Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chiến tranh nhìn từ nhiều phía

Chiến tranh nhín từ nhiều phía

MỤC LỤC

Những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi

Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới

Giữa những lằn đạn, giữa những quê hương

Người đi, thơ còn lại

Phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Tôi không nói tiếng Ma-rốc [khi trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thuỷ]

Gạo đắng

Quên và nhớ: Người Việt trên thế giới, chúng ta là ai?

Ai chiến thắng?

Về việc tra tấn kẻ khác

Ðọc sách: Death of a Generation: JFK đảo chình Ngô Ðính Diệm để rút quân

Chiến tranh và bệnh vĩ cuồng

Triển lãm At War

Vụ Kiện William Joiner Center: Ai có quyền viết lịch sử một cộng đồng?

Cựu chiến binh, nhà thơ

Vụ Trại người Việt tại Pháp và vụ William Joiner Center tại Mỹ

Thư gởi nhà văn Cao Xuân-Huy nhân đọc lại Tháng Ba Gãy Súng

Lớn lên trong hoà bính

Tản mạn về vụ kiện chất độc da cam và nhóm VietUnity

Hòa hay chiến, và phản chiến

Chiến Tranh, mắt nhắm mắt mở

Trận Valmy của các dân tộc thuộc địa

Sự thật tương đối của lịch sử - Đọc ―Trăng huyết

của Anthony Grey và Nguyễn Ước

Chung một Chiến Hào

Vẫn còn đó vết thương cũ

Sống và chết sau chiến tranh Việt Nam

Những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi

Phan Nhiên Hạo

Anh Nguyễn Xuân Hoàng nhờ tôi viết mục Sổ Tay cho Văn số này. Tôi chưa bao giờ phụ trách mục

gì cho bất cứ báo nào. Những bài tôi viết chỉ là những sáng tác “tự do": thơ, truyện, tùy bút, tiểu luận. Viết Sổ Tay thì phải đề cập ít nhiều đến nội dung của số báo sắp ra. Nhưng tôi không có trong tay ngay cả mục lục của số báo, và tôi chỉ có một đêm để viết cho kịp “deadline" mà anh Hoàng nhờ.

Tôi gọi điện thoại, anh Hoàng nói: “Hạo muốn viết gì cứ viết, coi như một bài tùy bút". Vâng, đây chỉ là bài tùy bút của tôi, đăng vào mục Sổ Tay thế chỗ cho người chủ bút bận việc, không liên quan gì đến quan điểm của tạp chí Văn.

Tôi nhận lời, nhưng chưa nghĩ ra sẽ viết về điều gì. Rồi tôi tự hỏi, sao không bắt đầu bằng chính những ý nghĩ của tôi về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, người tôi vừa nói chuyện xong trên điện thoại.

Tôi chưa bao giờ gặp mặt anh Nguyễn Xuân Hoàng. Thỉnh thoảng tôi liên lạc với anh qua email, gấp

thí gọi điện thoại, nói dăm câu cần thiết, không bao giờ ra ngoài phạm vi công việc. Tôi không có cơ

hội quen biết nhiều người làm văn nghệ ở đây, mặc dù tôi sống cách Little Saigon chỉ hai giờ lái xe.

Không rõ ví sao, nhưng thật sự tôi hơi ngại gặp họ. Có thể ví cách biệt tuổi tác? Tôi nghĩ ở Mỹ, cái hố ngăn cách thế hệ rộng hơn ở Việt Nam. Một người lớn tuổi và một người trẻ ở Việt Nam chỉ cách

biệt nhau về tuổi tác, kinh nghiệm. Nhưng cũng hai người đó, nếu sống ở Mỹ, ngoài những cách biệt

về tuổi tác và kinh nghiệm, còn có những cách biệt về ngôn ngữ, về mức độ đậm nhạt văn hóa Việt-

Mỹ, về mối liên hệ với quê hương, về quan điểm chình trị. Cái hố ngôn ngữ-văn hóa giữa các thế hệ

người Việt ở đây rộng đến nỗi đôi khi trong cùng một nhà, cha mẹ con cái gần như không thể trò

chuyện được với nhau. Tôi sang Mỹ khi đã lớn. Có nghĩa tôi rất ―Mìt". Nhưng thật tính, tôi vẫn thấy ngại khi phải tiếp xúc với những người làm văn nghệ thuộc thế hệ trước. Có thể một phần ví bản tình tôi không chủ động trong những quan hệ.

Anh Nguyễn Xuân Hoàng là một trong hai người làm văn nghệ từ trước 1975 ở hải ngoại mà tôi

quen. Người kia là anh Khánh Trường. Cả hai đều là những người tôi cảm thấy gần gũi khi tiếp xúc, dù với anh Hoàng, chỉ là những tiếp xúc qua thư từ, điện thoại. Người ta đang đề cao một thứ văn

chương tách biệt khỏi nhân cách nhà văn. Tôi biết vậy. Nhưng riêng tôi, trong tư cách một người

đọc, người làm thơ, tôi vẫn giành cho mính quyền được yêu mến ―con người" các nhà văn qua tác phẩm. Tôi không tím cách tranh cãi hay thuyết phục ai với quan niệm ―lỗi thời" của tôi. Ðây chỉ là chuyện cá nhân. Ðọc Nguyễn Xuân Hoàng, bao giờ tôi cũng hính dung một nhân cách mẫn cảm, sâu

sắc, và dịu dàng. Nguyễn Xuân Hoàng có lẽ thuộc vào số những người làm văn chương có khả năng

đứng lùi ra khỏi văn chương để nhín thấy cái chiều kìch lớn hơn của đời sống. Anh làm văn chương

nhưng không ―sân si" ví văn chương, không quên rằng văn chương, xét cho cùng, chỉ là một trò nhảm trước cái chết. Ðây là mẫu nhà văn luôn ám ảnh tôi. Tôi đã lớn lên với tác phẩm của những nhà văn mà khi đọc họ, tôi nghĩ họ là những người bạn tinh tế. Ðọc Nguyễn Xuân Hoàng, tôi có cảm giác đó. Tôi cũng yêu mến Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiêm Mậu, Võ Ðính ,và Thường Quán qua văn

chương trong một cung cách như vậy, mặc dù tôi chưa bao giờ gặp họ.

Vừa rồi nhân dự một hội nghị ở Ðại Học UC Bekerley, tôi có gặp vài người Việt trẻ đang theo học

tiến sĩ các ngành văn chương, xã hội học Ðông Nam Á. Trong số họ có người làm thơ tiếng Việt, có

người viết truyện bằng tiếng Anh và đang tím người dịch tác phẩm sang tiếng Việt. Những người này khiến tôi ìt nhiều lạc quan về một lớp độc giả mới của văn chương hải ngoại, tuy không nhiều, nhưng là những người đọc giỏi, rất có kiến thức. Một cô trong số này, Quân Trần, đang có ý định nghiên

cứu về văn chương miền Nam trước 1975. Các sách trước 1975 phần nhiều được in lại ở hải ngoại

hoặc được sưu tập bởi thư viện các đại học lớn như Cornell. Nhưng các báo, tạp chì thí không được đầy đủ lắm, rải rác mỗi nơi một ìt. Tạp chì Sáng Tạo hiện có ở thư viện Cornell, số 1 đến số 15 năm 1956-1957, số 16 đến số 27 năm 1958, số 1 đến số 7 năm 1961, và một số bản chụp microfilm. Báo

chì rất quan trọng trong việc dựng lại bộ mặt văn chương một thời. Nó chứa nhiều sáng tác không

được in thành sách của các tác giả, và quan trọng hơn, chứa nhiều tranh luận, điểm sách, tin văn nghệ

mà không thể tím ở nguồn tài liệu nào khác. Sách báo Việt Nam xuất bản không nhiều, lại còn bị

chiến tranh tàn phá, bị hủy bỏ, ngăn cấm, nên những người trẻ giờ đây muốn nghiên cứu gí cũng gặp khó khăn về tài liệu. Ngay bây giờ, nếu ở Việt Nam, các thư viện bắt đầu kiểm kê, sưu tập lại sách

báo trước 1975, hy vọng vẫn kịp. Ðể lâu hơn nữa, có thể chẳng còn gí. Lúc đó có tiền cũng vô ìch.

Nhắc đến văn chương miền Nam trước 1975, tôi nhớ lời Nguyễn Quốc Chánh nhân một buổi tối ngồi

ở quán bia lề đường Sài Gòn cách đây gần hai năm. Chánh nói, ―đời sống văn chương Sài Gòn trước

1975 thật đã, Hiện Sinh rắc một chút phấn vàng lên mọi thứ". Tôi phá lên cười, nhưng hiểu ý Chánh.

Một người đọc nhiều, hiểu biết như Chánh thừa biết thời của Hiện Sinh đã qua; và ngay trong những ngày vàng son của nó ở Sài gòn, chắc cũng không ìt trò sến. Ðiều mà Chánh muốn nói, tôi hiểu, là

một không khì trì thức, một thái độ làm văn nghệ với ý thức về sự phi lý sau cùng của mọi sự để

không quá cay cú, quá ―ăn thua đủ" với văn chương. Tôi đã gặp Nguyễn Thị Hoàng. Một thời gian dài bà hay ngồi buổi tối ở quán bar của gia đính trên đường Lý Tự Trọng. Một người phụ nữ mà thời gian và những truân chuyên của đời sống dường như không chạm tới được. Bà hay ngồi một mính

trong góc, quan sát cái đám đông ồn ào với đôi mắt thẳm sâu trong bóng tối. Lối nói chuyện nhát

gừng của bà cũng hấp dẫn như cái huyền thoại văn chương mà bà tạo nên. Nếu tôi là người làm

phim, tôi sẽ làm một cuốn phim tài liệu về những nhà văn Sài Gòn còn sót lại như Nguyễn Thị

Hoàng, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn, Trần Thị NgH., Huy Tưởng, Nguyễn Thụy Long...

Họ là những nhân chứng vô giá của một thời văn học sáng giá. Họ đã luôn ở đó, Sài gòn, qua tất các biến động kinh hồn của một cuộc chuyển đời. Những người thuộc lớp hậu sinh như Chánh và tôi hay

nghĩ về văn chương Sài Gòn trước 1975 với ìt nhiều thi vị hóa. Về mặt tâm lý, có lẽ phần nào ví

chúng tôi quá chán ngán với sự cục mịch của sinh hoạt văn chương hôm nay. Vụ ―Trò Chuyện Với

Hoa Thủy Tiên" của Nguyễn Huy Thiệp gần đây là một vì dụ. Không đâu vào đâu cả. Người khiêu

khìch thí thô, người tấn công thí phô. Trước đây, người ta ―ngông" bằng triết học như Phạm Công Thiện, ―điên" bằng thơ ca như Bùi Giáng. Có một sự dễ thương trì thức trong các hiện tượng văn nghệ ―bất thường" đó. Còn bây giờ thí không, những sự ―bất thường" hôm nay chỉ khiến chúng ta buồn nản ví vẻ thô lỗ thực dụng của nó.

Nhắc đến Phạm Công Thiện, tôi chắc nhiều người cũng như tôi, khi mới lớn ìt nhiều đều bị mê hoặc

bởi các tác phẩm ―triết học" của ông. Dĩ nhiên khi trưởng thành hơn một chút, tôi nhận ra những sách gọi là ―triết học" của Phạm Công Thiện thật ra chỉ là những tác phẩm thơ ca. Chúng lộn xộn, đầy cảm tình, và không trính bày một vấn đề triết học nào đến đầu đến đuôi. Nhưng chúng làm ta say đắm ví sự mãnh liệt của cảm xúc, sự rực sáng của thông tuệ. Tác phẩm hay nhất của Phạm Công

Thiện với tôi là tập thơ ―Ngày Sinh Của Rắn". Mười bài thơ trong tập sách mỏng này thật tuyệt diệu.

Tôi đã đọc đi đọc lại chúng trong những đêm lạnh một mính ở Seattle những ngày mới qua Mỹ.

Tôi cũng vừa mới đọc bài viết đăng lại trên talawas của Phùng Hà Phủ kể chuyện bố ông, nhà thơ

Phùng Cung. Tôi chưa đọc nhiều văn chương Phùng Cung. Nhưng việc người ta giam một nhà thơ

12 năm tù chỉ ví tư tưởng nghệ thuật của ông thí thật kinh hoàng. Tôi tự hỏi Phùng Cung đã nghĩ gí suốt 12 năm dài trong tù. Tôi tự hỏi gia đính ông, con cái ông đã trải qua những thiếu thốn, kỳ thị, lo

sợ như thế nào suốt thời gian đó; và thơ ca nào, triết học nào có thể nâng đỡ con người trong nỗi đau khổ to lớn như vậy. Ðôi khi nhân danh nghệ thuật, chúng ta mang văn chương đi quá xa khỏi đời

sống. Những số phận nghệ sĩ như Phùng Cung nhắc nhở chúng ta về sự phù phiếm của kiểu văn

chương như vậy. Một sự phù phiếm đáng xấu hổ.

Khi tôi đang viết những giòng này thí biết được tin về vụ chặt đầu Nick Berg, một thanh niên 26 tuổi người Mỹ làm việc ở Iraq. Những bức ảnh từ internet video cho thấy năm kẻ khủng bố bịt mặt đứng

phìa sau Nick, bị trói quặt tay sau lưng ngồi dưới đất. Một tên bịt mặt nắm tóc, kéo đầu người thanh niên về một bên, tên khác rút dao cắt cổ Nick trong khi anh đang hoàn toàn tỉnh táo. Xong, chúng giơ

cao đầu người thanh niên trước ống kình máy quay. Kiểu xử tử Trung Cổ này chắc không phải xảy ra

lần đầu trong lịch sử, điều khác biệt là giờ đây nó được truyền đi sống động qua internet đến hàng tỉ

người trên thế giới. Sự đối lập giữa internet, cái ―hính thức" văn minh thời đại công nghệ Hậu Hiện Ðại, với ―nội dung" dã man Trung Cổ khiến ta choáng váng. Trong phút chốc, sự mâu thuẫn tột độ

này như một bộc thuốc nổ giật sập hàng thế kỷ văn minh thành tro bụi. Trong phút chốc, nó khiến ta không còn thiết tha việc làm người. Ta chỉ muốn trả thù.

Bài viết này bắt đầu với những ý nghĩ tốt đẹp về một nhà văn mà tôi yêu mến, kết thúc với hính ảnh đẫm máu của một vụ giết người mọi rợ. Giữa hai đoạn này là một chút văn chương.

Ðây là những ngày tháng Năm năm 2004 của tôi.

Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới

Hoàng Ngọc Tuấn

Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt cuộc xung đột quân sự kể từ lúc Hoa Kỳ tham chiến, đã là một trong những đề tài quan trọng trong văn học Việt Nam và Hoa Kỳ đương đại. Trong lĩnh vực văn chương,

đề tài "chiến tranh Việt Nam" đã làm sinh ra vô số tác phẩm. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy mặc dù văn chương về chiến tranh Việt Nam cực kỳ phong phú về số lượng, chỉ có một số tác phẩm được

xem là những thành tựu nghệ thuật. Tại sao vậy?

Tim O Brien, một nhà văn Hoa Kỳ và là cựu quân nhân tham chiến tại Việt Nam, cho rằng tác giả

của văn chương về chiến tranh Việt Nam chủ yếu là giới cựu quân nhân, và ví vậy họ dễ "bị cầm tù bởi những kinh nghiệm của chình bản thân họ. Hậu quả là sự đóng cửa của óc tưởng tượng, là tình

khả đoán và giọng văn kể lể kiểu melodrama, là sự chật hẹp về đề tài và thái độ không chịu khai triển

những khả thể hư cấu." [1] Thật vậy, chúng ta dễ dàng thấy đa số tác giả văn chương về chiến tranh Việt Nam sử dụng bút pháp hiện thực chủ nghĩa truyền thống với nỗ lực kể lại những hính ảnh, sự

kiện, trạng huống, cảm nhận, mà chình họ đã trải qua. Dường như đa số tác giả hy vọng bút pháp ấy có khả năng truyền đạt trực tiếp đến độc giả những gí đã thực sự xảy ra và cần được kể lại. Tình hư

cấu trong đa số tác phẩm này chỉ dừng lại ở những mảnh tưởng tượng hợp lý, được tạo ra như một

chất keo để kết nối, hay một chất men để làm nổi bật các tính tiết rút ra từ chình kinh nghiệm cá nhân hay từ lời kể của đồng đội và quần chúng về cuộc chiến. Tóm lại, khi viết truyện về chiến tranh Việt Nam, đa số tác giả muốn độc giả lưu ý đến những sự kiện có thật được kể lại: sự kiện có ý nghĩa và khả tìn chừng nào, thí truyện hay chừng đó. Theo J.T. Hansen, tất cả những nhà văn chiến tranh mà ông nghiên cứu đều chia sẻ quan điểm rằng tiêu chuẩn của văn chương chiến tranh là "sự trung thực"

(authenticity), một sự trung thực dựa trên "kiến thức về chiến tranh mà họ đã kinh nghiệm". [2] Phần lớn tác giả xem nhẹ giá trị sáng tạo nghệ thuật và đề cao "sự trung thực" có thể ví một hoặc cả hai lẽ

sau đây: một, đa số họ viết văn như người lình hơn là như nghệ sĩ văn chương; hai, chình họ cũng là những độc giả của văn chương về chiến tranh, và họ biết họ cần điều gí khi đọc. Thật vậy, theo một nghiên cứu của Donald Ringnalda, hầu hết giới độc giả của văn chương về chiến tranh Việt Nam

chình là những quân nhân tham chiến ở đó, và họ cho rằng tiêu chuẩn để đánh giá các tác phẩm hư

cấu về cuộc chiến ấy là "sự chình xác, đúng như sự kiện đã xảy ra, trung thành với từng chi tiết". [3]

Ở đây, câu hỏi then chốt cần đặt ra là: liệu những nỗ lực sử dụng thủ pháp mô tả hiện thực có đủ sức phản ảnh trung thực cuộc chiến Việt Nam như chình nó đã xảy ra không? Xin trả lời ngay: không, ví hai lẽ. Một: tham vọng sử dụng thủ pháp mô tả hiện thực để phản ảnh trung thực một sự kiện phức

tạp xảy ra trong cuộc sống, chưa cần kể đến chiến tranh, là một tham vọng ngây thơ, ví điều ấy bất khả thực hiện. Hai: ngay cả nếu điều ấy thực hiện được, không có gí bảo đảm sự phản ảnh ấy có giá trị nghệ thuật. Từ một bức nhiếp ảnh thật rõ ràng, chình xác, đến một bức nhiếp ảnh nghệ thuật, là một khoảng cách rất xa.

Riêng ý niệm về hính ảnh trung thực của một cuộc chiến Việt Nam như chình nó đã xảy ra là một ý

niệm mang tình cách hư tưởng, ví thật sự không chỉ có một cuộc chiến Việt Nam, mà có rất nhiều

cuộc chiến Việt Nam khác nhau. Mọi nỗ lực phản ảnh một cuộc chiến Việt Nam đều vô vọng. Cùng

lắm, những nỗ lực ấy chỉ để lại những cách diễn dịch khác nhau về cuộc chiến, và mỗi cách diễn dịch lại tạo thêm một cuộc chiến Việt Nam khác.

Thật vậy, dù mỗi nhà văn đều cố gắng thể hiện "sự trung thực" của mính, những cuộc chiến Việt Nam của họ không chỉ khác nhau, mà lắm khi còn trái ngược nhau hẳn. Cuộc chiến Việt Nam trong

tác phẩm của một nhà văn quân đội ở miền Nam nhiều khi được mô tả trái ngược hẳn với cuộc chiến

Việt Nam của một nhà văn bộ đội ở miền Bắc. Cuộc chiến Việt Nam trong tác phẩm của một người

lình Hoa Kỳ bị trưng binh nhiều khi trái ngược hẳn với cuộc chiến Việt Nam trong tác phẩm của một

người lình Hoa Kỳ tính nguyện vào quân đội. Và những cuộc chiến Việt Nam khác nhau ấy lại càng

khác xa những cuộc chiến Việt Nam được tổ chức và ghi nhận trong các kho tài liệu, các ấn phẩm về

chình trị và lịch sử được chình thức công nhận hoặc không công nhận bởi các chình quyền liên hệ.

Trong mỗi cuộc chiến ấy, các ý niệm "ta" và "địch", "chình" và "tà", "chân" và "ngụy", "đúng" và

"sai", "tốt" và "xấu"... có thể hoàn toàn trái ngược nhau ví được nhín qua những lăng kình có cấu trúc và định hướng hoàn toàn khác nhau. Những nỗ lực sử dụng bút mực nhằm mô tả trung thực (những)

cuộc chiến Việt Nam, do đó, là vô vọng, nếu người cầm bút chỉ đứng ở một góc cố định và nhín qua

một lăng kình cố định để quan sát, và sử dụng một bút pháp đơn sơ để diễn tả. Một tác phẩm như

vậy, cùng lắm, chỉ "trung thực" đối với một giới độc giả cùng "chiến tuyến", và tất nhiên bị xem là giả tạo, một chiều, hoặc dối trá, đối với độc giả thuộc về những "chiến tuyến" khác.

Đa số tác giả xuất bản truyện ngắn và tiểu thuyết trong những năm 70 và đầu 80 ở Hoa Kỳ đã chứng

tỏ sự thất bại khi viết về hiện thực cực kỳ phức tạp của chiến tranh Việt Nam. Ngay cả phần lớn

những tác phẩm bán hư cấu bán ký sự cũng rơi vào những luận đề đơn giản, hạn chế, và khuôn sáo.

Người đọc chỉ nhín thấy các sự kiện xảy ra qua con mắt của tác giả, và chỉ hiểu các sự kiện theo lối diễn dịch của tác giả, mà con mắt và lối diễn dịch ấy nhiều khi chỉ là sự lập lại những bản kẽm sẵn có trong quán tình tập thể về "sự thật lịch sử". Ít có tác phẩm nào có khả năng vượt qua mọi "chiến tuyến", soi rọi vào những giấc mơ thầm kìn, những bì mật đen tối, những nỗi sợ đến mê sảng, hay những niềm hy vọng và tuyệt vọng không thể giãi bày của những con người tham dự vào cuộc chiến

Việt Nam.

Từ cuối những năm 80 cho đến gần đây, khi khoảng cách giữa ký ức và hiện thực chiến tranh đã lùi

xa hơn, một số nhà văn cựu quân nhân Hoa Kỳ đã trở nên tự chủ hơn để sáng tạo những lối viết

khác. Gregory L. Morris ghi nhận:

Những kỹ thuật tự sự truyền thống thường là không đủ; nội dung của những "truyện chiến tranh" mới này trở nên quá sức trơn trượt, quá sức lạ thường để có thể được chuyên chở bởi những giọng nói

bính thường và phương pháp tự sự bính thường. Những gí đã xảy ra trong những tác phẩm hư cấu

gần đây về chiến tranh Việt Nam, nói rõ ra, là cái cách câu chuyện được kể đã trở nên cũng quan

trọng như chình câu chuyện được kể. Các nhà văn tím cách kể cho chúng ta về cuộc chiến -- về

những sự mơ hồ của cả lịch sử lẫn đạo đức -- nhận ra chình họ cần những phương pháp luận mới,

những kỹ thuật tự sự mới để diễn tả những sự thật lịch sử mới. [4]

Thật vậy, những tác phẩm hư cấu sử dụng kỹ thuật tự sự theo truyền thống hiện thực chủ nghĩa trước đây hầu hết đã chỉ diễn tả những cuộc chiến như những bức tranh rõ ràng, vừa khìt với cái khung lịch sử và ý thức mà tác giả chọn và tin. Trong những bức tranh đó, hầu như lúc nào các ý niệm "ta" và

"địch", "chình" và "tà", "chân" và "ngụy", "đúng" và "sai", "tốt" và "xấu" cũng được xác định ngay từ đầu, và tác giả vừa kể chuyện, vừa lồng vào câu chuyện của mính những luận đề chình trị và đạo đức, rồi lần lượt giải quyết những luận đề ấy theo một công thức nhất định nào đó.

Trong gần hai thập niên trở lại đây, một số nhà văn đương đại của Hoa Kỳ đã nhận ra rằng không

phải chỉ có một sự thật, mà có nhiều sự thật, về chiến tranh Việt Nam và về bất cứ sự kiện nào xảy ra trong cuộc chiến ấy, và họ nỗ lực tím kiếm những bút pháp mới có khả năng diễn tả cái hiện thực đa phương đa tầng của lịch sử và cái tâm cảm cực kỳ phức tạp của con người trong cuộc chiến ấy.

*

Tiểu thuyết Paco s Story của Larry Heinemann, xuất bản năm 1986, đoạt giải National Book Award

năm 1987 và gây nhiều tranh luận về quan điểm đạo đức và chình trị, là một trong những vì dụ thú vị

về lối viết có khả năng vượt qua những "chiến tuyến" để chạm đến những chiều sâu và những góc cạnh ẩn mật của nội tâm con người trong chiến tranh.

Trước hết, để tránh cho chình mính và độc giả rơi vào lối mòn thẩm mỹ của loại "truyện chiến tranh", và cũng để tránh bị bất cứ chiếc khung lịch sử nào về "chiến tranh Việt Nam" choàng lên tác phẩm (dù tác giả vẫn lấy chiến tranh Việt Nam làm bối cảnh tiểu thuyết), Heinemann đã khởi sự câu chuyện như thế này:

Hãy bắt đầu với một điều nói thẳng, James à: Đây không phải là "truyện chiến tranh". Vứt đi những

"truyện chiến tranh" - một, hai, ba, vứt tuốt vào trong bể hồ với tất cả những thứ rác rưởi nhếch nhác bọt bèo... [5]

Khởi sự như vậy, Heinemann bắt đầu câu chuyện của một giọng nói vô danh kể cho một nhân vật tên

James. Suốt cả tiểu thuyết, giọng nói không bao giờ tự xưng danh tình, và James là ai cũng không hề

được xác định. Giọng nói đôi khi là hồn ma của một người lình Hoa Kỳ tử thương trong một trận

đánh kinh hoàng ở Việt Nam, đôi khi lại là hồn ma của tập thể Đại Đội Alpha cùng chết trong trận

ấy, đôi khi thậm chì có vẻ là giọng nói chung của tất cả quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam,

đã chết trên chiến trường hay còn sống đâu đó trên đất Mỹ. Giọng nói ấy kể liên tục, nhưng thái độ

kể, quan điểm của người kể và lối hành ngôn luôn luôn thay đổi. Trong một câu văn ngắn, chúng ta

có thể thấy cách nói nghiêm túc xen lẫn với những tiếng lóng tục tĩu, những phương ngữ, và ngay cả

những lối diễn đạt như thơ. (Cách viết như thế nếu dịch ra Việt ngữ sẽ mất rất nhiều, bởi thế tôi xin tạm trìch một đoạn rất ngắn từ nguyên tác). Thử đọc:

And you stare at a couple hundred meters of shitty-ass marsh that no zip in his right mind would try to cross, terraced rice paddy long gone to seed, and a raggedy-assed, beat-to-shit woodline yonder. ...

Well, you stare at all that, and stare at it, until the moonlit, starlit image of weeds and reeds and bamboo saplings and bubbling marsh slime bums itself into the back of your head in the manner of

Daguerre s first go with a camera obscura. (tr.10)

Giọng nói ấy liên tục đổi vai để kể những câu chuyện chung quanh, nhưng hiếm khi kể trực tiếp về

nhân vật chình là Paco Sullivan, người lình duy nhất sống sót sau trận đánh kinh hoàng ấy. Những

chi tiết về trận đánh được kể hết sức chi li, nhưng chi tiết Paco sống sót được kể ngắn gọn như sau: Vâng, thưa ngài, James, chúng tôi gào đến mức cặc dái dồn ngược lên, chèn ngược lên cách mô, gào

hết hàng đống lớn những lời thề không thể in ra... chúng tôi biến mất... Ô, chúng tôi tan biến hết sạch, tất cả, trừ Paco... (tr.16-17)

Sống sót, Paco trở nên cực kỳ ìt nói, không có khả năng kể chuyện và thậm chì không bao giờ muốn

kể rõ về bất cứ điều gí anh đã trải qua, chứng kiến và suy nghĩ về chúng. Sống sót với những vết sẹo chằng chịt trên thân thể, nhưng khi có bất cứ ai hỏi về những vết sẹo ấy, Paco chỉ nói một câu như

thuộc lòng: "Tôi bị thương trong chiến tranh". Chỉ một câu cụt ngủn như vậy, chỉ "trong chiến tranh"

thôi, chứ không bao giờ anh nói thêm là "trong chiến tranh Việt Nam", hay trong một trận đánh cụ

thể nào đó ở Việt Nam. Trong trọn cuốn tiểu thuyết, Paco cùng lắm chỉ nói vài chữ sơ sài, chứ không bao giờ thực sự kể về mính, nhưng câu chuyện của anh dường như đã được ghi lên những vết sẹo

chằng chịt đầy thân thể anh. Người đọc, trong khi nghe muôn ngàn câu chuyện về những người khác

đã chết hay còn sống chung quanh Paco, sẽ dần dần nghe được, hay tự kể cho mính, câu chuyện

riêng của anh trên những vết sẹo ấy.

Nhan đề của tiểu thuyết là Paco s Story (Câu chuyện của Paco), nhưng bút pháp của Larry

Heinemann tài tính ở chỗ ông không để cho Paco tự kể rõ về mính, cũng không để ai kể rõ về anh cả.

Mỗi người chỉ kể một mảnh nhỏ mà y biết. Độc giả tất nhiên phải không ngừng thắc mắc về Paco, và

không ngừng lục lọi trong từng câu, từng chữ, để tím những sự kiện về anh và những mảnh ý tưởng

của riêng anh -- kẻ duy nhất sống sót sau một trận đánh kinh hoàng ở Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết lại chẳng phải chỉ là những đoạn kể. Xen lẫn vào đó là một rừng những chất liệu khác được trính bày

hết sức chi tiết đến độ độc giả phải tin chúng có thể có khả năng phản ảnh những góc độ tế vi của tâm hồn Paco: những mẩu quảng cáo, thông báo, bìch chương, lời nhạc rock, lời thơ, thực đơn;

những lời chỉ dẫn cách hớt tóc, cách đi quá giang xe, cách xăm mính, cách rửa bát đĩa, cách gỡ mín, cách cắt cổ, cách giết người bằng dao thăn thịt, cách hiếp dâm một cô gái "Việt Cộng", v.v... Đi

xuyên qua khu rừng của những mảnh chuyện và các chất liệu hỗn tạp ấy, độc giả có thể rối trì và khó hính dung được tình cách của Paco.

Theo lời kể của giọng nói vô danh, chỉ có một người có vẻ biết đôi chút về Paco: đó là một chàng

quân y sĩ, người đã vô tính phát hiện Paco nằm chết dở trong rừng, với thương tìch máu me đầy

mính, và đôi chân gãy. Chàng quân y sĩ đem Paco về, nhưng suốt đời không biết gí hơn về những

điều đã xảy đến cho Paco, ví Paco không chịu kể. Bị ám ảnh bởi sự kiện hãi hùng và lạ lùng ấy,

chàng quân y sĩ hằng đêm uống rượu say và kể đi kể lại chỉ một chi tiết nhỏ về chuyện Paco sống

sót. Chàng kể suốt đời, kể cho đến chết.

Và mười, mười hai, mười lăm năm sau, chàng quân y sĩ sẽ đong đưa tới lui, hằng đêm, trên một

chiếc ghế gần bức tường chất đầy những thùng bia ở đằng sau Weiss s Saloon, kể những câu chuyện

của mính. Khi đêm đã tàn (lúc không gian yên tĩnh và đen tối) chàng quân y sĩ sẽ thấm rượu và say, nhưng chàng vẫn còn đập được những chiếc trứng luộc và gọn gàng tách đôi hai nửa vỏ trắng tinh

trước khi chấm vào muối và phết một chút mù-tạt lên mỗi miếng cắn. Và lúc chàng chưa quá say

chàng không thể nhấm nháp bia được nữa mà đổ tuốt nó xuống (cho đến một năm kia chàng uống

đến phát bệnh, và chết ví say). Hầu như bất cứ đêm nào trong tuần chàng cũng sẽ ngồi đó và khoác

lác rằng đáng lẽ chàng đã có thể làm được điều gí đó cho chình mính "Chắc hẳn là đã trở thành một bác sĩ giỏi đếch chịu được, ngài có nghe không?" chàng sẽ nói với ông như vậy đó, thưa ông James, với cái giọng lè nhè bốc mùi rượu. "Ngoại trừ cái thằng nhải này, cái thằng bá láp" nó không chết, mà đáng lẽ nó đã chết rồi. (tr.33)

Theo lời kể của giọng nói vô danh, còn có một nhân vật khác, Trung Sĩ Gallagher, không kể chuyện

về Paco, nhưng kể về chình những vết sẹo và vết xăm trên thân thể mính. Những vết sẹo của

Gallagher là chứng tìch của cuộc xung đột đầy bạo động giữa cha của anh và anh thời thơ ấu. Vết

xăm hính con rồng không bao giờ xoá được là chứng tìch của một quá khứ bất ưng. Câu chuyện của

Gallagher, không đề cập đến Paco, nhưng rọi một tia sáng nhỏ vào những vết sẹo chiến tranh của

Paco: trên thân thể Gallagher là những vết sẹo của một cuộc chiến nhỏ trong gia đính mà Gallagher suốt đời không thể quên được = trên thân thể Paco là những vết sẹo của một cuộc chiến khổng lồ mà Paco suốt đời không muốn nhắc đến; vết xăm của Gallagher ám ảnh chình anh mãi = những vết sẹo

dị dạng to lớn khắp thân thể của Paco chình là những vết xăm lớn hơn, sâu hơn, và đậm hơn, nhưng

anh không hề nói một lời về điều đó.

Cũng theo lời kể của giọng nói vô danh, có một nhân vật khác, Jesse, một cựu quân nhân không có

nơi cư trú nhất định, một hôm đến làm việc chung với Paco trong một quán ăn. Paco nói ìt chừng

nào, thí Jesse nói nhiều chừng ấy. Jesse có đủ khả năng ngôn ngữ để diễn tả những ẩn ức, giận dữ,

tuyệt vọng của mính sau cuộc chiến. Jesse kể về mính nhiều chừng nào, thí Paco lại cảm thấy gần gũi hơn với anh chừng ấy. Rồi cuối cùng chình Jesse đã làm Paco thốt lên được đôi lời. Một đêm kia,

Jesse giúp Paco đóng cửa quán lúc Paco đang bận rửa nồi, Paco cảm thấy cần phải kể cho người bạn

tốt đôi điều về mính:

Paco khuấy nước rửa trong cái nồi hầm xúp 10-quart, rồi đứng thẳng dậy, và nói, "Bác sĩ bảo tôi là thằng duy nhất còn lại trong số chìn mươi ba thằng" – anh nhớ lại mớ cứt khô đã dình vào tóc như

thế nào, nỗi sợ hãi đến ngộp thở trước cái chết chờn vờn suốt gần hai ngày, vẻ kinh ngạc tột độ của chàng quân y sĩ thuộc Đại Đội Bravo. "Ừ, mày có thấy cay đắng về chuyện đó không?" Jesse hỏi.

Paco đổ nước rửa ngầu bọt đi và đặt cái nồi xuống cho ráo nước. Anh bước vào căn bếp và phòng ăn

đã tắt đèn, đứng sững trong một nỗi đau nhức nhối, bóng của chiếc máy đông lạnh to lớn phủ lên

anh. Mất một lúc anh mới tím thấy Jesse đứng trong bóng tối, giữa những chiếc bàn ăn. "Tôi đã thức nhiều đêm để suy nghĩ triền miên về điều đó, vo tròn nó trong miệng, tạm gọi như vậy, và vâng, tôi mong tôi cay đắng đúng nghĩa là cay đắng, hơn là điều cái lưỡi có thể nói ra. Nhưng tôi muốn nói với anh về một điều khác: được có mặt ở đây là vui lắm rồi – có phải Thurman Munson đã nói như vậy

không?" (tr.162-163)

Câu chuyện của Paco do chình anh kể chỉ có thế. Vài câu nói. Đọc suốt cuốn tiểu thuyết, độc giả chỉ

có thể biết rất nhiều về những nhân vật khác nhưng khó có thể suy đoán được một điều gí chắc chắn và rõ ràng về Paco, ngoại trừ những sự kiện hết sức đơn giản và ìt ỏi trên bề mặt hiện tượng, rải rác đó đây trong truyện, được kể bởi một giọng nói vô danh, và không chắc đã khả tìn (giọng nói ấy

không phải của một người, mà của nhiều người, với nhiều cá tình khác nhau, nhiều quan điểm khác

nhau, xen vào nhau để kể chuyện). Nếu xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian, độc giả có thể tạm nắm được một số điểm sau đây: Paco là một người lình Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam; có lần anh cùng

đồng đội hiếp dâm và giết chết một cô gái "Việt Cộng" mười bốn tuổi; anh sống sót sau một trận đánh khủng khiếp; anh bị phỏng nặng khắp thân thể, hai chân bị gãy và được gắn lại bằng những con ốc và vìt, dương vật bị đứt lía và được may dình trở lại; anh trở về Hoa Kỳ, mang theo một ký ức

thầm kìn về cuộc chiến và một chiếc xách "AWOL" đựng mấy món đồ lặt vặt; sau đó, anh kiếm sống bằng nghề rửa bát đĩa ở một quán ăn; anh thường xuyên chịu đựng những cơn đau trong thể xác

(nhưng anh không kể cho bất cứ ai biết anh đau đến chừng nào), và những ác mộng (nhưng anh

không kể cho bất cứ ai biết về những điều trong ác mộng) ; để giữ quân bính, anh thường uống rượu và sử dụng ma túy. Độc giả còn được cung cấp vô số những sự kiện khác xảy ra chung quanh Paco,

nhưng vẫn không thể biết rất nhiều điều cần biết: Anh đến với cuộc chiến Việt Nam như thế nào?

Anh suy nghĩ gí về cuộc chiến ấy? Trong suốt thời gian trên chiến trường anh đã cảm thấy thế nào về

cuộc chiến và về chình mính? Anh đã ước mơ những gí? Sợ hãi những gí? Giờ đây, anh suy nghĩ gí

về chình mính? Về quá khứ? Những cơn đau của anh như thế nào? Anh thường thấy những gí trong

ác mộng? v.v...

Độc giả chỉ được nghe những sự kiện về Paco, chứ không thể nghe câu chuyện của chình Paco.

Thỉnh thoảng, độc giả mới có dịp nhín thấy anh thấp thoáng xuất hiện qua những mảnh chuyện được

giọng nói vô danh kể lại. Một mảnh chuyện rất quan trọng là mảnh về Cathy, cô gái ở cạnh căn gác

của Paco. Cathy thường cố ý nhín trộm anh qua khung cửa sổ, và lén ghi vào nhật ký những gí cô

nhín thấy. Cathy tò mò về Paco nhưng không cố gắng tiếp cận để chia sẻ với anh bất cứ điều gí. Cô chỉ âm thầm theo dõi và, dù không hề yêu anh, vẫn thỉnh thoảng tưởng tượng làm tính với anh trong khi đang làm tính với một thanh niên khác. Đọc nhật ký của Cathy, độc giả có thể biết thêm đôi chút về diện mạo của anh, qua cái nhín của cô. Chẳng hạn:

Chàng bước vào phòng và móc chiếc gậy lên tay nắm của tủ quần áo. Chàng lột cái T-shirt ra, có

những đêm chàng vùng vẫy cật lực để chui ra khỏi nó và khi chàng nắm nó trong bàn tay nó trông

giống một mớ giẻ rách dơ dáy xám xịt. Chàng rửa mặt và ngực trong chậu. Và những vết phỏng ấy.

Trông như những vòng cuộn tìm bầm và nâu và trắng, dình chùm vào nhau ở nơi này nơi kia như

những đường may thô bạo trên trên một tấm chăn. (trang 204-205)

Cuộc sống của Paco là một thế giới khép kìn và bì mật. Chỉ một kẻ có thể biết rõ về anh, đó là giọng nói vô danh, cứ từng chặp, kể chuyện suốt cuốn tiểu thuyết. Nhưng giọng nói ấy dành hầu hết thí giờ

để kể về những chuyện chung quanh anh. Chỉ có hai lần trong cuốn tiểu thuyết giọng nói ấy kể

những chuyện quan hệ nhiều đến anh: lần đầu, về sự kiện anh tham dự vào cuộc hiếp dâm tập thể;

lần thứ hai, về công việc rửa bát đĩa của anh tại một quán ăn.

Cuộc hiếp dâm tập thể được kể lại qua mười trang giấy, với một giọng hết sức tỉnh táo, rành mạch, hoàn toàn không để lộ một chút tính cảm, một quan điểm chình trị hay đạo đức nào cả. Chúng ta thử

xem lại một số chi tiết. Cô gái nhỏ được mô tả với giọng văn như thế này: "Không đâu, James, nó là VC thứ thiệt như những đứa khác (xem vẻ phong trần trên mặt nó thí biết)", "trông cái lưng có thể

biết nó đã làm việc nặng nhọc, hàng ngày, suốt cả đời nó", "khuôn mặt dẹp lép, trông như đàn ông",

"nó tọng cả một khẩu phần lương khô loại C gồm thịt sườn và trứng mà một thằng đéo nào đó mới đến cho nó"... Cuộc hiếp dâm tập thể diễn ra trong một "phòng nhỏ", "ngột ngạt", trên một cái bàn gỗ

rộng gấp đôi cái "bàn nhà bếp". Jonesy trói hai tay cô gái mười bốn tuổi ra sau lưng rồi đẩy nó lên bàn, gọn gàng "giống như nó kéo cờ buổi sáng, nhanh chóng và tươm tất như được mô tả trong sách

-- cuốn Cẩm Nang Quân Dụng", rồi bọn lình "xếp hàng dọc" như chuẩn bị lãnh thức ăn hay vào sân xem đá bóng. Sau đó: "Đứa con gái sợ hết cứt, lạnh gáy và rùng mính, đổ mồ hôi bóng nhẫy, và

chẳng làm gí được ngoài ý định van xin bọn họ rằng, giữa người và người với nhau, đừng hiếp nó,

đừng giết nó, nhưng nó không biết nói tiếng Anh"... Đến cuối cuộc hiếp dâm tập thể, cô gái nhỏ "bị

ném... vào đống gạch vụn", "những mảnh vôi vữa, ngói vụn... cắm vào da đầu và mặt nó", "nước miếng và nước mũi, máu và rớt dãi và tinh khì đầy cả mính mẩy nó"... Rồi Trung Sĩ Gallagher bắn nó chết. "Paco còn nhớ tia máu phun ra, những mảnh gạch và xương vụn văng tung téo lên Gallagher và Jonesy, tia máu ấy phun nhanh, gây ngứa nhẹ trên da, như một đám mưa phùn thổi xuyên qua

màn cửa"... (tr. 175-185). Những diễn biến của cuộc hiếp dâm tập thể được mô tả rất chi tiết, và không kèm một lời bính luận nào cả. Trong bản mô tả đó, thỉnh thoảng Paco được nhắc đến. Độc giả

phải căn cứ vào từng chi tiết ấy để suy đoán về những góc cạnh ẩn mật khốn khổ trong tâm cảm của

Paco sau này.

Công việc rửa bát đĩa của Paco tại một quán ăn cũng được mô tả hết sức chi li suốt năm trang giấy ở

chương "The Texas Lunch". Tác giả hoàn toàn không đưa ra bất cứ một nhận xét gí về tâm trạng hay cảm nghĩ của Paco trong lúc anh làm công việc ấy, nhưng chình thái độ ân cần trong giọng kể gợi

đến trạng thái quân bính trong tâm hồn của Paco. Độc giả có thể thấy anh thương binh Paco có một

đời sống quy củ và hữu ìch trong những giờ phút anh chăm chút dọn rửa và sắp xếp bát đĩa. Thử đọc một đoạn ngắn:

Công việc trông nhếch nhác nhưng có phương pháp đàng hoàng -- mỗi thứ đều có chỗ riêng của nó,

thưa ông James, và mỗi thứ ở chỗ riêng của nó – ly và cốc được rửa ngay lập tức, xả nước và để cho ráo khô mỗi lần một cặp, còn đĩa thí được xếp thành chồng, những dao muỗng nỉa thí được thả vào

chậu rửa cho ngập để ngấm nước, và các nồi và chảo trước tiên được xối nước và xịt với dầu chùi

xoong [...] Công việc này thí phải đâu vào đấy và có trật tự cơ học, thưa ông James. (tr.112-114) Trong khi giọng kể tỉnh táo về cuộc hiếp dâm tập thể có thể làm độc giả phẫn nộ và ghê tởm (thực tế, đoạn ấy đã gây rất nhiều tranh cãi về đạo đức trong giới độc giả và phê bính văn học Hoa Kỳ), thí giọng kể ân cần về công việc rửa bát đĩa của Paco lại khiến độc giả an tâm và cảm thông với thân

phận người cựu chiến binh tàn tật sau cuộc chiến.

Thế nhưng, đó chỉ là cảm nghĩ của độc giả, chứ tuyệt nhiên, từ đầu đến cuối, Paco không hề biểu lộ

một điều gí thật rõ ràng về tâm trạng của anh. Chỉ đến khi Paco đã đọc được nhật ký của Cathy, độc giả mới đoán được phần nào những nỗi niềm ẩn mật qua phản ứng của anh.

Điều thú vị nhất là Cathy, người không hề biết gí về quá khứ và tâm trạng của Paco, chỉ tò mò nhín lén và tưởng tượng về anh, lại có thể tính cờ viết vào nhật ký của mính những điều dường như chạm đến tâm cảm sâu kìn của anh. Nàng bị ám ảnh bởi sự cô đơn của anh và những vết sẹo khủng khiếp

trên thân thể anh. Mối ám ảnh ấy tràn vào vô thức của nàng, biến thành những giấc chiêm bao tính

dục lạ lùng. Cathy ghi chép cả những giấc chiêm bao ấy vào nhật ký. Một hôm, Paco chợt nghi ngờ

cô gái bên cạnh nhà đã lén lút theo dõi mính và giấu giếm một điều gí đó về mính, nên đã lẻn sang phòng của nàng để tím hiểu. Anh thấy cuốn nhật ký của Cathy. Giở ra đọc, anh bắt gặp chình mính ở

đoạn Cathy mô tả lúc hai người vừa làm tính xong trong giấc chiêm bao của nàng:

Chàng vươn mính dậy, tay gồng cứng, và cong lưng xuống, sờ vào trán và bắt đầu ráng móc lớp da ở

đó ra, rồi chàng làm da lỏng ra, và bắt đầu lột từng miếng da như chúng là chiếc mặt nạ. Trông như

chàng cạy mở những chiếc nút của chiếc áo jacket. Giống như bạn thấy người ta gỡ những cọng

spagetti khô ra khỏi bàn nấu ăn. Chàng cầm những cái sẹo trong nắm tay trông như những cuộn dây

rối rắm xoắn thành một nùi khủng khiếp. Tôi nhắm mắt lại và xoay mặt đi chỗ khác, và hẩy chàng ra khỏi hông tôi – nhưng tôi đoán rằng chàng chắc hẳn tưởng tôi muốn đụ thêm.

Chàng đè tôi xuống bằng cái bụng cứng ngắc của chàng, và đặt những cái sẹo lên ngực tôi. Nó bốc

cháy... và tôi nghĩ tôi nghe những tiếng gào, dường như mỗi cái sẹo là một tiếng gào, và tôi lại nhín chàng và chàng đang lột những cái sẹo dọc theo cánh tay, trông như những miếng da dài cháy nắng,

nâu sẫm và bốc mùi hành rán. Rồi chàng quỳ lên vai tôi [...] và chàng đặt những cái sẹo ấy lên mặt tôi, và tôi bắt đầu ngộp thở. Rồi chàng vói cả hai tay ra sau lưng, như sắp cởi một cái T-shirt, bấu và lôi những cái sẹo ra khỏi lưng. Và tôi có thể nghe những đường chỉ may đứt tung. Và chàng đặt

chúng trên vú và bụng tôi -- nhột nhạt và nóng bỏng -- đặt chúng vào tóc tôi, trùm chúng quanh đầu tôi, như một cái mũ chỏm. Và khi mỗi cái sẹo chạm vào tôi, tôi cảm thấy ngộp thở, nghe tiếng gào.

Và rồi tôi thức giấc. (tr.208-209)

Paco dừng lại ở đây, không thể đọc hết cuốn nhật ký, vội vã chuồn ra khỏi phòng Cathy. Sau đó, anh lên chuyến xe buýt để đi thật xa về miền tây Hoa Kỳ.

Điểm độc đáo của đoạn cuối này là ở chỗ nó không cho phép độc giả đưa ra một phán đoán khả tìn

nhất định nào về Paco cả. Độc giả có thể đoán đoạn nhật ký này có những chi tiết nhỏ vừa gợi đến

cảnh hiếp dâm (một điều xảy ra trong quá khứ mà Paco không hề kể lại), vừa gợi đến cảnh nhà bếp

(nơi Paco giành lại được sự quân bính trong tâm trì); và hiển nhiên nhất, nó xây dựng một hính ảnh siêu thực về những vết sẹo khủng khiếp mà Paco muốn tháo gỡ. Nhưng phải chăng Paco chạy trốn ví

muốn thoát khỏi ám ảnh của mặc cảm tội lỗi mà anh hằng chôn dấu? Hay anh chạy trốn ví hính ảnh

những vết sẹo vừa cháy vừa gào trong nhật ký của Cathy làm bừng dậy sự khủng hoảng trong tâm trì

vốn đã trở lại quân bính của anh? Nhưng làm sao anh chạy trốn mặc cảm tội lỗi hay sự khủng hoảng, ví chúng ở ngay trong anh? Lại càng không phải anh chạy trốn Cathy, ví cô ấy hoàn toàn không biết gí về cuộc sống của anh, ngoài những vết sẹo mà cô nhín trộm và thấy; và những dòng chữ trong

nhật ký chỉ ghi chép một giấc chiêm bao đầy hoang tưởng. Những câu hỏi này lại làm bật lên những

câu hỏi khác về chình sự câm nìn của Paco. Độc giả còn tiếp tục hoang mang khi Paco nói với người tài xế: "Càng đi xa về miền tây chừng nào, càng ìt bullshit chừng ấy". Tại sao phải đi xa về miền tây?

Cái gí là "bullshit"? Sự đột nhập kỳ quái của Cathy vào cuộc sống bính thường của anh là "bullshit"?

Sự sống lại của mặc cảm tội lỗi là "bullshit"? Hay đoạn nhật ký vô tính nhắc đến cái đau đớn thể xác của anh là "bullshit"?

Lối viết đa quan điểm của Heinemann phù hợp với quan niệm thẩm mỹ hậu hiện đại: tác phẩm chỉ

trính bày toàn khối của câu chuyện, với tất cả những chi tiết phức tạp của nó được nhín từ nhiều quan điểm khác nhau; tác giả không chủ tâm đưa ra một phán xét chung cuộc nào cả; và độc giả phải đối

diện với vô số khả thể diễn dịch. Lối viết hậu hiện đại này, sau đó, được thực hiện và đẩy xa hơn bởi một số nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam, với những bút pháp đầy uyển chuyển và sáng tạo.

*

Theo tôi, có lẽ trong số những nhà viết tiểu thuyết hậu hiện đại về chiến tranh Việt Nam, Tim O

Brien là khuôn mặt đáng lưu ý nhất, đặc biệt với tiểu thuyết The Things They Carried (1990).

Tim O Brien cũng là một cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam. Giải ngũ và trở về nước

vào năm 1970, đến năm 1973, O Brien xuất bản một cuốn ký sự chiến trường dưới nhan đề If I Die

in a Combat Zone: Box Me Up anh Ship Me Home. Năm 1975, ông cho ra đời tiểu thuyết đầu tay

Northern Lights. Đây là một thứ tiểu thuyết luận đề, sử dụng lối viết hiện thực chủ nghĩa để diễn tả

sự xung đột và hoà giải giữa hai quan điểm đối lập về cuộc chiến Việt Nam. Đến năm 1978, ông tung ra tiểu thuyết kế tiếp Going After Cacciato, vẫn lấy đề tài chiến tranh Việt Nam, nhưng sử dụng lối viết hiện thực thần kỳ để xoá nhoà ranh giới giữa hiện thực và tưởng tượng. Tiểu thuyết này đoạt giải National Book Award năm 1979. Sau đó, ông viết cuốn Nuclear Age (1984), hoàn toàn không chạm

đến chiến tranh Việt Nam. Đến năm 1990, ông trở lại với đề tài chiến tranh Việt Nam với tiểu thuyết The Things They Carried. Tiểu thuyết này gồm 22 chương, nhưng mỗi chương lại có thể đứng riêng

như một truyện ngắn. Thật ra, có 10 chương/truyện đã được đăng rải rác từ năm 1977 đến 1986 và đã giành cho O Brien rất nhiều giải thưởng quan trọng về truyện ngắn.

Đây là một tiểu thuyết giàu tình sáng tạo về nhiều phương diện. Trong giới hạn của tiểu luận này, tôi chỉ xin được đề cập đến một vài điểm đáng lưu ý nhất về bút pháp và quan niệm "truyện chiến tranh"

của O Brien.

Điểm đầu tiên đáng lưu ý nhất trong The Things They Carried là dường như tất cả mọi chi tiết được kể đều khiến độc giả hoài nghi về tình cách khả tìn của chúng, dù chúng luôn luôn hiện ra như thể

hoàn toàn có thật. Ngay từ đầu, trước khi bước vào truyện, độc giả nhín thấy một dòng chữ rất quen thuộc, gần giống như những dòng "disclaimer" được in trong hầu hết các tiểu thuyết từ trước đến

nay:

Đây là một tác phẩm hư cấu. Ngoại trừ một vài chi tiết liên quan đến đời tư của tác giả, tất cả những sự kiện, danh tình và nhân vật trong sách này đều là giả tưởng. [6]

Kế đến, độc giả thấy một lời đề tặng như sau:

Cuốn sách này được viết với lòng yêu mến trao về những con người của Đại Đội Alpha, và đặc biệt

là Jimmy Cross, Norman Bowker, Rat Kiley, Mitchell Sanders, Henry Dobbins, va Kiowa. (tr.9)

Sau phần mục lục, trước khi vào truyện, tác giả danh một trang sách để in lại một đoạn văn trìch từ

cuốn Andersonville Diary của John Ransom:

Cuốn sách này hoàn toàn khác với bất cứ cuốn sách nào đã được xuất bản viết về cuộc chiến vừa qua hay về bất cứ những sự kiện nào liên quan đến cuộc chiến ấy. Những ai đã từng trải qua cùng một

kinh nghiệm với tác giả sẽ nhận ra sự thật ngay lập tức, và đối với những độc giả khác, cuốn sách này , như một bản thực chứng, được gửi đến quý vị bởi người đã trải qua kinh nghiệm trọn vẹn nhất.

(tr.13)

Đoạn văn trên có vẻ chẳng có tác dụng gí ngoài việc góp phần thuyết phục độc giả tin vào sự có thực của câu chuyện sắp được xem. Tuy nhiên, nếu độc giả tò mò tra cứu thêm thí sẽ thấy John Ransom là một quân nhân bị bắt làm tù binh ở miền Đông Tennessee vào năm1863, và cuộc chiến vừa qua là

cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (1861-1865). Khi đã nhận ra điều này, có lẽ độc giả phải tự hỏi tại sao Tim O Brien lại in đoạn trìch ấy vào sách này. Lời xác tìn về cuốn hồi ký của một tù binh trong một cuộc chiến trước đây hơn một thế kỷ thí có giá trị gí đối một tiểu thuyết viết về chiến tranh Việt Nam hôm nay?

Thật ra, tất cả những điều trên đây đều nằm trong kế hoạch của O Brien. Ngay từ đầu, ông muốn gài độc giả vào chiếc bẫy "Sự Có Thật", để rồi sau đó ông sẽ dần dần tạo ra một trò chơi trên chình ý niệm về "Sự Có Thật". Đọc dòng chữ đầu tiên của chương 1, độc giả sẽ nhận ra ngay danh tình của một người trong danh sách người được tác giả yêu mến đề tặng: Jimmy Cross. Độc giả ắt hẳn phải

thắc mắc: Jimmy Cross là nhân vật hư cấu hay là một người có thật? Phải chăng đây là sự trùng tên?

Chẳng phải tác giả đã tuyên bố từ đầu sách rằng tất cả nhân vật trong sách đều là giả tưởng?

Thế rồi, độc giả sẽ còn ngạc nhiên hơn khi thấy tất cả những người khác có tên trong danh sách đề

tặng cũng đều xuất hiện ngay ở trang kế tiếp: Norman Bowker, Rat Kiley, Mitchell Sanders, Henry

Dobbins, và Kiowa. Trò chơi bắt đầu từ đây và tràn lan suốt tác phẩm. Những chi tiết ngoạn mục của trò chơi này nhiều vô kể, nhưng tôi chỉ xin được đề cập đến một chi tiết: cái chết của một anh Việt Cộng trẻ.

Ở chương 3, cái chết của anh Việt Cộng được kể như sau:

Một cậu trai trẻ chừng hai mươi tuổi, thon gọn, dễ thương, nằm chết.

Kiowa nói, Không có sự chọn lựa, Tim à. Mày có thể làm gí khác hơn chứ?

Kiowa nói, Đúng không?

Kiowa nói, Trả lời tao đi. (tr.49)

Tim ở đây là Tim O Brien, người lình trùng tên với tác giả, hoặc chình là tác giả, ví tiểu sử của hai người hầu như hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ một số chi tiết (đây cũng là một trò chơi ngoạn mục và đã gây nhiều thắc mắc trong cả giới độc giả và giới nghiên cứu ở Hoa Kỳ suốt nhiều năm qua).

Kiowa là một bạn đồng ngũ.

Chương 12, dài hơn năm trang, hoàn toàn dành để kể một cách hết sức tỉ mỉ về cái chết của anh Việt Cộng ấy. Trong đó, ngoài việc mô tả hính thù xác chết, nhân vật Tim O Brien còn tưởng tượng cả

tiểu sử và những chuyện đời tư của anh Việt Cộng. Ở chương này, Kiowa nói nhiều hơn ở chương 3,

và nói hầu như hoàn toàn khác:

[Kiowa nói] Đừng mất công, mày ơi. Mày có thể làm gí khác hơn chứ?

Sau đó, Kiowa nói, Tao nói chuyện nghiêm túc. Không ai có thể làm gí cả. Thôi đi mà, Tim, đừng

nhín nó chằm chằm nữa.

Khúc quẹo của đường mòn bị che khuất bởi một hàng cây và bụi rậm. Người trai trẻ thon gọn nằm

đó, hai chân nó duỗi vào bóng mát. Cái hàm của nó lọt vào cổ họng. Một mắt của nó nhắm và mắt

kia là một cái lỗ hính ngôi sao.

Kiowa nghiêng người.

Thôi được, để tao hỏi một câu, nó nói. Mày muốn đổi chỗ với nó? Cứ lộn ngượi lại hết – mày muốn

vậy không? Tao muốn nói, mày nói thật đi.

[...] Nghĩ kỹ đi, Kiowa nói.

Rồi sau đó nó nói, Tim, đây là chiến tranh. Thằng này không phải là cô bé Heidi [7] -- nó có vũ khì, đúng không? Chuyện này rất khổ tâm, chắc chắn rồi, nhưng mày đừng nhín chằm chằm như vậy nữa.

Rồi nó nói, Có lẽ tốt hơn mày nên nằm xuống một lát.

Rồi sau một lúc trống rỗng thật lâu nó nói, Cứ từ từ thôi. Cứ để trong lòng thấy sao thí làm vậy.

(tr.138-139)

Ở chương này cũng có một số chi tiết thú vị khác. Chẳng hạn, ở trang 137, O Brien cho rằng: "Nó không phải là Cộng Sản", nhưng rồi ở trang 141, lại cho rằng "nó đầu quân làm xạ thủ cho Sư Đoàn 48 của Việt Cộng". Hoặc, ở trang 138: "hai chân nó duỗi vào bóng mát", nhưng ở trang 142: "nó nằm với một cái chân cong vòng ở dưới lưng", v.v...

Chương 13 kể rất chi tiết về việc Tim O Brien núp trong bụi rậm ném lựu đạn giết anh Việt Cộng trẻ

trên con đường mòn. Nhưng đến cuối chương này, O Brien lại kể rằng ông thấy anh Việt Cộng bước

ra khỏi sương mù, đi đến rất gần ông, rồi "thính lính mỉm cười với những ý nghĩ thầm kìn nào đó và rồi tiếp tục đi theo con đường mòn đến nơi có khúc cong khuất vào sương mù trở lại." Cũng ở ngay đoạn nhập đề của chương này, O Brien viết:

Lúc lên chìn tuổi, bé Kathleen con gái tôi hỏi tôi đã có giết ai chưa. Nó biết về cuộc chiến ấy; nó biết tôi đã là lình. Bố cứ viết hoài những chuyện chiến tranh, nó nói, cho nên con đoán bố chắc chắn đã có giết ai đó. Đó là một khoảnh khắc khó xử, nhưng tôi đã làm cái dường như đúng, nghĩa là tôi nói, Tất nhiên là không, và rồi tôi bế nó ngồi vào lòng tôi và ôm nó một lát. (tr.145)

Đến chương 18, chúng ta thấy tình cách mâu thuẫn giữa các "sự thật" được bày ra không cần giấu giếm, và O Brien (vừa là tác giả, vừa là nhân vật chình) thẳng thắn giải thìch về điều ấy. Chương này rất ngắn, tôi xin trìch dịch toàn bộ:

Đây là lúc phải thẳng thắn.

Tôi bốn mươi ba tuổi, thật vậy, và tôi đang là nhà văn, và cách đây đã lâu tôi đã đi xuyên qua Quảng Ngãi như một người bộ binh.

Tất cả mọi điều trong cuốn sách này đều được sáng chế.

Đây không phải là một trò chơi. Đây là một hính thức. Ngay tại đây, lúc này, lúc tôi sáng chế chình tôi, tôi đang suy nghĩ về tất cả những gí tôi muốn kể cho quý vị tại sao cuốn sách này được viết theo cách này. Vì dụ, tôi muốn kể cho quý vị nghe chuyện này: cách đây hai mươi năm tôi chứng kiến

một thanh niên chết trên một con đường mòn gần làng Mỹ Khê. Tôi đã không giết nó. Nhưng tôi có

mặt ở đó, thật vậy, và sự có mặt của tôi đã đủ mang tội lỗi. Tôi còn nhớ khuôn mặt nó, không phải là mặt đẹp, bởi cái hàm lọt vào cổ họng, và tôi còn nhớ tôi cảm thấy gánh nặng của trách nhiệm và sự

khổ tâm. Tôi tự kết án tôi. Và làm vậy là đúng, ví tôi có mặt ở đó.

Nhưng hãy nghe đây. Ngay cả câu chuyện đó cũng được sáng chế.

Tôi muốn quý vị cảm thấy giống như tôi cảm thấy. Tôi muốn quý vị biết tại sao một sự-thật-trong-

truyện đôi khi còn có thật hơn một sự-thật-xảy-ra.

Đây là sự-thật-xảy-ra. Tôi có lần là một người lình. Có rất nhiều xác chết, những xác chết có thật với những diện mạo có thật, nhưng lúc ấy tôi còn trẻ và tôi sợ, không dám nhín. Và bây giờ, hai mươi

năm sau, tôi còn lại ở đây với cái trách nhiệm vô diện mạo và nỗi khổ tâm vô diện mạo.

Đây là sự-thật-trong-truyện. Nó là một cậu trai trẻ chừng hai mươi tuổi, thon gọn, khá dễ thương. Nó nằm chết giữa con đường mòn đất đỏ gần làng Mỹ Khê. Cái hàm nó lọt vào cổ họng nó. Một mắt nó

khép lại, mắt kia là một cái lỗ hính ngôi sao. Tôi đã giết nó.

Điều mà những câu truyện có thể làm, tôi đoán, là làm cho nhiều điều hiện diện.

Tôi có thể nhín vào nhiều điều tôi đã chưa từng nhín. Tôi có thể gắn những diện mạo vào niềm khổ

tâm và tính yêu và lòng thương hại và Thượng Đế. Tôi có thể trở thành can đảm. Tôi có thể làm cảm nghĩ của chình tôi sống lại một lần nữa.

Bố ơi, hãy kể thật, Kathleen có thể nói, bố đã từng giết ai chưa? và tôi có thể nói, một cách thành thật, Dỉ nhiên không.

Hoặc tôi có thể nói, một cách thành thật, Có. (tr.195-196)

Viết như vậy, O Brien muốn đảo ngược tận gốc rễ tiêu chuẩn "trung thực" của loại "truyện chiến tranh". Còn hơn thế, ở chương 7, dưới nhan đề thú vị "Làm Thế Nào Để Kể Một Truyện Chiến Tranh Có Thật", O Brien sử dụng thủ pháp siêu hư cấu (metafiction) để vừa kể nhiều dạng biến thiên đầy mâu thuẫn của cùng một câu chuyện, vừa tự bính luận về những lối kể ấy. Văn phong kể chuyện thân

mật và đầy tính cảm xen lẫn vào văn phong bính luận chua chát và khiêu khìch.

Ngay từ câu nhập đề của chương 7, ông đã viết: "Chuyện này có thật." Rồi ông kể một câu chuyện cảm động về tính bạn của một người đồng ngũ đối với một người đồng ngũ khác đã hy sinh dũng

cảm. Nhưng ngay sau đó, ông viết:

Một câu chuyện thật về chiến tranh thí không bao giờ bay mùi đạo đức. Nó không dạy bảo, không

khuyến hạnh, không đưa ra những điển hính về cách ứng xử tốt lành, không kiềm chế con người để

họ khỏi làm những việc họ đã luôn luôn làm. Nếu một câu chuyện có vẻ đạo đức, đừng tin nó. Nếu ở

đoạn kết một câu chuyện về chiến tranh bạn cảm thấy tâm hồn được nâng cao, hoặc nếu bạn cảm

thấy một chút nào đó được gạn lọc ra từ đống rác to hơn, thí hẳn là bạn đã bị biến thành nạn nhân của một sự dối trá thảm hại cũ rìch rồi đó. Chẳng có chút đức hạnh nào cả. Nguyên tắc tiên quyết, do đó, là bạn có thể kể một chuyện chiến tranh có thật bằng một sự trung thành tuyệt đối và không khoan

nhượng đối với những sự kiện ghê tởm và tàn ác. [...] Bạn có thể kể một chuyện chiến tranh có thật nếu nó làm bạn bối rối. Nếu bạn gạt đi sự ghê tởm, bạn gạt đi sự thật. (tr.82)

Lời nhận định trên cho thấy rằng O Brien vừa kể chuyện, vừa tự phản đối cách kể chuyện của mính.

Qua đó, ông cho thấy ông không chấp nhận loại "truyện chiến tranh" được kể với thái độ gạn lọc,

uốn nắn cho câu chuyện có ý nghĩa đạo đức. Trong thực tế, loại truyện này lại có vẻ chiếm tỷ lệ rất cao: những truyện đề cao gương hy sinh, đề cao chủ nghĩa anh hùng, chẳng hạn.

Sau đó, O Brien kể một chuyện về cái chết của một bạn đồng ngũ. Chuyện này đã được kể ở những

chương khác, với những chi tiết khác nhau, và lần kể này lại gồm cả những chi tiết mang tình hiện thực thần kỳ nữa. Và ông viết:

Trong bất cứ câu chuyện chiến tranh nào, nhưng đặc biệt đối với một chuyện có thật, thật khó để

phân biệt giữa cái đã xảy ra và cái dường như xảy ra. Cái dường như xảy ra trở thành sự xảy ra của chình nó và phải được kể như vậy. [...] Trong nhiều trường hợp, một chuyện chiến tranh có thật lại không thể tin được. Nếu bạn tin nó, hãy hoài nghi. Đây là một vấn đề về tình khả tìn. Thường thí sự

kiện quái đản lại có thật và sữ kiện bính thường lại không có thật, bởi ví sự kiện bính thường chỉ cần có để làm bạn tin vào những sự kiện quán đản không thể tin nổi. Trong những trường hợp khác, bạn

thậm chì không thể kể nổi một chuyện chiến tranh có thật. Đôi khi nó vượt qua sự kể chuyện. (tr.84) Đoạn trên cho thấy O Brien không chấp nhận loại "truyện chiến tranh" "có lý", hợp với tầm tưởng tượng của con người bính thường. Trong thực tế, đa số độc giả lại xem những chuyện "có lý" là đáng tin, và những chuyện "vô lý" là hoàn toàn bịa đặt! O Brien cũng không chấp nhận loại "truyện chiến tranh" có khởi sự và kết cục ("Bạn có thể kể một câu chuyện chiến tranh như thể nó không bao giờ

chấm dứt") (tr.88); và cũng không chấp nhận loại "truyện chiến tranh" khái quát hoá các sự kiện để

phục vụ cho một luận đề chật hẹp và khuôn sáo:

Những câu chuyện chiến tranh có thật không mang tình khái quát. Chúng không chiều theo tìch cách

trừu tượng và phân tìch. Vì dụ: Chiến tranh là địa ngục. Như một tuyên ngôn đạo đúc, cái chân lý cũ

kỹ này có vẻ hoàn toàn đúng, nhưng bởi nó trừu tượng hoá, bởi nó khái quát hoá, tôi không thể tin nó bằng cái bụng của tôi. Chẳng có gí nhúc nhìch trong đó. Đây là vấn đề chạm đến bản năng. Một câu

chuyện chiến tranh có thật, nếu được kể thật, làm cái bụng cảm thấy tin được. (tr.89) [...] Bạn khái quát hoá thế nào? Chiến tranh là địa ngục, nhưng điều đó chưa được một nửa của chiến tranh, bởi

chiến tranh cũng là sự bì mật và sự khủng khiếp và sự phiêu lưu và sự can đảm và sự khám phá và sự

linh thiêng và sự thương cảm và sự tuyệt vọng và sự khao khát tính yêu. Chiến tranh là tồi tệ; chiến tranh là thú vị. Chiến tranh là ghê rợn; chiến tranh là cực nhọc. Chiến tranh làm bạn nên người; chiến tranh làm bạn chết. Những sự thật thí đầy mâu thuẫn. Có thể tranh cãi rằng, chẳng hạn, chiến tranh là xấu xa. Nhưng sự thật là chiến tranh cũng đẹp đẽ nữa. (tr.91)

Chẳng những O Brien không chấp nhận phục vụ cho một luận đề chật hẹp và khuôn sáo, ông còn

thậm chì tin rằng một câu chuyện chiến tranh đáng xem là "có thật" thí không phô bày bất cứ một ý nghĩa nào cả:

Thông thường trong một câu chuyện chiến tranh có thật, không có ngay cả một ý nghĩa, hoặc nếu có, cái ý nghĩa đó không chạm trúng bạn cho đến hai mươi năm sau, trong giấc ngủ, và bạn thức giấc và bạn lay vợ dậy và kể cho nàng nghe câu chuyện, ngoại trừ khi bạn kể đến cuối chuyện bạn lại quên

mất cái ý nghĩa đó là gí. Và rồi bạn nằm đó rất lâu nhín ngắm câu chuyện diễn ra trong đầu bạn. Bạn lắng nghe hơi thở của vợ. Chiến tranh đã qua rồi. Bạn nhắm mắt. Bạn mỉm cười và nghĩ, Chúa ơi, cái ý nghĩa là gí vậy? (tr.93)

Đọc suốt tiểu thuyết The Things They Carried từ đầu đến cuối, hoặc ngay cả đọc bất cứ

chương/truyện riêng lẻ nào trong đó, độc giả có thể nhận ra ngay rằng lối viết như thế chưa từng có trong văn chương hiện đại. Trong khi tuyệt đại đa số các nhà văn chiến tranh trong thời hiện đại nỗ

lực chinh phục độc giả bằng những sự kiện và diễn biến "như thật" hoặc "hoàn toàn có thật", O Brien lại cố ý làm độc giả hoài nghi liên tục bằng những sự kiện và diễn biến không ngừng tự mâu thuẫn

nhau. Hơn thế nữa, ông còn xen vào câu chuyện để, một cách tỉnh táo, lật tẩy chình lối viết của mính.

Thế nhưng, đọc xong truyện, độc giả sẽ khó có thể gạt ra khỏi trì óc những mẩu chuyện có vẻ khó tin ấy. Điều đọng lại trong ký ức của độc giả là một không gian chiến tranh, trong đó tất cả đều bất xác, từ mỗi một sự kiện đơn giản, đến chình ý nghĩa của toàn bộ cuộc chiến đó, đến ngay cả thân phận và tâm trạng của từng con người còn sống hay đã chết, ở bên này hay bên kia của bất cứ một thứ "chiến tuyến" nào.

*

Trong thế kỷ 20, "truyện chiến tranh" đã được định hính bởi Wilfred Owen, Stephen Crane, George Orwell, và Ernest Hemingway. Những đặc điểm chung của họ là: sử dụng lối viết mô tả hiện thực

theo trật tự tuyến tình; cơ sở ý tưởng của truyện đặt trên thế đối lập giữa đạo đức và tội ác (và những biến thiên của nó ở những cấp độ khác nhau, chẳng hạn: sự ngây thơ và kinh nghiệm, chình nghĩa và tà ngụy, v.v...); thực trạng chiến tranh là sự hỗn loạn, và tác phẩm văn chương tạo nên một trật tự cho sự hỗn loạn ấy (nhờ tác phẩm văn chương, con người thấy rõ thực trạng chiến tranh hơn); nhân vật

chình giữ vai trò chứng nhân và là kẻ tường trính một cách chi tiết và trung thực những sự kiện đã xảy ra; tình hư cấu không có giới hạn, nhưng phải phục vụ để xây dựng một "hiện thực khả tìn".

Những đặc điểm này đã tạo ảnh hưởng lớn lên đa số nhà văn đương đại.

Heinemann và O Brien là những cây bút viết "truyện chiến tranh" hậu hiện đại. Cùng với những cây bút đồng thời như Al Santoli, Michael Herr và Neil Sheeham họ gạt bỏ lối viết mô tả hiện thực theo trật tự tuyến tình: họ viết theo lối đa thanh, đa tuyến, truyện-trong-truyện, truyện-về-truyện, nhảy quãng, lập lại, đảo ngược thời gian, thần kỳ hoá hiện thực. Họ phá vỡ ý niệm về thể loại: họ đem cả

thơ, tiểu luận, nhiếp ảnh, bản tin, đồ hoạ, thực đơn..., và mọi phương tiện khả dụng vào truyện. Họ

không muốn đưa ra một chọn lựa rõ ràng nào giữa những quan điểm đối lập sẵn có về chiến tranh: họ

đi giữa và đi trên những quan điểm ấy, cho phép những quan điểm ấy giao thoa tự nhiên và đối tác

biện chứng. Họ không còn cố gắng vẽ lại thực trạng chiến tranh một cách có trật tự, mà để tác phẩm phát triển tự nhiên theo những dẫn dắt ngẫu nhiên của các sự kiện hư cấu. Độc giả phải lách mính

qua những khối sự kiện chồng chéo ấy để tự vẽ bản đồ cho mính. Nhân vật chình không còn nhất

thiết là chứng nhân và kẻ tường trính trung thực nữa, mà lời tường trính có thể đến từ bất cứ nơi nào khác, và có thể mâu thuẫn liên tục, thậm chì tác giả có thể nhảy vào truyện, đóng vai một nhân vật, và bính phẩm bất cứ lời tường trính nào. Và quan trọng hơn hết là ý thức phản tỉnh cao độ của các tác giả về bút pháp: họ không ngừng phát hiện những cách kể khác nhau; điều được kể nhiều khi

không còn quan trọng bằng cách kể, ví chình sự phong phú vô hạn của cách kể nhiều khi có khả năng biểu lộ những sự thật sâu sắc hơn về cuộc chiến Việt Nam so với những sự kiện ngập ngụa trên báo

chì và trong đủ thứ sách vở về lịch sử và chình trị.

Như thế, trong gần hai thập niên trở lại đây, văn chương về chiến tranh Việt Nam đã chứng tỏ có

những nỗ lực sáng tạo bút pháp mới mang tình cách thẩm mỹ hậu hiện đại. Những nỗ lực này được

thực hiện qua vô số cách thế khác nhau không chỉ nhằm diễn tả sự phức tạp cao độ của thực trạng

cuộc chiến và tâm cảm con người trong cuộc chiến, mà còn nhằm làm thay đổi những khuôn sáo

thẩm mỹ của truyền thống "truyện chiến tranh" của thời hiện đại. Những nỗ lực này cho thấy một điều: chiến tranh Việt Nam là một cuộc khủng hoảng đa diện xảy ra trong thời hậu hiện đại, để lại những dấu vết trong chiều sâu của tâm cảm của con người hậu hiện đại, và chỉ có những bút pháp

hậu hiện đại mới có thể chạm đến chiều sâu ấy.

---------

[1]Timothy J. Lomperis, Reading the Wind: The Literature of the Vietnam War (Durham, NC: Duke

University Press, 1987) 47.

[2]J.T. Hansen, "Vocabularies of Experience", America Rediscovered: Critical Essays on Literature and Film of the Vietnam War, ed. Owen W. Gilman & Lorrie Smith (New York: Garland, 1990)

134-135.

[3]Donald Ringnalda, "Unlearning to Remember Vietnam", America Rediscovered: Critical Essays on Literature and Film of the Vietnam War, ed. Owen W. Gilman & Lorrie Smith (New York:

Garland, 1990) 65.

[4]Gregory L. Morris, "Telling War Stories: Larry Heineman s Paco s Story and the Serio-comic Tradition", Studies in Contemporary Fiction 36:1 (Fall 1994) 58.

[5]Larry Heinemann, Paco Story (New York: Farrar, 1986) 3. Những đoạn trìch tiếp theo từ tiểu

thuyết này sẽ được ghi số trang kèm theo.

[6]Tim O Brien, The Things They Carried (London: Collins, 1990) 5. Những đoạn trìch tiếp theo từ

tiểu thuyết này sẽ được ghi số trang kèm theo.

[7]Heidi là nhân vật chình trong câu chuyện trẻ em nổi tiếng cùng tên hồi thế kỷ 19 của nữ văn sĩ

Thụy Sĩ Johanna Spyri. (Chú thìch của HN-T)

Giữa những lằn đạn, giữa những quê hương

Nguyễn Trọng Văn

Hậu 30.4 và 7.5 - Ghi nhận từ nhiều phìa

Đọc loạt bài về ngày 30 tháng Tư và 7 tháng Năm trên talawas, tôi có ba ý kiến xin được đóng góp

phản hồi: thứ nhất, về mặc cảm chiến thắng chiến bại, thứ hai, về những người may mắn có nhiều quê hương, thứ ba, về ―tinh thần

ngày 30.4 và 7.5.

A. Chiến thắng - chiến bại

1. Vinh quang- Anh hùng

 Có thắng bại của tướng tá, sĩ quan; có thắng bại của binh lình, thường dân và ―phó thường

dân

.

Hãy nói về tướng lãnh hai bên, người Pháp có câu ― gloire aux vainqueurs, honneur aux

vaincus

(thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng, Cao Tần diễn ca). Cứ theo câu này thí

thắng và bại ranh giới rất mong manh, vinh quang cho kẻ chiến thắng và anh hùng cho kẻ

chiến bại. Chiến thắng và anh hùng xem ra rất gần nhau, thậm chì lẫn lộn, đổi chỗ cho nhau

được. Nội dung câu thành ngữ và cách diễn ca của Cao Tần ( mà bại cũng anh hùng ) biểu lộ

tình nhân đạo sâu sắc. Nhân đạo chủ nghĩa nên mới dịch honneur thành anh hùng trong khi rõ

ràng nghĩa nó là danh dự. Trong các trận đấu (thì dụ, đá banh) người ta nói thua trong danh dự hoặc gỡ một bàn danh dự. Danh dự đây hiểu là chiến đấu ―ngoan cường,

tấn công không mệt mỏi, fair play, cống hiến nhiều pha đẹp mắt, vận may không mỉm cười mà bị thua, đối thủ

rất mạnh nhưng ìt ra mính cũng vô được một bàn danh dự, v.v. Yếu tố không may và bất lợi

dẫn tới việc bại trận của Pháp là vào thời điểm tướng Võ Nguyên Giáp ―kéo pháo ra

(25.1.54), cũng chình là thời điểm các cường quốc Anh, Nga, Mỹ, Pháp triệu tập Hội nghị

chấm dứt chiến tranhÐông Dương, cùng với sự tham dự của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa

(18.2.54). Tướng Võ Nguyên Giáp dồn toàn lực (toàn quân, toàn dân, viện trợ ồ ạt, ý chì

quyết thắng ...) để giành thắng lợi cuối cùng, trong khi tướng Navarre ở tính thế ―ván cờ thế

giới đã thay đổi,

cuối cùng bị dồn vào thế anh hùng chiến bại, nói như sách báo nước ngoài

―de Castries, Langlais, Bigeard... đã xuất hiện như những người hùng bi tráng.

Nhận xét về

Navarre, tướng Võ Nguyên Giáp nói: Navarre có óc chiến lược nhưng không biết gì về chiến

tranh nhân dân (...) Bẩy tướng tư lệnh tiền nhiệm đã thay nhau, và đã vi phạm cùng một sai lầm. Bất cứ vị tướng tư bản nào cũng sai lầm như vậy, trong vị thế của Navarre. Bằng cớ là

sau Ðông Dương họ khai chiến ở Algérie. Sau đó là người Mỹ (...) Công bính mà nói, tới lúc

này (đầu 1954) Navarre không đáng chê trách như nhiều người sau đó đã lên án.

Với tướng lãnh Pháp, tướng Võ Nguyên Giáp là người chiến thắng; với tướng Võ Nguyên Giáp, các

tướng lãnh Pháp tại Ðiện Biên Phủ cũng là những người hùng hoặc ìt ra là người hùng bi thảm. Trên bính diện nhân loại, tướng Võ Nguyên Giáp đã thông cảm, biện hộ, thậm chì chia sẻ tính huống khó khăn của Navarre. Không có vấn đề thắng bại. Nếu chẳng đặng đừng phải

chiến đấu để bảo vệ đất nước, tôi sẽ chiến đấu anh dũng hơn anh, dữ dội hơn anh, nhưng nếu

cần lòng bác ái, nhân từ tôi cũng sẽ bác ái, nhân từ hơn anh gấp nhiều lần, có thể nói đó là cái

tâm rất nhân hậu của tướng Võ Nguyên Giáp.

 Với lòng yêu quý vô hạn, tôi muốn coi thắng lợi của tướng Võ Nguyên Giáp như biểu tượng

sinh động của tinh thần đại hùng, đại lực và đại từ bi của dân tộc, thắng lợi thần kỳ đến nỗi

các dân tộc thuộc những nền vănhóa khác nhau đều tỏ lòng quý trọng và khâm phục. Cũng

trong tinh thần trên, tướng Dương Văn Minh phải được coi là một anh hùng. Không có thắng bại, chỉ có sự thể hiện tinh thần trách nhiệm, những mệnh lệnh oan nghiệt thời chiến và lòng

nhân từ của một vị tướng, trong một hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc.

2. Tự tôn và tự ti

 Về mặc cảm của binh lình, thường dân, ―phó thường dân

: Mặc cảm là tập hợp những xu

hướng tâm lý trong trạng thái xung đột lẫn nhau và gây ảnh hưởng một cách vô thức, lên thái

độ, cử chỉ của một cá nhân. Về mặt phân tâm học, Bleuler và sau đó Freud, cách đây 80, 90

năm, đã nói tới những mặc cảm thường thấy thời thơ ấu của đứa trẻ như mặc cảm Oedipe

(con gái yêu cha ghét mẹ, con trai yêu mẹ ghét cha), mặc cảm bị thiến (lo sợ ví không có

dương vật – ở con gái - hoặc bị cắt bỏ mất dương vật - ở con trai- , mặc cảm dứt sữa (thiếu

hụt, mất mát thứ đáng lẽ mính vẫn có) v.v. Mặc cảm được hính thành thời thơ ấu từ một nhân

vật, một hoàn cảnh cụ thể; nếu không được giải quyết ổn thỏa nghĩa là tách khỏi, vượt qua nhân vật hoặc hoàn cảnh gây mặc cảm, nó có thể để lại những dấu ấn tâm lý tai hại, ảnh

hưởng suốt tuổi trưởng thành sau này (thì dụ, mặc cảm Oedipe).

 Mặc cảm ―trốn chạy khỏi tổ quốc

là một loại mặc cảm đặc biệt, nó vượt khỏi những mặc

cảm tâm lý thông thường được Bleuler và Freud nói tới. Nó liên hệ tới mặc cảm phạm tội, sự

bù trừ, tự tôn- tự ti, vô thức tập thể, thuộc phân tâm học của Jung và Adler. Tổ quốc, quê hương, nhân dân, dân tộc, đồng bào, truyền thống, thần thoại, những giá trị văn hóa lịch sử,

bản sắc, cá tình dân tộc v.v., tất cả tạo thành một toàn khối rất mơ hồ trừu tượng nhưng cũng

rất cụ thể sinh động, quy định cách sống, cách nghĩ, bản lãnh bản sắc của từng cá nhân trong

cộng đồng dân tộc. Trốn chạy khỏi tổ quốc, tách biệt khỏi dân tộc tạo ra một loạt phản ứng

tâm lý tiêu cực: phản bội, thua cuộc, vọng ngoại, mất gốc... Lúc đầu, song song với tâm lý trên cũng phải kể tới tâm lý phục thù. Tâm lý này dựa trên hai tiền giả định: thứ nhất, cuộc đời là một canh bạc, một ván cờ, thua keo này bày keo khác; thứ hai: tính hính quốc tế và

quốc nội có thể đảo ngược. Về sau tâm lý này dần dần mờ nhạt đi [có lẽ ví thấy tính hính khó

có thể đảo ngược, hoặc xuất hiện những yếu tố mới (hội nhập, toàn cầu hóa) hoặc phương

cách đấu tranh cũ không hữu hiệu (vụ Fulro trước kia, vụ Tây Nguyên hiện nay]. Tâm lý

những người xa quê hương lúc này lắng xuống thành một thứ mặc cảm có tình phổ biến và

khá đặc trưng của lớp người Việt lưu vong: mặc cảm tự ti.

 Người ở lại có mặc cảm tự tôn (ví được tham dự vào chiến thắng, ví được cả một hệ thống

tôn ti trật tự, chuẩn mực, tiêu chuẩn xã hội bảo đảm cho mặc cảm tự tôn của mính) và cũng

có nhiều thành phần khác có mặc cảm tự ti (ví những tiêu chuẩn trong đảng ngoài đảng, lý

lịch, thành phần). Ðiều đáng nói ở đây là mặc cảm tự tôn thường thấy ở người trong nước và mặc cảm tự ti ở Việt kiều. Xét trong hoàn cảnh riêng biệt cụ thể, có những văn nghệ sĩ, trì thức, nhà khoa học ...có tài, được bạn bè và xã hội quý trọng, họ ý thức rõ điều này và có mặc

cảm tự cao về mính – tôi nghĩ thái độ tự cao đó thật cũng xứng đáng. Tuy nhiên, nhín chung những người ra đi có mặc cảm tự ti. Hính như định mệnh (hoặc lịch sử, vận nước, thời cuộc?)

đã lựa chọn cho họ một số phận như vậy, cho tự tôn hoặc bắt phải tự ti. Một thứ chủ nghĩa lý

lịch thời toàn cầu hóa.

 Sự thực không phải như vậy. Mặc cảm nói chung và mặc cảm tự tôn - tự ti nói riêng chỉ là

một trạng thái tâm lý có tình giai đoạn chứ không phải là một thuộc tình cố định, nhất sinh

bất biến, gắn chặt vào cuộc đời một con người. Một trong những nguyên tắc để giải tỏa mặc

cảm là phải vượt qua nhân vật hoặc hoàn cảnh đã sinh ra mặc cảm. Ðiều kiện giải tỏa mặc

cảm thực ra hiện diện ngay trước mắt chúng ta. 1975: trong chiến tranh giải phóng dân tộc, những người bỏ tổ quốc ra đi bị mặc cảm tự ti, những người chiến thắng ở lại có mặc cảm tự

tôn. Từ những năm 1990 đến nay, trong hòa bình xây dựng đấtnước, a) Chủ nghĩa xã hội đã

từng một lần bị phá sản ví không đáp ứng được yêu cầu của thời đại, sau đó đã phải sửa sai,

đổi mới để đi vào hội nhập, toàn cầu hóa; b) Trong hội nhập, toàn cầu hóa, chình khối lượng

Việt kiều hải ngoại lại có những điều kiện thuận lợi hơn (về tri thức chuyên môn, về tổ chức

quản lý xã hội đại công nghiệp, kinh tế thị trường, về khả năng tài chánh, về các mối bang

giao quốc tế v.v.) để đáp ứng những yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Nói

cách khác, những người có mặc cảm tự ti đang trở thành người có mặc cảm tự tôn, và ngược

lại, những người có mặc cảm tự tôn đang mang mặc cảm tự ti (thua kém về tri thức, thiếu khả

năng, mất dần những đặc quyền đặc lợi, chia rẽ, tham nhũng, thoái hóa biến chất...). Lấy một

thì dụ điển hính trong phạm vi văn học nghệ thuật: Những người cầm bút Việt Nam ở hải

ngoại tự hào về chủ nghĩa hậu hiện đại – trong lý luận phê bính và sáng tác văn học – và đang

tím cách du nhập nó vào Việt Nam, bổ sung cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ðối

với một số người, từ 1954 đến nay, tại Việt Nam chưa từng tồn tại một nền văn học hiện thực

xã hội chủ nghĩa mà chỉ có một thứ văn chương thời vụ, mang nặng tình khẩu hiệu và tuyên

truyền. Nếu vấn đề học thuật trên được thảo luận công khai, thẳng thắn và đầy thiện chì giữa

người Việt hải ngoại và ở trong nước, ta có thể thấy ai đang tự tôn, ai đang tự ti?!

 Giải tỏa mặc cảm tự tôn hoặc tự ti là điều cần thiết. Nó giúp ta quẳng bớt một gánh nặng tâm

lý có ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác, nó giúp nhín nhận và giải quyết vấn đề một cách khách

quan khoa học hơn. Tuy nhiên điều quan trọng nhất không phải là giải tỏa mặc cảm hoặc

chứng minh tôi hơn anh hay anh hơn tôi mà là cùng nhau làm một điều gí tìch cực cho đất

nước và dân tộc, dù ở trong hay ngoài nước.

B. Chúc phúc cho người có nhiều quê hương

1. Bài của Claudia Việt-Ðức Borchers, Cha tôi giữa những quê hương gây cho tôi nhiều xúc động.

Có những tính tiết trong bài văn tôi thấy rất giống với những kinh nghiệm sống thực của đời mính.

Thì dụ đoạn ông Erwin Borchers, ba của Claudia Việt-Ðức Borchers, phải đi Ðiện Biên Phủ, vậy nên

đứa bé phải mang một cái tên gí gợi nhớ ông, nếu chẳng may ông không trởvề từ mặt trận này. Chi tiết này diễn tả đúng hệt tâm lý của một tập thể những người trẻ tuổi – trong đó có tôi - hồi 1964-65, tuy hoàn cảnh có hơi khác một chút. Ra trường năm 1963, tôi được điều về dậy triết tại trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long. Chỉ một ìt lâu sau tôi nhận được tờ Trí thức mới (in ronéo) của Mặt trận, mấy ―ổng

bắt liên lạc với tôi. Hồi đó, đường Vĩnh Long – Sài Gòn thường bị Việt Cộng đắp mô.

Ðólà những ụ đất lấy từ bờ ruộng lên, đắp sơ sài cao khoảng 1 mét chắn ngang qua mặt lộ, bên trong có gài chất nổ. Xe đò gặp mô phải dừng lại, nối đuôi hàng cây số, chờ công binh tới gỡ mín, xe nào cố luồn lách hoặc phá mô vượt qua sẽ bị banh xác. Trong những dịp Tết hoặc nghỉ hè, chúng tôi –

những thầy giáo trẻ tại Vĩnh Long, Sa Ðéc , Long Xuyên - thường về nhà ở Sài Gòn, do đó thường

gặp cảnh đắp mô và đôi khi cũng thấy cảnh xe đò bị banh xác. Tôi kể cho thầy me tôi nghe chuyện

đắp mô nhưng giấu chuyện ―rủ rê

của mấy ổng. Cả nhà chăm chú nghe và tỏ vẻ rất lo lắng, thầy tôi trở nên đăm chiêu, ìt nói. Từ đó, mỗi lần tôi rời Sài Gòn đi Vĩnh Long, thầy me tôi và mấy đứa em, tuy không nói ra nhưng qua ánh mắt tôi biết đều coi như tôi đang đi vào một nơi nguy hiểm, biết đâu

―chẳng may không trở về.

Trong câu chuyện, khi ra trận, ông Erwin Borchers đã ấp ủ trong lòng cái tên con gái của mính, Claudia Việt- Ðức Borchers, gọi là chút gí để gợi nhớ Ðiện Biên Phủ – Hà Nội. Mẹ tôi lại thương con theo cách khác: bà luôn luôn hỏi tôi thìch ăn món gì để bà làm cho ăn trước khi ra đi. Tôi nhớ tôi luôn đòi ăn món bún thang hoặc bánh cuốn cà cuống, một phần ví tôi thìch thật, một phần để làm cho mẹ tôi vừa lòng. Cho dù có gặp mô hay bị banh xác trên đường đi

Vĩnh Long thí hương vị cà cuống có lẽ sẽ là tìn hiệu cuối cùng gợi nhớ thầy me và gia đính tôi ở Sài Gòn.

2. Một điều nữa làm tôi suy nghĩ nhiều khi đọc bài của Claudia Việt- Ðức Borchers viết về Erwin

Borchers, đó là ý tưởng về những người sống giữa hai lằn đạn.

 Erwin Borchers tham gia hoạt động chống phát-xìt, bị Ðức Quốc Xã truy lùng phải trốn sang

Pháp. Tại Pháp lại bị quản chế ví bị tính nghi là gián điệp Ðức. Gia nhập đoàn quân lê dương

của Pháp để thoát cảnh tù đày và có thể tiếp tục chống phát-xìt Ðức. Sang Algérie rồi sang

Ðông Dương, cuối cùng thất vọng về đường lối thực dân của Pháp đã bắt liên lạc với Việt

Minh. Erwin Borchers được Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Ðồng và Trường Chinh đìch thân

đón nhận vào hàng ngũ kháng chiến. Trong suốt 9 năm kháng chiến, Erwin Borchers giữ

nhiều trọng trách trong hoạt động tuyên truyền địch vận (ra tờ báo đầu tiên của Việt Minh

bằng tiếng Pháp, kêu gọi lình Pháp và lình lê dương trong quân đội Pháp bỏ hàng ngũ, về với

chình nghĩa của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, giáo dục hàng binh, tù binh Pháp).

Erwin Borchers cũng có mặt trong trận Ðiện Biên Phủ lịch sử.

 Tuy nhiên trong ―thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, nhà chúng tôi ở bị theo dõi (...) Sau ngày giải

phóng, ông gặp rắc rối với Ðảng ở đây. Có thể nói là người ta đã bỏrơi ông, coi ông là ―quá tư sản

không đủ lòng ―trung thành với đường lối

thời ấy. Ông cấm con cái là chúng tôi

không được hát những bài hát thiếu nhi mang mầu sắc chình trị học ở trường về , bởi nội

dung các bài hát đó quá giáo điều. Cha tôi luôn chống đối mọi giáo điều, nhưng trong thâm sâu con tim ông vốn nguyên là một người cộng sản. Thất vọng vì tất cả, ông không muốn

tham gia cuộc chiến tranh giải phóngtiếp theo ở Việt Nam. Thế nên trong hoàn cảnh đó, ông quyết định trở về quê hương, nước Ðức. Chuyện đó xẩy ra năm 1966.(...) Có lần ông nói với

tôi rằng ông muốn được rắc nắm tro của mính vào một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam

(...) Trong tôi còn lại một người cha, thế nào đó, như thể một người không có quê hương (...) Với người Ðức, tôi nghĩ bằng tiếng Ðức và bên bạn bè Việt Nam, tôi nghĩ bằng tiếng Việt.

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của tôi. Tôi tự hào làm người con của mẹ cha khác biệt hai dòng

máu. Hoàn cảnh đó làm cho cuộc đời tôi phong phú hơn.

 S ống giữa hai lằn đạn là tâm lý phổ biến và đặc trưng của Việt Nam, đối với người Việt cũng như người ngoại quốc sống tại Việt Nam, như trường hợp Erwin Borchers. Thời kháng chiến

chống Pháp, rồi kháng chiến chống Mỹ, rồi thống nhất cả nước đi vào hội nhập, toàn cầu hóa

v.v., ở đâu, lúc nào trên thế giới cũng có tính trạng sống giữa hai lằn đạn, tuy nhiên hiện

tượng này như được thể hiện tập trung và rõ nét hơn cả tại Việt Nam.

Hãy lấy thì dụ tính cảnh những người cầm bút miền Nam thời chống Mỹ cứu nước trước đây.

Một bên là Mỹ, tư bản chủ nghĩa, đế quốc, xâm lược, thực dân, CIA/ một bên là Cộng sản, chủ nghĩa xã hội, VC, cách mạng, giải phóng/ đứng giữa là Quốc gia, tay sai. Trên nguyên

tắc, Mỹ = chống Cộng , Cộng sản = chống Mỹ, Quốc gia = chế độ tay sai của Mỹ nên về

nguyên tắc cũng chống Cộng. Trên thực tế, mối quan hệ giữa ba thực tại đó phức tạp hơn

nhiều chứ không đơn giản như vậy.

Mỹ tại Việt Nam chống Cộng nhưng Mỹ chóp bu tại Washington có thể đi đêm với Cộng sản.

Cộng sản cũng vậy. Vấn đề là ở anh quốc gia. Quốc gia không chỉ có nghĩa là chình quyền

―tay sai

mà còn là đám đông quầnchúng nhân dân, không đứng giữa Mỹ và Cộng sản, trái

lại khi nghiêng bên này, khi nghiêng bên kia. Anh được cả hai phìa mời mọc, nìu kéo. Thân

Mỹ nhưng làm như chống Mỹ/ đứng giữa/ thân Cộng thí Cộng sản mới để cho yên thân. Thân

Cộng nhưng làm như chống Cộng/ đứng giữa/ thân Mỹ thí Mỹ, quốc gia mới để yên, cho qua.

Ðó là cái triết lý ―thực dụng

kiểu Việt Nam để sống giữa hai lằn đạn, chình nhờ triết lý đó

mà người ta vượt qua mọi thử thách, và tồn tại được cho tới giờ phút quyết định cuối cùng.

Quốc gia/đứng giữa nhưng nếu hơi ngả sang Mỹ một chút anh sẽ bị CS dòm ngó, bị coi là

CIA, tay sai, mật vụ, chỉ điểm, có tội với nhân dân (một lằn đạn); nhưng nếu có dấu hiệu đã

ngả sang CS hơi nhiều anh sẽ bị Mỹ, quốc gia coi là ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, Cộng

sản nằm vùng (hai lằn đạn).

Tốt nhất là đóng vai ―quốc gia/đứng giữa

ngả sang Mỹ nhưng làm như không ngả sang Mỹ

hoặc ngả sang Cộng sản mà làm như không ngả sang CS. Như vậy là được lòng cả hai bên,

nếu có bị ghi sổ đen thí cũng không đến nỗi bị bắt, nếu có bị bắt thí cũng không đến nỗi bị

đánh đập tàn nhẫn hoặc bị thủ tiêu (giữa hai lằn đạn).

Cuộc chiến này có điều lạ là tôi biết anh thân Mỹ, chống Cộng hoặc anh biết tôi là thân Cộng,

chống Mỹ nhưng cả hai bên đều làm ngơ, coi như không biết, để công việc trôi qua ―bính

thường,

miễn là đừng gây ra điều gí ―nổi cộm

quá. Có nhiều trường hợp hai người ở lập

trường đối nghịch nhau còn bao che, nương tay cho nhau, thậm chì còn báo tin cho chạy trốn

trước khi việc lùng bắt hoặc thủ tiêu diễn ra (giưã hai lằn đạn).

Có một thực tế rất sâu sắc, ìt khi được nói ra: cả hai đều biết đối thủ của mính ví miếng cơm

manh áo mà phải làm như vậy, không ai hoàn toàn tin vào Mỹ, vào Cộng sản hay vào VNCH.

Ví vậy người ta đóng vai diễn của mính một cách vừa phải, không hay quá hoặc dở quá,

ngoài mồm thù ghét, hù dọa, kết án nhưng trong lòng vẫn có sự tôn trọng hoặc thông cảm,

bao che. Có những sinh viên làm mật vụ/tính báo/CIA cố ý bao che hoặc làm ngơ đối với

những ông thầy mà họ biết rõ là thân Cộng/nằm vùng. Và ngược lại (giưã hai lằn đạn).

Sống giữa hai lằn đạn nên ai cũng phải đeo mặt nạ, có con người thực và con người giả. Giả

là con người bề ngoài, một chức vụ, một nhân vật của nhà nước, của Mỹ, của VC. Con người

thực, sâu thẳm, kìn đáo, gạt bỏ mọi chức tước, nhãn hiệu. Trong tôi có những yếu tố là của

anh, trong anh cũng có nhiều yếu tố là của tôi. Cái xấu, cái tàn bạo, xảo trá và cái tốt, cái chính nghĩa, cái tình người tồn tại xôi đậu, chuyển hóa lẫn nhau. Nhiều khi, chúng được biểu

hiện bằng những hành động trái ngược với tên gọi của chúng. Rất khó đánh giá, khen chê sự

việc như là sự việc.

Sau khi thống nhất đất nước, Cộng sản đã nắm quyền, tâm lý giữa hai lằn đạn còn hay mất?

Nó đã biến đổi như thế nào?

Hồi nghiên cứu về trì thức khuynh tả tại Pháp, nhất là phong trào tháng 5-68, tôi đã đặt câu

hỏi này và câu trả lời là một nghi vấn. Ngày nay, có thể nói tâm lý giữa hai lằn đạn vẫn còn

nguyên, thậm chì tăng thêm, tinh vi, vô hình và đáng sợ hơn. Ðất nước thống nhất nhưng một số ở lại, một số ra đi. Tâm lý thân Cộng, chống Cộng, chờ xem Cộng sản ra sao vẫn còn. Anh

thân Cộng nói điều gí cũng sẽ bị anh chống Cộng hoặc anh chờ xem nghi ngờ. Ngược lại, anh

chống Cộng nói ra điều gí cũng bị anh Cộng sản, thân Cộng hoặc chờ xem theo dõi! Bản thân

anh thân Cộng, anh Cộng sản, anh chờ xem... nói ra điều gí cũng sẽ bị các anh khác nghi ngờ,

dè dặt. Chúng ta đeo mặt nạ sống với nhau. Nhiều đảng viên hoạt động bì mật, đến khi đất

nước hòa bính, cần xác minh một vụ việc, ở một giai đoạn cụ thể nào đó, công việc xác minh

thật không đơn giản. Ðôi khi phải chịu cảnh thiệt thòi, oan ức, xúc phạm danh dự... không

đáng có. Ðối với những anh em không phải là đảng viên, vấn đề càng phức tạp hơn. Kinh

nghiệm này ai cũng từng nếm qua, đó là kinh nghiệm méo mặt giữa những lằn đạn.

 Vấn đề đánh giá con người sống giữa hai lằn đạn

Vấn đề giữa hai lằn đạn gồm 5 yếu tố: 1) Ðế quốc Mỹ, chủ nghĩa tư bản; 2) Cộng sản, chủ

nghĩa xã hội; 3) Nhân dân Việt Nam; 4) chủ nghĩa yêu nước; 5) Hội nhập, toàn cầu hóa.

Liên hệ tới yếu tố 1: ta có chủ nghĩa thực dân của Pháp, chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc

Mỹ. Chế độ dân chủ, tự do/ của dân do dân ví dân. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, xâm

chiếm thuộc địa, nô lệ hóa các dân tộc... Chống Cộng sản và những người theo Cộng sản. Lằn

đạn thứ nhất.

Liên hệ tới yếu tố 2: chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, quốc tế vô

sản, chuyên chình vô sản, đấu tranh giai cấp, chuyên quyền, giáo điều, kinh tế chỉ huy, chế độ

tem phiếu v.v. Ðiểm quan trọng đáng nhớ: Quốc tếIII có đặt vấn đề giải phóng dân tộc.

Chống thực dân, đế quốc và những người làm việc cho/ cộng tác với thực dân, đế quốc. Lằn

đạn thứ hai.

Liên hệ tới yếu tố thứ 3: yếu tố chình của hệ thống. Ðang từ tính trạng thuộc địa đấu tranh

cho độc lập, chủ quyền, trở thành bãi chiến trường cho hai lằn đạn, nhân dân Việt Nam có ba

khả năng: 1) Ðấu tranh giải phóng dân tộc, ví độc lập, tự do, hạnh phúc; 2) Sau khi giành

được độc lập, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa; 3) Phát triển ―dân giàu

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

theo định hướng tư bản chủ nghĩa.

Liên hệ tới yếu tố thứ 4: đấu tranh giải phóng dân tộc có một vai trò rất quan trọng, nó là mẫu

số chung giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng

dân tộc, chủ nghĩa xã hội (quốc tế III) có thể song hành với chủ nghĩa yêu nước nhưng sau

khi đã cướp được chính quyền (chuyển từ đảng cách mạng sang đảng cầm quyền) thí chủ

nghĩa xã hội lại tách ra ví hai chủ nghĩa khác nhau về bản chất. Chủ nghĩa yêu nước phát triển

lên thành độc lập, dân chủ, tự do còn chủ nghĩa xã hội phát triển lên thành quốc tế, chuyên quyền và giáo điều.

Liên hệ tới yếu tố thứ 5: đây là nhân tố mới làm thay đổi toàn bộ ý nghĩa của các yếu tố kia.

1) Ðế quốc Mỹ và CSthay ví tiêu diệt nhau bây giờ lại bắt tay, coi nhau như ―bạn bè

thân

thiết, vừa đấu tranh vừa hợp tác; 2) Giải phóng dân tộc, độc lập chủ quyền thí bây giờ dân tộc

phải hiểu là gắn liền với quốc tế, độc lập là liên lập, hợp tác cùng phát triển; 3) Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội bây giờ thành yêu nước là phấn đấu xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh; 4) Trước kia ta chủ trương tiến thẳng từ chủ nghĩa yêu

nước sang chủ nghĩa xã hội, bây giờ ta điều chỉnh lại phải qua con đường vòng tư bản chủ

nghĩa, kinh tế thị trường ―phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

5)

Trước kia là tiến từ chủ nghĩa yêu nước lên chủ nghĩa xã hội nhưng từ những năm 1990,

trước sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, phải can đảm nhín thẳng vào

sự thật là chúng ta đang chuyển ngược từ chủ nghĩaxã hội về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa

dân tộc.

Chình sự tương tác giữa 5 yếu tố nói trên tạo ra ý nghĩa sống chết của những thân phận sống

giữa hai lằn đạn. Có một giai đoạn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội cùng nhau làm

nên kỳ tìch, sau đó là một giai đoạn lãng mạn cách mạng vô cùng nghiệt ngã; giờ đây lại cùng

nhau bước vào hội nhập, toàn cầu hóa, một kế tục truyền thống vẻ vang của dân tộc, một

đang phải bắt đầu lại từ con số không. Cả hai, tay trong tay, đại đoàn kết, đại đoàn kết. Cuộc đời thí vẫn lặng lẽ trôi, theo quy luật của nó.

3. Chúng ta may mắn sống sót và thấy được những sự thật đáng kinh hoàng hồi 1990. Erwin

Borchers không có được cái may mắn đó, ông mất năm 1984. Người cộng sản chân chình, lý tưởng

và cương trực ấy khi nhín lại chủ nghĩa xã hội hiện thực trước mặt đã không tránh khỏi u buồn, thất vọng. ―Thất vọng ví tất cả, ông không muốn tham gia cuộc chiến tranh giải phóng tiếp theo ở Việt

Nam.

Mấy năm trước khi mất, ông rơi vào tâm trạng u uất, trầm cảm. Và còn hơn thế nữa, theo

Claudia Việt- Ðức Borchers ―trong tôi còn lại một người cha, thế nào đó, như thể một người không có quê hương.

Càng chân chình, lý tưởng, cương trực bao nhiêu thí càng thất vọng, suy sụp, hụt hẫng bấy nhiêu. Hụt hẫng như bị mất chân đứng, rơi vào chân không. Không có quê hương tinh thần,

mất chỗ dựa lý luận. Chủ nghĩa xã hội đã từng là tất cả, nay thực tế trước mắt, tại Việt Nam và trên thế giới, cho thấy nó không tốt đẹp như mong ước, mà hơn thế còn chứa đựng những sai lầm, xấu xa

đáng ghê sợ. Sám hối. Vỡ mộng. Sự thật, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa yêu nước có một mẫu số

chung là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Erwin Borchers nghĩ rằng mính đã đóng góp với tư

cách một chiến sĩ Cộng sản, trong khi thực ra, theo tôi, ông đã hoạt động như một chiến sĩ đấu tranh ví lý tưởng độc lập tự do cho/với dân tộc Việt Nam. Ðây là hoạt động hết sức cao đẹp và có ý nghĩa, giống như hoạt động của các người da trắng, da mầu trên khắp thế giới đấu tranh cho hòa bính, độc lập của Việt Nam; không t hể nói là không có quê hương, chình ông cũng đã từng mơ ước ―được rắc nắm tro của mính vào một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam.

Việt Nam là một quê hương, mãi

mãi là một quê hương tươi đẹp, anh hùng trong thế giới mơ ước của Erwin Borchers. Trường hợp

Erwin Borchers là biểu tượng cho một thế hệ những người Việt và người nước ngoài trong giai đoạn

giữa hai lằn đạn, tức là giai đoạn đấu tranh chung giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội chống chủ nghĩa đế quốc. Ðó cũng là giai đoạn của những sai lầm bước đầu trong công cuộc xây

dựng xã hoäi chủ nghĩa (cải cách ruộng đất, Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc, hợp tác hóa, cải tạo tư

sản ở miền Nam). Những người Việt hải ngoại hoặc lưu vong, có một thời cũng mặc cảm như Erwin

Borchers, không có quê hương. Tới 2004, tức là 20 năm sau khi Erwin Borchers nằm xuống, tính hính và ý nghĩa mọi sự việc đã thay đổi hẳn. Bước vào thời đại công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, hội nhập toàn cầu hóa, tư bản-cộng sản ―chung sống hòa bính

theo chu kỳ xoáy ốc, những ranh giới địa lý, chình trị, tâm lý được nới rộng. Chúng ta có nhiều quê hương. Cái ―tôi

được trải rộng, quê hương được trải rộng, và sự trung thành với quê hương cũng được trải rộng, người ta nói tới double fidélité, triple fidélité (R.Aron). Claudia Việt-Ðức Borchers, dù là một nữ họa sĩ, đã dùng chữ thật tài

tính khi chọn đề bài của mính: Cha tôi, giữa những quê hương.

C. Tinh thần ngày 30.4 và 7.5

1. Có một sự trùng hợp kỳ lạ của hai con số 30.4 và 7.5: một con số chỉ ngày 30.4.75, ngày thống nhất đất nước, một con số chỉ ngày 7.5.54, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ðiện Biên Phủ. Tách ra là hai, nhưng gộp lại là một. Từ lâu, tôi thường tự hỏi, cái làm nên sức mạnh biến cố lịch sử 7.5 và 30.4

xét cho cùng là gí? Theo tôi, tinh thần, tức linh hồn, tức sức mạnh thần kỳ của ngày 30.4 và 7.5, dù là hai hay là một, là sự kết tinh của ba yếu tố: 1) đại đoàn kết; 2) ý chì quyết chiến quyết thắng; 3) ví độc lập, tự do, hạnh phúc toàn dân. Năm nay, kỷ niệm ngày 30.4.2004 và 7.5.2004, chúng ta có làm

sống lại được tinh thần ngày 30.4 và 7.5 hay không?

2. Một tâm lý hơi khác thường đang len lỏi vào tâm trì mọi người và dần dần trở thành quen thuộc, thậm chì nhàm chán, một tâm lý có vẻ mâu thuẫn khi nhắc tới những ngày lễ lớn 30.4 và 7.5: một

mặt chúng ta háo hức, tự hào, hơn thế muốn khoa trương về những thắng lợi của lịch sử dân tộc, với nhau cũng như với người nước ngoài, nhưng mặt khác chúng ta lại cảm thấy có điều gí mỉa mai,

đáng xấu hổ, hính thức chủ nghĩa trong việc tổ chức những ngày lễ đó. Hình như vì không có

sựtương hợp giữa nội dung và hình thức. Chúng ta nhắc tới ngày 30.4 và 7.5 nhưng lại thiếu tinh thần của ngày 30.4 và 7.5. Phải kết hợp truyền thống và hiện đại, biến tinh thần Ðiện Biên Phủ

(1954), Ðiện Biên Phủ trên không (1972) thành tinh thần Ðiện Biên Phủ chống đói nghèo, kém phát

triển, đưa đất nước tiến lên dân giàu nước mạnh, ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới (2004) v.v. Dĩ nhiên, là người Việt Nam ai chẳng mong muốn như vậy. Tuy nhiên, mơ ước là một chuyện,

còn biến mơ ước thành hiện thực lại là chuyện khác. Hãy nhín vào thực tế trước mắt, mấy chục năm

trôi qua, những yếu tố tạo ra tình thần kỳ của Ðiện Biên Phủ trước kia, giờ đây đã bị sói mòn, bị biến dạng như thế nào?

Ðại đoàn kết? Thực tế ta đang chia rẽ, mất đoàn kết (trong đảng ngoài đảng, Kinh- Thượng, tôn giáo, thành phần, lý lịch, giữa hai ba lằn đạn...) Ðâu rồi ý chì sắt thép, muôn người như một, hoàn thành một sứ mạng lịch sử cao quý? Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, có biết bao người lo làm ăn lương thiện, đóng góp công sức chình đáng của mính; trái lại có những ông quan cách mạng ăn

trên ngồi trốc, tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, làm giàu bất chình... chứ không phải ai cũng một lòng phấn đấu xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Ví lợi ìch toàn dân?

Nhà nước của dân do dân ví dân? Hãy tự xét lại mính xem chúng ta thực sự đang phấn đấu ví lợi ìch 80 triệu người hay chủ yếu ví lợi ìch của không đầy 2 triệu người? Muốn có Ðiện Biên Phủ, phải có tinh thần đại đoàn kết, ý chì quyết chiến quyết thắng, đấu tranh ví lợi ìch toàn dân. Không có tinh thần đại đoàn kết, không có ý chì quyết chiến quyết thắng, không một lòng đấu tranh ví lợi ìch toàn

dân, sẽ không có Ðiện Biên Phủ.

3. Ðó là hiện tượng, còn bản chất vấn đề nằm ở đâu? Chúng ta thường nói tới bốn hiểm họa là tụt

hậu, chệch hướng, tham nhũng và diễn biến hoà bính. Bốn hiểm họa trên, ai cũng thấy, chúng ta đều hội đủ cả. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh tới hiểm họa tham nhũng, xét dưới khìa cạnh tâm lý và ngữ

nghĩa học chứ không dưới khìa cạnh chình trị, xã hội (ví người ta đã nói nhiều quá rồi). Thứ nhất, ý nghĩa của một câu chữ (thì dụ chữ tham nhũng) không nằm trong chình câu chữ đó mà nằm trong mối quan hệ với hệ thống những câu chữ (thì dụ trong tiếng Việt, với các chữ ăn tiền, sách nhiễu, đút lót, trà nước, bôi trơn, tiêu cực phì, phong bí, chung chi...) và với thực tại bên ngoài câu chữ, thực tại này có thể là thực tại ảo trong đầu óc con người (―tái phân phối lợi tức,

―bao che,

―bảo kê xã hội đen kiểu Năm Cam,

chạy quyền, chạy chức, chạy tội...) hoặc thực tại sống thực bằng xương bằng

thịt (cơ chế tham nhũng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, có lộ trính, có bước đi, có đẳng cấp rất lớp lang bài bản...). Thứ hai, không những gắn liền với một hệ thống ý nghĩa, mỗi câu chữ còn tạo ra một hệ thống thái độ, cử chỉ tương ứng. Ðối với người coi tham nhũng như một hiện tượng bính

thường, phổ biến , xảy ra mọi nơi, mọi cấp, chữ ―tham nhũng

tạo thái độ chịu đựng, mỉa mai, đôi

khi đượm chút coi thường hoặc khinh bỉ. Ðối với những người coi tham nhũng như một tệ nạn xã

hội, ―từ trên trời rớt xuống

chẳng biết do đâu mà ra thí tham nhũng gây cho họ thái độ bức xúc, tím kiếm cho ra tác giả, ra địa chỉ rõ ràng để quy trách nhiệm của những người ―vô cảm,

―vô trách

nhiệm,

―dửng dưng trước mọi cảnh bất công, ngang trái trong xã hội.

Ðối với những ai coi tham

nhũng như một tội ác cần cương quyết bài trừ, chữ ―tham nhũng

tạo thái độ tuyên chiến, dứt khoát.

Ðảng viên chân chình cương quyết chống tham nhũng, anh không cương quyết chống tham nhũng,

vậy anh không phải là đảng viên chân chình. Thứ ba, nói câu chữ tạo ra hệ thống thái độ cử chỉ

tương ứng cũng có nghĩa là câu chữ nằm trong một hệ thống chuẩn mực, giá trị văn hóa, xã hội nhất định. Và cùng với nó là cả một hệ thống quyền lực. Tới đây, phát triển tâm lý của một người Việt Nam bính thường bị thử thách, nó gặp những đối kháng nội tâm không thể vượt qua được, thường là

bị rơi vào trạng thái ẩn ức, bế tắc hoặc ngụy tìn (mauvaise foi). Một mặt nó thấy cái xấu xa, đen tối, bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo của tham nhũng, mặt khác nó thấy những thứ đó (dường như) có liên hệ (mật thiết) với những giá trị, những quyền lực cao cấp (thậm chì cao cấp nhất) trong xã hội.

Hoảng sợ và thất vọng, nó trốn tránh sự thật, cố đẩy sự thật càng xa càng tốt hoặc đổ cái sự thật xấu xa kia lên đầu người khác. Cái xấu là của người khác, do người khác, vì người khác, không bao

giờ có thể là của mình, do mình và vì mình. Cái khác, người khác đó có thể là kinh tế thị trường, triết lý thực dụng, nền hành chánh quan liêu bao cấp, những thế lực thù địch, dân trì quá thấp, chệch hướng, diễn biến hoà bính, truyền thống lạc hậu, bảo thủ, trính độ quản lý tổ chức thấp kém, một số

cán bộ thoái hóa biến chất v.v. Nhờ kỹ thuật zoom out chúng ta đẩy ra xa hoặc gán cho người khác những khó khăn sai lầm, để rồi tin hoặc giả vờ tin rằng về phía mình không có vấn đề gí nổi cộm,

nhờ đó lương tâm được (tạm thời) thanh thản, trong lòng như vẫn tràn đầy kiêu hãnh và hy vọng (hão).

4. Hiện tượng tâm lý ẩn ức, thái độ ngụy tìn kể trên rồi sẽ dẫn tới đâu? Không thể trốn tránh sự thật, cũng không thể ngụy tìn mãi mãi. Có hai cách kết thúc khác nhau, tùy sự chỉ dẫn của thực tiễn cuộc sống và ý chì bản thân muốn tự giải phóng khỏi ẩn ức và ngụy tìn.

Về phìa người dân thường, tức người chủ thực sự của đất nước, chỉ cần zoom in, mọi sự thật đen tối, xấu xa lại hiện ra, trần trụi, không che đậy. Mối quan hệ mờ ảo cái xấu xa, bất công, tàn nhẫn và hệ thống quyền lực trở nên rõ ràng minh bạch hơn, người ta còn thấy được cả

mối quan hệ nhân – quả của chúng. Thấy sự thật, nói ra sự thật là bước đầu giải quyết mối ẩn

ức tâm lý rất bức xúc được chôn sâu trong lòng, đó là phát hiện và nhín nhận tôi vừa là tôi

vừa là cái–không-tôi, cái- vượt-khỏi-tôi trước kia. Hẳn chúng ta còn nhớ, cách đây khoảng 7,

8 năm, quốc hội họp bàn về tham nhũng, có một đại biểu quốc hội đã phản đối việc đưa vấn

đề tham nhũng vào chương trính nghị sự ví theo ông như vậy có khác gí công nhận - trước dư

luận trong và ngoài nước – một đất nước được Ðảng lãnh đạo và Nhà nước quản lýlại có nạn

tham nhũng nổi cộm đến nỗi phải chính thức mổ xẻ trong quốc hội! Con đà điểu biết nói này có lẽ đã chạy bộ về Úc. Ngày nay, quốc hội nhín vấn đề một cách tỉnh táo, can đảm và khoa

học hơn, chẳng hạn quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng, quyền ―cách chức

bộ trưởng

bất kể ông là ai.

Tự huyễn hoặc trong thái độ ngụy tìn, làm như thể tin nhưng thực ra không tin, không tin

nhưng lại làm cho mọi người nghĩ là mính tin, đóng kịch lừa dối mọi người và cuối cùng tự

lừa dối chình mính, những người nắm quyền lực trong tay đã giải hoặc như thế nào? Người

dân thường, khi được thực tiễn mở mắt, thí sốt sắng và nhanh chóng tự giải thoát khỏi những

ẩn ức tâm lý và thái độ ngụy tìn; với những người có chức có quyền, quá trính diễn ra lắt léo

hơn. Họ có thực sự muốn tự giải hoặc hay muốn sống mãi trong ngụy tìn? Trước nhất, ngụy

tìn là đóng kịch để che mắt người dân trong phạm vi có thể được. Giải thìch những xấu xa,

đen tối, tiêu cực của tham nhũng có nguồn gốc từ bên ngoài, do người khác, chứ không phải

do mính (điều mà báo chì và dân chúng gọi là thái độ ―vô cảm

và ―vô trách nhiệm.

) Chình

mính là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của tham nhũng nhưng lại làm như thể mính

cũng chỉ là nạn nhân của tham nhũng mà thôi. Có một hồi kịch bản này phát huy tác dụng, nó

che mắt được một số người. Những người này coi tham nhũng như một định mệnh, một thứ

―vận nước

lúc suy tàn, chẳng phải trách nhiệm củaai, nhưngđè nặng lên mọi người, không thể cứu vãn được, chỉ biết chịu đựng, than vãn, kêu trời. Thứ hai, cao hơn, ngụy tìn là đóng kịch để che mắt cả phiá tư bản chủ nghĩalẫn phía xã hội chủ nghĩa. Ðây là một thứ ngụy tìn vụ lợi, bắt cá hai tay. Một mặt chủ trương phát huy dân chủ, nhà nước của dân, do dân, ví

dân, làm kinh tế thị trường, gia nhập WTO, hội nhập toàn cầu hóa v.v., mặt khác lại chủ

trương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vế thứ nhất làm những người theo xu hướng muốn

phát triển dân chủ, tự do, kinh tế thị trường, chống chế độ chuyên quyền, quan liêu, mệnh

lệnh, giáo điều và kinh tế chỉ huy, vừa lòng, sẵn sàng hợp tác hoặc đầu tư vào Việt Nam; vế

thứ hai trấn an những người muốn kiên trí lý tưởng xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng hướng về các

nước tư bản phát triển phương Tây để trao đổi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm mà không

sợ mang tiếng phản bội lý tưởng, chệch hướng, diễn biến hòa bính. Lập trường nước đôi trên

có nhiều cái lợi, nó giúp giải thìch nhiều sự việc, từ nhiều phìa: a) nếu tham nhũng trở thành

quốc nạn, quốc nhục thí đó là ví kinh tế thị trường, tâm lý làm giàu bất chình, luật pháp lỏng

lẻo v.v.; b) con cái các ông lớn đều được gửi đi học tại các đại học danh tiếng phương Tây

(chứ không tại Nga) để trau giồi kiến thức và kinh nghiệm về phục vụ tổ quốc xã hội chủ

nghĩa một cách hiệu quả nhất; c) tại sao vẫn còn sót lại những biểu hiện của mệnh lệnh, giáo

điều? Chúng ta không thể theo dân chủ, tự do quá trớn kiểu tư bản chủ nghĩa. Chúng ta vẫn là

người cộng sản theo định hướng xã hội chủ nghĩa; d) Tại sao cần đổi mới? Cần đổi mới để

phát triển dân chủ, tự do, làm kinh tế thị trường đồng thời chống óc quan liêu, mệnh lệnh,

giáo điều v.v. Thành ra, tin hoặc giả vờ tin những điều trên thực ra có lợi nhiều hơn có hại!

Thứ ngụy tìn này là kết quả rút ra từ những bài học đổi mới tại Liên Xô và Trung Quốc. Từ

kinh nghiệm Liên Xô: đổi mới chình trị trước (dân chủ, tự do, perestroika...) cải cách kinh tế

sau sẽ dẫn tới thất bại, rối loạn, vô chình phủ; từ kinh nghiệm Trung Quốc: cải cách kinh tế

trước (vấn đề mèo trắng mèo đen...) cải cách chình trị sau có thể đưa tới thành công. Việt

Nam muốn, và trên thực tế, đang theo gương Trung Quốc hơn là Liên Xô. Tuy nhiên, có một

khác biệt rất căn bản: Trung Quốc sau khi cải cách kinh tế thực sự có cải cách chính trị (sửa đổi hiến pháp, điều lệ đảng, Ðảng phải phục vụ quyền lợi của nhân dân chứ không phải

ngược lại, công nhận quyền tư hữu chình đáng của người dân (= sổ hữu không chình đáng sẽ

bị truy cứu trách nhiệm) chống tham nhũng làm giàu bất chính, vai trò quan trọng của dân

doanh hơn quốc doanh...) còn Việt Nam thí không/ chưa thấy bày tỏ quyết tâm đó bằng hành

động, bằng cơ chế cụ thể. Desaix Anderson nhận xét: ―Không diệt tham nhũng thí không thể

phát triển kinh tế và càng ngày dân càng mất niềm tin ở nhà nước. Còn quyết tâm cải cách

kinh tế để phát triển rồi sẽ phải cải cách chình trị.

Chúng ta không diệt tham nhũng nhưng

làm như thể đang cương quyết diệt tham nhũng, không quyết tâm cải cách kinh tế nhưng làm nhưthể đang quyết tâm cải cách kinh tế, không cải cách chình trị nhưng làm như thể đang quyết tâm cải cách chình trị. Thái độ ngụy tìn này có thể đem lại lợi lộc, đặc quyền đặc lợi

cho một số quan chức cao cấp nhưng rõ ràng đang mài mòn niềm tin trong đông đảo quần

chúng nhân dân cũng như người nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Về mặt tâm lý, ngụy

tìn bị giải hoặc, nghĩa là bị vén màn bì mật, sẽ biến thành một trò hề trơ trẽn.

5. Trở lại với ngày 30.4 và 7.5. Liệu chúng ta có thể tím lại và khôi phục tinh thần ngày 30.4 và 7.5

không? Theo tôi, vấn đề không khó nhưng tế nhị. Không khóù ví thực tế ai cũng mang trong máu tinh thần đó, ngọn lửa vẫn âm i cháy chứ không tắt. Có những người ví lợi ìch cá nhân, phe đảng,

muốn đánh tráo, muốn che chắn làm nó tối đi, đây là một trò hề đã hạ màn. Tế nhị ví phải làm sao cho các anh hề có cảm tưởng như thể họ tự nguyện và chủ động từ bỏ vai hề, không chịu bất cứ một tác động nào dù tinh tế nhất từ bất cứ một ai. Vấn đề là làm cho tinh thần đó tỏa sáng trở lại. Trong hành trính tím lại quá khứ, tôi khám phá ra nhiều chân dung, người Việt Nam và người nước ngoài,

xứng đáng là biểu tượng cho hiện tại và tương lai. Trong số này tôi đặc biệt chú ý tới đại tướng Võ Nguyên Giáp và nữ họa sĩ Claudia Việt-Ðức Borchers. Tướng Võ Nguyên Giáp tiêu biểu cho tinh

thần đại hùng, đại lực và đại từ bi của dân tộc Việt Nam đang bước vào thế kỷ mới, nữ họa sĩ

Claudia Việt- Ðức Borchers tiêu biểu cho tinh thần hội nhập, toàn cầu hóa, chữ làm tôi tâm đắc nhất chình là chữ ―giữa những quê hương.

Hội nhập, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, thời đại công nghệ

thông tin ..., trong bối cảnh trên chúng ta chẳng phải là người đang sống giữa những quêhương đó sao?

TP Hồ Chì Minh - Ðà Lạt

Người đi, thơ còn lại

Phạm Xuân Nguyên

Tháng 10/2003 báo Quân Đội Nhân Dân có tổ chức một cuộc tọa đàm nhan đề ―Thơ hôm nay đi về

đâu?

. Thành phần được mời dự cuộc đó là các nhà thơ nhà phê bính thế hệ tứ thập, sau lớp chống

Mỹ và trước lớp thơ trẻ hiện nay, có thể tạm gọi là thế hệ hậu chiến. Các ý kiến phát biểu hôm đó đã được đăng lên báo [1] và đã gây ra một số phản ứng. Bị phản ứng nhất là những ý kiến cho thơ chống Mỹ đã hoàn thành sứ mệnh, bây giờ là đến một thời thơ mới. Những người phản ứng cho như thế là

phủ nhận quá khứ (một luận điệu khá sáo rỗng và cũ mòn). Tôi viết bài nay như một sự minh định

cho cuộc tọa đàm đó.

1.

Trước hết cần phân biệt hai khái niệm: Thơ chống Mỹ và Thế hệ thơ chống Mỹ. Thơ chống Mỹ là

thơ sáng tác trong thời kỳ diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, đội ngũ thơ lúc đó có nhiều thế hệ.

Đề tựa cho tuyển tập Thơ chống Mỹ cứu nước (1965 – 1967) Chế Lan Viên viết: ―Từ anh Khương Hữu Dụng cầm bút hồi sinh thời cụ Phan Bội Châu đến em bé Trần Đăng Khoa đẻ ra sau ngày hòa

bính lập lại, tất cả đều có mặt.

[2] Đội ngũ này làm nên một nền thơ chống Mỹ trong những ngày khói lửa chiến tranh.

Thế hệ thơ chống Mỹ hiểu là những người đã trưởng thành và kinh qua chiến tranh, đã có thơ trong

chiến tranh hoặc sau khi chiến tranh kết thúc mới có thơ, nhưng thế hệ nhà thơ này khẳng định mính chủ yếu là sau 1975. Hữu Thỉnh ký tên Nguyễn Hữu ở bài thơ về năm anh em trên một chiếc xe tăng

in chung trong một tập thơ chiến sĩ năm 1972, và năm 1973 anh được giải ba cuộc thi thơ báo Văn Nghệ với bài Mùa xuân đi đón, đó mới là dấu hiệu khởi đầu. Thanh Thảo được nhà thơ Chế Lan Viên giới thiệu chùm thơ 13 bài trên tạp chì Tác Phẩm Mới năm 1972, đó mới là dấu hiệu khởi đầu.

Nguyễn Duy đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ năm 1973, cũng năm ấy anh có tập Cát trắng xuất bản, đó mới là khởi đầu. Chỉ kể ra ba trường hợp, (có thể kể nhiều nữa), để thấy Hữu Thỉnh,

Thanh Thảo, Nguyễn Duy thành ra họ như hiện nay trong nền thơ Việt Nam nửa sau thế kỷ XX là ở

thời hậu chống Mỹ, họ là thế hệ thơ chống Mỹ, sự nghiệp thơ của họ là ở thời hậu chiến, và thơ hậu chiến của họ không phải là thơ chống Mỹ, không phải như khi họ viết trong thời đang chiến.

Chiến tranh kết thúc, thơ chống Mỹ kết thúc. Sau chiến tranh thơ (và văn học) viết về chiến tranh phải khác. Thơ đó đã hoàn thành sứ mạng của nó. Sứ mạng tuyên truyền và cổ vũ tinh thần chiến đấu và chiến thắng. Yêu cầu giáo dục đặt trên yêu cầu nhận thức. Hoàn cảnh chiến tranh bắt thơ (và văn học) phải thế, không chỉ ở Việt Nam, ở nước nào cũng thế.

Năm 1937 trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, A. Machado viết:

Ngòi bút tôi nếu được bằng khẩu súng

của anh thôi, tôi sẽ chết yên lòng [3] .

Năm 1969 trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Tố Hữu viết:

Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ

Hơn nghìn trang giấy luận văn chương

Thơ đó là một tồn tại, hiểu theo nghĩa Hegel, ―cái gí tồn tại là hợp lý, và cái gí hợp lý thí tồn tại

.

Chê bai, phủ nhận đều không đúng, và không được, cái tồn tại ở khách quan thí cũng mất đi ở khách quan. Nói điều này để tránh những thái độ suy diễn, quy chụp ra ngoài thơ, đẩy về phìa chình trị hay đạo đức, đó là hành động phi chình trị và phi đạo đức, không nói là phi khoa học ví cố nhiên là phi khoa học.

Chiến tranh là biến cố bất thường và khác thường trong đời sống một cộng đồng, một dân tộc, một

quốc gia, một gia đính, một cá nhân. Thơ chống Mỹ nói cái khác thường, bất thường đó một mặt như

cái bính thường, mặt khác như cái phi thường. Chẳng hạn sự chia ly là điều buồn bã, đau đớn, nhưng các chàng trai cô gái Việt Nam ngày chống Mỹ ― xa nhau không hề rơi nước mắt

(Nam Hà), và nếu có khóc thí đó là ― những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời, chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi, và rạng đông đã hừng trên nét mặt, một rạng đông với màu hồng ngọc

(Nguyễn Mỹ). Hai người yêu chia tay nhau ― anh ôm em, và ôm cả khẩu súng trường bên vai em

(Nguyễn Đính Thi).

Không thể khác được, ví tính riêng nằm trong tính chung, ngay từ thời chống Pháp đã vậy, ― anh yêu em như anh yêu đất nước

(Nguyễn Đính Thi), đến cả nỗi đau mất người yêu thương xót vò xé cũng chỉ là ―một tấm lòng trong vạn tấm lòng

khi ― nhớ nhau anh gọi em đồng chí

(Vũ Cao). Nghĩa lớn tính chung buổi vận nước mất còn đã ràng buộc mọi số phận cá nhân và tính cảm riêng tư vào cộng

đồng. Thơ chống Mỹ đã làm được điều đó.

Nhưng hễ ai đi ra khỏi điều đó thí bị coi là chệch đường, là lạc giọng, là sai sự thật. Và phải bị phê phán.

Phạm Tiến Duật nổi lên trong dàn thơ chống Mỹ với những bài thơ nói cái hiện thực trần trụi của

chiến tranh, cái ngang tàng hiên ngang của người lình. Nhưng cái trần trụi đó, cái ngang tàng đó

được khen chỉ khi nhà thơ viết theo âm hưởng hào hùng, ca ngợi. ― Thế đấy giữa Seng Phan, Nghe tiếng bom rất nhỏ

. ― Không có kính không phải vì không có kính, Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi, Ung dung buồng lái ta ngồi

. Nhưng khi nhà thơ tỉnh táo nhín vào một cuộc ném bom của kẻ thù xuống xóm làng quê hương: ― Khói bom lên trời thành những vòng đen, Và dưới mặt đất sinh ra bao

vòng trắng

thí cái trần trụi khốc liệt đó của anh đã không được thơ chống Mỹ chấp nhận. Khi anh đẩy tới nữa hính ảnh liên tưởng ― Khăn tang vòng tròn như một số không

để đi tới một nhận thức thực tế ― Không có mất mát nào lớn bằng cái chết

thí anh đã thành kẻ có tội, mặc dù bài thơ kết lại đầy tinh thần chiến đấu ― Tôi và bạn tôi đi trong im lặng, Với cái đầu bốc lửa ở bên trong

. Tội của anh được quy chiếu rất rõ ràng: cách nhín đen tối về cuộc kháng chiến.

Có thể lấy trường hợp Lưu Quang Vũ để thấy thơ chống Mỹ là gí ví anh là một người thức tỉnh sớm

và đã sớm từ bỏ dàn đồng ca thơ của thế hệ mính. Những bài thơ viết về chiến tranh ở phần ―Hương

cây

của anh trong tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt (1968) có chung giọng điệu dịu dàng,

ngọt ngào, lãng mạn của thơ chống Mỹ hồi đầu, vì như ―Tầng năm

, ―Vườn trong phố

. Nhưng anh

đã rất nhanh đối khác mính khi đối mặt với thời cuộc, với chiến tranh. Anh tuyên bố ― Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều, Rách tan cả những làn sương đẹp phủ

. Anh chán cả bạn bè ví ―mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gí mới

. Thơ anh những năm 1970 – 1975 chỉ viết cho mính về sự

thực cuộc sống và sự thực lòng mính. Cố nhiên, thơ đó không thể nào đăng lên báo được thời đó, và cả một quãng dài sau 1975 nữa.

Khi con người giết nhau

Những lá thư không biết gửi về đâu

Những hải cảng không có tàu cập bến

(Lá thu)

Hòa bình đến mong manh

Nhiều tin đồn mà chẳng có gì ăn

(Liên tưởng tháng Hai)

Tổ quốc là nơi tỏa bóng yên vui

Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất

Nhưng nghĩ đến Người lòng tôi rách nát

Xin Người đừng trách giận, Việt Nam ơi

Người có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một Người

Tất cả sẽ ra sao

Mảnh đất nghèo máu ứa?

Người sẽ đi đến đâu

Hả Việt Nam đói khổ?

Đến bao giờ bông lúa

Là tình yêu của Người?

(Việt Nam ơi) [4]

Thơ anh nhiều những câu như vậy. Trong dàn đồng ca thơ chống Mỹ với hai giọng cao lĩnh xướng là

Tố Hữu và Chế Lan Viên, một giọng thơ như thế của Lưu Quang Vũ không có chỗ, và anh cũng

không muốn có chỗ trong đấy.

Bản thân Chế Lan Viên cuối đời cũng đã ngộ ra được giọng cao chỉ là hô hào, cổ vũ, còn để nói được chuyện đời thí thơ phải nói giọng trầm. Theo ông thơ thời đó là sông Hồng vạm vỡ, nhưng ―thiếu đi một tiếng thương thầm

, cần phải để ―dòng Thương thương hộ, dù nửa dòng bên đục bên trong

.

Ông đã tự vấn, tự buộc tội mính của một thời cao giọng trong thơ như vậy.

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời

Tôi ú ớ.

Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong

Mà tôi xấu hổ.

(Ai? Tôi?) [5]

Chế Lan Viên ý thức được thơ chống Mỹ là phải thế nhưng vẫn ngậm ngùi:

Ở đất nước ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt

Tuổi trẻ chơi lau đã chơi trò đánh giặc

Kiếm làm cho con rùa không thể yên thân trong cuộc sống thường…

Thơ chỉ sống một phần cho mình còn ba phần cho nhiệm vụ

Nghĩ mà thương!

(Sử) [6]

Và ông dặn lại hậu thế mai này đọc thơ ông thí phải trừ đi:

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ

Có phải tôi viết đâu! Một nửa

Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi

Giết một tiếng đau - giết một tiếng cười

Giết một kỷ niệm - giết một ước mơ – tôi giết

Cái cánh sắp bay - trước khi tôi viết

Tôi giết bão ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ

Và giết luôn mặt trời lên trên biển - Giết mưa

Và giết cả cỏ trong mưa luôn thể

Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế

Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình

Và thơ này rơi đến tay anh

Anh bảo đấy là tôi.

Không phải!

Nhưng cũng chính là tôi - Người có lỗi

Đã phải giết đi bao nhiêu cái

Có khi không có tội như mình [7] .

Tiếng nói của một người trong cuộc đáng để suy ngẫm và thêm một luận cứ để xét đoán thơ một thời

khi thời đó đã qua.

2.

Thực ra khái niệm ―Thơ chống Mỹ

(cũng như ―Thơ chống Pháp

) đã bó hẹp phạm vi vấn đề, nội

hàm của nó đã bị thu vào chữ ―chống

. Cho nên dễ hiểu là những gí viết ra không trực tiếp chống (kẻ

thù), hay có thể bị coi là làm suy yếu tinh thần chống (kẻ thù) đều bị phê phán, loại trừ, như đã nói trên. Là chống nên đối tượng rất rõ ràng, thái độ của chủ thể nhà thơ và nhân vật trữ tính rất rõ ràng.

Và như thế thơ phiến diện là điều cũng rất rõ ràng. Có lẽ ở đây, để bao quát được hết các hiện tượng văn học như đã diễn ra trong thực tế, nên chăng dùng khái niệm ―Thơ chiến tranh

(rộng ra là ―Văn học chiến tranh

). Khi nói thơ chiến tranh thí cảm hứng và âm điệu chủ yếu là cái bi, có hùng thí cũng là cái hùng trong bi. Thơ chiến tranh có ở cả hai miền trong thời chia cắt đất nước. Hai mươi năm chiến tranh bom đạn máu lửa xương thịt, các nhà thơ ở hai miền đều đã dấn thân, nhập cuộc và

thơ của họ đều xoáy vào số phận đất nước và cá nhân (cố nhiên, mỗi bên theo cách của mính). Nhín

tổng thể, thơ miền Bắc hào hùng ngợi ca; thơ miền Nam bi phẫn đau đớn.

Đây là một kiểu ―tặng vật tỏ tính

của Trần Dạ Từ:

Tặng cho em một cuộn dây thép gai

Thứ dây leo của thời đại mới

Đang leo kín tâm hồn ta hôm nay

Đó là tình yêu anh em nhận đi đừng hỏi

Tặng cho em một xe plastic

Xe plastic nổ giữa phố đông

Giữa phố đông nổ tung từng mảnh thịt

Đó là đời sống ta em hiểu gì không

Tặng cho em cuộc chiến tranh đang tàn

Trên quê hương của bao nhiêu bà mẹ

Nơi đồng bào ta ăn bom đạn thay cơm

Nơi vải xô không đủ để chít đầu con trẻ

Tặng cho em dòng dã hai mươi năm

Hai mươi năm bảy ngàn đêm đại bác

Bảy ngàn đêm tiếng đại bác ru em

Em đã ngủ chưa hay em còn thức

Trên chiếc võng đung đưa giữa hai đầu tan nát

Râu tóc trắng phơ trùm kín tuổi mười lăm

Những cánh đồng bị băm nát mặt

Anh còn muốn tặng em nhiều thứ khác

Nhưng thôi

Chỉ xin tặng em thêm trái lựu đạn cay

Hạch nước mắt không buồn không vui

Đang dàn dụa trên mặt anh chờ đợi [8]

Đây là những lời trò chuyện với con của Du Tử Lê:

Khốn nạn cho bố không biết sẽ để lại cho con những gì

những gì đây con

khi hiện tại bố chạy ăn từng bữa còn nói chi, còn nói chi tới đất đai

của chìm của nổi.

Đêm bắt đầu thật sớm trên những lớp tôn ám khói

bố thầm nghĩ không lẽ để lại cho con những mũ sắt này với những vết xuyên thủng

những vết đạn tròn ngoan như đôi mắt trẻ thơ

(đôi mắt trẻ thơ hoài hoài nhìn bố)

và bố phải mang ơn nó rất nhiều con ạ

bởi nếu không có nó, chắc bố đã bị tiêu ma hồn phách

trước khi có kịp ý nghĩ về con

bố thầm nghĩ không lẽ để lại cho con khẩu súng trường này

một chứng tích hãi hùng luôn nhắc bố đừng quên

mày là tên sát nhân vô trách nhiệm [9]

(Câu thơ Du Tử Lê ― khi hiện tại bố chạy ăn từng bữa còn nói chi, còn nói chi tới đất đai của chìm của nổi

viết trong khói lửa chiến tranh sẽ được đồng vọng lại trong bài thơ Đánh thức tiềm lực của Nguyễn Duy viết năm 1980, năm năm sau khi chiến tranh kết thúc).

Có lẽ để thấy rõ hơn mạch thơ chiến tranh ở hai miền thời kỳ 1954 – 75 tôi xin làm một sự so sánh giữa hai tập thơ có cùng tên gọi Những năm sáu mươi.

Những năm sáu mươi, tập thơ của Huy Cận (Nxb Văn Học, Hà Nội 1968), gồm 45 bài thơ được sắp xếp thành năm phần: phần I (21 bài) nói về cuộc chiến đấu chống Mỹ; phần II (9 bài) nói về công

cuộc sản xuất xây dựng; phần III (5 bài) nói về tính cảm quốc tế; phần IV (9 bài) nói về tính cảm quê hương, đất nước, con người; phần V (1 bài) nói về cuộc đấu tranh của con người chống cái chết, giữ

sự sống. Về thể thơ, Huy Cận vẫn dùng thể lục bát, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, nhưng đặc biệt bắt đầu từ tập này thể tự do được dùng nhiều. Lục bát không có gí hay. Sau hơn ba mươi năm đọc lại tập thơ này

bây giờ có thể thấy sự cố gắng của Huy Cận (cùng nhiều nhà thơ khác hồi đó) mở rộng khuôn khổ

bài thơ để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tính cảm.

Kỹ thuật ở những bài thơ tự do tiêu biểu trong tập ( Niềm tự hào, Lời chào các dân tộc, Cầu Hàm Rồng, Người bác sĩ) là lối đối thoại, hỏi đáp: đối thoại với mính và đối thoại với người, hỏi để mà khẳng định, trả lời. Thực chất những bài thơ có giọng điệu hào hùng, ca ngợi là nhằm để nói với

người đối thoại, thuyết phục họ, khẳng định với họ thực tế anh hùng, vĩ đại của đất nước Việt Nam những ngày đánh Mỹ.

Những năm sáu mươi trong mắt Huy Cận là những năm huy hoàng khi … thế kỷ mở hai tay / Thấy

máu thắm đang dồn về mười ngón. Thơ viết ở giọng cao mang chở các ý tưởng lớn, phát ngôn của một cảm hứng nhân danh tập thể, cộng đồng:

Đánh giặc, đánh Mỹ không phải là một cuộc du chơi

Không phải đi trẩy hội

Nhưng đánh Mỹ có một niềm vui lớn

Không đùa đâu

Đùa sao được với lũ chó ngao cắn xé loài người

Đùa sao được với bọn chuyên đi gieo cái chết: chết lân tinh, chết nổ chậm, chết bột, chết hơi Không đùa đâu

Nhưng đánh Mỹ có một niềm vui lớn.

(Xin hãy nhớ lại câu thơ cùng âm hưởng của Phạm Tiến Duật ― Đường ra trận mùa này đẹp lắm

.

Các nhà thơ, dù ở hậu phương hay ngoài mặt trận, đều hát chung một bản đồng ca).

Những năm sáu mươi, tập thơ của Nguyên Sa, không được xuất bản. Nhà xuất bản Trính Bầy đã đưa bản thảo tập thơ này lên Bộ Thông Tin (Việt Nam Cộng Hòa) để kiểm duyệt từ tháng 5/1970. Nhưng

tới tháng 1/1971 tập thơ vẫn không được kiểm duyệt để đưa in, do đó tác giả đã đề nghị nhà xuất bản in ra ronéo 200 bản tặng anh em bạn bè đọc chơi. Bây giờ chúng ta chỉ có thể xét qua tập thơ này căn cứ vào bài đọc sách của nhà phê bính Phạm Việt Tuyền [10] .

Tập thơ gồm 29 bài và một bài tựa ―triết lý một cách thơ mộng về thi ca, chế độ kiểm duyệt sách và

―trò chơi

in ronéo những tác phẩm bị cấm

. Có thể có một vài ý niệm về tập thơ qua các tên bài

trong tập như sau: Sân bắn, Nhìn em nhìn thành phố quê hương, Tắm, Đám tang Nguyễn Duy Diễn,

Cắt tóc ăn Tết, Dặn vợ sắp cưới, Bao giờ, Xin lỗi về những lầm lẫn dĩ vãng, Vết sẹo, Nhìn thấy mình trong quân trường nhắn bạn, Cầu siêu cho Nguyễn Quan Đại chết ở Khe Sanh, Thằng Sỹ chết, Chào nhau, Tám phố Sài Gòn, Hỏi bạn, Buillding, Định mệnh chân dài, Lời năn nỉ. Hỏi thăm Sài Gòn, Giã từ khóa đàn anh, Chim, Vẽ, Nguyền rủa ngày, Ném đá, Hỏa châu và huyền thoại, Chỗ nằm của ta,

Lời dặn bản thân, Tóc, Điểm danh. Những bài thơ này Nguyên Sa viết khi đang từ nhà giáo phải đăng lình, chúng đã được đăng trên các báo chì Sài Gòn những năm ấy.

Đọc các tên bài đã phần nào đoán hiểu được nội dung tập thơ. Theo Phạm Việt Tuyền, nội dung đó

là: ―Không thìch bị cưỡng bách đi lình, không ưa cuộc chiến tranh đang gieo rắc chết chóc đau

thương cho toàn dân Việt, không chịu đựng nổi những cái nhố nhăng trong xã hội Việt Nam Cộng

Hòa các năm sáu mươi. Ý lớn nhất là cái ý thứ hai liên quan đến chiến tranh và hòa bình

.

Nhà thơ đang từ thầy giáo đứng trên bục giảng bị ném vào quân trường, ngơ ngác giữa sân bắn:

Bia lên ta thấy thân người

thấy ta thấy địch thấy đời lãng du

thấy tay dư thấy chân thừa

thấy tai nghễnh ngãng mắt mù óc không

Đứng trước một building nhà thơ đã tự hỏi phải đứng trên tầng nào mới thấy được hận thù trôi xuôi, thống khổ nhẹ bớt, nhục nhã rút đi, chiến tranh dừng lại, tổ quốc bính phục, hy vọng đứng lên, tuổi trẻ hồi sinh, ý thức trong veo và em mỉm cười. Đối mặt với thực tế trần trụi của cuộc chiến, nhà thơ

đã cất lên lời xin lỗi về những lầm lẫn dĩ vãng đối với những học trò ngày trước, những người anh em cùng thế hệ:

Bây giờ khẩu garant ta mang trên vai

Bây giờ khẩu trung liên bar ta mang trên vai

Ta mới biết rằng những thỏi sắt đó nặng như thế

Ta mới biết rằng trong cuộc đời dạy học ta là một thằng dốt nát

Trong mười mấy năm trời ta làm bao nhiêu tội lỗi

Trong mười mấy năm ta không nói cho học trò ta biết

Anh em ta và quê hương ta

Vác những thỏi sắt nặng như thế

Từ bao nhiêu năm nay…

Cái thường nhật ở quân trường là nỗi nhớ nhà, nhớ cuộc sống thanh bính của người lình đã được

Nguyên Sa viết ra cụ thể, riêng tư, có hính có khối:

Chủ nhật chúng mày vào thăm tao

Nhớ mang cho tao mấy miếng

Miếng văn nghệ, ôi ngon, thơ tình lả lướt

Miếng nhà in, ôi ngon, tay thợ chữ nét romain

Miếng dạy học ôi ngon

Miếng học trò trêu tao ôi ngon

Ôi ngon miếng bảng đen

Ôi ngon miếng phấn

Miếng mẹ tao lo cho tao ăn ít, miếng vợ tao sỉ vả tao làm

biếng, miếng con tao ngồi trên bụng

Miếng nhẹ tao cất vào ba lô cho chuyến tập hành quân

Miếng to tao cầm dưới tay cùng với súng đêm đứng gác

Miếng lả lướt và mấy miếng thơm nuốt trong giờ học tập

Miếng ngọt cho thao trường mồ hôi bớt mặn

Miếng bùi cho xạ trường mùi súng đỡ cay

Miếng vợ con tao cất dưới gối nằm

Miếng mắt em soi gương trong giầy đánh bóng

Tác giả dùng các thể thơ lục bát, tự do, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, trong đó các bài viết theo thể thất ngôn và thể tự do là khá nhất. Lục bát trong tập này bị lạc vận nhiều. Thể tám chữ ngắt nhịp 4/4 gây cảm giác đơn điệu buồn tẻ. Nhận xét chung, theo Phạm Việt Tuyền, là ở tập này cũng như ở các tập trước

―Nguyên Sa đã có tài sử dụng ngôn ngữ, hính ảnh và tiết điệu một cách mới lạ, đẩy thơ ca tới lý

tưởng thơ thuần túy. Hính ảnh và tiết điệu thơ nhiều chỗ rất thìch hợp với ý thơ, tạo ra những bức tranh vô cùng khêu gợi, những bản nhạc âm vang dài bất tuyệt

. Kỹ thuật thơ chủ yếu là trùng điệp và liên hoàn.

Như vậy có hai tập thơ cùng mang tên Những năm sáu mươi của hai nhà thơ ở hai miền trong thời kỳ

chia cắt đất nước. Trên phương diện nội dung hai tập thơ cho thấy hai phìa hiện thực của chiến tranh: một bên, nhín từ tầm cao của dân tộc, một bên khác, nhín từ thân phận cảnh ngộ riêng của một cá

nhân. Trên phương diện nghệ thuật đáng chú ý là cả hai nhà thơ đều có xu hướng làm thơ tự do, kéo câu thơ về gần với câu nói để diễn tả cho được những điều muốn nói trong thơ. Tập của Nguyên Sa

bị chình quyền miền Nam đương thời coi là ―thơ đen

, không được xuất bản, nhưng nó đã tồn tại

dưới hính thức in ronéo. Cả hai tập thơ đều là tác phẩm của văn học nước nhà. Như bằng chứng của

lịch sử. Như lộ tiêu của tiến trính văn học hiện đại Việt Nam.

Trong thơ chiến tranh này nổi bật là tập Chiến tranh Việt Nam và tôi của Nguyễn Băc Sơn. Như tên gọi tập thơ, những bài thơ trong đó được viết từ một tâm thế và một cách nhín cá nhân về cuộc chiến đang diễn ra bằng một giọng điệu chua chát, buồn bã pha lẫn khinh bạc, chán chường. Cuộc chiến đã lùi xa nhưng đọc lại tập thơ đó hôm nay người đọc còn ngẫm ngợi được nhiều điều.

3.

Trở lại thế hệ thơ chống Mỹ (vẫn tạm dùng cách gọi này). Sau chiến tranh, như đã nói trên, thơ họ

mới thực sự nói và nói thực sự về chiến tranh. Cái hùng một thời lắng xuống, chím đi để cho cái bi nổi lên. Như vậy, thơ chống Mỹ đã hoàn thành sứ mệnh thời chiến. Thời hậu chiến thế hệ thơ chống

Mỹ đã viết khác trong giọng điệu khác của nền thơ, nhất là khi xuất hiện thế hệ thơ sau 1975.

Khi một cô gái năm 1975 mới năm tuổi lớn lên viết về mẹ:

Cả cuộc đời cha đi bộ đội

Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương

Và trên ngực những vết thương

Cứ trở gió lại đau nhức nhối

Chiếc ba lô gió sương đã gội

Gia tài cha tặng mẹ… chỉ thế thôi [11]

Khi một cựu chiến binh Mỹ viết về một ông già xìch lô Việt Nam:

Đôi chân già này đã đi bao dặm đường

Chúng đã bước trên những lối mòn rừng rậm mấp mô ở Việt Bắc cùng Bác Hồ những năm 40

Chúng đã vượt qua những dãy núi mù sương quanh Điện Biên Phủ cùng Võ Nguyên Giáp những

năm 50

Chúng đã lên đèo xuống dốc trên đường Hồ Chí Minh với Quân Đội Nhân Dân những năm 60 và 70

Chúng đã chống đữ những bao xi măng trên đường từ Hải Phòng lên những năm 80

Đôi chân già này đã đi bao dặm đường

Mỗi sáng chúng cứng đơ như khúc gỗ

Chúng kêu răng rắc như tre nổ

Chúng quá mệt vì đi quá nhiều nơi

Lẽ ra chúng phải được nghỉ ngơi

Đôi chân già này đã đi bao dặm đường

Nhưng giờ đây tôi phải đạp xích lô đưa khách

từ Nhật, Pháp, Mỹ sang

đi vòng quanh các phố phường chật hẹp của Hà Nội

Đôi chân già này đã đi bao dặm đường [12]

thí thơ viết về chiến tranh bây giờ đã khác. Một nền thơ đánh giặc đã hoàn thành nhiệm vụ. Bây giờ

thơ không phục vụ cho việc đánh giặc nữa, mà thơ suy ngẫm cái giá thương đau mất mát để có chiến

thắng, để ngăn chặn chiến tranh đừng bao giờ xảy ra dẫu có kết thúc vinh quang. Nói như một nhà

thơ từng ra trận hồn nhiên trong trẻo trở về vẹn nguyên nhưng bây giờ anh hính dung cái chết của

mính:

Nếu tôi chết, tốt hơn đừng chết

Ai sẽ phục sinh em trong những tối không chồng [13]

Có một thế hệ thơ mới đã lên tiếng, đã khác thế hệ thơ chống Mỹ để tiếp tục nói về cuộc chiến hôm qua, và bắt đầu nói về cuộc sống hôm nay. Đừng sợ nói đến sự bàn giao và chuyển tiếp. Bởi ai cũng đã từng trẻ và cũng sẽ đến già. Những giá trị thí còn lại. Nhưng những lớp người thí ra đi và lại đến.

Hà Nội xuân – hè 2004

[1]Báo Quân Đội Nhân Dân, ra ngày thứ Sáu, 31/10/2003.

[2] T hơ chống Mỹ cứu nước 1965 – 196 7, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1968, tr. 10.

[3] T hơ Tây Ban Nha chiến đấu, Đào Xuân Quý dịch và giới thiệu, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1972, tr.

46.

[4]Lưu Quang Vũ. Thơ và đời (Lưu Khánh Thơ biên soạn), Nxb Văn Hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997.

[5]Chế Lan Viên. Di cảo thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1992, tập 1, tr. 227.

[6]Chế Lan Viên. Di cảo thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993, tập 2, tr.79.

[7]Tạp chì Văn, Paris 1992.

[8]Dẫn theo Trần Tuấn Kiệt. Thi ca Việt Nam hiện đại (1880 – 1965), Nhà sách Khai Trì, Sài Gòn 1968, tr. 961 – 962.

[9]Dẫn theo Trần Tuấn Kiệt. Sđd, tr. 1039

[10]Phạm Việt Tuyền. Tôi đọc thơ, Phong Trào Văn Hóa xuất bản, Sài Gòn 1973, tr. 179 – 196.

[11]Đoàn Ngọc Thu. Muộn, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2001, tr. 33

[12]Larry Rottman. Voices from the Ho Chi Minh Trail. Ngân Xuyên dịch.

[13]Hoàng Nhuận Cầm. Xúc xắc mùa thu, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 1992.

Phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Trần Văn Thủy

Gần 30 năm sau cuộc chiến, một trong những di sản lớn nhất của nó: sự ngăn cách giữa người Việt

trong nước với cộng đồng người Việt hải ngoại hính thành từ gần 1 triệu người Việt rời bỏ đất nước sau năm 1975, đến tị nạn tại các nước phương Tây mà tập trung nhất là ở Mĩ, vẫn là một di sản

không dễ tiếp cận cho cả hai phìa. Những giao lưu, hoà nhập, cộng tác và đối thoại giữa Việt Nam và thế giới ngày càng và sẽ không ngừng phát triển. Những sum họp và hoà giải trong các gia đính và

giữa những cá nhân người Việt trong và ngoài nước ngày càng và sẽ không ngừng diễn ra mạnh mẽ.

Nhưng tiến trính tự nhiên ấy vẫn không ngừng vấp phải những cản trở lớn của di sản lịch sử. Không hiếm khi, khả năng đối thoại dường như đã bị triệt tiêu ngay từ đầu bởi bức tường kiên cố của thành kiến, sức ỳ, tham vọng và thái độ thù địch từ cả hai phìa. Và cũng không hiếm khi, những cố gắng

đối thoại bước đầu cũng trở thành vô vọng bởi sự nửa vời và tránh né trước những cấm kị quá giới

hạn chịu đựng, bởi ảo tưởng về sự đã lành của những vết thương vẫn còn đau nhức, hay đơn giản bởi sự bất lực trước một hiện thực với quá nhiều chiều cạm bẫy.

Gần đây, tác phẩm Nếu đi hết biển của Trần Văn Thủy trở thành một trường hợp tiêu biểu cho những khó khăn của việc tiếp cận với di sản nói trên. Là kết quả nghiên cứu của một trì thức, nghệ sĩ trong nước, thuộc chương trính Rockefeller Nghiên Cứu Về Tiến Trính ―(Tái) Xây Dựng Diện Mạo và

Quê Hương Của Người Việt Ở Nước Ngoài

2000-2003 do Trung tâm William Joiner Nghiên Cứu

Về Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh, Đại Học Massachusetts Boston tổ chức và tài trợ, tác

phẩm này một mặt không hề được công luận chình thức tại Việt Nam ghi nhận, mặt khác nó gây

xung đột trong dư luận tại hải ngoại. Nhiều tháng qua, những tác giả như Phan Nhật Nam, Hoàng

Hải Thủy, Irina Zisman, Trần Nghi Hoàng... đã phê phán dữ dội công trính này cũng như những người tham gia và tổ chức nó.

, song các góc nhín ấy sẽ có ìch gí với người Việt, ―những người còn tồn tại sau một loạt những cuộc chiến tranh do ngoại bang áp đặt đã chia cắt đất nước họ thành ba, thành hai trong gần một thế kỉ, và để lại cho họ một dân tộc cuốn lốc trong những bong bóng của

chân lì và những điều giả dối

, như lời của Kewin Bowen, Giám đốc Trung tâm William Joiner,

trong phần giới thiệu tác phẩm Nếu đi hết biển?

talawas

Trần Văn Thủy(TVT): Xin chị nói cho đôi điều về tiểu sử của chị?

Hoàng Bắc (HB): Anh cần ―lý lịch

hay là ―trìch ngang

?

TVT: Chị vui tính thật, nhưng đừng gây sự với tôi. Ðộc giả muốn biết về chị, đôi chút cũng được.

HB: Theo anh, tôi nên bắt đầu từ lúc nào đây? Bắt đầu từ cái mốc năm 75 nhé, ví trước đó hơn ba mươi năm, cuộc đời tôi cũng na ná như tất cả mọi người khác: sinh ra, lớn lên, học hành, làm việc, lập gia đính, sinh con đẻ cái v.v..., có lẽ... cái cuộc đời nhàm chán! Tháng 3 năm 75 tôi đang dạy học ở Nha Trang thí xảy ra cái goiï là biến cố năm 75. Sau đó, người miền Nam đặt tên là ―Quốc Hận

, miền Bắc gọi là ―Giải Phóng.

TVT: Tôi nghĩ có lẽ cũng không hẳn là như thế. Tôi thấy có nhiều người gốc miền Bắc gọi là ngày

“Quốc Hận”. Thí dụ, những người nổi tiếng như ông Nguyễn Cao Kỳ, Trần Kim Tuyến, Cao Văn

Viên, Vũ Văn Mẫu, Phan Huy Quát, Lê Nguyên Khang, Trần Văn Tuyên... Ngược lại, có nhiều người gốc miền Nam gọi là ngày “Giải Phóng”. Thí dụ, ông Lê Duẩn, ông Tôn Ðức Thắng, ông Phạm Văn

Ðồng, ông Phạm Hùng, ông Huỳnh Tấn Phát, ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Võ Văn Kiệt, ông Phan

Văn Khải, ông Trần Văn Giàu, ông Trần Bạch Ðằng... Ðó là những “anh Hai” thứ thiệt.

HB: Anh chỉ định ―sửa sai

tôi thôi. Nhưng anh hiểu tôi muốn nói gí mà! Nghĩa là, tuy cả nước đã về một mối (thơ Nguyễn Chì Thiện đấy!) nhưng cũng từ đó, ý thức chình trị đã chia rẽ sâu sắc người Nam và người Bắc từ trong nước cho đến ngoài nước, và cũng từ đó sản sinhra một cộng đồng mới:

người Việt di tản hay Việt kiều . Không có nghĩa là trước đó người Việt ta không có mặt ở các nước trên thế giới. Pháp, Nga, Mỹ, Úc. Tàu...đâu đâu cũng có một số sinh viên, người giàu có, người có quốc tịch nước ngoài sinh sống tại các nước này. Nhưng phải đợi đến sau 1975, lực lượng người di

tảntừ miền Nam, sau đó là những đợt vượt biên, vượt biển, ô đi bộ, ô đi ghe, hát ô, đa số là người Việt từ miền Nam, đến định cư tại các nước trên thế giới thí lực lượng Việt kiềunày mới thực sự

thành hính, với hơn một triệu người, và đông đảo nhất là ở châu Bắc Mỹ.

TVT: Thế chị qua đây bằng đường nào?

HB: Tôi thuộc diện vượt biển. Sau 1975, tôi được giữ lại dạy ở trường gọi là giáo viên lưu dung, và vẫn luôn luôn được nhắc nhở rằng, khi Hitler lên cầm quyền ở Ðức đã ra lệnh sa thải và cầm tù hoặc giết tất cả các giáo viên chế độ cũ, tôi đã được nhà nước lưu dung (nghĩa là không đuổi dạy, tha không bỏ tù, không giết!).Xuyên qua các tổ trưởng, tổ dân phố, phường trưởng, khóm trưởngvốn là

các bác lái xe lam, xe thồ trước kia trong xóm, và nhất là các công an khu vực, chưa bao giờ tôi có ý niệm mạnh mẽ về quyền lực lớn như Trời lúc ấy: trời kêu ai nấy dạ, gẫm hay muôn sự tại trời, thuở

trời đất nổi cơn gió bụi, trời hành, trời ơi... Công an lúc ấy là Trời, Trời là Công an.

TVT: Gia đình của chị có dính líu gì tới chính trị không mà ấn tượng mạnh với công an thế?

HB: Không cần dình lìu đến chình trị mới có ấn tượng mạnh với công an. Anh có thể kiểm chứng với bất cứ gia đính nào vốn là người sống ở miền Nam và ở lại miền Nam sau ―Ngày Giải Phóng

.

Anh đừng bắt bẻ và nêu tên mấy ông miền Nam tập kết đấy nhé, ví hiển nhiên họ thuộc diện ―công

thần

hoặc ―gia đính cách mạng

. Ý tôi muốn nói đại đa số nhân dân Việt gốc Bắc, gốc Trung, gốc

Nam làm ăn và sinh sống ở miền Nam từ những năm trước 1975. Chẳng hạn gia đính cha mẹ tôi

trước cũng tham gia kháng chiến chống Pháp, ba tôi tham gia từ những ngày còn đi học, khi đi làm

Sở Hỏa xa của Pháp, Chemins des Fères, đã xuôi Bắc vào Nam chuyển tải người, tài liệu, đưa dắt

đường cho các đồng chì hoạt động bì mật thời kỳ Việt Minh. Việt Minh cướp chình quyền năm 1945,

ở Thủ Ðức, ba tôi ở trong lực lượng nổi dậy và từng giữ chức Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận Thủ

Ðức. Các cậu tôi, người kháng chiến ở Quảng Ngãi, người bị Pháp bắt giam và chết ở Côn Ðảo...

Lúc nhỏ, tôi là con mồ côi, ví ba tôi bị Pháp bắt tra tấn, cầm tù và ví không đủ chứng cớ để cầm tù ba tôi lâu hơn, sau thời gian suốt 2, 3 năm chuyển ba tôi từ các nhà tù Ðà Lạt, Djiring, Nha Trang, Pháp chở một nhóm tù Việt Minh ra sông Trà Khúc (?) bắn rát trên đầu và đuổi họ tự bơi qua sông đến

vùng kháng chiến, lúc đó là Liên khu Năm. Phải khai gian lý lịch là cha chết để được đi học. Nhưng dĩ nhiên gia đính ba mẹ tôi sau 1975 không thuộc diện gia đính cách mạng. Ba tôi từ hậu phương trở

về sau hiệp định Genève, là viên chức của Sở Hỏa xa, bọn chúng tôi lớn lên đi học, đi làm việc ở

miền Nam... Nếu cần nói rõ thêm, năm 1980, sau một tai nạn giao thông, ba tôi bị lãng trì, đã bị công

an bắt nhốt ví bị kết tội đã nói lời xúc phạm đến lãnh tụ. Lãnh ba tôi ra khỏi nhà giam thí ba tôi đã hoàn toàn mất trì và qua đời ngay sau đó. Ðó là một vết thương khó phai của gia đính tôi. Kể lể dài dòng để anh thấy lý lịch khá phức tạpcủa mỗi gia đính miền Nam, không dễ dàng và đơn giản qui kết một chữ gọn lỏn: bọn ngụy.

TVT: Thế theo chị thế nào là “ngụy”?

HB: Theo từ điển Hán Vịêt nghĩa là dối trá, nghĩa là giả, nghĩa là nói một đằng làm một nẻo. Theo phong kiến Minh Mạng thí ngụy là bọn làm phản, làm loạn, chẳng hạn Mả Ngụy, ở đó chôn bọn làm phản Lê Văn Khôi chống lại chình quyền phong kiến Nguyễn. Theo tự điển nhà nước XHCN Việt

nam thí ngụy quyền là chính quyền lập ra để chống lại chính quyền hợp pháp của nhân dân (Từ Ðiển Tiếng Việt, NXB Ðà Nẵng, 1996).

TVT: 15 năm qua rồi, chị thấy có gì đổi thay ở Việt Nam?

HB: Tôi chưa có dịp trở về nước nhưng qua phim ảnh, báo chì, internet, thư từ và điện thoại trao đổi với bạn bè cũ, mới trong nước và ngoài nước, tôi thấy một ―Việt Nam mới

rất khác, so với Việt nam cơ cực và kím hãm những năm 75- 85, thời tôi còn ở nhà. Ðó là chuyện rất đáng mừng. Cởi mở, tự

do, sung túc, hiện đại hơn, và bắt đầu có mặt vào các sinh hoạt thế giới... Cả chuyện Việt kiều vượt biên bất hợp pháp cũng được tự do về thăm nhà, thăm nước phải kể là một trong những điều vui vẻ...

(Nhưng có người nêu thắc mắc: nếu hằng năm người Việt nước ngoài không gửi về nước trên dưới 2

tỉ USD, năm 2002 thí con số tổng kết là 2,4 tỉ, thí chình sách của nhà nước ta sẽ ra sao?!)

TVT: Tôi nghĩ chúng ta không nên xen chuyện tiền bạc, trần tục vào câu chuyện nghiêm chỉnh như

thế này. Chị là nhà văn. Chị đánh giá như thế nào về sự giao lưu văn học trong và ngoài nước?

HB: Tôi sinh hoạt trong giới những người làm văn nghệ ở hải ngoại nên thường theo dõi ở lãnh vực này, việc giao lưu sách vở báo chì trong và ngoài nước chưa hoàn toàn tự do thoải mái, nhưng trong những năm gần đây, một vài tác phẩm có giá trị ở ngoài nước đã được phép chình thứcin lại trong

nước, như tập trường thiên Sông Côn Mùa Lũ của anh Nguyễn Mộng Giác, một vài truyện ngắn của tôi và các bạn khác đã do Nhà xuất bản Phụ Nữ TP Hồ Chì Minhin lại trong một tuyển tập, và sốt

dẻo nhất, tôi được Hoàng Ngọc-Tuấn ở Úc cho hay, quyển Văn Học Hiện Ðại và Hậu Hiện Ðại qua

ThựcTiễn Sáng Tác và Góc Nhìn Lý Thuyết sẽ được Trung Tâm Ngôn Ngữ & Văn Hóa Ðông Tây hợp cùng NXB Ðại Học Sư Phạm Hà Nội in lại ở Việt Nam. Thật là một tin vui, ví chẳng bõ công

chúng tôi hợp sức làm chung tạp chì Hợp Lưu 12 năm trước đây, với cố gắng làm một cây cầu giới thiệu văn học trong nước với người nước ngoài và ngược lại. Ở hải ngoại, nhóm Hợp Lưu bị chụp

mũ là cộng sản, thí ở trong nước lại cho là một bọn xịa, hoặc là diễn biến hòa bình! Rõ chán mớ đời.

Tôi cũng được biết giáo sư Phan Cự Ðệ và nhóm khác gồm các giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn

Huệ Chi trong nước đang chuẩn bị soạn bộ Văn học Việt Nam của cả hai miền Nam-Bắc.

Trong tương lai, những dự án hợp tác như thế sẽ định vị lại các giá trị từ chình trị, văn chương, học thuật với cái nhín cởi mở, khách quan và do đó, trung thực hơn. Mong lắm thay!

TVT: Hiện nay, gia đình con cái chị thế nào? Chị còn là một nhà giáo và qua việc học hành, trưởng thành của con cái chị ở Mỹ, chị suy nghĩ gì về ảnh hưởng của giáo dục Mỹ?

HB: Tôi vượt biển đến định cư ở Mỹ năm 1986, cùng bốn đứa con trên một đất nước xa lạ mà mính lơ mơ lắm về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục... Nhờ Trời, các con tôi chăm chỉ học hành, làm việc, 3

cháu lớn đã tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm, cháu út đang ở năm cuối đại học. Khi các cháu hầu như đều đã có trính độ đại học, trong quá trính theo dõi sức học và sức làm việc của các cháu, tôi nghiệm ra một điều là giáo dục của nước Mỹ không quá chú trọng vào bằng cấp như giáo dục ở nước

ta. Mà cũng không hoàn toàn đánh giá người qua cấp bằng đại học đâu. Nghĩ cũng đúng, nhiều người

chỉ học hết bậc trung học mà kiến thức và tài năng tự học của họ gấp mấy lần người có bằng đại học.

Nhưng ở đại học Mỹ, bọn trẻ được học hành đào tạo rất tử tế. Con trai út tôi là may và rủi, cháu bắt đầu từ lớp mẫu giáo ở Mỹ, rồi lên đến đại học, cái không may là tiếng Việt cháu kém hơn các anh chị

nó, cái may là nó được hấp thụ hoàn toàn tinh thần tự do, khai phóng, và sáng tạo của giáo dục Mỹ.

Trước kia còn ở trong nước, tôi vẫn được nghe nói đi nói lại mấy từ vựng này, tự do, khai phóng, sáng tạo mà không mường tượng được nó là cái gí?

TVT: Nếu với tinh thần tích cực, ta tiếp thu và vận dụng ở Việt Nam, thì hiệu quả có khả dĩ không?

HB: Làm sao học sinh dámkhai phóng, tự do, sáng tạo khi mà khoảng thời gian từ 75 đến 77, khi tôi là giáo viên chế độ cũdạy Văn ở hai trường trung học Lý Tự Trọng và Hoàng văn Thụ ở Nha Trang,

các đồng chì giáo viên miền Bắc dạy thao diễn tổbất cứ bài giảng văn nào cũng nhất cử nhất động

theo từng câu, từng chữ, từng liên hệ thực tếcó in sẵn trong Sách Giáo Ándo Bộ Giáo Dục xuất bản?

Tôi không quên được một chuyện cười của riêng tôi lúc đó, của riêng ví không tin ai nên không thể

chia sẻ cùng ai, bạn bè lén tố cáo nhau với công an khu vực, công an văn hóa là thường, thời buổi ấy...Một người bạn đồng nghiệp của tôi lúc đó vốn là người miền Nam, có lẽ quá khiếp sợ, trong một buổi họp tổ để thông qua giáo án chung cho các lớp, anh ấy đã phát biểu: truyện cổ Sơn Tinh Thủy

Tinh của dân gian là có tình Ðảng. Tôi đã suýt bật cười to lên nhưng đã không dám...

TVT: Xin chị nói tiếp đi.

HB: Theo tôi, bất cứ một tập thể chình quyền nào, từ tập họp nhỏ như một cơ quan, một nhà trường,

một phường, một tỉnh và lớn hơn như một đảng, một nước...mà chỉ trông mong giáo dục cho các

thành viên thành những con cừu non ngoan ngoãn, chỉ đâu làm đó, thí tập thể ấy sẽ thiếu sáng kiến, thiếu thi đua, lề mề, chậm tiến. Người dân không nên chỉ là một tìn đồ ngoan đạo, dễ mù quáng, dễ

đưa tới họa dốt nát, trí trệ, đố kỵ và tranh chấp tủn mủn lẫn nhau.

TVT: Quan hệ và cuộc sống ở Mỹ, chị thấy dễ chịu hơn?

HB: Ở Mỹ, nhất là ở thành phố tôi đang ở, cạnh thủ đô Washington DC là một thành phố đa văn hóa.

Tôi tạm hài lòng ví đã chọn thành phố này làm nơi định cư. Ở đây, người Mỹ hay nói đến sự đa dạng (diversity) và sự tiếp nhận và nuôi dưỡng nhiều văn hóa khác nhau. Mỹ, Việt, Trung Quốc, Mễ,

Cuba, Ðại Hàn, Nhật, Trung Ðông... làm ăn, buôn bán, đi chùa, đi nhà thờ song song bên cạnh nhau, không có vấn đề đối chọi nhau gí lớn. Mọi người tuân thủ pháp luật, đề huề một cách tương đối và

gín giữ văn hóa, lối sống riêng của mính được pháp luật bảo vệ.

TVT: Chị có vẻ yêu đời sống ở Mỹ và có khá nhiều kỷ niệm không vui về Việt Nam vào những năm 1975- 1985, sao chị vẫn muốn về thăm Việt Nam, và còn có ý định về sống lâu ở Việt Nam khi nghỉ

hưu, như chị thường bày tỏ với bạn bè và qua các tác phẩm văn học của chị?

HB: Thí tại tôi là người Việt. Mặc dù mang quốc tịch Mỹ, ăn không biết bao nhiêu cái hamburgers, hot dogs thí ìt hơn, bao nhiêu pounds khoai tây chiên, gà chiên, uống coke v.v. từ McDonald,

Popeyes, Burgers King, Subway. Lúc đầu thí lãnh tiền welfare của sở Xã hội Mỹ, rồi đứng bán hàng

ở các tiệm buôn Mỹ, rồi công chức Mỹ, lúc nào cũng phải đầy đủ bổn phận đóng thuế cho liên bang,

tiểu bang, đi đầu phiếu Quốc Hội, Tổng thống...tôi vẫn chưa cảm thấy tôi là người Mỹ! Có thể đó là điều khác nhau giữa tôi và thế hệ các con tôi. Tôi lại cũng không thể xem Việt Nam như một thứ quê ngoại như nhiều người cùng thế hệ tôi phát biểu, đối với tôi, ngoại là Việt Nam, nội cũng là Việt Nam. Như một cuộc ngoại tính chính đáng không chừng! Sống với vợ, với chồng, đầy đủ quan hệ, bổn phận, kể cả quan hệ tính dục, nhưng tâm hồn thí vẫn thuộc về một người khác! Ðó là nỗi oái

oăm mà các bạn tôi trong nước có thể không có, có thể thế hệ sau tôi cũng không có!

TVT: Mọi người đều nói quê hương, đất nước luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi của người xa xứ. Với chị thì như thế nào?

HB: Tôi phân biệt chình phủ Việt Nam với nướcViệt. Nước Việtnằm trong trong trái tim tôi, còn chình phủthí còn... tùy! Khi chúng ta bỏ phiếu cho Tổng thống, Chủ tịch, đại biểu Quốc Hội là ta bỏ

phiếu cho chình phủ chứ đâu có bỏ phiếu cho đất nước đâu! Chúng ta chọn vợ, chọn chồng, chọn bồ,

chọn bạn, không ai chọn cha chọn mẹ. Ðất mẹ, ngôn ngữ mẹ , ngoài người mẹ già sinh ra tôi (biological mother) hiện ở Mỹ, Việt Nam là một bà mẹ khác trong trái tim tôi. Hiện giờ, tôi kiếm ăn được cũng là nhờ tiếng Việt, trong nước tôi học Văn, dạy Văn, giờ tôi dạy tiếng Việt, tôi nói chuyện với con cái bạn bè bằng tiếng Việt, ăn uống hầu hết là cơm Việt, và nghề tay trái, ngoài việc kiếm ăn,

lại viết lách lăng nhăng cũng bằng tiếng Việt. Lúc ra khỏi nước, tôi đã sống ở đó hơn bốn mươi năm rồi. Kỷ niệm buồn ở Việt Nam không ìt, nhưng kỷ niệm vui thí cũng tràn đầy. Cuối đời rồi, không đi Việt Nam thí nghe không có lý!

TVT: Bây giờ, nếu có thể được, ta nói chuyện một chút về Cộng đồng người Việt ở Mỹ, Thí dụ, chị có thể phác họa vài nét về Cộng đồng người Việt ở Mỹ, thí dụ chị có tham gia các Hội Ðoàn, các sinh hoạt có tổ chức của người Việt trong vùng chị ở, Virginia, hay trên nước Mỹ không? Chị thấy các sinh hoạt đó như thế nào? Ðối với thế hệ chị và đối với thế hệ con em chị ở hải ngoại?

HB: Tôi đề nghị anh đọc Unbearable Lightness of Being của Milan Kundera (mà một người bạn của tôi là Trịnh Y Thư đã chuyển ngữ rất hay, sách vừa do NXB Văn Nghệ California phát hành dưới cái

tên Ðời Nhẹ Khôn Kham) để anh dễ thâm nhập và nhận diện bộ mặt của cộng đồng Việt ở hải ngoại.

Kundera viết quyển này lấy bối cảnh biến cố Mùa Xuân Praha năm 1968 và các nhóm di dân Tiệp

vào thời điểm đó, đến nay, trải qua mấy chục năm rồi, giọng điệu, ngôn ngữ, suy tư của đám di dân Tiệp vẫn còn có thể dùng để mô tả được chình xác hính ảnh các hội đoàn chống Cộng của người Việt

rải rác và đầy dẫy ở các nước Mỹ, Pháp, Úc, Canada... Lâu lâu lại phải đọc tuyên cáo này, tuyên cáo nọ, lên án bọn cộng sản trong nước và tay sai ngoài nước, lâu lâu lại có vụ đốt một quyển sách hay hăm dọa một nhà xuất bản nào đó đã dám bày bán quyển sách thiên cộng kia, biểu tính mấy chục ngàn người để chống một tên tâm trì bất bính thường không đủ tiền và đủ sức để kinh doanh nghiêm

chỉnh nên chơi nổi treo hính Bác Hồ và cờ Việt Cộng, lâu lâu lại có biểu tính lẹt đẹt vài người hay tự

thiêu, ủi xe tăng vào Sứ Quán Việt Cộng ...

Ðối với những vụ này, tôi chia sẻ với suy nghĩ của nhân vật Sabina trong tiểu thuyết của Kundera:

“...Cái yếu tính cốt lõi để trở thành người Tiệp tan biến vào hư không mất rồi...Hay vì những bậc vĩ

nhân. Jan Hus? Không ai trong căn phòng đó từng đọc một dòng chữ nào của ông. Họ chỉ có thể

hiểu được ngọn lửa, niềm vinh quang của ngọn lửa khi ông bị hỏa thiêu, niềm vinh quang của tro tàn, và do đó, với họ, yếu tính để thành người Tiệp là đám tro tàn và chỉ có thế thôi. Ðiều duy nhất giữ họ lại là sự chiến bại và những lời khiển trách lẫn nhau...”

Nên tôi không mấy ngạc nhiên khi đọc các diễn văn, tuyên ngôn, tuyên cáo cùng các bài báo ở các loại báo biếu lá cải các nhân vật cộng đồng tố cáo mạ lỵ chụp mũ tưng bừng lẫn nhau, người oan kẻ

ưng cá mè một lứa. Trung tâm William Joiner tặng cái grantanh Thủy đang làm đó cũng gây ra một

vụ kiện đang đưa nhau ra ba tòa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe

qua rồi bỏ...Anh có nhận xét gí không?

TVT: Tôi chân ướt chân ráo qua đây làm sao mà nhận xét được. Các cụ bảo: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.” Tôi nghe chị chứ.

HB: Không dám! Không dám! Nhưng anh liều mạng nghe thí tôi cũng liều mạng nói! Tôi cũng đọc được thêm một tài liệu khác nhận định về tình cách của các cộng đồng lưu vong. Trìch đoạn được

dịch và in trong tập ― Văn học Hiện đại và Hậu Hiện đại...” của tác giả Hoàng Ngọc-Tuấn:

“Trong cuộc sống lưu vong ở các nước u châu và Bắc Mỹ những năm cuối thế kỷ 20, những người

đàn ông đến từ các quốc gia chậm phát triển và nhiều rối loạn chính trị ở châu Mỹ La Tinh rất dễ

trở thành những con người thất bại. Vỡ mộng về một cuộc sống dễ dàng, cùng lúc nhận ra sự mất giá trị của bản thân trước xã hội mới qua những trở ngại trong ngôn ngữ và/hoặc trong khả năng kinh tế, cộng thêm tình trạng sống như những người không có một địa vị xã hội nào, họ thường có nguy cơ rơi vào những triệu chứng tâm lý đa nghi hoang tưởng (paranoia), vĩ cuồng (megalomania), trầm uất (folie manfaco-melancolico), hay dằn vặt với khát vọng hồi hương. Ðể xây dựng giá trị bản thân trong xã hội mới, thay vì nỗ lực hội nhập và vươn lên từng bước với sự kiên nhẫn, nhiều người lao vào và bỏ nhiều thì giờ, sức lực và ngay cả tiền bạc để tạo nên những địa vị giả (pseudo-estado) trong những nhóm sinh hoạt chính trị mệnh yểu và đầy sự cạnh tranh cá nhân. Chính những điều

này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên những xung đột trong nội bộ các cộng đồng và sự mâu thuẫn hoặc đổ vỡ trong nhiều gia đình, vì trong lúc đó, đa số đàn bà thì thực tế hơn và do đó dễ hội nhập hơn vào đời sống mới...”

Nhận định này đúng với thực tế cộng đồng lưu vong Việt nam ở Mỹ và ở vài quốc gia khác ở châu

u, Úc... Riêng tại tiểu bang California Mỹ nhận định này giúp chúng ta dễ dàng giải thìch các hiện tượng chình phủ lưu vongmọc lên như nấm tại tiểu bang này, với đầy đủ các chức vụ từ tổng thống,

thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, tổng tư lệnh quân đội cho tới tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng đều có đầy đủ tuốt luốt. Các chình phủ ma này mọc lên rồi tan đi, lại có các chình phủ khác thay thế.

TVT: Vui nhỉ! Tôi mà ở bên này, tôi cũng lập chính phủ.

HB: Vậy sao? Nếu thế thí vừa vặn với nhận định vừa nêu trên của nhà tâm lý xã hội Pedro Lopez Pujo đối với đàn ông tị nạn! Những cuộc biểu tính rầm rộ, như anh biết, có khi lên tới vài chục ngàn người, như ban tổ chức từng phô trương, như cái lần để phản đối một anh chàng dở điên dởkhùng do

những người thìch ôm micro la hét giữa đám đông tổ chức, chỉ tổ tốn tiền thuế dân đóng góp để

mướn cảnh sát địa phương canh giữ trật tự. Mọi chuyện sau đó thí cũng chím xuồng. Vùng tôi ở, lâu lâu cũng có lác đác biểu tính chống lai rai, chống trong nước và chống ngoài nước. Gần đây nhất, là chống các ca sĩ trong nước ra ngoài trính diễn.

Về những mặt tiêu cực này, tôi thấy trong nước và ngoài nước có những điểm trùng lặp thú vị. Thì

dụ mới nhất tôi đọc ở báo Công An trong nước, họ dùng cái người dở điên dở khùng để thóa mạ nhà văn Dương Thu Hương. Trường hợp biểu tính chống ca sĩ trong nước trính diễn ở hải ngoại có người

so sánh với trường hợp tài tử trong nước Ðơn Dương ra ngoài đóng phim thí bị rút hộ chiếu, bị cấm xuất ngoại vân vân...

TVT: Tôi chia sẻ với chị và cũng thấy rằng đó là một thiếu sót của người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, tôi muốn nói thêm, báo chí ở hải ngoại, trừ một số báo tôi cho là đứng đắn, phần đông vì xu thời, câu khách, thường mô tả xã hội Việt Nam đen tối, khủng khiếp. Khi đưa tin về tình hình trong nước thường có xu hướng thổi phồng, bóp méo. Cái cung cách thổi phồng, bóp méo này tôi cũng đã từng thấy ở một số báo trong nước nữa. Chúng ta làm vậy liệu có ích gì để lấp đi cái hố vốn đã sâu, ngăn cách trong và ngoài nước? Tôi có cảm tưởng hình như người Việt chúng ta vẫn kiên trì theo đuổi một bí quyết rất khiêm nhường và rất “đậm đà bản sắc dân tộc”: Ta nhất thiết phải có kẻ thù

và kẻ thù của ta càng xấu ta càng tốt, mà là người Việt với nhau nữa thì càng tiện. Ðó là thiển ý của tôi. Bây giờ chúng ta tiếp tục câu chuyện. Theo tôi hiểu, chị không muốn hòa nhập vào các tổ

chức cộng đồng? Thế chị có tham gia chút đỉnh vào việc hướng về đất nước không?

HB: Tôi không tham gia tổ chức cộng đồng nào, không phải ví tâm lý phản bác như cô họa sĩ Sabina của Kundera. Các con tôi lại càng không tham gia. Nhưng chúng tôi và những người khác không

quay lưng ngoảnh mặt với đất nước, chúng tôi giúp bà con, bạn bè, đồng bào và đất nước, theo cách của chúng tôi. Các con tôi làm việc cho chình phủ đều ký tặng trừ lương hàng tháng cho chương

trính CFC (Combined Federal Campaign) để nhờ họ chuyển tiền đến các tổ chức giúp đỡ người tàn

tật, trẻ bụi đời, trẻ mồ côi ở Việt Nam, trường dạy nghề... Vô số các tổ chức NGO (Non

Governmental Organization) hoạt động cho các dự án liên quan đến việc cho người nghèo vay vốn,

xây dựng trường học, xóa đói giảm nghèo, cứu lụt, cứu hạn....cũng nhận được sự đóng góp tài trợ của rất nhiều người Việt nước ngoài. Cũng kể đến số tiền hàng tỉ mà Việt kiều gửi về cho không biếu không bà con, họ hàng, bạn bè trong nước.

TVT: Vắn tắt thì cộng đồng người Việt, cộng đồng gốc Á châu được đánh giá như thế nào ở Mỹ?

HB: Cộng đồng nào cũng có cái tiêu cực và tìch cực. Nhưng nếu nói chung, cộng đồng di dân châu Á ở Mỹ thường được đánh giá khá cao, so với các cộng đồng khác. Thì dụ, cộng đồng người da đỏ

theo thống kê là có tỉ lệ tự tử cao nhất, các cộng đồng Nam Mỹ thí thường dình lìu ìt nhiều đến tệ

nạn xã hội. Cộng đồng đến từ châu Á, trong đó có Việt Nam, được coi là cộng đồng tương đối có

nhiều thành công trong việc hội nhập xã hội mới. Con số con em người Việt được đào tạo từ các

trường đại học Mỹ để trở thành các chuyên gia trong nhiều lãnh vực là một con số lạc quan.

TVT: Liên hệ của chị với người thân, bạn bè trong nước ra sao?

HB: Liên hệ bằng tính người. Người thân thí có bổn phận liên hệ đỡ đần đã đành. Với tôi, bạn bè,

không lưu ý chình kiến, bạn nào dễ thương chơi hợp thí kết bạn, trao đổi thư từ, email, điện

thoại...Bính thường, như những người bạn trên đời mà ta muốn gặp.

TVT: Chị không thích chơi với loại người nào?

HB: Anh hỏi tôi không thìch chơi với những loại ngườinào hả? Tôi không thìch chơi với những người hô khẩu hiệu , ở trong nước hay ngoài nước, chống cộng hay thân cộng, hay không chống mà cũng không theo. Gí cũng được, miễn là đừng nêu chiêu bài, hô khẩu hiệu rồi bắt mọi người hô theo.

Tôi thìch và tôn trọng tự do tư duy. Nên rất thìch và quý trọng cách suy nghĩ độc đáo của anh trong lúc làm phim Chuyện Tử Tế. Nói theo một giọng với đám đông, mặc đồng phục với cường quyền, mặc áo giấy với ma, thậm chì mặc cà sa đi với Phật thí bao giờ cũng sẽ được an toàn hơn, yên thân hơn, dễ dãi hơn, suôn sẻ hơn và cũng có khả năng dễ giàu có hơn, biết đâu, không chừng! Nhưng giải Nobel Văn Chương 1994, một tài năng đặc biệt của Nhật Bản, Oe Kenzaburo đã từng vì nước Nhật

của ông như một con điếm, và tệ hơn, như bộ phận sinh dục của một con điếm chuyên bán dâm cho

lình Mỹ, thí sao? Lúc đầu người Nhật phản ứng và kết án ông là phá hoại, nhưng sau đó thí tôn sùng ông như một thầy thuốc đã giúp người Nhật và nước Nhật chữa được những vết thương do tinh thần

tự ái dân tộc gây ra.

TVT: Nếu chúngta còn rất ít thì giờ được hiện hữu trên cõi đời này, cần nói lời cuối cùng, chị sẽ nói điều gì?

HB: Chúc mọi người ở lại, trong đó có các con tôi, các bạn bè tôi được hưởng thật nhiều tự do và hạnh phúc hơn tôi. Với đồng bào Việt Nam ở trong nước, đừng để tôi suy nghĩ là nước người đã cho

tôi nhiều tự do hơn nước tôi đã cho tôi và đồng bào tôi.

TVT: Tôi cảm ơn chị đã dài dòng trò chuyện với tôi. Tôi chúc chị luôn vui tình và chỉ gặp những người thìch đùa.

Virginia, mùa Giáng sinh 2002

Nguồn: Trần Văn Thủy, ―Nếu đi hết biển

, Thời Văn, 2004, tr. 79-93

Tôi không nói tiếng Ma-rốc [khi trả lời phỏng vấn của Trần Văn Thuỷ]

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Gần 30 năm sau cuộc chiến, một trong những di sản lớn nhất của nó: sự ngăn cách giữa người Việt

trong nước với cộng đồng người Việt hải ngoại hính thành từ gần 1 triệu người Việt rời bỏ đất nước sau năm 1975, đến tị nạn tại các nước phương Tây mà tập trung nhất là ở Mĩ, vẫn là một di sản

không dễ tiếp cận cho cả hai phìa. Những giao lưu, hoà nhập, cộng tác và đối thoại giữa Việt Nam và thế giới ngày càng và sẽ không ngừng phát triển. Những sum họp và hoà giải trong các gia đính và

giữa những cá nhân người Việt trong và ngoài nước ngày càng và sẽ không ngừng diễn ra mạnh mẽ.

Nhưng tiến trính tự nhiên ấy vẫn không ngừng vấp phải những cản trở lớn của di sản lịch sử. Không hiếm khi, khả năng đối thoại dường như đã bị triệt tiêu ngay từ đầu bởi bức tường kiên cố của thành kiến, sức ỳ, tham vọng và thái độ thù địch từ cả hai phìa. Và cũng không hiếm khi, những cố gắng

đối thoại bước đầu cũng trở thành vô vọng bởi sự nửa vời và tránh né trước những cấm kị quá giới

hạn chịu đựng, bởi ảo tưởng về sự đã lành của những vết thương vẫn còn đau nhức, hay đơn giản bởi sự bất lực trước một hiện thực với quá nhiều chiều cạm bẫy.

Gần đây, tác phẩm Nếu đi hết biển của Trần Văn Thủy trở thành một trường hợp tiêu biểu cho những khó khăn của việc tiếp cận với di sản nói trên. Là kết quả nghiên cứu của một trì thức, nghệ sĩ trong nước, thuộc chương trính Rockefeller Nghiên Cứu Về Tiến Trính ―(Tái) Xây Dựng Diện Mạo và

Quê Hương Của Người Việt Ở Nước Ngoài

2000-2003 do Trung tâm William Joiner Nghiên Cứu

Về Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh, Đại Học Massachusetts Boston tổ chức và tài trợ, tác

phẩm này một mặt không hề được công luận chình thức tại Việt Nam ghi nhận, mặt khác nó gây

xung đột trong dư luận tại hải ngoại. Nhiều tháng qua, những tác giả như Phan Nhật Nam, Hoàng

Hải Thủy, Irina Zisman, Trần Nghi Hoàng... đã phê phán dữ dội công trính này cũng như những người tham gia và tổ chức nó.

, song các góc nhín ấy sẽ có ìch gí với người Việt, ―những người còn tồn tại sau một loạt những cuộc chiến tranh do ngoại bang áp đặt đã chia cắt đất nước họ thành ba, thành hai trong gần một thế kỉ, và để lại cho họ một dân tộc cuốn lốc trong những bong bóng của

chân lì và những điều giả dối

, như lời của Kewin Bowen, Giám đốc Trung tâm William Joiner,

trong phần giới thiệu tác phẩm Nếu đi hết biển?

t a l a w a s

Sau khi tập Nếu đi hết biển của Trần Văn Thuỷ được in ra, trong đó có một bài phỏng vấn tôi, liên tiếp tôi bị "mang ra hành xử" hầu hết trên các báo địa phương ở Mỹ. Tôi không có cơ hội đọc được hết những bài loại này, nên chỉ may rủi nghe đuợc chuyện gí thí nói chuyện đó, mong bạn đọc thông cảm. Trần Văn Thuỷ phỏng vấn tôi không hên, nên lần này tôi tự phỏng vấn tôi.

Có bài báo nói, chị phải nịnh bợ Trần Văn Thuỷ dữ lắm, thậm chí còn dâng cả "bánh dầy kẹp chả thì là" cho chàng để được chàng phỏng vấn?

Vâng, đó là văn chương của ông nhà báo già lão thành vị thành niên [1] đang ở cùng tiểu bang tôi.

Cũng là thói thường thôi, văn hoá bính dân Việt nam hải ngoại thương ca [2] mà, hễ cứ muốn bôi nhọ

một người khác ý kiến với mính thí chụp cho nó cái nón cối [dù ở Việt Nam ngày nay không thấy có

ai đội nón cối], để làm chi, để biến nó thành địch [ảo] và do đó có ta [ảo], bôi nhọ một phụ nữ thí thêm món đánh phủ đầu cha tiên nhân cái con đĩ, cái con giật chồng người là cầm chắc thắng lợi.

Tôi nhớ nhà văn Dương Thu Hương [3] có lần sợ quá đã phải từng cáo bạch với quần hùng là chị ấy đã bất lực rồi! Khi nào gặp Hoàng lão thành vị thành niên này, tôi sẽ nhắc ổng tưởng tượng [phong phú, nghèo nàn] xem mấy vị Khánh Tuyết, Cao Xuân Huy, Nhật Tiến, Wayne Karlin, Trương Vũ,

Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong... dâng gí cho ông Thuỷ để được phỏng vấn? Và lần này tôi

phải dâng gí [cho tôi]?

Lần đạo diễn Trần Văn Thuỷ trong nước ra nói chuyện chơi, rồi nhân đề cập đến cái grant của anh

đang làm cho William Joiner Center, anh đề nghị, và cá nhân tôi thí nghĩ, ừ, thí anh muốn biết một di dân Việt kiều cù lần ở Mỹ như tôi suy nghĩ [linh tinh] gí về đất nước hắn đang sống, về cộng đồng hắn đang cùng sinh hoạt, và về những gí đã và đang xảy ra đối với tổ quốc gốc gác [mối bận tâm

hàng đầu, hàng nhí...nhưng canh cánh bên lòng] của hắn...Tôi thí nghĩ, trả lời cũng vui, và nhân thể

cũng giúp một người bạn mà mính chưa có dịp quen thân [nhưng mến mộ nhau ví xem phim, ví tấm

lòng anh gửi gắm qua Chuyện tử tế] tôi ừ, để tôi trả lời phỏng vấn cho, về sau gom lại cùng nhiều người trả lời nữa, thành tập sách mỏng Nếu đi hết biển của Trần Văn Thuỷ [4] .

Chị có tiên liệu khi một lần nói phăng ra hết những suy nghĩ của mình về một người, một nhóm, và đòi "đổi mới" nếp nghĩ của một cộng đồng... sẽ gây những phản ứng ngược không?

Bùi Văn Phú trong một bài viết trên talawas [5] đã tiên đoán tập sách nhỏ Nếu đi hết biển [NÐHB] rồi sẽ gây tranh cãi. Kevin Bowen, giám đốc trung tâm W.J. thí cho là nhiều người trả lời đã đụng đến ta-bu của cộng đồng. Và như thế theo tôi là tuyệt hay, là tự do, là dân chủ. Tất nhiên phải chờ đợi những thảo luận trao đổi và [có thể] những chỉ dạy của các cao nhân [du côn tất hữu du côn trị] giữa

những người Việt di dân thế hệ thứ nhất, xem chúng ta [chúng mính dăm đứa bô lão] đang nghĩ gí,

làm gí, có thể sẽ vui, mới, lạ, trái ngoe nhau, đâu có sao, và chân thành góp ý và [sôi nổi lên, đời tị

nạn buồn thảm của ta!]

Và bây giờ kết quả ra sao?

Và bây giờ thí vui thiệt, sôi nổi thiệt. Ví thiên hạ đồn đãi tùm lum rằng các báo chợ, báo biếu, lá cải

[ lá cải, chữ nghĩa này xin được giải thìch như sau, lá cải là mấy tờ báo chuyên dựng chuyện vô căn cứ, thì dụ như Ma Vú Dài hay Tiếng Khóc Dưới Ðáy Mồ để các bác xìch lô và các cô bán hàng buổi

trưa thay ví ngồi ngủ gục thí giải trì chút đỉnh chớ không phải ví các báo khác ganh ghét bà Bút Trà mà gọi báo bà là lá cải, bớ các bác trai, bác gái làm báo, dù là báo biếu lấy quảng cáo cũng không sao, không dựng đứng, không chửi để bán thí há sợ gí tiếng lá cải?] các báo biếu cũng có, lá cải cũng có xúm nhau chửi bới tưng bừng, phân tìch này nọ mấy câu giả nhời của tôi, bênh và chống [tôi suông miệng nói thôi, hic hic, không có ai bênh tôi trong mấy tờ lá cải, bây giờ thí cơn dịch lại lây lan sang mạng lưới, chỉ có ta ảo và địch ảo, quyền lực ảo và bút lực ảo tự đấm vào bóng mính...] Tôi đang nói tới mấy bài viết về NÐHB trên www.gio-o.com [hai bạn Lê Thị Huệ và Trần Diệu Hằng chủ trương] là một thì dụ và có thể là một thì dụ duy nhất. Tôi hiểu. Chì Phèo [sau] ăn vạ văn chương để bỗng thấy mính có quyền lực hẳn ra, oai ra, hơn là cứ suốt đời yên phận làm anh cùng đinh vô

danh Chì Phèo [trước]. Ðấm vào...cối xay gió rồi xênh xang xiêm áo [giấy] nói là ta đã trừ gian diệt bạo. Tôi cũng hiểu.

Bây giờ chị đang vui hay buồn vì những bài viết loại này?

Là tác giả của mấy câu giả nhời được mang ra đấu đá, trước hết tôi cực lực biết ơn quý vị lá cải cũng đã đọc tôi [mính viết ra mà không ai đọc thí buồn chết, ai cũng được, lá cải cũng tốt] để quy cho tôi nhiều thứ tội, xẻ từng lời từng chữ của tôi để xét nét, diễn dịch ý này ý nọ. Và đi xa, quá xa, những gí tôi nói. Cái này dui thiệt, thiệt dui dí dẽ dỏi. [vui ví vẽ giỏi] Ðời tị nạn của tôi từ nay lên hương nhờ

mấy câu nói [linh tinh] của tôi. Quà tặng vĩ đại và bất ngờ. Có bác còn cất công điều tra và dựng lên những gia cảnh tào lao về ba má tôi, cứ như rận trong chăn nhà tôi, cứ như chuyện ngồi lê, truyện ngắn, truyện dài, hoặc tiểu thuyết hoang tưởng chì rận.

[Nhưng sẽ không phải nếu tôi quên không cám ơn những người đọc nghiêm túc và yên lặng đã trao

đổi nghiêm túc với tôi...]

Dui rồi, chị có còn được dui tiếp không?

Hết cơn ham vui, tôi lại giật mính. Thiệt sao, chuyện này chuyện nọ của tôi, tôi đâu có nói vậy [i do not mean that] ủa, sao quý cụ lại chặt đầu chặt đuôi, ủa, sao các bác lại lái [heo] lái [sách] lái [xe] lái lạc [văn chương] một lèo ra xa lộ? Ðể đạt đúng yêu cầu tấp vào lá cải dựng đứng và chửi để bán hả?

Nguy hiểm. Chữ với nghĩa. Chữ đi đằng chữ, nghĩa đi đằng nghĩa, hầm bà lằng, tả pì lù, thập cẩm,

một nồi cháo heo nấu bằng nước cơm heo chua lè cho heo ăn. Tôi nói tiếng Việt mà cứ như nói tiếng Ma-rốc không bằng. Ðấy là những người ở cùng thời với tôi [năm 2004], cùng Huê kỳ xứ, có người

ở cùng thành phố với tôi, cùng tiểu bang [Virginia], cùng đọc, viết, nói tiếng An-na-mìt, tam tứ ngũ

lục cùng [nhưng không thể tòng tam tụ ngũ] với tôi. Nên tôi rỡn tóc gáy. Thôi chết, nếu vậy làm sao tôi đọc đúng được những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, họ sống, hìt thở cách xa tôi

hàng ngàn năm tìt tè. Ðọc Lý Ðợi, Bùi Chát...ở La Hán Phòng, thơ jác, thơ nghĩa địa, Sáo Chộn Chong Ngày [6] ngữ nghĩa thơ ca tùm lum lại càng thấy hoảng ví sự Vô Cùng của ngôn ngữ [tiếng Việt]. Quyền của người đọc lớn lắm. Tất nhiên tôi phải tôn trọng. Ngôn ngữ Mìt lại vốn không thuần khiết, viết một câu đã phải vận dụng tới hàng năm bảy chục chữ Hớn Việt rồi. Xin hải nội chư quân tử lượng tình thứ lỗi cho nữ nhân nan hoá này vì văn chương thì vô cùng, chữ tác đánh thành chữ tộ, hải ngoại chư quân tử lại đánh chữ tộ thành chữ tô, thế là khổ lắm nói mãi [chôm của Vũ Trọng Phụng] nói gì cũng không thông, nói lắm xa lắm, nói nhiều sai nhiều, chân lý bỏ chạy, chân cẳng thì nằm lại thẳng cẳng. Trân trọng kính chào.

Tôi đã không nói tiếng Ma-rốc [khi tôi trả lời phỏng vấn Trần Văn Thuỷ]. Nhưng khi bất cứ người

đọc nào [cũng có quyền] thêm một chữ [đã có sẵn trong cái đầu của hắn] hay bớt đi một chữ [đã

không có trong cái đầu của hắn] là tiếng Việt tôi lập tức biến thành tiếng Ma-rốc.

Nghe nói một tiên sinh [7] [tự phong] thuật lại, khi được Trần văn Thuỷ gọi chị là nhà văn, chị lấy làm vinh dự và "vui lên", tớn lên lắm. Nhiều người thích được gọi là nhà văn, chị cũng thích à?

Văn chương hậu hiện đại thí tác giả nói một chút, tự điển độc giả nói hai chút là đúng rồi. Nhưng Phượng cầu kỳ hoàng [khổ quá, lại sino-viet!] chim phượng không có con hoàng hót qua hót lại thí không thể thành khúc phượng hoàng. Gà thí gáy, chó thí sủa, chim thí hót, rồng thí bay, rắn thí bò, rận thí chui vào chăn bẩn, người mạnh thí chạy, kẻ yếu thí lết, người sang đi xe, người nghèo đi bộ

[đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi xe,] mỗi loài một việc thí mới trái đất đề huề. Tôi ước chi mính được gọi là Nhà văn...không là ai[8] theo mấy định nghĩa của ông Nguyễn Hưng Quốc, nhưng tiếc quá, hôm nay tôi đang làm "nhà giả nhời phỏng vấn".

Một câu hỏi cuối: chị trả lời Trần Văn Thuỷ để được trả 300 đô la [9] và để được cấp hộ khẩu sống ở

Việt Nam [10] hả? Tôi nghe họ nói, không phải, viết như thế trên mặt báo [chợ]...

[nhăn mặt và hả họng và giơ hai tay lên trời rồi cười sằng sặc như đười ươi.]

Cám ơn chị Hoàng Bắc. Chúc chị cứ được chịu khó xem phim hề [giễu dở] như thế dài dài, theo tôi, thế là nhà chị sẽ còn được...gân nhiều lắm đấy!

Thực hiện tại Virginia, tháng 6 năm 2004

[1]Nhà báo Hoàng Hải Thuỷ tuyên bố một câu xanh rờn: "Sau khi đi hết một vòng [sự nghiệp làm báo] thí về [làm] với [báo chợ] Sàigòn Nhỏ...mãi không thể lớn".

[2]Bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông

[3]Dương Thu Hương, Thực ra tôi là một người phụ nữ khá cổ hủ, talawas ngày 30.06.2002

[4]Nếu đi hết biển, Trần Văn Thuỷ do NXB Thời Văn, California xuất bản. Ðình chánh của người phỏng vấn: không phải do William Joiner Center xuất bản, như các bản tin thiếu thông tin của các

hội đoàn ta.

[5]Bùi Văn Phú, Văn học có thể làm nhịp cầu hoà giải trong ngoài nước ngắn lại, talawas ngày 30.01.2004

[6]Bùi Chát, Sáo Chộn Chong Ngày, Giấy Vụn in photo 50 bản, TP Hồ Chì Minh. Thơ Nghĩa Ðịa, sẽ

xuất bản.

[7]Người này [xưng là Thông Biện tiên sinh] cùng với nhà báo họ Hoàng phán đoán rằng Trần Trường là người tâm trì bính thường. Có lẽ họ không biết chuyện Trần Trường tự xưng là Ðức Cha

Trời và bắt "đệ tử" chui qua háng hắn ở Canada (theo bản tin CNN). Chú thìch của người phỏng vấn.

[8]Nguyễn Hưng Quốc, Nhà văn...không là ai?, Văn Hoá Văn Chương Việt Nam, NXB Văn Mới, 2002. Ðăng lại ở talawas ngày 17.05.2004

[9]Thông tin này của báo chợ Sàigòn Nhỏ, phát hành California, Mỹ.

[10]Thông tin này từ một bài viết về NĐHB ở www.gio-o.com

Huy Đôn Hồ Phạm dịch

Gạo đắng

Brigitte Voykowitsch

Gạo và đồng lúa thường xuất hiện trên tựa những cuốn sách về Việt Nam. Cảnh những con người,

phần lớn là phụ nữ đội nón lá, lom khom gặt hái trên những đồng lúa xanh mướt là một trong những

môtìp bưu thiếp và nhiếp ảnh được khách du lịch chuộng nhất. Nhưng cái đẹp bề ngoài này lại khiến Dương Thu Hương liên tưởng đến một hiện thực đời sống có thể dùng những khái niệm như nhục

nhằn hoặc đàn áp để mô tả. Trong tựa đề một tiểu thuyết của bà cũng có từ "gạo", nhưng đi cùng với phụ từ "đắng" [1] . Dương Thu Hương nói: "Dân tộc tôi nhọc nhằn kiếm sống. Trước kia dân tộc tôi dồn sức, năng lực và trì tuệ để chống ngoại xâm, còn nay để kiếm sống, ví bát cơm manh áo. Ai sống nhờ lúa và đồng ruộng thí phải lội bùn. Khi phải còng lưng gặt lúa người ta không thể ngẩng mặt lên trời được." Trời ở đây với bà không phải là thượng đế hay cõi Niết Bàn mà là điều kiện sống cho thế

giới này, là tự do dân chủ mà bà vẫn bảo vệ trong những tác phẩm văn học và chình trị của mính từ

gần hai thập kỉ nay.

Bị bôi nhọ và uy hiếp

Ðã có lần bà tuyên bố chưa bao giờ có ý định trở thành nhà văn, chỉ đơn giản "từ nỗi đau" mà bà buộc phải cầm bút, thế thôi. Và bà sẽ tiếp tục viết dù hơn một thập kỉ nay tất cả các tác phẩm của bà chình thức bị cấm ở Việt Nam. Dương Thu Hương tự xem mính là con chiên ghẻ, là persona non

grata đối với cái chình quyền đang theo dõi bà, đã cắt điện thoại của bà từ hơn một năm nay và tím cách ngăn chặn mọi liên lạc giữa bà với người ngoài. Lần bắt liên lạc đầu tiên qua nhiều đường vòng được Dương Thu Hương trả lời rằng nếu chúng tôi gặp bà thí có thể lần sau sẽ không được chình

quyền cấp thị thực nhập cảnh nữa. Gần đến ngày hẹn, liên đoàn các hội hữu nghị Việt Nam phụ trách các tổ chức phi chình phủ nước ngoài cũng cảnh cáo như thế.

Rồi cuộc gặp cũng diễn ra ở Hà Nội không gặp trở ngại gí. Trước khi trả lời câu hỏi đầu tiên, Dương Thu Hương nhắc rằng tai bà không được tốt. Năm 1968 màng nhĩ bên phải của bà bị thủng ví những

đợt ném bom dữ dội trong chiến tranh Việt Nam, hay „Kháng chiến chống Mỹ― như cách gọi ở Việt

Nam. Nếu sống ở nơi khác thí bà đã đi phẫu thuật từ lâu rồi. "Nhưng ví là một con chiên ghẻ ở đây nên tôi không dám vào bệnh viện. Ở nước chúng tôi, bệnh viện là nơi người ta rất dễ giết mính hoặc giết người."

Vào năm 1967, lúc 20 tuổi, Dương Thu Hương vào một tiểu đội thanh niên xung phong "tiếng hát át tiếng bom". Chỉ có 3 trong số 40 thành viên tiểu đội còn sống sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Vậy mà năm 1979 Dương Thu Hương lại ra mặt trận khi Trung Quốc tấn công Việt Nam ví quân đội Việt

Nam tiến vào Campuchia lật đổ chình quyền Khmer đỏ được Bắc Kinh ủng hộ. Ðối với Dương Thu

Hương, bảo vệ điều mính tin là chuyện đương nhiên, ngay cả khi nguy hiểm đến tình mạng. Tuy

nhiên bà cũng quyết từ chối mọi hính thức sùng bái anh hùng, nhất là khi chình quyền Việt Nam lạm dụng sự sùng bái này để trói buộc nhân dân.

Ngày 7 tháng 5 năm nay là lễ kỉ niệm 50 năm chiến thắng Pháp ở Ðiện Biên Phủ. Sang năm là kỉ

niệm 30 năm ngày Sài Gòn thất thủ. Nhưng đằng sau những tôn vinh chình thức này, Dương Thu

Hương lại thấy những nỗi đau không được phép nhắc đến, những câu hỏi cấp thiết không được phép

đặt ra, những lời kết án đúng đắn không được phép nêu lên. Ví đức tin, bà đã tham gia kháng chiến chống Mỹ. Nhưng không lâu sau ngày giải phóng Sài Gòn bà cảm thấy mính bị lừa, khi nhận thức

được "cuộc kháng chiến chống ngoại xâm" thực chất ban đầu là cuộc nội chiến giữa miền Bắc cộng sản và chình quyền quân phiệt theo tư bản ở miền Nam.

Bà cho rằng cái nhín chình thống về chiến tranh là giả dối. "Ðất nước này đã phải trả một cái giá quá đắt để nuôi dưỡng quân đội và công an, những lực lượng an ninh này hiện so với dân số vẫn quá

nhiều về số lượng. Dân tộc này đã mất hàng triệu người, đã xuất hết sức lực cho chiến tranh để hôm nay không còn sức mà sống một cách đàng hoàng nữa. Chình quyền lại biết cách lợi dụng điểm yếu

và trạng thái tâm lý này của dân chúng. Các lực lượng an ninh hưởng lợi bằng cách vừa cai trị và đàn áp, lại vừa phỉnh nịnh người dân bằng những ngôn từ khoác lác về quá khứ cũng như về cuộc chiến

chống Mỹ. Chình quyền này chẳng khác gí kẻ làm tính với xác chết, lấy sức mạnh từ quá khứ để trấn áp dân chúng. Và dân chúng cũng đủ mù quáng để mê mẩn những lời khoác lác đó. Thông thường

một nước càng nghèo bao nhiêu lại càng say mê huyền thoại bấy nhiêu, ví ở đó người ta phải bám

vào những huyền thoại để tồn tại, để quên đi hiện thực đắng cay."

Nỗi sợ thẳm sâu

Theo Dương Thu Hương thí tất cả những số liệu tử vong trong cuộc chiến tranh chống Pháp và

chống Mỹ từng được chình quyền công bố đều là bịa đặt ví chúng quá thấp. "Nhưng chình quyền lại nương vào sự mê muội và hèn nhát của dân chúng. Mọi người đều biết điều ấy từ lâu nhưng tất cả

đều câm lặng." Năm 1987 dường như có thay đổi. Thế nhưng "đúng là một trò lừa đảo!" như Dương Thu Hương hồi tưởng. "Chình quyền này chưa bao giờ thành thật với dân cả." Vào thời điểm đó "lời kêu gọi các nhà văn và giới trì thức hãy nói thẳng nói thật và đóng góp vào công cuộc đổi mới xã

hội" chỉ là lừa đảo. Từ đầu những năm 80 Dương Thu Hương đã chống lại kiểm duyệt, giờ đây bà đề

cập đến việc đảng cộng sản phản bội những tiêu chì trước kia, sự tham nhũng trong nội bộ đảng, sự

vong thân ví tham chức quyền của giới trì thức và cuộc cải cách ruộng đất gây hậu quả trầm trọng

hồi những năm 50 trong nhiều tiểu thuyết của mính. Tác phẩm của bà được tiêu thụ đến hàng trăm

nghín bản. Những bài chình luận đòi hỏi dân chủ và nhân quyền của bà gây được tiếng vang lớn.

Thế nhưng mùa xuân chình trị mới chớm dậy chỉ một năm sau cuộc mở cửa về mặt kinh tế, còn gọi

là Đổi Mới, không kéo dài được bao lâu. Trước tính hính xáo trộn ở Ðông u, chình quyền lại vội vã cuống cuồng tím cách làm câm hẳn những tiếng nói mang tình phê phán. Tổng bì thư đảng Nguyễn

Văn Linh có mời Dương Thu Hương đến gặp mính,"ông ta yêu cầu tôi cộng tác, hứa cấp cho tôi một căn nhà như cho các bộ trưởng và mời tôi đến dùng cơm. Nhưng tôi từ chối." Dương Thu Hương bị

khai trừ khỏi đảng, sách của bà bị cấm, năm 1990 bà phải ngưng quay cuốn phim "Nơi nương náu của những người tuyệt vọng" ví lời đe dọa công khai "nếu không thí xin tì huyết" và toàn bộ phim âm bản đều bị hủy. Tuy nhiên bà chuyển được một tác phẩm nói về những mất mát của con người

trong chiến tranh và sự đồi bại của chủ nghĩa anh hùng với tựa Tiểu thuyết không đề sang phương Tây. Sau đó bà bị bắt vào năm 1991.

Giờ đây bà bảo: "Những nhà văn ìt ỏi còn can đảm phải lên tiếng. Ví mọi người đều sợ, sợ đến phát khiếp cái gọi là lực lượng an ninh. Nhưng các tác giả phải lên tiếng rằng cái giá phải trả là quá đắt, phải kể ra sự thật là người ta đã chết ra sao. Họ ngã xuống như lá rơi xuống đất, rối lặng lẽ mục rữa trong bùn lầy. Và giờ đây người ta kỉ niệm cái chiến thắng vô nghĩa với dân tộc chúng tôi một cách tởm lợm bằng tuyên dương và diễu hành. Sự trọng thể này chỉ để đè nén những giọt nước mắt và

những lời kêu gào ví cuộc sống bất công."

Nhờ sự phản đối của quốc tế nên bảy tháng sau Dương Thu Hương được trả tự do. Năm 1994 bà

sang Pháp vài tháng nhưng lại bị tước hộ chiếu sau khi về nước. Từ đó bà không rời Việt Nam nữa,

một mặt ví chình quyền đã nhiều lần từ chối không cho bà đi theo những lời mời từ nước ngoài, mặt khác ví bà biết quá rõ là "người ta không muốn gí hơn là trục xuất tôi. Chình ví thế mà tôi phải ở

đây. Như chơi cờ vậy." [2]

Dương Thu Hương bảo bà không sợ gí cả. "Tôi sống bính thường ví tôi sẵn sàng chết bất cứ lúc nào.

Ðã hai lần người ta dàn cảnh tai nạn hòng giết tôi." Những người chống đối chình phủ khác cũng tường thuật về những tai nạn như vậy. Dương Thu Hương nói: "Ai rồi cũng phải chết. Nhưng tôi muốn sống theo nguyên tắc của tôi. Ít nhất người ta phải nhổ vào những bộ mặt quyền lực để vượt

qua cái sợ đang làm mọi người ở đây tê liệt." Cuối năm nay thêm một tiểu thuyết nữa của bà sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh với tựa đề No Man"s Land. Còn bà hiện đang viết một tác phẩm mới về

những khó khăn về tâm lý của giới trẻ sau chiến tranh. Dù viết gí đi nữa thí tự do và dân chủ vẫn là những đề tài lớn của bà.

[1]„Bitterer Reis― (Gạo đắng) là tựa đề bản dịch tiếng Đức cho tác phẩm „Những thiên đường mù―

của Dương Thu Hương (Goldmann, München 1991)

[2]Liên hoan văn học thế giới lần thứ 4 tại Berlin (21.9.2004-02.10.2004) đã chình thức mời nhà văn Dương Thu Hương tham gia: http://www.internationales-literaturfestival-

berlin.de/bios1_1_5_200.html. Đây là lần đầu tiên một nhà văn từ Việt Nam được mời tham gia Liên hoan này.

Quên và nhớ: Người Việt trên thế giới, chúng ta là ai?

Nguyễn-võ Thu-hương

Còn non năm nữa là đủ 30 năm sau cuộc chiến. Thế giới đang trong một cuộc chiến khác. Trên

những diễn đàn công cộng ở Mỹ và trên thế giới, sau 3 thập kỷ cố công quên lãng, người ta bắt đầu nhớ về cuộc chiến ở Việt Nam. Trì nhớ đang được mang ra rọi chiếu trên địa hính Trung Ðông đó

chình là lịch sử của chúng ta.

Vậy chúng ta là ai ở thời điểm này? Và chúng ta có điều gí để nói?

Quên và nhớ

Trong 3 thập kỷ qua, tiếng nói người Việt Nam có quá khứ Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đã

bị xóa sổ ở trên chình Việt Nam, và tại Mỹ (cũng như những nước định cư khác ở phương Tây).

Ở Việt Nam, nhà nước chiến thắng đã bôi xóa cả một xã hội cũ bằng bạo lực: đàn áp, phân biệt đối

xử, trại cải tạo, vân vân. Và chưa bao giờ trong suốt 30 năm, nhà nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng

Cộng Sản cho phép người dân Việt Nam có khoảng trống hay diễn đàn công cộng đánh giá lại lịch sử

ngăn cách, nhớ lại những kinh nghiệm đau thương—nhất là của người Miền Nam, để tiến đến sự hòa

hợp hòa giải nào đó với nhau và với quá khứ của nhau. Cái mà nhà nước cho phép gần đây là kinh tế

thị trường và sự thăng tiến của những giai cấp trung và thượng lưu mới, bao gồm những phần tử đặc quyền đặc lợi làm ăn trong kinh tế tư bản xuyên quốc gia và ngay cả những thành phần giai cấp Miền Nam cũ đã từng bị đàn áp.

Ngoài Việt Nam, trong thời chiến, cả hai phe tả và hữu ở phương Tây đều không thật sự nhín thấy

những người thuộc Miền Nam. Ðối với họ chỉ có hai phìa trong cuộc chiến: Cánh tả thí chỉ thấy Ðế

Quốc Mỹ một phìa và phìa kia là Nhân Dân Việt Nam oai hùng chống ngoại xâm; cánh hữu thí chỉ

thấy Thế Giới Tự Do một phìa và phìa kia là Miền Bắc Cộng Sản áp bức độc tài. Não trạng của

Chiến Tranh Lạnh không cho phép họ thấy có rất nhiều thành phần, phe phái, và nhất là con người ở

Miền Nam với nguyện vọng cuả họ. Trong tầm nhín Chiến Tranh Lạnh, người Miền Nam Việt Nam

là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống cộng sản. Người Mỹ hậu chiến chỉ nhận ra những di

dân Việt nam trong não trạng này. Ngoài ra thí lịch sử đặc thù của cộng đồng di dân đã bị bôi xóa và sáp nhập vào xã hội không cân bằng giữa ―dòng chình

và thiểu số, giữa da trắng và da màu. Không

nói, chúng ta ai cũng từng trải qua những kinh nghiệm bị bôi xóa như thế trên đất Mỹ.

Quá khứ bị thủ tiêu, trì nhớ bị bôi xóa thí bắt buộc nó sẽ trở về với tất cả độ phẫn uất của nó. Lịch sử

biến thành ám ảnh quá khứ. Xuống đường, dựng tượng đài kỷ niệm, trưng màu cờ, viết nghị quyết

thành phố, hay tham dự bầu cử đều là những hính thức viết sự hiện diện của người di dân gốc Việt và lịch sử của họ vào những diễn đàn công cộng. Chúng ta đòi hỏi phải được nhận diện, nhín nhận, và

công nhận. Ðây là nguyện vọng hết sức chình đáng. Tôi rất cảm phục những người đi vận động ghi

danh cử tri, đi sinh hoạt tranh đấu cho quyền lợi của những thành nhân trong cộng đồng cùng với

những cộng đồng da màu khác. Tôi đã từng phấn khởi đi bầu cho một thế hệ người di dân gốc Việt

vào những vị trì lãnh đạo dân cử.

Như thế chúng ta đã bắt đầu lớn mạnh và tiếng nói chúng ta bắt đầu được nghe. Ðã đến lúc chúng ta thử xét lại xem tiếng nói bắt đầu lớn mạnh đó nói lên điều gí, và cái quá khứ mà chúng ta viết lại giữa những khoảng trống của sự bôi xóa đó sẽ cho phép chúng ta có tầm nhín về chỗ đứng của mính

như thế nào.

Chúng ta biết rõ hơn ai hết nỗi đau của quá khứ không chỉ đến từ những biến cố lịch sử, mà còn từ

chình ví bị bôi xóa lịch sử. Vậy chúng ta có nên bôi xóa mọi câu chuyện có thể kể về quá khứ để chỉ

có một cốt truyện thuần nhất trong ngôn ngữ của Chiến Tranh Lạnh về Cộng Sản và Tự Do không?

Quá khứ của chúng ta có phải thuần nhất là quá khứ ủng hộ cường quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh

chống độc tài không? Chúng ta sẽ làm sao với những mảnh vụn ký ức không ăn khớp với cốt truyện

này? Tôi còn nhớ thời còn nhỏ ở Miền Nam, mỗi khi báo chì chửi Kissinger, Thiệu, và nhà nước là

dân chúng đổ ra sạp mua, ngay cả những tờ chừa trắng với hàng chữ ―Tự Ý Ðục Bỏ.

Tôi còn nhớ

những bài ca phản chiến của Trịnh Công Sơn hát đầu làng cuối xóm. Tôi còn nhớ những đảng phái

chình trị đối lập chửi nhau với chình quyền như cơm bữa. Tất cả những thái độ đó của người dân

Miền Nam là ngu xuẩn chăng? Nhưng họ đã hiện hữu, những thái độ chình trị đó đã hiện hữu. Người

dân Huế thí nhớ hố chôn tập thể của phìa Việt Cộng đào vào Tết Mậu Thân. Em họ tôi thí nhớ thời

đánh tư sản mại bản lúc chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc khi nhà nước phong tỏa từng khu

phố, nửa khuya cưỡng bức từng gia đính đi vùng kinh tế mới. Dượng tôi thí nhớ 17 năm ở tù cải tạo.

Người quen gia đính tôi thí không vào thang máy được ví cảm giác chòng chành gợi nhớ cảnh trên

ghe lúc chồng và con bị hải tặc giết và bà ta bị hiếp. Còn nữa. Những người tôi biết sau này ở Hà Nội còn nhớ mặt đất rung chuyển và trời như sập theo bom Mỹ trải thảm hồi đợt Christmas Bombing

1972. Và những người dân ở Mỹ Lai thí nhớ họ hay gia đính bị lình Mỹ bắn xô xuống hố. Chưa hết.

Còn trì nhớ về số tấn bom Mỹ thả ở Campuchia trong chiến dịch Breakfast, Lunch, Snack, Dinner,

hay chiến dịch Vòng Sáng với 247 ngàn 465 tấn bom thả từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1973. Còn số

phi vụ. Còn số người chết. Chúng ta kể chuyện nào và bôi xóa chuyện nào? Chôn thây nào, và quật

mồ ai?

Nếu dựng dậy lịch sử, thí chúng ta hãy can đảm cho tất cả những bóng ma quá khứ trở về mặt đất.

Có ìt nhất 3 triệu bóng ma như thế sẽ đi quanh tượng đài kỷ niệm mới dựng ở Westminster. Hãy bắt

tay vào việc chiêu hồn đi để cuối cùng ta có thể theo chân Nguyễn Du làm văn điếu thập loại chúng sinh thay ví chỉ điếu những vết đau của riêng mính và bôi xóa vết đau của người khác.

Ðó là quá khứ. Còn hiện tại thí cốt truyện còn thừa lại thời Chiến Tranh Lạnh này còn bất lực hơn nữa. Chúng ta chống chình quyền Việt Nam đàn áp dân Thượng Du Trung Phần là đúng. Nhưng

chúng ta có thật nghĩ rằng một nhà nước không cộng sản sẽ tự động mang đến bính đẳng cho các dân

tộc thiểu số tại Việt Nam? Chúng ta quên rằng nhà nước theo định nghĩa là sự tập trung và độc quyền bạo lực. Chúng ta quên rằng chủ nghĩa quốc gia dân tộc là một chủ nghĩa đẫm máu trong lịch sử cho dù nó có công chống thực dân. Chúng ta chống nghèo đói bất công tại Việt Nam là đúng. Nhưng có

thật chúng ta nghĩ rằng một nhà nước không cộng sản sẽ tự động kềm chế tư bản liên quốc gia để

nhân công được nâng cao đời sống thay ví lo lợi nhuận cho các công ty? Tất cả những điều đó sẽ

không xảy ra nếu không có sự tranh đấu, cho dù nhà nước cầm quyền là ―cộng sản

hay ―quốc gia.

Cốt truyện đơn độc được ―nhớ

không chỉ bất công với quá khứ mà còn giới hạn tầm nhín của chúng

ta ở hiện tại và trói tay chúng ta xây dựng tương lai. Nó không cho ta có khả năng nhín những người có trì nhớ khác hơn mính cũng là con người với tất cả sự chình đáng của phương vị làm người được

hính thành trọn vẹn trong chiều quá khứ hiện tại tương lai.

Làm người hay làm người Việt?

Gần đây, khi trả lời về ám ảnh quá khứ và nghị quyết ‗Vùng Phi Cộng Sản‘ tại hai thành phố Garden Grove và Westminster [1] , một viên chức địa phương dân cử gốc Việt đã khẳng định lý do chúng ta chống cộng là ví vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay chứ không phải ví hận thù quá khứ. Ðồng

ý với ông dân cử là tầm với của quá khứ là hậu quả của chình trị hiện tại: chình trị chình đáng của di dân da màu cần xác định lịch sử mính bị bôi xóa, và cả chình trị kiếm phiếu năm bầu cử. Nhưng nếu quả thật đúng như ông nói vấn đề là nhân quyền thí chúng ta đang nghĩ đến sự định hính cho chúng

ta bằng những giá trị nhân bản phổ quát như tự do, và nhân quyền.

Con đường này có vẻ xán lạn ví nó cho phép chúng ta phê phán thực trạng xã hội tại Việt Nam

không phải từ vị trì của phe bại trận, hay của dân lưu vong, mà từ địa vị của con người phổ quát.

Chúng ta không phải vật lộn mãi với nhà nước Việt Nam xem ai mang tình Việt Nam hơn ai. Tình

phổ quát của những giá trị nhân bản không cho phép ta khoanh vùng chình trị lại ở biên giới Việt

Nam hay dân tộc Việt Nam.

Nhưng khi giơ cao những giá trị nhân bản phổ quát như tự do và nhân quyền, chúng ta không thể chỉ

trìch và phê phán nhà nước Việt Nam mà im lặng hay tệ hơn nửa, thỏa hiệp, và ủng hộ nhà nước Mỹ

chà đạp nhân và dân quyền. Sao chúng ta không dùng giá trị tự do để có thái độ chình trị tại Mỹ hay trên thế giới?

Có thể nào câu trả lời lại là chúng ta sử dụng tự do, nhân quyền một cách tùy tiện và cho quyền lợi riêng mà không hề có ý tôn trọng tình phổ quát của nó? Có nghĩa là vỗ ngực xưng tự do chỉ để chà

đạp lên tự do của người khác, cũng giống như Bush giương cờ tự do ở Iraq trong khi năm qua đã gia tăng gần gấp 3 lần số tù nhân trong trại Abu Graib của Sadam Hussein lúc Mỹ vừa chiến thắng vào

năm ngoái?

Vậy không lẽ nếu làm người Việt thí ta không thể làm người định hính bằng giá trị nhân bản phổ

quát?

Chúng ta không cần chọn một. Chúng ta có thể được cả hai. Chúng ta có thể xác định mính bằng lịch sử đặc thù của mính để nâng cao tình phổ quát của một loại chủ nghĩa nhân bản.

Hãy nói chuyện về lịch sử của chúng ta. Chúng ta được hưởng qui chế tị nạn nhờ vào thỏa ước về

người tị nạn được hính thành vào thời điểm của giá trị nhân bản phổ quát sau Thế Chiến Thứ Hai.

Trước qui chế tị nạn năm 1951, thỏa ước nhân quyền ký tại Genève năm 1949 là một trong số kết

quả luật pháp quốc tế bảo vệ quyền con người trước bạo lực, nhất là bạo lực của nhà nước. Một nhà nước khác phải chấp nhận người tị nạn nếu họ bị nhà nước của họ đàn áp, sát hại. Nhà nước phải

theo qui định đối đãi nhân đạo với tù binh trong một cuộc chiến. Là những người được sự bảo vệ của những qui chế quốc tế về nhân quyền, không lẽ chúng ta không có gí để nói khi nhà nước Mỹ dùng

Guantanamo Bay làm trại giam bôi xóa những phạm trù làm người được qui chế này bảo vệ?

Ðêm tưởng nhớ Tháng Tư Ðen vừa qua ở tượng đài chiến sĩ tại Westminster có hoạt cảnh ―Ai Trở

Về Xứ Việt

với nhà tù khổng lồ biểu tượng thực trạng xã hội Việt Nam. Tại sao ta không dùng ngay cả sự tưởng tượng đó về kinh nghiệm và lịch sử của chúng ta để lên tiếng về quần đảo ngục tù tại Mỹ

với gần 2 triệu tù nhân gồm 7% số đàn ông trưởng thành, một tỷ lệ cao hàng đầu trong lịch sử của xã hội loài người? Sao ta không dùng trì nhớ lịch sử di dân để lên tiếng về số mấy mươi ngàn tù nhân trong hệ thống trại tù của sở INS Mỹ dành cho người di dân? Tại sao chúng ta không dùng trì nhớ về

độc tài và trì nhớ của người ngoại quốc trên đất Mỹ để lên tiếng về Patriot Act tướt đoạt nhân và dân quyền của những người không có quốc tịch và cả những công dân tại Mỹ?

Lạ lùng hơn nữa, tại sao trì nhớ chiến tranh không cho phép chúng ta nói được điều gí ngoại trừ ủng hộ chiến tranh Mỹ tại Afghanistan và Iraq? Không lẽ tù nhân Afghan và Iraqi bị chà đạp nhân phẩm

và hành hính đến chết không có gí giống số phận của tù nhân cải tạo Việt Nam? Có thể nào nó không giống ví tù Việt Nam có mức độ vi phạm nhân quyền nhẹ hơn chăng? Ví cai ngục Việt Nam không

hàng loạt toe toét đứng chụp ảnh đang hành hính tù nhân để khoe bạn?

Cũng không phải cộng đồng Việt di dân không thể tím ra được lối ứng xử đa dạng. Trong những suy

tư, trăn trở được ghi lại bằng số lượng văn chương nghệ thuật khổng lồ trong suốt 30 năm của người Việt trên khắp thế giới, chúng ta đã từng ghi nhớ nhiều câu chuyện khác nhau về quá khứ, phức tạp, buồn vui. Trong những nỗ lực của các tổ chức phi chình phủ (NGOs) do chình người Việt tổ chức,

cử chỉ xoa dịu nổi đau của nhau chình là sự nhín nhận hậu quả của đàn áp, của nghèo đói bất công, của những biến cố lịch sử. Có thể chăng chúng ta mang những thái độ chừng mực và nhân bản này

vào tầm nhín chình trị? Chúng ta có thể gay gắt chỉ trìch bất cứ nhà nước nào đàn áp, gây ra bất

công, nghèo đói. Nhưng chúng ta không cần phải khóa trái cửa tự nhốt mính trong một giọng kể về

mối tương quan với nhà nước đó, với một quá khứ đơn thuần—ai không ‗chống cộng‘ tất mang ký

hiệu của kẻ thù, của kẻ phản bội, hoặc ai không ủng hộ chình sách của nhà cầm quyền ở Việt Nam

hay ở Mỹ tất phản quốc.

Tuần trước, ông Bộ Trưởng Nội Vụ Do Thái khai quật một hính ảnh trong trì nhớ của ông ta. Nhín

những người đàn bà trong trại tị nạn Palestine ở Gaza bới móc trên những căn nhà bị lình Do Thái

vừa san bằng trong một chiến dịch đẫm máu, ông ta nhớ lại hính ảnh người bà của ông ta cũng đã

lang thang trên đống gạch vụn như thế thời Ðức Quốc Xã. Lập tức, ông ta bị phản đối, bị dọa nạt bởi những người Do Thái muốn giữ căn cước mính được đóng dấu bằng cốt truyện độc quyền nạn nhân

lịch sử. Ở giây phút đó, ông Bộ Trưởng đã định hính cho mính vừa là người Do Thái với trì nhớ lịch sử, vừa là một người nhân bản. Rất tiếc ông đã phải im lặng sau đó ví áp lực của những người Do

Thái theo định nghĩa đơn độc và bìt kìn, phủ nhận nhân phẩm của người khác.

Hy vọng chúng ta có cơ hội can đảm lâu hơn một phút giây như thế. Ðể chúng ta có thể vừa làm

người có trì nhớ gồm nhiều câu chuyện quá khứ Việt, vừa có thể làm người.

(Những người cùng kì tên cho bài viết này: Nguyễn-võ Thu-hương, giáo sư tại University of

California, Los Angeles; Ông Như-Ngọc, sinh viên tiến sĩ University of California, Irvine; Đặng

Thơ-Thơ, tạp chì Hợp Lưu; Nguyễn Thành Việt, giáo sư tại University of Southern California)

[1]Chú thìch của talawas: Cuối tháng 4.2004, Hội đồng dân cử của hai thành phố Garden Grove và Westminster (Orange County, California) đã ra một nghị quyết về ―Vùng Phi Cộng Sản

với nội dung chình là không đồng ý cho các viên chức của nhà nước cộng sản Việt Nam chình thức đi qua

hay thăm viếng các thành phố này. Xin xem thêm các bài:

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_II04/07_vhd_thuyreed.htm

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_II04/06_vtnguyen.htm

Ai chiến thắng?

Trần Trọng Hoàng Bách

Đọc bài ông Nhật Tuấn trả lời phỏng vấn của talawas tôi đã thấy là lạ, đến khi đọc ý kiến của các ông Nguyễn Viện và Đỗ Trung Quân thí tôi phải la hoảng: Trời đất mẹ mín(h) ơi, té ra chẳng ông nào bây giờ nhận mính là ở phìa chiến thắng trong cái cuộc chiến mà một bên thí thắng oanh liệt và một bên thua trắng kia nhỉ! Tỉ số cuộc đấu súng, đấu bom, đấu xác người, đấu hệ tư tưởng, kéo dài đến hơn hai thập kỷ đó hính như không phải là hoà 0-0?

Nhưng tôi lại nhớ hồi chiến tranh Iraq mới nổ ra, talawas có chạy dòng chữ chống chiến tranh: „Bên nào thắng, nhân dân cũng bại!― mà tôi cũng lấy làm gật gù. Hay ba ông nhà văn, nhà thơ, nhà báo ấy là... nhân dân?

Hính như cũng không phải, ví ba ông cũng không nhận mính là ở phe...bại. Ông Nhật Tuấn: „ Tôi

không có cảm giác mình là ‚phe chiến thắng" mà chỉ là dân ngụ cư.― Ngụ cư không đồng nghĩa với bại, vậy ông Nhật Tuấn không thắng, không bại. Ông Nguyễn Viện: „ Tôi chưa bao giờ thấy mình

chiến thắng hay chiến bại―. Vậy ông Nguyễn Viện cũng không. Ông Đỗ Trung Quân: „ Tôi không có khái niệm kẻ thắng, người bại.― Hay thật. Lạ thật. Vậy ông Đỗ Trung Quân càng không, không tới mức „không có khái niệm― về thắng-bại nữa. Các ông ấy là những nhà văn. Các ông ấy đứng trên,

đứng ngoài sự thắng-bại, không có cả khái niệm về sự thắng-bại của một cuộc chiến cực kí khốc liệt trong lịch sử Việt Nam cùng những hậu quả không thể gọi là nhỏ của nó đối với hàng chục triệu

người và mấy thế hệ liên tiếp nhau.

Thế ra ba ông nhà văn ấy sinh nhầm chỗ, nhầm thời, không đâu mà bị vướng vào cái cuộc chiến

tranh khỉ gió ấy hay sao?

Thưa không đâu ạ. Không phải ngẫu nhiên mà ba ông đều còn được cầm bút viết lách dù là để:

viết „kiếm cơm― trong chức Trưởng ban văn hoá-văn nghệ của báo Thanh Niên một thời như

ông Nguyễn Viện,

viết „kiếm sống― bằng nghề nghiệp và trong chức biên tập viên Chi nhánh TPHCM của NXB

Văn Học một thời như ông Nhật Tuấn,

viết „lăng nhăng― (lời tự nhận của ông Đỗ Trung Quân chứ không phải lời của tôi-TTHB) in

đều đều trong một chức vụ không „còm― gí ở báo Tuổi Trẻ một thời như ông Đỗ Trung

Quân.

Các cơ quan như báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Văn Học đều không phải là những cái

chợ đuổi. Không phải ông Nhật Tiến mà là ông Nhật Tuấn được làm ở đó, có đúng không nào? Nếu

so với những nhà văn cũng Sài Gòn cả đấy (định cư hay ngụ cư gí không bàn) muốn „kiếm cơm―,

„kiếm sống―, „viết lăng nhăng― bằng ngòi bút của mính lắm mà không được phép, thí cả ba ông

thắng to là điều ai cũng thấy, chỉ có bản thân các ông không muốn thấy. Hay các ông cho đó chẳng

qua là sự may mắn cá nhân, như anh này trúng xổ số anh kia trúng cá?

Tôi chẳng có vấn đề gí với sự may mắn của các ông, nhưng điều cực kỳ đáng buồn mà các ông

không muốn thừa nhận là sự may mắn của các ông liên quan rất mật thiết đến sự bất hạnh của những

người khác, mà số người bất hạnh ấy thật không nhỏ tì nào. Tôi muốn nói rõ là tôi không quy trách nhiệm hay đánh giá sai đúng thiện ác gí ở đây. Lịch sử nó thế, chẳng ai làm lại được lịch sử. Nhưng tôi muốn nói rằng những vết thương mà cuộc chiến tranh ấy để lại sẽ không bao giờ được hàn gắn

nếu người ta cứ coi như chúng... đã được hàn gắn. Thực tế cho thấy là còn rất nhiều vết thương lớn vẫn chưa hề được đụng đến. Người ta chỉ lờ chúng đi, hễ ai đụng vào thí bị quy ngay cho cái tội to vật vã là „khoét sâu vào vết thương đã ăn da non―. Kinh thật. Lời phát biểu của ông Nhật Tuấn về

các ông Nguyễn Viện, Đỗ Trung Quân vô tính mà cho thấy rằng còn biết bao vấn đề, mâu thuẫn,

xung đột, mặc cảm v.v. liên quan đến hậu quả của cuộc chiến tranh này chưa được nghiên cứu tranh

luận đến nơi đến chốn. Giữa những người cùng thuộc phìa may mắn mà còn như vậy, thử hỏi nhín

toàn bộ mọi phìa tham dự thí thế nào?

Ai cũng biết rằng chuyện nước mính nó trái khoáy vô cùng tận. Hôm qua thí anh tự hào đã đứng

trong hàng ngũ của những người chiến thắng, tự hào chình nghĩa đã chiến thắng. Hôm nay cái chình

nghĩa ấy thay đổi. Ngày mai lại thay đổi nữa, có khi trở về với hôm qua cũng là chuyện ―bính

thường

. Trong cái hoàn cảnh ấy thí khôn nhất là ―không có khái niệm

về thắng bại, ―đứng trên thời cuộc

, chỉ ―theo đuổi những giá trị nhân bản, nghê thuật muôn thuở

... Nhưng các ông là sản phẩm

100 % của thời cuộc dù có bất đắc dĩ thế nào. Chối nó là chối mính đấy! Mà làm cái nghề viết của

các ông, khôn quá thí quắt...tác phẩm. Khi phải đánh giá sự nghiệp văn chương của các ông liệu

người ta có nên dùng chữ ―một sự nghiệp văn chương rất khôn

không? Có lẽ các nhà phê bính nên

vận dụng cặp khái niệm mới ―văn khôn – văn dại

cho văn học Việt Nam chăng?

Xin cá cái máy vi tình tôi mới tậu là các ông sẽ bảo: ―tôi không có khái niệm kẻ khôn, người dại

,

―tôi chưa bao giờ thấy mính khôn hay dại

, ―tôi không có cảm giác mính là phe khôn

...

Kẻ đầu óc nhị nguyên thô thiển này thật vinh hạnh!

Bùi Văn Phú dịch, Nguyễn Nguyệt Cầm hiệu đình

Về việc tra tấn kẻ khác

Susan Sontag

Bên cạnh các bài viết về chiến tranh Việt Nam, trong chuyên đề này chúng tôi cũng giới thiệu những góc nhín về những cuộc chiến tranh khác.

t a l a w a s

[1]

I.

Từ lâu rồi, ìt nhất trong sáu thập niên qua, hính ảnh đã trở thành nền móng để chúng ta đánh giá và ghi nhớ về những cuộc xung đột quan trọng. Bảo tàng ký ức phương Tây ngày nay phần lớn thuộc về

thị giác. Những tấm hính có một sức mạnh vô song xác định việc chúng ta nhớ về các sự kiện như

thế nào, và giờ đây, có thể những liên tưởng quyết định của người dân mọi nơi về cuộc chiến đánh

phủ đầu Iraq mà Hoa Kỳ tiến hành năm ngoái sẽ là những tấm hính tù binh Iraq bị Mỹ tra tấn trong

nhà giam nổi tiếng xấu xa nhất thời Saddam, nhà tù Abu Ghraib.

Chình quyền Bush và những người bảo vệ chình quyền ấy chỉ lo tím cách hạn chế thảm họa trong

quan hệ với công chúng - khi những bức hính đó được phổ biến - hơn là tím cách giải quyết những

vụ phạm luật phức tạp của giới lãnh đạo và của đường lối chình sách mà những hính ảnh đó phơi

bày. Trước hết là việc đặt không đúng chỗ hiện thực vào chình những tấm hính đó. Phản ứng đầu

tiên của chình quyền là nói rằng tổng thống kinh ngạc và ghê tởm trước những tấm hính đó, như thể

lỗi lầm hoặc cảnh ghê rợn xuất phát từ những hính ảnh, chứ không phải là những gí mà những bức

hính mô tả. Từ "tra tấn" được tránh nói đến. Nhiều lắm chình quyền cũng chỉ thừa nhận là tù nhân có thể đã bị "hành hạ" hay bị "làm nhục." "Cảm tưởng của tôi là những cáo buộc được đưa ra cho tới lúc này là sự hành hạ, điều mà tôi tin đứng về mặt kỹ thuật thí khác với tra tấn," Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld nói trong một cuộc họp báo. "Ví thế tôi sẽ không đề cập đến từ tra tấn ."

Từ ngữ được thay đổi, thêm vào hay bỏ bớt đi. Chình việc cố né tránh sử dụng từ "diệt chủng" mười năm trước đây khi 800 nghín người Tutsis ở Rwanda bị người Hutu láng giềng thảm sát chỉ trong

vòng vài tuần lễ cho thấy Hoa Kỳ hoàn toàn không có ý định can thiệp. Từ chối gọi đìch danh những sự kiện xảy ra trong nhà tù Abu Ghraib - và ở những nơi khác trên lãnh thổ Iraq và Afghanistan,

cũng như ở Vịnh Guantanamo - là tra tấn thí cũngtrắng trợn như việc từ chối không gọi vụ diệt

chủng ở Rwanda là diệt chủng. Một trong những định nghĩa về "tra tấn" trong công ước về tù binh mà Hoa Kỳ đã ký kết là "việc cố tính gây ra bất cứ sự đau đớn hay chịu đựng nghiêm trọng nào, dù về thể xác hay tâm lý, đối với một cá nhân để buộc cá nhân đó hay một người thứ ba cung cấp thông tin hoặc thú tội.

(Ðịnh nghĩa này xuất phát từ Công ước năm 1984 Chống tra tấn và Chống việc đối xử dã man, vô nhân tính hay những Hình phạt mang tính nhục mạ. Những định nghĩa tương tự cũng đã có từ khá lâu trong những đạo luật thông thường và trong các hiệp ước, khởi đầu với Ðiều 3 -

thường có trong bốn công ước Genève năm 1949 - cũng như trong rất nhiều công ước về nhân quyền

gần đây.) Công ước 1984 tuyên bố: "Không có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào, dù là trong tính trạng chiến tranh hay bị đe dọa bởi chiến tranh, do bất ổn chình trị nội bộ hay bất cứ tính trạng khẩn trương công cộng nào, có thể được dùng để biện minh cho việc tra tấn." Tất cả những qui ước về tra tấn ghi rõ việc này bao gồm cả những hành động làm nhục nạn nhân, chẳng hạn như để tù binh trần truồng

trong phòng giam hay ngoài hành lang.

Dù chình quyền đương thời có đưa ra bất kỳ biện pháp nào để giới hạn những tổn hại do những tiết

lộ đang lan rộng về việc tra tấn tù nhân ở Abu Ghraib và những nơi khác gây ra - như đem xét xử,

lập tòa án quân sự, cho phục viên không danh dự, việc từ chức của một số quan chức quân sự cao

cấp hay quan chức hành chánh có trách nhiệm và những bồi thường lớn lao cho nạn nhân – nhưng có

lẽ từ "tra tấn" sẽ còn tiếp tục bị cấm sử dụng. Thừa nhận việc người Mỹ tra tấn tù nhân sẽ đi ngược lại với những gí chình quyền Hoa Kỳ đã kêu gọi công chúng tin tưởng vào các mục đìch đạo lý của

người Mỹ và, dựa vào những đạo lý đó, người Mỹ có quyền đơn phương hành động trên trường quốc

tế.

Thậm chì ngay cả khi tổng thống buộc phải sử dụng từ ―tiếc,

trong thời điểm những tổn hại cho

danh tiếng của Hoa Kỳ ngày càng lan rộng và sâu ở khắp nơi trên thế giới, thí trọng tâm của sự hối tiếc đó dường như vẫn là về những tổn hại đối với sự ưu việt đạo đức mà người Mỹ tự nhận. Thật

vậy, tổng thống Bush đã nói ở Washington vào ngày 6 tháng 5, khi đứng bên vua Abdullah II cuả

Jordan, rằng ông "lấy làm tiếc về những sự nhục mạ mà các tù nhân Iraq cũng như gia đính họ phải gánh chịu." Nhưng ông nói tiếp, "Ðiều đáng tiếc không kém là những ai thấy những hính ảnh đó đã không hiểu được bản chất thực và cái tâm của người Mỹ."

Nếu chỉ xét đến những nỗ lực của Hoa Kỳ ở Iraq bằng những hính ảnh đó, hẳn có vẻ "không công bằng" đối với những người biện minh rằng cuộc chiến đã lật đổ được một trong những bạo chúa tàn độc của thời hiện đại. Sự phối hợp khổng lồ của hàng loạt chuỗi hành động là điều không thể tránh khỏi trong một cuộc chiến, một cuộc chiếm đóng. Ðiều gí đã làm cho một số hành động trở thành

tiêu biểu và những hành động khác thí không? Vấn đề không phải ở chỗ việc tra tấn được thi hành

bởi những cá nhân (chẳng hạn ―không phải tất cả mọi người

), mà ở chỗ liệu nó có phải là việc làm có hệ thống hay không. Ðược phép. Ðược tha thứ. Tất cả mọi hành động đều do các cá nhân thực

hiện. Vấn đề cũng không phải là đa số hay chỉ một thiểu số người Mỹ làm những chuyện như thế, mà

là bản chất của những chình sách do chình quyền này thực thi và cách tổ chức quyền hành đã đưa

đến những hành động như vậy.

II.

Nhín qua lăng kình này, những tấm hính đó chình là chúng ta. Chúng đại diện cho sự thối nát căn

bản của bất kỳ cuộc chiếm đóng nước ngoài nào, cộng thêm những chình sách đặc trưng của chình

quyền Bush. Người Bỉ ở Congo, người Pháp ở Algerie cũng đã tra tấn và hạ nhục tính dục những

người dân bản xứ bất phục tùng. Hãy thêm vào bức tranh thối nát chung này sự hoang mang bối rối,

hầu như không hề có chuẩn bị của nhà cầm quyền Mỹ tại Iraq để đối phó với những thực tế phức tạp

sau "giải phóng." Hãy thêm vào đó những chủ thuyết bao trùm, đặc trưng của chình quyền Bush là Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến tranh bất tận và, nếu tổng thống quyết định như vậy, thí

những người bị bắt giữ trong cuộc chiến này trở thành "những kẻ chiến đấu ngoài vòng pháp luật" -

một chình sách khởi xướng bởi Donald Rumsfeld đối với tù nhân Taliban và Qaeda ngay từ tháng 1,

2002 - ví thế, như Rumsfeld đã tuyên bố, ―đứng về mặt thuật ngữ mà nói,

họ "không được hưởng bất kỳ quyền hạn nào theo công ước Genève." Vậy là bạn có một công thức tuyệt hảo cho sự bạo tàn và tội ác giáng xuống hàng ngàn người đang bị giam giữ mà không có cáo trạng hay được phép gặp

luật sư trong những nhà tù do người Mỹ cai quản, được dựng lên kể từ sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, 2001.

Như vậy, liệu có phải vấn đề không phải chình ở những tấm hính đó, mà ở điều đã xảy ra với ―những nghi can

bị Hoa Kỳ giam giữ tiết lộ qua những bức hính đó hay không? Không: điều kinh khủng

phơi bày qua những hính ảnh đó không thể tách rời khỏi điều kinh khủng là những tấm hính đó đã

được chụp - với những kẻ hành tội đứng tạo dáng, hả hê thỏa mãn trước những tù nhân bất lực của

họ. Lình Ðức trong Thế chiến thứ Hai chụp hính những điều tàn bạo mà họ thi hành ở Ba Lan, ở

Liên bang Sô-Viết, nhưng họa hoằn lắm mới có những tấm hính chụp đao phủ cùng với những nạn

nhân của mính, như ta thấy trong cuốn "Chụp hính Holocaust" của Janina Struk mới xuất bản gần đây. Nếu có gí để so sánh với điều mà những hính ảnh tra tấn đã nói lên thí đó là những tấm hính

chụp nạn nhân người da đen bị hành hính trong thời gian từ 1880 đến 1930, với hính ảnh người Mỹ

nhăn nhở với những thân xác trần truồng bị mất tay chân của một người đàn ông hay một phụ nữ da

đen treo trên một cành cây phìa sau lưng họ. Những tấm hính giết người đó lưu kỷ niệm cho một

hành động tập thể mà những kẻ tham dự cảm thấy việc họ làm là hoàn toàn đúng. Những tấm hính từ

Abu Ghraib cũng thế.

Bản chất của những tấm ảnh hành hính được chụp nói trên là để ghi lại các chiến tìch - do

một nhiếp ảnh gia chụp để sưu tầm, lưu lại trong album và trưng bày. Nhưng những tấm hính do

những người lình Mỹ ở Abu Ghraib chụp phản ánh sự thay đổi trong cách dùng những hính ảnh đó -

chúng trở thành những thông điệp được quảng bá và lưu hành hơn là những món đồ cần lưu giữ.

Máy ảnh kỹ thuật số là sở hữu thông dụng của người lình. Ở những nơi mà một thời việc chụp hính

chiến tranh là nghề của phóng viên nhiếp ảnh, bây giờ chình những người lình đều là những nhiếp

ảnh gia - ghi lại cuộc chiến, với những niềm vui, những cái mà họ cho là ăn ảnh, sự dã man của họ -

rồi trao đổi hính ảnh với nhau, và e-mail khắp thế giới.

Càng ngày càng có nhiều người tự quay hính những việc họ làm. Ít ra, hay đặc biệt là ở Mỹ, ý tưởng của Andy Warhol là quay những sự việc thực xảy ra vào thời gian thực - cuộc sống không bị biên

tập, tại sao lại cần biên tập những thước quay về đời sống? - đã trở thành bính thường qua vô số

những đoạn phim trên mạng điện tử, trong đó người ta ghi lại đời thường, mỗi người trên sân khấu

thực cuộc đời họ. Ðây chình là tôi - thức dậy, ngáp, vươn vai, đánh răng, sửa soạn bữa sáng, đưa con đi học. Người ta quay hính mọi khìa cạnh trong đời sống của mính, lưu trữ trong hồ sơ máy vi tình và chuyển đi khắp nơi. Ðời sống gia đính đi đôi với việc quay hính cuộc sống gia đính - ngay cả khi, hay đặc biệt khi gia đính đang trong cơn dằn vặt của khủng hoảng và nhục nhã. Rõ ràng là việc liên tục và tận tụy quay video từng thành viên trong gia đính cả khi đối thoại lẫn độc thoại trong nhiều năm đã trở thành chất liệu gây ngạc nhiên nhất trong bộ phim tài liệu "Capturing the Friedmans" gần đây của Andrew Jarecki về một gia đính ở Long Island gặp rắc rối với những cáo buộc về lạm dụng

tính dục trẻ em.

Càng ngày càng có nhiều người cho rằng cuộc sống gợi dục là cuộc sống được ghi lại trong những

tấm hính kỹ thuật số hay trong phim nhựa. Và có lẽ việc tra tấn còn hấp dẫn hơn, đáng ghi lại, khi có tính dục trong đó. Rõ ràng chúng ta thấy, khi càng thêm nhiều hính ảnh từ Abu Ghraib xuất hiện

trước công chúng, là những tấm hính tra tấn được xen lẫn hính ảnh khiêu dâm về lình Mỹ làm tính

với nhau. Thật vậy, hầu hết những bức hính tra tấn đều mang chủ đề tính dục, như trong những bức

có cảnh ép buộc tù nhân biểu diễn hay thực hiện những động tác tính dục với nhau. Một tấm ngoại

lệ, đã trở thành kinh điển, là về một người đàn ông bị bắt đứng trên một cái thùng, đầu bị bịt kìn, có giây điện lòng thòng, theo như báo cáo thí người này được cảnh cáo là sẽ bị điện giật chết nếu té xuống. Dầu vậy, không có nhiều những hính ảnh tù nhân trong tư thế đau đớn, hay bị bắt đứng giang tay. Không còn phải hồ nghi khi những việc đó được gọi tra tấn. Chỉ cần nhín vào sự kinh hoàng trên nét mặt nạn nhân là đủ rõ, cho dù những tính trạng "stress" như thế nằm trong giới hạn chấp nhận được của Lầu Năm góc. Nhưng dường như hầu hết các tấm hính đều thuộc về một tập hợp chủ đề lớn

hơn, chủ đề tra tấn và khiêu dâm: cảnh một phụ nữ trẻ dắt một tù nhân trần truồng bằng một dây xìch chó đi quanh là hính ảnh ―nữ quái

kinh điển. [2] Và bạn tự hỏi không hiểu bao nhiêu phần của việc tra tấn tính dục gây ra cho tù nhân ở Abu Ghraib là do ảnh hưởng từ kho hính khiêu dâm khổng lồ

trên internet - và những người bính thường, bằng việc gửi qua mạng những trang quay chình họ, cố

ganh đua (với những hành động đó - ND).

III.

Sống là để được chụp hính, để còn gí lưu lại về một đời người, và ví vậy, tiếp tục sống bính thản, hay ra vẻ bính thản, trước ống kình không ngừng nghỉ của máy quay. Nhưng sống cũng là tạo tư thế

chụp. Hành động là tham gia vào chuỗi hành động được ghi lại qua hính. Vẻ thỏa mãn trước hành

động tra tấn giáng xuống những nạn nhân trần truồng, bó trói và bất lực chỉ là một phần của câu

chuyện. Sự thỏa mãn sâu thẳm nằm trong việc được chụp hính, và người được chụp giờ đây hân

hoan nhín vào ống kình thay ví nhín thẳng và cứng đơ (như trong quá khứ). Các sự kiện phần nào đã được sắp xếp để chụp hính. Cái cười nhăn nhở là cho ống kình. Sẽ là điều thiếu xót nếu sau khi đã chất những người đàn ông trần truồng lên nhau mà lại không chụp được hính họ.

Xem những hính đó, bạn tự hỏi, làm sao một người có thể cười nhăn nhở trước những đau khổ và sự

nhục nhã của một người khác? Ðưa chó săn lại gần bộ phận kìn và chân của những tù nhân trần

truồng đang co rúm lại ví sợ? Ép buộc những tù nhân bị cùm chân, trùm đầu, thủ dâm hay thực hiện

khẩu dâm với nhau? Và bạn cảm thấy ngây thơ khi đặt câu hỏi như vậy, ví câu trả lời, hiển nhiên, là người đời làm những điều như thế với người khác. Hãm hiếp và gây đau đớn cho bộ phận sinh dục là

một trong những hính thức tra tấn thông thường nhất, không chỉ xảy ra trong những trại tập trung của Phát xìt và ở Abu Ghraib thời Saddam Hussein nắm quyền. Người Mỹ cũng vậy, đã và còn tiếp tục

làm thế khi được lệnh, hay khi người ta làm cho họ cảm thấy rằng những người mà họ có quyền lực

tuyệt đối để áp đặt đáng bị làm nhục và hành hạ. Họ làm thế khi họ được hướng dẫn để tin rằng

những người họ đang tra tấn thuộc về một chủng tộc, một tôn giáo thấp kém hơn. Ý nghĩa của những

tấm hính này không chỉ là những hành động như vậy đã được thực hiện, mà còn là việc các thủ phạm

rõ ràng không hề thấy có gí sai trái về những điều các tấm hính trưng bày.

Thậm chì còn đáng kinh hoàng hơn, ví những tấm hính được chụp với ý định sẽ gửi đi cho nhiều

người khác cùng xem: đó là một trò vui. Và ý tưởng vui này, than ôi, ngày càng - trái ngược với

những gí tổng thống Bush đã nói với thế giới - trở thành một phần "bản chất và trái tim đìch thực của người Mỹ." Thật khó mà đo được mức độ gia tăng của việc chấp nhận sự tàn bạo trong đời sống ở

Hoa Kỳ, nhưng bằng chứng thí có ở khắp nơi, bắt đầu bằng những trò chơi video đầy cảnh chém giết

là thú tiêu khiển chình của bọn con trai - liệu việc xuất hiện trò chơi điện tử "Tra tấn bọn khủng bố"

có còn xa nữa chăng? - đến việc coi bạo lực là một trò vui đã lan tràn như bệnh dịch trong nghi thức của các băng nhóm trẻ. Tội phạm bạo hành giảm, nhưng những khoái cảm dễ dàng tím thấy trong

bạo lực hính như đã tăng. Từ những vụ chọc ghẹo học sinh mới rất nhẫn tâm ở nhiều trường trung

học các vùng ngoại vi nước Mỹ - như mô tả trong phim "Dazed and Confused" do đạo diễn Richard Linklater thực hiện năm 1993 - cho đến những nghi thức hành hạ tàn nhẫn thể xác và nhục mạ tính

dục trong các câu lạc bộ nam sinh viên và trong các đội thể thao, Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia nơi những tưởng tượng và thực hành bạo lực được xem như là những trò giải trì lành mạnh và vui.

Những điều trước đây được phân loại là khiêu dâm, chẳng hạn như việc thực hành các ham muốn

loạn dâm - như trong phim ―Salo,

bộ phim cuối cùng, gần như không xem nổi, của Pier Pasolini,

(năm 1975), tả các cảnh say sưa tra tấn tại một tiểu đồn của phát-xìt ở miền Bắc nước Ý cuối thời Mussolini - giờ đây, một số người xem như trò chơi giải trì vui nhộn hay để xả hơi. Ðem "chất những người đàn ông trần truồng lên nhau" cũng giống như một trò chơi khăm trong các câu lạc bộ

nam sinh đại học, một người đã gọi và nói như vậy với Rush Limbaugh và cho hàng triệu thình giả

đang nghe chương trính trò chuyện trên radio của ông ta. Liệu người gọi, ta tự hỏi, đã thấy những tấm hính đó chưa? Không quan trọng. Sự quan sát - hay tưởng tượng? - thật chình xác. Nhưng điều

có thể còn làm nổi một số người Mỹ giật mính là câu trả lời của Limbaugh: "Chình xác!" Ông ta reo lên như vậy. "Chình xác đó là quan điểm của tôi. Chẳng khác gí với lễ gia nhập câu lạc bộ nam sinh Skull and Bones, [3] vậy mà chúng ta sắp phá nát cuộc sống của nhiều người ví thế, và chúng ta sẽ

cản trở nỗ lực quân sự của chúng ta, rồi chúng ta sắp thật sự đóng đinh họ chỉ ví họ đã giải trì." "Họ"

ở đây là những binh lình Mỹ, những người tra tấn tù nhân. Và Limbaugh tiếp tục, "Bạn biết không, mỗi ngày họ đều đang bị nhằm bắn. Tôi đang nói đến những người đã giải trì, những người này. Bạn

đã từng nghe nói về giải tỏa cảm xúc chưa?"

Chấn động và kinh hoàng là những gí mà quân đội của chúng ta đã hứa hẹn với dân Iraq. Và chấn

động và kinh hoàng cũng là điều mà những tấm hính đó đã thông báo cho thế giới biết rằng người

Mỹ đã đem đến: một khuôn mẫu những hành vi phạm tội công khai, bất chấp các qui ước quốc tế về

nhân đạo. Những người lình ngày nay chụp hính, với ngón cái giơ lên tán thưởng, trước những hành

động dã man họ thực hiện, rồi gửi những tấm hính đó cho đồng đội. Những bì mật trong đời sống

riêng tư mà trước đây gần như bằng mọi giá bạn tím cách che dấu đi, thí bây giờ bạn lại lớn tiếng khoe, hòng được mời lên đài truyền hính để phô ra.

Ðiều những tấm hính này cho thấy là một nền văn hóa vô liêm sỉ cũng như sự hâm mộ bao trùm

trước những hành động tàn ác không thể tha thứ.

IV.

Quan niệm cho rằng tổng thống và Bộ trưởng quốc phòng xin lỗi hoặc bày tỏ nỗi ―ghê tởm

là đã trả

lời đủ là cả một sự xúc phạm tới tri giác đạo đức và lịch sử của con người. Việc tra tấn tù nhân không phải là một sơ suất. Ðó là hệ quả trực tiếp của chủ thuyết chiến tranh toàn cầu đứng-về-phìa-ta-hay-chống-lại-ta. Bằng chủ thuyết này, chình quyền Bush đã tím cách thay đổi, thay đổi triệt để, thế đứng quốc tế của Hoa Kỳ, sắp đặt lại các cơ chế và quyền lực quốc nội. Chình quyền Bush đã đưa Hoa Kỳ

vào một chủ thuyết chiến tranh giả tôn giáo, một cuộc chiến bất tận - ví "chiến tranh chống khủng bố" chình là như vậy. Chiến tranh bất tận dùng để biện minh cho việc giam giữ vô thời hạn. Những người bị bắt ngoài vòng qui định của hệ thống pháp lý Mỹ là những kẻ "bị giam giữ" (detainees); Hai chữ "tù binh," gần đây vừa mới trở thành lỗi thời, hẳn có thể đã gợi cho thấy họ có quyền được đối xử theo công pháp quốc tế và luật lệ của những xứ sở văn minh. "Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố" bất tận này - mà cả cuộc xâm lăng biện minh được ở Afghanistan và cuộc chiến bất khả thắng ngu xuẩn ở Iraq đã được Lầu Năm Góc gói trọn trong đó – hiển nhiên dẫn đến việc nhục mạ và tước

đoạt nhân phẩm của bất kỳ người nào bị chình quyền Bush cho là nghi phạm khủng bố: một khái

niệm không được tranh luận và, trên thực tế, thường được quyết định bì mật.

Những cáo trạng dành cho hầu hết những người bị giam giữ ở Iraq và Afghanistan không hề tồn tại.

Theo Hội Chữ Thập Ðỏ, từ 70 đến 90% những người bị giam dường như không phạm tội gí ngoài

việc họ đã có mặt không đúng nơi, đúng lúc, cuốn vào và bị bắt trong các cuộc càn quét "nghi can."

Biện luận chình cho việc giam giữ họ là để "thẩm vấn." Thẩm vấn điều gí? Bất cứ chuyện gí. Bất cứ

chuyện gí mà một người bị giam giữ có thể biết. Nếu thẩm vấn là lý do để giam giữ tù nhân vô hạn

định, thí đe dọa thể lý, nhục mạ và tra tấn trở thành điều không thể tránh được.

Nên nhớ: ở đây chúng ta không nói về những vụ hãn hữu nhất, chẳng hạn tính trạng " bom nổ chậm"

đôi khi được sử dụng như một trường hợp hạn chế, biện minh cho việc tra tấn những tù nhân nắm giữ

thông tin về một vụ tấn công sắp xảy ra. Ðây chỉ là việc thu thập thông tin tổng quát, không chuyên, được quân đội và các quan chức hành chánh dân sự Mỹ phê chuẩn để biết thêm về một tổ chức ma

quỉ mà người Mỹ gần như không nắm được thông tin gí, lẩn khuất ở những quốc gia mà hiểu biết của

Hoa Kỳ là hoàn toàn mù tịt: trên nguyên tắc, bất kỳ thông tin nào cũng có thể hữu dụng. Một cuộc

thẩm vấn nếu không thu thập được thông tin gí (bất kể loại thông tin nào) thí bị xem như một thất bại. Càng có cớ để biện minh cho việc chuẩn bị bắt tù nhân khai báo. Làm họ nhụt chì, gây cho họ

căng thẳng – đây là các uyển ngữ che đậy những hành vi cầm thú xảy ra trong các nhà tù Mỹ, nơi

giam giữ những kẻ tính nghi khủng bố. Bất hạnh thay, như thượng sĩ Ivan (Chip) Frederick ghi trong nhật ký, một tù nhân có thể quá căng thẳng mà chết. Hính ảnh một người đàn ông bó trong túi xác

với đá lạnh trên ngực rất có thể chẳng khác gí người tù mà Frederick mô tả.

Những hính ảnh đó sẽ không phai mờ. Ðó là bản chất của thế giới kỹ thuật số nơi chúng ta đang

sống. Thật vậy, hính như cần có những tấm hính đó để giới lãnh đạo của chúng ta thừa nhận rằng họ

đang có những vấn đề trước mắt. Xét cho cùng, kết luận từ báo cáo của Ủy Hội Quốc Tế Chữ Thập

Ðỏ, tường thuật của các ký giả và sự phản đối của các tổ chức nhân đạo về sự trừng phạt dã man đối với những "người bị giam" và "nghi can khủng bố" trong nhà giam của quân đội Mỹ ở Afghanistan rồi ở Irag, được phổ biến đã hơn một năm. Nhưng chắc là những báo cáo đó không hề được tổng

thống Bush, phó tổng thống Chenney, cố vấn Condoleezza hay bộ trưởng Rumsfeld đọc. Rõ ràng là

phải có những tấm hính mới khiến được họ quan tâm, khi không thể che dấu được nữa. Chình những

tấm hính biến vụ việc thành "có thực" đối với Bush và các cộng sự viên. Trước đó, chỉ có những con chữ, dễ che dấu hơn trong thời đại của chúng ta, với vô số các phiên bản kỹ thuật số tự tạo và tự phổ

biến, cũng dễ quên hơn rất nhiều.

Giờ đây, những bức hính đó sẽ còn tiếp tục "tấn công" chúng ta – theo cách nhín của nhiều người Mỹ. Liệu người ta sẽ quen dần với chúng? Một số người Mỹ nói họ xem đã quá đủ. Tuy nhiên, phần

còn lại của nhân loại thí chưa. Cuộc chiến bất tận thí dòng suối hính ảnh tuôn ra cũng bất tận. Không hiểu liệu các nhà biên tập giờ đây có bàn đến việc phổ biến thêm hính ảnh, hay trưng ra những tấm hính không bị cắt xén (như vài tấm hính đã được phổ biến rộng rãi: hính một người đàn ông bị trùm đầu đứng trên một cái thùng ở những góc nhín khác, có khi ghê sợ hơn) thí sẽ làm "lợm giọng" hoặc quá ám chỉ chình trị không? ―Chình trị

ở đây xin đọc là: chỉ trìch đề án thực dân của chình quyền Bush. Bởi ví không còn nghi ngờ gí về tổn hại mà những tấm hính đã gây ra cho, như Rumsfeld điều

trần, "thanh danh của những nam nữ chiến binh anh hùng của quân đội, những người can đảm, có trách nhiệm và chuyên nghiệp đang bảo vệ tự do của chúng ta ở khắp hoàn cầu." Sự thiệt hại này -

đối với danh tiếng, thể diện và sự thành công của Hoa Kỳ như một siêu cường duy nhất - là điều mà chình quyền Bush cho là bất hạnh chủ yếu. Làm thế nào mà việc bảo vệ "tự do của chúng ta" - tự do

của 5 phần trăm nhân loại - dẫn đến việc đòi hỏi đưa lình Mỹ "đi khắp địa cầu" thí chẳng hề được các quan chức dân cử bàn đến.

Những phản ứng ngược đã bắt đầu. Ngườí Mỹ đang được cảnh cáo chống lại việc say sưa tự lên án.

Việc tiếp tục phổ biến những tấm hính đó đang được nhiều người Mỹ xem như gợi ý rằng chúng ta

không có quyền tự vệ: xét cho cùng, chúng (những kẻ khủng bố) đã gây sự trước. Chúng - Osama

bin Laden? Saddam Hussein? có gí khác nhau đâu? - đã tấn công chúng ta trước. Thượng nghị sĩ

James Inhofe của bang Oklahoma, một nghị sĩ Cộng hòa trong Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, nơi

bộ trưởng Rumsfeld đã từng ra điều trần, quả quyết rằng ông không phải là người duy nhất của ủy

ban đã "tức giận về sự tức giận" bùng nổ do những tấm hính đó ―hơn" là về điều những hính ảnh đó nói lên. "Những tù nhân này," nghị sĩ Inhofe giải thìch, "họ không ở tù ví những vi phạm luật lưu thông. Nếu họ bị giam trong những khu biệt giam 1-A hay 1-B, thí họ là những kẻ sát nhân, là những tên khủng bố, là những phiến quân. Nhiều người trong số đó có lẽ trên tay đã dình máu của người

Mỹ. Trong khi đó chúng ta lại quá quan tâm đến cách đối xử với những cá nhân này." Ðó là lỗi của

"giới truyền thông" đã quấy lên và còn tiếp tục khơi dậy những bạo động chống lại người Mỹ trên toàn cầu. Nhiều người Mỹ nữa sẽ chết. Ví những tấm hính đó.

Dĩ nhiên là có câu trả lời cho cáo buộc này. Người Mỹ đang bị giết không phải ví những tấm hính

đó, mà ví những hính ảnh đó tiết lộ những chuyện gí đang xảy ra, xảy ra với sự đồng lõa của hệ

thống chỉ huy - như trung tướng Antonio Taguba ám chỉ, và binh nhí Lynndie England đã nói; và

(cùng với những người khác), nghị sĩ Lindsey Graham của bang South Carolina, thuộc đảng Cộng

hòa, sau khi được xem một loạt những tấm hính vào ngày 12 tháng 5 từ Lầu Năm góc, có ý kiến,

"Một số hính có nội dung rất chi tiết khiến tôi nghi ngờ có bàn tay người khác đạo diễn hoặc khuyến khìch." Nghị sĩ Bill Nelson của bang Florida, thuộc đảng Dân chủ, thí nói rằng khi xem một tấm hính không bị cắt xén chụp một đống người đàn ông trần truồng ở hành lang – phiên bản này cho thấy

nhiều binh lình khác nữa cũng có mặt, một số thậm chì không thèm để ý đến cảnh đó - thí thấy trái ngược với luận điểm của Bộ quốc phòng cho rằng chỉ có những người lình bê bối mới liên quan đến

những hành vi đó. "Từ đâu đó trong hệ thống quân giai," nghị sĩ Nelson nói về những người thực hiện việc tra tấn, "họ nhận được lệnh hay được ai đó nháy mắt cho phép." Một luật sư biện hộ cho kỹ

thuật viên Charles Graner Jr., là người có trong hính, đã để cho thân chủ của mính nhận diện những người trong tấm hính không bị cắt xén. Theo tờ Wall Street Journal, Graner nói rằng bốn trong số

những người đó là lình quân báo và một nhà thầu dân sự làm việc với bên quân báo.

V.

Nhưng sự khác biệt giữa hính ảnh và thực tế - cũng như giữa những chối quanh và chình sách - có

thể dễ dàng bốc hơi. Chình quyền ước muốn điều đó xảy ra. "Còn rất nhiều tấm hính và các thước phim video khác nữa," Rumsfeld đã thừa nhận như vậy trong lời điều trần. "Nếu chúng được công bố

cho công chúng, hiển nhiên sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn." Tồi tệ hơn cho chình quyền và những kế hoạch của họ, chắc vậy, không phải cho những nạn nhân hiện thời - và trong tương lai? - bị

tra tấn.

Giới truyền thông có thể tự kiểm duyệt, nhưng, như Rumsfeld đã thừa nhận, khó có thể kiểm duyệt

được binh sĩ ở hải ngoại, những người không viết thư thăm nhà, như trong quá khứ, những lá thư có thể bị các nhà kiểm duyệt quân đội bóc ra đọc và bôi đen những dòng chữ không chấp nhận được.

Binh lình ngày nay giống những du khách, theo lời của Rumsfeld, "họ mang máy hính kỹ thuật số

chạy lung tung, chụp những tấm hính không thể tin được này và gửi, trái luật, cho giới truyền thông, trước sự ngạc nhiên của chúng tôi." Nỗ lực của chình quyền nhằm giữ lại những tấm hính đó được thực hiện theo nhiều hướng. Hiện nay, cuộc tranh cãi chuyển sang lĩnh vực pháp lý: giờ thí người ta xếp những hính ảnh đó vào mớ bằng chứng cho các vụ hính sự sẽ xử trong tương lai, những vụ mà

kết quả có thể bị ảnh hưởng nếu chúng được công bố bây giờ. Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng

viện, nghị sĩ Cộng hòa John Warner của bang Virginia, sau khi xem những hính chiếu dương bản

ngày 12 tháng 5 về những nhục mạ tính dục và bạo hành đối với tù nhân Iraq, đã phát biểu ông cảm

thấy "rất mạnh mẽ" rằng những tấm hính ảnh mới này "không nên được phổ biến cho công chúng.

Tôi cảm thấy chúng có thể gây nguy hiểm cho những chiến binh nam nữ của quân lực đang phục vụ

và đối mặt với những rủi ro rất lớn."

Nhưng sức ép thực sự nhằm giới hạn việc phổ biến những tấm hính xuất phát từ những nỗ lực liên

tục hòng bảo vệ và bao che cho việc chình quyền có những chình sách cai trị sai lầm ở Iraq - đồng hóa "sự tức giận" về những tấm hính đó với một cuộc vận động làm suy yếu sức mạnh quân sự của Mỹ và những mục đìch nó đang theo đuổi. Sự đồng hóa này cũng giống như cách nghĩ của nhiều

người, coi việc phát hính ảnh của lình Mỹ tử trận trong cuộc xâm lăng và chiếm đóng Iraq trên

truyền hính như những chỉ trìch ngầm về chiến tranh, càng ngày càng sẽ bị xem là không yêu nước

khi phổ biến những tấm hính mới làm và làm hoen ố thêm hính ảnh về nước Mỹ.

Suy cho cùng, chúng ta đang trong tính trạng chiến tranh. Một cuộc chiến bất tận. Và chiến tranh là địa ngục, hơn cả những gí những người đưa chúng ta vào cuộc chiến thối nát này đã nghĩ tới. Trong nhà gương kỹ thuật số, những hính ảnh đó sẽ không biến mất. Ðúng thế, một tấm hính giá trị hơn

ngàn lời viết. Và cho dù những nhà lãnh đạo của chúng ta quyết định không ngó mắt xem những

hính ảnh đó, thí cũng còn hàng ngàn tấm hính và băng video khác nữa. Không thể ngăn chặn được.

Nguồn

: ―Regarding the Torture of Others

by Susan Sontag, New York Times Magazine, 23.5.2004

[1]Nguyên tựa đề tiếng Anh của bài viết này là ―Regarding the Torture of Others

. Tác phẩm xuất bản gần đây nhất của Susan Sontag có tựa đề: ―Regarding the Pain of Others

.

[2]Dominatrix trong nguyên bản. Từ này trong tiếng Anh gợi một hính ảnh cụ thể: một phụ nữ mặc đồ

da bó sát người, cổ đeo dây (xìch chó), cầm roi quất và mang lại khoái cảm cho những người khổ

dâm.

[3]Một trong những câu lạc bộ nam sinh ở trường Ðai học Yale, Khi còn học ở đó, Tổng thống Bush đã tham gia câu lạc bộ này.

Ðọc sách: Death of a Generation: JFK đảo chính Ngô Ðình Diệm để rút quân

Bùi Văn Phú

[ Death of a Generation: How the assassinations of Diem and

JFK prolonged the Vietnam War của Howard Jones. Nhà Xuất

Bản Ðại Học Oxford. London. 2003. 546 trang.]

Tháng 11 năm 1963 Ngô Ðính Diệm, tổng thống đầu tiên của

Việt Nam Cộng Hòa bị lật đổ và bị giết chết. Ba tuần sau, tổng

thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát. Hai cái chết đã làm thay

đổi cuộc diện chiến tranh (ở) Việt Nam mà cho đến nay vẫn

thường có giả thuyết là nếu không có những cái chết đó thí Việt

Nam Cộng Hòa còn tồn tại và Hoa Kỳ đã không thất bại tại

Việt Nam.

Death of a Generation là một tác phẩm dẫn đến sự giả định là

nếu hai vị tổng thống trên còn sống thí Hoa Kỳ đã rút quân và

cuộc diện chiến tranh Việt Nam đã khác. Tác phẩm sử liệu này

của Howard Jones viết về những biến chuyển trong chình sách

của Hoa Kỳ đưa đến việc Bạch Cung chủ trương một cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Ðính Diệm, mà

theo tác giả là một "hành động sai lầm khi chình quyền Kennedy thúc đẩy các tướng đảo chánh lật đổ

Diệm với hy vọng việc thay đổi chình quyền ở đó sẽ giúp cho những nỗ lực chiến tranh được tốt hơn và để Hoa Kỳ dễ rút quân hơn."

Howard Jones là giáo sư sử tại Ðại Học Alabama, nghỉ dạy một năm để nghiên cứu và viết sách.

Theo tác giả thí việc Hoa Kỳ quyết định loại bỏ ông Diệm, cùng với cái chết của Kennedy vào ba

tuần sau đó đã làm hỏng việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam như Kennedy đã có kế hoạch. Ông cho đó

là sự khai tử một thế hệ thanh niên Mỹ ví sau hai cái chết, hơn 57 ngàn thanh niên Mỹ đã phải hy

sinh ví cuộc chiến leo thang, cùng với vô số thanh niên Việt Nam phải bỏ mính.

H. Jones sử dụng những nguồn tài liệu từ thư viện John F. Kennedy, thư viện Lyndon B. Johnson,

văn khố quốc gia, văn khố của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia; những dữ kiện lịch sử ghi băng của

những nhân vật từng tham gia chình quyền Kennedy như Dean Rusk, Walt W. Rostow, Robert

McNamara, Edward G. Lansdale, Maxwell D. Taylor, Henry Cabot Lodge, Frederick E. Nolting.

Jones đưa ra hính ảnh Kennedy là người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh lạnh, muốn bảo vệ thế giới

khỏi hiểm họa cộng sản, nhưng không muốn đổ quân chiến đấu vào Nam Việt Nam, nơi Bạch Cung

coi như vùng đo sức với khối cộng sản sau khi Hoa Kỳ thất bại trong vụ Vịnh Con Heo ở Cuba, bị

Nga Sô cảnh cáo buộc rút quân khỏi Bá Linh, và việc ký hiệp định Genève 1961 về nền trung lập của Lào Quốc, một nền trung lập mà cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Việt Nam đều không tôn trọng. Kennedy coi

việc chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ độc lập là việc của người miền Nam Việt Nam. Trả lời phóng

viên báo chì trong ngày 2 tháng 9, 1963 Kennedy nói: "Chúng ta có thể giúp họ, cung cấp dụng cụ, chúng ta có thể gửi những cố vấn, nhưng họ, dân tộc Việt Nam, phải chiến đấu để thắng cộng sản."

Cuộc chiến chống cộng sản lại bị báo chì Mỹ đưa tin với giọng điệu rằng sĩ quan và lình Việt Nam

Cộng Hòa không chịu chiến đấu. Ðiển hính là vụ Ấp Bắc xảy ra vào đầu năm 1963 đã được những

phóng viên trẻ như Neil Sheehan, David Halberstam, Peter Arnett gửi tin cho các báo lớn của Mỹ

loan tải, cùng với những lời bính luận là quân đội Việt Nam Cộng Hòa không muốn bảo vệ đất nước

của họ. Việc này đã khiến Hoa Kỳ xét lại chình sách đối với Nam Việt Nam.

Mấu chốt quan hệ giữa Bạch Cung và ông Diệm có lẽ là vấn đề Hoa Kỳ đem quân tham chiến vào

Việt Nam. Khi phó tổng thống Lyndon B. Johnson đến Việt Nam tháng 5. 1961, ông đưa ra hai đề

nghị: Hoa Kỳ gửi quân tham chiến và Nam Việt Nam ký một hiệp ước song phương với Mỹ. Ông

Diệm từ chối, ví làm thế sẽ mất đi thanh danh quốc gia và cho Bắc Việt cơ hội lên án ông làm tay sai Mỹ như họ đã tuyên truyền. Ông Diệm chỉ muốn Hoa Kỳ viện trợ để tăng quân số quân của Việt

Nam Cộng Hòa thêm 20000 và viện trợ quân sự cho các tổ chức Vệ Quốc Ðoàn và Dân Vệ.

Bênh vực cho luận cứ rằng đề nghị đem quân chiến đấu không phải là ý muốn của Kennedy - qua đề

nghị của Johnson - mà ví Johnson bị áp lực từ bộ tổng tham mưu và phái bộ cố vấn quân sự Hoa Kỳ

tại Việt Nam, tác giả trìch lời Kennedy tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 5 tháng 5, 1961 nói việc gửi quân chiến đấu còn đang trong vòng nghiên cứu. Như thế là để mở cửa cho Johnson muốn đề

nghị gí với ông Diệm khi hai người gặp nhau thí tùy ông phó tổng thống.

Chình sách của ông Diệm đưa đến những bất mãn trong giới quân nhân, vụ đảo chình hụt năm 1960

là điển hính của những bất mãn đó. Trong chuyến đi vào tháng 10. 1961 để lượng định tính hính,

trưởng đoàn Maxwell D. Taylor đã nghe tướng Dương Văn Minh phàn nàn về tổng thống Diệm

không tin tưởng quân đội nên không cho các tướng có thực quyền. Phó tổng thống Nguyễn Ngọc

Thơ cũng không tin tưởng ông Diệm đang làm việc tốt cho đất nước.

Trong chuyến đi này có điều lý thú là cuộc đụng độ ngoại giao giữa Taylor và Lansdale. Maxwell D.

Taylor không muốn Edward G. Lansdale - người có quan hệ thân tính với ông Diệm và được coi như

đặc sứ của Kennedy - được tiếp xúc nhiều và dự những buổi tiếp tân. Nhưng khi vừa đến sân bay,

Lansdale đã được người riêng của tổng thống Diệm ra đón và đưa về dinh để tham khảo. Taylor và

Lansdale ví vậy có những bất bính với nhau.

Khi gặp Lansdale, ông Diệm hỏi ý kiến có nên yêu cầu Hoa Kỳ gửi quân tham chiến không?

Lansdale hỏi lại là tính hính quân sự bết bát lắm chăng? Ông Diệm trả lời: không tệ và có thể tự lo được. Lansdale nói thế thí không nên yêu cầu Hoa Kỳ gửi quân chiến đấu ví chình Lansdale cũng

không muốn đổ quân vào tham chiến. Trong khi ông Diệm bàn luận với Lansdale thí cố vấn Ngô

Ðính Nhu cũng có mặt và hay xìa vào. Lansdale nhận xét ông Diệm đã không còn phong thái tự tin

như cách đây một năm, sau lần đảo chình hụt. Ông Diệm đã bị ông Nhu lấn áp quyền hành.

Với tính hính chống cộng không khả quan và một chình quyền đang xa rời dân, bản báo cáo của

Taylor sau chuyến đi đã khiến một số nhà hoạch định chình sách trong Bạch Cung và Bộ Ngoại giao

yêu cầu sứ quán Mỹ ở Sài-gòn lập danh sách những người có thể thay thế ông Diệm, trong đó có phó

tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và bộ trưởng Nguyễn Ðính Thuần. Tài liệu cũng nhắc đến mối quan

hệ giữa tướng Dương Văn Minh và ông Thơ đã từng bị Pháp bắt giam. Lá bài Dương Văn Minh lãnh

đạo đảo chánh thành công và đưa Nguyễn Ngọc Thơ lên thay đã bắt đầu được nhen nhúm thành hính

từ đó.

Nhưng hoạch định một vụ đảo chánh - và để thành công - là một công việc đòi hỏi nhiều mưu kế.

Bạch Cung chỉ muốn làm giấu tay, trong khi các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa lại chỉ chờ Mỹ "bật đèn xanh." Phải tốn một thời gian mới đưa đến vụ đàn áp phật giáo ở Huế vào tháng 5. 1963 trong đó có sự việc hai tiếng nổ lớn xảy ra khi phật tử biểu tính trước đài phát thanh đòi bỏ Dụ số 10 về việc treo cờ tôn giáo. Tác giả ghi nhận hai tiếng nổ đó có thể là do Việt Cộng trà trộn, hoặc phe chình quyền gài vào, hay do CIA tạo ra để bắt đầu tiến trính đưa ông Diệm xuống. Vụ phật giáo xuống

đường, theo tác giả, đã làm hoãn lại kế hoạch đ ã được Kennedy chấp thuận vào đầu tháng 5, 1963 là rút 1,000 cố vấn về nước trước cuối năm 1963 .

Cần nhắc lại rằng trước đó Hoa Kỳ đã có kế hoạch đảo chánh ở những nơi có chình quyền không

nghe lời Mỹ, như ở Iran với thủ tướng Mohammed Mossedegh đã bị CIA lật đổ năm 1953 - trong

một kế hoạch tương tự được dùng lại ở Việt Nam - để đưa vua Shah thân Mỹ lên thay. Ở Iran

chương trính phát thanh bằng tiếng Farsi của đài VOA được dùng như một phương tiện thúc đẩy rối

loạn, đưa đến đảo chánh. Tại Nam Việt Nam, Hoa Kỳ cũng dùng đài VOA loan tin tạo hậu thuẫn cho

phe đảo chình.

Ngay sau khi có những vụ tấn công vào chùa, sáng ngày 26 tháng 8. 1963, đài VOA truyền đi bản tin động trời, nội dung: "theo các quan chức ở Hoa Thịnh Ðốn cho biết những người lãnh đạo quân đội Việt Nam Cộng Hoà không - lặp lại không - có trách nhiệm trong những vụ tấn công vào chùa

chiền." Ðài cũng loan tin Bạch Cung có thể cắt giảm nhiều viện trợ nếu ông Diệm không loại bỏ

những người cầm đầu cơ quan mật vụ - ám chỉ ông Nhu - dù chình quyền Mỹ chưa chình thức lên

tiếng. Ðài VOA sau đó cải chình, nhưng ông Nhu coi đó là dấu hiệu người Mỹ muốn loại bỏ ông.

Những diễn tiến dẫn đến cuộc đảo chình ngày 1 tháng 11. 1963, được sự điều động của một quan

chức CIA là Lucien Conein. Viên sĩ quan Mỹ này lo móc nối với các tướng của Nam Việt Nam để

thực hiện cuộc đảo chình. Sách dẫn chứng các tài liệu cho thấy Kennedy là người đã chấp thuận kế

hoạch xóa bỏ chế độ Ngô Ðính Diệm. Nhưng việc giết anh em ông Diệm thí tài liệu lại nói do tướng

Dương Văn Minh chủ động chỉ ví ông Diệm đã không dành cho tướng Minh một nghi lễ chuyển giao

quyền hành trang trọng. Luận cứ này không vững ví tướng Minh đã chờ Hoa Kỳ "bật đèn xanh" mới hành động thí không thể không có sự đồng tính của Mỹ khi giết ông Diệm. Sau này tổng thống

Nguyễn Văn Thiệu, người đã tham gia đảo chánh, cũng sợ số mệnh của mính có thể như ông Diệm

khi ông đưa ra chình sách không hài lòng người Mỹ.

Lúc đầu Hoa Kỳ còn tím cách che giấu việc nhúng tay vào vụ đảo chánh bằng cách không thừa nhận

chình quyền mới cho đến cả tuần lễ sau. Death of a Generation đã chứng minh Bạch Cung chủ động trong việc loại bỏ ông Diệm, với hy vọng một chình quyền khác được lòng dân và có khả năng

chống cộng hơn để Hoa Kỳ có thể rút quân, như Kennedy dự định.

Cuốn sách ngừng lại ở chỗ chế độ Ngô Ðính Diệm sụp đổ và không bàn đến nguyên nhân đưa đến

cái chết của Kennedy ba tuần sau đó. Ðây mới là cốt lõi của việc Hoa Kỳ rút quân hay leo thang

chiến tranh như đã xảy ra.

Trên quan điểm chiến lược toàn cầu, Hoa Kỳ muốn một Nam Việt Nam độc lập trong thái cực của

cuộc chiến tranh lạnh thời bấy giờ, còn Bắc Việt Nam lại quyết tâm thống nhất đất nước theo tinh

thần hiệp định Genève 1954 bằng mọi giá. Như thế Kennedy nếu còn sống thí những quyết định rút

quân không phải là việc làm dễ dàng ví trong chình quyền Kennedy cũng có những thành phần rất

diều hâu muốn phong tỏa cảng Hải Phòng, ném bom thủ đô Hà Nội và Kennedy cũng đã chấp thuận

cho CIA và bộ quốc phòng đưa người qua Lào bì mật tuyển quân và hoạt động. Trong hai năm nắm

quyền, Kennedy đã tăng số cố vấn quân sự cho Nam Việt nam từ chưa đến 1000 lên 16000. Hơn nữa

khi đã coi Nam Việt Nam là nơi đọ sức giữa hai thái cực tự do và cộng sản thí Hoa Kỳ không thể bỏ

cuộc dễ dàng lúc bấy giờ. Mà tham chiến thí kết quả là những thất bại như đã thấy. Kenneth

Galbraith, quan chức trong chình quyền Kennedy, sau này nói rằng chình ông, và Kennedy, lầm

tưởng ông Diệm là nguyên do khiến cuộc chiến chống cộng không hữu hiệu như Hoa Kỳ muốn. Ông

nói chình địa bàn rừng núi và lối đánh du kìch của đối phương là nguyên do làm Hoa Kỳ thất bại

trong việc bảo vệ miền Nam Việt Nam.

Chiến tranh và bệnh vĩ cuồng

Nguyễn Hoàng Văn

Nếu tổn thất đầu tiên của chiến tranh, nói theo Hiram Warren Johnson, là ―sự thật

[1] thí, với chúng ta, sau khi cuộc chiến kết thúc đã gần ba mươi năm, tổn thất đó vẫn còn, vẫn tiếp tục gây nên những hệ lụy văn hóa lâu dài.

Hệ lụy văn hóa đặc thù và phổ quát nhất của tổn thất ấy, theo tôi, là chứng vĩ cuồng. Bàn về cội

nguồn và diễn tiến của cuộc chiến như một ván cờ cụ thể, từ những diễn tiến tính thế đến những tình toán và những nước cờ rính rập của các ông Joseph Stalin, Mao Trạch Ðông hay Leonid Brezhnev

trước các ông Harry Truman, John F. Kennedy, Lyndon Johnson hay Richard Nixon; của ông Hồ Chì

Minh trước ông Ngô Ðính Diệm; của ông Võ Nguyên Giáp trước các ông Henri Navarre hay

William Westmoreland; của ông Lê Ðức Thọ trước ông Henry Kissinger v.v... là công việc của

những sử gia và, kể ra, họ đã làm được kha khá. Chấp nhận hay bài bác, toàn bộ hay từng phần, là

tùy vào vị trì của từng phìa và, chắc chắn, còn lâu thí từng phìa mới nhìch đến để chia sẻ ở cái sự gọi là ―đại đồng trong tiểu dị

. Nếu nhín từ góc độ văn hóa thí, có thể nói, chiến tranh cũng đã gây ở

chúng ta những tác động khá ―đại đồng

, khả dĩ áp dụng cho từng phìa. Thế nhưng, trước hết, thế

nào là ―văn hóa chiến tranh

, đặc biệt là của chiến tranh Việt Nam?

Nếu ―văn hóa

, trên ý nghĩa phổ quát nhất, là một hệ giá thống những giá trị vật chất hay tinh thần mà một cộng đồng cùng học hỏi, sáng tạo và chia sẻ thí, với hệ giá trị đó, cộng đồng đó sẽ có những cách thức phản ứng đặc thù trước những hoàn cảnh đặc thù, như cái đặc thù của từng cuộc chiến,

chẳng hạn. Và nếu ―chiến tranh văn hóa

là một ý niệm muộn màng, thuộc loại ―hậu-Chiến tranh

lạnh

, thí ―văn hóa chiến tranh

chẳng phải là thứ gí mới mẻ. Cứ nhớ, năm 1946, trong cái tâm trạng

bàng hoàng thảng thốt trước những mất mát và hoang tàn sau Ðệ nhị thế chiến, chỉ một năm sau khi

thành lập Liên hiệp quốc để ―gín giữ hòa bính

, nhân loại – hay đúng ra là một phần của nhân loại -

đã vội vã thành lập UNESCO, cái tổ chức quốc tế mà sứ mạng tối hậu là cổ xúy cho một ―văn hóa

hòa bính

. Cứ nhớ, từ thuở hồng hoang, lịch sử loài người đã gắn liền với lịch sử của chiến tranh như

thế nào rồi và, tình ra, có chương sử nào của chúng ta mà không bay mùi gươm giáo hay lửa đạn?

Vấn đề là mỗi thời đại con người lại có mỗi phương thức và ý thức thì mạng đặc thù. Từ chỗ va

chạm giữa các bộ lạc, trò thì mạng kia đã dần dà leo thang đến màn xung đột giữa cách lãnh địa, giữa các nền quân chủ, giữa các quốc gia, giữa các ý thức hệ để rồi, nói theo ông Samuel Huntington, leo thang đến sự đụng độ giữa các nền văn minh. Mà trong từng thời đại, không phải cuộc chiến nào

cũng giống cuộc chiến nào. Có những cuộc chiến bất khả kháng, không thể không diễn ra. Có những

cuộc chiến phiên lưu, thì nghiệm. Có cả những cuộc chiến như đùa, như điên. Rồi chúng diễn ra với những quy mô lớn bé và những mức độ chóng chầy khác nhau, vận dụng những mức độ nội lực hay

ngoại lực khác nhau và thu hút những mối quan tâm chú ý, ủng hộ hay phản đối khác nhau. Chiến

tranh Việt Nam là một cuộc chiến đặc thù mà văn hóa Việt Nam cũng là một nền văn hóa đặc thù thí, thật hiển nhiên, thứ ―văn hóa chiến tranh

của nó cũng đầy tình đặc thù. Cái đặc thù của một xứ sở

nhỏ và nghèo vào hàng bậc nhất nhưng lại gánh chịu một cuộc chiến lớn và... giàu vào hàng bậc

nhất. Cái đặc thù ở tình khập khiễng giữa một mô thức kinh tế- xã hội lạc hậu vào hàng bậc nhất so với một mô thức chiến tranh ―tiên tiến

vào hàng bậc nhất, hiểu như một sự đụng độ giữa hai ý thức hệ, như một vệt cháy nóng bỏng giữa mối xung đột toàn cầu lạnh lẽo như băng. Một xứ sở nhược

tiểu chỉ quanh đi quẩn lại với những họat động nông nghiệp cò con thế mà có thể lí lợm và say sưa với một cuộc chiến có ý nghĩa mang tầm thời đại nhất hạng, dai dẳng và dữ dội nhất hạng, sử dụng

những vũ khì hiện đại nhất hạng và làm tốn kém giấy mực của thế giới nhất hạng thí, ―tổn thất đầu tiên của sự thật", nói theo Hiram Warren Johnson, là cái sự thấy mính... nhất hạng. Nét đặc thù nhất của văn hóa chiến tranh Việt Nam, như thế, chình là chứng bệnh vĩ cuồng.

Như một hệ lụy văn hóa, bệnh vĩ cuồng biểu lộ ở những tầm mức khác nhau, tập thể và cá nhân, vi

mô và vĩ mô. Ở mức độ tập thể và vĩ mô, nếu bệnh hoang tưởng ―mính là nhất

từng dẫn đến sự hính

thành của chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc hay chủ nghĩa nô lệ, dẫn đến những cuộc phiên lưu quân sự

điên rồ hay những thảm họa diệt chủng tồi tệ thí, với chúng ta, căn bệnh đó đã đưa đến tâm lý bảo thủ, ngạo mạn, tự tôn và bài ngoại. Ở mức độ cá nhân và vi mô, nếu bệnh vĩ cuồng khiến từng cá

nhân hay từng phe nhóm cảm thấy mính ―nhất hạng

theo cuộc chiến thí, sau khi chiến tranh chấm

dứt, họ sẽ không chịu nhín vào sự thật, sẽ cố che giấu sự thật để cố nìu kéo cái sự ―nhất hạng

theo góc nhín của mính. Cứ nhớ, những người Ðức quốc xã đã hoang tưởng về sự cao quý và sự yêu nước

hơn ai hết của dân tộc mính như thế nào? Cứ nhớ, những lãnh tụ Khmer Ðỏ đã hoang tưởng như thế

nào về năng lực của dân tộc mính để lao đầu vào những cuộc phiên lưu quân sự điên rồ và một cuộc

thì nghiệm ý thức hệ ngu xuẩn như thế nào? Nghĩ rằng tổ tiên mính đã dựng được những kỳ quan

như Ðế Thiên – Ðế Thìch, nghĩ rằng mính đã đánh thắng một kẻ thù hùng mạnh như đế quốc Mỹ, họ

hoang tưởng rằng họ có thể làm được tất. Rồi để ý, những vinh quang rất là... cầu toàn khi mà, liên miên, sau những 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45 rồi 50 năm, chiến thắng Ðiện Biên lại được rầm rộ

kỷ niệm như thế nào trong khi cái giá phải trả cho chiến thắng ấy vẫn còn là một bì mật cấm kỵ [2] .

Ðể ý đến những âm hưởng ―tiếng sắt tiếng vàng chen nhau

của cuộc chiến gắng gượng cả gần ba

mươi năm sau ngày chiến tranh kết thúc. Ðể ý đến những cựu chiến binh đã gần nửa đời gắn bó với

một cuộc chiến và một màu cờ sắc áo, những người mà, quanh đi quẩn lại, chỉ có thể tím thấy ý

nghĩa ở sự tồn tại của mính dưới màu cờ ấy và cuộc chiến ấy. Tập thể ấy không còn, ý nghĩa sự tồn tại của họ không còn. Cuộc chiến ấy mà bị lãng quên, tập thể của họ sẽ bị lãng quên. Và họ trở nên gắn liền với tập thể. Họ trở thành một bộ phận hữu cơ của tập thể và làm mọi cách để có thể tồn tại một cách có ý nghĩa.

Mà thực. Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng / Ðến em thơ cũng hóa anh hùng / Ðến tre xanh cũng hóa thành vũ khí / Ðến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ (Tố Hữu): có cuộc chiến chúng ta mới cảm thấy mính

―lạ lùng

, thấy mính thoát khỏi thân phận nhỏ nhoi, nhược tiểu. Có cuộc chiến, chúng ta thấy mính vĩ

đại hẳn lên và trở thành ―cái gí đó

của nhân loại. Có cuộc chiến, chúng ta mới thấy mính yêu nước, gan lỳ và thiện chiến hơn bất cứ dân tộc nào khác. Có cuộc chiến, mỗi lần ra ngõ chúng ta mới gặp...

anh hùng, những lớp người trước kia hầu như chỉ hiện diện trong những điện thờ hay trong mấy

trang sử. Có cuộc chiến, chúng ta cảm thấy mính trở thành ―lương tri của loài người

, cảm thấy rằng mính đang cao cả hy sinh, không chỉ để cứu mính còn để cứu cả nhân loại: Ta vì ta vì ba chục triệu người / Cũng vì ba ngàn triệu trên đời (Tố Hữu). Cứ như là Thánh Gióng huyền hoặc của thuở nào, từ thân phận nửa thuộc địa nửa phong kiến chúng ta lại vươn vai đứng dậy, không làm ―tiền đồn xã

hội chủ nghĩa

thí cũng làm ―tiền đồn thế giới tự do

. Mà kể ra thí chiến tranh cũng đã... tiếp thị cho cái tên và cho thế giá của Việt Nam thật. Cứ nhớ, từ lối nói ―An-nam-mìt

đầy khinh miệt thời nào vậy mà, với cuộc chiến, tính thật hay đãi bôi, lại xuất hiện dăm ba kẻ khác thường sống cách xa nửa vòng trái đất rao bán cái giấc mơ ―sáng thức dậy trở thành người Việt Nam

. Từ thân phận của một

thuộc địa nhỏ nhoi, như một phần của ―Ðông Dương thuộc Pháp

, hai chữ Việt Nam đã vươn vai

trên trường quốc tế theo cuộc chiến Ðông Dương cùng những tình toán chiến lược toàn cầu nuôi

dưỡng cái cuộc chiến ấy. Cứ nhớ, theo hồi ức của các ông Hoàng Tùng hay Võ Nguyên Giáp, những

năm cuối thập niên 40 khi ông Hồ Chì Minh chưa bắt tay ―rèn cán chỉnh quân

cùng đấu tranh giai

cấp ở nông thôn như một lời phát thệ với con đường chuyên chình vô sản thí đảng của họ vẫn chưa là cái gí cả trong con mắt của những người vô sản anh em và chuyến đi cầu viện trên đất Tàu và Nga

của ông ta năm đó, nói theo ông Giáp, là một ―chuyến đi gian khổ

[3] . Cứ nhớ, năm 1951, trong đại hội đảng lần thứ hai ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang, chủ tịch đảng Hồ Chì Minh đã yên phận học trò

của mính như thế nào khi đứng trước 158 đại biểu chỉ vào ảnh của Stalin cùng Mao và tuyên bố rằng ông ta có thể sai chứ hai lãnh tụ này không thể nào sai. Vậy mà, chỉ vài thập niên sau thôi, với chiến tranh, trong khi bậc lãnh tụ vươn lên tầm cỡ thế giới thí Việt Nam lại nghiễm nhiên trở thành ―tiền đồn xã hội chủ nghĩa

. Cứ nhớ, giữa thập niên 50, khi ông Ngô Ðính Diệm lần đầu đến Mỹ trong tư

cách tổng thống nửa nước Việt mới khai sinh sau Hiệp định Genève, hầu như không có một người

Mỹ bính thường nào chỉ được vị trì Việt Nam trên bản đồ thế giới. Thế mà, chỉ mấy năm sau thôi,

khi đã thành ―tiền đồn thế giới tự do

, chữ Việt Nam lại đều đều xuất hiện trên những hàng tìt lớn của những tờ báo lớn, trên bản tin ngày ngày của màn ảnh ti vi, trên biểu ngữ của vô khối những

cuộc xuống đường, xuất hiện trong những đề tài tranh cử và, thậm chì, còn nặn ra được một giải

Nobel Hòa Bính, cái giải Nobel đến hai lần... dang dở [4] .

Thí, cũng gọi là ―trưởng thành trong khói lửa

, thế nhưng cái sự ―trưởng thành

rất bất bính thường đó đã biến chúng ta thành những tên vĩ cuồng, vừa lớn lối tự tôn nhưng cũng vừa keo bẩn kỳ thị. Thí, cứ cho là chúng ta đã hy sinh và mất mát quá nhiều nhưng làm sao chúng ta có thể vin vào đó để

nhai đi nhai lại về cái sự cao quý của mính? Trong thời chiến, ông Vũ Hạnh từng mạo danh một

người Ý để viết Người Việt cao quý, cái sự ―cao quý

mà không ìt người lấy làm tự hào, nhưng nếu nói vậy thí chẳng lẽ, nói theo ông Václav Havel, nhà văn và là cựu tổng thống nước nước Tiệp, hễ

làm người Việt thí sẽ cao quý hơn là làm người Lào, người Nga hay người Trung Quốc? Làm sao

chúng ta có thể căn cứ vào cái sự đổ máu và hy sinh thực nhiều của mính để cao giọng về lòng ―yêu nước nồng nàn

của mính, như thể đó là một đặc tình riêng, như thể không một dân tộc nào yêu nước như là chúng ta yêu? Chẳng lẽ người Thái, Ấn Ðộ, người Anh, người Pháp hay người Ý, người Nhật,

không hề yêu tổ quốc của họ? Chẳng lẽ tính yêu mà họ giành cho tổ quốc mính chẳng thể sánh với

chúng ta? Sự thể là, khi tham dự một cuộc chiến choáng ngợp như thế chúng ta lại choáng ngợp với

những đòi hỏi của cuộc chiến và trở nên lẩm cẩm với những bản vị của chiến tranh. Trong chiến

tranh, chúng ta lấy sự gan góc và chấp nhận hy sinh làm thước đo giá trị nên, khi đã trải qua sự đo lường ghê gớm của một cuộc chiến, chúng ta lại có cái ấn tượng rằng không ai ghê gớm bằng mính,

rằng đi chệch khỏi con đường khổ nạn như mính là không anh hùng, là không yêu nước. Nếu nước

Thái, nhờ vào vị trì địa lý chình trị và sự khôn khéo trong chình sách đối ngoại của mấy ông vua thời trước mà thoát khỏi thân phận thuộc địa, họ đã không yêu nước bằng chúng ta hay sao? Ông

Mahatma Gandhi chủ trương đấu tranh bất bạo động đâu phải ví hèn nhát và không yêu nước? Khi

nhà cách mạng Phan Chu Trinh tuyên bố ―bạo động tất ngu

để phản đối cái sự thì mạng giành độc

lập, người đã suốt một đời gian khổ đấu tranh cho dân tộc mính không thể được xem là một nhà ái

quốc cao quý hay sao? Mà không chỉ là chuyện yêu nước, chuyện giành độc lập, dấu ấn của thứ bản

vị chiến tranh đó đã thẩm thấu vào cả những lĩnh vực ngỡ như chẳng hề liên quan. Như ngôn ngữ,

chẳng hạn. Trên chiến trường chúng ta có thể tự hào rằng, dù đối thủ hùng mạnh đến cỡ nào mính

vẫn là một một mục tiêu khó nuốt nhưng làm sao có thể lấy làm sảng khoái và tự hào với cái sự khó nuốt của tiếng nói mính? Khi mới xây dựng chữ quốc ngữ, những học giả đi tiên phong không ngớt

than thở về cái thiếu của tiếng Việt vậy mà nay đã, đó đây, lại lại nghe lập đi lập lại những giọng điệu tự hào về cái sự khó nhai khó nuốt kia: ―Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam

.

Nếu một ngôn ngữ có đáng để tự hào, nó cần phải đáng tự hào ở cái chỗ cô đọng mà súc tìch, uyển

chuyển mà rõ ràng, chấm phá mà gợi hính, phong phú mà dễ truyền bá chứ tại sao lại tự hào ở cái

chỗ bì hiểm và khó nhai?

Chúng ta nói đến ―vũ khì tre xanh

, đến ―trì tuệ Việt Nam

và những ―chiến thắng thần thánh

, thế

nhưng, cứ nghĩ, chỉ có tre xanh và ―trì tuệ

suông đó thí làm sao chúng ta có thể làm nên một ―Ðiện Biên Phủ trên không

? Phải có SAM-2. ―Trì tuệ

và sự gan góc kinh người đó cũng đâu thể làm nên

một Ðiện Biên Phủ trên bộ? Phải có những cơ man nào là những súng lớn súng nhỏ, phải có cơ man

nào là những dàn pháo cao xạ hay những dàn SAM-2 hoàn toàn nằm ngoài... trì tuệ Việt Nam. Bởi,

Nguyễn Viết Xuân đâu thể nào giương cây gậy tầm vông lên trời để dõng dạc hô ―Hãy nhắm thẳng

quân thù mà bắn!

? Bởi, Trị Thiên chỉ có thể vùng dậy, Bính Long chỉ có thể anh dũng và Kom Tum

chỉ có thể kiêu hùng với một nguồn hỏa lực hùng hậu, với một nguồn vũ khì không hề mang nhãn

mác ―Made in Vietnam

chứ? [5] Khi đã ―vĩ hoá

cái sự lí lợm và gan góc trước mức độ chết chóc hủy diệt khủng khiếp cùng sự thuần thục của những thao tác kỹ thuật bên những cỗ máy chiến tranh

vay mượn hay bố thì thành một thứ sản phẩm của ―trì tuệ

thí chẳng có gí khó hiểu khi, trước những

―kỳ tìch

kiểu Chân dép lốp mà đi vào vũ trụ (Tố Hữu), chúng ta cũng có thể ngửng mặt lên kiêu hãnh, tự hào. Bất quá, nếu xem cuộc chiến là một màn trính diễn, nếu xem thế giới là một ―trường

đấu tranh

– ―trường

đấu tranh của ―ba dòng thác cách mạng

hay ―ba thế giới

- thí, qua màn trính diễn bằng súng đạn đến từ bên ngoài ấy, chúng ta đã vụt trở thành một thứ... siêu sao trính diễn. Siêu sao trên sân khấu nóng của cái hì trường băng giá mệnh danh Chiến tranh lạnh.

Những siêu sao mùa vụ thoáng nổi thoáng chím của kỹ nghệ giải trì nào cũng ôm ấp cái ảo tưởng

rằng những gí mà kỹ nghệ quảng cáo thổi phồng cho mính chình là thế giá thực sự của mính. Họ

nhiễm thói quen làm tiêu điểm của sự chú ý. Theo tinh thần ăn sẵn, họ thìch được ca ngợi, thìch được bàn đến và sẵn lòng tạo điều kiện để được bàn đến, như những ―fan-club

, chẳng hạn. Họ nghiễm

nhiên xem việc phục dịch mính là nghĩa vụ của kẻ người khác. Họ bịt tai lại trước bất cứ lời phê bính hay chỉ trìch nào. Và như một thứ siêu sao thời chiến mà thế giá được vun bồi bằng những tình toán chiến lược chia hai hay chia ba thế giới, chúng ta cũng hoang tưởng và bệnh hoạn như thế. Hoang

tưởng về thế giá của mính rằng, nhất định, sau cuộc chiến ghê gớm ấy, thế giới hẳn phải sợ, phải e dè, phải tuân thủ, phải phục dịch hay, ìt ra, vẫn xem mính là ―lương tri

nhân loại. Cứ nhớ, ngay sau những năm chiến tranh kết thúc, giới lãnh đạo phìa thắng đã kiêu ngạo như thế nào với tâm lý ―thắng hai đế quốc

để rồi lao đầu vào những mối phiên lưu điên rồ khác? Cứ nhớ, họ đã kiêu ngạo với tâm

lý thế giới phải cần mính trước nỗ lực bính thường hóa quan hệ của người Mỹ để rồi, trong nhiều

năm sau đó, phải vất vả đôn đáo ngược xuôi chỉ để mua lại cái quyền trả lời ―Vâng

từng ngạo mạn

bỏ qua [6] . Cứ nhớ, trong những ngày tàn của cuộc chiến, những nhà lãnh đạo phìa thua đã hết lời nguyền rủa ―đồng minh

như thế nào với cái tâm lý bị bỏ rơi hay bị phản bội. Và cứ nghĩ đến cái tâm lý cho rằng cái sự chía bàn tay giúp đỡ Việt Nam chình là bổn phận hay, thậm chì, niềm vinh hạnh

của thế giới bên ngoài: nhất định, ìt nhiều phải có cái quan niệm ấy thí hệ thống quan lại hiện đại ở

Việt Nam, từ cấp cao nhất đến cấp thấp, mới bày cái trò gây khó dễ, cái trò vòi vĩnh kiếm chác trước những dự án viện trợ phát triển hay, thậm chì, viện trợ nhân đạo. Rồi, cứ nghĩ đến tâm trạng chua chát bẽ bàng của những cựu tù nhân cải tạo đầu tiên trong chương trính HO, những người từng khấp

khởi tin rằng mính sẽ được nước Mỹ choàng hoa đón chào như những anh hùng mà họ phải mang

ơn.

Trên lĩnh vực học thuật chứng bệnh vĩ cuồng đó đã dẫn đến thái độ tự mãn, chẳng thèm học hỏi của

ai, xem mính là toàn hảo và xem đa số những tri thức hay giá trị bên ngoài là rác rưởi. Mới đây,

trong bài viết Một sai lầm thế kỷ trong lý luận phê bình văn học, đăng trên tờ Văn Nghệ số 29 ngày 17.7.2004, tác giả Trần Thanh Ðạm đã biểu lộ những triệu chứng thô sơ nhất của căn bệnh này. [7]

Thực ra, bài viết rối rắm đó không đáng bàn ở nội dung chình, không đáng bàn ở từng luận điểm

đúng hay sai mà là ở cách đặt vấn đề, ở cách nhín nhận vấn đề theo kiểu ếch ngồi đáy giếng. Ðể bài bác những trường phái lý luận và phê bính thế giới là ―rác rưởi

đáng đào thải, để mượn lời người phương Tây vô danh nào đó kêu gọi người khác ―hãy giữ lấy truyền thống tốt lành và hiện tại chân

chất của mính

và ―hãy học ở phương Tây những gí là tinh hoa

, tác giả lại lôi ra những giáo điều văn hóa cũ rìch mà nguyên Tổng bì thư đảng Trường Chinh trính bày trong cuốn sách mỏng Chủ

Nghĩa Mác và Văn Hoá Việt Nam, công bố vào năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc. Tác giả đã quên rằng, thực ra, Trường Chinh là một lãnh tụ chình trị chứ không phải là một nhà lý luận phê bính. Tác giả quên rằng điều mà ông Trường Chinh quan tâm là chình sách, là đường lối, là ―ta thắng địch

thua

, là đập bọn ―rắn độc

Ðệ Tứ, là diệt lũ cường hào địa chủ, là thiết lập nền chuyên chình vô sản trong văn hóa chứ không phải là tôn xưng những giá trị mỹ học. Thí, cứ cho ông Trường Chinh là

một lãnh tụ Marxist... nhất hạng, từng được xem là lý thuyết gia của đảng thế nhưng, như ông Vũ

Thư Hiên đã chỉ ra trong Ðêm Giữa Ban Ngày, cái tập giáo điều văn hóa theo luận điểm Marxist kia chẳng qua chỉ là một mớ kiến thức cóp nhặt và ăn theo, cái mớ kiến thức ―second-hand

vốn dĩ trở

thành một thứ vũ khì hiệu quả của phái chình thống trong những chiến dịch trấn áp văn nghệ, trấn áp từ các tác giả thuộc phái Ðệ Tứ cho đến các tác giả Nhân Văn – Giai Phẩm, cái sự thể mà, càng về

sau, họ cố quên, cố tránh không nhắc tới, vạn nhất có nhắc tới thí cũng nhắc tới trong tâm trạng ―Trẻ

Nho già Lão

[8] . Thí, cứ cho là chúng ta phải học hỏi những ―tinh hoa

của phương Tây, tác giả đã quên bẵng đi rằng, trên thực tế, mấy thứ ―tinh hoa

mà ông Trường Chinh đã ―học

và áp dụng trong

cương vị lãnh tụ, quên bẵng đi rằng mấy thứ vũ khì giáo điều kia, như một thứ ―tinh hoa

, đã đem lại những hậu quả như thế nào. Tôi không muốn sa đà vào những tranh cãi chình trị vô bổ nhưng không

thể không nhắc đến những chiến dịch ―rèn cán chỉnh quân

hay đấu tranh giai cấp ở nông thôn ở đầu hay nửa sau thập niên 50, những sự thật rành rành mà những người cộng sản chình thống Việt Nam

không muốn nghe hết và cũng không muốn ra hết. Tại sao ông Hoàng Tùng, từng là người thân cận

của ông Trường Chinh, phải thừa nhận rằng những ngày sau cách mạng tháng Tám 1945 là những

ngày hoan hỉ tưng bừng nhưng chiến thắng Ðiện Biên chỉ đem lại một bầu không khì dàu dàu ảm

đạm? [9] Tại sao, tại sao đến tận bây giờ, sau khi đã ―khôi phục

cho những tác giả Nhân Văn – Giai Phẩm, phái chình thống vẫn ngượng ngùng, vẫn cố quên và hoàn toàn không có một lời nào để giải

thìch cho thật rõ ràng, cho thật tường tận cái sự ―khôi phục

đó? Ông Trần Thanh Ðạm có vẻ tâm đắc khi sử dụng chữ ―ba lăng nhăng

của Trường Chinh để nói về những lý thuyết ―rác rưởi

phương

Tây, thế nhưng, cả ở những sự thể thông thường nhất về thế giới Ðông – Tây hôm nay, sự hiểu biết

của ông ta cũng rất là... ba lăng nhăng. Quay về với phương Ðông nhưng Việt Nam có phải là toàn

bộ ―phương Ðông

hay không? Chỉ tự bằng lòng với mính hay tiếp tục quay về với Khổng Mạnh?

Hay là, hiện đại hơn, quay về ―Ba đại diện

của cựu lãnh tụ họ Giang sau khi thuyết ―Ba thế giới

của Mao đã bị xếp xó? Nghe tác giả cả quyết rằng ―những con người khôn ngoan, lành mạnh phương

Tây đang tím về thế giới phương Ðông như những nơi còn lưu giữ được môi trường thiên nhiên và

văn hóa trong sạch

, người đọc không khỏi ngạc nhiên và phí cười. Họ phải tự hỏi mính là, liệu, tác giả đang mơ ngủ, đang mộng du, đang đi ngược thời gian, đi ngược hơn nửa thế kỷ về trước, ngược

về cái thời ông Trường Chinh cặm cụi xào nấu tài liệu tiếng Pháp ở chiến khu Việt Bắc thành một

thứ vũ khì giáo điều, hay, thậm chì, đi ngược về tận thế kỷ 13, lúc Marco Polo lần mò theo Con đường tơ lụa để khám phá phương Ðông? Bởi, chỉ cần lật bất cứ bản tin nào về những xã hội phương Ðông đương đại thí ai cũng có thể cảm nhận được sự tàn phá ghê gớm của môi trường thiên nhiên,

của môi trường xã hội, cảm nhận được sự băng hoại đáng sợ của những giá trị đạo đức và hay những

giá trị văn hóa truyền thống.

Cái cách chúng ta nhín về mính, hay xem thế giới nhín về mính trên phương diện học thuật cứ là hẹp hòi và thiển cận như thế. Mỗi lần một trường đại học ngoại quốc mở một tìn chỉ về môn Việt Nam

học là mỗi lần báo chì trong nước hì hửng loan tin, và loan tin với một cung cách không thể không khiến người ta nghĩ rằng đấy hẳn phải là một chuyện gí ghê gớm lắm, là một vinh dự ghê gớm lắm.

Chúng ta lấy làm hoan hỉ khi số lượng đầu sách hay bài báo viết về Việt Nam của những nhà nghiên

cứu nước ngoài đã lên tới con số ngàn mà không hề nghĩ rằng, với khoa học, nhân văn hay xã hội, thí có đề tài nào mà không đáng để nghiên cứu. Ðại học quốc gia Úc đã từng thuận tính cho một luận án tiến sĩ chỉ để nghiên cứu tại sao cô đào Nicole Kidman lại ly dị anh chàng Tom Cruise, cái công trính nghiên cứu với mục đìch, qua sự tan vỡ của gia đính cụ thể đó, có thể nhận ra những áp lực của

ngành truyền thông đại chúng đối với đời sống gia đính đương đại [10] . Dominique Laporte, nhà triết học Pháp, đã từng cặm cụi bỏ công nghiên cứu cách thức loài người... đi cầu trong từng thời kỳ lịch sử để viết Lịch sử của cứt, để nhín lại tiến trính văn minh của nhân loại từ vị trì của cái nhà tiêu, như

là vị trì của cái tôi, cái tôi đầy tình riêng tư [11] . Trong cuộc ―Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ

II

vừa mới diễn ra ở Hà Nội gần đây, vốn thu hút gần 500 người, trong đó có 123 nhà nghiên cứu

ngoại quốc, những người tham dự đã chưng hửng trước cảnh kết thúc chóng vánh sau ―hơn hai ngày

và chưa tròn 15 phút

! ―Học

như thế thí học kiểu gí? Ðấy, quả tính, chẳng qua chỉ là một trò khuếch trương cái sự được chú ý của mính thế thôi, sự khuếch trương nỗ lực nặn ra một ―Hội đồng Quốc tế

Việt Nam học

, như một sự chú ý có cờ có biển, có ―fan-club

cho giới khoa bảng ngoại quốc [12] .

Mà thế giới bên ngoài có phát triển ngành Việt Nam học, chủ yếu họ cũng phát triển để phục vụ quan hệ đa diện với Việt Nam, thế nhưng trong khi hoan hỉ khi được thế giới bên ngoài nghiên cứu, chúng ta lại chẳng hề biểu lộ một nỗ lực đáng kể nào trong việc nghiên cứu thế giới bên ngoài, dù là nghiên cứu để hòa nhập hay để đương đầu. Nằm sát nách Trung Quốc, liên miên chịu đựng áp lực của Trung

Quốc, vậy mà chúng ta chẳng hề nghe ai đá động đến đến sự tồn tại đáng để ý của bộ môn ―Trung

Quốc học

trong một viện nghiên cứu hay trong một trường đại học nào. Chúng ta làm như thể

nghiên cứu mính và đến với mính là nghĩa vụ của người ngoài, còn họ thí, hầu như, không có gí đáng để chúng ta phải học, dù đó là kẻ thù mà chúng ta nơm nớp theo dõi, dù đó là những đối tượng dồi

dào cơ hội mà chúng ta cần phải cầu cạnh để giao thương. Mà, xét cho cùng, mãi tới nay, chủ yếu,

cái mà chúng ta gây đính gây đám và khiến giới học thuật thế giới chú ý cũng chỉ là di sản của cái trò thì mạng trước đây chứ không phải là những điều có thể khiến chúng ta trở nên ―người

hơn. Ðến

các thư viện hay lật các thư mục ngoại quốc để tím các tài liệu về ngày Tết, chúng ta khó mà tím cho ra cái Tết của sự hội ngộ sum vầy mà, thay vào đó, chỉ thấy một rừng...―Tet Offensive

, cái mùa

xuân nhuộm máu và khét lửa năm 1968, cái mùa xuân ngập ngụa những ―hố hầm chôn xác anh em

.

Lời hát kia của Trịnh Công Sơn làm tôi nghĩ đến một giọng ca phản chiến khác, Joan Beaz, nữ ca sĩ

dân ca Mỹ với giọng soprano trong trẻo và chân phương từng xả thân trong những hoạt động phản chiến và nhân quyền. Ðời cô, như thế, trong phối cảnh của chúng ta, đã bị phân cách làm hai theo sự

kết thúc của cuộc chiến để rồi, ở phìa bên này, chúng ta hoan hỉ bằng lòng với nửa trước và hậm hực căm ghét với nửa sau thí, từ phìa bên kia, chúng ta lại hoan hỉ ở nửa sau mà ấm ức với nửa phần phìa trước. Nếu lịch sử là những câu chuyện mang tình tự sự về quá khứ thí pho tự sự về quá khứ chiến

tranh của chúng ta cũng đầy sự phân cách trớ trêu của văn hoá hậu chiến như thế. Hễ thắng thí chúng ta vinh quang. Hễ bại thí chúng ta anh hùng. Thắng, chúng ta không chấp nhận những bản vị của hòa bính để tiếp tục vinh quang trong chiến tranh một cách... cầu toàn. Bại, chúng ta không chịu chấp nhận rằng mính cuộc chiến đã kết thúc để tiếp tục đóng vai anh hùng, để thấy mính oai dũng xông

pha mặt trận, cho dù những mặt trận miền đông miền tây hay miền nam miền bắc đều đã, nói như

Erich Maria Remarque, hoàn toàn yên tĩnh.

Ai nhất thì tôi thứ nhì

Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

Trong cái pho tự sự triền miên, pha lẫn hiện thực và huyền thoại của chúng ta về ký ức chiến tranh, cơ hồ, chẳng thể nào tím thấy một vị trì ―thứ nhí

cho thật rõ ràng và thanh thản chứ đừng gí là ―thứ

ba

. Cái thân phận văn hóa nhược tiểu của chúng ta đã bị quá tải, đã không chịu đựng nổi cuộc chiến nên cái tâm lý yên phận mua hòa ―tôi thí thứ ba

thanh thản kia đã bị đào thải rồi chăng?

Có lẽ thế thật. Nếu nó không như thế thí chúng ta đâu nhao nhao đòi độc quyền chân lý, đòi cả độc quyền chình thống mà cũng đòi cả độc quyền làm nạn nhân? Chúng ta đâu có nhao nhao đòi mính là

nhất, dù là những thứ nhất của những nơi đẩu nơi đâu chứ chẳng bao giờ thật sự là nhất của mính...

Sydney 20.7.2004

[1]Diễn văn đọc trước Thượng viện Mỹ năm 1917. Dẫn theo Stephen Pritchard trong ―Well, it all depends on what you mean by war

, The Obeserver, October 7th, 2001

[2]Xem: Bùi Tìn, (2004), ―Fifty Years On

, trong Far Eastern Economic Review, 13, May.

[3]Xem: Võ Nguyên Giáp (2002), Ðường tới Ðiện Biên Phủ, NXB Quân đội nhân dân (chương đầu tiên). Có thể xem thêm đoạn trìch trong hồi ký Những kỉ niệm về Bác Hồ của Hoàng Tùng, xem chú

thìch số 9.

[4]Giải trao cho Lê Ðức Thọ và Henry Kissinger sau Hiệp định Paris năm 1973. Lê Ðức Thọ từ chối, không nhận giải. Kissinger thí nhận nhưng đến năm 1975 đem trả lại tuy nhiên Ủy ban Nobel không

nhận lại.

[5]―Bính Long anh dũng - Kom Tum kiêu hùng - Trị Thiên vùng dậy

, khẩu hiệu ở miền Nam trong

―mùa hè đỏ lửa

năm 1972.

[6]Nayan Chanda (1986), Brother Enemy: The War After the War, Harcourt Brace Jovanovich Xem thêm hai đoạn trong hồi ký chuyền tay Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng

ngoại giao Việt Nam. Hai đoạn trìch ―1977, thời cơ bỏ lỡ

và ―Cuộc gặp cấp cao Việt – Trung tại

Thành Ðô

đã được đưa lên website Diễn Ðàn: http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u136tqco.html

và: http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u134tqco.html

[7]Bài này đã được đưa lên website talawas ngày 19.07.2004.

[8]Xem: Vũ Thư Hiên, (1997), Ðêm Giữa Ban Ngày, Văn Nghệ, California, chương 18. Theo tác giả

thí cuốn Chủ Nghĩa Mác và Vấn Ðề Văn Hóa Việt Nam của Trường Chinh được sao chép theo cuốn Chủ Nghĩa Mác Và Công Cuộc Phục Hưng Nền Văn Hóa Pháp (Le Marxisme et la Renaissance de

la culture Francaise) của Roger Garaudy, trong đó: ―Bố cục cuốn sách gần như giữ nguyên, thậm chì Trường Chinh trìch dẫn đúng những đoạn mà Roger Garaudy trìch dẫn Marx, Engels, và cả Jean

Fréville

. Tác giả còn cho biết cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Ðịnh Thắng Lợi của Trường Chinh cũng giống hệt cuốn Trì Cửu Chiến của Mao Trạch Ðông. Ông cũng cho biết cuốn Sửa Ðổi Lề

Lối Làm Việc của Hồ Chì Minh chình là sản phẩm pha chế từ cuốn Chỉnh Ðốn Văn Phong của Mao Trạch Ðông và cuốn Sự Tu Dưỡng Của Người Ðảng Viên Cộng Sản của Lưu Thiếu Kỳ.

[9]Hồi ký Những kỉ niệm về Bác Hồ của Hoàng Tùng, nguyên là Bì thư ban bì thư Trung ương đảng.

Cuốn sách này đã bị thu hồi sau khi xuất bản, một số chương đã được trìch đăng trên website Diễn

Ðàn: http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u123htung.html

[10]Christine Sams, ―Adele set to be doctor of Kidmanology

, Sun Herald, April 4th, 2002, trang 9.

[11]Dominique Laporte, (2001), History of shit. Cambridge: The Massachusetts Institutes of TechnologyPress. [Nadia Benabid và Rodolphe el-Khoury dịch từ nguyên tác Histoire de la Merde.]

[12]Bản tin ―Việt Nam sáng lên qua những góc nhín

trên VietnamNet ngày 17.7.2004. Xem:

http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/vandekhac/2004/07/176062/

Hà Vũ Trọng dịch

Triển lãm At War

(Chỉ có những người chết là đã thấy chiến tranh kết thúc)

Lâm Chiến (At War) là tiêu đề cuộc

triển lãm kéo dài cho đến ngày 26 tháng 9/2004 tại Trung tâm Văn hoá Ðương đại Barcelona, trên

một diện tìch 2.400 mét vuông, được trính bày ở nhiều mức độ sinh động bằng nhiếp ảnh, ngôn từ,

hoạ phẩm, nghệ thuật video, v.v.

Cuộc triển lãm nhín vào ―chiến tranh

, những bính diện khác nhau về kinh nghiệm chiến tranh tác

động trực tiếp đến những cá nhân, cộng đồng cùng những cách miêu tả về chiến tranh qua sản phẩm

văn hoá.

―Sự khác biệt giữa hoà bính và chiến tranh là trong thời bính con cái chôn cất cha mẹ, còn trong thời chiến thí cha mẹ chôn cất con cái

, năm thế kỉ trước CN sử gia Hilạp Thucidides đã viết như vậy,

những nhận định của ông được nêu bật trong cuộc triển lãm này.

Uỷ ban tổ chức triển lãm gồm Antonio Monegal, cựu giáo sư ÐH Harvard và Cornell; giáo sư ÐH

Pompeu Fabra của Barcelona, Francesc Torres, một ngệ sĩ sĩ lẫy lừng thế giới và Jose Maria Ridao, trước là nhà ngoại giao phục vụ ở Trung Ðông.

Họ đã chọn mở đầu triển lãm bằng một loạt đồ chơi trẻ con thịnh hành ở Pháp trước Ðại Chiến 1914-

18 và những đồ chơi của Tây ban nha thời kí sau nội chiến. ―Chiến tranh không chỉ là một hiện

tượng quân sự... mà tự nó còn sáp nhập thành những định chế và những lối thực hành xã hội.

Tờ

chương trính giải thìch về cuộc triển lãm, còn nói thêm rằng, ―Chúng ta tự mính tập làm quen với

chiến tranh ở ngay trong văn hoá của mính và trong những môn chơi ưa thìch, và trong cung cách

gần như khó nhận thấy, chúng ta sáp nhập nó vào trì tưởng tượng tập thể qua những trò chơi, thời

trang, điện ảnh hoặc trong quảng cáo.

Ðiểm thu hút nhất tại cuộc triển lãm này là tác phẩm Hitler dời sang phía đông của David Levinthal, gồm một loạt những bức ảnh trông giống ảnh chụp cảnh chiến tranh mà thật ra là montage/ ráp nối chụp từ những đồ chơi.

Quân Ðức xuất hiện tiến về phìa trận tuyến nước Nga ngập tuyết, thật ra là những chú lình đồ chơi được sắp đặt trên một lớp bột mí. Ngoài ra, còn có những hính ảnh mô tả cảnh đổ bộ lên bờ

Normandy và những cảnh tượng từ cuộc Nội Chiến Tây ban nha dưới góc nhín của Robert Capa,

cũng như cách nhín vào sự tàn sát trong chiến tranh Việt Nam của Don MacCullin.

Nhưng cuộc triển lãm này cũng giới thiệu nhiều nghệ sĩ ìt nổi tiếng hơn, như hoạ sĩ Quang Thọ từ

Việt Nam, Alfred Jaar từ Rwanda và Gervasio Sanchez, một nhân chứng về những sinh mạng bị huỷ

hoại ví mín chôn.

Những hoạ phẩm trưng bày gồm tác phẩm mang sắc thái bi quan của Otto Dix, của Goerge Grosz,

Leon Golub, Marc Chagall và Fernand Leger, Và còn có danh sách tham gia của một số hoạ sĩ ìt

được biết đến như Kerr Eby và Robert Smith, là những quân nhân mà kinh ngiệm riêng về trận mạc

của họ cho thấy thực tế ác nghiệt về số phận của người lình.

Trong bối cảnh của Liên Xô cũ có những tác phẩm từ bảo tàng cách mạng P. A. Krivonogov cho

thấy cuộc tiến quân 1945 vào Berlin, còn hoạ sĩ Hoa kí Harvey Dunn truyền đạt hính ảnh người lình và nhân tình của họ trong cuộc xung đột Thế Chiến I.

Những đóng góp trong thể loại nghệ thuật video gồm Những cơn mộng ngạt của Dan Reeves, một cựu chiến binh Mĩ, còn nhà làm phim tài liệu nổi tiếng của Ấn độ Anand Patwardhan

(http://www.patwardhan.com/) đưa ra một chân dung về cuộc thử ngiệm bom nguyên tử của xứ sở

mính.

Một yếu tố bất ổn nảy sinh khi đưa ra cái thực tế cùng cái hư cấu về chiến tranh, vừa song song và đồng thời mô tả những hính ảnh về cuộc đổ bộ lên bờ Normandy trên những màn ảnh đặt cạnh nhau.

Một bên là cái thật; còn bên kia đưa ra những trìch cảnh từ một bộ phim ăn khách ―Giải cứu binh nhí Ryan

của đạo diễn Steven Spielberg.

Ở tiêu điểm ôn hoà hơn, chương trính cũng mô tả các minh tinh, ca sĩ (Hollywood) giữa bối cảnh

chiến tranh, khi họ tiêu khiển cho quân đội Ðồng minh, như Marlene Dietrich và Marilyn Monroe,

hay ca sĩ pop Marta Sanchez lộng lẫy trên một chiến hạm trong Chiến tranh vùng Vịnh.

Phơi bày một hố thẳm vô tận những cách mô tả cuộc xung đột, các uỷ viên tổ chức cuộc triển lãm cô đọng bằng một câu nói súc tìch của triết gia Hoa kí George Santayana (1863-1952):

―Chỉ có những người chết là đã thấy chiến tranh kết thúc.

Lược dịch từ AFP, 18.7.2004

Vụ Kiện William Joiner Center: Ai có quyền viết lịch sử một cộng đồng?

Trương Vũ

Bài viết này trìch từ một tiểu luận của tác giả về nguy cơ tự xóa bỏ những giá trị mang theo từ miền Nam của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ (CÐVNHK). Ðặc biệt, giá trị của ý thức tự do. Trong tiểu

luận, tác giả phân tìch những phản ứng của cộng đồng qua các biến cố nổi bật nhất trong vòng 5 năm trở lại đây như vụ Trần Văn Trường, vụ áp đảo và chụp mũ văn nghệ sĩ, vụ kiện Trung Tâm William

Joiner (WJC) của viện đại học Massachusetts, v.v. Tiểu luận đang trong giai đoạn hoàn tất. Ví tình cách nóng hổi của vụ kiện WJC—đang được vận động rầm rộ, lôi kéo rất nhiều tổ chức, đoàn thể,

báo chì, và nhân sự trong cộng đồng vào cuộc—tác giả cho đăng tải phần liên hệ đến vụ kiện này.

Những vấn đề được đặt ra trong cộng đồng liên quan đến vụ kiện đã vượt ra ngoài những tranh cãi

trong phòng xử án, đã chạm đến những hiểu biết căn bản trong đời sống trì thức và lòng tự trọng của rất nhiều thành viên trong cộng đồng. Không kể đến những thông tin lẽ ra mọi người trong cộng

đồng đã phải được cung cấp trong suốt hơn ba năm qua, trong vận động biến một vụ kiện cá nhân

thành một vụ kiện của cả cộng đồng. Toàn phần của tiểu luận sẽ được đăng tải một ngày gần đây.

T r ư ơ n g V ũ

Cuối năm 1999, Trung tâm William Joiner (WJC) của viện đại học Massachusetts (UMass) được tổ

chức Rockefeller chấp thuận tài trợ một đề án của Trung tâm nhằm nghiên cứu những nỗ lực xây

dựng và tái xây dựng diện mạo cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Chương trính kéo dài 3 năm. Ngân

khoản tài trợ của Rockefeller, tổng cộng 250 ngàn đô la, được dùng để cấp học bổng cho các nghiên cứu viên cùng các chi phì liên hệ. Nghiên cứu viên được tuyển chọn theo một thủ tục do WJC ấn

định, dựa theo đơn xin, đề tài nghiên cứu, và khả năng, kinh nghiệm của ứng viên. Ðại để cũng giống như thủ tục cấp phát học bổng nghiên cứu ở các đại học khác trên nước Mỹ. Hội Ðồng Thường Trực

Chương Trính (HDTT) có ba người Mỹ gốc Việt: ông Hiệp Chu, sáng lập viên hội VietAID (tổ chức

đã gây quỹ 5.1 triệu đô la để xây dựng thành công Trung Tâm Cộng Ðồng Việt Nam ở Boston), cô

Nguyễn Thị Trinh, một người hoạt động cộng đồng của CAPAY (một tổ chức nhằm đào tạo tầng lớp

lãnh đạo tương lai của các học sinh Mỹ gốc Á Châu), và ông Nguyễn Bá Chung, giảng viên trường

UMass. Giáo sư và học giả tham dự HDTT đều không lãnh lương.

Niên khóa đầu tiên, 2000- 2001, có 4 ứng viên được chọn, trong đó có 2 người thuộc thành phần

trong nước là các giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (HNH) và Nguyễn Huệ Chi (NHC). Theo sự giải thìch

của WJC, sự thiếu vắng các tuyển viên ở hải ngoại là do điều kiện thường trú ở đại học buộc tuyển viên phải sống ở Boston trong thời gian nhận học bổng. Hầu hết các nhà văn, học giả ở hải ngoại đều đang có công ăn việc làm, không ai muốn bỏ công việc của họ. Nhất là, học bổng Rockefeller không

nhiều và không ai được hưởng học bổng toàn phần. Kể từ niên khóa kế tiếp, điều kiện thường trú

được miễn trừ, nhất là đối với ứng viên thuộc cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Từ đó, số tuyển viên từ

cộng đồng tăng lên gấp bội. Về điều kiện tuyển chọn, WJC khẳng định một nguyên tắc của họ là

không dựa vào khuynh hướng chình trị của ứng viên. Sau 3 năm, có tất cả 25 nghiên cứu viên tham

dự chương trính, trong số đó có 4 người Việt Nam đến từ trong nước (ngoài các ông HNH, NCH là

hai đạo diễn Trần Văn Thủy và Ðỗ Minh Tuấn). So với các chương trính học bổng Rockefeller khác,

chương trính của WJC có số tham dự đông nhất, vượt gấp hai gấp ba số lượng trung bính. Một sự

kiện cần ghi nhận là trong suốt 3 năm của chương trính, học bổng cao nhất mà một tuyển viên đến từ

Việt Nam được cấp phát là 12 ngàn đô la bao gồm cả ăn ở.

Sự lựa chọn hai học giả đến từ trong nước cho niên khóa đầu đã gây phản ứng mạnh từ một số thành

viên và tổ chức cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ. Kết quả là một vụ kiện còn kéo dài

đến ngày hôm nay, có khả năng lôi kéo cả cộng đồng vào cuộc. Người khởi tố đầu tiên là ông

Nguyễn Hữu Luyện, ở Boston. Bị đơn là UMass. Yểm trợ cho nguyên đơn có Ủy Ban Vận Ðộng

Yểm Trợ Vụ Án William Joiner Center (UBVÐ). Ðến đầu năm 2001, UBVÐ đã quyên góp được

trên 100 ngàn đô la để sử dụng cho vụ kiện. Không biết số tiền quyên góp cho đến nay là bao nhiêu.

Chi tiết liên quan đến vụ kiện khá nhiều và phức tạp. Ðể biết rõ, xin liên lạc thẳng với UBVÐ và

WJC để được cung cấp các tài liệu liên hệ, bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt, cách tốt nhất vẫn là có tài liệu từ hai nguồn khác nhau. [1] Tôi chỉ xin ghi lại đây những diễn biến cần thiết cho bài viết này: Tháng 4 năm 2000, ông Nguyễn Hữu Luyện khởi tố WJC/UMass trước Tòa Sơ Thẩm (TST) tiểu

bang Massachusetts (MA) về sự kỳ thị tuổi tác và tuyển người (trường hợp các ông HNH và NHC).

Theo đơn khởi tố, số bồi thường cho nguyên đơn nếu thắng kiện sẽ tương đương với một học bổng

toàn phần (35 ngàn đô la). Vụ kiện bị bác bỏ ở TST (ví lý do thủ tục) và sau đó bị phủ quyết ở Hội Ðồng Bài Trừ Kỳ Thị (ví không đủ nguyên cớ).

Tháng 10 năm 2001, ông Luyện và 11 người khác đệ trính đơn kiện tại Tòa Thượng Thẩm (TTT) về

kỳ thị tuyển người bao gồm sự kỳ thị về tuổi tác, chủng tộc, nguồn gốc quốc gia, cùng với vấn đề vi phạm luật của tiểu bang MA, chương 264, về việc cấm thuê mướn đảng viên đảng Cộng Sản.

Tháng 12 năm 2002, số người đứng tên chung với ông Luyện giảm xuống còn 9 người.

Ðầu năm 2003, Luật sư phìa ông Luyện yêu cầu TTT cho phép nguyên đơn kiện với tư cách tập thể

(Class Action suit). Giữa tháng 5. 2003 trong phiên họp trước tòa, chánh án TTT Janet Sanders bác đơn này, chỉ cho phép kiện với tư cách cá nhân ví không hội đủ những điều kiện luật định.

Ngày 18 tháng 5 năm 2003, trong một cuộc họp báo tại vùng thủ đô Hoa Thạnh Ðốn, ông Luyện

tuyên bố rằng UMass đề nghị bồi thường 250 ngàn đô la cùng một bức thư xin lỗi để hủy bỏ vụ kiện

nhưng ông Luyện bác bỏ đề nghị đó. Trường UMass và luật sư của ông Luyện đều phủ nhận nguồn

tin này. [2]

Ngày 21 tháng 5 năm 2003, TTT Suffolk chình thức công bố văn bản phán quyết (written order),

không những bác bỏ thỉnh cầu xác định tư cách tập thể, mà còn xác nhận là vụ kiện thiếu cơ sở pháp lý (―of dubious merit

).

Trên mặt pháp lý, đây chỉ còn là vụ kiện giữa cá nhân ông Luyện và UMass. [3]

Hiện nay, vụ kiện vẫn còn đang tiếp tục, chưa có quyết định tối hậu của bà Chánh án Janet Sanders.

Ðại Học UMASS, tuy nhiên, mới đây đã yêu cầu TTT quyết định hai điều: (1) bác bỏ toàn bộ vụ

kiện ví (a) không có cơ sở pháp lý và (b) chỉ có ông NHL là hội đủ điều kiện tố tụng, 9 người còn lại không có tư cách pháp lý ví đã không đi qua Ủy Ban Bài Trừ Kỳ Thị; (2) Không cho phép luật sư

phìa ông Luyện phỏng vấn phìa Ðại Học UMASS nữa. Bà Chánh án Sanders đã đồng ý với yêu cầu

(2) và sẽ ra quyết định về yêu cầu (1) trong thời gian sắp tới.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chắc mọi người cũng chỉ mong vụ kiện được xét xử một cách công

bằng và sớm kết thúc. Trên thực tế, vụ kiện có thể kéo dài thêm nhiều năm nếu có sự chống án.

Trong một buổi gặp gỡ báo chì tại vùng Hoa Thạnh Ðốn ngày 6 tháng 6 năm 2004, ông Luyện kêu

gọi chuyển vụ kiện thành vụ kiện của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới, kêu gọi yểm trợ tinh thần và tài chánh để đẩy vụ kiện đến thành công. Thật ra, ý định biến vụ kiện thành vụ kiện của cả cộng đồng đã thường xuyên được nói tới, ngay từ những ngày đầu tiên. Chẳng

hạn, trong một bản tóm lược vụ án do ông Luyện viết từ năm 2001, [4] có những câu như: “Chúng tôi có 3 triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi lại có thể ngồi yên để cho bọn cộng sản mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa một Foundation để dùng công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng tôi không thể để con cháu chúng tôi nhìn hình ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn Việt cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra $1 là chúng tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào...” Chình ví ý định đó của ông tôi viết phần này.

Ðối với tôi, tranh đấu cho một niềm tin về chình trị, tôn giáo, xã hội, dân tộc, hay bất cứ niềm tin nào là quyền lựa chọn của mỗi người. Phát biểu điều mính tin là quyền của cá nhân đó. Nhưng tự động

phát biểu cho người khác, hay đi xa hơn, áp đặt điều mính tin hay ý muốn của mính lên một tập thể 3

triệu người, đòi hỏi rất nhiều cẩn trọng. Ðặc biệt, khi những phát biểu như vậy được dùng cho một vụ kiện, phát xuất từ một đơn khởi tố cá nhân. Trong trường hợp này, sự khởi tố đó cuối cùng nhằm đạt được điều gí? Hãy đọc những điều kiện ông Luyện nêu ra và ông nhấn mạnh là ―bất di bất dịch

trong trường hợp UMass muốn giải quyết vấn đề bên ngoài tòa án [5] :

 Hủy bỏ hoàn toàn những gí đã viết bởi những người đã thuê mướn bất hợp pháp.

 Song song với giám đốc chương trính của WJC, phải đặt một đồng giám đốc (co-director) là

người của CĐ (cộng đồng—chú thìch của TV) (...)

 Hiện nay Ủy Ban Thường Trực (Standing Committee) của chương trính gồm có 7 người.

Chúng ta cần có 3 người của CĐ, 3 người của WJC và người thứ bảy do hai bên bầu ra (...)

 Thay đổi phương pháp thực hiện chương trính (...)

Khi đọc điều kiện đầu tôi có cảm giác như đang sống trong một nước độc tài. Tôi phải giả thử WJC

sắp thua tơi tả nên chấp nhận điều kiện ―bất di bất dịch

này và tuyên bố hủy bỏ những công trính đã

―thuê mướn bất hợp pháp

. Nhưng tôi vẫn không thể hiểu nổi làm sao ông Luyện có thể ngăn chận

vô số những ông bạn hàn lâm của trường UMass, và kể cả trường UMass, đem các tài liệu đó vào

giảng dạy trong đại học Mỹ. Sau một vụ kiện như vậy, những tài liệu này, dù chất lượng thật sự như

thế nào, cũng có nhiều khả năng trở thành ―sách quý

và có nhiều điều kiện để được quảng cáo, kìch động người đọc hơn. Ðó là không nói đến phản ứng của giới đại học và trì thức Mỹ thường có

khuynh hướng coi trọng quyền tự do phát biểu và rất coi nhẹ những áp lực chình trị dù là của chình phủ họ.

Ðiều kiện thứ hai và ba, nếu được chấp nhận, sẽ mang lại cho cộng đồng Việt Nam một thế lực chưa

từng thấy trong đại học Mỹ. Cộng đồng Do Thái đóng góp chất xám và tiền bạc vào hệ thống đại học

ở Mỹ như thế nào chắc mọi người đều biết, nhưng tôi không tin họ có cái quyền đó hoặc có những

đòi hỏi như vậy vào những chương trính của đại học. Ngoại trừ, có thể, những công trính hoàn toàn do cộng đồng Do Thái tài trợ. Có thể thôi, cá nhân tôi chưa hề nghe biết một sự việc lạ lùng như vậy ở đại học Mỹ. Trong trường hợp của WJC, phần tài trợ là của tổ chức tư nhân Rockefeller. Cộng

đồng Việt Nam chưa góp một đồng nào vào bất cứ một chương trính nghiên cứu nào của đại học cả

dù là để nghiên cứu về chình cộng đồng mính. Chỉ có quyên tiền để đi kiện thôi.

Ðiều kiện cuối cùng liên quan đến phương pháp nghiên cứu. Tôi rất mừng ông Luyện đã không buộc

UMass bổ nhiệm một số thành viên do cộng đồng Việt Nam chỉ định vào các chức vụ giáo sư hướng

dẫn luận văn hay hướng dẫn nghiên cứu. Tuy nhiên, điều kiện ông đưa ra về phương pháp nghiên

cứu buộc UMass phải tuân theo chỉ dưới điều kiện này một mức thôi.

Những đòi hỏi trên đây chẳng những hoang tưởng, chúng hầu như chẳng có liên hệ gí với nội dung

của đơn khởi tố. Nếu có một người Việt nào từ cộng đồng nạp đơn xin học bổng mà bị bác ví người

đó chống Cộng, hay ví một sự kỳ thị nào đó, thí sự khởi tố đó hợp lý. Tuy nhiên, đó vẫn là một

trường hợp cá nhân. Ngoại trừ, tất cả những người Việt từ phìa cộng đồng đều bị kỳ thị giống như

vậy. Trong 3 năm qua, có bao nhiêu trường hợp bị bác đơn và người trong cuộc lên tiếng là bị kỳ thị?

Cho đến nay, không nghe nói một trường hợp nào. Ông Luyện cho rằng UMass có chình sách kỳ thị

đối với cộng đồng, phạm luật Tiểu bang ví thuê mướn cán bộ Cộng Sản, và gây thiệt hại cho cá nhân ông ví lẽ ra ông đã được học bổng đó. Nhưng ông đã không nạp đơn dự tuyển. Không nạp trong năm

đầu ví cho là một tháng không đủ cho ông chuẩn bị. Nhưng ông cũng không có ý định nộp đơn cho

hai năm sau. Ông đi kiện. Có thể những gí ông nêu ra đều đúng. Trong trường họp đó, tôi tin tòa án sẽ xử rất công bằng cho ông. Hãy tin như vậy vào lúc này, và không nên nói rằng nếu ông thua thí

chúng ta sẽ đi cho đến cùng. Chỉ nên nói là nếu có bất công trong vụ xử, ông Luyện sẽ chống án; và, mỗi người trong cộng đồng sẽ tùy vào thẩm định riêng về tình bất công của tòa án, yểm trợ việc

chống án của ông. Nhưng, trong bất cứ trường hợp nào, đây vẫn không phải là vụ kiện giữa cộng

đồng Việt Nam hải ngoại với trường UMass. Tôi không đồng ý với những vận động có tình mập mờ

như vậy.

Từ những ngày đầu của vụ kiện cho đến nay, biết bao nhiêu vấn đề được nêu ra trên báo chì, trong

những họp báo, lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Những vấn đề đó, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến nội dung ý thức tự do của bài viết này. Tôi xin được lần lượt trính bày, dưới dạng câu hỏi, cùng nhận định riêng của mính.

Ai có quyền viết về cộng đồng Việt Nam hải ngoại?

Ai cũng có quyền viết về cộng đồng Việt Nam hải ngoại hay bất cứ cộng đồng nào, hay viết về đảng

Cộng Sản Việt Nam, hay về bất cứ thứ gí. Ở nước Mỹ ai cũng có quyền xuất bản tác phẩm của mính.

Ở trong đại học Mỹ, giáo sư nào cũng có quyền lựa chọn bất cứ tác phẩm nào để dùng làm tài liệu

giảng dạy. Ông ta chỉ chịu trách nhiệm với hội đồng khoa và trường đại học về sự lựa chọn đó. Ở

trong nước, GS Trần Trọng Ðăng Ðàn đã viết một cuốn sách về người Việt ở nước ngoài. [6] Ai ở hải ngoại cấm ông được? Cũng như, ai cấm không cho Việt kiều về mua cuốn sách đó đem sang? Cũng

vậy, ai cấm được những học giả người Mỹ đọc cuốn sách đó rồi đem vào giảng dạy trong đại học?

Thực tế: Ngày hôm nay, cuốn sách đó có khả năng cung cấp một nụ cười thoải mái nơi người đọc ở

hải ngoại, dù Việt hay Mỹ, về sự ngây ngô ―như thiệt

của một ông giáo sư đại học Việt Nam.

Những người đọc trong nước, nếu có chút ìt hiểu biết về hải ngoại hay đã tiếp xúc nhiều với Việt

kiều về thăm nhà, chắc cũng có được nụ cười đó. Tôi cũng có được những giây phút ―thư thái

khi

đọc mấy cuốn sách của ông Lê Lựu viết về nước Mỹ, nhất là cái chỗ ông khoe tờ Washington Post

đề nghị mướn ông làm editor cho họ. Cũng vui thôi. Nếu có thể xóa đi làm lại, tôi tin có nhiều người sẽ viết khác với trước nhiều lắm. Nhưng, trò chơi chữ nghĩa, coi vậy mà rất nguy hiểm, một khi đã thoát ra khỏi mính, in trên giấy rồi, làm sao xóa đi được? Tốt nhất là đừng nên viết sai sự thật.

Có phải UMass/WJC thuê mướn Việt Cộng viết lại lịch sử cộng đồng Việt Nam hải ngoại, hay

nhục mạ cộng đồng?

Thứ nhất, không ai xem chuyện cấp học bổng là thuê mướn. Thứ hai, khi nêu lên vấn đề ―viết lại lịch sử cộng đồng

, tôi có cảm giác như cộng đồng đang có một bộ lịch sử của cộng đồng, như bộ Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, rồi WJC thuê mấy ông Việt Cộng đến sửa lại, nhằm nhục mạ

cộng đồng. Về chuyện này, tôi xin trìch mấy lời trong bức thư của TS Kevin Bowen, giám đốc điều

hành của WJC, trong thơ gởi cộng đồng [7] :

(...) Tôi biết rằng những sự đả kìch sẽ tiếp tục. Gần đây tôi còn đọc là chúng tôi đã thuê hai "cán bộ cộng sản cao cấp" từ Việt Nam sang để điều khiển chương trính, một chương trính "nghiên cứu về đời sống của Người Việt di tản". Vâng, nếu thế thí đáng sợ thật! Nhưng sự thực là hai học giả này sẽ ở đây 6 tháng, hoàn toàn độc lập, sẽ chẵng "điều khiển" bất cứ ai, và không hề

nghiên cứu về đời sống người di tản mà về những tác phẩm của các nhà văn và học giả hải

ngoại, tiếp tục công trính mà họ đã làm, và đã được văn giới hải ngoại tán thưởng. Vâng, trong

quá khứ, Trung tâm Joiner đã làm việc với các văn sĩ và học giả từ Việt Nam, và sẽ còn tiếp tục

ví đó là bản chất của những việc mà Trung tâm làm. Ðó là một phần của sứ mạng chúng tôi; ví

công tác của một đại học, nhất là một cơ sở nghiên cứu, là nỗ lực tiếp cận sự thật bằng cách

nghiên cứu nhiều tiếng nói và nhiều nguồn gốc. (...)

Chúng ta biết rằng đại học Mỹ đã cấp phát, và sẽ còn cấp phát, rất nhiều học bổng cho các học giả, nhà khoa học, sinh viên,... thuộc CÐVNHK để làm các công trính nghiên cứu. Nếu phẫn nộ về

chuyện UMass cấp học bổng cho các học giả từ Việt Nam sang nghiên cứu về cộng đồng Việt Nam,

thí chúng ta nghĩ sao về chuyện cấp học bổng cho các học giả từ cộng đồng Việt Nam hải ngoại về

nghiên cứu tại Việt Nam, về những vấn đề của Việt Nam? Cái đó có gây phẫn nộ cho chình quyền

Việt Nam không? Trong thực tế đã có rất nhiều người làm như vậy, dưới dạng grant, sabbatical

leave, hay fellowship nói chung. Các giáo sư Trương Bửu Lâm, Lương Văn Hy, Kim Ninh, Nguyễn

Võ Thu Hương, Trần Ngọc Angie, Lê Thị Huệ, v.v. và rất nhiều giáo sư, học giả khác nữa, đã được

các đại học tài trợ về nghiên cứu tại Việt Nam. Có những đề tài nghiên cứu rất nhạy cảm, như ―chình sách văn hóa của cộng sản

, ―nạn mãi dâm tại Việt Nam

, v.v. Nhà văn/giáo sư Lê Thị Huệ trong

thời gian làm nghiên cứu đã theo học một số lớp về văn hóa tại đại học Tổng Hợp Hà Nội. Công

trính nghiên cứu của bà được trính bày trong một cuốn sách đã xuất bản, nhan đề Văn Hóa Trì Trệ

Nhìn Từ Hà Nội Ðầu Thế Kỷ 21. [8] Thử đọc vài đề mục: “5. Bệnh cuồng tin”, “6. Văn hóa Xin, Văn hóa Lạy, Văn hóa Bác”, “12. Văn hóa Thủ, Văn hóa Phá, Văn hóa Chửi” , v.v. Thử đọc vài câu: “Từ

1975 cho đến nay, chính quyền Việt Nam không đẻ ra được một chính sách nào để giúp dân Việt

Nam thăng tiến nhanh lẹ cùng thế giới. Hai mươi lăm năm không phải là một thời gian ngắn... Tiếc thay những người đàn ông lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra bất tài trong việc lãnh đạo quốc gia này.”

(trang 168); hay “Trong cái vụ phê bình văn hóa vọng ngoại tôi không phải là người lẻ loi. Ðã có rất nhiều nhà văn nhà báo đã lên tiếng về hiện tượng sính đồ ngoại này. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi thông tin sách vở báo chí Việt Nam và biết đã có sự phản ảnh này. Có thể nói đội ngũ những nhà văn nhà báo Việt Nam tương đối giữ được đôi mắt sáng suốt và sự biểu lộ chân thật nhất về những cảnh đời của xã hội Việt Nam” (trang 197); v.v. Tôi không biết người trong nước có xem đây là âm mưu của các đại học Mỹ nhằm đưa ―bọn trốn chạy tổ quốc

về viết lại lịch sử, hay nhục mạ xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Những tuyển viên đến từ Việt Nam đã viết gì về cộng đồng Việt Nam hải ngoại?

Trước khi chương trính bắt đầu, những vấn đề ―viết lại lịch sử

hay ―nhục mạ

dù có được dùng với bất cứ luận cứ nào đều mang tình giả định. Sau ba năm, vấn đề đã tương đối rõ ràng mặc dầu vẫn còn một số tuyển viên chưa nộp kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh. Thử lấy trường hợp ông HNH làm vì dụ,

ông đã viết gí? Tôi có đọc được tiểu luận của ông, viết cho đề án, nhan đề Ðọc Văn Học Việt Nam

Hải Ngoại. Thật tính, tôi hơi ngạc nhiên. Tiểu luận này thiếu cái sắc bén và cô đọng thường thấy nơi HNH, như trong bài Về Một Ðặc Ðiểm Của Văn Học Nghệ Thuật Ở Ta Trong Giai Ðoạn Vừa Qua,

[9] một bài viết đã tạo cho ông một vóc dáng trong giới làm văn học Việt Nam sau 1975, nhưng đồng thời bắt ông trả một giá không nhỏ ở ngoài đời. Cũng không sánh được với bài Những Chiếc Lá Bay Qua Ðại Dương, [10]ông viết cách đây 8 năm, về đời sống của người Việt ở Mỹ. Trong tiểu luận viết cho WJC, ông đưa ra một cách nhín đầy triết lý về cái ―hoàn hảo lơ lửng tỏa ra từ lối sống của cộng đồng

để đọc văn học Việt Nam hải ngoại, dựa trên một quan niệm về cái đẹp của Trần Ðức Thảo

vào những ngày cuối đời của triết gia này, ―...cái đẹp trong sự hoàn thiện những quá trính nghiệm sinh.

Một cách nhín khá đặc biệt. Rất tiếc, ông không đi tới cùng. Nhưng, phải công bính với ông, ông không viết lại lịch sử cũng như không hề nhục mạ cộng đồng. Ông Luyện có nêu ra hai điểm để

chỉ trìch ông. [11] Về điểm đầu, ông Luyện viết:

(...) Ðây là cách Hiến mô tả thế hệ trẻ hải ngoại:

―Trong bài thơ Nguyễn Bình của Nguyễn Bá Chung [giám đốc chương trính nghiên cứu], hai

câu thơ: ―Nửa đời mới biết công danh hão/Giày cỏ, gươm cùn đến trắng tay

, có thể hiểu với ý

nghĩa thời sự, là tác giả mượn thân phận của nhà thơ giang hồ họ Nguyễn để cảm khái tâm trạng

vỡ mộng của mính và những chàng trai cùng thế hệ hiện đương long đong nơi đất khách quê

người.

Nếu tuổi trẻ hải ngoại mà như vậy thí lấy đâu ra tiền mà mỗi năm gởi về nước tới 2 hay 3 tỷ đô

la để nuôi đảng, nuôi cả đám chuyên nghiệp khống chế tư tưởng của quần chúng để đảng tự do

đàn áp như Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi. (...)

Cần ghi nhận khi nói ―những chàng trai cùng thế hệ

là cùng thế hệ với tác giả, không có nghĩa là

―thế hệ trẻ.

Mặt khác, ông Hiến chỉ nhận định về một bài thơ nhưng không ngầm mô tả thế hệ trẻ

hải ngoại. Ðiều cần phải nói là ông Luyện đã trìch thiếu những câu kế tiếp: “Có thể điểm xuất phát là tâm trạng tức cảnh này. Nhưng qua sự sáng tạo nghệ thuật, nó mang ý nghĩa nhân loại phổ biến.

Hình như ở thời nào và ở bất cứ vĩ tuyến nào cũng có những kẻ làm trai “gắng hời” “chút công

danh” để rồi “nửa đời” mới tỉnh ra điều này.” Không lý ông cũng nhắm mô tả ―thế hệ trẻ ở trong nước.

Ðiều ông muốn nói khác nhiều lắm. Thử nhín lại trong chúng ta, những người hiện ở tuổi

trung niên trở lên, khi sang Mỹ còn rất trẻ, và ìt nhiều đều mang theo một hoài bão làm cái gí đó cho dân tộc, cho đất nước, hay tạo một sự nghiệp, một ―công danh

. Có bao nhiêu người trong chúng ta

cho rằng mính đã đạt được hoài bão đó? Có bao nhiêu người trong chúng ta không từng có cảm giác

vỡ mộng? Kiếm ra tiền, gởi về cho bà con, bạn bè, đâu có nghĩa là không vỡ giấc mộng của mính?

Thôi thí, cứ cho là ông Hiến nói sai đi, chẳng có ai vỡ mộng cả. Nhưng đó có phải là ông nhục mạ

cộng đồng?

Ðiểm chỉ trìch thứ hai liên quan đến việc trìch dẫn một đoạn trong truyện ngắn Tật Nguyền của Nguyễn Ý Thuần, [12] trong đó có một câu nói của nhân vật trong truyện như sau: ―Năm năm vật lộn với đủ thứ nghề và lang thang trên những vùng đất xa lạ, tôi đâm ra ngán ngẩm sau khi tiếp xúc với một số cộng đồng tị nạn. Hầu hết đều khoác lên người một thứ gí đó—như lớp quần áo giấy để sống,

để khỏi khuất lẩn vào đám đông...

Ông Luyện không nói đến nhận định của HNH, tiếp ngay sau đó,

về đoạn trìch dẫn này. Tôi xin trìch lời ông Hiến: “(...) Chốn đô hội nào mà chả có phương diện hội chợ của nó. Hội chợ nào mà chả đông người mặc áo giấy. Ở đâu không biết, ở Hà nội, Sài gòn tôi thấy đám người mặc áo giấy đông nhung nhúc.”

Tuy nhiên, cả bài tiểu luận đâu phải chỉ có hai điểm đó. Sao không thấy những điểm sâu sắc hơn.

Chẳng hạn, “Từ ý tưởng của Trần Ðức Thảo tôi liên tưởng đến một quan niệm về nghệ thuật của đạo diễn Trần Anh Hùng mà tôi cảm thấy như có sự gần gũi, sự tương đồng. Anh cảm nhận nhiệm vụ cốt yếu và cuối cùng của người làm phim là nắm bắt cái chất hoàn hảo lơ lửng tỏa ra từ lối sống của cộng đồng, „tìm trúng cái cách đưa người xem vào cảm giác về cái hoàn hảo đó"”.

Trong trường hợp của đạo diễn Trần Văn Thủy, công trính của ông đã được trính bày trong cuốn Nếu Ði Hết Biển (NÐHB) do nhà Thời Văn xuất bản. [13] Cuốn sách gây nhiều phản ứng khác nhau. Có rất nhiều điều tôi không hiểu được. Tôi không hiểu nổi những phản ứng mạnh mẽ về cả một câu nói

đầy xót xa như thế này của TVT: “Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán lòng người sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không.” (trang 24) Rất nhiều phản ứng đối với những câu trả lời phỏng vấn liên hệ đến cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Cộng đồng chúng ta chắc không

tuyệt hảo, thế nào cũng có những mặt tiêu cực phải nói tới trong các bài phỏng vấn. Người đọc có

quyền đồng ý hay không, và nếu có tranh cãi về những điều không đồng ý thí cũng là chuyện thường

tính. Tôi tôn trọng những ý kiến khác nhau. Tôi chỉ không chấp nhận những mạ lỵ, vu khống, và

những thông tin về thời sự hoàn toàn sai sự thật với hậu ý. Những điều sau sẽ được trính bày trong một bài khác ví hoàn toàn ra ngoài phạm vi ý thức tự do của bài này. Cuốn NÐHB sẽ được tái bản

trong một ngày rất gần. Cách tốt nhất vẫn là đọc chình cuốn sách đó cùng những bài phản bác, và tự

mính đánh giá những đúng sai cho từng nhận định.

Có ai nghĩ gì về sự tham dự của các học giả ở hải ngoại vào chương trình WJC?

Khi chú trọng vào những học giả đến từ Việt Nam và nói lên nỗi phẫn nộ là những người này sẽ bôi

nhọ lịch sử cộng đồng, không mấy ai nói đến những học giả khác mà chình những người này mới

thật sự là thành phần chiếm đa số tuyệt đối (21/25). Thỉnh thoảng có những mỉa mai dành cho những học giả/nhà văn đến từ phìa cộng đồng ví đã hợp tác với UMass/WJC, làm như trường đại học này

do Việt Cộng lập nên. Còn những học giả Mỹ thí sao? Có gí bảo đảm là người Mỹ khi viết về cộng

đồng sẽ viết nhẹ tay hơn những người đến từ Việt Nam? Cộng đồng Việt Nam chắc có nhiều kinh

nghiệm về những phim ảnh, báo chì, sách vở viết về chiến tranh Việt Nam đã nặng tay như thế nào

khi trính bày những mặt tiêu cực của người lình và xã hội miền Nam. Nói như vậy không có nghĩa là những học giả Mỹ trong chương trính WJC đã hay sẽ viết một cách thiên lệch. Nói chung, tôi không

tin những nghiên cứu ở đại học Mỹ cho phép hoặc khuyến khìch tuyển viên thực hiện công trính của

mính với một thái độ phản trì thức như vậy. Tuy nhiên những nghiên cứu trong địa hạt nhân văn

không thể mang lại sự chình xác như của khoa học, những nhà nghiên cứu có thể chịu ảnh hưởng rất

nhiều bởi những nhận thức chủ quan của mính hay của những học giả mà mính kình trọng. Do đó,

nếu đã lo ngại về những công trính của 4 người đến từ trong nước thí không thể không lo ngại về kết quả nghiên cứu của những học giả Mỹ. Sự lo ngại này có thể xẩy ra ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào, và hoàn toàn không thể giải quyết bằng một vụ kiện. Ðiều quan trọng tôi muốn nhấn mạnh

ở đây là sự tham dự của thành phần đông đảo đến từ phìa cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Có ai nghĩ

gí về các đề tài nghiên cứu của họ cùng chất lượng nghiên cứu. Có ai nghĩ rằng những đóng góp của họ có cân bằng được với những ―bôi nhọ

của phìa ―bên kia

. Trong số này, có ai được xem là đáng

được cộng đồng tin cậy hay đánh giá cao về tài năng và chất lượng. Nếu giả thử chẳng có ―ma

nào

xứng đáng, thí ai khác mới là xứng đáng sao không đề nghị họ nạp đơn dự tuyển. Nếu họ rất xứng

đáng mà không được nhận thí họ có thể nạp đơn kiện, và kiện tụng như vậy là hợp lý. Nhưng đến

nay đã có trường hợp nào như vậy đâu. Còn tiêu chuẩn để gọi là xứng đáng thí khó nói lắm, và

không nên cho rằng về sự đánh giá này thí các tổ chức cộng đồng có khả năng hơn là đại học.

Không thể chỉ nhín thấy những gí mính không thìch mà quên tất cả những đóng góp khác. Người Mỹ

hay người gốc Việt có thể có những đóng góp rất lớn vào chương trính này. Cần phải có một đánh

giá trung thực về việc làm của họ. Sự khen chê phải công bính và có nền tảng khoa học, không thể

chỉ dựa trên những xúc động và giả thiết. Vì họ chiếm đa số tuyệt đối nên ảnh hưởng của họ mới thật sự quan trọng. Nếu chỉ ví lo sợ ―sự bôi nhọ

có thể có từ phìa các học giả trong nước rồi tuyên bố

với mọi người về ảnh hưởng tai hại của chương trính này, rồi kéo cả cộng đồng vào một cuộc chiến

rất giả định, là một hành động rất thiếu nghiêm chỉnh. Ðiều tốt nhứt nên làm là lập nên một ủy ban, gồm những học giả mà UBVÐ cho là giỏi nhất, đọc và đánh giá, có phương pháp khoa học, tất cả

công trính của 25 người, và xuất bản kết quả đánh giá đó. WJC đã đồng ý kèm những phản bác của

cộng đồng trong chương trính chình thức của họ. Thí đây chình là một trong những tài liệu mà họ

phải kèm vào. Nếu làm được, UBVÐ chứng tỏ là ngoài chuyện kiện tụng, mính vẫn có một đóng góp

trì thức và tìch cực. Dĩ nhiên, trong sinh hoạt trì thức, không có đánh giá nào được xem là có quyền

uy tuyệt đối. Ðánh giá của UBVÐ cũng sẽ là mục tiêu cho một hay nhiều đánh giá khác. Tôi cũng đề

nghị UBVÐ nên trìch một ìt từ số tiền quyên góp để tài trợ cho nỗ lực này và trả thù lao cho các học giả tham dự. Không thể chỉ rộng rãi với luật sư nhưng hà tiện với học giả.

Ai có quyền áp đặt sự suy nghĩ của mình lên các thế hệ kế tiếp của cộng đồng?

Tôi cố tưởng tượng cả ba triệu người Việt hải ngoại đều là ba triệu đứa con nìt từ ba tuổi trở xuống.

Tôi cũng cố tưởng tượng hính ảnh một ông giáo sư trường UMass cầm mấy cuốn sách đã ―thuê

mướn Việt Cộng viết lại lịch sử cộng đồng

nói với bọn trẻ: ―Ðây là lịch sử khốn nạn của các em, nó cho các em biết ―sự thật

về cộng đồng của các em, của cha mẹ các em, của nguồn gốc các em.

Rồi, mỗi ngày ông đọc lên cho chúng nghe, và...chúng tin thiệt. Có thể. Tôi nói ―có thể

thôi. Những ai đã từng dạy con cháu ở tuổi lên ba ở Mỹ, cứ thử nói với chúng những điều không thật, xem chúng có

phản ứng không.

Ngày nay, người Mỹ nói chung, trì thức Mỹ nói riêng, đều dành cho cộng đồng Việt Nam một sự

kình trọng đặc biệt. Sự kình trọng đó chúng ta có được là do những giá trị thật của chình mính,

không ai ban cho mính được, cũng không ai tự động lấy đi của mính được. Thử nhớ lại thời gian đầu ở Mỹ sau tháng tư 75. Lúc đó, người Mỹ và cả thế giới có thể thương hại người Việt tỵ nạn, nhưng

không có bao nhiêu người coi trọng. Ở trong nước thí tràn đầy những tuyên truyền kiểu ―đồng bào bị

Mỹ cưỡng bức di tản

, và sau này là ―những kẻ phản bội tổ quốc

. Nếu đa số thành viên của cộng

đồng không chứng tỏ được nhân cách của mính, không chứng tỏ được trính độ văn hoá cao, truyền

thống gia đính tốt đẹp, không đổ mồ hôi nước mắt xây dựng lại từ hai bàn tay trắng, không chứng tỏ

được rằng cái chết, cá mập, hải tặc không phải là những kẻ thù đáng sợ nhất, và nếu con cái của

chúng ta không thành công nhanh chóng trong trường học Mỹ, v.v. thí chắc chắn ngày nay chẳng

mấy ai kình trọng mính đâu.

Trên toàn nước Mỹ, có gần bốn ngàn trường đại học được chình thức công nhận (accredited). Con

cháu chúng ta đang tràn ngập trong các trường đại học đó và đa số ở những trường đứng hàng đầu.

Giới nghiên cứu và giảng dạy gốc Việt cũng có mặt ở hầu hết mọi nơi. Văn học Việt Nam hải ngoại

là một dòng văn học có chất lượng và nhân bản. Chình những thành tựu như thế này tạo nên những

giá trị thật của cộng đồng. Thế nhưng, không phải ở bất cứ lãnh vực nào chúng ta cũng giành được

sự kình trọng. Giới lớn tuổi trong cộng đồng có được kình trọng do sinh hoạt dân chủ, tôn trọng tự

do, tôn trọng khác biệt để có thể làm việc chung với nhau cho những công trính lớn và tìch cực? Có phải đây là nguyên nhân tạo ra một lằn ranh giữa các tổ chức cộng đồng với những người trẻ lớn lên trong xã hội và học đường Mỹ? Lằn ranh cả với giới trì thức gốc Việt trong đại học. Không nói chi đến giới trì thức Mỹ có cách nhín về cuộc chiến Việt Nam rất khác, thường bị công kìch nặng nề từ

phìa cộng đồng là phản bội, là không hiểu gí về Cộng Sản. Không ai cản bất cứ tổ chức nào, vận

động nào nhằm viết những công trính theo chiều hướng mính muốn. Cũng không ai cản những tài trợ

và hợp tác với các đại học lớn để thực hiện những công việc nghiên cứu như vậy. Truyền thống đại

học Mỹ cho thấy không trường nào từ chối những tài trợ và hợp tác cho những công trính đặc biệt.

Miễn là đừng phạm vào quyền tự trị đại học của họ. Một thực tế khó phủ nhận ở một nước dân chủ

và tự do là rất khó tạo một môi trường sinh hoạt lành mạnh nếu chỉ chăm chú vào những mặt mà

mính nghĩ là tiêu cực để tấn công.

Ông Nguyễn Hữu Luyện là một cựu sĩ quan Biệt Kìch của QLVNCH, từng bị cầm tù 22 năm ở miền

Bắc. Sau khi sang định cư ở Mỹ, ông ghi danh và theo học năm đầu đại học vào lúc 62 tuổi. Tốt

nghiệp, ông tiếp tục chương trính cao học về Mỹ châu học (American studies) ở UMass. Mọi người

phải dành cho ông một sự ngưỡng mộ đặc biệt. Nhiều giáo sư ở trường UMass đã nâng đỡ và khuyến

khìch ông, nổi bật nhất là các giáo sư Peter Kiang và Judith Smith. Tuy nhiên, những năm dài trong tù, bắt đầu từ hơn 40 năm trước, có thể đã ảnh hưởng mạnh lên cách nhín của ông về cuộc chiến

tranh Việt Nam và về người Mỹ, nhất là những người Mỹ có một cách nhín hoàn toàn khác ông về sự

tham dự của Hoa Kỳ vào cuộc chiến. Tôi tôn trọng cách nhín của ông. Tôi lại thật sự khó lòng chia sẻ với ông những quan điểm và cách vận động cho vụ kiện trường UMass/WJC. Cách đây vài tuần,

ông lại nạp đơn khởi tố lên TTT cho một vụ kiện khác. Lần này, ông kiện GS Judith Smith, chủ

nhiệm khoa Mỹ châu học. Một điều rất khó hiểu đối với tôi. Tôi chỉ mong luật pháp sẽ công bằng

cho đôi bên. Nhưng dù gí đi nửa, cả hai vụ kiện này đều là những vụ kiện cá nhân. Cho đến nay,

không có dấu hiệu gí là tất cả sinh viên gốc Việt bị kỳ thị ở UMass. Tôi tôn trọng cái quyền của ông được kêu gọi và quyền của bất cứ cá nhân nào tự nguyện yểm trợ cho ông tiến hành cả hai vụ kiện

đó. Tôi chỉ phản đối, và cực lực phản đối, mọi vận động nhằm biến một hay cả hai thành vụ kiện của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Danh dự của cả cộng đồng không thể được đem ra dùng một cách vô

trách nhiệm như vậy.

(Maryland, tháng 7 năm 2004)

© 2004 talawas

[1]Hầu hết bài vở từ phìa UBVD được dùng trong bài viết này lấy từ website http://www.quyphaply-

vrs-wjc.org/DienTienVuKien.asp. Ðể có được tin tức cập nhật hơn, đề nghị liên lạc với UBVD theo địa chỉ hay số điện thoại ghi trên website. Phần thông tin liên hệ đến đại học UMass/WJC do văn

phòng Giám Ðốc Ðiều Hành Quỹ Học Bổng William Joiner Center cung cấp. Hiện thời website của

WJC đang được tu bổ, tuy nhiên độc giả có thể liên lạc thẳng với WJC để được cung cấp tài liệu liên quan đến vụ kiện.

[2]Hai tháng sau đó, khi trả lời phỏng vấn trên đài Sống Trên Ðất Mỹ, ông Luyện cho rằng luật sư của ông, James Kean, đã không nói thật với ông và Ls Kean ngỏ ý muốn rút khỏi vụ kiện. Luật sư của

phìa WJC xác nhận là hoàn toàn không hề có đề nghị này.

[3]Sau đó, ông Luyện thôi không mướn Ls Kean và nhờ một tổ hợp luật sư nổi tiếng đảm trách vụ

kiện. Số tiền đã tiêu dùng lên hơn 40 ngàn đô la.

[4]Nguyễn Hữu Luyện, ― Tóm Lược Vụ Án WJC/UMASS Boston và Sự Thật của Chương Trình Nghiên Cứu về Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản,

trên website của UBVD (đã dẫn).

[5]Nguyễn Hữu Luyện, ― Kính gừi: ông Nguyễn Việt Quang, Chủ Tịch Hội Báo Chí Vùng Hoa Thịnh Ðốn,

trên website của UBVD (đã dẫn).

[6]Trần Trọng Ðăng Ðàn, ― Người Việt Nam ở Nước Ngoài

Nhà Xuất Bản Chình Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997

[7]Thơ trả lời của TS Kevin Bowen về chương trính Rockefeller tại đại học UMass Boston gởi các tổ

chức Cộng đồng Việt Nam tại MA, ngày 12 tháng 9 năm 2000.

[8]Lê Thị Huệ, ― Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Ðầu Thế Kỷ 2,

Văn Mới, California, USA, 2001.

[9]Hoàng Ngọc Hiến, ― Về Một Ðặc Ðiểm Của Văn Học Nghệ Thuật Ở Ta Trong Giai Ðoạn Vừa Qua

tạp chì Văn Nghệ số 23, Hà Nội, tháng 9 năm 1979.

[10]Hoàng Ngọc Hiến, ― Những Chiếc Lá Bay Qua Ðại Dương

tạp chì Hợp Lưu, California, USA.

[11]Nguyễn Hữu Luyện, ― Tóm Lược Vụ Án WJC/UMASS Boston và Sự Thật của Chương Trình Nghiên Cứu về Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản/Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi đã

viết gì về người Việt tỵ nạn

trên website của UBVD (đã dẫn).

[12]Ðăng trong tập truyện ― Tối Tháng Năm Tại Quán Ăn Ðường Fifth

nhà xuất bản Văn Nghệ, California, USA, 1989.

[13]Trần Văn Thủy, ― Nếu Ði Hết Biển...

, Thời Văn, California, USA, 2003.

Cựu chiến binh, nhà thơ

Phùng Nguyễn

―Fred Woodall, cựu chiến binh, nhà thơ.

Anh luôn luôn bắt đầu như vậy. Cái tên đương nhiên phải

đi trước, không thể nào khác đi được. ―Nhà thơ

được cố tính đặt ở cuối lời tự giới thiệu như một cách biểu lộ sự nhún nhường của anh, hoặc ìt ra trong những năm trước đây Fred cho rằng người

nghe sẽ ghi nhận được điều đó. Này nhé, tôi trước hết là một cựu chiến binh, tôi đã từng chiến đấu tại Việt nam, và bây giờ tôi là một nhà thơ. Về sau Fred buồn rầu nhận ra mính thực sự là một nhà thơ khiêm nhường. Anh không thố lộ điều này với ai, và anh biết rằng những người quen biết anh

cũng sẽ không nói ra điều này trước mặt anh. Cũng may mà Fred không cần phải khiêm nhường về

việc anh là một cựu chiến binh Việt Nam. Bởi ví không cần thiết phải nhún nhường khi đứng trong

hàng ngũ của những người đã bị, hoặc cho rằng đã bị, đối xử một cách bất công bởi công dân của

chình đất nước mính.

Trong những năm đầu sau khi hồi hương, Fred nhiễm phải căn bệnh PTSD một cách từ tốn. Đó là

một thứ căn bệnh thời thượng, sang trọng, và thật là dại dột nếu không vướng phải căn bệnh này.

Fred hút cần sa, uống rượu, và làm thơ, theo cái thứ tự đó. Anh nhắc thực nhiều đến cái mảnh đất xa xôi có tên gọi là Việt Nam sau khi hút cần sa, sau khi uống rượu, và trong những bài thơ của anh. Đó là một xứ sở đẹp đẽ nếu không có chiến tranh với những người dân hiền lành nếu không có chiến

tranh và anh đã có thể yêu một cô gái đẹp đẽ trong đám dân chúng hiền lành đó nếu không có chiến

tranh. Thơ anh đại khái như vậy đó. Một hay hai bài thơ của anh đã xuất hiện trong một hay hai tập thơ có chủ đề chiến tranh Việt Nam do một hay hai người bạn của anh chịu trách nhiệm biên tập. Chỉ

có vậy thôi. Nhưng ngay cả điều này cũng không làm Fred nản lòng. Anh đã không bỏ qua bất cứ hội

hè đính đám nào có liên quan đến thơ văn và chiến tranh Việt Nam. Ở đó anh sẽ xuất hiện với râu tóc lởm chởm, với chiếc bê rê đen lệch lạc trên đầu một cách cố tính, và bộ đồ trận bạc phếch của lình khinh kỵ với huy hiệu quân chủng và hàng chữ ―Đà Nẵng

ở ngực áo. Ở đó anh sẽ tím thấy những

người ăn mặc tương tự, và một số trong bọn họ là bạn của anh. Ở đó anh thấy mính quan trọng hẳn

lên, anh thuộc về nhóm những cựu chiến binh làm văn nghệ, những nghệ sĩ.

Ở một trong những cuộc hội họp như vậy anh có dịp tiếp xúc với những nhà văn nhà thơ đến từ Việt

nam. Đó là lần đầu tiên. Sẽ có thêm những cuộc gặp gỡ tương tự sau này. Họ gồm một nhà thơ lão

thành, một nhà văn trung niên, và một phụ nữ trẻ vừa viết văn vừa làm thơ. Họ đến đây theo lời mời của trung tâm nghiên cứu hậu quả chiến tranh thuộc một viện đại học danh tiếng của thành phố. Buổi hội thảo quy tụ khá đông người. Hầu hết là các nhà văn nhà thơ gốc gác cựu chiến binh. Một số trong bọn họ không cần phải nhún nhường, và điều này được biểu lộ trong cung cách tự giới thiệu của họ.

X, thi sĩ, cựu chiến binh. Y, nhà văn, cựu chiến binh. Z, kịch tác gia, cựu chiến binh... Nhưng Fred không cảm thấy khó chịu chút nào hết. Chốc nữa đây anh sẽ có mặt trên diễn đàn. Anh có năm phút

để phát biểu, và anh đã hứa với chình mính (và đồng thời với người bạn vốn là một chức sắc của

trung tâm) sẽ không hoang phì khoảnh khắc quý giá này. Phải nói là anh có chút hồi hộp khi chờ đến phiên mính. Có nhiều hơn là một chút.

Đó là một xứ sở đẹp đẽ nếu không có chiến tranh với những người dân hiền lành nếu không có chiến

tranh và tôi đã có thể yêu một cô gái đẹp đẽ trong đám dân chúng hiền lành đó nếu không có chiến

tranh. Fred bắt đầu như vậy và tiếp tục nói về những điều tương tự trong hai phút tiếp theo. Ở phút thứ ba, Fred buộc tội chình anh. Tôi đã đến, mang theo chiến tranh, và chình ví vậy, quê hương của anh chị đã không còn là một xứ sở đẹp đẽ. Tôi đã ra đi, để lại sau lưng đổ nát và bất hạnh. Ở phút thứ

tư, anh nhân danh cựu chiến binh và nhân dân Hoa Kỳ chân thành xin lỗi những nhà văn nhà thơ đến

từ Việt Nam về những bất hạnh do anh gây ra ở phút thứ ba. Những người dự khán nghe thấy nỗi xúc

động trong giọng nói đứt quãng của Fred, trên khuôn mặt nhăn nhìu khổ sở của anh, và ở những giây cuối cùng của một trăm hai mươi giây còn lại, trong đôi mắt anh lúc này đã nhòe nhoẹt mước mắt.

Tôi cầu xin sự tha thứ của nhân dân Việt Nam. Tôi xin được cái hân hạnh ôm hôn anh chị, những

người dân Việt Nam anh hùng. Anh chấm dứt bài phát biểu của mính như vậy. Fred rời bục gỗ trong

tiếng vỗ tay râm ran và bước đến dãy bàn có những nhà văn nhà thơ đến từ Việt Nam. Anh ôm hôn

nhà thơ lão thành và nhận ra một mùi kỳ dị từ người ông già phát ra. Fred nghĩ mính sẽ không muốn ôm hôn ông lão này một lần nào nữa. Thực là đáng tiếc cho anh. Anh sẽ không bao giờ biết được sự

quyến rũ của thuốc lào. Nhà văn trung niên, trái với sự lo ngại của Fred, không có mùi gí đặc biệt.

Nhưng người phụ nữ trẻ lại là một ngạc nhiên thìch thú. Từ cơ thể nhỏ nhắn của cô toát ra mùi da thịt trộn lẫn với mùi nước hoa thực lạ. Da thịt hay nước hoa, mùi nào là thơ của cô, Fred tự hỏi.

Bài phát biểu của Fred, bằng một cách nào đó, đã trở thành một tiết mục thường xuyên trong những

cuộc hội thảo sau đó của trung tâm khi có sự hiện diện của văn nghệ sĩ đến từ cái xứ sở đẹp đẽ nếu không có chiến tranh. Bây giờ thí Fred đã trở nên điêu luyện hơn trong việc trính diễn tiết mục của mính. Anh không còn xúc động nhiều như lần đầu tiên. Anh không chắc mính có xúc động, nhiều

hoặc ìt, hay không nữa! Nhưng Fred có thực sự xúc động hay không không phải là điều quan trọng.

Điều quan trọng đến từ những người khách phương xa. Fred có thể đọc thấy nỗi xúc động và niềm tự

hào trên khuôn mặt họ. Có thể điều này giúp họ cảm thấy bớt nhỏ bé, bớt lạc lõng. Có thể đó là một trong những điều ìt ỏi mà họ sẽ còn nhớ đến rất lâu. Đó là món quà văn nghệ của Fred, bên cạnh

những bài thơ khiêm tốn của anh.

―Fred Woodall, cựu chiến binh, thi sĩ.

Bây giờ thí Fred cảm thấy yên tâm với lời tự giới thiệu của mính. Có thể anh là một nhà thơ với những tác phẩm khiêm tốn. Nhưng đâu phải chỉ có thơ! Còn có

những điều khác nữa, những điều mà anh không cần phải nhún nhường về khả năng của mính.

Chẳng hạn như phát biểu trước một cử tọa đông đảo về cái xứ sở xa tìt tắp bất kể có chiến tranh hay không và vô cùng đẹp đẽ nếu không có chiến tranh. Về những bất hạnh mà anh đã mang đến cho xứ

sở đó. Và những lời xin lỗi chân thành lẫn trong tiếng thổn thức của niềm ân hận vô biên. Và những

giọt nước mắt ở những giây cuối cùng của một trăm hai mươi giây cuối cùng. Và sẽ không có nhà

thơ lão thành với cái mùi kỳ dị ở dãy bàn mà anh sẽ hướng đến khi bài phát biểu chấm dứt.

Tháng 10. 1999

Vụ Trại người Việt tại Pháp và vụ William Joiner Center tại Mỹ

Nguyễn Trọng Văn

Chiến tranh Việt Nam đã qua đi nhưng hậu quả của nó vẫn tồn tại, không phải trên những trang giấy, trong kho lưu trữ,… mà sống động nơi những con người cụ thể, tại Pháp, tại Mỹ, tại Việt Nam. Ở

đây, bây giờ. Nước Pháp, nước Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam nhưng chiến tranh Việt Nam chưa

rút khỏi nước Pháp, nước Mỹ.

Những dòng sau đây được viết ra dưới dạng ghi nhanh, nghĩ sao nói vậy, sau khi đọc bài Vụ kiện

William Joiner Center, ai có quyền viết lịch sử một cộng đồng? của Trương Vũ (talawas 27.7.2004) và nhất là sau khi xem phim tài liệu Những số phận bị lãng quên về binh lình Pháp hồi hương (cùng với vợ con người Việt) sau hiệp định Genève 1954, được chiếu trên chương trính VTV1, tối ngày

30.7.2004. (Tôi không được coi từ đầu, chỉ được biết phim được hoàn thành do sự hợp tác giữa các

đạo diễn người Pháp và Việt kiều tại Pháp, trong đó có chị Mỹ Linh.)

1. “Trại người Việt”: Những số phận bị lãng quên

Những người đàn bà Việt Nam (mấy cụ được quay cận cảnh, những nếp nhăn, những giọt nước mắt, sự buồn bã, trống vắng, hính như hầu hết đều răng đen?) theo chồng là lình Pháp về nước, được sống trong một trại lình (cũ) rất rộng, được chia làm nhiều khu.

Trước kia có hàng rào kẽm gai bao quanh, nhưng về sau người ta bỏ đi.

Nhà cửa mục nát, hoang phế, thiếu mọi tiện nghi (không lò sưởi, không nhà vệ sinh – nhiều gia đính phải dùng chung cầu tiêu cách nhà mấy chục thước, cửa sổ cái có cái không, trong trại đường dẫn

khu này tới khu kia khá rộng – nhưng, cho tới lúc lên phim, chưa được trải nhựa.

Sáng sáng, có một bà già Việt Nam chậm chạp đạp xe đạp bỏ mối rau muống, thăm hỏi nhau dăm ba

câu.

Cảnh một người lình Pháp chỉ một bức hính lớp học năm 1939, những người nào đi lình sang Việt

Nam, những người còn sống, những người đã chết. Bị bắt ngày 19.12.1946, thả năm 1953…

Trại chứa hơn 1000 người.

Cách Paris không đầy 30 km (?) nhưng trại người Việt như bị cô lập, tách khỏi nếp sống văn minh, không ai biết tới. Tới gần trại 200 m, hỏi người dân quanh đó, họ nói rằng nghe đâu đó có trại của người ―Chinois

chứ trại người Việt thí không biết!

Trẻ nhỏ (lai) cũng được đi học, chúng học tiếng Pháp trong trại, thứ tiếng Pháp này rất khác với thứ

tiếng được nói ngoài xã hội. Trong trại còn có một thứ tiếng Pháp của người Việt nữa.

Trẻ con chơi trò chiến tranh: đội mũ calot (của bố chúng), đeo ống nhòm (của bố chúng), túi quân

trang quân dụng, cách thức ra lệnh, chào hỏi theo kiểu nhà binh...

Ép theo đạo Thiên Chúa, nhiều người phải theo nhưng lớn lên (19-20 tuổi) thí bỏ hết, trở lại với đạo Tổ tiên hoặc đạo Phật.

Nước Pháp không nhín nhận những người Pháp lai trong trại. Trại được tổ chức từ thiện Thiên chúa

giáo (CIMADE?) cai quản chứ nhà nước không muốn nhúng tay vào.

Thái độ của nhà nước Pháp là muốn phủi tay, cư dân trong trại đừng làm ồn ào, đừng gây vấn đề gí

đối với dân chúng Pháp.

*

Trong phim có bốn cảnh gây ấn tượng mạnh:

Cảnh 1: ba người Pháp, chắc thuộc thế hệ thứ hai, ngồi than vãn về thân phận của mính, trách móc chình phủ Pháp bỏ rơi họ, những khó khăn trong kiếm công ăn việc làm ngoài xã hội.

Cảnh 2: cảnh lên đồng. Tôi là người nghiên cứu nghiệp dư về hiện tượng ngoại cảm, nhất là những hiện tượng bị gọi là ―mê tìn dị đoan

trong dân gian, thì dụ hiện tượng đồng bóng. Tôi đã được đôi lần hòa mính vào cảnh lên đồng ở ngoài Bắc, ở miền Trung và trong Nam, nhưng phải nhận rằng

cảnh lên đồng trong phim là tuyệt vời hơn cả, dù người tham dự không đông và nhang đèn không

nghi ngút như những nơi kia.

Cảnh 3: Cảnh nghĩa trang lúc chiều tà. Ấn tượng là hai bà già Việt Nam, sau khi viếng mộ một người bạn già an nghỉ tại đây, đang lủi thủi đi về. Hai bà không đi bên nhau, nhỏ to tâm sự, họ đi hai lối đi khác nhau của nghĩa trang, nắng chiều phìa sau hắt tới, bóng họ trải dài về phìa trước. Dù cùng đi một hướng nhưng mỗi người ôm ấp nỗi cô đơn của riêng mính, như đường ray xe lửa, bên nhau

nhưng không bao giờ gặp nhau.

Cảnh 4: Phỏng vấn chị Mỹ Linh, đồng đạo diễn bộ phim Những số phận bị lãng quên, có ba ý đáng

nhớ:

 Tại sao những người bị lãng quên (những người con Pháp lai nay đã trưởng thành, những bà

mẹ Việt Nam già nua, chờ chết) lại có thể nhẫn nhục, chịu đựng như vậy?

Ðây là một tâm lý đặc biệt của người Việt Nam, đúng ra là các bà mẹ Việt Nam: khi thấy

―đối tác

muốn gây khó khăn, cản trở, thay ví xin xỏ, quỵ lụy (có muốn cũng không được) họ

tím cách vượt qua những cản trở trên, ví lợi ìch của con cái. Nuôi nấng, dậy dỗ con cái thành

người; với mầu da, ngôn ngữ , những đứa con lai của họ cuối cùng cũng được hội nhập vào

xã hội, cũng có công ăn việc làm, dĩ nhiên với những cố gắng vượt bực. Cái giá của sự ―vượt

qua

rất mắc: ví cuộc sống của những đứa con, người mẹ phải khước từ cuộc sống của chình

mính.

 Nước Pháp không được chuẩn bị đón nhận sự thất bại tại Ðông Dương? Thế nhưng tại sao họ

vẫn mở rộng chiến tranh sang Algérie? Trong thất trận tại Việt Nam, binh lình Pháp và vợ

con người Việt của họ có thái độ âm thầm, nhẫn nhục vượt qua những khó khăn; trong thất

trận tại Algérie, phản ứng của binh lình Pháp dữ dội hơn, họ đấu tranh đòi hỏi chứ không âm

thầm. Về phìa chình phủ Pháp, rõ ràng đó là âm mưu xâm chiếm thuộc địa, thái độ vô trách

nhiệm, phản bội.

 Người Pháp có sửa sai những lỗi lầm của họ không? Ðáng trách nhất là chình quyền địa

phương, họ coi ―trại người Việt

trên vùng đất của họ như không hề tồn tại. Cũng có những

đồng tiền trợ cấp tối thiểu nhưng ngoài ra, nhu cầu vật chất, tinh thần, văn hóa xã hội... là

điều họ hoàn toàn bỏ mặc, không hề nói tới. Trước kia cũng có vài đề nghị sửa sang nho nhỏ

như làm lại hệ thống cửa sổ, trải nhựa những con đường…, gần đây có một kế hoạch phát

triển rất vĩ đại: xây dựng một khu nhà cao tầng dành cho du lịch – nghỉ mát (ví vùng này

trông ra biển?), phìa sau khu du lịch sẽ giữ lại một phần ―trại người Việt

, tất cả tạo thành

một quần thể khu du lịch sinh thái- văn hóa- lịch sử tuyệt vời! Mỹ Linh chua chát mỉa mai cái

kế hoạch phát triển du lịch thực dụng vô nhân đạo kia: ―Chỉ thiếu mấy cái... chuồng khỉ!

*

Ý thức luôn luôn là ý thức về một cái gí, nghĩa là về một đối tượng nào đó, đối tượng này có thể ở

trong tư tưởng (suy nghĩ về bài thơ Lá diêu bông của Hoàng Cầm) hoặc ngoài thực tế ( về cái máy vi tình, về cuộc chiến Việt Nam). Ðôi khi muốn xóa bỏ một đối tượng gây phiền nhiễu khó xử (người tới vay tiền / đòi nợ) hoặc một thực tại u buồn, mất danh dự, cần trốn tránh (thất trận của Pháp tại Ðông Dương), chúng ta làm gí? Chúng ta không ý thức về đối tượng gây đau khổ, phiền phức và tím cách xa lánh khỏi khung cảnh đã gây ra cảnh đau khổ phiền phức.

Sartre, trong L"Esquisse d"une théorie des émotions, đã mô tả rất linh động thái độ của ý thức trong những xúc động lớn, chẳng hạn cơn ngất xỉu. Ý thức là ý thức về..., trong cảm xúc ngất xỉu (thì dụ, thấy sư tử xổng chuồng) người ta không ý thức về sự nguy hiểm nữa, coi như xóa bỏ sự nguy hiểm

trong ý thức. Thái độ này thực ra có tình chủ quan, duy tâm – Sartre gọi là thái độ ma thuật

(magique), tôi chỉ xóa bỏ mối nguy hiểm trong ý thức (không ý thức về nó nữa) nhưng lại tưởng như

xóa bỏ được mối nguy hiểm ngoài thực tế. Trên thực tế, mối nguy hiểm vẫn còn nguyên, con sư tử

đang từ từ đi lại. 50 năm chiến tranh Ðông Dương đã trôi qua, người Pháp vẫn có thái độ ma thuật

đối với ý thức và thực tế hậu - Ðông Dương quanh họ. Hành động của Pháp trong vụ ―trại người

Việt

- dù gọi là ý thức ma thuật, duy tâm, mộng du, cho vào ngoặc đơn, ý thức về hay không ý thức về… – thực chất cũng là hành động hèn nhát, vô trách nhiệm và phản bội.

Tính cảnh những bà mẹ Việt Nam có con lai sống trong ―trại người Việt

tại Pháp thật đáng suy

ngẫm. Trong những dịp lễ Tết, họ quy tụ về trại, không thuộc về Pháp cũng không thuộc về Việt

Nam. Tâm trạng những người không có quê hương thật triệt để và bi thảm. ―Trại người Việt

sắp trở

thành một bộ phận của quần thể du lịch sinh thái văn hóa lịch sử của Pháp. Khi dự án được thực

hiện, những du khách sang trọng, sau khi tắm nắng, bơi lội, nghỉ ngơi, chơi tennis,… còn có dịp

tham quan môi trường sống tự nhiên của một loài động vật hoang dã mang về từ một vùng nhiệt đới

xa xôi châu Á.

2. Vụ William Joiner Center (WJC) tại Mỹ

Hoàn toàn trái ngược với thái độ nhẫn nhục, chịu đựng của những cư dân trong ―trại người Việt

tại

Pháp là thái độ đấu tranh rôm rả của (một số) người Việt trong vụ kiện William Joiner Center (WJC) tại Mỹ. Hai vụ có vẻ rất khác nhau nhưng ―cấu trúc

của chúng lại giống nhau như hệt: phản ứng của (một số) Việt kiều hải ngoại, sau chiến tranh, đối với chình quyền (Pháp, Mỹ) hiện hành. Nội dung vụ WJC có thể tóm tắt như sau:

Cộng đồng người Việt tại Mỹ, ví danh dự và bản sắc của mính không muốn để người khác viết lịch

sử lưu vong của họ. Trung tâm William Joiner (WJC) của trường đại học Massachusetts (UMass),

được tổ chức Rockefeller tài trợ, có một chương trính ba năm nhằm nghiên cứu về tiến trính xây

dựng và tái xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài. Số tiền 250.000 đôla

dùng cấp học bổng cho những nghiên cứu viên, được tuyển chọn theo những thủ tục do WJC ấn

định. Niên khóa 2000-01, các tuyển viên hải ngoại không tham dự ví ai cũng có công ăn việc làm

trong khi điều kiện của WJC là phải ở Boston suốt thời gian nhận học bổng (có hai ứng cử viên trong nước được chọn là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi). Năm sau, điều kiện thường trú được

miễn giảm đối với các ứng viên hải ngoại. Ðiều này làm số dự tuyển tăng lên gấp bội. (Sau ba năm

số nghiên cứu viên là 25 người, trong đó có 4 người từ Việt Nam: Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ

Chi, Trần Văn Thủy, Ðỗ Minh Tuấn) Vấn đề nổ ra khi ông Nguyễn Hữu Luyện, cựu sĩ quan biệt kìch

QLVNCH, tốt nghiệp đại học Mỹ, ở Boston kiện UMass đã kỳ thị trong việc tuyển chọn và ―thuê

mướn đảng viên cộng sản

, vi phạm điều 264, luật tiểu bang MA. Lúc đầu có 11 người đứng đơn

kiện, sau rút xuống còn 9 người, sau cùng còn một mính ông Luyện. Ông Luyện ―xin được kiện với

tư cách tập thể

, chuyển thành ―vụ kiện của cộng động người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế

giới, kêu gọi yểm trợ tinh thần và tài chình để đẩy vụ kiện tới thành công

. Trong một bản tóm tắt viết năm 2001, ông Luyện có viêt: ―Chúng tôi có 3 triệu người tỵ nạn cộng sản, không một ai trong chúng tôi có thể ngồi yên để cho bọn cộng sản mượn tay một trường đại học lớn, mượn danh nghĩa

một Foundation để dùng công trính nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế này để làm nhục chúng tôi. Chúng

tôi không thề để con cháu chúng tôi nhín hính ảnh của cha ông chúng qua những nét bút của bọn

Việt Cộng. Ba triệu người tỵ nạn cộng sản, mỗi người chỉ bỏ ra $1 là chúng tôi có thừa tiền để đưa vụ kiện này tới bất cứ nơi nào, bất cứ cấp nào...

Tóm lại, vụ kiện nhằm chống kỳ thị (chủng tộc, tuổi tác, nguồn gốc quốc gia) trong cấp phát học

bổng và chống việc sử dụng Việt Cộng để viết lịch sử cộng động người Việt Nam tại Hoa Kỳ.

*

Ở những phương trời khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng cuộc đấu tranh của (một

số) Việt kiều tại Pháp và Mỹ có những điểm rất giống nhau: a) tố cáo chình quyền đối xử kỳ thị,

không công bằng, b) ví danh dự, lẽ sống xứng đáng của con người.

Cứ theo mặt nổi của vấn đề, chúng ta thấy gí?

Trước nhất, theo tôi, phải biểu dương ông Nguyễn Hữu Luyện, về tinh thần hiếu học và óc cầu tiến

của ông. 62 tuổi mới vào đại học, nay ông đã tốt nghiệp và đang làm cao học về Mỹ châu học tại đại học Massachusetts. Trong thời đại kinh tế tri thức, tinh thần hiếu học và óc cầu tiến đã giúp ông ngoi lên giới trì thức khoa bảng tại Mỹ, điều này giúp rút ra nhiều bài học, đối với người Việt hải ngoại và trong nước:

Ông là một nhắc nhở, một day dứt đối với các sĩ quan, tướng lãnh QLVNCH hoặc các ―chình khách

salon

quốc gia tại Mỹ, muốn ―quậy

hoặc muốn làm một cái gí (cho ra hồn) tại Mỹ thí ìt ra cũng

phải có cái mẽ đại học cho người ta ―nể

, khỏi coi người Việt mính là hội đồng chuột, xã hội đen, vô học.

Ông càng là một nhắc nhở đối với những người theo ―chủ nghĩa lý lịch

hay một tên gọi khác của nó

―chuyên chình vô học

. Bước vào nền kinh tế tri thức mà ―vô học

thí khó coi, người ta vội vã trang bị cho mính những mảnh bằng (dỏm), ai cũng TS, PTS, cũng GS, PGS. Trước kia theo chủ nghĩa lý

lịch nhưng trên danh thiếp không thấy ai ghi công nhân, nông dân, bần cố nông; ngày nay, chuyên

chình vô học nhưng ở đâu cũng thấy TS, PTS, GS, PGS! Chỉ tiếc một điều là học hàm học vị đầy

mính nhưng chẳng biết một ngoại ngữ nào cho ra hồn... Tóm lại, người Việt trong nước và ở nước

ngoài có thể học hỏi nhiều điều ở ông Luyện.

Tuy nhiên, coù bằng cấp, học hàm học vị là một chuyện còn phát ngôn, đấu tranh đúng hay sai lại là chuyện khác. Những điều ông Luyện và (một số) bạn bè người Việt hải ngoại của ông đòi hỏi/đấu

tranh đã dựa trên một số tiền giả định như sau:

a) để người khác viết về mính là bị làm nhục; b) Việt Cộng là kẻ thù không đội trời chung; c) những đòi hỏi của ông đúng đắn hơn, dân chủ tự do, tôn trọng con người hơn... Tôi không dám nói những

tiền gỉả định trên là đúng hay sai (chưa có phán quyết của Toà án) nhưng tôi nghĩ có thể có những tiền giả định khác liên hệ cũng đáng cân nhắc, chẳng hạn:

 Nhục hay không nhục khi theo Mỹ thí chúng ta đều biết cả, việc gí phải chờ tới cộng sản nói

ra mới là bị làm nhục? Ðể cộng sản viết thí nhục, còn để người Mỹ viết thí không nhục sao?

 Việt Cộng có thể là kẻ thù của anh nhưng không phải là kẻ thù của Mỹ thí sao? Có thể bắt

Mỹ theo ý của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ không? Như vậy là dân chủ hay giáo điều, áp đặt

(ngược)?

 Vụ kiện giúp mở rộng dân chủ, tự do, tôn trọng con người hơn?

Hãy giới hạn trong phạm vi

đại học mà thôi. Luận án nào cũng cần được phản biện, phản biện càng mạnh mẽ, hùng hồn

chừng nào mà luận án vẫn đứng vững thí càng chứng tỏ giá trị của luận án, có gí đâu phải e

ngại. Không những phản biện bằng những tài liệu một phìa, mà dùng tài liệu từ nhiều phìa càng tốt. Như vậy mới thể hiện tinh thần khoa học, dân chủ, tự do của nghiên cứu đại học; nếu không, trong khi đòi dân chủ, tự do, khoa học, chống kỳ thị vô tính chúng ta chẳng rơi

vào giáo điều, kỳ thị, phản dân chủ tự do, phản khoa học?

Vụ kiện WJC còn đang tiếp tục, thắng bại chưa ngã ngũ. Biết đâu việc áp đặt ―ngược

của người

Việt hải ngoại với Mỹ thành công thí sao. Như người chủ của đất nước, chúng ta không những viết

về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, đuổi mấy ông Việt Cộng về nước, mà viết cả về cộng đồng

người Da đỏ, da đen, người Trung Quốc, người Hồi giáo, người Do Thái... mà thậm chì viết luôn cả

lịch sử Hoa Kỳ nưã không biết chừng! Tại sao không có một Thống Đốc, một Tổng Thống Hoa Kỳ

người Việt, họ Nguyễn, họ Trần... nhỉ ? Hãy chờ đấy.

3. Trở lại vấn đề

Ðối với tôi, có hai vấn đề: thứ nhất, bản sắc của một cộng đồng, một chế độ; thứ hai, những tiêu

chuẩn tương đối khách quan để đánh giá một cộng đồng, một chế độ. Hai vấn đề liên quan với nhau

nhưng vấn đề thứ hai quan trọng hơn. Ðối với chúng ta hiện nay, vấn đề không phải là đánh giá mà

là cùng nhất trì với nhau những chuẩn mực để đánh giá. Trong vụ ―Trại người Việt

tại Pháp, nếu nhất trì với nhau về những giá trị, chúng ta sẽ đánh giá được bản sắc cộng đồng cũng như thái độ của chình quyền Pháp đối với cộng đồng. Trong vụ ―WJC

, dù tòa chưa tuyên án, chúng ta cũng có thể

đánh giá trường hợp nào mở rộng dân chủ, tự do, tính người và trường hợp nào hạn chế dân chủ, tự

do, tính người.

David Copperfield và Bill Gates đều có tài ảo-hóa cái thực và thực-hóa cái ảo.

Thế kỷ 21, chúng ta cần nhiều David Copperfield hay Bill Gates?

3.8.2004

Thư gởi nhà văn Cao Xuân-Huy nhân đọc lại Tháng Ba Gãy Súng

Minh Nguyện

..... ngày..... tháng 8 năm 2004

Kình gởi nhà văn Cao Xuân-Huy,

Thanh-Liêm, Công-Nguyên ở Mỹ là bạn với Như-Hùng ở bên Úc, ba người này lại là những Trung

đội trưởng cùng đơn vị với anh trong những ngày đất nước còn giặc giã tơi bời. Mùa hè này, ba

người ấy đã gặp lại nhau và có ghé thăm ao bông súng nhà tôi, nơi cánh rừng nằm cạnh xa lộ 93, về

hướng nam, cách thành phố Boston có hơn vài mươi dặm...

Bên cái băng bằng đá có bám chút rêu xanh, ba người lình cũ chăm chăm nhín mấy ngọn giả sơn

nằm bên bờ hồ róc rách dòng suối nhỏ, thả hồn về những năm tháng hành quân vùng địa đầu hỏa

tuyến, tựa hồ chuyện mới hôm qua. Riêng với anh chàng Công-Nguyên, tôi có dịp quen biết lâu đến

hơn sáu bảy năm rồi, và được xem lại những tấm hính mặc áo quần nhà binh ngày xa xưa ấy; nay

anh đã trọng tuổi hơn nhiều nhưng vẫn phảng phất chút gí của cá tình bất cần đời, dù khi màu tóc

trắng lấn sân khá hỗn trên mái tóc đen thưa thớt yếu dần...

Tôi được nghe họ nhắc tới anh rất nhiều, nhắc tới Tháng Ba Gãy Súng, nhắc về cách trả lời của anh qua cuộc phỏng vấn với Trần Văn Thủy trong Nếu Ði Hết Biển đăng lại trên talawas, nhắc về những ngày ở Houston (Texas) mới hồi đầu tháng bảy năm 2004 này, nhắc về hồi chuông điện thoại reo từ

miền Nam nước Mỹ, nhưng vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ, nơi cánh rừng có ao bông súng nhỏ đang có vài

bông trắng nhụy vàng vừa nở, có bụi chuối già hương vừa mới phát, bụi trúc Phật màu xanh xanh

nghiêng bóng bên bờ hồ, vài gốc thiên tuế tuổi đời còn non, năm ba dề lục bính vừa nhú nụ hoa màu tìm phơn phớt lợt, mấy cánh bèo tai tượng đang xanh màu, lác đác năm ba chòm u du (một loại đưng

lác vùng nước ngập mà bên này người Nhật, người Tàu nơi các nhà bán cây cảnh thường gọi tên

là―thủy trúc

), tất thảy những gí tôi có nơi đây nó mang đầy cái chất quê mùa mà tôi hằng nâng niu ấp ủ.... và tôi mãi mê săm soi những vật tưởng chẳng ra gí ấy nhưng đối với tôi là những người bạn tri kỷ một thời, và có lẽ suốt đời , nên tôi hụt mất một dịp để nghe Bùi Công-Nguyên giới thiệu tên anh trên đường dây viễn liên xa ngàn dặm.

Tôi là một người nhà quê rặt anh à! Rặt từ chân lông đến vết nứt bàn chân. Rặt từ mái tóc luôn tươm mùi khét nắng đến cái dáng quê mùa muôn thuở. Rặt từ giọng nói ―cá rô

thành ―cá gô.

Rặt từ ―co

ro

thành ―cò rò.

Rặt từ con ―cúm núm

chúng tôi ưa gọi tên ―gà nước.

Rặt từ lúc đi học trường

làng chưa lần nào dám ―cọp-dê

hay ―đánh phép,

nhưng biết sợ đòn mỗi lần thầy tôi mở sổ điểm

danh. Và đặc biệt tôi rất sợ những bữa ―cơm chùa

vào các ngày rằm, ngày vìa lớn, ví người lớn làng quê tôi hay nhắc chừng ―ăn cơm chùa lớn bụng.

Còn nhiều đặc điểm nữa mà không tiện thưa cùng

anh ví không khéo mính lại đi xa về một loại hính tự vẽ chân dung mính qua những dòng chữ lê thê

này...

Sở dĩ tôi tự giới thiệu một chút về tôi như vậy để anh thấy những gí hai anh Nguyên, Hùng kể lại với anh về tôi lúc các anh gặp lại nhau sau 30 năm cuộc chiến đã tàn là một sự thật, không thêm không bớt chút nào. Tôi mang niềm vui nhà quê tựa như anh lúc nào cũng mang trong tâm hồn mính niềm

hãnh diện màu áo lình ngày xưa. Cái chất quê ấy dù hơn mười mấy năm sống ở đây, sao tôi thấy khó

mà thay đổi được. Nó là cái chất rồi anh à! Ðã thành máu thịt của mính. Và không ai làm thay đổi

được cái chất đó dù có pha chế theo phương pháp khoa học ngày nay dưới bất kỳ dạng thức nào. Vì

như Tháng Ba Gãy Súng của anh, mấy năm trước tôi được Bùi Công-Nguyên giới thiệu tác giả là bạn của Nguyên, nó là cái chất của anh. Tôi đọc thử. Chưa thấy thấm. Lúc ấy, có lẽ ví mới chân ướt chân ráo trèo qua những bờ bi, kinh rạch của dòng sống mới, nên trong bụng tôi còn lu bu cơm ghe bè bạn từ xứ sở quê nhà đang mang nặng bên hông, nên đọc như không đọc . Rồi sau đó khá lâu, khoảng vài

ba năm, Bùi Công-Nguyên lại nhắc tên anh và Tháng Ba Gãy Súng, còn dặn ―ông thử đọc lại ví có tui trong đó.

Thật sự, lúc ấy tôi cũng chưa có hứng để đọc lại anh Cao Xuân-Huy à! Ví một lẽ, tôi chưa thanh thản tâm hồn, đời sống với nhiều vật lộn, nên tôi cứ tự hứa với mính là sẽ có ngày rồi mính sẽ đọc. Và một lẽ khác là tôi quá sợ chiến tranh. Chiến tranh dù dưới bất cứ danh nghĩa nào tôi cũng sợ ráo trọi.

Cuốn sách của anh là một phần còn sót lại của cuộc chiến hôm qua mà tôi còn hãi hùng. Nói gí cho

xa xăm, sự có mặt của tôi và hằng triệu người khác rải rác khắp hoàn cầu, trong đó có các người bạn của anh cùng gặp lại tôi giữa cái nắng mùa hè khá nóng nơi này, cũng là do hậu quả của chiến tranh đó mà! Các anh ấy kể về những ngày trẻ dẫn lình qua những bãi chiến năm xưa. Còn tôi thí lại nhớ

về những cánh đồng, ao vũng, đía bàu nở đầy những bông hoa ngát thơm hương đồng nội cỏ. Chỉ

riêng có mỗi cái là được sống theo sở thìch thôi, đâu phải dễ, phải không anh? Vả lại, tôi nghĩ đâu có gí gấp gáp cho bằng manh áo miếng cơm nơi xứ xa lạ cảnh, lạ người này... Và rồi tôi có đọc lại thật, nhưng vẫn chưa thấy thấm được bao nhiêu...

Ðến mấy tháng gần đây, khi tuổi tôi lại già theo năm tháng, tóc bạc màu pha chút nắng hanh vàng, và da nhăn tóp với nhiều chấm đen da mồi điểm xuyết trên gương mặt khô cằn, như một dịp nhớ về 30

năm trước, lúc trận chiến sắp tàn, tro than cũ giờ chắc cũng tàn theo năm tháng, và bụi thời gian đã

chôn chặt những ký ức lại chồng chất dày thêm, tính cờ tôi mới mò vô talawas, và lại thấy đứa con của anh đang giỡn nơi căn gác hẹp ấy. Và tôi bắt đầu lại từ đầu, tò mò đọc những dòng chữ của anh liên tục cả tuần. Nhưng thú thật với anh, tôi chưa dám có ý nghĩ gí về đứa con mà anh cho rong chơi trên đó, chỉ rù rí với Bùi Công-Nguyên trong những bận chúng tôi cùng làm cu-li với nhau ở một

hãng in giấy bên ngoài thành phố. Lúc bấy giờ tôi mới hỏi Nguyên:

―Ông nghĩ sao về Cao Xuân-Huy?

Nguyên không phải suy nghĩ: "Cao Xuân-Huy là bạn tôi.

Không. Tôi không có ý hỏi như vậy. Mà tôi muốn hỏi ông về Tháng Ba Gãy Súng của Cao Xuân-

Huy?

Trong tiếng máy đóng sách chạy rầm rập, chúng tôi cùng làm việc chung trong dây chuyền bỏ giấy

vào các hộc máy và nương theo tiếng máy chạy inh tai ấy mà bàn về cuốn sách của anh. Thú thật, tôi nói với Nguyên là tôi biết sợ Cao Xuân-Huy, sợ cái dũng và sợ cái tài kể chuyện bằng những trang

chữ viết. Tôi không nghĩ anh là nhà văn như nhiều người vẫn thường có thói quen hễ ai có viết sách đều là nhà văn. Tôi không tin những người viết sách thể tất là nhà văn. Tôi luôn luôn nghi ngờ về

điều ấy. Ví nếu anh là nhà văn, có lẽ văn của anh chưa chắc đã hay đến thế, nhất là những câu đối thoại từ đầu đến cuối.

Tôi xin mở thêm ở đây một dấu ngoặc để hỏi anh một chút về điều này. Tại sao các tác phẩm đầu tay của các nhà văn bao giờ cũng là những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc?

Theo tôi, sở dĩ có hiện tượng ấy là ví các tác giả khi bắt đầu viết những dòng chữ đầu tiên ấy, là lúc họ chưa phải là nhà văn. Về sau này khi trở thành nhà văn rồi, họ không còn hấp dẫn nữa là vậy. Một người con gái đẹp trời cho cái nét đẹp tự nhiên với dáng vẻ bính thường, nó đẹp gấp ngàn lần khi

phải qua nhiều cuộc phẫu thuật thêm môi thêm mắt. Văn chương là một sự trau chuốt nhưng không

phải sự trau chuốt nào cũng làm cho những tác phẩm của các tác giả trở nên hấp dẫn và giá trị.

Chắc anh sẽ cười tôi nói sao mà lạ quá vậy. Anh thử chiêm nghiệm lại xem, trong giới văn chương

mà anh có nhiều cơ hội hơn tôi nhiều, anh đã tiếp cận trong suốt mấy mươi năm trời nay, có tác giả

nào viết được những câu đối thoại giống như anh không? Hay chỉ là lối đối thoại rặt màu văn chương hư cấu, gượng ép, cầu kỳ và nhiều lúc còn tệ hại hơn nữa là nó giống như đôi đào kép đang yêu nhau trên sân khấu với túp lều tranh hai quả tim vàng từ đời năm thín bão lụt... Tôi nói thật đấy! Chỉ nội cái mục đối thoại thôi, nếu anh là nhà văn thứ thiệt, chắc anh cũng không thoát khỏi cái lối mòn trau chuốt những lời nói vô duyên nhất trong văn từ của mính... Tôi không rành về nghệ thuật viết văn

nhưng tôi biết chắc văn đối thoại là một trong những câu văn khó viết vô cùng. Có lẽ ví thế mà tôi hay nghĩ ngợi văn hay là văn viết như thật.

Về phương diện văn chương tôi không dám lạm bàn thêm đứa con của anh, ví dường như ai ai cũng

biết nó và ai ai cũng biết anh là người khai sinh ra nó. Phần này đã có các nhà phê bính văn học đầy

tài năng và một bụng lý thuyết họ sẽ lo. Và bây giờ nghe đâu anh lại là chủ biên một tờ báo Văn-Học, được nhà văn Nguyễn Mộng-Giác vừa chuyển giao, tôi lại càng nên tránh nói về đứa con của anh trên phương diện văn chương nghệ thuật. Không khéo lại làm trò cười cho bàng-quan thiên hạ.

Và ngay cả lá thư không gởi này cũng là một việc làm đáng lẽ không nên làm nếu không có Công-

Nguyên và Như-Hùng có chút gí gắn bó với những ngày tháng ba gãy súng. Tôi nói vậy để anh rõ về

ngọn ngành lá thơ mà tôi đang viết cho anh và cũng để anh an tâm là lá thơ này sẽ không mong gí

hơn là chỉ Nguyên-Hùng-Huy-Liêm cùng đọc, không phải làm phiền nhiều bạn đọc khác trên các

diễn đàn dưới đất cũng như trên trời, và đặc biệt, tôi hy vọng nó sẽ không bao giờ có mặt trên tờ báo Văn-Học mà anh đang làm chủ biên, chủ bút...

Ðọc đến đây, có lẽ anh sẽ hỏi tôi, ―Vậy chớ ông đọc văn tôi với trạng thái nào? Trạng thái một người đọc bính thường hay trạng thái một người lình già?

Không, thưa anh Cao Xuân-Huy. Tôi không đọc

văn anh với tâm trạng người đọc hay người lình già, mà với một người mà hơn ba mươi năm về

trước không có cơ may như anh. Hay nói đúng hơn là tôi lại có cơ may khác hơn anh là tôi ở một nơi chốn yên bính nhứt, và ví thế tôi cảm thấy mính xấu hổ nhứt trước những gí anh đã kể lại trên những trang sách. Tôi xấu hổ ví tôi nhát gan hơn anh, tôi không dám anh hùng như anh, hay nói cách khác là tôi sợ chết hơn anh nhiều. Giữa một văn phòng có đủ tiện nghi với máy điều hòa không khì giữa

Sài Gòn, so với một người trung đội trưởng đang díu dắt đơn vị mính trong những ngày di tản, ai

hùng hơn ai, chắc anh đã rõ. Những ngày ―tháng ba

ấy, tôi và nhiều người đang ở Sài-Gòn như tôi, họ làm gí? Có lẽ tôi nên mượn câu thơ mới nhất của Trần Hoài-Thư để nói về một địa danh có tên

gọi Sài-Gòn thuở ấy:

―Sài-Gòn có mùa hạ dài hơn mùa đông

Nên Sài-Gòn có mắt em xanh da trời tháng sáu

Sài-Gòn có thật nhiều quán cà-phê quán cóc

Nên bàn ghế Sài -Gòn đầy ắp tính nhân

.......

Sài-Gòn buổi chiều trời hay nổi cơn giông

Nên những hiên nhà là những hiên tính hò hẹn

Sài-Gòn có những con bồ câu cúc cù trên hàng dây điện

Nên Sài-Gòn vẫn là nơi hò hẹn của hai kẻ yêu nhau

Sài Gòn ìt khi thấy được ánh hỏa châu

Nên đêm đêm Sài Gòn bính yên giấc ngủ

Ðể em đến trường như con sáo nhỏ

Ðể người lình trở về, có chỗ dừng chân

Ðể mãi mãi Sài-Gòn là những bâng khuâng...

[1]

Sài-Gòn những ngày tôi có mặt giống như câu thơ Trần Hoài-Thư đã mô tả. Ðọc sách anh, nhín lại

mính, tôi thấy tôi trước nhứt là như thế. Phải nhận ra cái kém cỏi của mính để học cái gan dạ của những người lình trên Ban-Mê-Thuột, trên đường liên tỉnh lộ số 7 từ Pleiku dẫn về Cũng-Sơn, Sơn-Hòa,Tuy-Hòa, Phú-Yên miền duyên hải và những người lình trong ―tháng ba gãy súng

chứ? Phải

không anh???

Cuốn sách của anh là một bài học cho tôi rất nhiều. Tôi đã học được ở đó nhiều điều mà tôi mãi băn khoăn, từ cái nhỏ đến cái lớn, từ cá nhân bé nhỏ đến tập thể rộng lớn bên ngoài, từ trong đời sống thường của một thường dân đến lãnh vực bao quát một thời kỳ qua bài học lịch sử trước đó và sau

này... Và tôi có thể nói rõ lại một điều là tôi rất sợ cuốn sách ấy khi tôi ngồi một mính giữa đêm thâu mở lại từng trang sách. Bởi một lẽ giản dị là, mỗi lần lật lại từng trang giấy in đầy những dòng chữ

như một hồi ức ấy của tác giả, cũng chình là một loại bùa lỗ ban, là một cái kình chiếu yêu, nó làm những bóng ma trong tôi phải chùng lại mọi cựa quậy, mọi xưng tụng. Những bóng ma của thời trẻ

trong tôi, cũng như khi bây giờ vào buổi xế chiều này, khi chạm phải những trang sách của Cao

Xuân-Huy là tôi biết ớn lạnh, rùng mính! Và tôi đọc sách của anh với trạng thái của một người ngoài màu áo lình mà anh và các bạn cùng đơn vị đã khoác nó lên mính, của một người vô danh tiểu tốt

sống lủi thủi ở một vùng quê mùa xa lắc xa lơ, một người nhà quê có một làng mạc chím trong chiến tranh mấy mươi năm qua nhiều thời kỳ bồng chống nhau tản cư chạy loạn và cũng như nhiều bà con

làng quê, tôi biết sợ chiến tranh, cho dù chiến tranh đến dưới bất cứ danh nghĩa nào, từ bất cứ phìa nào, vào bất cứ thời nào, và bất cứ đời nào!!!

Tôi hy vọng, với thời gian năm, ba trăm năm sau hay một, hai ngàn năm sau, Tháng Ba Gãy Súng

của anh cũng chỉ là một chuyện đời xửa đời xưa được kể lại như bao chuyện đời xưa khác mà chúng

ta đã đọc qua lịch sử. Lịch sử nói chung và chiến tranh nói riêng, đến một lúc nào đó, sau khi những người chủ xướng ra nó đã chết mất đất từ hơn cả trăm, cả ngàn năm rồi, lịch sử và chiến tranh lúc bấy giờ chỉ còn là một câu chuyện đời xưa không hơn không kém!!!

Trân trọng

Minh-Nguyện (một người đọc già)

[1]Trìch bài thơ ―Sài-Gòn trong trì nhớ,

trong thi phẩm Người Lình của Trần Hoài-Thư do Thư-

Quán Bản Thảo ấn hành, tháng 7 năm 2004, Hoa-Kỳ.

Lớn lên trong hoà bình

Đào Hoàng Nam

Bài viết của Cao Xuân Hạo (CXH) làm tôi ngạc nhiên, không phải về nội dung mà là về văn phong.

Đó là lối trính bày theo kiểu ‗chân lý thuộc về tôi ví tôi thuộc về số đông‘. Thử trìch tác giả trong bài viết trên talawas ngày 14.8.2004:

Năm 1991 và 1995, khi ở Pháp, nhân dịp báo cáo về cấu trúc của câu tiếng Việt, tôi phản đối

khái niệm topicalization của Chomsky, thí tôi đã gặp được một sự đồng tính hoàn toàn hất trì của tất cả các thình giả có mặt.

Trước hết, chúng ta không biết gí về chuyên môn, uy tìn trong khoa học của ‗các thình giả có mặt‘, không biết họ có đủ thẩm quyền khoa học để đánh giá công trính nghiên cứu của người khác hay

không. Sự đồng tính ‗có tình nhất trì cao‘ này khiến một người làm khoa học nghiêm túc phải phân

vân: Ai đã đi dự hội thảo cũng biết là để lắng nghe và hiểu hết một bài báo cáo về một vấn đề mới không phải là chuyện dễ dàng, nhất là vấn đề nằm ngoài tầm nghiên cứu của mính. Thêm nữa, cứ

cho là có sự nhất trì cao đi, chẳng lẽ chân lý thuộc về số đông?

Ở đây, tôi sẽ không bàn về đề tài topicalization, nếu độc giả nào có thời gian, vào google gõ

topicalization thí sẽ có thông tin muốn tím. Xin đọc tiếp.

Năm 1976, Ch. Li & Sandra Thompson cho xuất bản cuốn Subject and Topic với sự tham gia của cỡ lớn, trính bày ― a new typology of languages

, chia các ngôn ngữ thành bốn loại lớn, trong đó sự tương phản lớn nhất là giữa subject-prominent languges (như các ngôn ngữ

Ấn u) và topic-prominent languages (như các ngôn ngữ đơn lập – isolating languages). Từ

đó, hầu hết các tác giả nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt đều phân tích câu thành hai

phần Ðề-Thuyết.

Tôi in đậm dòng chữ khẳng định như đinh đóng cột về khuynh hướng phân tìch câu thành hai phần

Đề-Thuyết mà CXH cho là của ‗hầu hết các tác giả nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt‘. Xin mở

ngoặc một chút về từ ‗hầu hết‘. Trong tiếng Việt từ này có nghĩa là chiếm đa số tuyệt đối. Vậy xin hỏi có bao nhiêu nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này trên tổng số các nhà nghiên cứu thuộc các

trường phái khác nhau để được gọi là ‗hầu hết‘? Tác giả CXH có bao giờ đọc tạp chì ‗Journal of East Asian Linguistics‘ chuyên đăng các bài nghiên cứu các tiếng Hàn, Nhật, và Hoa, mà ban biên tập

gồm có ba người ở ba châu lục khác nhau [1] để xem ‗hầu hết‘ họ viết những gí hay không?

Một điểm khác về văn phong mà người ta thường gặp trong giới nghiên cứu nước ta, đó là lối trính

bày gây mất nhiều thời gian do không ghi nguồn gốc trìch dẫn. Thử đọc đoạn phê phán Chomsky của

CXH:

Chomsky cho rằng trong một câu như Invisible God created the visible world, ở cấu trúc sâu có ba câu là 1. God is invisible; 2. God created the world; 3, The world is visible. Lời khẳng định này đã cho phép tất cả các nhà ngữ học không phải là môn đệ của Chomsky nói rằng ông ta

không hề quan tâm chút nào đến ngôn ngữtrong khi tự nhận mính là nhà ngôn ngữ học. Riêng ở

đây, ông không thèm biết rằng ta chỉ có một câu duy nhất, còn những cái mà Chomsky gọi là

câu tuyệt nhiên không phải là câu, mà là những ngữ đoạn ( phrases hay syntagms). Ngôn ngữ

nào cũng có những phương tiện bắt buộc phải dùng để phân biệt câu ( sentences hay

[ simple] clauses) với phi câu (―bất thành cú

), mà U.Weinreich gọi là backgroundingdevices. Ba phần Invisible God; created the visible world và the visible world đều đã bị đẩy lùi vào hậu cảnh ( backgrounded) và do đó không còn là câu nữa mà chỉ là những danh ngữ ( noun phrases), hay những vị ngữ ( verb phrases) Và đó cũng chình là một sự phân biệt hết sức quan trọng mà ngay người bản ngữ cũng phải ―nhập nội

( internalize – Chomsky) ngay từ đầu.

Dù biết biết chắc là CXH đã diễn dịch sai hay hiểu sai, thế nhưng phải mất khá nhiều thời gian tím kiếm tôi mới truy ra nguồn gốc, dù có nhớ mang máng đã đọc câu trìch Invisible God created the visible world đâu đó. [2] Chomsky không hề gọi các danh ngữ Invisible God, the visible world là câu, (sentence trong tiếng Anh), mà là proposition, (mệnh đề trong tiếng Việt), một khái niệm thuộc về

ngữ nghĩa.

Điểm cuối cùng về văn phong tôi muốn đề cập, đó là ‗lối nói/viết như phán‘. Tôi thật sự phân vân, không biết ‗những thành công quan trọng nhất của ông [Chomsky] nằm trong lĩnh vực hính thái học

( morphology), là gí, trong các tác phẩm nào. Vì thử tôi có muốn đi tím cũng chịu ví tác giả chỉ viết thế mà không đưa ra tác phẩm cụ thể nào, trong khi những gí tôi đọc của Chomsky hay của người

khác theo lý thuyết của Chomsky là về cú pháp (syntax). Tôi cũng không biết ―tiếng Việt thí lại hoàn toàn không có morphology

nghĩa là gí. Có phải ý tác giả muốn nói tiếng Việt không có những tiếp

tố (affix) như trong các tiếng Ấn u? Thế thí tác giả lại ‗dĩ u vi trung‘ rồi, nếu không tác giả sẽ

xem những nào, đó trong một quyển sách nào đó là những tiếp tố trong tiếng Việt.

Để có bầu không khì lành mạnh trong nghiên cứu khoa học, việc tranh luận là cần thiết. Tuy nhiên, khó có được cuộc tranh luận trong lành khi chưa thống nhất về cách diễn dịch thuật ngữ. Vì dụ như

CXH dịch chữ internalize (to acquire knowledge of a set of rules in a given language) là nhập nội, dù nằm trong dấu nháy, từ này khó chuyển tải được ý nghĩa của từ tiếng Anh. Có lẽ dịch là nhập tâm thí gần với nghĩa của từ tiếng Anh hơn. Hay vì dụ như thuật ngữ topic-prominant languages, ngôn ngữ

thiên chủ đề. Từ thuật ngữ ‗ topic-prominent languages" trong tiếng Anh đến thuật ngữ các ngôn ngữ

Đề-Thuyết (CXH, 1998) là một khoảng cách lớn, theo tôi, dễ lầm lạc, ví xem ra ngôn ngữ nào cũng đề hóa, topicalize, khi cần, trong ngôn ngữ sử dụng ( language use). Thử xem những câu tiếng Anh dưới đây có khác gí với các vì dụ của CXH về câu tiếng Việt hay không.

 Those girls, they giggle when they see me.

 Cigarettes, you couldn‘t pay me to smoke them.

 This book, I asked Bill to get his students to read.

Từ những vì dụ như thế liệu có thể xếp tiếng Anh vào cùng một loại ngôn ngữ Đề Thuyết như tiếng

Việt hay không? Giả định là tiếng Việt thuộc nhóm Đề Thuyết, topic-prominent languages", còn tiếng Anh thuộc nhóm Chủ ngữ Ngữ pháp, subject -prominant languages. Nếu thế thí giải thìch như

thế nào khái quát hóa dưới đây, vốn đúng cho cả tiếng Việt và tiếng Anh của các tác giả như

Tallerman (1998): Đặc điểm của chủ ngữ là có thể lược bỏ trong câu mệnh lệnh.

 Sit down.

 Ngồi xuống.

Theo tác giả CXH(1991), những câu tiếng Việt như trên là câu có phần đề bỏ trống chỉ „anh" [ngôi thứ hai]. Rõ ràng đối tượng mà mệnh lệnh hướng đến trong hai câu trên đều thuộc ngôi thứ hai. Vậy tiếng Anh là ngôn ngữ Đề Thuyết hay ngôn ngữ Chủ ngữ Ngữ pháp? Câu trả lời là nó vừa thế này

vừa thế kia, như khi ta xem tượng của một người nào đó và quan sát người ấy sinh hoạt. Ái, hỉ, nộ có thể làm người ấy trông khác đi, nhưng về bản chất vẫn chỉ là một người.

Sự tương phản về đối tượng cũng như phương pháp nghiên cứu của hai trường phái hính thức luận

và chức năng luận không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, chúng không hề phủ nhận nhau, nói như

Kuno (1987), ‗Về mặt lý thuyết không có mâu thuẫn trên nguyên tắc giữa ngữ pháp chức năng và lý

thuyết chi phối ràng buộc của ngữ pháp tạo sinh.‘ Nếu hính dung câu tiếng Việt như một cái búa, thí những người theo chức năng luận sẽ cho rằng nó chỉ gồm có hai phần, phần đầu để gõ và phần cán

để cầm. Trái lại, những người theo hính thức luận sẽ chú trọng đến việc nó có kết cấu như thế nào, tại sao nó có kết cấu như thế, và quan trọng hơn một vật thể như thế nào thí sẽ là một cái búa.

Khoa ngôn ngữ học còn non trẻ nhiều so với các ngành khoa học khác, bất kỳ khẳng định nào về lý

thuyết đều hơi sớm.

Sách tham khảo:

Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – Sơ thảo – Ngữ pháp Chức năng, Hà Nội, 1991.

Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – Mấy vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa, Nhà XB Giáo dục, 1998.

Chomsky, Noam, Language and Mind, MIT, 1968.

Kuno, Susumu, Functional Syntax, Anaphora, Discourse and Empathy, Chicago, 1987.

Tallerman, Maggie, Understanding Syntax, London, 1998.

[1]Journal of East Asian Linguistics

Editor: C.-T. James Huang Harvard University, Cambridge, MA, USA Mamoru Saito Dept. of Antrhopology and Philosophy, Nanzan University, Nagoya, Japan Andrew Simpson Dept. of Linguistics, SOAS, University of London, UK

[2]Xem Language and Mind, trang 17.

Tản mạn về vụ kiện chất độc da cam và nhóm VietUnity

Hoằng Danh

1.

Trong nước đang dấy lên làn sóng ủng hộ các nạn nhân của chất độc da cam, thông qua việc hỗ trợ

chình sách cho đối tượng này, việc thu thập chữ ý (trên trang web của báo Tuổi Trẻ và ở nơi công

cộng) ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam đối với các công ty Mỹ đã sản xuất hóa chất này.

Tôi ủng hộ những việc làm đó. Công lý phải được thực hiện đối với với những kẻ đã sản xuất hóa

chất độc hại, gieo những di chứng đau thương cho con người. Và công lý phải được thực hiện cho

nạn nhân của hóa chất độc hại này.

2.

Tuổi Trẻ Online ngày thứ hai 17.8.04 có bài ―Chúng tôi không thể làm ngơ

, giới thiệu về Tony Văn Nguyễn và nhóm VietUnity do anh đứng đầu. Theo bài báo, nhóm này gồm những Việt kiều trẻ tuổi

sống tại Mỹ thành lập nhằm thúc đẩy hòa giải, trong đó có việc chống lại các đề xuất hay hành động pháp lý chống cộng của cộng đồng người Việt tại Mỹ (như trường hợp của ―nghị quyết vùng phi

cộng sản

của Garden Grove).

Tôi ủng hộ việc làm này. Hòa giải là điều mà những người Việt có cách nhín rộng mở luôn hướng

đến khi nghĩ về cuộc chiến vừa qua. Không thể thúc đẩy gí được cả bằng những hành động chống

cộng cực đoan. Người trẻ không hiện diện trong lịch sử để phải đứng về một phìa nào, nên dễ có cái nhín và hành động dung hòa.

3.

Hai sự việc không dình dáng gí nhau (ngoài chuyện nhóm VietUnity tình chuyện giúp đỡ nạn nhân

chất độc da cam Việt Nam), nhưng lại gợi một số suy nghĩ chung.

4.

Từ Việt Nam, thông qua những người đại diện, nạn nhân da cam có thể khởi kiện các công ty Mỹ,

thực chất là một vụ kiện hậu quả chến tranh. Ngược lại, liệu người Việt ―lưu vong

có thể từ nước ngoài kiện lại trong nước, ở tầm tương tự của hệ quả cuộc chiến như vậy không?

Vì dụ như kiện việc tịch thu nhà cửa, xưởng máy, đất đai… của họ do chình sách cải tạo công

thương nghiệp, cải tạo nông nghiệp, mà từ đại hội 6 của Đảng cộng sản Việt Nam đã thừa nhận là sai lầm không? Nỗi đau mất sạch gia sản để lại từ nhiều đời, gia đính bỗng chốc lâm vào cảnh cùng

quẫn, con cái thất học hay bị phân biệt lý lịch trong học hành, công ăn việc làm…, há không để lại một vết hằn không thể phôi phai trong đời người, qua hai, ba thế hệ sao? Hàng triệu người Việt, do sự sai lầm đã được thừa nhận đó, đã phải chấp nhận lao vào cái chết tím cái sống, bằng đường biển, đường bộ, trong đó một phần hẳn không nhỏ đã vĩnh viễn mất xác nơi biển khơi hay nằm lại nơi xứ

người, hoặc chịu những xâm hại về thân thể, há không phải sẽ là nỗi dằn vặt tâm lý cả đời cho người còn sống sót sao? Những nỗi đau này có phải là nhẹ hơn nỗi đau mà nạn nhân chất độc da cam phải

chịu không? Ai trả lời ―nhẹ hơn

, người đó cần xem lại tính người giả hiệu của mính.

Và đây nữa, ai sẽ có trách nhiệm trả lời cho hàng loạt gia đính ra đi chình thức phải ―tự nguyện

hiến nhà, hiến tài sản của mính để mong thoát khỏi một xã hội đầy khốn khó và hà khắc trước đây?

Nghĩ rộng ra, những vụ lình Mỹ thảm sát người Việt ở Mỹ Lai, Thạnh Phong, vụ Tiger Force… bị

chình người Mỹ phanh phui, điều tra hay đưa ra toà. Có thể có những tác động giảm nhẹ nào đó đối

với những vụ này, nhưng ìt ra công lý phải được quyền tự do vạch trần những tội ác chống con người như vậy. Ngược lại, vụ thảm sát của Việt cộng hồi Mậu Thân tại Huế, với hàng loạt người bị chôn

sống, các nhà sử học Việt Nam có dám nhín nhận không, chình quyền Việt Nam có dám nhận đơn và

đưa ra điều tra, xét xử hành động tội ác chiến tranh này không?

Ở Mỹ, công lý phải được phán xét công bằng, dân chủ, công khai, từ công luận cho đến cơ quan tư

pháp, đấu lý, tranh cãi đến nơi đến chốn, và không ai được ra phán quyết trước cho cơ quan tư pháp.

Ở Việt Nam, công lý được thực hiện từ sự sợ sệt, không dám nhín vào sự thật của giới sử gia và công luận đối với lịch sử chiến tranh từ sự thật nhiều phìa; công lý là từ những điều ―phán

của đảng và nhà nước, từ một nghị định, quyết định nào đó là xong: không giải quyết những tài sản trong giai

đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Khi đọc những điều này, ―người ta

sẽ cho rằng tôi đang khơi lại những thù hằn (tất nhiên sẽ có

người cho như vậy, an ninh văn hóa và những người có trách nhiệm nay đâu rời mắt khỏi talawas sau sự kiện tường lửa), nhưng xin nói thế này, ý tôi muốn nhắc đến một sự ―sám hối

cần phải có để mọi người từ đó mới có thể giải tỏa được tâm lý cho nhau. Giờ đây không thể thay đổi những sai lầm,

nhưng ai đúng, ai sai, và đúng sai ở đâu, thẳng thắn mà nhín nhận với nhau, mới từ đó tha thứ cho nhau mà đi đến hòa giải. Cứ khăng khăng là mính hoàn toàn đúng, mính không có bất cứ tội lỗi nào, thí làm sao được những người đã ví mính mà khổ đau, chết chóc có thể thừa nhận. Và tôi cũng xin

được hỏi có khơi lại thù hằn hay không khi mà một mặt nói hòa giải, một mặt luôn bơm vào đầu

người ta, từ thời còn con trẻ, đến thanh niên và sau đó nữa, một cách có hệ thống và bài bản, từ

trường học cho đến văn nghệ, về ―tội ác Mỹ - ngụy

, khi mà cuộc chiến đã qua đi gần 30 năm?

Công lý cho một phía có phải là công lý trọn vẹn? Tất nhiên là không. Nó thậm chí chỉ là thứ

công lý tự huyễn hoặc.

5.

Phìa Việt Nam khởi kiện được các công ty Mỹ sản xuất chất độc da cam, ví luật pháp Mỹ cho phép

làm điều đó. VietUnity có thể tự do lập nhóm/ hội và công khai phản đối lập trường, hành động của số đông cộng đồng, ví luật pháp Mỹ cho phép như thế. Nói chung, ví xã hội Mỹ là xã hội dân chủ,

luật pháp của nó không thể không cho phép những suy nghĩ và hành động tự do, dân chủ. Ngược lại,

luật pháp Việt Nam không cho phép làm điều đó.

Nhóm VietUnity có thể tồn tại để tuyên truyền cho đường lối đúng đắn của Việt Nam, ví Việt Nam

(thì dụ vậy), ngay trên đất Mỹ. Vậy ở Việt Nam, có bất kỳ nhóm nào có thể tồn tại để tuyên truyền cho dân chủ, tất nhiên không phải dân chủ ví nước Mỹ, mà là dân chủ cho Việt Nam? Các bạn của

VietUnity có biết đến những phiên toà vừa rồi xử Phạm Quế Dương và một đồng chì của ông (tôi

quên tên), và nhiều người khác nữa, chỉ ví họ đưa hay phổ biến những thỉnh cầu, ý kiến thay đổi dân chủ, bằng hành động hòa bính chứ không phải bằng kêu gọi bạo lực hay vũ trang (lại nói thêm, cái

khoản bạo lực và vũ trang này thí ―người

Việt cũng tuyệt đối ưu tiên cấp phép lý luận và hành động cho một mính họ thôi)?

Đơn giản như trong lĩnh vực văn nghệ mà còn không được có bất cứ tụ nhóm, ―manh động

lời nói

hay thể hiện gí nữa là. Ca sĩ Ngọc Sơn từng bị báo chì chửi và được ―yêu cầu

không được mặc

chiếc áo thun có hính kẽm gai quấn quanh người. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong một kỳ Festival Huế

kể vài lời về chuyện vượt biên của mính, lập tức có công an lên sân khấu ―mời

về công an địa

phương làm việc liền. Ca sĩ này đã phải làm kiểm điểm, và cũng không phải nhẹ nhàng gí mà sau đó

được cho tiếp tục hát. Ca sĩ Phương Thanh từng lên tiếng bảo vệ đồng nghiệp trước sự tấn công phi lý của báo chì vào đời tư của họ, yêu cầu lập hội của ca sĩ để bảo vệ nhau. Chỉ là hội của người ca hát thôi, nhưng hoàn toàn không được, Phương Thanh thí khi đó bị dằn mặt bằng những vụ đối xử

kiểu ―đí

nhau.

Dân chủ cho một phía có là dân chủ thật sự? Tất nhiên là không. Nó chỉ là thứ dân chủ đàn áp.

6.

Phìa Việt Nam có thể sử dụng nền dân chủ Mỹ để ―đập

lại Mỹ (gậy ông đập lưng ông), qua ―kẻ hở

ở chỗ ―quá dân chủ

của nó. Còn phìa Mỹ, người Việt tại Mỹ có thể lòn qua ―kẻ hở

của dân chủ

Việt Nam hay không? Không, nền ―dân chủ

Việt Nam kìn đến mức không còn bất cứ kẻ hở nào, kìn

đến mức ngột thở!

Nếu nhóm VietUnity thật sự là ý nguyện riêng, tôi (và bất cứ ai mong muốn hòa giải) hoàn toàn tán đồng thái độ hoà giải của các bạn đó. Nhưng nếu đây là kết quả của kẻ hỡ dân chủ Mỹ thí sẽ không

thế. Ý tôi ở đây là nếu trong sự việc này có sự dàn xếp, cài đặt sẵn trong nước từ trước, thí khác. Tôi nhấn mạnh là chỉ ―nếu

mà thôi. Tuy nhiên phải có sự nghi ngờ này, ví nay ai cũng biết khả năng

tình toán cài cắm người từ rất sớm của ―phe ta

: tài tính lắm. Tôi còn nhớ về vụ Trần Xuân Trường (mong là tôi nhớ đúng tên và đúng sự việc). Có ai có đầu óc logic lại có thể nghĩ rằng một người đã phải chạy khỏi nước (nói thẳng ra dĩ nhiên là để chạy trốn cộng sản), lại tự dưng cố sống cố chết treo cho được ảnh Hồ Chủ tịch và quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất Mỹ hay

không? Hãy thử ai đó trong nước mà treo hính Washington và cờ sao sọc ra trước cửa nhà (lén lút

trong nhà còn chưa chắc được nữa là), rồi lại còn đi thưa người khác ví quấy nhiễu cái sự treo đó của mính xem?

Tôi phản đối thái độ của những người Việt quá khìch tại Mỹ, như chống đối những đoàn văn nghệ từ

trong nước sang, hay như ―vùng phi cộng sản

, nhưng tôi hiểu và phần nào cảm thông với họ. Từ

trong nước sang thí tự do, không phải xin phép chình quyền Mỹ để biểu diễn, muốn nói ca tụng,

tuyên truyền thành tìch ở nhà thí ca, thí truyền, không có hội đồng nào duyệt trước hay cấm tức thí những phát biểu không được duyệt. Ngược lại, người từ ngoài về nước sẽ được xem xét kỹ tiền sử

chống cộng, rồi về có được xuất hiện trước công chúng, có nói hay hát hay không, nói, hát những

gí… Người trong nước ra thí thỏa sức tuyên truyền công khai về chủ nghĩa xã hội Việt Nam, người

từ ngoài vào có được tự do trước công chúng nói về dân chủ hay không?

Tự do cho một phía có đúng là tự do? Tất nhiên là không. Nó hoàn toàn chỉ là sự truyên truyền

cưỡng bức mà thôi.

7.

Công lý là công lý cho mính và cho đối phương. Dân chủ thí có cả hai phìa mới hợp thành. Tự do

cho mính thí không xâm phạm đến tự do của người khác và ngược lại. Ta dùng dân chủ để tuyên

truyền phi dân chủ, thí người khác cũng biết dùng biện pháp phi dân chủ để giữ lấy dân chủ. Hòa giải thí phải chấp nhận, dung hòa lẫn nhau của cả hai phìa. Ta luôn công kìch, khơi gợi hận thù, buộc

người khác ―hòa

vào mính, thí người khác cũng biết cách mà ―giải

sự công kìch đó, ngay bằng

cách thù hận như vậy.

(trìch)

Hòa hay chiến, và phản chiến

Anthony Grey, Nguyễn Ước

Chương 18

Người dẫn chương trính Panorama: Toàn Cảnh, một tiết mục hội thoại thời sự có uy tìn nhất nước Anh, cầm cuốn sách vừa xuất bản và đặt chênh chếch trên đùi mính để một trong mấy ống kình thu

hính có thể lấy cận cảnh bức ảnh nơi bía trước cuốn sách. Khi màn ảnh vô tuyến truyền hính trong

các tư gia trên khắp nước Anh tràn ngập bức ảnh ấy, với hính một lình Thủy quân Lục chiến Mỹ bị

thương và đang quằn quại trong cuộc Tổng Công Kìch Tết Mậu Thân ở Huế, người dẫn chương trính

bắt đầu đọc lời nói đầu cuốn sách. Một ống kình truyền hính từ đằng sau chầm chậm quét theo từng

dòng và phóng lớn từng chữ:

―Trong buổi khai mạc hội nghị soạn thảo hiến pháp Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787, George

Washington đã nói: ‗Chúng ta hãy đề ra định chuẩn để người khôn ngoan lẫn người chân thật đều có

thể thường xuyên theo đó mà hiệu chỉnh.‘ Kể từ lúc đó, hầu hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều ao ước điều hành đất nước theo đúng những nguyên tắc giản dị ấy, thế nhưng, hiện nay định chuẩn mà

chúng ta đang theo để chiến đấu tại Nam Việt Nam, vốn đã được đề ra và giương cao bởi các tổng

thống kế tục nhau suốt mười năm qua, trên một qui mô lớn, lại phát xuất từ những lý do không chỉ

liên quan tới sự tự cao tự đại của cá nhân họ mà còn liên quan tới cảm giác tự hào dân tộc không

đúng chỗ. Chình định chuẩn ấy hôm nay bay lượn chập chờn trên đầu hơn nửa triệu binh sĩ Hoa Kỳ

tại chiến trường Việt Nam — nhưng sự thật càng ngày càng rõ rệt rằng chân thật và khôn ngoan

đóng vai trò quá ìt ỏi hoặc chẳng dự phần chút nào vào quá trính lập quyết định đưa chúng ta tham chiến và giữ chúng ta tiếp tục ở lại chiến đấu tại đó, cho dù hiện nay người ta đã thấy rõ là không bao giờ có viễn ảnh sở đắc được sự chiến thắng đáng ca ngợi nào. Thay ví chân thật và khôn ngoan, hiện nay hổ thẹn và kinh tởm đang lan rộng ở Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và mọi nơi khác trên thế giới

phương tây ví những hành động của chúng ta tại Ðông Nam Á. Tôi tin rằng đã tới lúc tất cả những

người ‗khôn ngoan‘ và những người ‗chân thật‘ ở bên trong cũng như bên ngoài chình quyền phải

dừng tay lại. Chúng ta nên chấm dứt ngay lập tức sự can thiệp quân sự đầy tai họa tại Việt Nam và chận đứng ngay lập tức sự xuất huyết kinh hoàng mạng sống và của cải của nhân dân Mỹ, bằng

không thí sẽ tiếp tục tới vô tận mà không mang lại bất cứ lợi ìch nào cho cả Hoa Kỳ lẫn phương

tây...

Bộ mặt chữ điền của người dẫn chương trính, nghiêm nghị và cứng nhắc với lớp điểm trang làm nổi

bật sắc mặt, lại quay về phìa ống kình. Anh ta ngừng một chút để tăng thêm phần gay cấn cho ý

nghĩa lời nói của mính và làm nó lắng sâu trong lòng khán giả:

- Ðó là quan điểm của Joseph Sherman, tác giả một cuốn sách mới xuất bản về chiến tranh Việt Nam

có tựa đề là Phản Bội Hoa Kỳ — The American Betrayed — mà đang nhanh chóng trở thành cuốn thánh kinh của phong trào phản chiến hiện đang làm rối loạn nước Mỹ. Ông Sherman làm thông tìn

viên hải ngoại tại Á đông vào thập niên 1950 và sau đó, là giáo sư môn nghiên cứu Á đông tại Ðại

học Cornell, và chỉ mới cách đây hơn một năm, ông rút lui khỏi chức vụ cố vấn đặc biệt cho nhà cầm quyền Mỹ tại Sàigòn, để viết cuốn sách này. Cuốn sách được ra mắt trong tuần lễ này tại đây, ở Luân đôn. Vừa được phát hành tại Hoa Kỳ thí cuốn sách gây tranh cãi sâu rộng, một đằng lôi cuốn sự chỉ

trìch gay gắt của những người ủng hộ vai trò của Hoa Kỳ, một đằng chiếm được sự tán thưởng nhiệt

liệt của những người chống chiến tranh về nội dung can đảm của nó...

Ống kình lùi xa người dẫn chương trính để cho thấy hính ảnh Joseph đang ở bên cạnh anh ta. Joseph ngồi ngượng nghịu trong lòng ghế giữa phòng thu hính, một bên vai bị thương tại Huế bốn tháng

trước đây lệch xuống gượng gạo, tạo cho thế ngồi của anh có vẻ cấn cái. Trong khi lời dẫn nhập tiếp tục, người đạo diễn chương trính ngồi trước một dãy màn hính trong phòng kiểm soát, bật nút một

máy phát riêng hính Joseph và vẫn giữ nguyên giọng nói sang sảng và trang trọng của người điều

dẫn. Ống kình xoay đều đặn, từ từ thu gần vào và cuối cùng đóng khung hẳn bộ mặt của Joseph, từ

cằm lên mái tóc, với vẻ mặt vốn xanh xao và hốc hác sẵn ví vết thương hành hạ cả thể xác lẫn tâm

hồn, lúc này nghiêm lại thành nét khắc khổ với đôi môi mìm chặt.

- Ông Sherman vừa thành hôn với Naomi Boyce-Lewis, một phóng viên truyền hính Anh. Ông đến

thường trú tại đây, ở nước Anh này — nhưng ông không phải là một nhà phê bính suông, không dình

dáng gí tới cuộc chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ. Bản thân ông bị thương nơi vai trong cuộc Tổng

công kìch Tết Mậu Thân năm ngoái tại Huế, và trong thực tế, sự can dự của gia đính ông vào cuộc

xung đột đó có lẽ cũng đầy tình bi đát, không kém bất cứ gia đính nào tại Mỹ.

Người dẫn chương trính ngưng một chút, biết rằng những lời mính sắp nói hẳn sẽ gây buốt nhói cho

người đang ngồi bên cạnh.

- Người con trai cả của ông Sherman, một đại úy lục quân, qua đời năm ngoái trong một cuộc phục

kìch tại một làng quê. Người con trai thứ của ông, một phi công không quân, bị bắt làm tù binh tại Hà Nội suốt ba năm và vừa được phóng thìch. Còn nữa, một người em ruột của ông làm việc cho Bộ

Ngoại giao bị đặc công Việt Cộng hạ sát trong cuộc đột kìch của họ vào Tòa Ðại sứ Mỹ dịp Tết Mậu

Thân — như thế, có lẽ ông Sherman là người có đủ tư cách và đủ độc đáo để có ý kiến về cơn quằn

quại tại Hoa Kỳ do Việt Nam gây ra.

Ống kình rà cận cảnh khuôn mặt của Joseph, ghi nhận các sớ thịt nơi quai hàm của anh chuyển động

thật lẹ và hai mắt anh nheo lại. Hàng triệu khán giả thấy anh nuốt xuống khó nhọc và hai mắt anh

nheo nheo dưới ánh đèn thu hính chói lọi, rồi vẻ mặt anh điềm tĩnh trở lại.

Người dẫn chương trính nói tiếp:

- Nhưng có lẽ không có gí tiêu biểu cho cách thức mà cuộc chiến tranh Việt Nam hiện làm chia rẽ

đất nước Hoa Kỳ hơn là sự kiện chình thân phụ của tác giả đang trở thành một trong những người chỉ

trìch gay gắt nhất cuốn sách đó. Cuộc tranh luận ấy mang thêm một ý nghĩa khác thường ví thân phụ

của tác giả không ai khác hơn là Nathaniel Sherman, thượng nghị sĩ thuộc Ðảng Dân chủ, đại diện

tiểu bang Virginia suốt bốn mươi năm nay; ông là một phần tử lão thành của Thượng nghị viện và là một trong những khuôn mặt chình trị nổi tiếng rộng rãi nhất và mang nhiều sắc thái nhất... Thượng nghị sĩ Sherman hiện có mặt tại phòng thu hính của chúng tôi ở thủ đô Washington, đang chờ chúng

tôi qua vệ tinh viễn thông truyền hính, và ông đã vô cùng khả ái nhận lời tham gia cuộc hội thoại của chúng ta...

Trong lúc người dẫn chương trính dẫn giải, màn hính lớn phìa trên anh ta được bật lên cho thấy đầu và hai vai của thượng nghị sĩ đang ngồi yên lặng nơi phòng thu hính ở Washington của đài BBC và

đang thận trọng lắng nghe lời giới thiệu. Dù tuổi đã ngoài tám mươi, ngoại hính của ông vẫn rất bắt mắt. Vẻ mặt hồng hào, sắc sảo nhưng cẩn trọng. Mái tóc bạc như cước cùng đôi lông mày rậm khiến

ông có phong thái chững chạc và trưởng thượng. Mặc bộ vét-tông trang nhã bằng vải lanh trắng, rõ

ràng là ông thìch thú vai trò một chình khách cao niên khả kình, và sự việc ông mất cánh tay trái không còn lôi cuốn sự chú ý của người khác ví ông hiện đeo một cánh tay giả.

Người dẫn chương trính hướng mặt về phìa màn hính và nói:

- Kình chào Thượng nghị sĩ. Xin cám ơn ông đã vui lòng tham dựï với chúng tôi.

- Thưa anh, chình tôi mới là người hoàn toàn thìch thú. Tôi sung sướng được có cơ hội đàm đạo với anh và với khán giả người Anh của quì đài.

Thượng nghị sĩ mỉm cười và khẽ nghiêng đầu với cử chỉ ghi nhận đầy vẻ thượng lưu. Khi Joseph

nhín lên bộ mặt được phóng lớn ấy trên màn hính, anh nhận ra cha mính, vốn lúc nào cũng vẫn là

người trính diễn, đang theo phản xạ cố ý kéo dài cái giọng lê thê cố hữu của người miền Nam để làm vui vẻ khán giả người Anh.

Người dẫn chương trính nói với vẻ tôn trọng:

- Thưa Thượng nghị sĩ, chẳng mấy chốc nữa chúng tôi sẽ thỉnh ý ông. Nay trước hết, chúng tôi xin

được bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi cho con trai của ông hiện có mặt ở đây, tại Luân đôn.

Anh ta quay sang Joseph, vừa hỏi vừa ghé mắt nhín xuống bản ghi danh sách các câu hỏi được soạn

sẵn:

- Thưa ông Sherman, trước hết xin yêu cầu ông giải thìch cặn kẽ và rõ ràng tại sao ông tin tưởng hết

sức mãnh liệt rằng Hoa Kỳ nên rút khỏi Việt Nam. Và có lẽ cũng xin ông vui lòng nói cho chúng tôi biết rằng kết luận như thế của ông là do chỉ dựa duy nhất vào sự phân tìch có tình chi tiết về tính trạng tại vùng đất ấy — hoặc có phải dù sao đi nữa, nó còn bị ảnh hưởng bởi những đau khổ riêng tư

mà Việt Nam gây ra cho ông?

Joseph không trả lời ngay. Người dẫn chương trính bỗng lo sợ rằng câu hỏi đầu tiên ấy có thể quá

thẳng thắn và nhẫn tâm; anh ta ngước mắt lo âu nhín vị khách Mỹ. Và anh ta sửng sốt khi thấy

Joseph vẫn lãng đãng ngó lên hính ảnh của thân phụ truyền qua viễn thông, nhưng rồi chỉ khoảnh

khắc sau, dường như Joseph tập trung được tâm trì và quay sang đối mặt với người dẫn chương trính.

Joseph nói với giọng tự chế:

- Việc mất một đứa con trai thân thể bị tan nát ví mín bẫy và có một đứa nữa là đối tượng hành hạ

suốt ba năm dài đồng thời bị làm cho trí độn, nhất định là có góp phần vào vấn đề tập trung trì óc của tôi. Nhưng trong cuốn sách của mính, tôi kết luận rằng rút quân là sự chọn lựa hợp lý và duy nhất của chúng tôi. Các lý do đưa tôi tới kết luận ấy hoàn toàn dựa trên sự am hiểu và những cái nhín vào nội tính mà tôi thu lượm được qua nhiều năm trời tôi có quan hệ với Việt Nam. Giờ đây, người ta

đau đớn thấy rõ ra rằng nhân dân Hoa Kỳ đã và đang để cho xứ sở của mính bị trôi giạt vào cơn ác

mộng hiện nay ví chúng tôi đã lơ là, không theo dõi chặt chẽ và đầy đủ các nhà lãnh đạo chình trị và quân sự của mính cùng với những động cơ của họ. Không ai trong chúng tôi có đầy đủ cảnh giác —

nhưng ví tôi biết Việt Nam một cách mật thiết trong hầu hết cuộc đời của tôi, nên sau cuộc Tổng

công kìch Tết Mậu Thân, tôi cảm thấy đau đớn cực độ về sự lơ là ấy của chình mính. Và ví bản thân tôi cũng chịu đau khổ tột cùng, tôi cảm thấy mính càng có thêm động cơ thúc đẩy để, bằng cuốn sách này, cố khôi phục sự cân bằng.

Trong khi Joseph nói, bên trên đầu anh, bộ mặt phóng lớn của thân phụ anh tối sầm lại, chứng tỏ sự

bất đồng của ông. Ngay khi anh vừa chấm dứt, thượng nghị sĩ êm ái xen lời, không đợi mời. Ông nói với người dẫn chương trính bằng giọng lịch sự đầy trau chuốt và với vẻ đáng tiếc:

- Nếu tôi được phép đóng góp ý kiến về vấn đề này thí thưa người dẫn chương trính, tôi muốn nói rõ quan điểm của mính ngay từ đầu. Tôi chống lại mọi hính thức ―rút ra

dù nó được cổ võ bởi những

kẻ gọi là bồ câu trắng trong Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington đây — hoặc bởi chình con trai của tôi đang ngồi bên cạnh anh tại nước Anh đó.

Với giọng tạ lỗi, người dẫn chương trính lẹ làng đáp:

- Tôi hiểu, thưa Thượng nghị sĩ, rằng ông rất nóng lòng muốn cho biết lập trường của ông trong cuộc tranh luận này, và chúng tôi cũng nóng lòng không kém muốn được nghe lập luận ấy, nhưng xin ông

vui lòng chờ. Tôi muốn trước tiên được đặt thêm một đôi câu hỏi cho con trai của ông.

Anh ta xoay ghế đối mặt trở lại với Joseph:

- Thưa ông Sherman, thật là thẳng thắn khi ông thừa nhận mính không thể tách rời sự xúc động cá

nhân để nó không can dự vào những luận cứ khách quan của ông về Việt Nam — nhưng phải chăng

không có nguy cơ khiến cho việc ông tin rằng không thể thắng được cuộc chiến tranh ấy nảy sinh

trực tiếp từ sự mất mát tới hai lần mà ông đang phải chịu — cùng với tâm trạng khắc khoải của kẻ

đứng bên lề bất lực nhín đứa con trai thứ của mính mòn mỏi ví bị làm tù binh chiến tranh tại Hà Nội?

Thêm lần nữa Joseph không trả lời ngay. Tiếng nói êm như nhung của cha anh và vẻ đáng tiếc vờ

vĩnh trong giọng nói khi ông phát biểu, không che đậy nổi sự thù nghịch không nguôi, tiềm ẩn trong những gí ông đang nói. Khi đồng ý tham gia chương trính hội thoại này với cha, Joseph đã nuôi niềm hy vọng mơ hồ rằng biết đâu những đau khổ riêng tư mà cả hai cùng chia sẻ có thể góp phần giúp

cho người ngoại cuộc cá nhân hóa sự thống khổ mà Việt Nam đang tạo ra ngay tại xứ sở của mính.

Cùng lúc ấy, Joseph bỗng nhận ra trước đây mính đã hy vọng rằng, đối với hai cha con, một cuộc

thảo luận công khai về các vấn đề có ý nghĩa đau đớn riêng tư đến thế, dù sao đi nữa cũng có thể kéo cả hai tới gần nhau hơn, đồng thời có thể đưa cả hai tới một loại thông cảm sâu xa nào đó trong

quãng đời xế bóng của con người. Thế nhưng, lối can thiệp dõng dạc của thượng nghị sĩ và lời ám

chỉ cầu kỳ tới sự kiện bản thân Joseph hiện sống tại nước Anh làm anh nghi ngờ rằng cha mính đã

hoạch định và sắp sẵn các nhận xét của ông một cách cẩn thận không kém việc sửa soạn các diễn từ

có tình toán trước tại Thượng nghị viện.

Những ý nghĩ ấy rượt đuổi nhau trong tâm trì Joseph khi anh chuẩn bị trả lời câu hỏi của người dẫn chương trính. Sau cùng, khi Joseph mở miệng, thay ví phát biểu một cách nồng nhiệt, giọng anh lại chán nản nguội lạnh. Anh nói trầm giọng:

- Chẳng có chút nguy cơ nào khiến tôi lẫn lộn những bi thương mà mính cảm thấy về các cái chết

trong gia đính tôi với những tình toán sai lầm và hào nhoáng về chình trị đã gây ra các cái chết đó.

Trước hết, tôi thành thật tin tưởng rằng chúng tôi đến Việt Nam với lý tưởng cao đẹp. Chúng tôi đã đặt vào đó uy tìn của nước Mỹ với niềm tin rằng mính sẽ làm tốt hơn người Pháp. Thế rồi toàn bộ

chình sách nằm trong tay những kẻ ở Bộ Ngoại giao, Nhà Trắng và Ngũ Giác Ðài, những kẻ tự xem

mính thuộc giới ưu tú nhất nước Mỹ. Trong khi thiếu nghiên cứu tường tận các hệ lụy và các phức

tạp trong dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam, thí để nhanh chóng đạt cứu cánh, những kẻ ưu tú ấy chỉ

muốn có loại chình quyền bản địa thìch hợp với cách thức giải quyết chiến tranh của mính. Chúng tôi ngây thơ, tự tin, thiếu kiên nhẫn. Chúng tôi biến cuộc chiến tại Việt Nam thành cuộc chiến của Hoa Kỳ khiến cho nguyên cớ tham chiến bị xuyên tạc và chình nghĩa chống cộng của người miền Nam bị

xoi mòn. Chúng tôi dựng lên và hỗ trợ tại Sàigòn các chình quyền được giả định là dân chủ, nhưng

thực tế những kẻ cai trị đó chỉ nghĩ tới quyền lợi của họ. Ðã không thu phục nhân tâm, không xây

dựng dân chủ, không nỗ lực thiết lập công bằng xã hội, họ còn làm cho người dân thờ ơ, nếu không

muốn nói là xa lánh họ. Ban đầu họ là những kẻ thừa kế tự nhiên của giới quan lại thời Pháp thuộc.

Tiếp đó họ là những tay quân phiệt thiếu thiện chì phục vụ, khả năng xây dựng và không chịu nhín

xa trông rộng. Nếu không có viện trợ Mỹ thí các chình quyền ấy không tồn tại quá năm phút. Họ

nhân danh tính trạng chiến tranh để làm đủ thứ tệ hại, còn chúng tôi nhân danh nhu cầu chiến thắng để bảo vệ họ. Do đó, hoàn toàn không thiết lập được những nền tảng căn bản cho một chế độ dân chủ

mà ví nó, quân dân miền Nam chiến đấu và chúng tôi hỗ trợ họ chiến đấu. Như thế, thật là gian trá khi chúng tôi làm như thể mính đang bảo vệ một chình quyền dân chủ. Sự hiện hữu loại chình quyền

phản dân chủ đó, sự can thiệp thô bạo của chúng tôi và việc sử dụng hỏa lực ồ ạt trước mỗi cuộc

hành quân gây tang tóc cho dân quê, chỉ tạo thêm nguyên cớ cho đối thủ của chúng tôi tuyên truyền, để một mặt làm phá sản chình sách của Hoa Kỳ và làm uổng phì xương máu của quân dân miền

Nam, một mặt biến những gí gọi là hy sinh và khắc khổ của Việt Cộng trở thành quyến rũ. Bên cạnh

đó, người Nam Việt Nam không ngồi lại được với nhau để làm tiền đề giải quyết những vấn đề của

họ nên không ai có thể giải quyết thay cho họ. Thêm nữa, để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến theo

sinh hoạt chình trị bất nhất của Hoa Kỳ, chúng tôi có những can thiệp thô bạo, khi thế này khi thế nọ

rồi cuối cùng chỉ còn mục đìch duy trí sự ổn định mà để lạc mất nhiệm vụ góp phần xây dựng một

thể chế dân chủ. Tính trạng lẩn quẩn ấy sẽ kéo dài tới bất tận bất chấp những tuyên bố dối trá và hào nhoáng ví tự ái dân tộc Hoa Kỳ và ví không dám thừa nhận rằng mính đang loanh quanh và vá vìu.

Hiện nay, Chiến tranh Việt Nam đang làm nước Mỹ ngày càng quằn quại chia rẽ, xứ sở Việt Nam

ngày càng tan nát và dân chúng tại đó ngày càng đổ thêm nhiều xương máu. Lúc này toan tình

chuyện thay đổi sự việc đó thí đã quá trễ — đó là lý do chúng tôi không thể thắng cuộc chiến tranh ấy.

Joseph cố ý giữ cho mắt không ngước nhín màn hính trên đó đang lồ lộ bộ mặt của cha, và anh thận

trọng chỉnh lại thế ngồi, dựa thẳng vào lưng ghế, chờ câu hỏi kế tiếp. Tuy thế, người dẫn chương

trính ngước mắt lên kiểm tra phản ứng của thượng nghị sĩ Nathaniel Sherman và thấy vẻ mặt ông

càng lúc càng nôn nóng nên anh ta quyết định rằng đã tới lúc kéo ông vào cuộc thảo luận để gây tác động tối đa. Anh ta nhanh nhảu:

- Thưa Thượng nghị sĩ, có lẽ lúc này ông đang muốn nói cho chúng tôi biết tại sao ông không chia sẻ

quan điểm với con trai mính về việc không thể nào có khả năng chiến thắng tại Việt Nam?

Ông lão từ trong lòng ghế chúi người tới trước như xông trận và đằng hắng một cách gay cấn:

- Ðúng thế, thưa anh. Những sự việc như cái chết của người trong gia đính tác động lên người này

người nọ bằng những cách thức khác nhau. Ðối với một số người này thí nó làm họ mất tinh thần và

khiến họ muốn đầu hàng. Ðối với một số người nọ thí nó làm bền vững thêm ý chì của họ và khiến

họ quyết tâm hơn bao giờ hết để tiếp tục chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

Ông đột ngột ngừng lại, đầu vươn ra đằng trước trên chiếc cổ da nhăn thành nếp:

- Trong gần năm mươi năm phục vụ công chúng, tôi hãnh diện được công tác trong Ủy ban Quân lực

của Thượng nghị viện Hoa Kỳ và tôi xin được nhắc nhở với khán giả quì đài rằng hiện nay, chúng tôi

có lục quân lớn nhất, hải quân lớn nhất và không quân lớn nhất thế giới! Nhưng bất chấp thực tế ấy, chúng tôi vẫn bị sa lầy tại Việt Nam, chịu thương vong mỗi tuần lễ hai ngàn người, chẳng qua ví

chúng tôi đang phóng ra nỗ lực chiến tranh trong những giới hạn do tự mính đặt ra cho mính. Cho tới nay, gần như chúng tôi bị lòng vòng trong thuật ngữ ―chiến tranh hạn chế.

Con đường Trường Sơn

vẫn là hành lang chuyển quân của cộng sản Hà Nội. Hải cảng Sihanoukville vẫn là nơi cập bến quân

khì của Bắc Việt. Cambodia và Lào là đất bất khả xâm phạm đối với chúng tôi trong khi lại là nơi

cộng sản ung dung lui về dưỡng quân, chấn chỉnh các đơn vị bị tổn thất. Cùng với sự tham chiến ồ

ạt, nếu chúng tôi có một thỏa hiệp với Lào cho phép quân Mỹ trú đóng, làm hàng rào băng qua Lào

và Việt Nam theo vĩ tuyến 17, cắt ngang đường mòn Hồ Chì Minh thí chắc chắn chúng tôi thành

công. Nếu quân Mỹ đóng chốt khắp các biên giới Việt-Lào và Việt-Miên thí lúc ấy, chúng tôi cô lập được chiến trường, chận hẳn nguồn tiếp tế nhân, vật lực của Bắc Việt cho các đơn vị của họ ở miền Nam. Lãnh thổ miền Nam thành nơi cho các lực lượng phối hợp Mỹ Việt thay ví ―lùng và diệt địch

thí ―tảo thanh và giữ đất.

Nhưng cho tới nay, những kẻ lập quyết định vẫn không chọn đường lối đó ví không vượt qua nổi các hạn chế về ngoại giao và chình trị nội bộ. Nghĩa là, chúng tôi bị lẩn quẩn trong chủ trương ―đánh mà đừng thắng.

Nếu chúng tôi hất tung các hạn chế đó, ném toàn bộ sức

mạnh hải và không quân vào cuộc chiến thí lúc đó, Hồ Chì Minh bị buộc phải nhanh chóng ngưng

lập tức cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta. Hai tiếng ―chiến thắng

không làm tôi hoảng sợ như

nó đang làm cho một số người hoảng sợ — nhưng để đạt chiến thắng, chúng tôi cần vận dụng ý chì

quốc gia tới mức độ đầy đủ nhất của nó. Không phải chỉ ví đã chịu một hai bước thoái bộ tại rừng

núi và nông thôn ở Việt Nam mà chúng tôi có lý do để bỏ rơi những nguyên tắc về sự cao cả, tự do

và can trường vốn là đặc trưng của quốc gia chúng tôi từ khi nó ra đời...

Trong khi thân phụ tiếp tục trau chuốt quan điểm của ông bằng những cụm từ nghe thật kêu, Joseph

chợt cảm thấy có nỗi thôi thúc đứng lên xin lỗi và rút lui khỏi cuộc phỏng vấn. Ví sau khi xuất viện tại Sàigòn, Joseph bay thẳng đến Luân đôn để gặp Naomi và ở lại Anh cho tới khi cả hai làm lễ cưới, nên đã hơn một năm hai cha con không gặp nhau. Lúc này, qua màn ảnh vô tuyến, việc khám phá ra

rằng quan điểm cũng như thái độ của thượng nghĩ sĩ không giảm thiểu chút nào sau cái chết của Guy và Gary làm anh choáng váng và buồn thấm thìa. Joseph thấy mính đang tự hỏi một cách phi lý rằng

có phải việc thượng nghị sĩ tiếp tục điếc đặc một cách kiên quyết đối với số lượng ý kiến phản chiến ngày càng tăng, là phát xuất từ lòng tin tưởng thật sự hay chỉ ví ông không chịu đựng nổi việc thừa nhận rằng đứa con trai mà ông bất hoà với nó suốt đời, lần này lập trường của nó có thể hữu lý.

Trong khi giọng rề rề của cha tiếp tục vang lên sang sảng, Joseph cũng bắt đầu lo ngại rằng khi tới hồi sắp kết thúc thí cuộc hội thoại tay ba này có thể làm lộ rõ những dị biệt trong cuộc sống giữa hai cha con hơn là phô bày sự ủng hộ của anh đối với việc Hoa Kỳ rút chân ra khỏi Việt Nam; và khi

hướng sự chú ý của mính về những gí đang được phát biểu từ Washington, Joseph kinh hãi nhận ra

rằng lời ứng đối của thượng nghị sĩ đã trở nên cá nhân một cách sâu xa:

- ...Có lẽ tôi nên làm rõ ra rằng Joseph, con trai tôi, và tôi, chúng tôi chưa bao giờ có chung quan điểm...

Nathaniel vừa nói vừa giữ một nụ cười quyến rũ để hóa giải tình chất độc địa trong lời lẽ của mính:

- Việt Nam không phải là vấn đề đầu tiên mà cha con chúng tôi bất hòa nhau. Về mặt tình khì,

Joseph lúc nào cũng có khuynh hướng thỏa hiệp hơn tôi; ví thế lập trường mà nó đưa ra trong cuốn

sách này quả thật không khiến tôi ngạc nhiên bao nhiêu — dù tôi lấy làm tiếc khi thấy con trai mính đang chủ trương rằng chúng tôi nên cắt đứt và tháo chạy khỏi cuộc chiến tranh ấy bằng một cung

cách mà sẽ mang lại sự nhục nhã cho xứ sở của chúng tôi.

Người dẫn chương trính cảm giác được tâm trạng của Joseph đang càng lúc càng căng thẳng khi cha

anh đối đáp nên anh ta quyết định không đặt câu hỏi xen kẽ nào. Thay vào đó, anh ta chỉ nhướng đôi lông mày và ngửa lòng bàn tay về phìa Joseph, ý nói Joseph có toàn quyền trả lời.

Joseph nói với giọng căng thẳng:

- Tôi chỉ muốn giới hạn ý kiến của mính trong phạm vi các vấn đề được nêu ra. Ví tôi nghĩ rằng cái ý tưởng nguy hiểm nhất trong mọi ý tưởng là khi chúng tôi phát biểu rằng chúng tôi nên dồn nỗ lực

quân sự mạnh mẽ thêm nữa. Nếu chúng tôi đưa một triệu lình Mỹ vào Việt Nam thí lúc ấy, họ sẽ gây

thêm tan hoang và thậm chì hủy hoại những gí còn lại của xứ sở đó. Cuộc không tập của chúng tôi

tại Bắc Việt không đóng góp chút nào vào những thành quả quân sự tại miền Nam. Chúng không

những đã chẳng bảo vệ binh lình của chúng tôi được chút đáng kể nào mà còn tạo cho chế độ Hà Nội

có lý do cụ thể và cấp bách để khìch động quần chúng miền Bắc quyết tâm hy sinh thêm nữa, kéo dài cuộc chiến thêm nữa và đánh bại chúng tôi...

Không để người dẫn chương trính có thí giờ xen lời vào, Nathaniel cất tiếng nhanh như chớp:

- Thưa điều dẫn viên, tôi hoàn toàn không đồng ý chút nào với nhận xét đó. Nếu muốn đối đầu thành công với sự gây hấn của cộng sản thí chúng tôi cần hoạt động triệt để và cần huy động toàn bộ sức mạnh của đất nước vĩ đại của chúng tôi. Nhân dân Virginia, những người mà tôi đại diện, cũng giống như đại đa số nhân dân Hoa Kỳ, họ đều là những người yêu nước và cũng giống như tôi, hàng ngàn

người đã mất con mất cháu tại Việt Nam. Cũng giống như tôi, họ đều tin tưởng rằng những tên xâm

lược người Việt ấy phải bị trừng phạt.

Ông lại ngừng một chút và mắt long lanh phản chiếu sự mãnh liệt trong lời ông sắp nói:

- Họ không giống như con trai của tôi! Ðối với họ, niềm tự hào về xứ sở của mính không phải là một tội lỗi!

Joseph cứng người trong lòng ghế và nhín lên màn ảnh đang phóng lớn hính ảnh thân phụ mính. Anh

nói, giọng sắc gọn:

- Tôi chẳng bao giờ lên án bất cứ người nào chỉ ví họ tự hào về xứ sở của họ hoặc ví họ chống cộng.

Nhưng cái loại tự hào giả dối và ngoan cố khiến cho một người hoặc một quốc gia không thể nào

thừa nhận rằng mính đang lầm lẫn thí cần phải xem đó là loại gí — đó là một cung cách đi tới tai

họa!

Tại Washington, Nathaniel Sherman rìt mội hơi dài điếu xí-gà mà ông vừa châm. Trong vài giây,

ông cân nhắc làm sao kết thúc một cách đầy nhiệt tính khi người dẫn chương trính ―Toàn Cảnh

mời

ông phát biểu ý kiến đúc kết. Rồi thêm lần nữa ông đưa mắt lên nhín thẳng vào ống kình, và thêm lần nữa nở một nụ cười đáng tiếc mà suốt cuộc thảo luận, lúc nào cũng lấp lánh trên vẻ mặt ông:

- Thưa điều dẫn viên, thật không phải là không có tác động lên độc giả của cuốn Phản Bội Hoa Kỳ

khi sách ấy đề cập tới các lãnh tụ của đối phương như Hồ Chì Minh và tướng Võ Nguyên Giáp với

những diễn đạt bằng lối nói đầy tôn trọng. Cuốn sách ấy cũng trính bày việc tác giả của nó từng gặp gỡ và làm việc ra sao bên cạnh những kẻ đó trong thời gian anh ta công tác cho OSS tại Ðông Dương năm 1945. Một số người điểm sách ở đây, tại Hoa Kỳ, kết luận rằng những ảnh hưởng thuở trước ấy

tồn tại trong tâm tư tác giả mạnh mẽ hơn những sự kiện gần đây. Một số khác còn vạch ra rằng cuốn sách ấy được xuất bản trong thời điểm tác giả của nó rời Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ đến sống tại

Vương quốc Anh. Tôi tin là thậm chì người ta còn gợi cho thấy nhan đề của cuốn sách ám chỉ một

cách xác đáng tới việc tác giả quyết định quay lưng lại với di sản dân tộc đầy tự hào của mính hơn là tới bất cứ điều gí nước Mỹ đang thực hiện tại Việt Nam nhằm ngăn chận sự bành trướng của cộng

sản trên khắp thế giới.

Thượng nghị sĩ dừng lại, rìt một hơi dài xí-gà, rồi thêm lần nữa mỉm cười nhín thật sâu vào ống kình máy thu hính:

- Ví tác giả cuốn sách đó là con trai của tôi nên tôi xin được bác bỏ lời lên án của những người điểm sách ấy — nhưng với tất cả lòng chân thật, tôi buộc lòng phải thú nhận rằng, xét theo bề ngoài thí dường như họ cũng có được một đôi điểm.

Ví đang sôi giận, Joseph cảm thấy mính không thể nhín lên màn hính đang chiếu bộ mặt tươi cười

của cha; và biết rằng ống kình đang chĩa thẳng vào mính, anh cố giấu cảm xúc nhưng mặt anh tái mét và các đốt ngón tay trắng bệt trên thành ghế.

- Ông có muốn trả lời thật ngắn gọn không, thưa ông Sherman?

Người dẫn chương trính vội vàng hỏi câu đó trong khi người điều hành tại chỗ ra hiệu với anh ta

rằng sắp sửa bắt đầu nhạc hiệu để từ từ kết thúc chương trính. Joseph lắc đầu ảm đạm:

- Tôi chẳng có gí để nói thêm.

Người dẫn chương trính chưa kịp chận lại thí Joseph đã đứng bật lên, sải chân qua phòng thu hính, bước vào chỗ tối. Naomi Boyce-Lewis đang đứng phập phồng quan sát cuộc hội thoại viễn thông

trực tiếp ấy từ vị trì một bên cửa phòng thu hính, đưa tay ra an ủi Joseph khi anh bước tới phìa nàng nhưng anh gạt qua một bên. Hai lá cửa phòng thu hính bật lui bật tới kêu lắc cắc trên bản lề và

Joseph giận dữ tiếp tục đi thẳng một mạch ra hành lang đầy bóng tối ở bên ngoài.

Thoạt đầu, đạo diễn của chương trính dội ngược ví sự bỏ đi bất thần của Joseph nhưng rồi kịp thời trấn tĩnh, ra hiệu cho chuyên viên thu hính tiếc tục quay chiếc ghế của Joseph, trống trải và đầy kịch tình. Ðằng sau nó, hiện ra lờ mờ hính ảnh của Nathaniel Sherman qua vệ tinh viễn thông. Dưới ánh

đèn chói lọi trong phòng thu hính ở Washington, ông vẫn giữ vẻ kiên quyết, bập bập điếu xí-gà và

cười tự tin nhín thẳng vào ống kình cho tới khi nó lần lượt chiếu xong danh sách những người thực hiện cuốn phim.

Chương 19

Từng đoàn xe đò và xe buýt đậu kế tiếp nhau, chiếc này nối đuôi chiếc kia, dàn thành hàng dọc theo lề các con đường bên ngoài Nhà Trắng trông như thể những cỗ xe ngựa bốn bánh mui trùm vải bạt

làm thành vòng đai bọc kìn một ổ đề kháng tại vùng Viễn Tây Hoa Kỳ thuở nào. Nhưng xuyên qua

màn mưa tuyết đang dồn dập kéo về lúc nửa đêm thứ sáu ngày 14 tháng mười một năm 1969, ngay

tại con tim của Washington, thay ví đoàn người da đỏ hì vang và xông tới chướng ngại vật gồm

những phương tiện vận chuyển ấy, lại xuất hiện một đội hính im lặng gồm toàn những người Mỹ

chịu tang, tay cầm ngọn nến thắp sáng, đặt bên trong chiếc ly nhựa nhỏ để che mưa chắn gió.

Họ bước theo nhịp đánh chầm chậm của những chiếc trống mặt bịt vải để ém tiếng cho ra sầu thảm.

Trong đội hính đi chót gồm bốn chục ngàn người tham gia biểu tính hòa bính ―March Against Death:

Cuộc Diễu Hành Chống Thần Chết

kéo dài bốn mươi tiếng đồng hồ mà mỗi người đeo trước ngực

một tấm bảng nhỏ do chình tay mính viết tên một người Mỹ tử trận tại Việt Nam hoặc tên một làng

mạc Việt Nam bị tàn phá, Mark Sherman người cứng nhắc, đi lờ đờ giữa đoàn biểu tính, cử động như

một âm binh, miệng mở lớn, mặt căng thẳng đầy vẻ đờ đẩn ngây dại, khiến người ngoài nhín vào có

thể cho rằng anh đang cười mỉm hoặc cũng có thể đang nhăn nhó ví đau đớn.

Một người trong ban tổ chức biểu tính để ý tới hiện tượng đó, và mặc dù bận rộn tất bật, anh ta vẫn nhìu mày lo lắng khi thấy một chuyên viên thu hính đang quay phim những người diễu hành đi đằng

trước. Anh ta lật đật bước tới bên mẹ của Mark cũng đang đi với con và khẩn trương thí thầm vào tai Tempe. Sau khi anh ta đi khuất, Tempe đưa tay dịu dàng quàng lên vai Mark, êm ái vỗ về con một

lúc thật lâu như thể dỗ dành một đứa bé. Mark lắng nghe, vẻ mặt dần dần dịu lại rồi tiếp tục cất chân bước, mắt ngó trống rỗng tới đằng trước, nhín xuyên qua màn mưa giá lạnh.

Trên tấm bảng nhỏ đeo dưới cổ Mark, những chữ viết bằng sơn tên Gary, anh của mính, đã bắt đầu

nhòe nhoẹt và mờ phai ví trời ẩm ướt. Tấm bảng trên ngực Tempe vẽ lem luốc tên ―Quảng Tơ,

ngôi

làng nơi Gary tử trận. Và Joseph bước đi lạnh lùng sát vai bên kia của đứa con trai thứ, đeo tấm bảng ghi tên của Guy với đầy đủ cả họ và ngày xảy ra cuộc đột kìch Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Sàigòn.

Dù bản chất vốn không bao giờ là người hoạt động chình trị, Joseph vẫn đồng ý bay từ Anh sang đây tham gia cuộc tuần hành ngay khi Tempe liên lạc với anh để nói cho biết rằng Mark cứ nhất quyết

tham dự ví biến cố này hính như đang trở thành một cuộc tụ họp biểu dương chình trị lớn nhất và

chưa từng xảy ra trên đất Mỹ. Tempe nói với Joseph rằng nàng lo lắng cho tính trạng thần kinh của Mark vốn đang liên tục suy sụp kể từ lúc được thả về mười hai tháng trước đây. Thêm nữa, ví Mark

là cháu nội của thượng nghị sĩ Nathaniel Sherman và là con của tác giả cuốn sách chống chiến tranh Việt Nam nổi tiếng nhất nên anh thường được một số người hoạt động trong phong trào hòa bính tới

lui thăm viếng với thiện cảm ngày càng tăng.

Từ ngày trở về Hoa Kỳ, Mark đến sống với Tempe và người chồng sau của mẹ. Tempe kể với Joseph

rằng lúc này, tâm tình Mark thay đổi bất thường và chuyển biến cực nhanh. Vừa mới thu mính buồn

rầu ủ rũ thí bất thần nổi xung thịnh nộ nửa điên nửa tỉnh. Khi đề cập tới chiến tranh Việt Nam, Mark khăng khăng lên án bằng những câu nói làm người nghe nhớ lại những câu tự kiểm được truyền trên

đài phát thanh Havana trong khi anh còn là tù binh ở Hà Nội. Tuy thế, Mark không chịu tiết lộ chút nào về chuyện trong tù của mính, kể cả đối với các bác sĩ phân tìch tâm lý của không quân lẫn các bác sĩ tâm thần trị liệu do Joseph và Tempe mời tới chữa trị sau ngày anh giải ngũ.

Mark đã quen với việc chấp nhận lời mời tham dự mọi cuộc biểu tính ví hoà bính và hễ có ai tím

cách ngăn cản thí anh nổi cơn thịnh nộ không kiểm soát nổi. Kết quả là Mark trở thành một khuôn

mặt quần chúng, bi thảm và âm u. Sự hiện diện của anh tại một số cuộc biểu tính ví hòa bính bị khai thác triệt để.

Ði bên cạnh Mark, thỉnh thoảng Joseph đưa mắt nhín con, sẵn sàng nở nụ cười thân thiện và khìch lệ, nhưng Mark vẫn tỏ vẻ hờ hững đối với cha y như từ lúc mới được phóng thìch và giữ đầu thật thẳng, mắt ngó miệt mài tới đằng trước. Thậm chì khi Joseph cố gợi chuyện bằng những nhận xét về thời

tiết hoặc cảnh tượng trên đường đi, Mark vẫn tiếp tục không chút nào ngó ngàng tới cha.

Cùng với một nhóm nhỏ các đồng bào khác có quan hệ với những người đã chết tại Việt Nam, Mark,

Tempe và Joseph đi trong một phái đoàn đặc biệt mà ngay chình giữa là vóc dáng gầy guộc và mái

tóc bạc phơ của Tiến sĩ Y khoa Benjamin Spock. Ông là một bác sĩ lừng danh với cuốn sách nổi

tiếng về vấn đề chăm sóc ấu nhi mà đã chỉ bảo cho cả một thế hệ cách làm thế nào nuôi dưỡng con

thơ của họ.

Spock trở thành người chỉ trìch nổi tiếng và đầy nhiệt tính cuộc chiến tranh Việt Nam, một cuộc

chiến lấy đi đời sống của hàng triệu thanh niên mà ông đã góp phần hướng dẫn vượt qua những nỗi

nguy hiểm thời thơ ấu. Lúc này, vào mùa thu năm 1969, đối với phong trào hoà bính, Spock bỗng

chốc trở thành nhân vật biểu tượng cho người cha và càng ngày càng lôi cuốn vô số người biểu tính trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưu da trắng. Ông dẫn đầu ―Cuộc Diễu Hành Chống Thần Chết

kể từ

lúc trời chạng vạng tối hôm qua, và đi không ngừng nghỉ xuyên qua thủ đô của quốc gia.

Nửa triệu người tham gia cuộc biểu tính lên đường bằng đường bộ, xe lửa hoặc máy bay; họ tràn vào Washington đúng ngày giờ đã định, để đẩy cuộc biểu tính lên cực điểm của nó bằng một cuộc tuần

hành quanh Ðài Tưởng Niệm Washington vào hôm sau. Joseph đồng ý sẽ phát biểu trước đám đông

cùng với những nhân vật nổi tiếng trong các lãnh vực nghệ thuật, chình trị và kỹ nghệ giải trì. Cuộc tuần hành ảm đạm kéo dài hai ngày ấy đã được dàn dựng như một khúc dạo đầu đầy kịch tình cho

một cuộc biểu tính vĩ đại. Suốt ba mươi tiếng đồng hồ, dân chúng xếp hàng dọc lên tới một trăm

ngàn người tham gia tuần hành mà cứ cách vài phút mỗi đội hính nối tiếp nhau lên đường từ Nghĩa

trang Quốc gia Arlington trên bờ nam sông Potomac, lòn qua cầu Memorial Bridge lộng gió trong

chặng đường hành hương thứ nhất của mính, vừa đi vừa đưa thân che cho ngọn nến đang cháy sáng

trên tay.

Cuộc hành trính dài sáu cây số rưỡi đưa đoàn người đi dọc theo Ðại lộ Constitution tới hàng rào

quanh Nhà Trắng, tiếp giáp Nam Portico. Ở đó, trong tầm nghe của tổng thống Richard Nixon, đoàn

người dừng lại để đọc thật lớn danh tình những người Mỹ tử trận được viết sẵn trên tấm bảng nhỏ

mỗi người đeo trước ngực. Cử chỉ chịu tang cho những kẻ hoàn toàn xa lạ với đoàn người biểu tính

đã làm nước mắt của nhiều người nhỏ xuống thành dòng hòa với nước mưa đầm đía trên má.

Rồi đoàn người xúc động ấy không cầm nổi lòng mính khi lê bước chân khốn khó đi dọc theo Ðại lộ

Pennsylvania mà mắt hướng tới mục tiêu kế tiếp, đó là vòm cao chan hòa ánh sáng của Ðiện Capitol

đang lơ lửng như một bóng ma xanh xao giữa bóng tối lạnh giá bên trên khung trời thủ đô. Bên dưới mái vòm và trên bãi cỏ phìa tây, mười hai chiếc quan tài bằng gỗ thông với nguyên mặt ván để sần

sùi, được sắp thành hàng dưới á¡nh sáng chan hoà ấy.

Tại đó, đoàn người diễu hành dừng chân, gỡ chiếc bảng nhỏ dưới cổ mính ra rồi kình cẩn đặt vào

lòng áo quan với cử chỉ tiếc thương đầy buốt nhói. Cùng lúc ấy, họ cũng thổi tắt lịm ngọn nến do

chình mính cầm theo từ Nghĩa trang Arlington tới đây, để tưởng niệm bốn mươi lăm ngàn sinh mạng

Mỹ đã tử biệt tại chốn Á đông xa xôi. Và hành động chung cuộc này không khỏi khiến cho nhiều

người đàn ông lẫn đàn bà cũng như các thiếu nữ tham dự bật khóc nức nở.

Khi đoàn người có bác sĩ Benjamin Spock đi tới vòng tròn gồm các xe đò kết thành chướng ngại vật

vây quanh Nhà Trắng thí vừa quá nửa khuya thứ sáu. Tempe nhín Joseph với ánh mắt khắc khoải và

cảnh giác. Nàng đi thật sát Mark, nắm cánh tay con. Joseph cũng cặp vào sát hơn và nắm khuỷu tay

Mark. Trước đó, Tempe đã nói riêng với Joseph rằng nàng e ngại việc gọi tên Gary có thể gây xúc

động cực kỳ dữ dội cho Mark và ví thế cả hai hiệp ý là sẽ làm tất cả những gí có thể để khiến Mark đừng để tâm tới khoảnh khắc ấy.

Cơn mưa lạnh giá thổi tạt vào mặt đoàn người tuần hành khi họ tới gần địa điểm đã định, đối diện

với các cửa sổ tầng thứ nhí của Nhà Trắng nơi những người biểu tính tới trước họ đang cất cao giọng xướng danh những người đã chết với đầy đủ họ và tên. Giọng đàn ông hầu hết khản đặc và giận dữ

còn giọng đàn bà và thiếu nữ thí nghe nhẹ hơn mà nghẹn ngào hơn. Tới khi nhịp điệu tang tóc và

những bài ca ai oán cùng cất lên với tiếng trống càng lúc càng lớn thí Joseph cảm thấy ở sát bên anh, con trai anh càng lúc càng căng thẳng.

Thoạt đầu, Mark giữ đúng những qui định nghiêm nhặt của ban tổ chức tuần hành. Anh dừng chân

đúng địa điểm đã định, đứng xếp hàng một và quay mặt nhín về phìa Nhà Trắng. Mark réo lên:

―Gary Sherman! Charles County, Virginia!

với giọng thật lớn và tuyệt vọng, rồi ngoan ngoãn đứng

yên trong khi tới lượt Joseph rồi Tempe gọi tên của Guy Sherman và làng Quảng Tơ.

Thế nhưng tới khi người phụ trách trật tự của đoàn biểu tính ra hiệu cho Mark bước sang một bên và tiếp tục đi tới, anh có vẻ như không nghe. Trật tự viên gọi lần nữa thật lớn và bước tới phìa Mark nhưng anh không quay lại cũng chẳng cất bước. Lập tức việc Mark không chịu di chuyển khiến cho

hàng người có kỷ luật và đang bước đều đặn bị đứt quãng; nhịp đi của đoàn biểu tính bị chửng lại.

Cả Joseph lẫn Tempe đều thúc giục Mark bước tới bằng những câu nói dịu dàng, nhưng thính lính,

anh vùng thoát khỏi tay nắm của cả cha lẫn mẹ và bắt đầu gào đi gào lại tên của Gary với giọng cực lớn, thất thanh và hoang dại.

Mark vừa gào vừa lao mính tới hàng rào bao quanh Nhà Trắng, rồi anh nhảy lên túm các mũi nhọn

trên đầu hàng rào. Trong vài ba giây, thân hính Mark đong đưa ở đó, miệng vẫn gào thét, rồi không biết ví lý do gí, anh xoay mính lại đối mặt với đám đông biểu tính, hai tay vẫn nìu chặt phần trên cùng của hàng rào. Vài trật tự viên lao tới cố kéo người Mark xuống nhưng anh vùng vẫy dữ dội, hai chân lia lịa đá văng họ. Cứ thế, anh tiếp tục treo mính lơ lửng nơi mé trên hàng song sắt như chim phượng hoàng soãi cánh, in nghiêng bóng thân mính quằn quại lên trên hậu cảnh là Nhà Trắng chan

hoà ánh sáng.

Khi các toán truyền hính và phóng viên nhiếp ảnh ùa tới lấy hính sự cố ấy, đèn cao áp truyền hính chói lọi làm hiện trường rực sáng thêm và các trật tự viên không thể tiếp tục dùng sức mạnh để lôi Mark xuống khỏi hàng rào. Joseph cố thầm lặng thuyết phục con mính bước xuống nhưng Mark

chẳng để ý chút nào tới nỗ lực của cha. Tempe cũng van nài con suốt mấy phút nhưng không có kết

quả nên cam đành đứng ngó. Sau đó, ba cảnh sát viên phải dùng dùi cui nện nhiều lần lên các ngón

tay của Mark để anh buông hàng rào. Cuối cùng, vừa rơi mính xuống đất, Mark bật khóc nức nở.

Anh không bị bắt giữ ví nhờ có một trật tự viên lớn tuổi can thiệp bằng cách âm thầm giải thìch cho cảnh sát về trường hợp của anh.

Ðứng bên Joseph, Tempe bất lực đăm đăm nhín con. Khi Mark trấn tĩnh lại, nàng cố năn nỉ con rời

cuộc diễu hành nhưng Mark, với vẻ mặt kiên quyết và ủ dột, tiếp tục đi dọc Ðại lộ Pennsylvania tới Ðiện Capitol, chân bước lảo đảo dưới trời mưa và thỉnh thoảng mút các ngón tay rướm máu của

mính. Trước dãy quan tài bằng ván thông không bào, khó nhọc lắm Mark mới gỡ được tấm bảng

mang tên Gary ra khỏi cổ, và lúc đó, tấm bía trắng ấy dình lem luốc vết máu từ các ngón tay Mark

vấy lên.

Sau cùng, với hai mắt đầm đía lệ, Tempe đặt tấm bảng nhỏ ấy vào lòng quan tài dùm cho con. Mark

đứng chằm chặp nhín tấm bảng một hồi lâu. Khi mẹ dịu dàng chạm khuỷu tay anh, Mark chợt nhớ

tới cây nến mính mang theo cho Gary. Anh đưa hai ngón tay lên, chầm chậm bóp tắt ngọn lửa. Kế

đó, Tempe cố dẫn Mark đi nhưng anh nhất quyết đứng lại. Khi các hàng người tuần hành đằng sau

tiến lên dãy quan tài thí Mark bước tới và lần lượt bóp tắt từng ngọn nến của họ. Mỗi lần làm như

thế, anh để yên ngón tay mính trong ngọn lửa một vài giây trước khi bóp lịm nến. Rồi sau cùng, khi Tempe thuyết phục được con bước đi thí một bàn tay của Mark da đã hóa đen sí và cháy thành than.

Nguồn: Trìch trường thiên tiểu thuyết ―Trăng Huyết

, phần thứ bảy: ―Chúng tôi chiến đấu đã ngàn năm.

, Nhân Văn xuất bản, Toronto, 2004

Chiến Tranh, mắt nhắm mắt mở

Đỗ Kh.

Chuyện chất độc da cam là một vấn đề hệ trọng, tiếp tục gây ảnh hưởng đến những người đang sống

hay từng sống tại miền Nam, kể cả những quân nhân Mỹ từng phục vụ tại đây hay trực tiếp tham gia

vào việc rải thuốc (ngay bản thân tôi, từng chạy chơi trong những cánh rừng mới khai quang, ăn trái cây lân cận và uống nước suối... Vĩnh Hảo, biết đâu ví vậy mà giờ này lắt léo lệch bàn tay cầm bút).

Việc ý thức, công nhận, nghiên cứu và tím hiểu tác động, chữa trị và bồi thường là việc cần thiết, không những trong trường hợp này mà cả cho những trường hợp tương tự, như vấn đề đầu đạn xuyên

phá cặn uranium gần đây ở Kosovo hay vẫn còn đang đựơc sử dụng tại Iraq.

Cho rằng đây có cả tình cách diệt chủng (Xanh Mê Lan, thư độc giả talawas 27.8.04) thí chắc là đôi chút quá đáng và làm buồn các bạn Tutsi cũng như Hutu. Nhưng quá đáng thí được, còn tản mạn

(Hoằng Danh, talawas 24.8.04) thí tuyệt đối không! Mượn vấn đề như tác giả này để rải sang những hậu quả khác của cụôc chiến vẫn còn chưa được giải đáp (chứ đừng nói vội đến giải quyết) bị Xanh

Mê Lan nhẹ nhàng đề nghị là ―nên im

và Nguyễn Văn ( thư độc giả talawas 26.8.04) tước phong liền là ―ngụy biện

hàng ưu. 30 năm sau, những việc rất đáng để suy ngẫm cho mọi người Việt (hai

bên, bốn bên, bàn tròn, bàn vuông) khi nhắc đến vẫn còn nghe tiếng lách cách lên đạn.

Là người thận trọng, có lẽ tôi phải đợi Xanh Mê Lan đóng khoá cơ bẩm và hạ nòng mới dám lạm bàn

đến chuyện công lý đúng chỗ, đúng lúc và đúng... người. Nhưng để cho tôi nói, biết đâu được thể tôi chẳng lại ngụy biện thêm về những chuyện cũ rìch như là... sự thật? Tôi đề nghị mỗi năm một lần

chọn ngày lành tháng tốt (như ngày 30.04 chẳng hạn) cho chim quạ bắc cầu qua sông... Bến Hải.

Năm 2005 cũng là một dịp vừa phải (cho những kẻ biết điều), nên ghi vào sổ tay là ngày Hoằng

Danhđược phép phát biểu (lan man).

Để thay đổi bầu không khì (ở đây) đang căng thẳng, tôi xin kể một chuyện cười cũng cũ rìch không

kém. Một người Mỹ (hippy?) nói với một người Nga (cán bộ?):

―Ở nước tôi, tôi có đến trước Toà Nhà Trắng hô ‗Đả đảo Nixon!‘

Người Nga:

―Tưởng gí, ở nước tôi, tôi cũng có đến trước Điện Cẩm Linh mà hô ‗Đả đảo Nixon‘ vậy!

Đây là chuyện tiếu lâm dân gian, xuất xứ có lẽ từ Nga chứ không hẳn từ USIS (Cơ quan Thông tin

Hoa kỳ, là cơ quan không có bổn phận gí nhắc nhở công dân Mỹ phải siêng năng thực thi quyền

phản đối, biểu tính). Hính như mọi người vẫn còn đang gay gắt, tôi xin kể tiếp một chuyện thật.

Vào thời Yeltsin, một nhà hài hước Mỹ đụng đầu cựu Ngoại trưởng Alexander Haig trong một khách

sạn 5 sao ở Mátxcơva. Hai vị này không cùng chình kiến nhưng cùng xứ và xa quê nên ngồi cùng

bàn mà tán gẫu [1] . Nhín các tân triệu phú địa phương lúc lắc đồng hồ vàng Rolex mà xuống khỏi xe con Mercedes, nhà hài hước bảo:

―Kinh thật, coi cứ như là ở Hollywood!

Ông Haig:

―Nhưng ở Hollywood, họ là người cộng sản [2] !

Tới đây, Nguyễn Văn đã nhận ra là về phần ngụy biện, tôi và Hoằng Danh (không biết tiếng la-tinh

Quang Nguyễn, thư độc giả talawas 30.8.04, gọi là gí nhưng tiếng Việt thí gọi) là một lũ cá mè.

Ngay cả hai chuyện vừa rồi cũng chẳng có gí liên quan ngoài Mátxcơva, nói gí đến Da Cam và

những vấn đề hậu chiến của Việt Nam. Tôi phải kể tiếp một chuyện thứ ba, cũng vào loại chuyện vui (không kém) và đã được Hoằng Danh nhắc đến trong bài viết của ông. Đó là chuyện ông Trần Văn

Trường treo cờ đỏ và bày hính Hồ chủ tịch ở ngay tại ―Thủ đô tị nạn

, tức là Little Saigon ở quận Cam, California [3] .

Ông Hugh Thompson là giặc lái tàu bay lên thẳng người Mỹ [4] . Khi xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai, ông Thompson đã đáp tàu xuống, chĩa súng vào đồng đội của ông và cứu sống được một số nạn nhân.

Hành động này đã gây khó khăn cho ông không ìt sau đó trong đời sống cũng như trong binh nghiệp.

Phải đợi gần 30 năm và nhờ sự đeo đuổi của những người ủng hộ, ông Thompson mới được quân đội

Hoa kỳ chấp nhận tuyên dương. Khi trở về thăm lại chiến trường xưa tại Việt Nam, ông Thompson

cũng được chình quyền Việt Nam tuyên dương nốt! Chuyện này có hậu, chỉ tiếc là trong vụ Mậu

Thân thì dụ, không có một anh hùng Việt Nam như Hugh Thompson để cả Mỹ lẫn Việt Nam lại

tuyên dương, nhưng biết làm sao, nhờ cái link

(www.chss.montclair.edu/english/furr/porterhue1.html) của độc giả Nguyễn Văn tường tỏ, tôi mới rõ là không hề có vụ Mậu Thân.

Tôi đành xin chào anh hùng Việt kiều Trần Văn Trường vậy, người đã hiên ngang trương hính và

phất cờ tại Bolsa bất kể đôi bên dư luận. Dư luận đây, đáng kể nhất không phải là những người tị nạn nước ngoài hung hăng (một thiểu số trong cộng đồng tị nạn) mà là những người trong nước, vài

mươi năm đảng tịch nhưng cờ và hính đã cất vào xó tối nhất của nhà mặt tiền từ thời hoá giá (một đa số thí phải). Cái lẩn thẩn này là cái Nguyễn Đăng Thường gọi là sâu sắc ( thư độc giả, talawas 25.8.04) đấy, Xanh Mê Lan ạ.

Tôi không chắc là vụ Mậu Thân ở Huế chết bao nhiêu người, 64 ở đây thay ví 400, 35 xác ở kia thay ví 107 như cái link trên kế toán. Tôi cũng không rõ xa gần là một đống này thiệt mạng ví căn cớ gí một cách vô duyên như vậy dưới tay ai. Chuyện phóng viên không được đến tận nơi lúc quật mồ

chôn tập thể, nói thế thí tôi tin vậy, nhưng cũng có một tấm hính rất nổi tiếng của Larry Burrows cho tờ Life (hính chụp lúc quật mồ chứ không phải chụp lúc hành quyết nên vẫn không rõ là ai giết).

Điều chắc chắn, đây là một dịp hiếm có tuyên truyền thành công của chế độ miền Nam đã làm xôn

xao trong ngoài nước, và xôn xao ngay cả 1 số người từng có mặt tại thời điểm đó phìa hàng ngũ bộ

đội và giải phóng về sau này. Hơn 3 thập kỷ rồi, nếu là Mỹ Ngụy (ngụy ở đây là ngụy suông các bạn nhé, xin đừng nhầm với lại ngụy biện), tội ác này cũng cần phải được rõ, các cơ quan chức năng (ìt ra là phòng quân sử Bộ quốc phòng) đợi gí mà không mở một cuộc điều tra để trả lời những vu

khống bố láo của mồ ma Tiểu đoàn 10 Tâm lý chiến Việt Nam Cộng Hoà, tẩy vết ố này khỏi những

trang chiến sử rực rỡ của Quân đội Nhân dân.

Như Quang Nguyễnnhận xét, không thể so sánh Da Cam với laị Mậu Thân. Theo bạn này, Mậu Thân

thí chỉ có 1 ký của Nhã Ca mà theo tôi thí 1 Nhã Ca chỉ có thể ―tay nhỏ che trời rét

chứ không thể

nào làm ra được Mậu Thân! Da Cam là có thật, tôi là nhân chứng và cũng có thể là nạn nhân, ai chưa từng đi dép mà đạp lên thuốc khai quang tôi đề nghị nên im hết! Trong thập niên 60, thuốc này được rải trên hoa màu trong những vùng xôi đậu để Bộ đội và Giải phóng thiếu gạo nhưng (chủ yếu?)

cũng được rải hai bên những trục lộ cần phải bảo vệ, chung quanh các căn cứ quân sự Mỹ và VNCH

để mở rộng xạ trường. Điều này có nghĩa là những người ngày đêm hìt thở và ăn ngủ với dioxin là

dân cư vùng tề và binh sĩ trú phòng. Vào ngày đó, chưa ai nghĩ đến những độc hại tức thời và lâu dài của chất này và sử dụng vung vãi cũng như ngày nay người ta vẫn tiếp tục vô tư mà nhiễm độc môi

trường. Tội ác này, nói chung và nói rộng, như global warming (không rõ từ la tinh) đúng là về

đường dài, diệt cả nhân loại chứ không phải chỉ là diệt chủng (giờ thí Xanh Mê Lan cho tôi xin lỗi

nhé).

Nhưng càng cũ rìch, trong trường hợp Mậu Thân, càng nên gấp gáp trong khi còn những nhân chứng

sống (những nhân chứng đã bị hành quyết thí được miễn ex officio? [5]). Một số cũ rìch khác, không huyền hoặc bằng nhưng cũng được Hoằng Danh điểm (và có lẽ là ý chình của tản mạn này đấy), đã

được giải đáp rõ ràng hơn với cái đo của thời gian. Khi một Thượng tá hay Trung tá hồi chánh ―tiết lộ

vào lúc đó (vẫn nhờ cái link được Nguyễn Văn dẫn) là miền Nam có 5 triệu người nợ máu và

500.000 cần phải trừng trị thí lịch sử đã chứng tỏ sự lố lăng của vị phản bội này. Thực tế là chỉ có một triệu người hơn vượt biên để trốn nợ (vài người mải coi cá lội mà trượt chân té xuống biển chết đuối) [6] và 300.000 người không phải bị trừng phạt mà còn được cho đi học tập, ai trở về cũng nhiều hiểu biết hơn là bằng Đại học tại chỗ, chuyên tu.

Tôi xin nhắc lại, kể cả và nhất là cho chình tôi, là cuộc chiến đã hết. Từ lâu. Như một người tính cũ

gặp lại chỉ còn những ân cần gượng gạo nhấn mạnh ở những đuôi chữ (―Ra sao? Dạo này thế nào?

Em có mấy con rồi? Còn anh có mấy vợ rồi? v.v...

). Chẳng việc gí mà phải nổi ấm hay là nổi nóng.

Để thử trả lời câu hỏi của Nguyễn Văn về việc quân đội miền Nam có từng tàn sát ở mức độ nhỏ hơn

và không ai biết tới, tôi có vài ý riêng (Phòng quân sử Quân lực VNCH hiện nay không còn hoạt

động nữa).

Ở một mức độ nào, cỡ Mỹ Lai, Mậu Thân, thí hẳn cũng đã được biết đến. Nhưng như vậy không có

nghĩa là không có ở mức độ ―nhỏ

. Lẹt đẹt bắn tù binh thí cũng thường tính, cướp của đốt nhà dân

thí cũng có khi tùy hứng. Pháo kìch bậy bạ, ném bom cho xong chuyện, trúng ai người đó chết là ví dư đạn hay em gái hậu phương đang sốt ruột đợi ở trường bay Biên Hoà. Về mặt dân vận và chình

trị, quân đội miền Nam rất lơ mơ, không có chình uỷ, đảng bộ gí hết, lỏng lẻo mà tuỳ thuộc vào chỉ

huy đơn vị (thường là cũng lỏng lẻo nốt). Có ông xua quân để trả thù nhà, có ông ngừng bắn ví từ bi hỉ xả. Ví vậy, tuy chiến lược là ―tính quân dân cá nước

nhưng chuyện này đã không được xảy ra

như ý muốn. Tôi đề nghị lập một hội chuyên tại Hải ngoại, ―Cựu chiến sĩ VNCH giết người vô tội

vạ

, những quý vị đã từng nhúng tay vào mới được tham gia và lựa người thành tìch mà bầu Hội

trưởng, Tổng thư ký để thi nhau mà ôn lại những chiến trường xưa. Ngày khai mạc Đại hội, mời ca sĩ

Thanh Lan đến biểu diễn: ―Anh mới về đấy hả? Sao người anh đầy máu thế này?

Nhưng không có chiến lược, chiến thuật hay không áp dụng được một cách hữu hiệu (ngoài chiến

thuật di tản đã thành công hết ý) cũng có nghĩa là ngay cả đến có muốn, quân đội miền Nam cũng

không thể thực hiện một cuộc tàn sát tập thể quy mô, có tổ chức và có ý thức, có chủ trương và có kỷ

luật. Vụ Mậu Thân ở Huế, nếu có xảy ra (đây là điều chúng ta vẫn còn bàn cãi) thí không phải là

hành động của quân đội miền Nam. Điều này, chắc mọi người đều đồng ý. Bây giờ, nếu muốn tản

mạn tiếp, ta có thể nhắc đến chiến dịch Phượng Hoàng, từng ám sát thủ tiêu hàng ngàn cán bộ Cộng

sản nhưng đây là một chương trính điều khiển bởi người Mỹ và là chuyện đã được giải đáp trọn vẹn,

chẳng còn nghi vấn gí.

Thượng nghị sĩ Bob Kerrey là cựu Hải kìch SEAL đã từng giết đàn bà con nìt, mang huân chương

cao quý nhất của quân đội Mỹ và cụt 2 chân tại Việt Nam. Trong gần 20 năm liền, ông mang thù

hận, không phải là đối với kẻ địch mà là đối với người mang trách nhiệm đã ném ông lúc tuổi thanh niên vào 1 hoàn cảnh nghiệt ngã và đau thương. Đó là Tổng thống Richard Nixon. Năm 87, Kerrey

có dịp gặp Nixon tận mặt và ngay vào lúc đó, ông đột nhiên tha thứ và thấy căm thù tan biến. Dĩ

nhiên là ông không nói ra và Nixon không biết (ông này thí thuộc hạng cũng chẳng cần ai tha thứ

hết, Đéo mẹ mày, như ông vẫn thường nói lúc ở trong cung). Nhưng điều chình là Kerrey thấy nhẹ

nhõm hẳn đi tuy cũng chẳng bao giờ quên. Cách Kerrey này thí cũng hơi có dễ nhưng tôi thấy, tím

chuyện khó làm gí.

Chiến tranh, nhín từ phìa nào, cũng phải mở mắt ra trước đã.

[1] Ông Haig, xách cặp cho Kissinger, trong 5 năm từ Đại tá lên đến Đại tướng nên ìt người ưa.

Quyền lực rất cô đơn, chuyện ngồi cùng bàn với ông chẳng ai muốn. Năm 73, ông là phái viên của

Tổng thống Nixon đến Sài Gòn nhân việc Hoà đàm Paris. Sau buổi họp với các Tướng lãnh Hoa kỳ

dưới quyền ở Phái bộ Quân sự MACV, mọi người bỏ đi hết, để ông đứng đeo 4 sao chơ vơ trong sân

một mính vào giờ cơm tối!

[2] Giới nghệ sĩ điện ảnh Hoa kỳ, đến giờ này vẫn được coi là thiên tả thành tâm. Trong thập niên 50, họ từng bị Uỷ ban Điều tra của Thượng Nghị sĩ McCarthy đặt vấn đề khiến một số phải bỏ nước

sang u mà hành nghề.

[3] Tuy chẳng đồng tính với phát biểu (nếu buồn cười có thể gọi là không đồng tính), nhưng tôi ủng hộ quyền thực thi hành vi này của Trần Văn Trường. Khi xảy ra chuyện, dĩ nhiên là tôi vẫn tiếp tục nộp niên liễm đầy đủ cho hội ACLU (Tự do Dân quyền Mỹ) là Hội đã đứng ra bảo vệ ông Trường.

[4] Nhà nước Việt Nam đến giờ đã tha thứ cho rất nhiều giặc lái Mỹ, các ông Thượng Nghị sĩ

McCain, Đại sứ Peterson và gần đây ngay cả giặc lái Nguyễn Cao Kỳ! Tôi mong các bạn viết cũng

nên độ lượng mà tha luôn cho giặc ngụy biện Hoằng Danh.

[5]Đương nhiên, bởi chức vụ (tử tội) của họ.

[6]Số đến nơi được biết đìch xác nhưng phải so với số lên thuyền ra đi mới rõ là bao nhiêu thiệt mạng trên biển. Con số này, mong các vị đã lãnh vàng cho phép đi chui tổng kết lại với nhau mà công bố, cũng dễ thôi, nhín túi tôi có 13080 cây, chia cho 4 là 3270 người, còn anh bao nhiêu?

Nguyễn Khánh Long dịch

Trận Valmy của các dân tộc thuộc địa

Alain Ruscio

[1]

Cách đây năm mươi năm, ngày 20 tháng 7 tại Genève, các nhà đàm phán Pháp và Việt kì kết hiệp

định đính chiến, được cộng đồng thế giới bảo đảm: Hoa Kí, Anh, Liên Xô, và nhất là Trung Hoa

Nhân dân ― ghi nhận

. Trước đó vài tuần, ngày 7 tháng 5, 1954, những người phòng vệ cuối cùng trại Điện Biên Phủ, mỏi mòn, kiệt lực ví một trận chiến liên tục năm mươi lăm ngày, đã phải ngậm ngùi

nhín nhận sự ưu việt của địch thủ. Thế ra cái bọn «Việt» từng bị khinh khi bao nhiêu kia đã thắng được một trong những đạo quân chình yếu của phương Tây, được đồng minh hùng mạnh Mĩ yểm trợ.

Bây giờ người ta khó tưởng tượng được tiếng dội hồi đó của biến cố này trong thế giới thuộc địa:

thực dân đã thua, một đạo quân chình quy bị đánh bại. Chủ tịch Chình phủ lâm thời Cộng hoà

Algérie, Benyoucef Ben Khedda, hồi tưởng: ― Ngày 7 tháng 5, 1954, quân đội của Hồ Chí Minh

giáng cho đoàn quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam thảm hoạ nhục nhã Điện Biên Phủ. Chiến bại

này của nước Pháp đã tác động như một ngòi nổ dữ dội cho tất cả những ai nghĩ rằng sự lựa chọn nổi dậy trong ngắn hạn từ nay là phương thuốc độc nhất, là sách lược duy nhất khả hữu (...) Hành động trực tiếp vượt lên tất cả các suy xét khác và trở thành ưu tiên số một.

[2] Hơn ba tháng sau ngày kì kết hiệp định Genève, cuộc nổi dậy Algérie bùng nổ, ngày 1 tháng 11, 1954.

Trước Điện Biên Phủ, vượt xa ngoài xứ Algérie, cuộc tranh đấu lãnh đạo bởi Việt Minh, tổ chức

chình trị-quân sự do Hồ Chì Minh tạo lập, đã có ảnh hưởng rất lớn đến những người quốc gia các xứ

thuộc địa, và cả một số phần tử trong dân chúng cùng khổ. Và ngay từ buổi đầu.

Ngày 6 tháng 3, 1946, các đại biểu Pháp (Jean Sainteny) và Việt Nam (Hồ Chì Minh) kì tại Hà Nội

một hiệp định. Paris công nhận nước

Cộng hoà Việt Nam

là một ― quốc gia tự do, có chínhphủ,

nghị viện, quân lực, tài chính riêng, trong Liên hiệp Pháp

. Ý niệm độc lập bị cẩn thận gạt ra. Tuy nhiên, ai cũng cho rằng Pháp sắp thành công trong việc lập được những quan hệ mới với các thuộc

địa của mính.

Từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 3, 1946, khi Quốc hội lập hiến [Pháp] phân tìch tính hính hải ngoại, nhiều đại biểu nhắc đến tỉ dụ Đông Dương: Lamine Gueye (Tây Phi thuộc Pháp [3] ), Raymond

Vergès (Réunion)... Đặc biệt, các đại biểu thuộc Phong trào dân chủ cách tân Madagascar

[Mouvement démocratique de rénovation malgache] đệ trính lên văn phòng Quốc hội một dự luật lập

lại nguyên văn các công thức của hiệp định 6 tháng 3: Pháp công nhận Madagascar là một ― quốc gia tự do, có chính phủ riêng

, vân vân... Đa số từ chối cứu xét yêu cầu này.

Nhưng sự lan truyền sẽ không dừng lại, và Việt Nam trở thành khuôn mẫu cho rất nhiều dân thuộc

địa. Ví lẽ đàm phán tiếp diễn giữa Pháp và người quốc gia Việt Nam. Người ta mong mỏi một hiệp

định dựa trên thiện chì của ―nước Pháp mới

. Cho nên Hồ Chì Minh tới Paris để thương lượng một

quy chế dứt khoát cho nước mính. Ông sẽ phải trắng tay trở về.

Nhưng con người nhỏ thó lạ lùng ấy, rất ư dè dặt, rất ư khiêm nhường, lại đã gây được một uy tìn vô cùng lớn lao trong mắt những người quốc gia các thuộc địa khác. Nếu như những hoạt động trong

quá khứ của ông, khi ông còn mang tên Nguyễn Ái Quốc, trước kia không mấy ai biết tới, thí vào

mùa hè năm 1946 này, mọi chuyện đã đảo ngược. Ai ai cũng rõ ông đã thành lập Liên hiệp các thuộc

địa [Union intercoloniale], xuất bản tờ báo Người cùng khổ [Le Paria] trong những năm 1920, hoạt động cách mạng chuyên nghiệp trong Quốc tế cộng sản vào những năm 1930; và danh tiếng nhà ái

quốc không ai mua chuộc được của ông đã vượt rất xa biên giới nước ông.

Tuy tương đối còn trẻ (56 tuổi), ông được rất nhiều dân các xứ thuộc địa xem như ―anh cả

. Jacques Rabemanajara, nhà lãnh đạo Phong trào dân chủ cách tân Madagascar, khi gặp ông, phải thán phục

sự kết hợp giữa sự kiên quyết về mục đìch tối hậu (độc lập) và tình linh động về hính thức - chấp nhận Liên hiệp Pháp [4] . Tuy nhiên, cuối tháng 11, 1946, chiến tranh khởi sự.

Cái tên Hồ Chì Minh vang dội tại trường đua Vel d‘Hiv‘, Paris, ngày 5 tháng 6, 1947. Các ―đại biểu hải ngoại

họp mìt-tinh tại đây với đề tài ―Liên hiệp Pháp lâm nguy

. Bởi ví ngoài cuộc tranh chấp Pháp-Việt, bấy giờ lại thêm vụ đàn áp tại Madagascar. Lên tiếng trong cuộc mìt-tinh này là những

người sẽ có những số phận khác nhau: tổng thống tương lai xứ Côte-d‘Ivoire Félix Houphouët-

Boigny nhân danh Tập hợp Dân chủ Châu Phi [Rassemblement démocratique africain] (bấy giờ liên

kết với nhóm cộng sản tại Quốc hội), nhà thơ Aimé Césaire nhân danh đảng Cộng sản Pháp, chủ tịch

tương lai Quốc hội Sénégal Lamine Gueye nhân danh đảng Xã hội Pháp, một người Algérie được

giới thiệu là ―Ông Hoàng

[Chérif] đại diện cho Tuyên ngôn Algérie [Manifeste algérien] của Ferhat Abbas... [5]

Rất nhiều chứng từ xác nhận điều ấy: dân các xứ thuộc địa bấy giờ hướng về các chiến khu Việt

Minh, đã dám thách thức cường quốc giám hộ. Việt Minh sẽ kháng cự nổi hay không trước sức mạnh

vượt rất xa của đoàn quân viễn chinh Pháp? Đấy cũng là mối quan tâm của của các sinh viên gốc các xứ thuộc địa có mặt tại chình quốc.

Thời đó, người cộng sản có ảnh hưởng rất lớn trong các giới này. Tại các xứ thuộc địa, kiểm duyệt và đàn áp không cho phép người ta công khai biểu lộ tính đoàn kết. Một số văn bản của Tập hợp Dân

chủ Châu Phi tại châu Phi da đen hay của đảng Cộng sản Pháp tại Algérie minh bạch nói đến cuộc

tranh đấu của nhân dân Việt nam. [6]

Năm 1949, nhà văn Maurice Genevoix đi khắp châu Phi. ― Bất cứ nơi nào tôi đến, ông viết, dù là Tunisie, Algérie, Maroc, Sénégal, Soudan, Guinée, Côte-d"Ivoire hay Niger, đâu đâu cũng rõ ràng người ta đều tin chắc rằng tầm quan trọng của các biến chuyển tại Đông Dương mang tính cách

quyết định. Về điểm này, yên lặng lại còn hùng hồn hơn là nói ra lời.

[7]

Tại Bắc Phi, tiếng dội cũng không kém. Đầu năm 1949, một bộ trưởng của Hồ Chì Minh, bác sĩ

Phạm Ngọc Thạch, viết thư cho Abd El-Krim [8] , đang tị nạn tại Le Caire, yêu cầu ông tung ra lời kêu gọi các binh lình gốc Maghreb [9] có mặt tại Đông Dương. Nhà lãnh tụ cuộc chiến Rif [10] đáp ứng ngay: ― Chiến thắng của thực dân, dẫu ở đầu kia thế giới, cũng là chiến bại cho chúng ta và là thất bại cho chính nghĩa của chúng ta. Tại bất cứ nơi nào trên thế giới, chiến thắng của tự do cũng (...) báo hiệu độc lập của chúng ta đã gần kề.

[11]

Năm sau, đảng cộng sản Maroc, do Việt Minh bắt liên lạc qua đảng cộng sản Pháp, phái sang giúp

Hồ Chì Minh một thành viên Trung ương đảng, Mohamed Ben Aomar Lahrach [12] . Ông này, người Maghreb gọi là ―tướng Maarouf

và người Việt Nam kêu là ―Anh Ma

, sẽ đảm nhận thường xuyên

một chức vụ quan trọng, không ngừng kêu gọi các đồng bào của mính trong đoàn quân viễn chinh

đào ngũ hay thực hiện công tác giáo dục chủ nghĩa Marx cho các tù binh hay hàng binh gốc Bắc Phi

[13] .

Các thất bại liên tiếp của quân đội Pháp tại Đông Dương càng tăng gia ý thức đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa. Tỉ như, chình công nhân bốc dỡ tại các hải cảng Algérie (Oran, Alger), chứ không phải tại chình quốc, đã là những người đầu tiên khước từ việc đưa lên tàu các chiến cụ gửi sang Đông

Dương. Các nhà lãnh đạo Pháp phân tìch cứ liệu này. Đáp lại sự đoàn kết của dân thuộc địa là sự

đoàn kết của thực dân. Trong tác phẩm đã dẫn, Maurice Genevoix kết luận: ― Khi sợi dây sâu chuỗi đứt, hết viên ngọc này đến viên ngọc kia đều rơi rụng: vấn đề của đế quốc chỉ là một.

Với những kẻ ủng hộ nỗ lực chiến tranh, thêm vào nguyên tắc chống cộng là ý chì củng cố Liên hiệp Pháp. Họ tin chắc chiến thắng sẽ lan truyền: biểu dương sức mạnh ở Đông Dương để khỏi phải dùng

đến sức mạnh ở nơi khác... Cho nên Georges Bidault, người nhiều lần nắm chức bộ trưởng ngoại

giao, không ngớt quả quyết rằng Liên hiệp Pháp là ― một khối

: hễ đầu hàng ở một vùng tất sẽ khiến sụp đổ toàn bộ cơ cấu [14] . Nhớ tiếc Đảng thuộc địa [15] ngày trước, những phần tử bảo thủ nhất rêu rao rằng duy ―phương pháp mạnh

mới bịt miệng được cái đám ― quốc gia-giả hình bản xứ

.

Ngược lại, một phần giới chình trị Pháp nghĩ rằng Đông Dương coi như mất rồi và lo sợ tính thế lan truyền. Pierre Mendès-France ngay từ mùa thu năm 1950 quả quyết: Cuộc chiến hỏng rồi. Nước

Pháp không còn đủ lực lượng cần thiết để đối đầu khắp nơi. François Mitterrand cũng đã viết: cuộc chiến tiến hành bên châu Á đe doạ nghiêm trọng ― triển vọng bên châu Phi của ta, triển vọng giá trị

duy nhất [16]

.Thà cắt bỏ bộ phận châu Á trước khi hoại thư ăn khắp cơ thể. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi cũng chình nhóm Mendès-Mitterrand giải quyết vụ Đông Dương rồi cứ bám lấy

Algérie.

Thế nhưng những ý kiến này không được nghe theo: do đó mà có thảm hoạ Điện Biên Phủ. Tiếng

dội của nó tại các thuộc địa khác của Pháp như thế nào? Tuy không có cuộc thăm dò dư luận đầy đủ

nào, một số dấu hiệu cho phép ta nghĩ rằng, nhiều nơi người ta thoả mãn, từ Alger đến Tananarive

qua Dakar. Ngày 11 tháng 5, 1954, bốn ngày sau chiến bại, Christian Fouchet, chình khách đệ tử của De Gaulle, tiết lộ rằng nhiều người Pháp tại Maroc nhận được thư nặc danh cảnh báo: ― Casablanca sẽ là Điện Biên Phủ thứ hai của các ngươi [17] .

Và những người quốc gia Algérie quyết định đốc thúc việc chuẩn bị nổi dậy [18] .

Như thế Điện Biên Phủ không phải đã chỉ đi vào Lịch Sử hai nước - với Pháp, như là biểu tượng cho sự ngoan cố lỗi thời dẫn đến một tai hoạ, với Việt Nam, như là biểu tượng cho sự dành lại độc lập quốc gia. Khắp thế giới, trận Điện Biên Phủ đã được đón nhận như một sự đoạn tuyệt, báo hiệu nhiều cuộc tranh đấu khác. Mới vừa tan trong lòng chảo đất ―Bắc Kí

, khói súng đã thẩm thấu giải núi

Aurès. Và không đầy một năm sau, tiếng dội ấy đã đưa đến cuộc hội nghị tại Bandung [19] của những

― kẻ bị đoạ đày trên thế gian” [Les Damnés de la terre] [20] .

Năm 1962, nhà lãnh tụ quốc gia Algérie Ferhat Abbas viết: ― Điện Biên Phủ không phải đã chỉ là một chiến thắng quân sự. Trận chiến này vẫn là một biểu tượng. Đó là trận Valmy của các dân tộc thuộc địa. Đó là sự khẳng định của con người châu Á và châu Phi đối diện với con người châu u. Đó là sự xác nhận nhân quyền trên quy mô thế giới. Tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất đi cách bào chữa duy nhất cho sự hiện diện của mình, tức là quyền của kẻ mạnh [21].

Mười hai năm sau, kỉ niệm hai mươi năm trận chiến, Jean Pouget, nguyên sĩ quan trong đoàn quân

viễn chinh, cay đắng nhưng sáng suốt, sẽ viết: ― Điện Biên Phủ thất thủ đánh dấu sự cáo chung của thời kì thực dân và mở ra kỉ nguyên độc lập của thế giới thứ ba. Ngày nay, tại châu Á, châu Phi hay châu Mĩ, không một cuộc nổi dậy, đối kháng hay khởi nghĩa nào mà không dựa theo chiến thắng của tướng Giáp. Điện Biên Phủ đã trở thành ngày 14 tháng 7 của công cuộc giải thực [22]

[1](chú thìch của người dịch) Trận Valmy, ngày 20/9/1792 các tướng Pháp Dumouriez và de Kellermann thắng quân Phổ, chặn đứng cuộc xâm lăng và gây lại lòng tin cho quân Pháp.

[2]< î>Les Origines du 1er novembre 1954 [Những căn nguyên của ngày 1/11/1954], Alger, 1989; trìch dẫn bởi Benjamin Stora, «Un passé dépassé? 1954, de Dien Bien Phu aux Aurès» [Vượt qua

quá khứ? 1954, từ Điện Biên Phủ tới Aurès], tư liệu đánh máy, hội thảo Hà Nội, tháng 4, 2004.

[3]Lập ra năm 1895, Tây Phi thuộc Pháp [Afrique occidentale française] là một liên bang gồm các lãnh thổ Sénégal, Mauritanie, Soudan, Haute-Volta (nay là Burkina-Faso), Guinée, Niger, Côte-d‘Ivoire và Dahomey (nay là Bénin) với thủ đô là Dakar.

[4]Hiến pháp 1946 đặt danh xưng như thế cho tập hợp gồm nước Cộng hoà Pháp (Pháp chình quốc, các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại) cùng các lãnh thổ và quốc gia liên kết. Xem Jacques Tronchon,

L"Insurrection malgache de 1947 (Cuộc nổi dậy tại Madagascar năm 1947), Paris, 1974.

[5]Báo L"Humanité, ngày 6/6/1947.

[6]Xem Au service de l"Afrique noire.

Le Rassemblement démocratique africain dans la lutte anti-impérialiste (Phụng sự châu Phi da đen. Tập hợp dân chủ châu Phi trong cuộc tranh đấu chống đế

quốc), 1949.

[7] Afr ique noire, Afrique blanche [Châu Phi da đen, Châu Phi da trắng], Paris, 1949.

[8]Lãnh tụ phong trào đòi độc lập cho Maroc; trong những năm 1920 cầm đầu cuộc tranh đấu chống Tây Ban Nha và Pháp, bị đày sang đảo Réunion; đến Le Caire trú ngụ năm 1947 và gây dựng tại đây

một Ủy ban Giải phóng Maghreb.

[9](chú thìch của người dịch) địa danh vùng Tây Bắc châu Phi gồm các xứ Algérie, Maroc, Tunisie.

[10](chú thìch của người dịch) Diễn ra tại vùng rặng núi Rif, bắc Maroc, các năm 1925-1926, giữa quân của Abd El-Krim và quân Tây Ban Nha rồi quân Pháp.

[11]Xem Abdelkrim El Khattabi [dit Abd El-Krim] et son rôle dans le Comité de libération du Maghreb (Abd El-Krim và vai trò của ông trong Ủy ban Giải phóng Maghreb), trìch dẫn trong Histoire d"Anh Ma (Lịch sử Anh Ma) của Abdallah Saaf, Paris, 1996.

[12]Xem Abdallah Saaf, sách đã dẫn.

[13]Xem Nelcya Delanoë, Poussìères d"Empire (Những hạt bụi đế quốc), Paris, 2002.

[14]Xem Jacques Dalloz, Georges Bidault, biographie politique (Georges Bidault, tiểu sử chình trị), Paris, 1993.

[15](chú thìch của người dịch) ―Đảng thuộc địa

(Parti colonial), cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, là một nhóm áp lực đúng hơn là một đảng, gồm khoảng 15.000 hội viên thuộc nhiều khuynh hướng

khác nhau, hoạt động trong nghị viện, trên báo chì, trong các giới kinh doanh..., nhằm lôi cuốn dư

luận và thúc đẩy chình quyền xâm chiếm, lập và giữ các thuộc địa.

[16] Aux frontìères de l"Union fran

ς

aise. Indochine, Tunisie, Paris (Nơi biên thuỳ Liên hiệp Pháp.

Đông Dương, Tunisie, Paris), Paris, 1953.

[17] J ournal officiel (Công báo), Paris, 11/5/1954.

[18]Xem chứng từ của Mohamed Harbi, « L"écho sur les rives de la Méditerranée» (Tiếng dội bên bờ

Địa trung hải), tạp chì Carnets du Vietnam, tháng 2, 2004.

[19]Hội nghị đầu tiên, tháng 4, 1955, của các nước phi liên kết: 29 nước tham dự, trong số đó có Indonésie của Sukarno, Trung Quốc của Mao Trạch Đông, Ấn Độ của Nehru, và Algérie, vừa khởi

phát chiến tranh giải phóng.

[20](chú thìch của người dịch) Lời trong bài «Quốc tế ca» và cũng là tựa đề tác phẩm của Frantz Fanon (1925-1961), lì thuyết gia về cách mạng trong thế giới thứ ba. Bản tiếng Việt thường đuợc biết đến của của Quốc Tế Ca là: «Vùng lên, hỡi các nô lệ của thế gian…»

[21]Paris, 1962.

[22](chú thìch của người dịch) 14 tháng 7 là ngày quốc khánh của nước Pháp.

Dịch từ bản tiếng Pháp đăng trên Le Monde Diplomatique tháng 7. 2004

http://www.monde-diplomatique.fr/2004/07/RUSCIO/11315

Nguyễn Khánh Long dịch

Sự thật tương đối của lịch sử - Đọc “Trăng huyết” của Anthony Grey và Nguyễn Ước

Hoàng Khởi Phong

1.

Ðối với các học giả và các nhà nghiên cứu lịch sử và chiến tranh Việt Nam, trong các thư viện người ta có thể tím thấy hàng ngàn tác phẩm được nhín bởi nhiều góc độ, của những tác giả Pháp, Mỹ,

Anh, Trung Hoa, Nhật Bản, và tất nhiên không thể thiếu của những tác giả Việt Nam đóng góp cách

nhín của mính vào ngay những dòng máu của người đồng chủng, mà có thể chình những tác giả

người Việt cũng như những tác giả ngoại quốc ấy đều đã can dự không ìt vào việc khơi cho những

dòng máu này chẩy mạnh hơn, lớn hơn hoặc làm cho chúng bớt gia tăng cường độ.

Về phìa các tác giả người Việt, tôi muốn nói tới các hồi ký chình trị của những người từng ngự trị

trên đỉnh quyền lực của hai miền Nam và Bắc, những lãnh tụ của phìa cộng sản, hay những chình trị

gia của miền Nam... Tất nhiên những hồi ký chình trị của các tác giả Việt Nam được viết bởi hai

động lực tâm lý chình, nhất là sau năm 1975 khi miền Nam sụp đổ, đã khiến cho các tác giả xuất

thân từ phìa miền Bắc như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Trần Văn Trà... cùng hàng trăm tác giả

khác tha hồ thêu dệt, tô điểm cho chiến thắng của miền Bắc bằng những chiến công được dựng lên

bởi những con người đúc bằng sắt bằng thép với trì tuệ cao vời tưởng chừng như những con người

này chỉ có thể hiện diện trong các truyện thần thoại. Ðó là chưa nói tới các tác phẩm của Hồ Chì

Minh, được viết từ trước khi chiến tranh chấm dứt, ví ông từ trần vào năm 1969. Chỉ có điều cần

nhắc lại là chình ông đã dùng một cái tên khác, để viết sách tự ca tụng mính. Trong khi đó các hồi ký của những tác giả xuất thân từ phìa miền Nam thí dường như được viết ra chỉ nhằm để phân bua với

mọi người rằng mính không có lỗi, rằng mính không mang chút trách nhiệm nào trong việc miền

Nam thất thủ, và rằng miền Nam mất là ví bị người Mỹ bỏ rơi, hay ví lỗi của những kẻ khác. Hầu

như các tác giả xuất thân ở phìa miền Nam không một ai thành khẩn đấm vào ngực mính để nói lên

phần nào trách nhiệm của chình mính, nhận một phần lỗi lầm, dù thật nhỏ, trong việc thất trận của miền Nam. Kể từ năm 1975 tới nay, các tướng lãnh của miền Nam từng ngự trên đỉnh cao quyền lực

như Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Ðức Thắng... đã khóa miệng mính thật chặt,

trong khi vài tướng lãnh khác như Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Trần Văn Ðôn... dùng những

cuốn sách đầu Ngô mính Sở của họ để đổ lỗi cho người khác. Bên cạnh những cuốn sách ấy còn có

hồi ký của những tác giả đã thật sự chiến đấu ngoài mặt trận nhưng phần lớn họ là những sĩ quan

trung cấp nên dù có muốn nhận trách nhiệm của mính trước lịch sử cũng không ở trong các vị trì đủ

cao để gánh vác toàn bộ trách nhiệm, tựa như tìn hữu công giáo thường thầm nhủ mính trong nhà thờ

mỗi khi xưng tội rằng: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.

Về những cuốn sách của người nước ngoài, trước tiên ta có thể thấy một điều là các tác giả Pháp,

Mỹ, Anh, Trung Hoa, Nhật Bản dường như viết chỉ để giải thìch, phân tìch và biện hộ cho nguyên

nhân và bản chất sự dình lìu của quốc gia họ vào chiến tranh Việt Nam mà họ cho rằng đó hoàn toàn ví những lý tưởng cao cả. Hầu như hiếm có tác giả người Pháp nào quy trách nhiệm việc gây ra chiến tranh Việt-Pháp là do chình bởi người Pháp xâm lăng Việt Nam và cai trị Việt Nam một cách tệ hại.

Hầu như không một tác giả Pháp nào khởi đi từ cái gốc của trận chiến, mà chỉ nói tới cái ngọn của nó, ở Ðiện Biên Phủ. Các tác giả người Mỹ cũng chẳng hơn gí. Cái gốc mà họ khởi đi là sự hiện diện của quân Mỹ ở Việt Nam, nhằm giúp người Việt ngăn chặn cộng sản, để rồi họ lúng túng giải thìch

chương trính Việt Nam hóa chiến tranh dưới thời Nixon, và sau cùng là những tranh cãi về hồi đại

kết cục của cuộc chiến, về nguyên nhân thất bại của miền Nam mà họ cho rằng ví đã không chiến

đấu hết sức để tự cứu mính nên không thể trông mong một nước bạn nào có thể cứu giùm. Và hầu

như cũng ìt có tác giả người Mỹ nào thật sự viết về cung cách người Mỹ hành xử như chủ nhân của

vùng đất mà họ hiện diện để tham chiến trong tư cách của một đồng minh. Cách cư xử ấy của người

Mỹ đối với người Việt cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chiến tranh có cớ để lan

rộng.

Hàng ngàn cuốn sách viết về Việt Nam như thế đã khiến cho bất cứ nhà nghiên cứu hoặc học giả nào

cũng không tránh khỏi nhiều lần lúng túng khi đem một sự kiện đối chiếu vớikhác

nhau, dưới những góc độ khác nhau. Có thể nói không một cuốn sách nào viết về lịch sử và chiến

tranh Việt Nam được coi là hoàn hảo ví không thể nào có một sự thật trọn vẹn cho chiến tranh Việt Nam, dù được nhín vô tư tới đâu chăng nữa, dưới bất cứ một góc cạnh nào đi nữa.

2.

Là một người đọc bính thường, tôi vô cùng cám ơn Anthony Grey trong nguyên bản Saigon và

Nguyễn Ước trong Trăng huyết. Như tôi đã trính bầy ở đoạn trên, không thể tím thấy sự thật tuyệt đối của lịch sử Việt Nam nơi các tác phẩm nghiên cứu của các học giả cũng như nơi các cuốn hồi ký của những người từng thao túng vận mệnh Việt Nam trong suốt thế kỷ 20. Tuy thế, người đọc có thể

đi tím những sự thật tương đối của lịch sử nơi một tác phẩm văn chương. Tác phẩm văn chương đó

chình là Saigon của Anthony Grey, và đặc biệt là Trăng huyết với phần đóng góp của Nguyễn Ước vào tác phẩm gốc Saigon. Chình trong hai tác phẩm ấy người ta thấy được trong thế kỷ vừa qua, không một dân tộc nào chịu đau khổ ví chiến tranh nhiều tới độ như dân tộc Việt Nam đã chịu.

Thử kiểm điểm lại những cuộc chiến mà người Việt phải hứng chịu trong thế kỷ 20: Ðể giành quyền

sống dưới ánh mặt trời, dân tộc Việt phải đứng lên hất đổ ách đô hộ của người Pháp. Suốt một thế kỷ

ròng rã, máu của dân Việt đã chảy lênh láng trên núi trong rừng, xác của người Việt đã trôi đầy sông ra tới biển để rồi năm 1954, trước khi người Pháp xuống tầu về nước, họ đã để lại một vết dao cắt đứt ngang mính nước Việt. Ðể hàn gắn vết thương ấy, dân Việt khai diễn một cuộc chiến khác giữa

miền Bắc được chống lưng bởi thế giới cộng sản với đối thủ miền Nam được hậu thuẫn bởi khối tư

bản.

Hai thế kỷ trước đó, nước Việt cũng đã một lần bị chia hai, nhưng chiến tranh Trịnh Nguyễn chỉ là tranh chấp giữa nội bộ dân tộc ví thế nó không thể tàn nhẫn, khốc liệt và chết chóc nhiều tới độ như

cuộc chiến Nam Bắc vừa qua, với những thế lực ngoại cường thúc đẩy phìa sau lưng của hai nửa

phần dân tộc. Cuộc nội chiến trước kia chỉ là huynh đệ tương tàn với cung tên giáo mác, thế mà

xương đã cao thành gò, máu đã chẩy thành suối. Với cuộc nội chiến thứ hai thí bên cạnh những tranh chấp nội bộ của dân Việt, các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Hoa đã ấn vào tay người Việt vô vàn

bom đạn nên máu chẩy thành sông và xương chất cao thành núi. Cái nọc của chiến tranh trong lòng

dân Việt là phải thu hồi quyền tự quyết cho dân tộc, phải giành lấy chỗ đứng cho mính trong cộng

đồng nhân loại.

Chình ví vậy gia tộc Ngô Văn Lộc, từ thế hệ này tiếp thế hệ khác, bằng mọi giá phải tham gia vào

cuộc chiến đấu giải phóng quê hương. Chình ví thế hai cha con Ngô Văn Lộc và Ngô Văn Ðồng khởi

đầu theo Việt Nam Quốc Dân Ðảng, nhưng khi VNQDÐ mất đi uy thế ban đầu, cả gia tộc ấy đã đã

không ngần ngại đứng chung hàng ngũ với cộng sản. Cuối cùng, khi cậu bé Ngô Văn Kiệt chết trong

khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào năm 1968, tuy là một đặc công Việt Cộng, nhưng cậu

đã bó sát thân thể mính, bên trong bộ quần áo MTGPMN, là lá cờ VNQDÐ nguyên thủy mà người

cha Ngô Văn Ðồng và ông nội Ngô Văn Lộc đã tôn thờ, chứ không phải là lá cờ của cộng sản.

Chình ví phải thu hồi độc lập cho tổ quốc mà Ðào Văn Lật đã không ngần ngại cắt cụt một phần thân thể của mính, chỉ ví tin rằng sau khi phế bỏ nó, anh không còn bị chi phối bởi tính yêu nam nữ, và như thế có thể dồn toàn tâm, toàn trì vào cuộc chiến đấu.

Chình ví muốn lấy lại giang sơn trong tay người Pháp mà Trần Văn Kim đã quay lưng lại với cha và

anh, là những quan lại của Nam Triều. Ðể không bị chi phối bởi những vướng bận gia đính, Trần

Văn Kim chấp nhận sống một cuộc đời độc thân trơ trọi hầu có thể yên tâm chiến đấu dưới ngọn cờ

giải phóng. Nhưng rút cục, sau hơn ba chục năm cống hiến toàn bộ tâm trì cho cuộc chiến đấu, trong những tính cờ của lịch sử, Trần Văn Kim và người anh ruột Trần Văn Tâm lại cùng hiện diện trong

hòa đàm Ba Lê, nhưng ở hai vị trì đối mặt nhau nơi bàn hội nghị, như hơn ba chục năm trước dưới

mái ấm gia đính, Trần Văn Kim từng đối đầu với cha sinh ra mính là Trần Văn Hiếu, cũng như với

Trần Văn Tâm, ví chình sách cai trị của người Pháp. Ở bên ngoài hội nghị, Trần Văn Kim lén đi gặp lại người anh ruột ấy sau hơn ba chục năm xa cách. Chỉ ví vài phút yếu lòng ấy mà Trần Văn Kim đã tạo thêm cớ cho những người đồng chì trừ khử mính. Khi bị thanh trừng, Kim là một trong những

lãnh tụ hàng đầu của cộng sản, và là người thân tìn của Hồ Chì Minh; tuy kế thừa chủ trương của Hồ

là đứng giữa những tranh chấp của Nga Hoa anh lại bị kết tội là hữu khuynh, và bị thanh toán bởi

những người cộng sản hiếu chiến và cuồng tìn.

Những trận chiến tôi vừa nêu là những trận chiến chình của dân Việt, chưa nói tới những trận chiến lẻ tẻ giữa người Việt với người Anh và người Nhật, trong giai đoạn tàn cuộc đệ nhị thế chiến, cũng như hai trận chiến xẩy ra sau năm 1975 nơi biên giới Hoa Việt phìa Bắc, và nơi biên giới Miên Việt phìa Nam.

Trong thế kỷ 20 vừa qua dân tộc Việt quả là người bạn đồng hành với chiến tranh, đến độ nhiều thế

hệ trẻ thơ Việt Nam đã biết đến súng đạn ngay từ khi vừa thôi núm vú mẹ. Khi những thế hệ trẻ thơ

Việt Nam này lớn lên thí nhận lãnh những vũ khì giết người, không kém gí việc nhận những món đồ

chơi mới lạ như trẻ thơ các nước khác.

3.

Là một nhà văn không được đào tạo bởi trường ốc, tôi ngưỡng mộ các đóng góp của Anthony Grey

và Nguyễn Ước. Cung cách tiếp cận sự thật lịch sử của Anthony Grey trong tác phẩm Saigon quả là điểm son cho tôi học hỏi. Ðể viết cuốn tiểu thuyết ấy Anthony Grey đã bỏ ra ba năm trời lục lạo

trong các thư viện, trong các văn khố lưu trữ hồ sơ của các quốc gia từng can dự vào chiến tranh Việt Nam. Ông cũng trực tiếp phỏng vấn một số nhân vật đầu não của các phe tham chiến, nên ví vậy mà

tác phẩm của ông tuy chỉ là một tác phẩm văn chương song nó giúp cho người đọc hiểu thấu đáo một

cách tổng quát những diễn tiến của các biến cố lịch sử liên quan tới nước Việt trong thời cận đại.

Dưới ngòi bút của Grey, các nhân vật có thật của lịch sử và các nhân vật hư cấu của tiểu thuyết hiển lộ như những con người thật bằng xương thịt trước mắt người đọc. Tùy thuộc vào những biến cố lịch sử mà các nhân vật tham dự và cấu thành, mỗi nhân vật có một cá tình riêng, một nhân cách riêng.

Ðiển hính cho những nhân vật này ta có thể kể tới các nhân vật do nhu cầu của tiểu thuyết như các thành viên của bốn gia tộc gồm dòng họ Sherman của nước Mỹ, dòng họ Devraux của nước Pháp và

gia tộc Ngô Văn Lộc, gia tộc Trần Văn Hiếu của nước Việt. Tình chất di truyền nơi tình tự cao của dòng họ Sherman, Devraux hay nơi lòng thù hận của của các gia tộc họ Ngô và họ Trần có thể được

coi là một trong những cái trục chình của toàn bộ cuốn tiểu thuyết Saigon. Bên cạnh những nhân vật của tiểu thuyết là những nhân vật thật của lịch sử như Hồ Chì Minh, một kịch sĩ đại tài, nhất cử nhất động của Hồ đều được tình toán chình xác, đến độ không một khán giả nào có thể biết được con

người thật của Hồ Chì Minh. Người đọc cũng nhận thấy sự tráo trở lật lọng nơi những những lãnh tụ

cộng sản như Lê Ðức Thọ, cung cách ứng xử trịch thượng của Kissinger, thái độ thụ động của các

tướng lãnh Dương Văn Minh và Nguyễn Văn Thiệu.

Là một nhà văn tự học qua trường đời và qua các tác phẩm của những nhà văn đi trước, tôi không

học Anthony Grey cách hành văn. Nhưng tôi học được trong tác phẩm Saigon rất nhiều điều về cách sử dụng những chi tiết lịch sử cho một cuốn tiểu thuyết lớn, bao trùm một không gian rộng gồm

những biến động xẩy ra tại nhiều quốc gia và trải một thời gian dài suốt hơn nửa thế kỷ.

Sau cùng tôi muốn nói tới những đóng góp của Nguyễn Ước trong Trăng huyết. Kể từ khi văn học Việt Nam chuyển từ văn chương Hán Nôm sang văn chương quốc ngữ đã được hơn một thế kỷ.

Trong thời kỳ văn học mới ấy, văn chương Việt Nam, bằng những bản dịch, đã tiếp nhận rất nhiều

tác phẩm của các nền văn học khác. Một trong những người tiên phong trong việc phỏng dịch các tác phẩm ngoại quốc có thể kể đến Hồ Biểu Chánh. Một số truyện của tác giả này là những phó bản của

các tác phẩm viết bởi các nhà văn Pháp của thế kỷ 19. Ðiều đáng nói là Hồ Biểu Chánh không hề ghi chú rằng ông đã mượn cốt truyện của các tác giả ngoại quốc để chuyển đổi câu chuyện cho phù hợp

với đời sống của người Việt ở trên đất Việt. Thời của Hồ Biểu Chánh là giai đoạn đầu của văn

chương quốc ngữ. Cũng phải nói ngay là ông có công giúp cho các độc giả người Việt không có khả

năng đọc tác phẩm ngoại quốc, có thể cảm nhận được các tác phẩm ấy. Sau Hồ Biểu Chánh một vài

thập niên, cũng có một vài tiểu thuyết gia chuyên phóng tác các truyện ngoại quốc, ví nhu cầu của người đọc càng ngày càng tăng, tuy nhiên các cuốn sách này được ghi rõ là phóng tác, và phần lớn

nhằm để giải trì cho người đọc hơn là những tác phẩm văn học. Sau cùng là những tác phẩm văn học

được dịch đầy đủ với toàn bộ câu chuyện, đã giúp cho người đọc ở Việt Nam tiếp cận thật sự với nền văn học của các nước khác.

Tác phẩm Saigon của Anthoney Grey được hoàn tất năm 1982, với chiều dầy khoảng bẩy trăm trang, khi được Nguyễn Ước tiếp cận vào năm 2000 đã trở thành một cuốn tiểu thuyết khác, với một cái tên khác, là Trăng huyết, có chiều dầy hơn một ngàn trang và khổ sách cũng lớn hơn. Ðể hính thành Trăng huyết, bản thân Nguyễn Ước, theo như ông kể lại ở phần Tái bút, cũng bỏ ra nhiều năm trời sưu tầm, kiểm tra các tài liệu lịch sử và tham quan các địa điểm được dùng làm bối cảnh cho câu

chuyện.

Nơi bía trước của cuốn Trăng huyết, người đọc nhận thấy tên tác giả Anthony Grey ở trên và tên Nguyễn Ước ở dưới. Trong các trang đầu của cuốn sách người đọc bắt gặp lá thư của Anthony Grey

gửi cho độc giả của Trăng huyết; ông viết không phải với tư cách của một tác giả cho phép dịch tác phẩm của mính sang một ngôn ngữ khác, mà là đồng thuận việc Nguyễn Ước cùng đứng tên với ông

làm đồng tác giả của cuốn Trăng huyết, bởi ví Trăng huyết đã có những đóng góp đáng kể của Nguyễn Ước đến độ Anthony Grey không thể phủ nhận những đóng góp ấy.

Khi so sánh hai cuốn sách, người đọc có thể thấy trong khoảng bốn trăm trang đóng góp của Nguyễn

Ước là những bổ túc cần thiết cho nguyên bản Saigon, bởi ví sau hai chục năm tác phẩm này hoàn thành, đã có những tư liệu mới được các văn khố Pháp, Mỹ, Nga, Hoa cho công bố. Ðiều đặc biệt là

những gí Nguyễn Ước đóng góp đã đan chặt lại với nguyên bản, như là một tấm lụa được dệt nguyên

thủy, chứ không phải là một miếng vải khác đắp vào một tấm lụa bị hư hỏng vài đoạn. Trong Trăng huyết có những đoạn được viết thêm vào trong các chương, hơn thế nữa Nguyễn Ước đã dựng thêm vào một số nhân vật, cũng như đôi khi đã viết hẳn một chương.

Ðiều thứ hai mà tôi bắt gặp trong tác phẩm này chình là chất văn chương trong toàn tác phẩm, dù

được viết bởi nguyên bản Saigon của Anthony Grey, hay là bản dịch và sự đóng góp thêm vào trong Trăng huyết của Nguyễn Ước. Cả hai tác giả này đã cho người đọc thấy cách sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời trong toàn cuốn sách. Với hơn 1000 trang sách của bộ tiểu thuyết Trăng huyết, Anthony Grey và Nguyễn Ước đã làm được một kỳ công trước đó hầu như chưa một cuốn sách nào đáp ứng được, là

gói trọn lịch sử và chiến tranh Việt Nam cận đại của năm chục năm từ 1925 cho tới 1975. Tất cả

những biến động lớn nhất xẩy ra cho Việt Nam trong nửa thế kỷ này, được ngòi bút tài ba và tấm

lòng ngùn ngụt của hai nhà văn này đúc lại thành một tác phẩm mà bất cứ ai quan tâm tới Việt Nam

đều nên đọc.

Sau cùng tôi muốn nói về Trăng huyết, là những gí tôi học được ở Saigon của Anthony Grey qua Trăng huyết với sự đóng góp của Nguyễn Ước là những bài học quý giá cho một nhà văn không được đào tạo bởi trường ốc. Tôi chân thành ngưỡng mộ và cám ơn cả hai tác giả đã cho tôi đọc lịch sử cận đại của nước tôi, trong một cuốn tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh Việt Nam.

(Thay lời bạt cho lần tái bản thứ nhất, Nxb Kiến Văn, Washington, 2005. Tên bài do talawas đặt.)

Nguyễn Khánh Long dịch

Chung một Chiến Hào

Đỗ Kh.

Giáng sinh năm 1980, tôi làm nhân viên phụ trội và ngoại ngạch của sở Bưu chình Hoa kỳ. Đây là

việc nhà nước, lại ở cấp thấp, nên đồng nghiệp chung quanh rất nhiều người da màu (nhờ chình sách không phân biệt chủng tộc), đại đa số là người Mỹ gốc Phi châu, từ politically correct để chỉ những người da đen.

Tôi làm ca đêm, thuộc đơn vị bổ sung, chỉ đâu đánh đó, để đáp ứng kịp nhu cầu bưu thiếp, bưu phẩm tràn ứ của dịp lễ cuối năm. Có đêm cả đội ra cảng gỡ cả một chuyến tàu, có đêm di chuyển đến một

trung tâm nào đó giúp vào việc phân phối. Một bận như vậy, lên xe ngồi, có anh bạn da đen thốt ―Nó chuyển mính đi một đồn điền mới!

Ít khi nào tôi có dịp ở tại ngay cơ quan sàng lọc bưu phẩm cạnh ga tàu lửa Union Station của thành phố Los Angeles.

Việc ở đây tương đối nhẹ nhàng hơn, không phải bốc vác những bịch năm bảy chục cân Anh nhưng

phải luôn nhanh tay và nhanh mắt. Thư, sao mà lắm thế, được máy đưa liên tục đến chỗ ngồi, mỗi

người một phận sự, thì dụ tôi được chỉ định mã số cuối là số 7 của khu bưu chình, cứ thư nào có địa chỉ mã kết thúc bằng số này là tôi bấm nút để nó tách ra riêng. Người ngồi cạnh lo canh số 6, số 8, cứ

như vậy làm việc theo dây chuyền và theo nhịp đã được ấn định, nếu một người lơ là thí ảnh hưởng

đến tất cả, máy ngưng lại, đèn bật, chuông reo, xếp đang đi rảo sau lưng dừng lại viếng và hỏi có vấn đề gí.

Ở ngoài đội sai vặt và đắp chỗ này, tôi không quen ai ở Trung tâm chình ví bản chất của việc làm

không cố định. Có lần, một người đàn ông da đen đã đứng tuổi, phục phịch trạc 50, lại gần tôi hỏi

―Were you in ‗Nam?

Tôi cũng ngạc nhiên, ví dạo đó tôi còn rất trẻ, chẳng có vẻ gí giống một cựu

chiến binh. Ông ta nói:

―Đồng Tâm, MR 4 [1] , 1965.

Tôi bảo:

―Đồng Dù, MR 3, 1974.

Ông liếc quanh nửa vòng và khinh khỉnh:

―Chúng nó không có hiểu bọn mính!

Thí làm sao hiểu, tôi và ông này chỉ trao đổi có bấy nhiêu. Ông hơn tôi 25 tuổi, lình đăng, lifer, chứ

không phải là lình gọi, chắc là Trung sĩ nhất gí đó phục viên. Sau 15 năm hay 30 năm trong quân đội,

lình nhà nghề khi giải ngũ được chình phủ Mỹ ưu tiên một việc làm nhà nước, có tiền tiêu vặt mà

vẫn kiêm luôn cả lương hưu. Những người như ông này, hai tay thọc túi ở cơ quan, chẳng siêng năng và không cầu tiến, ai làm gí nhau và xếp phải ngán, ngành Bưu chình cũng có rất nhiều.

Sau lần đó, vài bữa, đội của tôi gặp dịp ở lại Trung tâm. Tôi ngồi máy, lẩm nhẩm lục bát, 6 cái thư

mã số cuối là 7 rồi đến 8 cái thư mã số cuối cũng là 7, cứ như vậy sắp thành… trường thi, thí dây chuyền bị kẹt. Đèn bật, chuông reng, tôi ngẩng đầu thí thấy một anh đen khác, vừa dúi một nắm thư

vào làm cho máy nghẽn lại. Anh không quan tâm gí đến những người trong toán mà tiến lại chỗ tôi,

ngoắc tôi đứng dậy, nói ―Mính đi ra cafeteria

. Tôi chưa hiểu chuyện gí, bà xếp vừa trờ tới, anh ta nhín bà nói ngon lành ―Thằng này là bọn chúng tôi

. Bà ta nhín trần thở dài mà không trả lời, tôi theo anh mới này ra quày nước, đội lại tiếp tục chăm chỉ làm việc.

―Bọn chúng tôi

là năm bảy nhân viên ngang ngược, cựu chiến binh Việt Nam đã từng đổ máu nên

tại Trung tâm Bưu chình này được miễn đổ mồ hôi. Rủ nhau ra quày nước của cơ quan ngồi cả tiếng,

cầm ly cà phê mà ngồi dạng chân ra ngủ gật hay là có thức thí không nói năng gí, ai cũng kiềng mặt mà giữa chúng tôi với nhau cũng chẳng cần tâm sự, ôn lại hay kể lể. Tôi là người gốc Việt duy nhất và cũng là người trẻ nhất. Phần lớn là da đen, kể cả cái ông đầu đã từng nhín ra tôi dáng dấp nhà binh. Có một anh da trắng tóc dài tay áo thun sắn, dạng bike r xâm mính ―thiên thần của địa ngục

, thứ chạy xe máy Harley Davidson, ―phóng như là xe mới vừa ăn cắp

. Chu Lai 1967, Cồn Thiên

1969… Giới thiệu lần đầu một bận, có người nói bỏ lửng ―I‘ve seen things… [2]

chẳng ai bắt tiếp, các người kia và kể cả tôi chỉ há có nửa quai miệng, dáng trầm ngâm mặc niệm gí đó rất riêng và gục gặc đầu. Người ngoài nhín vào thí là một nhóm quái đản, không ai giống ai, từ tuổi tác đến màu da, ăn mặc và sở thìch. Chúng tôi cũng chẳng có gí để chia sẻ, ngoại trừ việc không cần nói đến, là một khoảng trong đời, từng cầm súng tham chiến tại Việt Nam.

Tôi là Marvin the Arvin [3] , đại diện cho lá cờ vàng ba sọc họ vẫn thấy cạnh lá cờ Hoa Kỳ ở sân đơn vị vào ngày đó (vào ngày nay chỉ còn thấy trước tiệm phở Nguyễn Hụê đường Bolsa ở quận Cam [4]

). Nhưng tôi nghĩ nếu tôi là Charlie the Cong, thí họ cũng sẽ đối xử với tôi y như vậy, ―Xếp, cho thằng này đi uống nước xả hơi

. Tôi chắc chắn là họ thấy gần gũi với một cựu chiến binh Việt Cộng hơn là với hàng xóm của họ ở Mỹ mỗi cuối tuần ra sân trước mà cắt cỏ cho đều. Phần tôi, những năm về sau này, có những dịp ngồi với năm bảy anh cựu quân nhân bộ đội ở trong nước, cũng chẳng thấy

khác gí trên. Người anh em bên kia chiến tuyến hát cho tôi nghe những khúc quân hành miền Bắc,

đến lượt tôi thí ―Này bao hùng binh tiến lên! Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến! Bước oai nghiêm

theo tiếng súng đi tung hoành...

tôi ngượng miệng. Tôi chỉ nhỏ nhẹ được:

Mắt em buồn cuộc chiến quê hương

Tóc em buồn màu hoả châu vương

Từng đêm nghe súng nổ

Con tim mình tan ― vở

Em buồn, loài người đau thương

làm họ cũng buồn theo, nỗi buồn huynh đệ.

Người lình Mỹ hay là anh bộ đội sinh Bắc tử B, chiến hào của tôi vừa đủ rộng để chứa cả hai giới

tuyến. Thắng bại là chuyện của những người com lê cà vạt hay mặc áo đại cán, đúng hướng đi hay

lầm đường là chuyện lịch sử (đã) nhận định [5] . Con yêu của tổ quốc hay là con hoang vào lúc nửa đêm về sáng, chẳng còn ai màng đến màu áo trận nhá nhem, phe này hay phe kia của cuộc chiến.

Chiến hào chúng tôi giờ này rộng nhưng cũng chỉ chứa được những người từng cầm súng, không có

chỗ cho người ngoài, dù là những người thân thuộc nhất, bố mẹ, vợ hiền Hà Nội hay là em gái hậu

phương [6] .

Như ông Mỹ đen Trung tâm Bưu chình nói, họ làm sao hiểu được bọn mính, những huynh đệ của nỗi

buồn súng đạn một khi đã tàn cuộc chiến.

[1] M ilitary Region, Quân khu. Miền Nam trước đây được chia làm 4 Quân khu và Quân đoàn, QK4 là vùng phìa nam Sài Gòn cho đến Cà Mâu, QK3 là vùng chung quanh Sài Gòn.

[2]Ờ thí tao cũng từng chứng kiến nhiều chuyện…

[3]ARVN, Army of the Republic of Vietnam, Quân đội Việt nam Cộng hòa. Lình miền Nam được gọi là Marvin, như Charlie là để chỉ bộ đội miền Bắc hay là giải phóng, từ Victor Charlie tức VC theo mã điện đàm của Hoa kỳ.

[4]―Thủ đô tị nạn

ở tại Nam Cali. Cờ vàng ba sọc đỏ là cờ VNCH, tôi phải nói rõ. Tại trước tiệm phở

Nguyễn Huệ, có lần tôi chỉ lá cờ này cho 1 cô bạn từ trong nước mới sang. Cô sanh năm 72 ngoài

Bắc nên nhín mãi mà không hiểu tôi muốn chỉ cái gí, đây là lần đầu cô thấy lá cờ đã phủ 225.000

quan tài này cho đến ngày cô lên 3 tuổi.

[5] T ôi là lính, âm thầm tôi nghĩ thế thôi

Trăm lần không, bao giờ tôi giận cuộc đời…

(Ca từ)

[6] Oanh, Yến hay Liên

Hồng, Loan, Đào, Diễm

Từng ngày nghe nhắc tên

Muốn quen, để rồi đến thăm

Hậu giang tôi cũng kiếm

Miền Trung tôi cũng tìm!

(Ca từ)

Nguyễn Khánh Long dịch

Vẫn còn đó vết thương cũ

T. Vấn

Quả thật, để làm người sống sót sau một cuộc chiến, không phải dễ

dàng gì!

(T. Vấn)

Những vết thương trên da thịt người, với thời gian và sự chăm sóc, rồi cũng sẽ kéo da non và lành lặn. Những vết thương trong tâm hồn người cũng vậy. Thời gian sẽ giúp phôi phai đi mọi đớn đau,

dằn vặt. Bởi lẽ, chẳng ai cứ ngồi đó để mặc cho đời mính tàn tạ ví khổ đau, bất hạnh (dẫu cho đó có là thú đau thương đi nữa). Thế còn những vết thương của một đất nước? Nỗi đau của một dân tộc?

Cần bao lâu để hàn gắn? 30 năm? 40 năm? Hay cả một thế hệ?

Tiếng súng cuộc chiến tranh Quốc-Cộng ở Việt Nam đã ngưng ngày 30 tháng tư năm 1975. Ở một

nghĩa nào đó, cuộc chiến khốc liệt ấy đã kết thúc từ ngày đó. Vậy mà, dai dẳng mãi hơn 30 năm sau, những dấu ấn khủng khiếp của nó và những hệ quả không thể tránh khỏi vẫn còn đè nặng lên cân não

người Việt ở cả hai bên bờ đại dương. Tôi đã hơn một lần bùi ngùi ghi nhận rằng, chỉ đến khi thế hệ

chúng tôi – một thế hệ ở cả hai miền Nam Bắc sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong chiến tranh –

hoàn toàn biến mất khỏi mặt đất này, thì mọi hệ lụy của cuộc chiến 30 năm mới thực sự không còn làm bận lòng nhiều người, kể cả các thế hệ không dính líu gì đến cuộc chiến khốc liệt ấy.

Điều ghi nhận này, có lẽ không chỉ đúng với người Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến

tranh Quốc Cộng, mà còn đúng cả với dân tộc Mỹ – chình xác hơn, với một thế hệ người Mỹ trưởng

thành vào những năm 60 (Babyboomers). Cùng với các chình trị gia nước mính, họ bước vào cuộc

chiến (Quốc Cộng) nơi vùng đất xa lạ với tâm trạng vừa băn khoăn vừa nghi hoặc. Hiển nhiên, trong và sau cuộc chiến, nước Mỹ đã bị xâu xé ví những tranh cãi – từ nhiều phìa , cả kẻ trong cuộc lẫn người ngoài cuộc, cả bên chình quyền lẫn dư luận công chúng. Sự tranh cãi, có lúc đã biến thành

những cuộc biểu tính hàng trăm ngàn người tham dự, có người chết có máu đổ, xảy ra hầu khắp các

thành phố lớn của nước Mỹ. Những hiện tượng ấy, xét ra, rất bính thường ở một nền dân chủ đã

trưởng thành như nước Mỹ. Hơn nữa , tình đa dạng trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của người Mỹ là

một yếu tố không thể thiếu khi đi tím căn rễ của sự tranh cãi về cuộc chiến Việt Nam những năm ấy ở nước Mỹ.

Thế nhưng, 40 năm sau, tưởng chừng những ồn ào sôi động của dư luận Mỹ những năm 60 đã hoàn

toàn nằm gọn trong ngăn kéo của lịch sử, bỗng đột ngột bùng lên, làm ngạc nhiên cả những người

trong cuộc. Thế là, cuộc chiến tranh gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ, vẫn tiếp tục là vết thương nhức nhối, không những cho thế hệ dình lìu trực tiếp đến nó, mà còn có những tác động

tiêu cực đến cả thế hệ tiếp nối. Vết thương cũ được khơi lại, nguyên ủy là ở sự tình toán sai lầm (?) của một cựu binh Mỹ vốn đã từng trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Với sự trì trá cố hữu của một

chình trị gia, ông định đem quãng đời lình chiến của mính ra làm một bằng chứng cho khả năng chỉ

huy lãnh đạo trong thời chiến, một khả năng cần thiết của vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao, chức vụ mà ông cùng với đảng của mính, đang vận động để giành được trong cuộc bầu cử cuối năm nay ở Mỹ. [1] Bỏ

qua một bên sự tình toán cơ hội (?) và sai lầm (?) của ông, hậu quả của nó cho thấy rằng, dấu ấn

khủng khiếp của cuộc chiến tranh ấy vẫn còn đè nặng lên tâm thức những người tham dự. Bênh hay

chống, sai hay đúng, xét ra không còn là điều quan tâm hàng đầu của họ hiện nay. Thế hệ chiến tranh 40 năm trước, đến nay đang mấp mé tuổi về hưu dưỡng già (ngoại trừ một số người đang vận động

vào những chức vụ dân cử cao cấp). Điều quan tâm chình yếu của họ hiện nay là, ý thức sự tồn tại

dai dẳng của vết thương chiến tranh cũ, trong tương lai không xa lắm, khi cùng nhau bước chân vào các trungtâm dưỡng lão, kẻ chống gậy, người ngồi xe lăn, liệu họ có hòa giải được với nhau không khi ngoái nhìn phía sau một di sản nặng nề, hậu quả từ một thời nhiễu nhương tưởng không thể quên của lịch sử?

Với tâm trạng của một kẻ vừa trong cuộc, vừa ngoài cuộc, tôi chứng kiến cái bi kịch của một thế hệ

nước Mỹ - cũng đồng thời là thế hệ của tôi – mà nhớ tới những ghi nhận của mính về chình thế hệ

của mính. Tôi có cảm tưởng rằng, những người bạn Mỹ vừa hào hiệp vừa ngây thơ kia, rồi ra sẽ

không thoát ra khỏi được ngõ cụt mà tôi đang lúng túng tím cách thoát ra…

Có lẽ, tôi muốn trấn an mính về một điều khác, sâu thẳm hơn.

Thế hệ chiến tranh Việt Nam của nước Mỹ, rồi đây có lẽ họ sẽ nhắm mắt nằm xuống mang theo

xuống mồ những xung khắc giữa họ với nhau. Những xung khắc ấy có thể có thật, có thể chỉ là giả

tưởng, có thể chỉ là những hỏa mù của chình trị và thời cuộc. Nhưng chắc chắn một điều, dù cho có những xung khắc thật giữa họ đi nữa, thí sự xung khắc ấy không phải là sự xung khắc của họ với

nước Mỹ, hay nói cách khác, với tổ quốc của họ.

Tương tự như vậy, là thế hệ chiến tranh Việt Nam của người Việt Nam. Tôi muốn đặc biệt nhấn

mạnh đến những người ở bên phìa gọi là thua trận ngày 30 tháng tư 1975 và hiện đang lưu vong

khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến tranh Quốc Cộng và những hệ quả 30 năm sau chiến tranh của nó

khiến đã có một sự chia rẽ trầm trọng chưa từng có trong lịch sử giữa những người Việt ở hai bên

cuộc chiến. Nhưng dù ở bên nào, thắng hay thua, họ không hề có sự xung khắc với đất nước của

mính. Chấp nhậncuộc sống lưu vong không có nghĩa là từ bỏ Tổ Quốc. Sự hòa giải – nếu thật sự

có được sự hòa giải – là sự hòa giải giữa những những người Việt dính líu đến cuộc chiến tranh bằng cách này hay cách khác. Tuyệt đối không hề có sự hòa giải giữa những người lưu vong và tổ

quốc của họ. Bởi vì, từ ban đầu, đã không hề có sự xung khắc để nói đến sự hòa giải.

Bi thảm hơn cả bi kịch nước Mỹ, thế hệ chúng tôi, một thế hệ bị nguyền rủa cho đến ngày từng

người nhắm mắt xuôi tay, mang trong lòng một vết thương không bao giờ lành hẳn. Năm tháng rồi sẽ

qua đi như đã từng qua đi. Chẳng bao lâu nữa, những tranh cãi hôm nay và cái buốt rát của vết

thương còn mở miệng sẽ trở thành quá khứ. Chỉ xin được công bằng với nhau khi còn sống, đừng

đánh tráo khái niệm trường cửu về tổ quốc với cái tồn tại ngắn ngủi của một chình quyền, của một

nhóm người may mắn ở thế thượng phong trong cuộc đối đầu.

Bởi lẽ, lịch sử sẽ là chứng nhân trung thực nhất.

[1]Bài này được viết trước ngày bầu cử Tổng Thống ở Mỹ.

Nguyễn Khánh Long dịch

Sống và chết sau chiến tranh Việt Nam

Karpati Ildiko

Khi cuốn phim Kẻ săn hươu ( The Deer Hunter) của đạo

diễn Michael Cimino được trính chiếu (1978) trên đất

Mỹ, nó đã bị cấm ở nhiều nước khác, dĩ nhiên, trong đó

có Việt Nam. Lý do cấm chiếu đến ngày nay vẫn không

thể hiểu được. Chình điều đó, phần lớn, đã làm bộ phim

trở thành huyền thoại. Và hơn nữa, với nhạc phim không

thể nào quên, với những cảnh "roulette Nga" lặp đi lặp lại

nhiều lần, bộ phim xếp hàng đầu trong thể loại phim về

chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến đẫm máu này đã giành

được cho chình nó một thể loại phim riêng biệt, "khá đặc

thù" trong lịch sử điện ảnh nước Mỹ. Kẻ săn hươu còn có

vị trì đặc biệt giữa những cuốn phim mang đề tài chiến

tranh. Phim nói về một cuộc chiến. Một cuộc chiến cũng

có vị trì đặc biệt trong lịch sử của nước Mỹ. Có thể nói,

chiến tranh Việt Nam, đến bây giờ, vẫn là "cơn sốc kéo

dài" trong xã hội Hoa kỳ. Bao "đứa con oai hùng" của "dân tộc oai hùng" đã bỏ mạng tại Việt Nam.

Đây là cuộc chiến đầu tiên mà xã hội Mỹ lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Cuộc chiến gây nỗi đau cho

tất cả các bà mẹ. Cuộc chiến chẳng thà bị hy sinh còn hơn sống sót trở về. Cả xã hội Mỹ chỉ thấy

rằng những đứa con trẻ trung của họ, hoặc chết mất xác trên một mảnh đất xa lạ, cách nước Mỹ hàng nghín cây số, nơi họ không có phận sự gí cả, hoặc trở về với thân tàn ma dại, tinh thần suy sụp.

Những gí họ trải qua trong cuộc chiến đã làm thay đổi và biến dạng hoàn toàn những người lình Mỹ

trở về. Vĩnh viễn họ trở thành những "phế nhân" trong xã hội Mỹ, trong cái công việc gọi là "thực hiện những giấc mơ Mỹ". Các bà mẹ Mỹ không biết phải làm gí với chúng. Nước Mỹ không "giải toả" được "cơn sốc kéo dài" này, cũng như không thể "xoa dịu" được "nỗi đau" thất bại trong chiến tranh Việt Nam. Điện ảnh, cũng như những ngành nghệ thuật khác, cố gắng miêu tả, vẽ lên cái thực, cái chình của những vấn đề xã hội. Nghệ thuật phần nào "giải toả" các "cú sốc" và giúp hiểu được những điều đã xảy ra. Chình ví thế, chỉ sau cuộc chiến vài năm, nhiều đạo diễn bắt tay ngay vào công việc làm phim về đề tài "muôn màu" của cuộc chiến này. Hàng loạt phim về chiến tranh Việt Nam ra đời. Chiến tranh, một "món hàng" đắt khách. Đối với các đạo diễn phim lại càng "hời". Ví trong cùng một lúc, họ đưa cho người xem những phong cảnh phim tuyệt diệu, những tính huống kịch tình

tuyệt vời. Phải nói rằng đạo diễn Cimino rất tài tính trong việc dựng cuốn phim này. Ông không quan

tâm đến việc đưa lên màn ảnh những cảnh chết chóc rùng rợn thường thấy ở những bộ phim khác

(như trong phim Apocalypse Now, 1979, của Coppola), mà chú trọng vào việc làm nổi bật những mối quan hệ giữa người với người. Đây chình là giá trị chủ yếu của Kẻ săn hươu. Milos Forman, đạo diễn phim tài ba của Cộng hoà Séc đã quay một cuốn phim về lớp trẻ thời hippy ở Mỹ. Cuốn phim mang

tựa đề Cất cánh ( Taking Off, 1971). Có thể nói: đây là một bộ phim hay. Hay hơn rất nhiều so với Tóc ( Hair, 1979) nhưng không có tiếng tăm tương xứng. Với cái nhạy cảm mang tình xã hội học và tâm lý học, Milos Forman đã làm toát lên rất rõ sự "gián đoạn" giữa hai thế hệ: các thanh niên hippy và cha mẹ họ. Nếu có thể đặt một cái tên khác cho Kẻ săn hươu, thí đó sẽ là "Sự gián đoạn". Kẻ săn hươu bộc lộ rất sát sự "gián đoạn" hoàn toàn, không thể "chắp nối" được, giữa những chiến binh

"thất trận trở về" với những người dân Mỹ bính thường. Để đạt được mục đìch này, Cimino đã chọn cách kể chuyện diễn giải không có kết thúc, đượm màu sắc và âm thanh của một thiên anh hùng ca.

Bộ phim dài ba tiếng đồng hồ. Đoạn đầu (gần nửa thời gian cả bộ phim), giới thiệu rất chi tiết và đầy cảm xúc về ba chàng trai (những nhân vật chình): Mike, Steve và Nick, cùng với môi trường sống

của họ. Họ là những người công nhân bính thường. Họ làm việc. Tan tầm rủ nhau đi quán. Hôm sau,

đám cưới của một người trong số họ. Rồi buổi đi săn hươu cuối cùng trước khi bay sang Việt Nam

xung trận. Đám cưới được "miêu tả" dài dòng, siêu hiện tại, với những điệu nhảy dân gian chân chất.

Không có gí đặc biệt cả. Trên màn ảnh chỉ là một thị trấn nhỏ. Hiu quạnh. Một xưởng máy. Một

quán bia đơn độc. Một trò giải trì duy nhất: đánh bi-da. Một ngôi nhà văn hoá, nơi dưới các lá cờ Mỹ

và các tấm ảnh chân dung phóng to của các chú rể, diễn ra các đám cưới của các cô dâu đã khéo léo

"che đậy" sự mang thai của mính. Rồi cảnh phim chuyển đột ngột: các chàng trai đang xả đạn trong một cánh rừng Việt Nam đầy khói và lửa. Theo sát nội dung cuốn phim, Cimino muốn tạo nên một

cái tương phản: các chàng trai không có phận sự gí trên đất Việt Nam. Và người xem không thể hiểu nhầm ý hướng này của ông, khi được biết những nhân vật chình trong phim là những người Nga

(Nick, thực tế là Nikolai). Những người lình bảo vệ đất nước Hoa Kỳ trên lãnh thổ Việt Nam, trong khi họ không phải là người Mỹ!

Bên cạnh đó, những người dân của cái thị trấn bính lặng này sống trong một khuôn khổ xã hội nhiều hạn chế: phải ngoan đạo, các cô gái không được mang thai trước khi chình thức về nhà chồng, hoặc

nam giới không được kết hôn với các cô gái xa lạ v.v... Nhưng ví đề tài chình của Kẻ săn hươu không phải là cuộc sống của cái làng nhỏ này, nên Cimino, cùng với nhà quay phim "gạo cội"

Zsigmond Vilmos, chỉ phác hoạ vài nét tượng trưng biểu cảm trong đoạn đầu của cuốn phim. Để

quay những cảnh bên ngoài, máy quay luôn luôn ở một độ cao nhất định rồi hạ dần xuống: các

đường dây tải điện được thấy rõ nét trên màn ảnh. Rất nhiều đường nét đen đủi, xám xịt cắt vỡ ngang dọc quang cảnh thị trấn. Nếu ống quay đi từ dưới lên thí người xem sẽ thấy một cảnh khác hẳn: một bầu trời cao xanh, không một gợn mây bao trùm lên một thị trấn bính yên. Nhưng không: trên màn

ảnh hiện lên cảnh những người dân trong một không gian rối rắm, không thanh tịnh. Về những cảnh

bên trong: bắt đầu từ những khuôn mặt cận cảnh. Sau khi người xem đã nhận biết được nhân vật, ống kình rời dần ra xa. Môi trường sống của nhân vật: khoảng không trống rỗng, căn phòng bừa bộn.

Cimino đạt được mục đìch: người xem đầu tiên được quan sát nhân vật, có nhận định về nhân vật,

sau đó cố gắng tím hiểu nhân vật trong môi trường sống của họ.

Nguyên tắc tạo hính này được vận dụng theo suốt chiều dài cuốn phim: Cimino chú trọng vào chình

nhân vật, tính huống cụ thể chỉ là thứ yếu. Ví thế không thể thấy những thước phim hành động, chỉ

còn những trạng thái. Cimino tỉ mỉ giới thiệu từng trạng thái, không quan tâm đến quá trính chuyển cảnh. Người xem không thấy cảnh Mike, Steve và Nick nhập ngũ như thế nào, họ bay sang Việt Nam

ra sao, cũng như cái gí xảy ra với họ ở đó... Trên màn ảnh liên tiếp các trạng thái: các chàng trai bị

nhốt trong một cái cũi "tù" lềnh bềnh trên dòng Mê Kông, máu tươi của các nạn nhân đang rỉ xuống cổ, và vài phút sau họ đã phải "chơi" "roulette Nga" với nhau. Đến đây người xem có thể nhận định rằng: trên đất nước Việt Nam được vẽ lên bởi Cimino không có một cuộc chiến nào hết, chỉ có

những cực hính không bao giờ chấm dứt. Những chàng trai này không có khả năng chiến đấu, người

xem không được chứng kiến một cảnh "xung trận" nào của họ, mà chỉ thấy những hính hài thương tìch, đầy máu me, bùn lầy, đang tím cách thoát khỏi cái gọi là "cuộc chiến bảo vệ nước Mỹ". Họ

cũng không thể hiểu được làm sao họ lại "sa lầy" vào cái "trạng thái cực hính" triền miên này. Sau đó họ tách rời nhau ra, mỗi người một ngả. Và chúng ta, những người xem, sau gần một tiếng đồng hồ,

lại trở về cái "trạng thái ban đầu": trước mắt mính cái thị trấn nhỏ bé không tên trên đất Mỹ, nhưng với tính huống hoàn toàn khác.

Người xem chỉ thấy cảnh Mike trở về. Trốn tránh mọi người thân, bạn bè. Anh xa lánh hầu như tất

cả. Cimino đã "ngốn" hai tiếng đồng hồ để đưa chúng ta đến những đoạn phim này, với mục đìch: người xem cảm nhận được sự khác biệt. Đó là: giữa những người ở lại và các binh lình sống sót trở

về có một vực thẳm không đáy. Cái vực thẳm không thể "lấp" kìn được. Cái vô hiệu quả của sự hoà nhập trở lại cuộc sống bính thường, mặc dù cái thị trấn bé nhỏ và người dân của nó không thay đổi.

Chỉ có ba chàng trai đi xa một thời gian. Khi trở về, Mike đã "mất chỗ đứng" nơi đây. Những gí anh thấy và trải qua ở Việt Nam làm anh có cái nhín khác hẳn về cuộc sống, về cái chết, về ý nghĩa của cả hai điều ấy. Đối với người dân ở thị trấn, đó như một thông điệp không thể giải mã được.

Tại châu u, chúng ta được xem khá nhiều phim tương tự và được đọc khá nhiều sách về đề tài Lò

Thiêu (Holocaust). Sự trở về từ "cõi chết" của những kẻ "sống sót" là một niềm vui cho đến khi họ

vỡ lẽ ra rằng: ví cuộc đời của những người bên ngoài quá bính thường, nên họ không thể hiểu và cảm thông cho những số phận bên trong các trại tập trung, "thoát" hơi độc ngạt trở về. Chía khoá để hai con người biết và hiểu nhau ở chỗ: họ phải có chung quá khứ, cùng trải qua những "khúc khuỷu"

trong khoảng thời gian nào đó trên "đường" đời, hoặc ìt nhất phải có chung kinh nghiệm sống. Thiếu

những điều trên, họ là những người "dưng". Cùng lắm chỉ nói chuyện "suông" với nhau. "Xả thân"

vào một cuộc chiến, coi như con người bị tách ra khỏi chình cuộc sống của mính. Họ rơi ra ngoài

quỹ đạo sống bính thường và không thể quay trở lại. Điều trớ trêu: không có một con đường nào

khác cho họ. Nhà văn Hung Kertész Imre đã đặt tên cho cái trạng thái bi ai ấy một cái tên đầy triết lý phương Đông: "Không số phận". Số phận đời thường của Mike đã bị "đánh cắp", và anh ta không được "ban phát" một số phận khác thay thế. Có hoạ chăng, chỉ là một trạng thái sống mù mờ, không lối thoát. Cũng giống như những người thoát chết từ Holocaust trở về, cựu chiến binh Mỹ chỉ "cà nhắc" trong cái cảnh ngộ không thể định nghĩa được. Cảnh ngộ này (trước đó là quê hương, tổ quốc của họ: đất nước Hoa kỳ oai hùng) đã "tước" mất số phận đời thường của những người lình Mỹ (mặc dù họ sẵn sàng hiến thân để bảo vệ nó), chỉ để lại cho họ một trạng thái "sống" mòn mỏi. Những chàng trai như Mike không biết phải làm gí với trạng thái "sống" quái gở này.

Với lời thề không bao giờ bỏ rơi bạn, Mike quay lại Sài Gòn tím Nick. Hòng đưa Nick trở về quê

hương, nhưng Mike đã nhầm. Cả hai người: Nick (từ Sài Gòn) và Steve (từ bệnh viện) đều không

muốn quay lại chốn cũ. Họ cảm nhận điều Mike đã nghiệm ra: cuộc sống của họ trên quê hương đã

chấm dứt.

Điều nghịch lý lớn nhất sau chiến tranh Việt Nam: không phải chiến trường, mà là Đất Mẹ không

còn, nơi "trở về" đã mất đi. Chúng ta có thể thấy sự nhận biết này của Nick trong cảnh phim: anh thử

gọi điện về nhà nhưng không được. Quê hương đối với anh không tồn tại nữa, hoặc ìt ra, không thể

"móc nối" được. Chình ví thế (theo nhiều nhà phê bính điện ảnh) Kẻ săn hươu nên dừng lại bằng cái chết của Nick. Đoạn cuối diễn tả đám tang và việc rời viện về nhà của Steve chỉ là nhầm lẫn của

Cimino. Cũng có thể, đơn giản là ông không muốn kết thúc bộ phim, không có cái "chấm hết". Cơn sốc "triền miên" này không bao giờ hết trên đất Mỹ!

Mike, người thợ săn tinh tường và kỷ luật, có một nguyên tắc đi săn cho riêng mính: hạ con thú chỉ

bằng một viên đạn. Mike giữ vững tinh thần trong mọi tính huống. Anh cứu Steve và Nick thoát khỏi cái địa ngục trần gian của cuộc chiến. Nhưng cũng chình cái bản lĩnh kiên định của Mike đã làm anh bị nhầm. Bởi ví từ đầu đến cuối anh luôn nghĩ rằng: có thể đánh bại mọi cuộc chiến, anh là kẻ chiến thắng, vinh quang trở về. Nhưng sự thật lại là: Cuộc chiến Việt Nam đã nhấn chím các anh vào rất

sâu trong cái địa ngục kinh người của nó từ lâu!

Để diễn tả điều này, Cimino sử dụng nhiều hính ảnh (đặc tình chung của điện ảnh!). Nhưng cũng

chình ví vậy mà không thể hiểu được đoạn kết của cuốn phim. Nếu chúng ta muốn giải thìch bộ phim

một cách trừu tượng hơn, phải nhờ vào tài ba của nhà quay phim Zsigmond Vilmos. Phim bắt đầu

bằng quang cảnh của một nhà máy đầy tia lửa phát ra từ những máy hàn, tiện, giũa. Người xem có

thể tiếp cận với một chi tiết mang tình thần thoại: Những vị thánh đang tạo nên những chất siêu thế

giới, báo hiệu sự ra đời của một cuộc chiến với địa ngục "dầu sôi lửa bỏng" của nó. Cảnh tiếp: một

ban ngày tuyệt diệu - tiệc cưới tưng bừng, cuộc đi săn thành công (những biểu tượng của một người đàn ông trưởng thành). Ban đêm tiếp nối ban ngày, hay nói cách khác: sau cuộc sống trọn vẹn là cái chết. Và Việt Nam bắt đầu từ đây: chúng ta gặp lại các chàng trai "oai hùng" trong một trạng thái khác hẳn: họ bị nhốt trong một cái cũi dưới một dòng sông. Sau đó, cũng từ dòng sông này họ thoát chết. Dòng sông ở đây, (như chúng ta đã thấy trong phim Apocalyse Now: những người lình Mỹ bơi trên đoạn sông dài đầy xác chết) chình là dòng sông Styx trong thần thoại Hy lạp. Dòng sông ngăn

cách giữa trần gian và thế giới bên kia. Nước của dòng Styx có một tình chất đặc biệt: nó làm cho các vị thánh trở thành bất diệt!

Các chàng trai của chúng ta bước vào địa ngục từ đây. Đối với thế giới trần gian, họ là những thây ma. Ví thế, những người dân của thị trấn bé nhỏ đã không nhận thấy sự trở về của Mike. Anh không

tím thấy chỗ đứng của mính trong xã hội. Anh như một hồn ma từ thế giới bên kia, lượn lờ trên quê nhà. Cảnh người vợ của Steve ngất xỉu khi nhín thấy chồng thương tật trở về càng khẳng định rõ điều này: chị như nhín thấy những bóng ma. Một chi tiết nữa cũng cần nhắc tới: Từ lúc trở về, Mike

không cởi bỏ quân phục, bởi ví trong bộ quân phục anh chỉ là một cái xác của thế giới tâm linh.

Khung cảnh trở thành có chung một ý nghĩa khi Mike quay lại Việt Nam: Sài Gòn, lại với cảnh ban

đêm. Mike tím thấy Nick tại nơi mà chỉ có thể đến đấy bằng đường thuỷ. Anh phải trả số tiền lớn cho người chèo đò: Cimino khéo léo đưa vào phim một tính tiết cơ bản của thần thoại Hy lạp. Những

người khách (chình xác hơn, linh hồn của họ), cần phải trả tiền cho Kharon, người lái thuyền, mới có thể đi sang được thế giới bên kia.

Giống như tất cả những người hùng thần thoại: Mike phải đi xuống "âm phủ" để tím một người bạn đã chết. Mike đã tím thấy chình mính. Ở đây anh phải tự hiểu ra rằng: bản thân anh cũng đã chết.

Mike nghĩ rằng: anh đi cứu vớt một người bạn, nhưng lại vỡ lẽ ra: anh phải giải thoát cho linh hồn bị

đày đoạ của chình mính. Đó là bởi ví linh hồn của Nick đã thuộc về thế giới bên kia, bởi ví Steve với thân xác khốn khổ, sống mà như đã chết. Chỉ Mike tưởng rằng: anh sẽ lên được thiên đường, chình

xác ra, quay trở lại cuộc sống bính thường. Mike phải hiểu ra rằng: cái thiên đường (cuộc sống bính thường) đối với anh, không có thực. Mike phải tự nhận ra rằng: vĩnh viễn anh không thể đi săn hươu được nữa. Một thây ma làm sao có thể "bắn" một sinh vật? Đó chình là triết lý của trò chơi "roulett Nga": những tay chơi "roulett Nga" đã chết từ lâu, không cần chờ tới lúc súng của họ nổ. Ví thế, Nick "chơi" được khá lâu trò này, anh biết rằng anh đã chết. Ngay ở đoạn đầu của phim, chúng ta nhín thấy một điều tiên báo: trong đám cưới có một người lình Mỹ từ chiến trường Việt Nam trở về.

Anh ta không "thèm" nói chuyện với các "người hùng" của chúng ta, lẳng lặng đến, rồi lẳng lặng ra đi. Thực ra, anh ta đến để mang đi linh hồn của các chàng trai về thế giới bên kia...

Tóm lại có thể hiểu Kẻ săn hươu theo nghĩa như vậy, giá như không có vài thước phim miêu tả đám tang ở đoạn cuối. Nhưng phải hiểu rằng, để có thể dẫn dắt khán giả đến được ý nghĩa chình của một

cuốn phim, cần phải có nhiều cảnh tưởng chừng như không "ăn nhập" vào đâu. Đấy là tài nghệ của các nhà làm phim xuất sắc. Không phải ngẫu nhiên mà Kẻ săn hươu đã đạt được giải Oscar cho phim hay nhất.

Lời cuối: Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.

Nguồn: http://vnthuquan.net

Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.

Nguồn: talawas.de

Được bạn: ms đưa lên

vào ngày: 3 tháng 3 năm 2005

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: