riêng biệt. Hơn thế, nhiều người còn nghi ngờ rằng chiến tranh Đông Dương hiện nay và chiến tranh khắp vùng Đông Nam Á sau này, thực chất 

chỉ là một, vì những cuộc chiến tranh tại vùng này, rốt cuộc sẽ chẳng có kẻ thua người thắng, và chính những quốc gia bị chiến tranh tàn phá lại là những quốc gia chẳng bao giờ được toàn quyền giải quyết với nhau theo ý 

riêng mình.

Từ cuối 1969, người ta đã bấy giờ nghe nói tới chủ thuyết Nixon, nhất là sau khi Trung Cộng được thừa nhận vào Liên Hiệp Quốc thay thế Trung Hoa Quốc Gia, và việc Tổng thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh, Mạc Tư 

Khoa hồi tháng 2 và tháng 5-1972, lại càng khiến dư luận nghĩ rằng thế nào cũng có một sự đổi chác hay một sự sắp đặt cho số phận những nước nhược tiểu trong vùng Đông Nam Á, dù những nước đó theo phe Cộng 

sản hay phe Tự do.

Điều dư luận suy đoán trên đây là dựa vào những biến chuyển lớn lao của tình hình thế giới cho rằng chiến tranh theo quan niệm thực dân cũ đã lỗi thời, và trước mắt các siêu cường quốc hiện nay, không còn ai là cộng sản, 

ai là quốc gia, cũng chẳng có đồng chí, đồng minh, mà chỉ có duy nhất một đối tượng là “thị trường” và “người tiêu thụ”.

Vì thực chất chiến tranh hiện nay là như vậy nên tất cả những biến cố xảy ra tại ba quốc gia nằm chung trên bán đảo Đông Dương đều ràng buộc và mật thiết liên quan với nhau, chẳng hạn biến cố 18-3-1970 ở Kampuchea 

và các cuộc hành quân ở Hạ Lào hồi tháng 2-1971 là để giúp cho chương trình Việt hóa thành công, đồng thời bảo đảm an toàn cho công cuộc triệt thoái binh sĩ Mỹ.

Về mục đích chương trình Việt hóa chiến tranh, tuy Tổng thống Nixon đã nói rõ là “Những quốc gia đang hoàn toàn sống nhờ vào viện trợ Mỹ, và đang có sự hiện diện của quân đội Mỹ trong các cuộc hành quân, phải tự 

đảm nhận lấy những trọng trách lớn lao hơn cho quyền lợi của chính mình, cũng như quyền lợi của Hoa Kỳ”, nhưng chương trình đó vẫn là cốt tránh cho thanh niên Mỹ khỏi mọi sự chết chóc hay bị bắt làm tù binh trong khi 

cầm súng chiến đấu ở ngoài, và vẫn bảo đảm được thực chất chiến tranh theo đúng chính sách của Mỹ định thi hành ở Đông Nam Á.

Điều này thật rõ ràng vì sau biến cố chính trị 18-3-1970 ở Kampuchea, chiến tranh Việt Nam mở rộng và leo thang đến mức kinh khủng, nhưng nhìn vào con số tổn thất và bị thương của binh sĩ Hoa Kỳ ai cũng nhận thấy 

xuống thấp tới mức chưa từng thấy.

Chương trình Việt hóa chiến tranh quả là một thành công lớn lao về phía Hoa Kỳ, đặc biệt riêng đối với Tổng thống Nixon, vì với chương trình này, ông vừa tự hào trước Quốc hội là giữ lời hứa khi ra tranh cử hồi 1968 

rằng sẽ tìm cávh giải quyết kết thúc chiến tranh Việt Nam, vừa chứng minh cho dư luận quần chúng Mỹ cũng như dư luận chung toàn thế giới thấy rõ thái độ thiện chí hòa bình của Hoa Kỳ, vừa trút phần lớn trách nhiệm gây 

chiến tranh lên đầu Cộng sản Bắc Việt.

Kết quả là tối 25-1-1972, Tổng thống Nixon công bố trên hệ thống truyền thanh và truyền hình Hoa Kỳ đề nghị mới 8 điểm trong đó có điểm đặc biệt là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu từ chức giao 

quyền xử lý lại cho Chủ tịch Thượng nghị viện Nguyễn văn Huyến và thành lập Ủy ban bầu cử với sự tham dự của phe bên kia.

Sáng 26-1-1972, tại Sài gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu cũng tuyên bố sẵn sàng từ chiếc theo như đề nghị của Tổng thống Nixon, yêu cầu phe bên kia từ bỏ vũ khí để tổ chức bầu cử, và cam 

đoan tôn trọng kết qua cuộc bầu cử hỗn hợp đó.

Đề nghị của Tổng thống Nixon và những lời tuyên bố của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đã làm cho dư luận quần chúng Nam Việt Nam lo ngại phần nào, có lẽ coi đó là một sự nhượng bộ quá đáng. Dầu vậy, Cộng sản 

Bắc Việt vẫn không chấp nhận, và còn đưa ra phản đề nghị 9 điểm.

Nội dung đề nghị 8 điểm của Tổng thống Nixon và phản đề nghị 9 điểm của Bắc Việt, không khác nhau là bao. Cả hai bên đều nói đến vấn đề Mỹ rút quân ngừng bắn, tôn trọng hiệp định Geneve 1954, trao đổi tù binh, 

những vấn đề nội bộ của các quốc gia Đông Dương sẽ được giải quyết trên căn bản tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ v.v... Thế nhưng dụng tâm của Bắc Việt vẫn là muốn xóa bỏ chế độ chống cộng hiện hữu 

tại Nam Việt Nam, giải giới quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và không nhận những cơ quan Hiến định sẵn có của Nam Việt Nam.

Với đề nghị 8 điểm, Tổng thống Nixon tự coi mình đã tỏ thiện chí đến tối đa trong việc giải quyết chiến tranh Việt Nam, và đó chính là cách ông lựa chọn dư luận để ngày 23-3-1972, đơn phương đưa ra quyết định ngừng 

nhóm hòa đàm Ba Lê, viện lẽ “Bắc Việt ngăn trở từ ba năm rưỡi nay, họ từ chối thương thuyết nghiêm chỉnh, và họ sử dụng cuộc hòa đàm vào mục đích tuyên truyền trong khi Hoa Kỳ cố gắng mưu tìm hòa bình” (tuyên bố 

của Tổng thống Nixon trong cuộc họp báo ngày 24-3-1972).

Từ ngày mở ra cho tới ngày 23-3-1972, trải qua 145 phiên họp, hòa đàm Ba Lê hoàn toàn dẫm chân tại chỗ, không tiến triển được chút nào trong việc tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam, vì cả đôi bên đều 

dụng tâm dùng diễn đàn phô trương lập trường của mình trước dư luận thế giới.

Việc Tổng thống Nixon đơn phương quyết định ngừng họp hòa đàm Ba Lê là một đòn chính trị phủ đầu cốt ý tố cáo sự ngoan cố của Bắc Việt, và thúc đẩy Bắc Việt phải đi đến chỗ: hoặc “thương thuyết nghiêm chỉnh” 

theo ý muốn Hoa Kỳ, hoặc mở một cuộc bầu cử mới tại Nam Việt Nam.

“Thương thuyết nghiêm chỉnh” theo ý muốn Hoa Kỳ là điều mà Bắc Việt không thể làm.

Khi đơn phương công bố quyết định ngừng nhóm hòa đàm Ba Lê ngày 23-3-1972, chắc chắn Tổng thống Nixon đã nắm đầy đủ dứ kiện trong tay về việc quân Cộng sản Bắc Việt tập trung nhiều ở vùng giới tuyến và cao 

nguyên Trung phần, vì trước Tết Nhâm Tý 1972, các tin tức tình báo cho biết những cuộc tập trung Cộng quân như vậy.

Bởi thế, trong những ngày đầu, khi quân Bắc Việt vượt tuyến tấn công bằng trận địa chiến vào tỉnh Quảng Trị của Nam Việt Nam ngày 31-3-1972 Tổng thống Nixon vẫn có thái độ tỉnh bơ, và dứt khoát quyết định không 

gửi bộ binh phản công.

Sự kiện đáng lưu ý là cuộc vượt tuyến của cộng quân Bắc Việt xảy ra đúng lúc Tổng thống Nixon đang sửa soạn Nga du, và khi thấy Cộng quân chiếm Đông Hà - Quảng Trị, uy hiếp cố đô Huế thì nhiều người hoang mang 

nghi ngờ, không biết thái độ của Mỹ sẽ như thế nào đối với bạn đồng minh Nam Việt Nam.

Sự nghi ngờ này cũng hướng về cuộc đông du Nga Sô, vì dạo ấy, một vài luồng dư luận quốc tế đã vội vã tiên đoán rằng có thể chuyến công du lịch sử đó sẽ bị hủy bỏ.

Trong suốt tháng 4-1972, hầu như quân Bắc Việt làm chủ tình hình chiến trường. Tại vùng giới tuyến, họ chiếm Đông Hà - Quảng Trị. Tại thị xã An Lộc thuộc tỉnh Bình Long, cách Sài gòn 100 cây số, họ pháo kích trung 

bình mỗi ngày 7 ngàn viên đạn đại bác đủ loại, buộc quân Việt Nam Cộng Hòa phải tử thủ nơi đây. Tại Kontum, một vài đơn vị của họ cũng xâm nhập vào thành phố, và thường xuyên đe dọa cắt đứt quốc lộ 14.

Trước tình hình cực nghiêm trọng đó, nhiều người vừa hoài nghi vừa trách móc Hoa Kỳ cho rằng với phương tiện dư dả, với đầy đủ máy móc điện tử tối tân, với khả năng hủy diệt khủng khiếp của Lực lượng không quân 

chiến lược B-52, và với hoa lực hùng hậu của Hạm đội số 7, tại sao Hoa Kỳ không phát giác, không ngăn chặn trước cuộc xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, và không bảo vệ nổi Quảng Trị-Đông Hà?

Tất cả những hoài nghi, trách móc trên đã được giải tỏa phần nào khi Tổng thống Nixon đưa ra quyết định quan trọng ngày 8-5-1972. Quyết định này gồm 4 điểm:

1. Tất cả mọi ngã đi vào các hải cảng Bắc Việt sẽ bị đặt thủy lôi để ngăn cản tàu bè ở ngoài vào và ngăn cản các hoạt động của hải quân Bắc Việt xuất phát từ các hải cảng ấy.

2. Quân lực Hoa Kỳ đã được lệnh áp dụng những biện pháp thích nghi trong hải phận Bắc Việt để ngăn chặn sự chuyển giao bất cứ thứ tiếp liệu nào.

3. Thiết lộ và tất cả các đường giao thông khác của Bắc Việt sẽ bị cắt đứt tối đa.

4. Các cuộc không tập và hải pháo chống các mục tiêu quân sự ở Bắc Việt sẽ tiếp tục.

Các biện pháp trên đây, theo lờ Tổng thống Nixon, không nhằm chống bất cứ quốc gia nào khác, mà chỉ nhằm ngăn chặn, “không cho vũ khí lọt vào tay bọn sống ngoài vòng luật pháp quốc tế Bắc Việt”.

Trong lời tuyên bố trên đài vô tuyến truyền thanh và truyền hình đêm 8-5-1972, Tổng thống Nixon nhắc lại việc Cộng sản Bắc Việt vượt tuyến hồi cuối tháng 3-1972, và cho biết ông đã có nhiều cố gắng để mưu tìm hòa 

bình ở Việt Nam, chẳng hạn chỉ thị Đại sứ Porter trở lại hòa đàm Ba Lê ngày 27-4-1972, cử Tiến sĩ Kissinger đi thương thuyết mật với Lê Đức Thọ ngày 2-5-1972, nhưng Bắc Việt đã thẳng tay khước từ cứu xét bất cứ 

đề nghị nào, họ cũng không chịu đưa ra đề nghi mới của riêng họ, mà chỉ đọc lại từng chữ những yêu sách công khai trước đây.

Đi xa hơn, Tổng thống Nixon còn cho biết ròng rã 3 nam thương thuyết vừa công khai vừa kín đáo với Bắc Việt, Hoa Kỳ đã đề nghị những gì mà một vị Tổng thống Hoa Kỳ có thể đề nghị được, chẳng hạn đề nghị xuống 

thang chiến cuộc, đề nghị ngừng bắn và một thời hạn rút quân, đề nghị một cuộc tuyển cử tại Nam Việt Nam v.v... nhưng “Bắc Việt đã đáp ứng những đề nghị đó bằng những lời lẽ xấc xược và thóa mạ”.

Tổng thống Nixon kết án Bắc Việt đã khước từ một cách trắng trợn và kiêu căng việc thương nghị một đường lối kết liễu chiến cuộc và vãn hồi hòa bình. Sự trả lời của họ đối với bất cứ đề nghị hòa bình nào của Hoa Kỳ 

bằng cách leo thang chiến tranh.

Bởi những lẽ đó và để bảo đảm sinh mạng 60 nghìn binh sĩ Mỹ còn lại tại Nam Việt Nam khỏi bị đe dọa Tổng thống Nixon nói rằng không còn cách nào khác hơn là phải hành động cương quyết bằng cách ban hành 4 biện 

pháp trên.

Song song bốn biện pháp đó, Tổng thống Nixon còn đưa ra hai điều kiện để chấm dứt:

1, Tất cả các tù binh Hoa Kỳ phải được hồi hương.

2. Phải có một cuộc ngừng bắn có quốc tế giám sát trên toàn cõi Đông Dương.

Tổng thống Nixon coi hai điều kiện trên đây là rộng rãi, không còn đòi hỏi bất cứ phía nào phải đầu hàng hay mất thể diện.

Những điều kiện mà Tổng thống Nixon coi là rộng rãi thì Bắc Việt lại cho là quá chật hẹp, không thể chấp nhận được. Bởi thế, dầu không còn đủ sức mở những trận tấn công lớn, nhưng Bắc Việt vẫn bị dồn vào thế phải 

bám vào miền Nam Việt Nam để hứng chịu những cuộc oanh tạc nặng nề trên toàn miền Bắc trung vình mỗi ngày có khoảng 200 phi vụ do Không quân Mỹ thực hiện, trong số kể cả những phi vụ của những pháo đài bay 

B-52.

Cuộc công du Nga Sô của Tổng thống Nixon diễn ra bình thường hồi hạ tuần tháng 5-1972. Nhân cuộc công du này, Mỹ - Nga đã đạt được những hiệp ước song phương rất quan trọng, và chiến tranh Việt Nam mà nhiều 

người lầm tưởng sẽ được giải quyết nơi đây thì ngay sau đó, nó vẫn tiếp tục leo thang, Bắc Việt vẫn bị dội bom và phong toả.

Tháng 10-1972, trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nixon còn muốn thực tâm tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam; dư luận thế giới cũng đinh ninh rằng vì nhu cầu bầu 

cử ít nhất Tổng thống Nixon phải có một hành động ngoạn mục để chứng minh với cử tri rằng ông đã giữ lời hứa khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu hồi 1969.

Càng gần đến ngày bầu cử 7-11-1972, người ta càng thấy những hoạt động ngoại giao nhộn nhịp của Hoa Thịnh Đốn - đặc biệt của Tiến sĩ Kissinger và phụ tá Haig.

Tiến sĩ Kissinger đị lại thường xuyên giữa Hoa Thịnh Đốn, Ba Lê và Sài gòn, bí mật hội đàm với Lê Đức Thọ nhiều lần, rồi tiết lộ nội dưng những cuộc mật đàm này với Tổng thống Pháp Pompidou.

Trong khi đó, tình hình chính trị miền Nam Việt Nam sôi động mạnh, cờ quốc gia mầu vàng ba sọc đỏ được lệnh vẽ, dán và treo khắp nơi, khiến giá cờ leo thang và một số người lợi dụng cơ hội hốt được nhiều tiền.

Chưa bao giờ ở miền NamViệt Nam diễn ra quang cảnh cờ xí ngợp trơgi như những ngày cuối tháng 10-1972, có thể nói gần như mỗi người phải sắm một lá cơ để chuẩn bị đấu tranh chính trị với Cộng sản.

Cùng với phong trào vẽ cờ, dán cờ, treo cờ, các đảng phái, đoàn thể, tôn giáo hội họp liên miên, vì ai cũng tưởng rằng Hoa Kỳ và Bắc Việt đã thỏa thuận ký hiệp ước ngừng bắn vào ngày 31-10-1972, hiệp ước đó - theo 

dư luận một số người - sẽ bất lợi cho Nam Việt Nam.

Việc Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội thỏa thuận thỏa thuận ký hiệp ước ngừng bắn vào ngày 31-10-1972 là điều có thật. Nhưng ngày 26-10-1972, tiến sĩ Kissinger - nhân vật đã mật đàm nhiều lần với Lê Đức Thọ - đột nhiên 

mở cuộc họp báo.

Trong cuộc họp báo này, Tiến sĩ Kissinger chính thức tuyên bố rằng ngày 8-10-1972, lần đầu tiên Bắc Việt đã đưa ra một đề nghị khiến Hoa Kỳ có thì xúc tiến nhanh chóng cuộc thương nghị. Đề nghị đó là trước hết đôi 

bên chú trọng vào việc kết liễu chiến tranh về khía cạnh quân sự, từ bỏ yêu sách thành lập Chính phủ liên hiệp nắm trọn quyền hành tại Nam Việt Nam, đồng thời nhìn nhận các nhân vật lãnh đạo cùng những cơ cấu chính 

quyền hiện hữu của Sài gòn. Tiến sĩ Kissinger cũng nhìn nhận: “Các thương thuyết gia của Bắc Việt đã tỏ ra có thiện chí và rất nghiêm chỉnh”.

Từ trước tới nay, tại các phiên họp hòa đàm cũng như mật đàm, Bắc Việt vẫn luôn luôn giữ vững lập trường: đòi giải quyết các vấn đề quân sự và chính trị cùng một lúc, đòi giải tán Chính phủ hiện hữu tại Nam Việt Nam, 

đòi giải quyết riêng rẽ vấn đề ba nước Việt-Mên-Lào, và đòi thành lập Chính phủ hòa hợp dân tộc để đi đến tổng tuyển cử.

Việc Bắc Việt đột nhiên thay đổi lập trường, từ cứng rắn trở nên mềm dẻo, là một sự kiện đáng chú ý trong chiến tranh Việt Nam, khiến Hoa Kỳ đã thỏa thuận ký kết với họ một hiệp ước ngừng chiến vào ngày 31 tháng 

10.

Tuy nhiên, theo lời tuyên bố của tiến sĩ Kissinger trong cuộc họp báo tại Hoa Thịnh Đốn ngày 26-10-1972 thì “Người ta đã thấy mầm mống một sự hiểu lầm” và “Hoa Kỳ không thể ký một thỏa hiệp mà trong đó các chi 

tiết còn phải được thảo luận”.

Những chi tiết cần phải được thảo luận thêm, tiến sĩ Kissinger nói ở đây, trước hết là “khả năng trừu tượng của một cuộc ngừng bắn” vì theo sự tiết lộ của tiến sĩ Kissinger thì “có lẽ không một phe nào đã nói được một 

cách minh bạch về vấn đề ấn định thời gian và phương cách thực hiện một cuộc ngừng bắn trong một quốc gia không có giới tuyến rõ ràng”.

Thứ đến, trong cách hành văn của bản thỏa hiệp “còn có nhiều sự lờ mờ”, khiến cần phải có một phiên họp nữa để sửa lại cho rõ ràng. Những sự lờ mờ đó theo tiến sĩ Kissinger là “song song với cuộc ngừng bắn, còn kéo 

dài các cuộc hành quân để đủ thời gian thiết lập sự kiểm soát chính trị ở một vùng nào đó”. Hoa Kỳ muốn tránh nguy cơ tổn thất nhân mạng và có lẽ cả nguy cơ tàn sát ở vài nơi, nên muốn thảoluận những biện pháp để thiết 

lập một Ủy hội giám sát quốc tế cùng lúc với việc công bố ngừng chiến.

Mặt khác, có những vấn đề ngôn ngữ, chẳng hạn Hoa Kỳ gọi Hội đồng hòa giải quốc gia là “Administration Structure” (Cơ cấu hành chính), để vạch rõ rằng Hoa Kỳ không coi nó như một cơ cấu có thể so sánh được với 

một Chính phủ Liên hiệp.

Sau khi đã nêu ra những vấn đề chuyên môn trên đây, khiến Hoa Kỳ không thể ký thỏa ước ngừng bắn với Bắc Việt vào ngày 31-10-1972, tiến sĩ Kissinger còn nại ra những chứng cớ chính trị cho việc không ký kết đó.

Tiến sĩ Kissinger nói rằng “Hoa Kỳ chỉ thảo luận những gì đã được thương nghị trước hết tại Hoa Thịnh Đốn rồi tại Sài gòn. Có rất nhiều điều thảo luận, hoặc giả như Sài gòn đã có sự phủ quyết về cuộc thương nghị của 

Hoa Kỳ”.

Sài gòn, theo lời tiến sĩ Kissinger, đã bày tỏ ý kiến với một sự mạnh dạn cả công khai lẫn kín đáo, và Hoa Kỳ đã đồng ý ít nhiều với ý kiến Sài gòn.

Thêm vào đó, còn một lý do khiến Hoa Kỳ từ chối việc ký hiệp ước ngừng bắn với Bắc Việt, vì trong thời gian có đồng nghiệp của tiến sĩ Kissinger, và cả chính ông nữa, tới Sài gòn cùng đi thăm một số quốc gia Đông 

Nam Á khác, nhận thấy tại những nơi ấy, đã có những ưu tư nào đó về những chô không rõ ràng nào đó trong bản dự thảo thỏa hiệp mà Hoa Kỳ nghĩ là cần phải tu chỉnh và hoàn thiện. (Trích lời tuyên bố của Kissinger với 

báo chí ngày 26-10-1972 ở Hoa Thịnh Đốn).

Sau cuộc họp báo của tiến sĩ Kissinger, chuyện phải đến đã đến. Ngày 31-10-1972 mà nhiều người chờ đợi sẽ đem lại một cái gì mới lạ cho chiến tranh Việt Nam, đã qua đi trong im lặng, và cuộc bầu cử Tổng thống Hoa 

Kỳ ngày 7-11-1972 diễn ra bình thường với sự tái đắc cử vẻ vang của Tổng thống Nixon.

Trước ngày bầu cử, một thỏa hiệp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng mà rốt cuộc vẫn bị phủ nhận, huống hồ sau bầu cử, lại càng không có điều kiện nào bảo đảm Mỹ với Bắc Việt sẽ đi đến chỗ ký kết ngừng bắn, mặc dầu ông 

Kissinger lại qua Ba Lê, và các cuộc mật đàm vẫn cứ tiếp tục.

Quả vậy, trong khi nhiều tin tức từ thủ đô Pháp đánh đi, nói tới sự cởi mở lại những phiên mật đàm, và trong khi bầu không khí chính trị ở Sài gòn sôi động nhất, thì bất thần ngày 16-12-1972, tiến sĩ Kissinger lại họp báo, 

to cáo thái độ ngoan cố của Hà Nội, đồng thời nhấn mạnh tới thiện chí tối đa của Hoa Kỳ trong việc mưu tìm hòa bình cho Việt Nam, và qua ngày 18-12-1972, Không lực Hoa Kỳ tái oanh tạc Bắc Việt với một mức độ 

kinh khủng chưa từng thấy.

Với cuộc họp báo này, viẫn ảnh hòa bình cho Việt Nam và các dân tộc Đông Dương đã xa vời càng xa vời thêm, vì đôi bên cùng lúc tố cáo nhau bằng những lời lẽ nặng nề, và đều trút hết trách nhiệm phá hoại hòa bình cho 

nhau. Trong khi đó, phía Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã ra lệnh cho ông Kissinger hãy gián đoạn những cuộc thảo luận tại Ba Lê, bởi vì “càng ngày nó càng có tính chất của một trò chơi đánh đố với nhau”.

Dầu ai phải ai quấy trong việc phá hoại hiệp ước ngừng ban thì thái độ chống quyết liệt của Chính phủ Sài gòn cũng phải được coi là một điểm mấu chốt. Thái độ đó ít nhất đã giúp Hoa Kỳ có thêm lý do để từ chối ký kết 

thỏa hiệp với Bắc Việt.

Chưa ai biết trong tương lai, Hoa Kỳ có thực hiện được mục tiêu đối với Bắc Việt hay không, vì mục tiêu này, theo lời tiến sĩ Kissinger là “Muốn đi từ tình trạng đối nghịch sang tình trạng bình thường và từ tình trạng bình 

thường sang tình trạng hợp tác, chứ không phải một cuộc ngừng bắn”, nhưng khi mà chương trình Việt hóa chiến tranh được kể là thành công, và khi mà Hoa Kỳ rút được gần hết quân đội ra khỏi Nam Việt Nam, thì họ có 

quyền theo đuổi mục tiêu đó tới kỳ cùng, nếu Hà Nội ngoan cố, không chịu chấp thuận ý muốn của Mỹ thì cuộc chiến cứ tiếp tục, với mọi trách nhiệm lúc bấy giờ sẽ bị Mỹ trút hết lên đầu Bắc Việt.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 11.

Liên hệ Nga - Hoa trong chiến tranh Việt Nam.

Chính sách Việt hóa chiến tranh của Hoa Kỳ, như phần trước đã trình bày, không có nghĩa là làm cho chiến tranh Việt Nam hạ thấp hay thu hẹp, cũng không có nghĩa là Hoa Kỳ nhất quyết phủi tay ra đi, vì một sự phủi tay 

như vậy sẽ làm Hoa Kỳ mất uy tín với các đồng minh, và làm thiệt hại những quyền lợi Mỹ tại Đông Nam Á.

Châu Á, nhất là vùng Đông Nam Á gồm những quốc gia nằm sát ven lục địa Trung Hoa, đối với Hoa Kỳ, thật quan hệ, vì đây là những thị trường tiêu thu tốt nhất, và là vòng đai bao vây, không cho thế lực Trung Cộng 

bành trướng.

Vì mục đích bảo vệ quyền lợi của mình tại châu Á bằng bất cứ giá nào nên Hoa Kỳ đã trực tiếp tham chiến tại Triều Tiên từ 1950 đến 1953, và vẫn duy trì áp lực quân sự ở đó cho mãi tới ngày nay.

Sau Triều Tiên đến Việt Nam. Việt Nam chẳng những là mảnh đất nằm sát nách Trung Hoa mà còn là một địa điểm thuận lợi trên đường qua lại từ Âu sang Á, nên được Hoa Kỳ coi tiền đồn bảo vệ Thế giới tự do.

Tiền đồn này có giá trị thực tiễn về mặt quân sự, nối liền các căn cứ quân sự Hoa Kỳ nằm rải rác khắp Thái Bình Dương, và nhờ vào đấu tranh thực tiễn về mặt quân sự đó mà Hoa Kỳ có thể bảo vệ được những quyền lợi 

kinh tế tại châu Á.

Từ lâu rồi, nhiều người vẫn hằng thắc mắc, tự hỏi Hoa Kỳ thu được những lợi lộc gì khi quyết định gửi quân đội cơ giới sang tham chiến tại Việt Nam, và việc Hoa Kỳ giúp miền Nam chống Cộng sản miền Bắc có phải vì 

thực tình người Mỹ thù ghét chế độ Cộng sản đó không?

Khách quan mà nhận xétt, miền Nam Việt Nam không phải là thị trường lý tưởng của Hoa Kỳ so với lục địa Trung Hoa, Nam Dương và các quốc gia đông dân số khác ở châu Á, nên khi quốc gia trực tiếp tham chiến tại 

Việt Nam, chắc chắn các nhà lãnh đạo Mỹ không chú trọng lắm đến khía cạnh kinh tế của miền này.

Thế nhưng về phương diện quân sự, Nam Việt Nam lại là một pháo đài, một dãy hành lang bảo vệ an ninh cho khu vực Đông Nam Á, khi khu vực này nằm trong vòng cương tỏa của Mỹ thì đương nhiên những quyền lợi 

của Hoa Kỳ tại đây được bảo đảm.

Về lý tưởng chống Cộng, theo lẽ thường tình thì tư bản khó đi đôi với Cộng sản, nhưng đặc biệt đối với với tư bản Hoa Kỳ thì lẽ thường tình này phải được xét lại, và Hoa Kỳ ngày nay đã trở thành một siêu cường quốc 

nguyên từ vô địch, họ không sợ bất cứ một nước nào đánh bại, và cũng chẳng có một chủ nghĩa như chủ nghĩa Cộng sản thao túng.

Đọc lịch sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chúng tôi thấy người Mỹ có những tư tưởng dân chủ kỳ lạ, vừa rộng rãi, vừa bảo thủ, vừa mâu thuẫn, vừa lạc hậu mà lại tỏ ra tiến bộ.

Chẳng hạn trong khi họ cổ võ ban hành những đạo luật giải phóng nô lệ da đen thì họ lại tận diệt giống dã đỏ, và trong khi họ thi hành những biện pháp di dân da đỏ thì họ lại treo cổ, đốt sống hàng ngàn người da đen chỉ vì 

những người này khởi xướng phong trào đấu tranh đòi quyền sống đúng theo tinh thần bản tuyên cáo Độc lập của Hiệp Chủng Quốc.

Đằng khác, trong khi họ buộc các quốc gia châu Âu tôn trọng quyền lợi dân tộc Hoa Kỳ thì họ lại tìm đủ cách thôn tính lãnh thổ Mễ Tây Cơ, cướp công lao kiều dân Pháp và Tây Ban Nha trên Tân thế giới. Đặc biệt 90 

phần trăm tổng sản lượng quốc gia nằm gọn trong tay thiểu số tư bản, và thiểu số này lại luôn luôn chiếm đa số trong các cơ quan lập pháp, hành pháp từ Tiểu bang tới Liên bang.

Dân tộc Mỹ là dân tộc tạp chủng, gồn những người và hạu duệ những người từng rời bỏ xứ sở, tổ quốc, quê hương để di cư sang lập nghiệp bên Tân Thế Giới, nên đối với họ, tuy có lắm tư tưởng tiến bộ, nhưng đó là thứ 

“tiến bộ trong ích kỷ”, chủ nghĩa bị coi là thứ yếu, việc bảo vệ quyền lợi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ luôn luôn được đặt lên hàng đầu.

Đối với một dân tộc khôn ngoan, tháo vát, thực tế và phát triển tột bực như thế, lý tưởng duy nhất của họ là làm sao người Mỹ đã giầu càng thêm giàu, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã mạnh càng thêm mạnh.

Sự giàu mạnh của Hoa Kỳ một phần dựa vào tài nguyên phong phú, nhưng phần khác cũng biết triệt để khai thác những tài nguyên đó để biến chúng thành những thứ hàng hóa đắt giá, đem xuất cảng ra nước ngoài. Với 

chính sách dùng thế lực quân sự để bành trướng kinh tế như thế, trước mắt tư bản Hoa Kỳ, không có ai là cộng sản cũng chẳng có ai là quốc gia, mà chỉ có một môi trường duy nhất là “Người tiêu thụ”.

Muốn tìm kiếm người tiêu thụ thì phải cạnh tranh. Trước kia, tư bản Hoa Kỳ cạnh tranh với tư bản châu Âu, nhưng ngày nay, tư bản châu Âu đã bị Hoa Kỳ đè bẹp, và đối tượng còn lại là Trung Cộng với Nga Sô.

Vì muốn bao vây Trung Cộng, không cho quốc gia khổng lồ này bành trướng cả về mặt quân sự lẫn kinh tế, nên Hoa Kỳ đã phải liên hệ vào chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, vì sự liên hệ này mà chiến tranh Việt Nam 

ngày nay không còn mang sắc thái một cuộc nội chiến như hồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, hay một cuộc chiến tranh Quốc - Cộng như ở Trung Hoa từ 1945 đến 1950, mà biến thành một cuộc chiến mang tầm vóc quốc tế, 

với sự liên hệ của cả Trung Cộng lẫn Nga Sô.

Sự liên hệ của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam là một việc hiển nhiên rồi. Nhưng sự liên hệ của Trung Cộng - Nga Sô cũng là một thực tế không ai có thể chối cãi. Có điều, sự liên hệ này cũng lắm khúc mắc, và càng 

ngày càng cho thấy không hẳn Bắc Việt đã nhận được một sự viện trợ thực tâm mà trong đó không có những âm mưu lợi dụng.

Dĩ nhiên phong trào Cộng sản quốc tế đứng đầu là Nga Sô với Trung Cộng, vẫn hằng mơ mộng không những thiết lập tại bán đảo Đông Dương mà còn trên khắp thế giới những chính quyền Cộng sản hay ít ra là thân Cộng.

Thế nhưng có một sự kiện mà ngày nay các triết gia, các nhà chính trị - kinh tế nhìn nhận là cái gì cũng phải tiến hóa theo nguyên tắc, kể cả chủ nghĩa Cộng sản. Nếu đã gọi là tiến hóa thì Cộng sản ngày nay nhất định khác 

xa Cộng sản 50 năm về trước khi Cách mạng tháng Mười Nga Sô mới thành công.

Cách đây 50 năm, hay gần hơn, 20 năm, các nhà lãnh đạo cao cấp Cộng sản như Stalin, Mao Trạch Đông v.v... đều quả quyết giữa Cộng sản và Tư bản không thể có cái gọi là “chung sống hòa bình” mà chỉ là chuyện 

tranh đấu đi đến chỗ một mất một còn.

Bằng chứng là hồi sinh tiền Stalin có viết hai tác phẩm, được Đảng Cộng Sản Nga coi như cẩm nang dùng để chinh phục thế giới. Tác phẩn thứ nhất nói về các vấn đề kinh tế cũng như chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm thứ hai 

nhan đề: “Chính trị - Kinh tế học”.

Trong hai tác phẩm nổi tiếng này, Stalin khẳng định một nguyên tác là “chiến tranh sẽ phải bùng nổ tại các quốc gia không cộng sản, và Nga Sô phải tăng cường chiến thuật chia rẽ để thúc đẩy cuộc chiến đó sớm bùng nổ, 

ngõ hầu xích hóa toàn thế giới”.

Cổ võ, thúc đẩy chiến tranh tức là Stalin phủ nhận thuyết chung sống hòa bình mà sau này người ta thường nghe nói lại.

Trrớc Stalin, có lần Lenine cũng đã phát biểu ý kiến tương tự trong kỳ Đại hội Đảng Cộng Sản Nga lần thứ 8 hồi 1919. Lenin quả quyết rằng: “Không phải chúng ta sống trong một quốc gia mà sống trong một hệ thống 

nhiều quốc gia. Sự chung sống giữa Cộng hòa Liên bang Sô viết và đế quốc là một việc không thể thực hành được”.

Dầu vậy, năm 1954, sau khi Stalin từ trần, tân lãnh tụ Nga Khrushchev lại đặt ngược vấn đề, cho rằng “hai chế độ kinh tế khác nhau như chế độ Cộng sản và Tư sản vẫn có thể chung sống lâu dài và hòa bình được”. Chính 

vì chủ trương một cuộc chung sống như trên, nên Khrushchev bị Mao Trạch Đông kết án là theo chủ nghĩa xét lại, phản bộ những nguyên tắc căn bản của Lenin, Stalin.

Hồi 1951, khi đưa ra chủ trương trên, Khrushchev chỉ mới có một khái niệmtổng quát về vấn đề chung sống, chứ chưa có những hành động cụ thể, nếu có chăng thì đó chỉ mới là việc Phó tổng thống Mỹ Richard Nixon 

qua thăm Mạc Tư Khoa và Khrushchev công du Hiệp Chủng Quốc.

Đối với Trung Cộng thì vấn đề lại càng trở nên nghiên trọng hơn, mặc dầu các nhà lãnh đạo tân Trung Hoa như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai luôn luôn đưa thuyết “chung sống hòa bình” ra ve vãn các nước nhược tiểu 

trung lập châu Á, lôi kéo họ về phe mình, nhưng lại kịch liệt bài xích đế quốc Hoa Kỳ, coi Hoa Kỳ là “con hổ giấy”.

Từ 1953, người ta thấy giữa Trung Cộng- Nga Sô có sự bất đồng sâu sắc về vấn đề “chung sống”, phía Nga Sô, trong cuộc họp Hội đồng Sô viết tối cao ngày 15-3-1953 (phiên họp đầu tiên sau khi Stalin từ trần), 

Malenkov đã tuyên bố rằng không một cuộc xung đột nào giữa các cường quốc mà không thể giải quyết được theo phương pháp hòa bình.

Song song với lời tuyên bố này, Nga Sô đã tỏ một thiện chí trước tiên qua việc ký kết hiệp định đình chiến Triều Tiên và thay đổi ít nhiều đường lối đối ngoại.

Việc Nga Sô cổ võ thuyết chung sống hòa bình hồi 1953, dầu sao cũng chỉ mới được đón nhận một cách dè dặt tại các nước châu Âu. Trước sự kiện này, Thủ tướng Anh Churchill tuyên bố rằng “có thể chung sống với 

sống chung với Cộng sản không phải là một cuộc sống có thể đảm bảo cho tương lai chúng ta được vui sướng và khỏe khoắn, nhưng sự chung sống đó có tính cách thiết thực, và đó là một cách hay nhất để hòa hợp với 

tình hình hiện tại, xây dựng hòa bình cho nhân loại”.

Ngoại trưởng Canada lúc bấy giờ là ông Pearson thì coi thuyết chung sống hòa bình giữa Nga Sô vừa cần thiết, vừa nguy hiểm. Cần thiết vì nếu không chung sống với Cộng sản thì nhiều vấn đề quốc tế không giải quyết nổi, 

và các nước bạn trung lập hoặc có thiện cảm với Cộng sản sẽ buộc tội các nước tư bản Tây phương là ngoan cố và hiếu chiến. Nguy hiểm nếu để thuyết đó lung lạc, nhất là trong khi các nước tư bản châu Âu lại không có 

một sức mạnh quân sự đáng kể.

Từ thuyết chung sống đó, suy ra, người ta thấy rằng sự liên hệ của Nga-Hoa trong chiến tranh Việt Nam cũng theo đà tiến hóa chung mà thay đổi mầu sắc và thái độ.

Nhất định không một ai am hiểu tình hình lại ngớ ngẩn tin rằng việc Nga Sô -Trung công tích cực quân viện cho Bắc Việt để nhằm mục đích giúp quốc gia đàn em này đánh bại “đế quốc Hoa Kỳ xâm lăng”.

Danh từ “đế quốc Hoa Kỳ xâm lăng” mà người ta thường nghe Bắc Việt dùng bấy lâu nay, chỉ là một cách nói nhằm mục đích tuyên truyền, bởi vì nếu quả thực Hoa Kỳ có ý định xâm lăng Việt Nam như đã xâm lăng Mễ 

Tây Cơ và nhiều vùng đất mênh mông khác chính ngay tại Hiệp Chủng Quốc hồi thế kỷ 17, 18 thì cuộc xâm lăng đã kết thúc từ lâu và phần thắng nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Khi quyết định liên hệ vào chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ không nhằm mục đích xâm lăng theo kiểu thực dân cũ: chiếm đất và đặt quan cai trị thì chắc chắn Trung Cộng - Nga Sô cũng chẳng dại gì giúp Bắc Việt thực hiện 

một mục đích không có trong thực tế.

Vậy thì việc Nga Sô, Trung Cộng viện trợ quân sự cho Bắc Việt, trước tiên phải được coi như một cuộc chạy đua hào hứng giữa hai hệ thống kinh tế tư bản và vô sản, và nếu suy luận xa thì phải nhìn nhận rằng thuyết 

“chung sống hòa bình” của Nga Sô mà Trung Cộng lúc đầu chối bỏ thì nay lại rập theo, đã nảy sinh ra cuộc chạy đua này.

Lại nữa, trong việc Nga Sô, Trung Cộng quân viện cho Bắc Việt, ngoài ý nghĩa một cuộc chạy đua hào hứng hệ thống kinh tế tư bản Hoa Kỳ, còn một mục đích sâu xa hơn là tranh giành ảnh hưởng, là bành trướng thế lực 

chính trị và kinh tế riêng giữa hai nước.

Từ ngàn xưa, hai nước Trung Hoa và Nga đã là hai quốc gia thù nghịch. Sự thù nghịch này trước tiên bắt nguồn từ vấn đề tranh chấp biên giới, và cuộc tranh chấp này vẫn tồn tại mãi cho tới hiện nay, chưa biết tới khi nào 

mới chấm dứt.

Như chúng ta biết, giữa Trung Hoa và Nga Sô có chung một biên giới dài, và vùng Đông bắc nước Tàu giáp giới với Nga Sô lại là vùng có nhiều tài nguyên phong phú.

Trước kia, khi hai nước chưa là Cộng sản thì Trung Hoa còn giữ được phần nào những quyền lợi ở vùng Đông bắc, đặc biệt là Mãn Châu - Mông Cổ. Nhưng từ sau chiến tranh thế giới II, lợi dụng quyền được giải giới 

quân đội Nhật, Hồng quân Nga Sô đã ào ạt kéo vào Mãn Châu, tịch thu hết tài sản do Nhật để lại, tháo gỡ tất cả các máy móc trong các cơ xưởng do Nhật thiết lập để đưa về Nga, rồi biến Mông Cổ thành một quốc gia 

độc lập, hoàn toàn chịu sự kiểm soát và chi phối của Nga Sô.

Căn cứ vào những diễn biến của tình hình từ ngày Đảng Cộng Sản được chính thực thành lập tại Trung Hoa và nhất là trong thời kỳ nội chiến, người ta thấy rằng nếu dưới thời các triều đại Nga hoàng, nước Tàu bị Nga lần 

át một, thì sau khi Mao Trạch Đông dựa vào thế lực Cộng sản Nga để chiếm chính quyền, nước Tầu Cộng sản bị đàn anh Nga Sô lấn át hai. Đó là một sự kiện thật mia mai mà chính các đảng viên Cộng sản quốc tế nhiệt 

tâm cũng cho là hết sức phi lý.

Không kể khoảng thời gian từ 1921 đến 1945 là khi Cộng sản Trung Hoa chưa hoàn toàn cướp được chính quyền Hoa Lục, thời gian này, dĩ nhiên Nga Sô vừa đóng vai đồng chí, vừa đóng vai một bậc thầy, viện trợ và chỉ 

vẽ cho Trung Cộng. Ngay sau khi Cộng sản Trung Hoa đánh bại Quốc Dân đảng sự kiện trái ngược trên vẫn tồn tại và có phần gia tăng.

Một bài báo đăng trên tờ Dimanche Matin được Việt Tấn Xã dịch đăng lại trong bản tin buổi chiều ngày thứ Hai 17-1-1955 cho biết tháng Giêng 1949, các cán bộ Trung Cộng đi dán bích chương khắp nơi, nói “Ở đây 

không có hành động như bên Nga, không ai phải lo lắng, đến cả những phần tử đã cộng tác với Quốc Dân đảng. Chúng tôi không đả động đến thương mại, ngân hàng của ngoại quốc hay người bản xứ, và kỹ nghệ. Tất cả 

những người này được hoàn toàn tự do”.

Chẳng được bao lâu, người ta thấy các cố vấn Nga đến Thiên Tân. Người Tàu theo những cố vấn này nhưng cau có, rồi bắt buộc phải nhận các tổ chức nghiệp đoàn Sô Viết, đặt trụ sở tại một tòa nhà đẹp nhất trong thành 

phố.

Từ đó, công việc được tổ chức rất khoa học: nhân viên người Tàu làm việc tại mỗi cơ quan phải “cấm phòng” nhiều ngày, được ăn ở tử tế nhung phải theo học lớp Mac-xít do người Nga chỉ huy.

Sau đó, các nhân viên phải ghi tên trong “phít” (fiche - thẻ), và mỗi cơ quan thành lập một nghiệp đoàn giao trách nhiệm cho một người Tàu, nhưng quyền kiểm soát lại do một người Nga.

Khi các nghiệp đoàn tổ chức xong thì lại có ngay các cố vấn chuyên môn Nga. Họ biến các nghiệp đoàn thành những sĩ quan xung phong chiến tranh.

Bên cạnh các nhà lãnh đạo quân sự Trung Hoa, Nga Sô đặt những chính trị viên ngang hàng với các vị thiếu tướng.

Dân chúng Tầu không ưa người Nga, họ đặt cho những người này một tên riêng, gọi là “bọn mũi to”.

Người Tàu khó chịu nhất là chế độ mật báo lan tràn khắp dân chúng. Chế độ này do người Nga đưa sang, và được huấn luyện tại Mạc Tư Khoa làm tay sai đắc lực. Đấy là là Công an bản xứ.

Mỗi cuộc hội họp gia đình đều phải có một thám tử của ban tình báo. Người ta phỏng đoán có 12 triệu thám tử ở Trung Hoa lúc bấy giờ, trong số đó, một nửa là người Nga.

Một bài khác của Jean Monsterllet (cũng do Việt Tấn Xã dịch, đăng tải trong bản tin buổi chiều, thứ Hai 17-12-1954), cho biết trước khi thắng Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông chưa từng qua thăm Mạc Tư Khoa. 

Không nói chi tới dĩ vãng, chỉ cần khoảng 5 năm đầu từ ngày Mao nắm chính quyền, ảnh hưởng của Nga Sô không ngớt bành trướng trong mọi lĩnh vực. Trong Chính phủ, nhóm thân Nga và nhóm theo chủ nghĩa quốc tế 

toàn thắng. Các bộ trong Chính phủ trung ương đầy rẫy cố vấn Nga. Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Tân Hoa Xã Trung Hoa đã phải nói tới hiện tượng “các chuyên viên Nga làm việc ở khắp các Bộ trong Chính phủ Trung 

ương”.

Về mặt kinh tế, sự xâm nhập của Nga mỗi ngày một chặt chẽ, nhất là trong các ngành kỹ nghệ nặng do các chuyên viên Nga kiểm soát thì lại chặt chẽ hơn.

Kế hoạch ngũ niên khởi sự năm 1953 do Nga Sô đề xướng và kiểm soát. Tất cả các kỹ nghệ nặng ở Mãn Châu đều nằm trong tay người Nga: hơn 90 phần trăm trong số 85 xưởng máy là do Nga Sô xây dựng.

Về các ngành khác như canh nông, giáo dục v.v... cũng mang ảnh hưởng Nga Sô, các sách giáo khoa đều dịch từ sách giáo khoa Nga, ngay cả bản Hiến pháp Trung Cộng cũng chịu ảnh hưởng Hiến pháp Nga Sô quá nửa.

Còn nhiều tài liệu chính xác khác nói về sự bành trướng ảnh hưởng và thế lực của Nga Sô tại Trung Hoa, nhưng tất cả đều công nhận rằng như thế không có nghĩa là Trung Hoa đã hiển nhiên biến thành một chư hầu của 

Cộng hòa Liên bang Sô viết. Điều này, chính Stalin là người thất vọng và bực tức trước tiên, vì trong số các lãnh tụ Cộng sản tại những nước trên khắp thế giới, chỉ độc nhất một mình Mao Trạch Đông là chưa hề sang Mạc 

Tư Khoa yết kiến “lãnh tụ vĩ đại Stalin”.

Giữa người Trung Hoa và người Nga có mối thù truyền kiếp, cũng giống như mối thù giữa người Việt với người Tầu, nên từ ngày Đảng Cộng Sản Trung Hoa được thành lập, Mao Trạch Đông vì chiến thuật và chiến lược, 

phải chịu lép vế nhờ sự viện trợ của Nga, song thâm tâm ông ta bao giờ cũng vẫn chủ trương muốn tách rời cả về mặt lý thuyết lẫn lãnh đạo.

Nga-Tàu đều theo chủ nghĩa Cộng sản, nhưng nếu Nga áp dụng một cách cứng ngắt lý thuyết Các Mác-Lenin thì trái lại, Mao phỏng theo Các Mác-Lenin để tạo nên một hệ thống lý tưởng riêng, mênh danh là “Chủ nghĩa 

Mao Trạch Đông” (Maoisme).

Điều này chứng minh câu nói: Đông là Đông - Tây là Tây: Đông và Tây không bao giờ gặp nhau. Chính vì chỗ “không gặp nhau” đó mà sự xung đột Nga - Hoa bắt nguồn từ những quyền lợi kinh tế đã bước sang đại hạt lý 

thuyết - chủ nghĩa.

Sự xung đột Nga - Hoa càng ngày càng trở nên trầm trọng thì trong việc viện trợ cho Bắc Việt, chắc chắn hai nước có hai chủ đích riêng. Phía Nga Sô qua kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên, không dễ gì chịu rơi vào cậm 

bẫy Trung Cộng lần thứ hai, họ nhất quyết phải níu lấy Bắc Việt, dồn Bắc Việt vào tình thế nếu không hoàn toàn ngả hẳn theo Nga thì cũng không thể bỏ Nga đi theo Tàu, bởi vì một sự đi theo như vậy. vừa làm thiệt hại 

Nga Sô về mặt kinh tế, vừa làm uy tín lãnh đạo Nga Sô giảm sút trong khối Xã hội chủ nghĩa.

Vì chủ đích viện trợ là như vậy nên trong việc Nga Sô gửi vũ khí qua giúp Bắc Việt đã gặp phải lắm khó khăn do Trung Cộng gây ra.

Trước kia, đa số chiến cụ, cơ giới và máy móc, vật dụng nặng được chuyển từ Nga qua Bắc Việt bằng đường bộ xuyên qua lãnh thổ Trung Cộng, nhưng về sau, Trung Cộng đóng cửa biên giới và đòi đánh thuế những món 

hàng của Nga viện trợ cho Bắc Việt, nên Nga Sô bắt buộc phải chuyên chở bằng đường biển, vừa xa xôi, vừa tốn kém, số lượng chuyên chở lại bị hạn chế.

Sau 8-5-1972 là ngày Hoa Kỳ phong tỏa các hải cảng Bắc Việt thì việc chuyên chở vật dụng, chiến cụ từ Nga qua Bắc Việt lại càng khó khăn hơn, vì có những điều kiện riêng ràng buộc nên Nga không dám trái lệnh 

phong tỏa của Hoa Kỳ, còn nhờ lãnh thổ Trung Cộng thì vấn đề biên giới tại không cho phép.

Chính thời gian Tổng thống Nixon ra lệnh phong tỏa các hải cảng Bắc Việt, và cả trước đó rất lâu, có nhiều tin nói rằng Nga Sô đã tập trung dọc biên giới Trung Cộng 41 Sư đoàn quân tinh nhuệ, trong khi Nga chỉ để lại ở 

châu Âu khoảng trên 30 Sư đoàn mà thôi.

Tin UPI đánh đi từ Huho Haote (Nội Mông) ngày 14-9-1972 cho biết Nga đã khoảng 300 ngàn quân và các đơn vị hỏa tiễn dọc biên giới Nga Sô - Mong Cổ và tung ra các cuộc thao dượt gần biêng giới Trung Hoa. Căn 

cứ vào những tin này, các quan sát viên quốc tế, có một dạo, đã sny luận rằng sở dĩ Mao Trạch Đông chịu hạ mình mời Tổng thống Nixon qua thăm Bắc Kinh chính vì việc Nga Sô tập trung đông đảo quân đội dọc biên 

giới.

Chở bằng đường biển thì bị Mỹ phong tỏa chở bằng đường bộ thì Trung Cộng không cho phép, Nga Sô i chỉ còn cách duy nhất để chuyển vũ khí tới tay Bắc Việt là dùng đường hàng không.

Việc chở chiến cụ của Nga qua Bắc Việt bằng đường hàng không chẳng phải là một việc dễ dàng.

Vì tuy ngành hàng không Nga cũng đã tiến triển khá nhiều, song so với Hoa Kỳ hãy còn thua xa, nên số lượng rất bị hạn chế.

Theo tin tức các hãng thông tấn quốc tế đánh đi từ thủ đô Vạn Tượng ngày 30, 31-8-1972 và 4-9-1972 thì Nga Sô phải dùng loại phi cơ vận tải khổng lồ Antonov-12, tương tự như loại C-130 của Hoa Kỳ, bay từ Mạc 

Tư Khoa đến Hà Nội qua ngả Calcutta và qua không phận Ai Lao.

Tin AFP đánh đi từ Vạn Tượng ngày 30-8-1972 nói rằng các đơn xin phép cho phi cơ Nga bay qua không phận Lào ngày càng gia tăng. Từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8-1972, Tòa đại sứ Nga ở Vạn Tượng đã gửi đến 

Chính phủ Hoàng gia Ai Lao 30 đơn như vậy, và tất cả đều được nhà cầm quyền Vương quốc Ai Lao chấp thuận. Ngoài những chiếc Antonov-12 Nga Sô cũng xin phép cho các loại máy bay Ilyushine-18 bay qua không 

phận Lào, những không hề đáp xuống một phi trường nào của Vương quốc này.

Việc Nga Sô quân viện cho Bắc Việt không phải chỉ mới có trong những tháng gần đây, mà đã xảy ra từ lâu.

Theo sự tiết lộ của các giới chức cao cấp Hoa Kỳ thì ngay sau khi hiệp định Geneve về Đông Dương được ký kết chưa ráo mực, cộng sản Bắc Việt đã được các nước Cộng sản tới tấp cung cấp nhiều loại vũ khí để chuẩn 

bị xâm lăng Nam Việt Nam, và ngay sau khi cuộc xâm lăng mở màn hồi đầu tháng Tư 1972 thì sự cung cấp này trở thành ồ ạt.

Vẫn theo các giới chức này thì giữa năm 1954 đến 1959, tàu chở hàng Lidice của Tiệp Khắc đã chở năm chuyên hàng tới Hải Phòng. Ngày 7-4-1959, một tầu Pháp đã ngăn chiếc Lidice đang trên đường tới Bắc Việt, trên 

tàu chở 500 tấn dụng cụ, 12 ngàn súng trường và một ngàn súng máy đủ loại, nhưng tất cả đều được ghi là “hàng hóa thông thường”.

Tính từ giữa năm 1954 đến 1972, Tiệp Khắc đã chở một số vũ khí tới Bắc Việt trị giá hơn 67 triệu Mỹ-kim. Nhưng con số này không thấm vào đâu so với số lượng chiến cụ do Nga Sô cung cấp. Thật vậy, từ 1958, Nga 

Sô đã quân viện cho Bắc Việt các loại xe Jeep, xe vận tải Molotova, xe thiết giáp, súng máy đủ loại, súng chống xe tăng, súng phòng không, súng cối 102 ly cùng một số tiểu đỉnh cho hải quân Bắc Việt.

Suốt năm 1959 và 1960, Nga Sô lại cung cấp cho Bắc Việt phi cơ MiG-15, trực thăng và những loại phi cơ khác, rồi san đó dần dần được thay thế bằng những loại tối tân hơn như MiG-17, MiG-21.

Trong năm 1971, có 340 chuyến tầu Nga cập bến Bắc Việt, chuyển giao một triệu tấn dụng cụ. Tháng Giêng 1972, chỉ một mình hải cảng Odessa của Nga đã chở 60 ngàn tấn dụng cụ giúp Bắc Việt, tức tăng khoảng 20 

phần trăm so với cũng khoảng thời gian tương tự trong năm 1971.

Theo sự phỏng định thì số viện trợ Nga cho Bắc Việt từ 1965 đến 1971, tổng cộng chừng 3.200 triệu Mỹ kim, so với Trung Cộng chỉ khoảng 1.200 triệu.

Hiện thời, có thể nói phần lớn số vũ khí cơ giới mà quân Bắc Việt dùng vào việc xâm lăng Nam Việt Nam đều do Nga Sô cung viện. Không kể những thứ súng ống lặt vặt, riêng các loại chiến xa như PT-76, T-54 v.v... 

theo xác định của phân tích gia Hoa Kỳ thì quân Bắc Việt đã nhờ Nga giúp và tung vào chiến trương Nam Việt Nam trên 600 chiếc.

Sự quân viện ồ ạt của Nga Sô cho Bắc Việt đã làm tình hình thế giới trở nên căng thẳng hồi trung tuần tháng 5-1972, khi dư luận đồn đại rằng Tổng thống Nixon có thể hủy bỏ cuộc công du Nga Sô, vì hồi đó Chính phủ 

Hoa Kỳ đã chính thức lên án Nga tiếp tục trao vũ khí sang cho Hà Nội mở cuộc xâm lăng Nam Việt Nam.

Sự cung viện của Nga Sô cho Bắc Việt càng nhiều chừng nào thì chẳng những tình hình Đông Dương càng rắc rối chừng ấy, mà tình hình toàn khu vực Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng lây, vì nó khuyến khích những phần 

tử Cộng sản vùng này dấy loạn, khiến nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn diện ở châu Á khó tránh.

Bằng chứng là hiện nay, ngoài bước nước Việt - Mên - Lào mà Cộng sản Bắc Việt đang dốc toàn lực củng cố - huấn luyện cán bộ Cộng sản địa phương, mầm mống chiến tranh đã bắt đầu tràn qua Thái Lan, và nếu một 

khi chiến tranh nùng nổ dữ dội trên đất Thái thì chắc chắn Cộng sản Bắc Việt cũng vẫn đóng giữ một vai trò quan trọng.

“Chiến tranh sẽ bùng nổ tại những quốc gia không Cộng sản” câu nói này của Lenin đang được Nga Sô thực hiện, nhưng không phải nhằm mình xích hóa thế giới hoàn toàn, mà nhắgm giành giật những quyền lợi kinh tế - 

trước hết đối với Hoa Kỳ, và sau đó với nước “anh em thù địch” Trung Cộng.

Việc Nga Sô ngày càng tăng cường tiềm lực chiến tranh ở châu Á mà hầu như sao nhãng những vấn đề châu Âu, cho mấy mục đích tranh giành nói trên, và trong việc tranh giành đó, Cộng sản Bắc Việt đã được chọn làm 

kẻ châm ngòi, đốt cho ngọn lửa chiến tranh bùng lên khắp vùng Đông Nam Á.

Việc Nga Sô quân viện cho Bắc Việt nằm trong âm muu nguy hiểm đó, âm mưu này đã làm cho chiến tranh Việt Nam trở nên rắc rối, và càng rắc rối hơn khi người ta muốn đi tìm một giải pháp để chấm dứt.

Một sự kiện không thể bỏ qua được là Nga Sô -Trung Cộng càng liên hệ đến chiến tranh Việt Nam nhiều chừng nào thì những xích mích giữa Nga - Hoa càng sâu sắc chừng ấy, và trong vấn đề này, người ta đồ chừng 

rằng rồi đây, Hoa Kỳ sẽ đương nhiên đóng vai “ngư ông đắc lợi”.

Chưa lúc nào tin tức quốc tế nói tới những xích mích Nga-Hoa nhiều bằng lúc này. Không kể vấn đề biên giới mà một số quan sát viên Tây phương ở Mạc Tư Khoa nhận định rằng có thể đi đến chiến tranh giữa hai nước 

đàn anh Cộng sản, chỉ nói chuyện Tổng thống Nixon vừa công du Bắc Kinh, vừa viếng thăm Mạc Tư Khoa đã đủ gây sự nghi vực lớn giữa đôi bên.

Ngày 28 tháng 3, 1972, thông tín viên hãng UPI từ Mạc Tư Khoa đã đánh đi nguyên văn bài xã thuyết đăng trên tờ nhật báo Pravda, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Nga, do bình luận gia trứ danh 

Victor Mayevsky viết.

Dưới đề mục “Hòa bình và an ninh ở châu Á”, bài báo quả quyết rằng Hoa Kỳ và Trung Cộng đã cấu kết với nhau trong âm mưu phái hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng các dân tộc nhược tiểu.

Bài báo xác nhận Nga Sô phải đóng giữ một vai trò quan trọng ở châu Á, vì hai phần ba lãnh thổ Nga Sô nằm trên lục địa nà, đồng thời tố cáo Nixon - Mao Trạch Đông ký thông cáo chung nói rằng không có tham vọng 

làm bá chủ châu Á và Thái Bình Dương, những về phía Mỹ vẫn dội bom ác liệt Bắc Việt vẫn đóng quân ở Nhật Bản - Thái Lan và các quốc gia châu Á khác Hạm đội 7 và Hạm đội 6 của Mỹ vẫn hoạt động tại các vùng chỉ 

định. Còn Trung Cộng cố tình thổ phồng và làm ầm ĩ về cái gọi là “sự đe dọa từ phía Bắc” và tiếp tục đả kích mạt sát Liên Xô.

Bài báo kêu gọi các nước châu Á hãy đòi Trung Cộng chấm dứt hành động thô bạo, đe doạ, làm áp p lực và can thiệp vào nội bộ các nước này, làm cho tình hình châu Á trở nên căng thẳng.

Song song với bài báo này, một tin khác của hãng AP đánh đi từ New York ngày 29-3-1972, cho biết tại phiên họp của Hiệp hội Nghiên cứu châu Á, ông Daniel Tretiak, một khoa học chính trị gia Canada thuộc Đại học 

York đã tuyên bố rằng chiến tranh VN giúp cái thiện mối bang giao Mỹ- Trung Cộng.

Căn cứ vào thực tế thì sự nhận định trên đây đúng một phần nào, vì từ ngày cộng sản thôn tính lục địa Trung Hoa, giữa Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã trở thành hai quốc gia thù nghịch.

Từ 1950, mặc dầu Chính phủ Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch chỉ cai trị một dân số khoảng 13 triệu người ở Đài Loan, những lại được Mỹ và các nước Đồng minh của Mỹ nhìn nhận là Chính phủ hợp pháp duy 

nhất, đại diện cho toàn thế nhân dân Trung Quốc - kể cả 800 triệu ở Hoa Lục và vẫn tiếp tục ngồi lại tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc với đầy đủ quyền phủ quyết của một cường quốc sáng lập viên tổ chức c này.

Vì nhìn nhận Chính phủ Đài Loan là Chính phủ hợp pháp duy nhất nên chính sách Hoa Kỳ lúc bấy giờ là cương quyết bảo vệ hòn đảo này để làm chưởng ngại vật không cho Cộng sản bành trướng khắp Thái Bình Dương.

Thái độ cương quyết của Mỹ được bày tỏ hết sức rõ rệ, trong bản quyết nghị được Quốc hội chấp thuận; cho phép Tổng thống Hoa Kỳ hành động trong trường hợp Đài Loan và các đảo lân cận bị Cộng sản tấn công.

Sở dĩ Mỹ có thái độ cương quyết như vậy vì hồi đầu tháng 9-1954, Trung Cộng đã có những hành động để lộ ý muốn xâm chiếm Đài Loan, trước hết là việc Trung Cộng pháo kích ồ ạt đảo Quế Môn chỉ nằm cách bờ biển 

Hoa Lục chừng 10 cây số. Tiếp đến, đảo Đại Trần bị chừng hai chục máy bay Trung Cộng oanh kích, và sau cùng, Hồng quân Trung Cộng định đổ bộ lên đảo Wuchin gần duyên hải tỉnh Phúc Kiến, cách Đông bắc đảo 

Quế Môn 160 cây số, và cách phía tây Đài Loan 200 cây số.

Trước thái độ khiêu khích của Trung Cộng, đầu tháng Chạp 1954, Hoa Kỳ và Trung Hoa Quốc Gia chính thức ký kết hiệp ước phòng thủ chung gồm 10 khoản.

Theo hiệp ước này thì Chính phủ Đài Loan cho phép Hoa Kỳ duy trì một lực lượng Hải - Lục - Không quân trên và chung quanh đảo Đài Loan cùng quần đạo Bành Hồ, cần thiết cho sự phòng thủ, chống lại các cuộc tấn 

công võ trang và những hoạt động phá hoại của công sản được điều khiển từ bên ngoài.

Điều khoản 10 của hiệp ước nói rằng “Hiệp ước này sẽ có hiệu lực mãi mãi. Một bên đương sự có thể chấm dứt hiệp uớc này sau khi cho bên kia biết ý muốn của mình trước một năm”.

Căn cứ vào những điều khoản ghi trong Hiệp ước, Hoa Kỳ phái hạm đội ngày đâm canh phòng Đài Loan cùng quần đảo Bành Hồ, đồng thời đổ bộ một số binh sĩ tượng trưng chừng hai ngàn người lên đảo.

Việc Mỹ nhìn nhận chế độ Đài Loan và ký hiệp ước phòng thủ quần đảo này là một điều sỉ nhục to tát đối với Trung Cộng, vì dầu cai trị khoảng 800 triệu dân, nhưng Trung Cộng vẫn không có một tiếng nói chính thức nào 

trên trường quốc tế.

Đằng khác, Trung Cộng luôn luôn luôn coi đảo Đài Loan là một vị trí chiến lược quan trọng ở Thái Bình Dương. Đảo này vẫn tiếp tục nằm dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ thì có nghĩa là Trung Cộng cứ bị bao vây, và 

tình trạng “hai nước Trung Hoa” không thể xóa bỏ được.

Tưởng nên nhắc lại rằng từ trước, đảo Đài Loan đã bị người Tây Ban Nha đo hộ. Khoảng đầu thế ký 20, đảo bị Nhật chiếm đóng, cho mãi tới khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng minh giao trả cho 

Trung Hoa Quốc Gia.

Ngày 10 tháng 12 năm 1949, Quốc Dân đảng bị cái gì đó Trung Hoa đánh bại, Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan, và năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Hoa Kỳ bèn phái Hạm đội 7 tới canh chừng 

quần đảo này.

Trong chiến tranh Triều Tiên, vì thấy Trung Cộng phái 200 ngàn chí nguyện quân qua giúp Bắc Triều Tiên nên tháng Giêng 1953, Tổng thống Eisenhower chính thức tuyên bố hủy bỏ chính sách trung lập hóa Đài Loan và ra 

lệnh cho Hạm đội 7 sẵn sàng hành động nếu Trung Cộng lại có một âm mưu mới như ở Triều Tiên.

Lệnh này của Tổng thống Eisenhower phù hợp với tin tức tình báo hồi đó nói rằng Trung Cộng đã tập trung khoảng 400 ngàn quân đóng ở vùng Hạ Môn với 1.600 thuyền buồm, 360 thuyền máy và 30 pháo thuyền, trong 

lúc quân Quốc Dân đảng chỉ có khoảng 350 ngàn binh sĩ với chiến xa, đại bác đủ loại và độ 50 phi cơ cùng 80 chiếc tàu thuỷ.

Cơn sốt ở biển Đài Loan đã lên cao tới tột độ hồi năm 1954 với những sự kiện như trên. Hồi đó, ai cũng tưởng sau chiến tranh Triều Tiên thế nào Trung Cộng cũng dốc toàn lực giải phóng Đài Loan, nhưng mộng lớn của 

Trung Cộng không thành, vì có sự bảo vệ chính thức của Hoa Kỳ đối với quần đảo này.

Tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng cứ kéo dài như vậy cho tới đầu năm 1971 thì đột nhiên có biến chuyển trọng đại, mặc dầu trong quãng thời gian dài đó, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục leo thang và Trung 

Cộng không ngớt kết án Hoa Kỳ là “đế quốc hiếu chiến xâm lăng”.

Biến chuyển trọng đại ở đây là việc Trung Cộng đột nhiên mời đội bóng bàn Hoa Kỳ qua chơi, và các cầu thủ trong đội bóng này được Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp đón hết sức niềm nở. Để đáp lễ, đầu tháng 4-1971, 

một đội bóng bàn Trung Cộng cũng được mời qua đấu giao hữu tại nhiều Tiểu bang bên Hoa Kỳ.

Việc hai nước thù nghịch trao đổi phái đoàn thế thao là một sự kiện gây chú ý cho toàn thế thế giới, nhất là khi hãng thông tấn TASS của Nga Sô ngày 16-4-1971 đăng ý kiến rằng “Mối liên lạc Mỹ - Trung Cộng có liên hệ 

tới việc Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn thỏa hiệp về với Đông Dương”.

Tiếp theo màn “ngoại giao thể thao”, tin AP đánh đi ngày 19-4-1971 cho biết Thượng nghị sĩ Henry Bellmon thuộc đảng Cộng hòa Tiểu bang Oklahoma, từng được xem như một nhân vật bảo thủ, tuyên bố “Chế độ Bắc 

Kinh phải được nhìn nhận về mặt ngoại giao... Dân chúng Mỹ có thể trông thấy tính cách vô ích trong việc tiếp tục không cần biết đến sự hiện diện của một dân tộc chiếm một phần tư dân số thế giới mà cách đây 25 năm 

đã là thân hữu và khách hàng có giá trị của Hoa Kỳ”.

Mặt khác, cũng trong khoảng thời gian trên, các nhà kinh doanh Hoa Kỳ ở San Francisco rằng việc mở lại giao thương với Hoa Lực không cần phải chờ đợi đến khi Hoa Kỳ chính thức nhìn nhận Bắc Kinh. Các nhà kinh 

doanh này nhấn mạnh rằng “Thương mại trực tiếp với Hoa Lục không những là một cuộc kinh doanh hấp dẫn mà còn có thể là đường lối hữu hiệu nhất chấm dứt căng thẳng chính trị giữa hai nước”.

Cũng lúc với những lời tuyên bố trên đây, Ủy ban thương mại của thành phố Chicago ngày 19-4-1971 đã đốc thúc tất cả các nông gia hãy ghi số nông sản không có giá trị chiến lược vào danh sách những hàng hóa xuất 

cảng sang Trung Cộng và nhiều tổ chức khác lên yiếng yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm công dân Mỹ du lịch qua Hoa Lục.

Tiến xa hơn việc trao đổi phái đoàn thể thao và thương mại, ông W. Rostov, cố vấn cao cấp của cựu Tổng thống Johnson, giống như ông Henry Kissinger hiện tại đối với Tổng thống Nixon, tuyên bố rằng sắp đến lúc chín 

mùi để đưa Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc.

Trong lúc đó nhiều tin tức được loan truyền về ý định của Tổng thống Nixon muốn qua thăm Bắc Kinh. Tổng thống nói rằng “Nếu có một việc tôi muốn làm trước khi chết thì đó là việc sang thăm Hoa Lục. Nếu tôi không 

được làm như thế thì tôi mong các con tôi sẽ làm được”.

Khi những tin này được ban ra thì tại Bắc Kinh, trong một cuộc tiếp kiện nhà văn Hoa Kỳ Edgar Snowm Chủ tịch Mao Trạch Đông nói ông rất hoàn nghênh việc Tổng thống Nixon qua thăm Trung Hoa, và được hân hạnh 

hội đàm với Tổng thống với tư cách là khách du lịch hay tư cách vị lãnh đạo Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Tháng 7 1971, ý muốn của Tổng thống Nixon sang thăm Trung Hoa đã tiến gần tới sự thật qua việc cố vấn an ninh riêng của Tổng thống là ông Henry Kissinger chuẩn bị qua Bắc Kinh. Tất cả những bối tối của cuộc gặp gỡ 

đầu tiên giữa Chu Ân Lai - Kissinger làm cho ngưới ta tin rằng quả thật đã có một cuộc thương thuyết, vì nếu không thì làm sao các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại đột ngột mời Tổng thống Nixon qua thăm.

Việc Tổng thống Nixon chuẩn bị công du Bắc Kinh làm cho hình ảnh chiến tranh Việt Nam nổi bật lên hồi bấy giờ. Hầu hết dư luận chính giới quốc tế đều nghĩ rằng Tổng thống Nixon muốn chấm dứt cuộc chiến tại VN vì 

ông phải làm như thế mới hy vọng tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 4.11-1972, và muốn chấm dứt như thế, tất nhiên phải nhờ tới ảnh hưởng cùng thế lực của Bắc Kinh.

Tuy nhiên. tại phiên họp hòa đàm Ba Lê ngày 16-4-1971, Xuân Thủy vẫn khẳng định rằng Bắc Việt sẽ không chấp nhận bất cứ một giải pháp nào trừ phi giải pháp đó bao gồm sự triệt thoái đơn phương toàn thể binh sĩ 

Hoa Kỳ ra khỏi Nam Việt Nam, và ngừng hoàn toàn các vụ không tập Bắc Việt cùng những hoạt động xâm phạm chủ quyền an ninh Bắc Việt, tuyệt đối Xuân Thủy không đả động gì tới việc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh 

mời Tổng thống Nixon qua chơi. Sự kiện này khiến dư luận nghi ngờ đến thế lực thật sự của Trung Cộng đối với Hà Nội, nhất là khi người ta nghe Đài phát thanh Bắc Việt và Việt Cộng nói rằng “mọi mưu mô của Tổng 

thống Nixon muốn có áp lực Trung Cộng buộc Cộng sản Việt Nam thỏa hiệp ngừng chiến sẽ bị bác bỏ”.

Dầu Thế giới Tự do lo ngại, dầu cộng sản Bắc Việt khẳng định, và dầu các nhà lãnh đạo Trung Cộng trấn an, nhưng mọi việc vẫn được tuần tự tiến hành để mở đầu cho kỷ nguyên bang giao giữa Mỹ và Trung Cộng.

Kỷ nguyên này được đánh dấu trước tiên qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Rogers ngày 3-8-1971, Rogers loan báo rằng Hoa Kỳ sẽ biểu quyết cho Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc, còn vấn đề chiếc 

ghế Trung Hoa Quốc Gia thì do các hội viên cơ quan này quyết định.

Lời tuyên bố trên đây của Ngoại trưởng Rogers tuy có gặp vài phản ứng, nhưng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp ngày 27-9-1971, với một đa số tuyệt đối (76 thuận, 35 chống và 17 phiếu trắng), đã quyết 

định thâu nhận Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc và loại Trung Hoa Quốc Gia ra ngoài.

Quyết định của Liên Hiệp Quốc đã gây một xúc động mạnh mẽ trong hàng ngũ những quốc gia chống Cộng tại Thái Bình Dương, làm cho nhiều nước lo ngại Đài Loan sẽ bị cô lập về cả quân sự, chính trị lẫn kinh tế, vì tiếp 

theo đó, một số quốc gia từ trước đến nay vẫn thừa nhận Trung Hoa Quốc Gia, liền vội vã công nhận chế độ Bắc Kinh và tuyên bố coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Cộng. Trong số các quốc gia này có Nhật, 

Anh, Ý, Canada v.v...

Sau khi Trung Cộng bước chân vào Liên Hiệp Quốc từ ngày 16-10-1971, Tiến sĩ Kirssinger bay qua Bắc Kinh, và tiếp theo, nhiều phái đoàn khác của Hoa Kỳ cũng lần lượt lên đường sang Hoa Lục, sửa soạn cho chuyến 

công du của Tổng thống Nixon vào đầu năm 1972.

Cuộc công du lịch sử mà thế giới chờ đợi thực sự diến ra vào sáng thứ Hai ngày 21-2-1972, khi chiếc phi cơ đặc biệt Spirit-76 chở Tổng thống Nixon cùng phu nhân và phải đoàn tháp tùng hạ cánh xuống phi trường Bắc 

Kinh hồi 11 giờ 28 phút.

Hôm ấy, chiếc phi cơ chở Tổng thống Mỹ, từ sáng sớm tinh sương, đã rời đảo Guam bay lửng lờ trên không trung qua Thái Bình Dương và khi bắt đầu vào không phận Hoa Lục thì không còn được hộ tống.

Đừng nói các đoàn máy bay khu trục phản lực hộ tổng. ngay cả phi hành đoàn điều khiển chiếc Spirit-76 của Tổng thống Nixon cùng phái đoàn tùy tùng cũng được lệnh thay đổi thường phục, vì nhà cầm quyền Bắc Kinh 

đã có lời yêu cầu, tuyệt đối không một cái gì mang mầu sắc quân sự lọt vào lãnh thổ Trung Cộng, nếu không nghe lời thì sẽ bị coi là “hành động khiêu khich”.

Trước khi tới Bắc Kinh, Tổng thống Nixon và đoàn tùy tùng tạm ghé Thượng Hải, và cái nhìn đầu tiên của vị lãnh đạo Hiệp Chủng Quốc trên đất Hoa Lục là cái nhìn ngỡ ngàng, bởi vì nghi lễ đón tiếp dành cho ông không 

giống với bất cứ xứ nào mà ông ông từng thăm viếng.

Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng, trong bề ngoài bảnh bao lịch sự, giống như một nhân vật thượng lưu tại các nước tư bản châu Âu, hướng dẫn phái đoàn Trung Cộng tới tận cầu thang đón chào 

Tổng thống Hoa Kỳ, rồi hướng dẫn vào phòng khách phi trường.

Các thông tín viên quốc tế tháp tùng Tổng thống Nixon tường thuật rằng mặc dầu phi trường Thượng Hải đã được sửa sang và trang hoàng lịch sự nhưng nó vẫn mang màu sắc cằn cỗi khô khan.

Trong phong đợi, ngoảnh nhìn phía nào cũng bắt gặp hình ảnh các lãnh tụ Cộng sản như Các Mác, Lenin, Mao Trạch Đông v.v... Tổng thống Nixon không để ý mấy đến những bức ảnh này, ông chỉ nhìn thoáng qua rồi nói 

văn tắt một câu với những nhân vật cao cấp Trung Cộng đứng chung quanh: “Đây là hình các triết gia”.

Tổng thống và phu nhân cũng lướt qua mấy quầy hàng nơi phi trường, nhưng không mua sắm gì, vì những món hàng này toàn là đồ tiểu công nghệ, lạ thì có lạ, nhưng không thể nói là đặc biệt.

Sau khi tậm ghé Thượng Hải một giờ để tiếp nhiên liệum chiếc Spirit-76 lại cất cánh bay đi Bắc Kinh.

Trên đường tói thủ đô nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tổng thống Nixon đã tuyên bố với báo chí rằng Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai là những người có đầu óc thiên về triết lý, có những quan 

điểm cùng krh về lâu về dài, vì thế, Chính phủ Hoa Kỳ cũng phải có những kế hoạch tương tự. Tổng thống cũng để mặc phái đoàn Trung Cộng ngồi một mình ở phòng ngoài trên phi cơ, bước vào phòng riêng làm việc với 

cố vấn Kissinger.

Tại Bắc Kinh, hình ảnh đầu tiên đập vào măt Tổng thống Nixon là bức chân dung Mao Trạch Đông cao bằng tòa nhà 6 taàng đứng sừng sững ngay trước phi cảng. Ngoài bức chân dung là một khẩu hiệu kẻ bằng Hoa ngữ 

mầu đỏ máu, mỗi chữ cao chừng 6 thước, nói rằng “Vô sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới thế giới liên hiệp lại”.

Trước ngày lên đường sang Bắc Kinh, Tổng thống Nixon có học một ít chữ nho, nhưng ông vẫn không đủ vốn liếng để đọc nổi nguyên vẫn tấm khẩu hiệu. Thoạt đầu, ông tưởng đó là những lời chào mừng mình, sau ông 

mới vỡ lẽ khi được một nhân viên tháp tùng giải thích.

Mặc dầu giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đã có thảo luận trước về lễ nghi đón tiếp, nhưng khi thấy quang cảnh phi trường Bắc Kinh quá buồn tẻ và không khi buổi lễ quá đơn giản, Tổng thống Nixon đã để lộ trên nét mặt 

một thoáng thất vọng, song rồi ông lại vội tươi cười ngay.

Qua. thật lễ nghi đón tiếp Tổng thống Nixon tại phi trường Bắc Kinh không xứng đáng với vị nguyên thủ của một siêu cường quốc, vì nó bị đơn giản hóa đến mức tối đa.

Phía Trung Quốc, có 360 binh sĩ thuộc các binh chủng Hải - Lục - Không quân dàn chào. Những binh sĩ này từng thăm gia “chiến tranh chống đế quốc Hoa Kỳ” tại Triều Tiên hồi 1950-1953, và khi Tổng thống Nixon 

bước xuống cầu thang phi cơ thì họ đồng thanh hát bài “Ba điều kỷ luật, tám điểm lưu tâm”. Đây là một bài hát hoàn toàn có tính cách tuyên truyền nội bộ chứ chẳng ăn nhập gì với nghi lễ ngoại giao.

Ngoài số binh sĩ trên này, có rất ít viên chức Trung Quốc hiện diện trong cuộc đón tiếp, chỉ thấy Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Cơ Bằng Phi và bảy nhân vật trung câp khác. Chủ tịch Mao Trạch Đông vắng mặt, viện lẽ rằng 

hiện thời ông không giữ chức vụ gì trong chính quyền. Số ký giả ngoại quốc đón Tổng thống Nixon tại phi trường Bắc Kinh đông gấp 10 lần các nhân vật Trung Cộng.

Trên đường từ phi trường về thủ đô Bắc Kinh, quang cảnh cũng tẻ nhạt không kém, tuyệt đối chẳng thấy bóng một người dân Trung Hoa nào đón chào vị thượng khách, đến nỗi Tổng thống Nixon và phái đoàn tùy tùng có 

cảm tưởng rằng họ là “những người Mỹ cuối cùng còn sót lại giữa trần gian”. Qua khung cửa kính xe hơi, Tổng thống Hoa Kỳ chỉ thấy cây cối tiêu điều và những cửa kính nước đông thành đá.

Việc các nhà không được Trung Cộng tiếp đón Tổng thống Nixon một cách tẻ nhạt khiến người ta nhớ lại hồi tháng 3-1970, khi Sihanouk từ Mạc Tư Khoa qua Bắc Kinh, mặc dầu lúc bấy giờ đã bị Lon Nol truất phế, 

song ông vẫn được đón tiếp một cách vô cùng trọng thế, đúng theo cương vị một vị Quốc trưởng. Sự kiện này đã làm dư luận thế giới xầm xì, và Chính phủ Trung Cộng phải lên tiếng giải thích rằng họ đón tiếp Tổng thống 

Nixon với tư cách “vừa là bạn, vừa là thù”.

Dẫu là bạn hay là thù thì quốc gia đầu tiên lên tiếng công kích cuộc công du Bắc Kinh của Tổng thống Nixon lại là Nga Sô.

Những ngày chuẩn bị cũng như suốt thời gian Tổng thống Nixon hiện diện ở Bắc Kinh, và cả về sau, không ngày nào đài Mạc Tư Khoa không đưa đầu đề này ra để mạt sát công kích Trung Cộng. Đài Mạc Tư Khoa nói 

rằng “chính Mao đã lậy Nixon chứ không phải Nixon lậy Mao”, và tố cáo Mao cấu kết với kẻ thù tư bản đế quốc, phản bội các nước theo chủ nghĩa xã hội i, nhất là phản bội nhân dân Đông Dương.

Những lời tố cáo này được Đài phát thanh Bắc Kinh bắt chước lập lại, vì hơn hai tháng sau, ngày 22-5-1972, Tổng thống Nixon lại mở cuộc công du Mạc Tư Khoa, và bị Trung Cộng coi đó là một âm mưu câu kết, gây 

chia rẽ.

Hai cuộc công du lịch sử của Tổng thống Nixon qua hai quốc gia đàn anh Cộng sản, được dư luận coi là có liên quan tới chiến tranh Việt Nam, vì nhiều người tiên đoán rằng sau hai cuộc công du này thế nào một giải pháp 

cho vấn đề Việt Nam cũng đạt được.

Một thỏa hiệp cho vấn đề Việt Nam có đạt được trong tương lai hay không thì chưa rõ, chỉ biết rằng sau hai chuyến công du, Trung Cộng và Nga Sô đã ký kết với Hoa Kỳ nhiều hiệp định thương mại quan trọng, lên đến 

hàng chục tỷ Mỹ kim, và một số quốc gia châu Á, câu Âu đã cử phái đoàn sang Hoa Lục nghiên cứu thể thức giao thương, bỏ vốn đầu tư, mở ra kỷ nguyên bang giao mới với Trung Cộng.

Trong khi đó, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng và leo thang tới mức độ kinh khủng, mỗi ngày có hàng trăm phi vụ do Không lực Hoa Kỳ thực hiện dội hàng trăm ngàn tấn bom xuống cả hai miền Nam và Bắc 

Việt Nam, đặc biệt từ 18-12-1972, ngày nào cũng có trên một trăm phi vụ B-52 tham gia các cuộc oanh tạc.

Sự kiện này giải thích tại sao Nga Sô, Trung Cộng lại không có một biện pháp nào hữu hiệu và tích sực đối với Mỹ trong việc phong tỏa Bắc Việt, và tại sao một cường quốc như Hoa Kỳ mà lịch sử chứng minh chỉ có 

thắng chứ không hề thua lại không thể đánh gục tiểu nhược quốc Bắc Việt, khiến chiến tranh cứ tiếp tục bằng đủ loại vũ khí tối tân, mà khiến hòa đàm - mật đàm cứ dây dưa mà một thỏa hiệp ngừng bắn vẫn chưa đạt 

được.

Nhìn vào các cuộc mật đàm Ba Lê giữa Kissinger - Lê Đức Thọ, điều mà nhiều người e ngại không hẳn là việc sợ Mỹ ký kết riêng rẽ với Bắc Việt một thỏa hiệp bât lợi cho Nam Việt Nam, mà ở chỗ trong khi vừa mật 

đàm thì đôi bên vẫn đưa ra những điều kiện gài bẫy nhau, và đều tăng cường nỗ lực chiến tranh. Như vậy, một thỏa hiệp, nếu đạt được, dù lợi hay hại về bên nào thì mầm mống chiến tranh vẫn còn, hòa bình vẫn chưa thể 

tới với dân tộc Việt Nam một cách trường cửu.

Mầm mống chiến tranh Việt Nam vẫn còn thì điều này có nghĩa là ngọn lửa chiến tranh đó sẽ bén dần tới các quốc gia Đông Nam Á, trước hết là Thái Lan.

Việc mở rộng chiến tranh tại vùng Đông Nam Á là điều không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ chờ thời gian và cơ hội chín muồi mà thôi, vì thực chất chiến tranh ở vùng này là nằm trong âm mưu do siêu cường, muốn làm cho các 

dân tộc nhược tiểu kiệt quệ đi, để họ dễ áp lực và bành trướng ảnh hưởng.

Với âm mưu đó, chiến tranh chỉ có thể mở rộng và leo thang, chứ không gặp những điều kiện thuận lợi để đi đến chỗ dập tắt.

Riêng trong chiến tranh Việt Nam, cho tới nay, người ta vẫn chưa hội đủ điều kiện để chấm dứt. Thì làm dập tắt vĩnh viễn ngọn lửa chiến tranh đó khi mà nó liên hệ tới toàn bộ tình hình vùng Đông Nam Á, và khi mà những 

vấn đề chính tri cục bộ tại Nam Việt Nam - Lào - Kampuchea chưa có căn bản giải quyết?

Chiến tranh Việt Nam chỉ có thể giải quyết chiến dịch một lúc với vấn đề Lào và Cao Miên, nếu giải quyết riêng rẽ, hòa bình chẳng những không bảo đảm mà ngọn lửa chiến tranh có khi nổ bùng còn ác liệt hơn.

Giải quyết cùng một lúc, xem ra chẳng dễ dàng gì vĩ mỗi nước trên bán đảo Đông Dương có một hoàn cảnh riêng, một vị trí riêng, và nhất là cả Mỹ lẫn Bắc Việt đều có những lý do riêng để từ chối một sự giải quyết như 

vậy.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương 12.

Vũ khí và cơ giới trong chiến tranh Việt Nam.

Tính đến nay, chiến tranh Việt Nam đã kéo dài gần 30 năm. Trong quãng thời gian hơn một phần tư thế kỷ đó, tại các nước tiên tiến Âu Mỹ, đã có nhiều tiến bộ đáng kể trên mọi địa hạt, đặc biệt địa hạt khoa học không 

gian, con người lên cung trăng và đang chuẩn bị tiến đến những hành tình xa xôi khác.

Với sự tiến bộ vượt bực đó của các nước Âu, Mỹ, dĩ nhiên chiến tranh Việt Nam cũng bị lôi cuốn theo, và nếu kiểm điểm lại từ đầu, người sẽ thấy chiến tranh Việt Nam đã leo thang kinh khủng.

Thoạt tiên, từ 1945, người ta chỉ thấy quân kháng chiến Việt Nam được võ trang bằng gậy tầm vông, mã tấu, dao găm, cây phạng, lựu đạn nội hóa và một số rất ít súng trường cũ từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất sót lại 

(súng Mousqueton), cùng súng lục Rouleau do hãng St. Etienne bên Pháp chế tạo.

Vì nhu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nên ngay từ 1946, tại các mật khu, quân kháng chiến Việt Nam đã cho thiết lập những xưởng vũ khí thô sơ, sửa chữa hoặc chế tạo một ít bộ phận nhỏ của 

súng lục và súng trường, có khi cả loại trung - đại liên nữa, đồng thời chế tạo lựu đạn nội hóa.

Năm 1946 - 1947, khi đường xe lửa xuyên Việt chưa bị cắt đứt, người ta thấy từng đoàn tầu chở quân kháng chiến từ Bắc vào Nam để tham dự những trận đánh Pháp. Phần lớn số binh sĩ này không được võ trang, chẳng 

có đồng phục, và vũ khí mà họ tin tưởng sẽ có trong tương lai là do chiến lợi phẩm thu lượm được trên các chiến trường.

Khi chiến tranh từ Nam lan ra Bắc thì quân kháng chiến Việt Nam vẫn trong tình trạng thô sơ, họ áp dụng chiến thật tiêu thổ kháng chiến, phá hết nhà cửa, phố xá ở thành thị; còn tại trôn quê thì tre vót nhọn được cắm tua 

tủa khắp các bãi đất trống mục đích ngăn cản không cho Pháp nhảy dù.

Lựu đạn nội hóa do các công binh xưởng chế tạo đã mang lại những tai họa thảm khốc: có khi thuốc súng pha mạnh quá, bắt cháy ngay trong xưởng, có khi lựu đạn mang lủng lẳng bên hông tự nhiên phát nổ, có khi lựu đận 

cầm trên tay, chưa kịp liệng đã nổ tung, giết hại nhiều nhân mạng và làm làm què cụt một số người.

Hồi bấy giờ, Chính phủ Việt Minh ra thông cáo, khuyến khích Ủy ban Hành chánh Kháng chiến các xã, quận nên góp tiền mua ít nhất là một khẩu súng để tự vệ. Với thông cáo này, có thể nói là xã nào cũng đua nhau quyên 

góp tiền trong dân chúng để gửi đi, và sau đó ít lâu, nhận được một khẩu súng Mousqueton cũ kỹ với 5 viên đạn mà có khi cả 5 viên đều bắn không nổ, vì ngòi nó đã bị thúi.

Ở ngoài mặt trận, gậy tầm vông vót nhọn và dao găm là vũ khí chính, mãi đến năm 1951 - 1952, người ta vẫn thấy gậy tầm vông là một thứ vũ khí lợi hại trong tay Việt Minh, không một cuộc phục kích ban đêm nào thành 

công mà không có một số binh sĩ Pháp chết vì bị gậy tầm vông đâm xuyên, còn lựu đạn dùng để tấn kích đồn, ném qua lỗ châu mai, hoặc vứt xuống hầm quân Pháp trú ẩn.

Trên chiến trường, nhờ thu được nhiều chiến lợi phẩm nên các cấp chỉ huy từ Đại đội trưởng trở lên mới có súng lục mang bên hông, còn ở hậu phương, những cán bộ được mang súng lục phải kể là cao cấp, hoặc cấp tỉnh, 

hoặc cấp khu.

Chiến tranh hồi bấy giờ mang một hình thức thô sơ, vừa du kích, vừa cổ điển đối với phía Việt Minh.

Về phía Pháp, có cơ giới, có tầu chiến, có hàng không mẫu hạm, có máy bay oanh tạc, có xe tăng thiết giáp và do Hoa Kỳ trang bị các loại vũ khí như súng trường M-36, súng FM, súng trung liên Bar, súng cối 60 - 81 ly, 

đại bác 75 - 105 ly, súng đại liên 12,7 - 20 ly v.v...

Qua 1950, sau khi Cộng sản chiếm Hoa Lục thì quân đội Việt Minh bắt đầu được trang bị tạm gọi là đầy đủ chỉ thiếu cơ giới mà thôi. Trong thời gian này, về phía Pháp, người ta cũng thấy xuất hiện một vài loại vũ khí mới 

như tiểu liên Thompson, súng Carbine. Về không quân, Pháp được Hoa Kỳ viện trợ một số B-26 Invader.

Nhờ cơ giới và vũ khí tối tân, dồi dào hơn, nên trên khắp các chiến trường từ Nam chí Bắc, Pháp năm thế chủ động, còn Việt Minh vẫn áp dụng chiến thuật du kích, nhưng chưa thể tiến tới chỗ “dùng nông thôn bao vây 

thành thị”.

Hồi bấy giờ, để công đồn và phục kích phá hủy các loại chiến xa của Pháp, Việt Minh sử dụng một loại vũ khí mới gọi lá SKZ (súng không giật). Loại súng này rất thô sơ, chỉ có một ống phóng nhẹ vác trên vai, dùng để lắp 

quả đạn vào và châm ngòi bằng pin, có sức công phá mạnh, mỗi chiến xa chỉ cần một phát, và một đồn dù kiên cố đến đâu, chỉ cần trúng 4 phát là sụp đổ tan tành, nhưng tầm bắn không được xa, chỉ hiệu quảe trong 

khoảng dăm ba chục thước. Ngoài súng nội hóa SKZ đó, Việt Minh còn cướp được của Pháp một số súng Bazooka và súng phun lửa cũng như nhiều loại vũ khí khác, nhưng lại thiếu đạn dược, và khi hư không có phụ 

tùng.

Từ 1953-1954, một phần được Trung Cộng, Nga Sô quân viện, phần khác nhờ tịch thu được vũ khí của Pháp nên phía Việt Minh, gậy tầm vông vót nhọn đã biến mất, mã tấu dao găm chỉ để dân quân du kích địa phương 

xài, còn bộ đội chính quy được võ trang tạm gọi là đầy đủ.

Hồi này, quân đội chính quy Việt Minh đã được tổ chức đến cấp Sư đoàn, có khả năng mở nhiều trận đánh quy ước rộng lớn, mặc dầu vẫn họ hoàn toàn thua sút quân đội viễn chinh Pháp về mặt cơ giới, tầu chiến, phi cơ. 

Những trận đánh đáng chú ý là trận Đông Triều, làm tử thương đại úy Leclerc (con trai Thống chế Leclerc), trận Ninh Bình, sát hại trung úy Bernard de Lattre, còn trai duy nhất của Thống chế De Lattre de Tassigny.

Từ 1953, quân đội kháng chiến Việt Nam hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc, dồn quân đội viễn chinh Pháp vào thế bị động.

Trận đánh nát ngọc tan vàng Điện Biên Phủ hồi 1954 là trận chiến hiển hách nhất của quân kháng chiến Việt Nam, bắt làm tu binh thiếu tướng De Castries vì trọn Bộ tham mưu cùng toàn bộ quân trú phòng. Trong trận này, 

quân kháng chiến Việt Nam không sử dụng cơ giới như quân trú phòng Pháp, song họ đã bắn vào các vị trí Pháp khoảng 20 ngàn đạn đại bác 105 ly, 20 ngàn đạn đại bác 75 ly và 100 ngàn đạn súng cối, 60 ngàn đạn cao 

xạ, giết chết và làm bị thương khoảng 4.000 binh sĩ Pháp và nắt làm tù binh trên 8.000 người.

Từ 1946 đến 1951 - giai đoạn thứ nhất trong chiến tranh Việt Nam - người ta thấy gậy tầm vông vót nhọn để đân xuyên từ bụng qua sau lưng nhường bước cho đại bác 105 ly, súng cao xa phòng không, làm cho cường 

quốc thất trận, tướng De Castries với số phận một tù binh, phải lầm lũi cuốc bộ 17 cây số trước mũi súng luôn luôn luôn luôn chĩa vào mình của một kháng chiến quân nhỏ bé Việt Nam.

Dầu vậy, với thắng lợi Điện Biên Phủ, chiến tranh Việt Nam chỉ chuyển từ giai đoạn này giai đoạn khác, chứ không phải thực sự chấm dứt.

Sự biến chuyển này đã mang theo một sự leo thang kinh khủng về các loại vũ khí, cơ giới.

Trên địa hạt vũ khí cá nhân, loại súng trường trước kia tối tân nhất mà quân đội Việt Nam Cộng Hòa đang sử dụng hiện nay là loại M-16 do Hoa Kỳ chế tạo. Tất cả những thứ vũ khí cổ điển từ hồi chiến tranh Việt - Pháp 

đều hoàn toàn biến mất.

Về đại bác, súng cối, người ta thấy cả hai bên sử dụng những loại từ 105 ly đến 130 ly, 155 ly, 175 ly và cả 400 ly trên các khu trục hạm.

Về số đạn đại bác bắn đi, trong trận Điện Biên Phủ, quân kháng chiến Việt Nam chỉ bắn khoảng 20 ngàn đạn 105 ly đã tưởng là nhiều, ngày nay riêng tại thị xã An Lộc, trong thời gian cam go nhất hồi tháng 4, tháng 5-

1972, có ngày Cộng quân Bắc Việt bắn cả 10 ngàn phát đủ loại, và nhiều nơi khác, có khi trung bình họ bắn mỗi ngày 7 ngàn quả.

Phía Hoa Kỳ, riêng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị, trung bình mỗi ngày khoảng hai ngàn tấn bom được dội xuống và 20 ngàn đạn đại bác được bắn đi.

Theo thống kê của Ngũ Giác đài thì riêng trong tháng 6-1972, Hoa Kỳ đã thả xuống khắp lãnh thổ Việt Nam (cả hai miền Nam - Bắc) 105.729 tấn bom; nhưng sang tháng 7-1972 thì con số này tăng lên đến 130 ngàn tấn.

Cũng theo thống kê của Ngũ Giác đài thì riêng trong năm 1972, các phi cơ Hoa Kỳ đã thả xuống trên khắp chiến trường Đông Dương hơn một triệu tấn bom, và nếu tính từ năm 1966 đến cuối 1972 thì số bom tổng cộng 

trên 7 triệu tấn, tức là vượt quá số bơm thả hồi chiến tranh thế giới II 2 triệu tấn, và hơn chiến tranh Triều Tiên 1950- 1953, 650.000 tấn.

Số bom kỷ lục nhất cõ lẽ được thả trong khoảng thời gian từ ngày 18-12 đến 24-12-1972. Trong tuần lễ này, vì muốn làm áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải nhượng bộ đi đến chỗ ký kết thỏa ước ngừng bắn, Tổng 

thống Nixon ra lệnh hủy bỏ lệnh hạn chế ném bom Bắc Việt Nam từ bĩ tuyến 20 trở xuống, nên hàng ngày có trung bình 500, phi vụ xuất kích thả xuống khắp lãnh thổ Bắc Việt một số lượng chừng 40 ngàn tấn.

Sở dĩ bom đạn được thả nhiều như vậy là vì Mỹ đã cho sử dụng trên chiến trường Việt Nam loại pháo đài bay khổng lồ B-52. Loại siêu phi cơ này nguyên thủy được chế tạo với mục đích mang bom nguyên tử, nhưng nay 

thì chúng đã lỗi thời.

Tổng số pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ có khoảng 400 chiếc, và trước kia hầu hết đậu ở đảo Guam trên Thái Bình Dương, nhưng hiện nay, 300 trong tổng số nói trên đã được chuyển qua các căn cứr quân sự trọng yếu 

ở Thái Lan, chẳng hạn căn cứ Utapao, để từ đó, cất cánh đi oanh tạc khắp hai miền Nam, Bắc Việt Nam.

Đặc điểm của loại siêu phi cơ này là bay cao (có thể bay trên 20 ngàn mét), và chở theo một lượng bom khá nhiều, mỗi quả nặng những 7 ngàn ký, có sức tàn phá khủng khiếp không kém gì 2 quả bom nguyên tử được thả 

xuống Nhật Bản hồi 1945.

Từ ngày chính thức tham chiến ở Đông Dương, loại pháo dai bay B-52 vẫn được coi là bất khả xâm phạm, nhưng lần đầu tiên ngày 22-11-1972, Bộ Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam, chính thức xác nhận có một chiếc rơi ở Thái 

Lan sau khi bị trúng hỏa tiễn của Bắc Việt.

Rồi trong khoảng từ 18-12 đến 30-12-1972, số pháo đài bay không lồ này bị Bắc Việt hạ khá nhiều, 15 chiếc trong vòng một tuần.

Ngoài pháo đài bay không lồ B-52, Hoa Kỳ còn đem sử dụng trong chiến tranh Việt Nam nhiều loại phi cơ đặc biệt khác, trong đó người ta thường nghe nói loại F-111A.

F-111A là loại phóng pháo oanh tạc cơ có sức bay nhanh gấp hai lần âm thanh; với loại này, các kiểu phi cớ lưỡi kiếm trước đây trở thành lu mờ, nhưng chúng cũng bị Bắc Việt hạ trên 8 chiếc tính từ 18 đến đến 30-12-

1972, và hầu hết các trường hợp bị hạ này vẫn nằm trong vòng bí mật.

Phi cơ đã tối tân thì bom đạn với máy móc chứa trên đó cũng hết sức tinh vi. Trước đây, số phi xuất do Không lực Mỹ thực hiện mỗi ngày tuy nhiều nhưng theo báo cáo thì kết quả chẳng bao nhiêu, vì thiếu chính xác.

Để bổ khuyết, Hoa Kỳ cho sử dụng tại chiến trường Việt Nam từ tháng 5-1972 một loại “bom mắt thần”, do tia sáng laser điều khiển, có ông dụng tự động tìm mục tiêu.

Bom mắt thần sử dụng chưa được mấy ngày thì nó lại lập tức biến thành bom vô tuyến truyền hình điều khiển thả rất trúng mục tiêu, dù mục tiêu đó ở trong hang.

Ré hiện tượng các loại phi cơ siêu hạng như B-52 và F-111A bị llh phòng không Bắc Việt bắn hạ, vài tin tức tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang nghiên cứu cho sử dụng những thứ khác tối tân hơn, chẳng hạn phi cơ B-1. Đây là lần 

đầu tiên nghe nói đến thứ phi cơ này, và nếu một thỏa ước ngừng bắn không được ký kết thì ngày xuất hiện của chúng trên chiến trường Đông Dương chắc không bao xa.

Về phía Bắc Việt, Không lực của họ hoàn toàn do Nga Sô cung viện, gồm các loại MiG-15, MiG-17, MiG-19, MiG-21 và theo một số tin tức thì hiện nay họ có cả MiG-23 và phi cơ siêu hạng Su-7.

Oanh tạc cơ Su-7 cũng thuộc loại giống B-52 của Hoa Kỳ, những có tốc độ bay mau và cao hơn B-52, mang nhiều bom hơn, và hình như hầu hết các phản lực cơ Hoa Kỳ đậu trên các Hàng không mẫu hạm đều không có 

khả năng tới gần nó.

Tuy nhiên, khả năng tấn công đáng sợ nhất của quân đội Bắc Việt không phải là phi cơ mà là thiết giáp. Họ được Nga Sô, Trung Cộng viện trợ những loại chiến xa PT-76, T-54, T-59, từng làm mưa làm gió trên các chiến 

trường An Lộc, Trị Thiên hồi tháng 4, tháng 5-1972. Để đương đầu với các loại chiến xa này, quân lực Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ cung viện M-48 với các loại hỏa tiễn M-72, TOW, đại bác 203 ly bắn một lúc bốn 

hoa tiễn chống chiến xa. Nhờ những vũ khí tôi tân của Mỹ nên từ tháng 4 đến tháng 10-1972, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã bắn hạ của Bắc Việt khoảng 500 chiến xa đủ loại, riêng tại Quảng Trị, 115 khẩu đại bác 130 

ly của Bắc Việt bị phá hủy.

Lực lượng hải quân của Bắc Việt không đáng kể: họ chỉ có những tiểu đỉnh dùng để tuần phòng duyên hải, và thỉnh thoảng đột kích những chiến hạm Mchạy lẻ loi một mình.. Riêng về phía Hoa Kỳ, từ sau ngày quân đội 

Bắc Việt vượt tuyến hồi tháng 3 năm 1972, Hạm đội 7 được tăng cường thêm 7 hàng không mẫu hạm, trong số có những chiếc Saratoga, Midway, Constellation, và hàng không mẫu hạm nguyên tử Interprise.

Hạm đội hùng hậu ấy không phải chỉ được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, mà còn có bổn phận tuần phòng khắp mặt biển Thái Bình Dương, đương đầu với Hạm đội Nga Sô cũng đang lởn vởn tại vùng này.

Từ gậy tầm vông, giáo mác, mã tấu, dao găm, lựu đạn nội địa, súng trường cũ kỹ Mousqueton, chiến tranh Việt Nam sau 27 năm đã tiến tới những thứ vũ khí tối tân nhất của thời đại, và chắc chắn nó chưa dừng lại ở đây, 

vì theo tin tức các hãng thông tấn quốc tế thì Nga và Mỹ còn không ngởt nghiên cứu, phát minh thêm nhiều loại vũ khí mới, đồng thời, cả đôi bên đều quân viện cho hai miền Nam -Bắc Việt Nam những thứ đã bị xem như 

lỗ thời.

Trong tháng 11-1972, khi có tin Nga Sô đã gửi tới giúp Bắc Việt nhiều loại chiến cụ mới thì tại Nam Việt Nam, các vận tải cơ khổng lồ Hoa Kỳ cũng ồ ạt đổ xuống các phi cảng một số lượng vũ khí và trang bị trị giá 120 

tỷ đô la. Sự trao đổi chiến cụ đó nằm trong chương trình viện trợ cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và nâng Không lực Nam Việt Nam lên hàng hùng hậu thứ ba trên thế giới với khoảng hơn hai ngàn chiếc phi cơ đủ loại.

Theo bản dự trù ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ đã được Quốc hội chấp nhận cho tài khóa 1973 (74.373 triệu Mỹ kim) thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa. trong tương lai có hy vọng được Mỹ quân viện thêm nhiều loại vũ 

khí mới, vì ngân sách đó dự trù 90.400.000 đô la cho loại chiến đấu cơ F-5 mà 57 chiếc trong số đã được giao cho Việt Nam Cộng Hòa.

Như vậy, trong tương lai, với những loại vũ khí mới của Nga và Mỹ, chắc chắn chiến tranh Việt Nam sẽ leo thang. kinh khủng hơn - một cuộc chiến tranh mà từ cổ chí kim, nhân loại chưa từng thấy.

Hoàng Thanh Hoài.

Chiến Tranh Việt Nam.

Chương Kết.

Chiến tranh và tội ác.

Có chiến tranh tât nhiên có tội ác vì chiến tranh là tàn phá, là chết chóc, là hủy diệt, kể của những cuộc chiến tranh được gọi là “Thánh chiến” giữa các tôn giáo. chiến tranh và tội ác luôn luôn đi kèm.

Chiến tranh Việt Nam tuy không có một chiến tuyến rộng lớn bao la từ Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương, từ châu Á qua châu Âu như chiến tranh thế giới II, nhưng trong chiến tranh Việt Nam, tội ác cũng chống chất, 

kinh khủng chẳng kém gì việc Đức Quốc Xã tàn sát sáu triệu người Do Thái, hay việc Mỹ thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki giết một lúc hàng trăm ngàn dân vô tội của xứ hoa anh đào.

Khoan đọc vội những bản thống kê, cứ nhìn vào sự tiến triển của chiến tranh Việt Nam, từ gậy tầm vông đến đủ loại vũ khí tối tân như Không quân chiến lược B-52, F-111A, hỏa tiễn SAM, hoa tiễn kích không, chiến xa, 

đại bác đủ loạ,i đủ cỡ v.v... đã thấy tội ác chống chất đến bực nào.

Nói đến tội ác trong chiến tranh Việt Nam, người ta không chỉ chú ý tới cảnh giết chóc tàn phá của bom đạn, hay những hành động dã man trong vụ Mỹ Lai, Biến cố Tết Mậu Thân, “Đại lộ kinh hoàng” ở Quảng Trị.

Chiến tranh Việt Nam tuy thu hẹp trong phạm vi nhỏ bé của một nước nhược tiểu, nhưng lại có sự liên hệ sâu sắc của những siêu cường, và kéo một số quốc gia khác dính líu vào.

Dưới hình thức một cuộc chiến tranh phá hoại với nhiều loại vũ khí tối tân, nên cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam đều bị thiệt hại nặng về mọi mặt và gây một tình trạng suy sụp kinh tế toàn diện.

Về nhân mạng, nếu chỉ kể từ 1-4-1972 đến 1-10-1972, người ta đã thấy Bắc Việt có khoảng 86.453 tử thương.

Nhưng nếu tính từ 1961 đến đầu tháng 10-1972 thì con số đó lên hơn 892.170 tử thương về phía Bắc Việt.

Số tử thương và bị thương càng cao thì vấn đề bổ sung quân số càng đòi hỏi cấp bách.

Phía Bắc Việt, quân số chính thức của họ đưa vào Nam Việt Nam được kể là 14 Sư đoàn, những chỉ trong vòng 6 tháng đã bị tử thương gần 100 ngàn, nên hiện thời, quân số của mỗi Sư đoàn chỉ còn khoảng năm ngàn 

người thay vì 10 ngàn theo cấp số ấn định.

Để bổ sung cho sự thiếu hụt lớn lao đó, chính quyền Hà Nội đã phải động viên tới cả những em thiếu nhi ở lứa tuổi 13 - 14, kể của những em đang theo học ngành kỹ thuật là một ngành được coi như tối cần thiết ở Bắc 

Việt.

Theo tin hãng thống tấn Pháp AFP đánh đi ngày 28-9-1972 thì vì vấn đề bổ sung quân số cho các đơn vị xâm nhập miền Nam nên nhà cầm quyền miền Bắc Việt Nam đang ráo riết ép buộc các giới chức địa phương phải 

đốc thúc thiếu niên đi lính. Nhiều địa phương thi hành lệnh này một cách tích cực, chẳng hạn riêng tỉnh Hà Nam đã đưa khoảng 200 ngàn thiếu niên vào bo đội, và những bộ lạc dân tộc thiếu số Mán-Mèo v.v... cũng bị lệnh 

này chi phồi. Bởi thế, không ai thấy làm lạ khi thấy đa số binh sĩ trong các đơn vị Bắc Việt toàn là thiếu niên lứa tuổi từ 13-14 đến 17.

Nếu chết chóc mà đổi được hòa bình thì mức sinh sản nhanh chóng sẽ bù đắp vào. Đằng này, cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, di lụy đến hàng thế hệ mai sau. Đó là điểm được 

các tổ chức từ thiện, tôn giáo, các nhà đạo đức chú ý nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam.

Thực trạng xã hội hai miền Nam, Bắc Việt Nam hiện nay ra sao, Điều này ai cũng nhận thấy tận mắt. Với thực trạng đó, khiến người ta nhớ lại sau chiến tranh thế giới II, một nhà xã hội học Nhật Bản đã tuyên bố rằng cái 

bất hạnh lớn lao nhất đối với nước Nhật Bản không phải là sự bại trận, đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, mà là việc cả một thế hệ sa đoạ, đua nhau chạy theo trào lưu vật chất, làm tiêu tan tinh thần võ sĩ đạo cổ truyền của 

dân tộc Nhật Bản.

Với chiến tranh Việt Nam người ta cũng nói lên mối lo âu tương tự, vì thế hệ hiện tại đã quá kinh hoàng trước thảm cảnh chết chóc tàn phá, nên ai cũng lo sợ sống vội sống vàng; sống không biết có ngày mai; sống vì sợ nếu 

chần chừ, e không còn cơ hội nào được sống nữa.

Tuổi trẻ thất vọng, yêu cuồng sống vội, biến đời mình thành một đêm rằm không trăng đã đành. Nhưng với người lớn, một sự chán nản cũng đã xâm chiếm tâm hồn, khiến nghĩ đến hiện tại nhiều hơn là hướng nhìn về tương 

lai.

Hiện tại, việc giải quyết những nhu cầu thực tế hàng ngày là điều tối cần thiết đối với hầu một mọi gia đình Việt Nam.

Ở miền Bắc, dầu các nhà lãnh đạo Hà Nội có tài động viên đến đâu thì mức sống của người dân vẫn xuống thấp đến mức không thể tưởng.

Từ ngàn xưa, miền Bắc vốn đã nghèo ngay trong thái bình, lúa gạo sản xuất chưa đủ ăn, huống hồ hiện tại họ chịu đựng chiến tranh gần 30 năm và đang bị Hoa Kỳ oanh tạc, phong toả, gây ra không biết bao nhiêu là khó 

khăn trước mắt.

Khó khăn nghiêm trọng nhất hiện nay ở miền Bắc là vấn đề sản xuất ngừng trệ. Tình trạng này gây nên một phần do nạn thiếu nhân công, thiếu thợ chuyên môn lành nghề. Phần khác vì các cuộc không tập dữ dội của Không 

quân Mỹ.

Về nhân công, có thể nói hầu hết trai tráng đã phải lên đường nhập ngũ vào Nam, chỉ còn lại đàn bà, con gái và một số thiếu niên chưa được huấn luyện thành thục. Trong khi đó thì công việc hàng ngày thường bị gián đoạn 

vì nạn máy bay oanh kích.

Đằng khác, một người dân miền Bắc phải làm hai ba nhiệm vụ cùng lúc: học tập chính trị để thấm nhuần tư tưởng tham gia công tác chiến đấu - phòng không; tham gia sản xuất lẫn nông nghiệp.

Theo các bản thống kê do chính quyền miền Bắc công bố thì mặc dầu bị bom Mỹ liên miên trút xuống, song dân chúng miền Bắc vẫn tăng năng lượng sản xuất về mọi ngành. Tuy nhiên dù năng lượng sản xuất có tắng tơi 

đâu, thì trong thực tế, dân chúng miền Bắc vẫn thiếu ăn thiếu mặc. Tình trạng khan hiếm thực phẩm hiện nay này là tình trạng chung của nhiều quốc gia châu Á, không riêng gì Bắc Việt là nước đang lâm cảnh chiến tranh gần 

30 năm qua.

Nếu mai đây, Bắc Việt chịu nhượng bộ tại hòa đàm và mật đàm Ba Lê thì đó là do tình trạng suy sụp về kinh tế chứ không phải vì họ quá yếu kém về mặt quân sự.

Trong lúc đó, tại miền Nam, cuộc chiến tranh cũng đưa đến một tiah trạng nghiêm trọng không kém.

Miền Nam vốn là một vựa lúa giàu nhất nhì ở châu Á. Hồi tiền chiến, số lúa gạo sản xuất tại đây chẳng những nuôi đủ dân chúng ba miền Nam - Trung - Bắc mà còn xuất cảng ra ngoại quốc. Trong chiến tranh Việt - Pháp 

1946 - 1954, mức sản xuất bị sút kém ít nhiều, song qua năm 1954, thì diện tích trồng lúa tại Nam Việt Nam là 2.085.000 mẫu, qua 1962, diện tích này tăng lên 2.400.000 mẫu, và tổng số lúa thu hoạch trong năm 1961 là 

4.955.000 tấn.

Hiện nay, dầu nông cụ tân tiến, kỹ thuật canh tác được cải thiện, có nhiều loại phân hóa học tốt, nhưng vì chiến tranh phá hoại nên việc xuất cảng gạo phải đình chỉ, và thường năm vẫn phải nhập cảng một số gạo Mỹ để 

chúng ta ăn.

Về các ngành trồng tỉa thứ yếu khác ở miền Nam như cao su, mía, trà v.v... cũng giảm sút so với năm 1961. Năm 1961 diện tích trồng cao su tang lên mỗi năm 15 ngàn mẫu, mía thu hoạch được 1.300.000 tấn, trà 4.600 

tấn, đậu nành 2.300 tấn, cây kỹ nghệ Kenaf từ 2500 tấn tăng lên 7.000 tấn.v,v.

Nói chung, cho tới năm 1961 thì mức sản xuất nông nghiệp tại Nam Việt Nam gia tăng lên quá 200 phần trăm so với trước 1954. Những từ ngày chiến tranh trở nên ác liệt mức đó không còn nữa.

Riêng từ tháng 4-1972 đến tháng 11-1972, miền Nam Việt Nam phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn do việc quân Bắc Việt vượt tuyến gây ra.

Theo một viên chức Hoa Kỳ tuyên bố ngày 9-7-1972 thì chỉ trong vòng ba tháng, kể từ đầu tháng 4-1972 là lúc quân Bắc Việt vượt tuyến, Nam Việt Nam đã thiệt hại hơn 100 triệu Mỹ kim (tức vào khoảng 42 tỷ 500 

triệu đồng Việt Nam ).

Trong 3 tháng đó, chiến xa hai bên đã cày nát đồng ruộng, bom đạn đã san bằng các rừng cao su, và hàng ngàn nhà cửa đổ nát hoang tàn.

Về mãi lực của dân chúng, vì nhu cầu chiến tranh đòi hỏi quá nhiều ở phương diện thuế má nên bắt đầu giảm sút.

Theo danh sách từng ngành của Tổng đoàn công kỹ nghệ kiểm kê hồi cuối tháng 8-1972 đã có nhiều xí nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi hối xuất đồng bạc, tăng lãi xuất tín dụng ngân hàng và thuế nội địa, nên phải 

ngừng hoặc giảm bớt hoạt động:

- Ngành dệt nhuộm và in bông số thương vụ giảm 80%

- Ngành kéo sợi thương vụ giảm 95%

- Ngành dệt áo thuê và áo len thương vụ giảm 80%

- Ngành dầu và xà phòng giảm 50%

- Ngành dược phẩm giảm 70%

- Ngành đường giảm 50%

- Ngành hóa phẩm và bột giặt giảm 70%

- Ngành thủy tinh giảm 70%

- Ngành chế tạo vật dụng xi măng giảm 80%

- Ngành xây cất giảm 50%

- Ngành dệt lưới ca giảm 80%.

- Ngành pin đèn giảm 80%

- Ngành nước mắm giảm 50%

- Ngành đồ gồm giảm 50%

- Ngành giầy dép, vô tuyến điện, cao su và nhiều ngành khác cũng giảm tương tự và từ 50 đến 90% v.v...

Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc đã ước lượng là nếu cuộc chiến cứ tiếp diễn với mức độ như hiện nay cho tới tới Giáng Sinh 1972 thì ngân sách quốc phòng phải tăng vọt lên 20%.

Ngân sách quốc phòng tăng vọt, có nghĩa là cuộc chiến tranh Việt Nam còn kéo dài, vì nó liên hệ mật thiết với tình hình toàn bộ vùng Đông Nam Á, mà vùng này lại là mục tiêu bành trướng của các siêu cường.

Sài gòn, 30-12-1972

Hoàng Thanh Hoài

HẾT

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro