Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598)
Thời gian 1592-1598
Địa điểm Bán đảo Triều Tiên
Kết quả Triều Tiên và Trung Quốc chiến thắng.
Tham chiến
Triều Tiên dưới thời nhà Triều Tiên,
Trung Quốc dưới triều nhà Minh,
Kiến Châu Nữ Chân
Nhật Bản dưới thời Toyotomi Hideyoshi
Chỉ huy
Triều Tiên
Triều Tiên Tuyên Tổ
Thế tử Quang Hải
Lý Thuấn Thần†,
Quyền Lật,
Liễu Thành Long,
Lý Ức Kỳ†,
Nguyên Quân†,
Kim Mệnh Nguyên,
Yi Il,
Sin Rip†,
Quách Tái Hữu,
Kim Thời Mẫn†
Trung Quốc
Minh Thần Tông,
Lý Như Tùng† (pr.),
Lý Như Bách,
Ma Quý (pr.),
Qian Shi-zhen,
Ren Ziqiang,
Yang Yuan,
Zhang Shijue,
Trần Lân
Nhật Bản
Toyotomi Hideyoshi,
Katō Kiyomasa,
Konishi Yukinaga,
Kuroda Nagamasa,
Todo Takatora,
Katō Yoshiaki,
Mōri Terumoto,
Ukita Hideie,
Kuki Yoshitaka,
So Yoshitoshi,
Kobayakawa Takakage,
Wakizaka Yasuharu,
Shimazu Yoshihiro,
Kurushima Michifusa†
Lực lượng
Triều Tiên
84.500 quân Triều Tiên,
(lúc đầu)
Ít nhất 22.600 người tình nguyện và quân nổi dậy Triều Tiên
Trung Quốc
Lần thứ nhất (1592-1593)
43.000+[1]
Lần thứ hai (1597-1598)
100.000[2]
Nhật Bản
Lần thứ nhất (1592-1593)
Khoảng 160.000-235.000
Lần thứ hai (1597-1598)
Khoảng 140.000
Tổn thất
Korea
Tổng số quân 300.000[3] Trung Quốc
Tổng số quân 30.000[4][5]
Nhật Bản
Tổng số quân 130.000
Tổng số quân + dân 1.000.000[6]
.
Hai cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản và những trận đánh sau đó trên bán đảo Triều Tiên diễn ra trong những năm 1592-1598. Toyotomi Hideyoshi đưa nước Nhật mới thống nhất vào cuộc xâm lược đầu tiên (1592-1593) với mục đích công khai nhắm đến Triều Tiên, Nữ Chân, nhà Minh Trung Quốc, và cả Ấn Độ.[7] Cuộc xâm lược thứ hai (1594-1596) không có mục đích kiêu căng muốn chinh phạt cả thế giới mà thay vào đó nhắm đến việc tấn công trả đũa người Triều Tiên.[7] Hai lần viễn chinh này còn được gọi là Những cuộc xâm lược Triều Tiên của Hideyoshi, Chiến tranh Bảy năm (theo độ dài cuộc chiến) và Chiến tranh Nhâm Thìn.[8] Tên tiếng Nhật của cuộc chiến có nghĩa là, "Chiến dịch Triều Tiên"; và tiếng Trung Quốc, "Đông chinh".[9]
Tên gọi
Cuộc xâm lược thứ nhất (1592-1593) được gọi theo nghĩa đen trong tiếng Triều Tiên là "Nổi loạn của cướp biển Nhật Bản (= 倭 |wae|) (= 亂 |ran|) năm Nhâm Thìn" (1592 là năm Nhâm Thìn). Cuộc chiến thứ hai gọi là "Chiến tranh Đinh Dậu". Vì Triều Tiên chưa bao giờ coi Nhật Bản là một quốc gia ngang bằng và chỉ coi đó là một vùng đất thấp hèn cho đến tận thời hiện đại, các sử gia của Nhà Triều Tiên không ghi chép về cuộc xung đột với tư cách một cuộc chiến trong các thư tịch chính thức. Trong khi đó, người Nhật gọi hai cuộc chiến này là Văn Lộc chi dịch (Bunroku no eki) và Khánh Trường chi dịch (Keichō no Eki) vì Văn Lộc và Khánh Trường là hai niên hiệu của Thiên hoàng Hậu Dương Thành. Trong tiếng Trung Quốc, hai cuộc chiến được gọi là "Nhâm Thìn Vệ quốc Chiến tranh" hay "Vạn Lịch Triều Tiên chi thùy", theo niên hiệu của Hoàng đế Trung Hoa.
Tác động
Ngoài thiệt hại nhân mạng, Vương quốc Triều Tiên còn phải chịu mất mát khủng khiếp về văn hóa, kinh tế và cơ sở hạ tầng, bao gồm việc suy giảm với số lượng lớn đất trồng trọt được,[8] thiêu hủy và cướp phá nhiều tác phẩm nghệ thuật, thủ công quan trọng, các thư tịch lịch sử, và bị bắt đi nhiều thợ thủ công và nhà kỹ thuật. Trong chiến tranh, các cung điện Gyeongbokgung, Changdeokgung và Changgyeonggung bị thiêu rụi nên Deoksugung được sử dụng làm cung điện tạm thời.[10] Gánh nặng tài chính lên Trung Quốc ảnh hưởng bất lợi đến khả năng quân sự và góp phần vào sự sụp đổ của nhà Minh và sự trỗi dậy của triều Thanh.[11] Tuy vậy, hệ thống triều cống lấy Trung Quốc làm trung tâm mà nhà Minh đã bảo vệ được nhà Thanh phục hồi, và quan hệ thương mại bình thường giữa Triều Tiên và Nhật Bản sau đó cũng tiếp tục.[12]
Bối cảnh
Triều Tiên và Trung Quốc trước chiến tranh
Năm 1392, Tướng quân Triều Tiên là Lý Thành Quế đảo chính thành công tiếm quyền Cao Ly U Vương, sau đó, các thuộc hạ của ông ép Lý phải nhận vương miện, do đó, lập nên nhà Triều Tiên.[13]. Do thiếu dòng máu Vương tộc, để tìm kiếm tính hợp pháp cho sự thống trị của mình, triều đình mới tham gia vào hệ thống triều cống trong khái niệm Thiên mệnh và nhận được sự công nhận từ Trung Quốc [14]. Dưới quyền Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu cuối thế kỷ 15, Nhật Bản cũng có được một chỗ trong hệ thống triều cống (mất đi năm 1547, xem hai jin).[15][16] Trong hệ thống chư hầu, Trung Quốc có vị trị anh cả, Triều Tiên là anh hai, và Nhật Bản chỉ xếp vị trí cuối cùng.[17]Không giống như tình hình qua hơn một ngàn năm trước đó khi các triều đại Trung Quốc giữ mối quan hệ đối nghịch với quốc gia lớn nhất của người Triều Tiên (Cao Câu Ly), nhà Minh Trung Quốc có quan hệ thương mại và ngoại giao gần gũi với nhà Triều Tiên, vốn cũng liên tục hưởng lợi từ quan hệ buôn bán với Nhật Bản.[18]Hai nhà, Minh và Triều Tiên, có nhiều điểm chung: đều nổi lên trong thế kỷ 14 với sự tuy tàn của nhà Nguyên, xã hội đi theo tư tưởng Nho giáo; và đối mặt với nhiều mối nguy từ ngoại bang (những cuộc đột kích của người Nữ Chân và cướp biển Wokou).[19] Về nội trị, cả Trung Hoa và Triều Tiên đều gặp rắc rối với những cuộc đấu đá giữa các phe cánh chính trị, điều sẽ ảnh hưởng quan trọng tới các quyết định của người Triều Tiên trước chiến tranh, và thời hậu chiến với người Trung Quốc.[20][21] Thương mại độc lập với nhau và cùng có kẻ thù chung dẫn đến việc Triều Tiên và nhà Minh Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị.
Sự chuẩn bị của Hideyoshi
Cho đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 16, Hideyoshi là daimyō đã thống nhất toàn bộ Nhật Bản, và mới có một thời gian hòa bình ngắn ngủi. Vì Hideyoshi nắm quyền với sự hiện diện của dòng Thiên hoàng Nhật Bản hợp pháp, ông tìm kiếm quyền lực quân sự để hợp pháp hóa sự thống trị của mình và giảm sự phụ thuộc của ông vào triều.[22] Người ta nói rằng Hideyoshi lên kế hoạch xâm lược Trung Quốc để hoàn thành giấc mơ của vị chủ nhân quá cố, Oda Nobunaga,[23] và giảm nhẹ mối đe dọa có thể việc mất trật tự xã hội và nổi loạn của một số lượng lớn samurai và binh lính.[24] Nhưng cũng có thể Hideyoshi đã có một mục đích thực tế hơn là chinh phục những quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn (ví dụ như Ryukyu, Luzon, Đài Loan, và Triều Tiên), và đặt mối quan hệ thương mại với các nước lớn hơn hoặc xã hơn, vì [22] trong suốt cuộc xâm lược Triều Tiên, Hideyoshi tìm kiếm việc bán chịu trả dần hợp pháp với Trung Quốc [22] Hideyoshi cần uy quyền quân sự tối cao, biện hộ cho việc thống trị thiếu sự ủng hộ của Hoàng gia. Trên bình diện quốc tế, ông muốn Nhật Bản làm trung tâm với các nước láng giềng thần phục nước Nhật [22]. Nhà sử học Kenneth M. Swope phát hiện ra một tin đồn lan truyền thời đó rằng Hideyoshi có thể là một người Trung Quốc chạy đến nước Nhật để chốn tranh pháp luật, do đó muốn trả thù Trung Quốc.[25]Sự thất bại của thành Odawara của Hōjō năm 1590[26] cuối cùng đã mang đến lần thống nhất thứ hai của nước Nhật,[27] và Hideyoshi bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến kế tiếp. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1591, các daimyo Kyushu và đội ngũ lao động của mình xây dựng thành tại Nagoya (ngày nay là Karatsu) làm trung tâm cơ động của đội quân xâm lược.[28]Hideyoshi lên kế hoạch cho một cuộc chiến có thể xảy ra với Triều Tiên từ lâu trước khi thống nhất Nhật Bản, và chuẩn bị trên nhiều mặt. Ngay từ năm 1578, Hideyoshi, khi đó chiến đấu dưới trướng Nobunaga chống lại Mōri Terumoto vì quyền kiểm soát vùng Chūgoku của Nhật Bản, thông báo với Terumoto kế hoạch xâm lược Trung Quốc của Nobunaga.[29] Năm 1592, ông tự mình gửi một bức thư đến Philippines đòi cống phẩm từ vị toàn quyền và nói rõ rằng Nhật Bản đã nhận triều cống từ Triều Tiên (là một sự hiểu lầm, như sẽ giải thích ở phía dưới) và Ryukyu.[30]Với chuẩn bị quân sự, việc đóng gần 2.000 thuyền có lẽ đã bắt đầu từ năm 1586.[31] Để ước lượng sức mạnh quân đội Triều Tiên, Hideyoshi cử một hạm đội đột kích gồm 26 thuyền đến bờ biển phía Nam Triều Tiên năm 1587, và ông kết luận rằng người Triều Tiên chỉ là lũ bất tài .[32] Về phương diện ngoại giao, Hideyoshi bắt đầu thiết lập quan hệ bạn hữu với Trung Quốc từ lâu trước khi hoàn thành việc thống nhất Nhật Bản và giúp canh phòng tuyến hải thương chống lại wakō.[33]
Thái độ ngoại giao giữa Nhật Bản và Triều Tiên
Năm 1587, Hideyoshi cử sứ thần đầu tiên của mình Tachibana Yasuhiro,[34] đến Triều Tiên, vào thời trị vì của Vua Seonjo[35] để tái lập quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Nhật Bản (đổ vỡ vì các cuộc tập kích quấy nhiễu của cướp biển Nhật Bản năm 1555)[36], mà Hideyoshi hy vọng rằng sẽ sử dụng nó làm bàn đạp để thuyết phục nhà Yi về phe Nhật Bản trong cuộc chiến chống Trung Quốc.[37] Yasuhiro, với tiểu sử là một chiến binh và thái độ khinh mạn với các quan lại và phong tục Triều Tiên, mà ông coi như đàn bà, không thể có được lời hứa về một sứ đoàn thương lai từ Triều Tiên.[38] Khoảng tháng 5 năm 1589, sứ đoàn thứ hai của Hideyoshi, bao gồm cả Sō Yoshitoshi (hay Yoshitomo),[39] Gensho và Tsuginobu đến Triều Tiên và có được lời hứa về một sứ đoàn Triều Tiên đến Nhật Bản để đổi lấy quân nổi loạn Triều Tiên trốn chạy đến Nhật.[38] Thực ra, năm 1587 Hideyoshi đã ra lệnh cho Sō Yoshinori, cha của Yoshitoshi và là daimyō của Tsushima, gửi cho Joseon tối hậu thư phục tùng nước Nhật và tham gia vào cuộc xâm lăng Trung Quốc, hay chiến tranh với Nhật Bản. Tuy nhiên, vì Tsushima thu lợi từ vị trí thương mại đặc biệt, là trạm kiểm soát duy nhất đến Triều Tiên cho mọi tàu thuyền Nhật Bản và được Triều Tiên cho phép buôn bán bằng 50 tàu của mình,[40] nhà Sō trì hoãn cuộc thương thảo gần 2 năm.[39] Thậm chí khi Hideyoshi hồi phục lại yêu cầu của mình, Sō Yoshitoshi giảm chuyến thăm đến triều nhà Yi thành một chiến dịch để củng cố mối quan hệ giữa 2 nước. Khi gần hết thời gian đi sứ, Yoshitoshi tặng cho Vua Seonjo một đôi công và một khẩu súng hỏa mai - hỏa khí tiên tiến đầu tiên ở Triều Tiên.[41] Yu Seong-ryong, một quan văn cao cấp, cho rằng quân đội nên sản xuất súng hỏa mai, nhưng triều đình nhà Yi không làm nổi.[42] Việc thiếu hứng thú và đánh giá thấp khả năng của súng hỏa mai cuối cùng dẫn đến sự thiệt hại nặng nề của quân đội Triều Tiên đầu cuộc chiến.Tháng 4 năm 1590, sứ thần Triều Tiên bao gồm Hwang Yun-gil, Kim Saung-il và những người khác[43] đến Kyoto, ở đây họ đợi trong 2 tháng trong khi Hideyoshi kết thúc chiến dịch chống lại Odawara và gia tộc Hōjō.[44] Khi ông trở về, họ trao đổi quà tặng theo nghi lễ và gửi bức thư của vua Seonjo đến Hideyoshi.[44] Hideyoshi đoán rằng người Triều Tiên đến để thể hiện lòng tôn kính như một chư hầu của nước Nhật, nhưng người Triều Tiên vẫn coi người Nhật như một đứa em như họ đã làm vậy hàng ngàn năm nay. Vì lý do đó, các sứ thần không nhận được sự đối xử trang trọng vì khi thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao; cuối cùng, sứ thần Triều Tiên yêu cầu Hideyoshi viết lời đáp từ với Vua Triều Tiên, và họ phải đợi nó ở cảng Sakai đến 20 ngày.[45] Bức thư, được phác thảo lại theo yêu cầu của các sứ thần vì nó quá khiếm nhã, yêu cầu Triều Tiên thần phục Nhật Bản và tham dự vào cuộc chiến chống Trung Quốc.[41] Khi các sứ thần trở về, triều đình Yi thảo luận nghiêm túc về lời mời của nước Nhật;[46] trong khi Hwang Yun-gil báo cáo với triều đình Yi các ước lượng đối nghịch nhau về thực lực và ý định quân sự của Nhật Bản và nhấn mạnh rằng, chiến tranh đang tới, Kim Saung-il khẳng định rằng lời nói của Hideyoshi chỉ là thứ bịp bợm. Hơn nữa, phần lớn các ước tính đều cho thấy người Nhật không đủ khả năng. Một số người, bao gồm Vua Seonjo, cho rằng nhà Minh nên được thông báo về thái độ xử sự với nước Nhật, vì nếu không làm như vậy, nhà Minh sẽ nghi ngờ về lòng trung thành của Triều Tiên, như triều Yi cuối cùng kết luận rằng phải đợi thêm nữa cho đến khi các diễn biến và hành động thích đáng trở nên chắc chắn.[47]Hideyoshi khởi động quan hệ ngoại giao với Triều Tiên với ấn tượng rằng Triều Tiên là một chư hầu của đảo Tsushima[cần dẫn nguồn], mà người Triều Tiên cho là của họ; triều đình Yi biết đến Nhật Bản như một quốc gia thấp kém so với Triều Tiên theo hệ thống triều cống của Trung Quốc, và hy vọng rằng cuộc xâm lược của Hideyoshi sẽ chẳng hơn gì những cuộc đột kích thường thấy của cướp biển Wako.[48] Triều đình Yi đón tiếp Gensho và Tairano, sứ đoàn thứ ba của Hideyoshi, bức thư của Vua Seonjo khiển trách Hideyoshi vì thách thức hệ thống triều cống Trung Quốc; Hideyoshi đáp lại bằng một bức thư thiếu tôn trọng, nhưng, vì nó không được đích thân mang đến như thông lệ, nên triều Yi mặc kệ nó.[49] Sau khi từ chối lời yêu cầu thứ hai, Hideyoshi tung quân tấn công Triều tiên năm 1592. Có những người chống đối cuộc xâm lược ở bên trọng chính quyền Nhật Bản; trong số đó có, Tokugawa Ieyasu, Konishi Yukinaga và Sō Yoshitoshi những người cố làm trọng tài phân xử giữa Hideyoshi và triều đình Joseon
Thực lực quân sự
Hai đe dọa a ninh chính với Triều Tiên và Trung Quốc vào thời điểm đó là người Nữ Chân, đột kích dọc biên giới phía Bắc, và wakō (cướp biển Nhật Bản), cướp bóc các làng mạc ven biển và thương thuyền.[50][51]Để chống lại người Nữ Chân, người Triều Tiên phát triển hải quân hùng manh, xây dựng phòng tuyến liên hoàn các pháo đài dọc sông Tumen, và giành quyền kiểm soát đảo Tsushima.[52] Thế phòng thủ này trong một môi trường tương đối hòa bình khiến người Triều Tiên dựa trên hỏa lực mạnh của thành trì và tàu chiến. Với việc du nhập của thuốc súng dưới triều Goryeo, Triều Tiên phát triển các khẩu đại bác tiên tiến, sử dụng rất hiệu quả trên biển. Thậm chí mặc dù là nguồn chính của công nghệ quâ sự mới ở Châu Á, Triều Tiên trội hơn cả về chế tạo đại bác và đóng tàu vào thời đó.[53]Nhật Bản, mặc khác, đang ở thời Chiến Quốc hơn một thế kỷ, vì vậy quân đội đã ủng hộ việc sử dụng súng hỏa mai du nhập từ Bồ Đào Nha hơn các vũ khí khác. Chiến thuật nàykhác về phát triển vũ khí và ứng dụng góp phân vào thế thống trị của người Nhật trên đất liền, trong khi Triều Tiên thống trị trên biển [54].Vì Nhật Bản trong tình trạng chiến tranh từ giữa thế kỷ 15, Hideyoshi có toàn quyền sử dụng đến nửa triệu chiến binh tôi luyện qua chiến đấu[55], lập nên quân đội chuyên nghiệp nhất ở Châu Á.[56] Trong khi các sứ quân hỗn loạn của Nhật Bản đánh giá rất thấp mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên với Nhật Bản,[57] một cảm giác thống nhất giữa các phe cánh chính trị khác nhau ở Nhật Bản, và cuộc săn lùng kiếm năm 1588, (tịch thu tất cả vũ khí từ nông dân) chỉ ra một điều khác.[58] Cùng với cuộc săn lùng của "Chiếu chia cắt" năm 1591, chấm dứt một cách có hiệu quả tất cả hoạt động cướp biển Nhật Bản wakō bằng cách cấm các daimyō trợ giúp cho cướp biển ỏ trong thái ấp của mình.[58] Mỉa mai là, người Triều Tiên tin rằng cuộc xâm lược của Hideyoshi sẽ chỉ là việc mở rộng các cuộc đột kích kiểu cướp biển trước kia, vốn đã bị đẩy lui.[59] Về vị thế quân sự của Joseon, quan văn Triều Tiên Yu Seong-ryong quan sát, "không có ai trong 100 [tướng quân Triều Tiên] biết phương pháp huấn luyện binh lính ":[60] trèo lên địa vị này phụ thuộc nhiều hơn vào các mối quan hệ xã hội thay vì tri thức quân sự.[61] Binh lính Triều Tiên vô tổ chức, được huấn luyện và trang bị kém,[62] và họ phần lớn được sử dụng để xây dựng các công trình như xây tường thành.[63]
Các vấn đề với chính sách phòng thủ của Triều Tiên
Có vài nhược điểm trong tổ chức quân đội Triều Tiên.[64] Một ví dụ là chính sách phòng thủ mà quan lại địa phương không thể tự mình chịu chống lại các cuộc xâm lược từ bên ngoài, nó nằm ngoài phạm vi quyền lực của họ cho đến khi một vị tướng cấp cap hơn, do triều đình bổ nhiệm, đến nơi với đội quân cơ động.[64] Sự sắp xếp này rất không hiệu quả ở điểm quân đội gần đó không hề hành động cho đến khi vị chỉ huy đến nơi và ra lệnh.[64] Thứ hai, vì các tướng được bổ nhiệm được xuất thân từ vùng khác, ông ta không quen với môi trường tự nhiên, kỹ thuật và nhân lực hiện có của vùng bị xâm chiếm.[64] Cuối cùng, vì quân chủ lực không bao giờ được duy trì, phần lớn quân đội được cấu thành từ những tân binh nghĩa vụ thời chiến được huấn luyện kém.[64] Triều Yi tiến hành được vài cải cách, nhưng thậm chí chúng còn lắm vấn đề hơn. Ví dụ như, trung tâm huấn luyện quân sự ra đời năm 1589 ở tỉnh Gyeongsang tuyển chủ yếu là các lính quá trẻ hoặc quá già (vì những người mà chính sách này nhắm đến có ưu tiên lớn hơn ví dụ như làm nông hay các hoạt động kinh tế khác), thêm vào đó là những quý tộc ưa mạo hiểm và những nô lệ mua tự do cho mình.[64]Thành trì Triều Tiên chủ yếu là loại "Sanseong", hay sơn thành,[65] bao gồm một bức tường đá, kéo dài xung quanh một ngọn núi theo hình con rắn.[56] Những bức tường này được thiết kế kém, ít sử dụng tháp canh và lỗ châu mai (thường thấy trong các công sự Châu Âu) và phần lớn đều thấp.[56] Chính sách thời chiến yêu cầu mọi người pahir di tản đến tòa thành gần đó và những người không làm được như thế sẽ bị coi là hợp tác với quân địch; tuy vậy, chính sách này chẳng có tác dụng gì cả vì phần lớn người tị nạn đều không tới được tòa thành.[56]
Sức mạnh quân đội
Hideyoshi huy động quân đội của mình ở thành Nagoya trên đảo Kyūshū (ngày nay là Karatsu), một tòa thành mới xây chỉ với mục đích làm nơi đồn trú của lực lượng xâm lược và dự bị.[66] Cuộc xâm lược lần thứ nhất bao gồm chín cánh quân với tổng số 158.000 lính, trong đó có 21.500 quân dự bị đóng tại hai đảo Tsushima và Iki.[67]Mặt khác, Joseon chỉ duy trì vài đơn vị quân đội nhỏ và không có quân dã chiến, và việc phòng thủ của họ dựa chủ yếu vào việc huy động dân binh trong tình huống khẩn cấp.[63] Trong cuộc xâm lược đầu tiên, Joseon từ đầu đến cuối chỉ dùng 84.500 quân chính quy, được sự trợ giúp của 22.500 quân tình nguyện không chính quy khác.[68] Quân tiếp viện Trung Quốc trong chiến tranh không thể tạo ra sự khác biệt về số lượng vì họ không bao giờ duy trì quá 60.000 lính ở Triều Tiên ở bất kỳ thời điểm của cuộc chiến,[69] trong khi người Nhật dùng tổng cộng 500.000 lính trong toàn bộ chiến tranh.[55]Sớm nhất là năm 1582, học giả Triều Tiên nổi tiếng Lee Yul-gok đề xuất với triều Yi thực hiện việc mở rộng quân đội toàn quốc lên đến 100.000 lính, bao gồm chế độ cưỡng bách tòng quân với nô lệ và con của thiếp, sau khi quân đội ở phía Bắc đại bại trước cuộc tấn công của người Nữ Chân.[60] Tuy vậy, vì Lee là người của phe phía Tây, phe phía Đông khi ấy đang thống trị từ chối lời đề nghị này.[60] Lời đề nghị năm 1588 của một thống đốc cấp tỉnh về vũ tranh cho 20 hòn đảo ở bở biển phía Nam bán đảo và lời tấu năm 1590 về củng cố các đảo xung quanh thành phố cảng Busan cũng nhận được kết quả tương tự.[60] Thậm chí khi cuộc xâm lược của người Nhật ngày càng có nguy cơ xảy ra và Yu Seong-ryong thay đổi ý kiến về vấn đề này, những lời phản đối hoàn toàn chỉ vì lý do đấu đá chính trị vô hiệu hóa tất cả các ý kiến chủ trương mở rộng quân đội.[60] Cho đến năm 1592, người Triều Tiên bị thiếu quân số.
Vũ khí
Kể từ khi được các thương gia Bồ Đào Nha du nhập vào đảo Tanegashima năm 1543,[70] súng hỏa mai được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản.[71] Cả Triều Tiên và Trung Quốc đều đang sử dụng hỏa khí tương tự như súng hỏa mai Bồ Đào Nha, nhưng là loại cũ hơn. Những hỏa khí cũ này cuối cùng không được dùng đến ở Triều Tiên và sự tập trung vào vũ khí dùng thuốc súng chủ yếu là pháo binh và tên lửa.[72] Khi các nhà ngoại giao Nhật Bản tặng triều Yi súng hỏa mai làm quá, quan văn Triều Tiên Yu Seong-ryong chủ trương sử dụng loại vũ khí mới này nhưng không thành công và triều Yi không nhận ra tiềm năng của nó.[44]Thay vào đó, người Nhật dựa chủ yếu vào súng hỏa mai (kết hợp với cung tên).[73]Bộ binh Triều Tiên được trang bị một hay nhiều hơn các vũ khí cá nhân sau: kiếm, giáo, đinh ba cung tên.[53] Người Triên Tiên sử dụng một trong những loại cung tiến tiến nhất ở Châu Á[54] - loại cung ghép từ nhiều vật liệu được dát mỏng với một đường cong hướng vào trong cho hiệu quả cao nhất.Tầm tối đa của cung Triều Tiên là 500 yard, so với cung Nhật chỉ được 350 yard.[74] Tuy vậy, huấn luyện một xạ thủ sử dụng hiệu quả cây cung này vừa lâu vừa khó, không giống súng hỏa mai. Bộ binh Trung Quốc sử dụng nhiều loại vũ khí, vì họ phải đối phó với nhiều loại địa hình khác nhau trên khắp đất nước mình, bao gồm, bao gồm cung (chủ yếu là nỏ),[74] kiếm (cũng dùng cho kỵ binh),[75][76] súng hỏa mai, bom khói và thủ pháo.[54]Trong giai đoạn đầu cuộc chiến, người Nhật có được lợi thế lớn nhờ việc tập trung của súng, có tầm bắn lên đến 600 yard [77], có lực lớn hơn tên,[78] và có thể bắn thành loạt tập trung để bù đắp lại sự thiếu chính xác (ở cả tầm gần và xa; với cung tên, ở tầm xa). Tuy nhiên, đến giai đoạn sau, người Triều Tiên và Trung Quốc tiếp thu việc sử dụng súng hỏa mai của người Nhật.[44][79] Cũng phải nói rằng người Trung Quốc đã phá triển được áo chống đạn trong cuộc xâm lược lần thứ hai.[80]Triều Tiên tích cực sử dụng các đơn vị kỵ binh trên chiến trương, tuy vậy, kết quả rất tiêu cực. Địa thế nhiều núi non ở Triều Tiên, thiếu cả địa hình bằng phẳng thích hợp cho kỵ binh xung phong và cỏ cho ngựa ăn, và việc người Nhật dùng súng hỏa mai có tầm bắn xa khiến các đơn vị kỵ binh mất lợi thế.[76]Kỵ binh Triều Tiên được tranh bị tạ xích và giáo (dài hơn kiếm Nhật) cho hỗn chiến và cung tên để tấn công tầm xa.[81] Phần lớn hoạt động của kỵ binh Triều Tiên diễn ra trong Trận Chungju vào đầu cuộc chiến, nhưng họ bị áp đảo về quân số và bị bộ binh Nhật quét sạch.[81] Các đơn vị quân Nhật cũng có kỵ binh, đôi khi được tranh bị loại súng nhỏ hơn được thiết kế đặc biệt để sử dụng trên lưng ngựa (mặc dù phần lớn kỵ sĩ sử dụng yari, giáo Nhật Bản.).[77] Người Nhật ít sử dụng kỵ binh vì kinh nghiệm trong cuộc nội chiến trước đó, với việc sử dụng súng bắn thành loạt tập trung.[82]
Sức mạnh hải quân
Không giống các binh chủng khác, binh chủng hải quân Triều Tiên rất mạnh. Vị thế dẫn đầu của Triều Tiên về công nghệ pháo binh và đóng tàu mang lại cho hải quân của họ lợi thế khủng khiếp. Với một lịch sử phụ thuộc vào biển cả và cần thiết đánh lại cướp biển Nhật Bản, hải quân Triều Tiên được phát triển mạnh trong suốt thời Goryeo và vô cùng tiên tiến dưới triều Joseon. Cho đến cuộc xâm lược của Nhật Bản, Triều Tiên sử dụng tàu panokseon, xương sống của hải quân Triều Tiên.Đặc biệt với sự thiếu vắng hoàn toàn của đại bác trên các con tàu Nhật trong giai đoạn đầu của cuộc chiến,[53] hạm đội Triều Tiên có thể bắn phá tàu Nhật trong khi nằm ngoài tầm bắn trả của súng hỏa mai, cung tên, và máy bắn đá của người Nhật.[53] Thậm chí khi người Nhật cố gắng thêm nhiều đại bác vào hạm đội của họ,[83] thiết kế thuyền nhẹ của họ khiến họ không thể đặt nhiều đại bác hay đại bác hạng nặng lên tàu như người Triều Tiên.[84]Có những kẽ hở cơ bản trong thiết kế của các thuyền Nhật Bản: đầu tiên, phần lớn thuyền của Nhật là tàu buôn được sửa đi để làm tàu chở quân;[53] (it should be also noted that fishing vessels made up much of the Korean navy)[85] Thứ hai, tàu của Nhật đều có một buồm hình vuông (chỉ có hiệu quả khi thuận gió) trong khi tàu Triều Tiên có cả buồm và mái chèo. Thuyền của Nhật cũng có đáy hình chữ V (giống tàu Trung Quốc) lý tưởng cho tốc độ cao, nhưng khó điều khiển hơn tàu panokseon đáy bằng; và thứ tư, thuyền cuả Nhật dùng đinh để ghép các ván tàu lại với nhau, trong khi tàu panokseon của Triều Tiên dùng chốt gỗ, và sự khác biệt này mang lại lợi thế cho người Triều Tiên, vì ở dưới nước, đinh bị ăn mòn và lỏng dần, trong khi chốt gỗ nở ra, và làm mối nối chắc hơn.Sự thống trị của Triều Tiên trên biển là tài lãnh đạo và chiến thuật lỗi lạc của Đô đốc Lý Thuấn Thần, giúp ông bất bại trong mọi trận đánh, tác động tiêu cực đến hải quân Nhật và đường tiếp vận của họ.Nên chú ý rằng Hideyoshi cố gắng nhưng thất bại trong việc thuê hai thuyền buồm Bồ Đào Nha tham gia vào cuộc chinh phạt này.[86]
Cuộc xâm lược lần thứ nhất (1592-1593)
Những cuộc tấn công đầu tiên
Busan và Dadaejin
Ngày 23 tháng 5, 1592, Cánh quân thứ nhất gồm 7.000 lính do Konishi Yukinaga chỉ huy[89] rời Tsushima vào buổi sáng, và đến thành phố cảng Busan vào buổi tối.[90] Thám báo của hải quân Triều Tiên đã phát hiện được hạm đội Nhật Bản, nhưng Won Gyun, Thủy quân Hữu đạo của Gyeongsang, tưởng lầm hạm đội đó là thuyền buôn n.[91] Báo cáo sau đó về sự xuất hiện của thêm 100 tàu Nhật nữa làm tăng mối nghi ngờ của ông, nhưng vị tướng này không ra lệnh gì.[91] Sō Yoshitoshi xuống bờ biển Busan một mình để yêu cầu lần cuối với người Triều Tiên đi qua một cách an toàn tới Trung Quốc; người Triều Tiên từ chối, và Sō Yoshitoshi bao vây thành phố trong khi Konishi Yukinaga tấn công cảng Dadaejin gần đó sáng hôm sau.[90] Ghi chép của Nhật Bản khẳng định rằng trận chiến này là một sự hủy diệt hoàn toàn với người Triều Tiên (một tài liệu khẳng định có 8.500 quân bị giết, trong khi sách khác nói rằng lên đến 30.000), trong khi ghi chép của Triều Tiên khẳng định người Nhật thiệt hại nặng trước khi chiếm được thành phố.[92]
Dongnae
Sáng này 25 tháng 5, 1592, cánh quân thứ nhất đến Dongnae eupseong. [92] Cuộc chiến diễn ra trong vòng 12 tiếng, 3.000 lính bị giết, và kết thúc với thắng lợi của Nhật Bản.[93] Một truyền thuyết phổ biến, miêu tả vị tướng giữ thành, Song Sang-hyeon. Khi Konishi Yukinaga lại yêu cầu một lần nữa, trước trận đánh, rằng người Triều Tiên để người Nhật đi qua bán đảo, viên trấn thành đáp, "Ta chết thì dễ, nhưng ngươi qua thì khó đấy."[93] Thậm chí khi quân Nhật đá đến gần vị trí chỉ huy của ông, Song vẫn ngồi yêu với thái độ đường hoàng.[93] Và khi quân Nhật cắt đứt tay phải giữ quyền trượng chỉ huy, Song dùng tay trái nhặt cây gậy lên, khi tay trái bị chặt đứt, ông nhặt gậy lên bằng miệng, lần này, ông bị giết bởi cú chém thứ ba.[93] Người Nhật, ấn tượng vì sự ngoan cường của Song, chôn cất thi hài ông với nghi lễ trang trọng.[93]
Đánh chiếm tỉnh Gyeongsang
Cánh quân thứ hai của Katō Kiyomasa đổ bộ xuống Busan ngày 27 tháng 5, và cánh thứ ba của Kuroda Nagamasa, phía Tây Nakdong, ngày 28 tháng 5.[94] Cánh thứ hai chiếm thành phố bị bỏ trống Tongdo ngày 28 tháng 5, và Kyongju ngày 30 tháng 5.[94] Cánh thứ ba, khi đổ bộ, chiếm thành Kimhae gần đó bằng hỏa lực mạnh trong khi dựng các dốc thoải bằng cây để trèo lên tưởng thành.[95] Cho đến ngày 3 tháng 6, cánh quân thứ 3 chiếm được Unsan, Changnyong, Hyonpung, và Songju.[95] Trong khi đó, cánh thứ nhất của Konishi Yukinaga tiến qua sơn thành Yangsan (bị chiếm trong đêm diễn ra trận Dongnae, lính thủ thành bỏ chạy khi đội quân trinh sát của Nhật bắn súng hỏa mai), và chiếm thành Miryang trưa ngày 26 tháng 5.[96] Cánh thứ nhất chiếm được thành Cheongdo vài ngày sau đó, và thiêu hủy thành phố Daegu.[96] Cho đến ngày 3 tháng 6, cánh thứ nhất vượt sông Nakdong, và dừng lại ở núi Sonsan.[96]
Joseon phản kích
Khi nhận được tin về cuộc tấn công của người Nhật, triều đình Joseon bổ nhiệm Tướng Yi Il làm tướng trấn giữ biên giới, như chính sách đã định.[97] Tướng Yi tiến đến Myongyong gần đầu con đèo chiến lược quan trọng Choryong để tập hợp quân đội, nhưng ông phải đi xa hơn về phía Nam để gặp được đội quân tập hợp tại thành phố Daegu.[96] Ở đó, Tướng Yi lệnh cho toàn quân lùi về Sangju, trừ những người sống sót sau trận Dongnae làm đạo quân hập tập tại đèo Choryong.[96]
Trận Sangju
Ngày 25 tháng 4,[98] Tướng quân Yi triển khai gần 1.000 quân trên hai con đồi nhỏ để đương đầu với cánh quân thứ nhất của Nhật.[99] Đoán rằng khói bốc lên là từ nhưng tòa nhà bốc cháy gần quân Nhât, Tướng quân Yi cử một võ quan đi trinht hám; tuy vậy, khi đến gần cầu, người này bị súng hỏa mai của quân Nhật phục kích từ bên dưới cầu, và bị chặt đầu.[99] Quân Triều Tiên, thấy viên sĩ quan tử trận mất sĩ khí nghiêm trọng.[99] Ngay sau đó, người Nhật khởi đầu trận đánh bằng một loạt súng hỏa mai; người Triều Tiên đáp lại bằng cung tên, nhưng không bắn tới được mục.[99] Quân Nhật, đã được chia thành ba đường, tấn công hàng ngũ quân Triều Tiên từ cả chính diện và hai cánh; trận đánh kết thúc với sụ rút lui của tướng Yi và quân Triều Tiên thương vong 700 người.[99]
Trận Chungju
Tướng quân Yi Il sau đó lên kế hoạch sử dụng đèo Choryong, con đường uy nhất qua đầu mút phía Tây của [[dãy núi Sobaekđể chặn bước tiến của quân Nhật.[99] Tuy vậy, một vị tướng khác, Sin Rip, được triều đình Joseon bổ nhiệm đã đến khu vực đó với một đội kỵ binh, và chuyển 8.000 binh lính hỗn hợp tới thành Chungju, nằm ở trên đèo Choryong.[100] Tướng Sin Rip sau đó muốn đánh trận ở nơi quang đãng, nơi ông thấy lý tưởng cho việc triển khai đơn vị kỵ binh của mình, và điều đơn vị của mình đến các cánh đồng rộng ở Tangeumdae.[100] Vị tướng này sợ rằng, vì kỵ binh bao gồm phần lớn là tân binh, binh lính sẽ dễ dàng chạy trốn khỏi trận đánh,[101] ông thấy cần phải chặn quân mình lại trong một vùng hình tam giác tạo thành bởi sự hợp lưu giữa hai con sông Talcheon và Han theo hình chữ "Y".[100] Tuy vậy, cánh đồng này có nhiều cánh đồng trồng lúa ngập nước, và không thích hợp cho kỵ binh.[100]Ngày 5 tháng 6, 1592 Cánh quân thứ nhất gồm 18.000 lính[101] do Konishi Yukinaga chỉ huy rời Sangju, và tiến đến tòa thành bị bỏ hoang ở Mungyong vào ban đêm.[102] Ngày hôm sau, cánh thứ nhất đến Tangumdae vào đầu buổi trưa, ở đây họ gặp một đơn vị kỵ binh Triều Tiên trong Trận Chungju. Konishi chia quân mình thành 3 đường, và tấn công với súng hỏa mai từ cả hai cánh và chính diện.[102] Cung tên Triều Tiên không bắn được tới lính Nhật, và Tướng Sin dẫn đầu hai cuộc tấn công vào hàng ngũ quân Nhật nhưng đều thất bại. Tướng Sin sau đó trẫm mình tự sát, và quân Triều Tiên cố vượt sông chạy trốn đều bị nhấn chìm, hay bị chặt đầu khi quân Nhật truy kích.[102]
Chiếm Seoul
Cánh thứ hai do Katō Kiyomasa chỉ huy đến Chungju, với cánh thứ ba không xa ở đằng sau.[103] Ở đó, Katō thể hiện sự giận dữ của mình với Konishi vì không đợi tại Busan như kế hoạch, và cố giành mọi vinh quang về phần mình; sau đó Nabeshima Naoshige để xuất một thỏa ước sẽ chia quân Nhật làm hai đạo, tiến theo hai đường khác nhau đến Hanseong (thủ đo và ngày nay là Seoul), và cho phép Katō Kiyomasa chọn con đường mà cánh thứ hai sẽ đi để đến Seoul.[103] Hai cánh quân bắt đầu chạy đua để chiếm được Hanseong ngày 8 tháng 6, và Katō lấy con đường ngắn hơn qua sông Hàn trong khi Konishi đi xa hơn lên thượng nguồn nơi con nước nhỏ ít cản trở hơn.[103] Konishi đến Hanseong trước vào ngày 10 tháng 6 trong khi cánh quân thứ hai phải dừng lại vì không có thuyển để qua sông.[103] Cánh quân thứ nhất thấy tòa thành không được phòng bị với các cổng khóa chặt, vì Vua Seonjo đã bỏ chạy từ ngày trước đó.[104] Quân Nhật phá một cửa cống nhỏ, nằm trên tường thành, và mở cổng kinh đô từ bên trong.[104] Cánh quân thứ hai của Katō tới kinh đô ngày hôm sau (phải đi theo cùng con đường với cánh quân thứ nhất), và cánh quân thứ ba và thứ tư ngày hôm sau nữa.[104] Trong khi đó, cánh thứ 6,7 và 8 đã đổ bộ xuống Busan, với cánh quân thứ 9 làm dự bị trên đảo Iki.[104]Một phần của Hanseong đã bị cướp phá và đốt cháy (ví dụ như nơi giữ ghi chép về nô lệ và kho vũ khí), và người dân bỏ hoang.[104] Tướng Kim Myong-won, có nhiệm vụ phòng ngự dọc sông Hàn, đã rút chạy.[105] Các thần dân của nhà vua lấy đi gia súc từ chuồng của hoàng gia và bỏ chạy trước cả Đức Vua, bỏ ông lại dựa trên đám gia súc.[105] Ở mỗi làng, nhà vua bắt gặp thần dân của mình, đứng dọc hai bên đường, than khóc rằng nhà vua đã bỏ rơi họ, và bỏ mặc nghĩa vụ thể hiện lòng kính trọng của mình.[105] Nhiều phần ở bở phía Nam sông Imjin bị đốt cháy để ngăn quân Nhật có vật liệu để vượt sông, và Tướng Kim Myong-won triển khai 12.000 quân tại 5 điểm dọc con sông.[105]
Chiến dịch của người Nhật ở phía Bắc
Vượt sông Imjin
Khi cánh quân thứ nhất nghỉ lại ở Hanseong, cánh quân thứ hai bắt đầu tiến lên phía Bắc, chỉ để bị cầm chân tại sông Imjin hai tuần lễ.[105] Người Nhật gửi các thông điệp thân thiện tới người Triều Tiên ở bờ bên kia, yêu cầu được đi qua để đến Trung Quốc, nhưng người Triều Tiên từ chối.[105] Sau đó các chỉ huy quân Nhật rút lính của mình đến thành Paju an toàn hơn; người Triều Tiên thấy đó là một cuộc rút lui, và phát động tấn công vào lúc bình mình chống lại số quân Nhật còn lại ở bờ Nam sông Imjin.[105] Quân chủ lực Nhật Bản phản kích lại đội quân Triều Tiên bị cô lập, và lấy được thuyền của họ; vào lúc này, Tướng Triều Tiên Kim Myong-won rút quân đến thành Kaesong.[106]
Phân bổ quân lực Nhật Bản năm 1592
Với việc thành Kaesong bị chiếm ít lâu sau khi Tướng Kim Myong-won rút lui đến Pyeongyang,[106] do đó quân Nhật phân chia mục tiêu của mình: cánh quân thứ nhất sẽ đuổi theo Vua Triều Tiên ở tỉnh Pyongan ở phía Bắc (Pyongyang nằm ở đó); cánh quân thứ hai sẽ tấn công tỉnh Hamgyong ở phía Đông Bắc Triều Tiên; cánh quân thứ sáu tấn công tỉnh Jeolla ở đầu mút phía Tây Nam của bán đảo; cánh quân thứ tư chiếm tỉnh Gangwon ở phía Trung Tây bán đảo; và cánh thứ 3, 5, 7 và 8 sẽ lần lượt đóng tại các tỉnh sau: tỉnh Hwanghae (dưới tỉnh Pyongan), tỉnh Chungcheong (dưới tỉnh Gyeonggi); tỉnh Gyeongsang (ở phía Đông Nam, nơi người Nhật đổ bộ xuống đầu tiên); và tỉnh Gyeonggi (kinh đô nằm ở đây).[107]
Chiếm Pyeongyang
Cánh quân thứ nhất của Konishi Yukinaga tiến lên phía Bắc, và chiếm Pyongsan, Sohung, Pungsan, Hwangju, và Chunghwa trên đường tiến quân.[108] Tại Chunghwa, cánh quân thứ ba của Kuroda Nagamasa hội quân với cánh thứ nhất, và tiếp tục tiến đến thành phố Pyeongyang ở phía sau sông Taedong.[108] 10.000 quân Triều Tiên phòng thủ thành phố chống lại 30.000 quân Nhật [109] với nhiều chỉ huy khác nhau bao gồm của các tướng Yi Il và Kim Myong-won, và việc chuẩn bị phòng thủ của họ đã chắc chắn rằng người Nhật sẽ không có thuyền để dùng.[108]Đêm ngày 22 tháng 7, 1592, quân Triều Tiên im lặng vượt sông và phát động được một cuộc tấn công bất ngờ vào doanh trại quân Nhật.[108] Tuy vậy, việc này làm tỉnh giấc phần còn lại của quân Nhật, họ tấn công vào hậu quân Triều Tiên và tiêu diệt đội quân tiếp viện vượt sông.[110] Sau đó, phần còn lại của quân Triều Tiên rút lui trở về Pyeongyang, và quân Nhật không đuổi theo quân Triều Tiên để tìm xem quân địch đã vượt sông bằng cách nào.[110]Ngày hôm sau, sử dụng cách mà họ đã quan sát được từ quân Triều Tiên rút chạy, người Nhật bắt đầu điều quân qua bờ bên kia qua điểm cạn của con sông, một cách có hệ thống, và khi đó, người Triều Tiên đã bỏ lại thành phố từ đêm hôm trước.[111] On July 24, the First and Third Divisions entered the deserted city of Pyeongyang.[111]
Chiến dịch ở tỉnh Gangwon
Cánh quân thứ tư dưới sự chỉ huy của Mōri Yoshinari tiến về phía Đông từ kinh đô Hanseong trong tháng 7, và chiếm các tòa thành dọc bờ biển từ Anbyon đến Samcheok.[111] Cánh quân này sau đó quay vào trong nội địa chiếm Jeongseon, Yeongwol, và Pyeongchang, và đóng quân tại thủ phủ tỉnh này tại Wonju.[111] Tại đây Mōri Yoshinari thiết lập sự quản lý dân sự, cấp bậc xã hội một cách có tổ chức theo kiểu Nhật, và kiểm soát việc đo đạc đất đai.[111] Shimazu Yoshihiro, một trong các vị tướng trong cánh quân thứ tư, đến Gangwon muốn, vị cuộc nổi loạn Umekita, và kết thúc chiến dịch với việc chiếm Chunchon.[112]
Chiến dịch ở tỉnh Hamgyong và Mãn Châu
Katō Kiyomasa dẫn hơn 20.000 lính thuộc cánh quân thứ hai, hành quân 10 ngày vượt qua bán đảo đến Anbyon, và quét lên phía Bắc dọc bờ biển phía Đông.[112] Trong các thành bị chiếm có Hamhung, thủ phủ tỉnh Hamgyong, và ở đây một phần cánh quân thứ hai được dùng để phòng ngự và quản lý dân sự.[113]10.000 lính còn lại của cánh quân này[109] tiếp tục tiến lên phía Bắc, giao chiến ngày 23 tháng 8 với quân đội phía Nam và Bắc Hamgyong dưới quyền quyền chỉ huy của Yi Yong tại Songjin (ngày nay là Kimchaek).[113] Một đạo kỵ binh Triều Tiên lợi dụng chiến trường mở tại Songjin, và đẩy quân Nhật vào một kho gạo.[113] Ở đây, quân Nhật lấy các đụn gạo làm chường ngại, và dùng súng hỏa mai đẩy lui được đội hình tấn công của quân Triều Tiên.[113] Trong khi quân Triều Tiên dự định tái chiến vào buổi sáng, Katō Kiyomasa phục kích họ vào ban đêm; cánh quân thứ hai hoàn toàn bao vây quân đội Triều Tiên, chỉ chừa một đường mở dẫn đến một đầm lầy.[113] Ở đây, những người chạy thoát bị mắc kẹt và bị tàn sát hết.[113]Quân Triều Tiên tháo chạy báo động với các đồn khác, cho phép quân Nhật dễ dàng đánh chiếm Kilchu, Myongchon, và Kyongsong.[113] Cánh quân thứ hai sau đó quay ngược vào trong nội địa qua Puryong đến Hoeryong nơi các Hoàng tử Triều Tiên đang trú ẩn.[113] Ngày 30 tháng 8, 1592, cánh quân thứ hai tiến vào Hoeryong, ở đây Katō Kiyomasa tiếp các Hoàng tử Triều Tiên và quan tổng trấn Yu Yong-rip, những người đã bị dân địa phương bắt giữ.[113] Ít lâu sau đó, một nhóm quân lính Triều Tiên giao nộp đầu của một viên tướng Triều Tiên vô danh, và Tướng Han Kuk-ham cột nó vào dâu thừng.[113]Katō Kiyomasa sau đó quyết định tấn công thành Nữ Chân gần đó dọc sông Tumen ở Mãn Châu để thử xem binh lính của mình chiến đấu thế nào với nhũng kẻ "man di", như người Triều Tiên gọi người Nữ Chân ("Orangkae" trong tiếng Triều Tiên và "Orangai" trong tiếng Nhật - chữ tiếng Nhật có nguồn gốc từ từ nguyên và khái niệm như man di từ tiếng Triều Tiên).[114] 3.000 lính Triều Tiên tại Hamgyong cũng tham chiến (vùng với 8.000 quân của Kato), vì người Nữ Chân định kỳ vẫn đột kích họ dọc biên giới.[114] Đội quân liên hợp nhanh chóng chiếm thành, và đóng trại gần biên giới; sau khi quân Triều Tiên trở về nhà, quân Nhật phải chịu những cuộc đột kích đáp trả của người Nữ Chân.[114] Bất chấp đang nắm lợi thế, Katō Kiyomasa rút lui để tránh tổn thất nặng.[114] Vì cuộc xâm lược này, và một phần vì người sáng lập nhà Kim trước kia của người Nữ Chân có tổ tiên là người Triều Tiên, tù trưởng Nurhachi (Nỗ Nhĩ Cáp Xích) đề nghị trợ giúp quân sự cho Joseon và nhà Minh trong chiến tranh. Tuy vậy, lời đề nghị này bị cả hai nước từ chối, đặc biệt là Joseon, nói rằng thật là ô nhục nếu chấp nhận sự giúp đỡ từ những kẻ man di phương Bắc.Cánh quân thứ hai tiếp tục tiến về phía Đông, đánh chiếm các thành Jongseong, Onsong, Kyongwon, và Kyonghung, và cuối cùng đến Sosupo trên cửa sông Tumen.[114] Ở đây, quân Nhật nghỉ ngơi trên bờ biển, ngắm một hòn đảo núi lửa nhô lên từ đường chân trời mà họ ngỡ tưởng Phú Sỹ sơn.[114] Sau khi nghỉ ngơi, quân Nhật tiếp tục những nỗ lực trước đó nhằm quan liêu hóa và cai quản tỉnh này, cho phép người Triều Tiên tự mình quản lý 7 thành.[115]
Những trận hải chiến của Đô đốc Yi (Lý Thuấn Thần)
Đã chiếm được Pyeongyang, quân Nhật lên kế hoạch vượt sông Áp Lục tiến vào lãnh thổ của người Nữ Chân, và sử dụng vùng nước phía Tây bán đảo Triều Tiên để cung cấp cho cuộc xâm lược.[116] Tuy vậy, Yi Sun-sin, người giữ chức quan Thủy quân Tả đạo (tương đương với "Đô đốc" trong tiếng Anh) của tỉnh Jeolla (bao phủ vùng biển phía Tây Triều Tiên), tiêu diệt thành công các thuyền trở quân và tiếp vận của Nhật Bản.[116] Do đó, quân Nhật, nay thiếu vũ khí và binh lính để tiếp tục xâm lược Nữ Chân, chuyển mục tiêu của cuộc chiến sang chiếm đóng Triều Tiên.[116]Khi lính Nhật đổ bộ xuống cảng Busan, Park Hong, Thủy quân Tả đạo tỉnh Gyeongsang, thiêu hủy toàn bộ hạm đội, căn cứ, vũ khí và hàng dự trữ của mình, rồi tháo chạy.[91] Won Gyun, Thủy quân Hữu đạo, cũng thiêu hủy và từ bỏ căn cứ của mình, và chạy đến Koyang với chỉ 4 tàu.[91] Cho nên, không có hoạt động hải quân Triều Tiên nào ở quanh tỉnh Gyeongsang, và hai đội hải quân còn lại, trong số 4 hạm đội, chỉ tích cực hoạt động ở phía bên kia bán đảo (phía Đông.[91] Đô đốc Won sau đó gửi một bức thư cho Đô đốc Yi rằng ông chạy đến Konyang asau khi bị quân Nhật vượt trội về quân số đánh bại.[117] Một người đưa tin cử đến gặp Đô đốc Yi ở gần đảo Namhae truyền lệnh cho ông chuẩn bị chiến tranh, chỉ để thấy nó bị cướp phá và bị cư dân ở đó bỏ hoang.[117] Khi binh lính bí mật tháo chạy, Đô đốc Yi ra lệnh "bắt giữ những kẻ bỏ trốn" và chặt đầu hai kẻ bỏ trốn bị bắt lại, rồi bêu đầu thị chúng.[117]Những trận đánh của Đô đốc Yi ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến và khiến việc tiếp vận cho quân Nhật trở nên đặc biệt căng thẳng.[118]
Trận Okpo
Đô đốc Yi dựa trên một mạng lưới ngư dân địa phương và thuyền do thám để nhận tin tức về bước đi của kẻ địch.[118] Rạng sáng ngày 13 tháng 6, 1592, Đô đốc Yi và Đô đốc Yi Eok-gi khởi hành với 24 Panokseon, 15 tàu chiến loại nhỏ, và 46 thuyền (ví dụ như thuyền đánh cá), và đến vùng biển tỉnh Gyeongsang lúc mặt trời lặn.[118] Ngày hôm sau, hạm đội Jeolla tới địa điểm đã định nơi Đô đốc Won được cho là đã gặp họ và gặp viên Đô đốc này vào ngày 15 tháng 6. Đội tàu nhỏ tăng cường có 91 chiếc[119] sau đó bắt đầu đi vòng quanh đảo Geoje, tiến đến đảo Gadeok, nhưng tàu do thám Triều Tiên phát hiện 50 tàu Nhật tại cảng Okpo.[118] Khi nhìn thấy hạm đội Triều Tiên đang tới gần, một số quân Nhật việc chuyển những thứ cướp bóc vào tàu mình, và bắt đầu bỏ trốn.[118] Vào lúc đó, hạm đội Triều Tiên bao vây, và kết liễu chúng bằng hàng những đợt oanh tạc của pháo binh.[120] Quân Triều Tiên xác định thêm 5 tàu Nhật vào biểu tối, và diệt được 4 chiếc.[120] Ngày hôm sau, quân Triều Tiên tiếp cận 13 tàu Nhật tại Jeokjinpo theo tin tức tình báo.[120] Tình hình cũng diễn ra tương tự như tại Okpo, hạm đội Triều Tiên tiêu diệt 11 tàu Nhật - kết thúc trận Okpo mà không mất một tàu nào.[120]
Trận Sacheon và thuyền con rùa
Khoảng 3 tuần sau trận Okpo[121], hai Đô đốc Yi và Won cùng 26 tàu (23 của Đô đốc Yi) tiến đến vịnh Sacheon khi nhận được tin tình báo về sự hiện diện của quân Nhật.[122] Đô đốc Yi đã bỏ lại đằng sau những thuyền đánh cá của mình vốn tạo nên phần lớn hạm đội của ông để đóng các thuyền con rùa.[121]Thuyền con rùa là thuyền theo thiết kế của Panokseon với việc bỏ đi vị trí chỉ huy trên cao, thay đổi mép thuyền thành tàu cong, và thêm vào mái có phủ gai sắt (và các đĩa sắt sáu cạnh, vẫn đang được tranh luận).[123] Thành tàu bao gồm 36 nơi giấu đại bác, và các lỗ mở ở trên đại bác, qua đó thủy thủ đoàn có thể nhìn ra ngoài và bắn hỏa khí cá nhân của mình.[122] Thiết kế này cản được quân địch lên boong tàu cũng như nhắm bắn vào người bên trong.[123] Thuyền này cũng là thuyền chiến chạy nhanh nhất ở chiến trường Đông Á, vì nó có 2 buồm và 80 tay chèo thay thế nhau điểu khiển 16 mái chèo.[85] Không nhiều hơn 6 chiếc thuyền con rùa chiến đấu trong toàn bộ cuộc chiến, và vai trò quan trọng của chúng là thọc sâu vào hàng ngũ quân thù, tạo ra sự tàn phá bằng đại bác của mình, và tiêu diệt kỳ hạm địch.[85]Ngày 8 tháng 7, 1592, hạm đội đến cảng Sacheon, nơi con triều đang rút cản hạm đội Triều Tiên tiến vào.[121] Do đó, Đô đốc Yi ra lệnh cho hạm đội giả vờ rút lui, chỉ huy quân Nhật quan sát thấy điều đó từ lều của ông từ một khối đá nhô lên khỏi mặt biển.[123] Khi đó quân Nhật nhanh chóng lên 12 tàu của mình và đuổi theo hạm đội Triều Tiên.[121] Thủy quân Triều Tiên phản kích, với thuyền con rùa đi đầu, và tiêu diệt được cả 12 tàu.[121] Đô đốc Yi bị đạn bắn trúng tay trái, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.[121]
Trận Dangpo
Ngày 10 tháng 7, 1592, hạm đội Triều Tiên lại phát hiện và tiêu diệt 21 thuyền Nhật, bỏ neo tại Dangpo trong khi quân Nhật đột kích một thị trấn ven biển.[124]
Trận Danghangpo
Đô đốc Yi Eok-gi cùng với hạm đội của mình hội quân với hai Đô đốc Yi Sun-sin và Won Gyun, và tham gia tìm kiếm thuyền địch tại vùng biển Gyonsang.[124] Ngày 13 tháng 7, các vị tướng nhận được tin tình báo rằng một đội thuyền của Nhật bao gồm những chiếc chạy thoát từ trận Dangpo đang nghỉ ở vịnh Danghangpo.[124] Đi qua một vịnh hẹp, quân Triều Tiên trông thấy 26 thuyền địch trong vịnh.[124] Thuyền con rùa được sử dụng để xuyên thủng đội hình quân địch và đâm thằng vào kỳ hạm địch, trong khi phần còn lại của hạm đội Triều Tiên ở phía sau.[125] Sau đó Đô đốc Yi ra lệnh giả vờ rút lui, vì quân Nhật có thể chạy lên đất liền khi ở trong vịnh.[125] Khi quân Nhật đuổi theo đủ xa, hạm đội Triều Tiên quay lại và bao vây hạm đội Nhật Bản, với thuyền con rùa lại một lần nữa đâm thẳng vào kỳ hạm địch. Quân Nhật không thể chống lại đại bác Triều Tiên. Chỉ 1 thuyền Nhật chạy thoát từ đường này, và nó cũng bị bắt và bị thuyền Triều Tiên thiêu hủy sáng hôm sau.
Trận Yulpo
Ngày 15 tháng 7, hạm đội Triều Tiên tiến về phía Đông để trở về đảo Gadok, và chặn đường, tiêu diệt 7 tàu của Nhật đi ra từ cảng Yulpo.[125]
Trận Hansando
Để đối phó với những thắng lợi của hải quân Triều Tiên, Toyotomi Hideyoshi gọi lại 3 đô đốc từ các hoạt động trên đất liền: Wakizaka Yasuharu, Kato Yoshiaki, và Kuki Yoshitaka.[125] Họ là những người duy nhất có trách nhiệm về hải quân trong toàn bộ đội quân xâm lược của Nhật Bản.[125] Tuy vậy, các viên Đô đốc này đến Busan trước khi mệnh lệnh Hideyoshi ban đến 9 ngày, và lắp ráp một hạm đội để đối phó với hải quân Triều Tiên.[125] Cuối cùng, Đô đốc Wakizaka hoàn thành việc chuẩn bị của mình, và việc háo hức lập công khiến ông phát động tấn công mà không chờ các vị Đô đốc kia chuẩn bị xong.[125]Hạm đội thủy quân liên hợp Triều Tiên gồm 70 thuyền[126] dưới sự chỉ huy của hai Đô đốc Yi Sun-sin và Yi Ok-gi tiến hành cuộc hành quân tìm diệt vì binh lính Nhật trên đất liền đang tiến vào tỉnh Jeolla.[125] Tỉnh Jeolla là lãnh thổ duy nhất của Triều Tiên vẫn chưa bị đụng đến bởi hoạt động quân sự lớn, và là căn cứ của 3 vị Đô đốc và lực lượng hải quân duy nhất của Triều Tiên.[125] Các viên Đô đốc thấy đây là cơ hội tốt nhất để tiêu diệt sự hỗ trợ từ hải quân của quân Nhật và giảm sự tác động của bộ binh địch.[125]Ngày 13 tháng 8, 1592, hạm đội Triều Tiên khởi hành từ đảo Miruk tại Dangpo nhận được tin tình báo địa phương về một hạm đội lớn của Nhật ở gần đó.[125] Sáng hôm sau, hạm đội Triều Tiên xác định hạm đội 82 thuyền Nhật Bản bỏ neo ở eo biển Gyeonnaeryang.[125] Vì eo biển hẹp và mối nguy hiểm từ đá ngầm, Đô đốc Yi của 6 tàu chiến đến lừa 63 thuyền Nhật vào vùng biển rộng,[126] và hạm đội Nhật đuổi theo.[125] Ở đây, hạm đội Nhật Bản bị hạm đội Triều Tiên bao vây theo trận địa hình bán nguyệt tên gọi "cánh hạc" của Đô đốc Yi.[125] Với ít nhất 3 tàu con rùa (2 trong số đó mới hoàn thành) dẫn đầu trận đánh, hạm đội Triều Tiên bắn hàng loạt đại bác vào đội hình quân Nhật.[125] Sau đó, thuyền Triều Tiên loạn đả với thuyền Nhật, duy trì khoảng cách đủ xa để không cho quân Nhật tiếp cận boong tàu; Đô đốc Yi chỉ cho phép cận chiến khi đã làm thiệt hại nặng thuyền Nhật.[125] Trận đánh chấm dứt với thắng lợi của Triều Tiên, Nhật mất 59 thuyền - 47 chìm và 12 bị bắt.[127] Vài tù binh chiến tranh Triều Tiên được lính Triều Tiên giải thoát trong chiến đấu. Đô đốc Wakisaka chạy thoát nhờ kỳ hạm tốc độ cao của mình.[127] Khi tin về thất bại tại Hansando đến tại Toyotomi Hideyoshi, ông ra lệnh cho quân Nhật dừng mọi cuộc hành quân trên biển.[125]
Trận Angolpo
Ngày 16 tháng 8, 1592, Yi Sun-sin dẫn hạm đội của mình đến cảng Angolpo nơi 42 tàu của Nhật đang đậu.[125] Khi Đô đốc Yi giả vờ rút chạy, quân Nhật không đuổi theo; đáp lại, Đô đốc Yi ra lệnh cho thuyền Triều Tiền quay lại bắn phá thuyền Nhật.[125] Lo sợ rằng binh lính Nhật trút nỗi căm thù vào đầu nhân dân địa phương, Đô đốc Yi ra lệnh cho thuyền Triều Tiêu ngừng bắn với một ít thuyền địch còn lại.[125]
Dân quân Triều Tiên
Từ đầu chiến tranh, người Triều Tiên đã tổ chức các đội dân quân gọi là "Nghĩa binh" (의병) để chống quân Nhật xâm lược.[128] Những nhóm chiến đấu này nổi lên ở khắp đất nước, và tham dự và các trận chiến, đánh du kích, bao vây, vận chuyển và xây dựng những gì cần thiết thời chiến.[129]Có 3 loại dân binh Triều Tiên chính trong chiến tranh: thứ nhất, những binh lính Triều Tiên chính quy sống sót sau trận đánh và không có chỉ huy; thứ hai, "nghĩa binh" (Uibyong trong tiếng Triều Triên) bao gồm các yangban (quý tộc) và dân thường yêu nước; và thứ ba, các nhà sư.[129]Trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, tỉnh Cholla là nơi vùng duy nhất trên bán đảo Triều Tiên không bị đụng đến.[129] Thêm vào các cuộc tuần canh thành công trên biển của Đô đốc Yi, sự tuyên truyền tích cực tự nguyện gây sức ép với binh lính Nhật để họ tránh tỉnh này
Chiến dịch của Gwak Jae-u dọc sông Nakdong
Gwak Jae-u là một lãnh đạo nổi tiếng của phong trào dân quân Triều Tiên, và ông được chấp nhận rộng rãi là người đầu tiên thành lập đội kháng chiến chống quân Nhật xâm lược.[130] Ông là địa chủ ở thị trấn Uiryong nằm bên bờ sông Nam ở tỉnh Gyeongsang. Khi lính chính quy Triều Tiên từ bỏ thị trấn [129] và cuộc tấn công dường như sắp xảy đến, Gwak tổ chức 50 trai tráng trong thị trấn; tuy vậy, cánh quân thứ 3 đến từ Changwon đi thẳng tới Songju.[130] Khi Gwak kho đụn bị bỏ lại của triều đình để cung cấp cho quân đội mình, Tổng đốc tỉnh Gyeongsang Kim Su gọi đội quân của Gwak là phản tặc, và ra lệnh cho nó giải tán.[130] Khi viên tướng yêu cầu các địa chủ khác giúp đỡ, và gửi lời yêu cầu khẩn khoản thẳng đến Đức Vua, viên Tổng đốc gửi binh chống lại Gwak, bất chấp việc đã có đủ rắc rối với quân Nhật.[130] Tuy vậy, một viên quan từ kinh đô sau đó tới nơi và trưng binh tại tỉnh này, và, vì viên quan này sống ở gần đó và thực ra cũng biết ông, ông cứu Gwak khỏi phiền phức với viên Tổng đốc.[130]Gwak Jae-u cho quân đánh du kích dưới sự che chở của những đám sậy cao ở nơi hợp lưu hai con sông Nakdong và sông Nam.[130] Chiến thuật này ngăn cản quân Nhật dễ dàng tiếp cận tỉnh Jeolla nơi Đô đốc Yi và hạm đội của ông đang đóng.[130]
Trận Uiryong/Chongjin
Cánh quân thứ 6 dưới sự chỉ huy của Kobayakawa Takakage có nhiệm vụ chiếm tỉnh Jeolla.[130] Cánh quân thứ 6 hành quân đến Songju qua con đường đã được quân Nhật thiết lập (cánh quân thứ ba ở phía trên), và cắt trái đến Geumsan ở Chungcheong, nơi Kobayakawa chiếm làm bàn đạp để tấn công tỉnh này.[130]Ankokuji Ekei, từng là một nhà sư, trở thành tướng nhờ vai trò của ông trong cuộc thương thảo giữa Mōri Terumoto và Toyotomi Hideyoshi, dẫn các đơn vị của Cánh quân thứ 6 tấn công vào tỉnh Jeolla. Các đơn vị này bắt đầu hành quân đến Uiryong tại Changwon, và đến sông Nam.[130] Thám báo của Ankokuji dựng cọc đo độ sâu của con sông để toàn bộ đội quân có thể vượt qua; quan đêm, dân quân Triều Tiên chuyển cọc này sang các đoạn sông sâu hơn.[130] Khi quân Nhật bắt đầu vượt sông, dân quân của Gwak phục kích họ, khiến quân Nhật thiệt hại nặng.[130] Cuối cùng, để tiến vào tỉnh Jeolla, lính của Ankokuji phải thử đi lên phía Bắc xung quanh các vùng chưa chiếm được và trong vòng an ninh của các đồn lũy Nhật Bản.[130] Tại Kaenyong, mục tiêu của Ankokuji đổi thành Gochang, chiếm được với sự trợ giúp của Kobayakawa Takakage.[130] Tuy vậy, toàn bộ chiến dịch Joella sau đó bị hủy bỏ và khi Kim Myeon và đội du kích của ông phục kích thành công binh lính của Ankokuji bằng cách bắn tên từ các vị trí ẩn trong dãy núi.[130]
Liên quân Jeolla và Trận Yong-in
Khi quân Nhật đang tiến tới Hanseong (ngày nay là Seoul),Yi Kwang, Tổng đốc tỉnh Jeolla, cố ngăn bước tiến của quân Nhật bằng cách đưa quân của mình tiến đến kinh đô.[131] Khi nghe tin kinh đô đã bị chiếm, viên tổng đốc rút quân.[131] Tuy vậy, với quân đội lên tới 50.000 lính cộng thêm vài lực lượng tình nguyện, Yi Kwang và những chỉ huy không chính quy cân nhắc lại mục tiêu chiếm lại Hanseong, và dẫn liên quân lên phía Bắc Suwon, cách Hanseong 42km về phía Nam.[132][131] Ngày 4 tháng 6, đội quân tiên phong 1.900 lính cố chiếm ngôi thành gần đó tại Yong-in, nhưng 600 lính phòng thủ Nhật của Đô đốc Wakizaka Yasuharu tránh chạm tránh với quân Triều Tiên cho đến ngày 5 tháng 6, khi đại quân Nhật đến giải vây cho thành.[133][131] Quân Nhật phản kích liên quân Joella thành công, buộc quân Triều Tiên phải bỏ vũ khí rút chạy.[131]
Chiến dịch Geumsan lần thứ nhất
Trong lúc Tướng Kwak huy động quân tình nguyện ở tỉnh Gyeongsang, Go Gyeong-myeong ở tỉnh Jeolla lập một đội quân tình nguyện 6.000 người.[131] Sau đó, Go cố kết hợp lực lượng của mình với một nhóm dân quân khác ở tỉnh Chungchong, nhưng khi băng qua đường biên của tỉnh, ông được tin Cánh quân thứ 6 của Kobayakawa Takakage đã phát động một cuộc tấn công vào Jeonju (thủ phủ tỉnh Jeolla) từ sơn thành tại Geumsan. Go trở về vùng đất của mình.[131] Sau khi gia nhập lực lượng của tướng Gwak Yong, Go dẫn binh lính của mình đến Geumsan.[131] Ở đó, ngày 10 tháng 7, tình nguyện quân chặn đánh quân Nhật rút lui đến Geumsan sau khi bại trận tại Trận Ichi hai ngày trước đó [134]
Trận Haengju
Quân xâm lược Nhật tiến vào tỉnh Jeolla bị tướng quân Gwon Yul đẩy lùi và đạp tan trên những sườn đồi ở Ichiryeong, nơi quân Triều Tiên ít ỏi hơn chiến đấu với số lượng quân Nhật hơn hẳn nhưng vẫn dành được chiến thắng. Gwon Yul nhanh chóng tiến lên phía Bắc, chiếm lại Suwon và sau đó quay xuống phía Nam xuống Haengju, ở đó ông đợi quân tiếp viện Trung Quốc. Sau khi nhận được tin quân Triều Tiên bị tiêu diệt tại Byeokje, Gwon Yul quyết định củng cố bố phòng tại Haengju.Sau chiến thắng tại Byeokje, Katō và đội quân 30.000 người của ông tiến xuống phía Nam Hanseong để tấn công thành Haengju, một sơn thành lớn nhìn xuống vùng đất xung quanh. Đội quân vài ngàn người của Gwon Yul đợi quân Nhật ở đây. Kato tin rằng đội quân đông đảo của mình sẽ tiêu diệt người Triều Tiên và sau đó ra lệnh cho lính Nhật đơn giản tiến lên những sườn đồi dốc đứng ở Haengju với rất ít chuẩn bị. Gwon Yul trả lời quân Nhật với mưa lửa từ các công sự có sử Hwacha, đá, súng cầm tay, và tên. Sau 9 cuộc tấn công và thương vong 10.000 người, Kato đốt cháy các xác chết và cuối cùng rút quân.Trận Haengju là chiến thắng quan trọng của quân Triều Tiên, nâng cao sí khí quân đội Triều tiên. Trận đánh ngày nay được coi là một trong 3 chiến thắng quyết định nhất của quân Triều Tiên; Trận Haengju, Cuộc vây hãm Jinju (1592), và Trận Hansando.Ngày nay, khu vực thành Haengju có một đài kỷ niệm để vinh danh Gwon Yul.
Cuộc vây hãm Jinju
Jinju là tòa thành lớn bảo vệ tỉnh Jeolla. Chỉ huy quân Nhật biết rằng chiếm được Jinju nghĩa là toàn bộ tỉnh Jeolla thất thủ. Do đó, một đội quân lớn dưới quyền chỉ huy của Hosokawa Tadaoki hân hoan tiến đến Jinju. Jinju do tướng Kim Si-min (김시민) trấn giữ, đây là một trong ba vị tướng tài của Triều Tiên, chỉ huy 3.000 lính giữ thành. Kim gần đây đã có được 200 súng hỏa mai, cân bằng sức mạnh hỏa lực với quân Nhật. Với sự trợ giúp của súng hỏa mai, đại bác, và súng cối, Kim và quân Triều Tiên có thể đẩy lùi được quân Nhật khỏi tỉnh Jeolla. Hosokawa mất hơn 30.000 quân. Trận đánh tại Jinju được coi là một trong những thắng lợi quân sự lớn nhất của Triều Tiên vì nó đã cản được quân Nhật tiến vào tỉnh Jeolla.
Sự can thiệp của nhà Minh Trung Quốc
Hoàng dế Vạn Lịch nhà Minh và các quan lai của ông đáp lại lời thỉnh cầu trợ giúp từ Vua Seonjo bằng cách gửi đi một đội quân không tương xứng với chỉ 55.000 lính.[135]Kết quả là, Hoàng đế nhà Minh gửi một đội quân lớn vào tháng 1 năm 1593 dưới sự chỉ huy của hai vị tướng, Song Yingchang và Lý Như Tùng, Lý tướng quân có tổ tiên là người Triều Tiên/Nữ Chân. Đội cứu binh có khoảng 100.000 người, tạo thành từ 42.000 quân từ năm quận phía Bắc và 3.000 lính giỏi sử dụng hỏa khí từ phía Nam Trung Quốc.Tháng 1 năm 1593, đại quân Trung Quốc gặp một nhóm dân quân Triều Tiên ở ngoại thành Pyongyang. Bằng chiếu chỉ của Vua Seonjo, tướng quân nhà Minh Lý Như Tùng được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân trội Triều Tiên. Lý Như Tùng sau đó dẫn đầu liên quân chiến thắng trong Cuộc vây hãm Pyongyang đẫm máu và đẩy lui quân Nhật về phía Đông. Quá tự tin với thành công bước đầu của mình, Lý Như Tùng tự mình dẫn 5.000 kỵ binh đuổi theo, cùng với một đạo quân nhỏ của Triều Tiên, nhưng bị đội hình gần 40.000 quân Nhật phục kích gần Pyokje. Lý Như Tùng chạy thoát khi 5.000 quân đến giải vây và quân Nhật chính thức rút khỏi Pyongyang.
Đàm phán và thỏa ước đình chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản (1594-1596)
Dưới sức ép của quân đội Trung Quốc và dân binh địa phương, với lương thực tiếp tế bị cắt đứt và quân đội của ông nay giảm xuống một phần ba vì bỏ trốn, bệnh tật và chết trận, Konishi buộc phải yêu cầu hòa giải. Lý Như Tùng đề nghị Konishi sắp xếp một cơ hội đàm phán để chấm dứt thế thù địch. Khi cuộc đàm phán đang tiến hành vào mùa xuân năm 1593, Trung Quốc và Triều Tiên đồng ý chấm dứt thù địch nếu quân Nhật cũng rút khỏi Triều Tiên. Tướng quân Konishi không còn lựa chọn nào khác trừ việc chấp nhận điều khoản này, nhưng rồi ông sẽ phải rất vất vả mới thuyết phục được Hideyoshi rằng ông không còn cơ hội nào khác.Hideyoshi đề xuất với Trung Quốc việc phân chia Triều Tiên: phía Bắc là vùng đất vệ tinh tự trị của Trung Quốc, và phía nam vẫn nằm trong tay người Nhật. Đàm phán hòa bình phần lớn được Konishi Yukinaga, người chiến đấu chính với quân Trung Quốc, tiến hành. Lời đề nghị này được cân nhắc tới cho đến khi Hideyoshi yêu cầu thêm một công chúa Trung Quốc làm thiếp của mình. Sau đó, lời đề nghị nhanh chóng bị từ chối. Những cuộc đàm phán này được giữ bí mật với triều đình Triều Tiên.Cho đến ngày 18 tháng 5, năm 1593, tất cả lính Nhật đã rút về nước. Mùa hè năm 1593, một đoàn sứ thần Trung Quốc viếng thăm Nhật Bản và ở lại triều đình của Hideyshi hơn một tháng. Triều đình nàh Minh rút phần lớn quân viễn chinh về, nhưng vẫn giữ 16.000 lính ở bán đáo Triều Tiên để đảm bảo thực hiện thỏa ước đình chiến.Một sứ thần của Hideyoshi đến Bắc Kinh năm 1594. Phần lớn quân Nhật đã rời Triều Tiên trước mùa thu năm 1596; tuy vậy vẫn còn một tòa thành nhở ở Busan. Thỏa mãn với lời đề nghị của người Nhật, triều đình Bắc Kinh gửi sứ đoàn đến ban cho Hideyoshi tước hiệu "Vua của nước Nhật" với điều kiện hoàn toàn rút quân Nhật khỏi Triều Tiên.Sứ thần nhà Minh gặp Hideyoshi tháng 10 năm 1596. Khi Hideyoshi gặp sứ thần nhà Minh, ông mặc triều phục nhà Minh, và khấu đầu với sứ thần Trung Hoa, thể hiện địa vị chư hầu của mình với nhà Minh Trung Quốc. [136] Tuy vậy, Hideyoshi không thể nhận được các đòi hỏi khác của mình (-kết hôn với con gái của Hoàng đế Vạn Lịch, có một Hoàng tử Triều Tiên làm con tin, và 4 tỉnh phía Nam Triên Tiên -) từ nhà Minh.[137]Sau đó, Hideyoshi đơn phương hủy bỏ đàm phán. Đàm phán hòa bình nhanh chóng đổ vỡ và chiến tranh chuyển sang giai đoạn thứ hai khi Hideyoshi cử một đội quân xâm lược khác. Đầu năm 1597, cả hai bên trở về thế đối đầu.
Tổ chức lại quân đội Triều Tiên
Đề xuất cải cách quân đội
Giữa hai cuộc xâm lược của Nhật Bản, triều đình Triều Tiên có cơ hội để kiểm tra lý do tại sao họ lại dễ dàng thất bại đến thế. Tể tướng Yu Seong-ryong nói thẳng bất lợi của Triều Tiên.Yu chỉ ra rằng việc phòng thủ thành trì quá yếu, một thực tế mà ông đã nói đến từ trước chiến tranh. Ông lưu ý thành Triều tiên có các công sự và tường thành chưa hoàn thiện, quá dễ để leo qua. Ông cũng muốn đặt thần công lên tường thành. Yu đề xuất xây dựng các tòa tháp vững chắc với tháp pháo cho thần công. Bên cạnh thành trì, Yu muốn tạo lập một tuyến phòng thủ ở Triều Tiên. Ông đề xuất tái xây dựng chuỗi tường thành và đồn lũy bao bọc xung quanh Seoul. Với kiểu phòng thủ này, kẻ địch sẽ phải trèo qua nhiều lớp tường thành rồi mới đến được Seoul.Yu cũng chỉ ra quân Nhật chiến đấu hiệu quả thế nào, họ chỉ mất một tháng để tiến đến Seoul, tổ chức của họ tốt ra sao. Các đơn vị quân đội tổ chức tốt góp phần lớn vào chiến công của các tướng quân Nhật. Yu ghi lại cách quân Nhật di chuyển các đơn vị trong tiến quân phức hợp, thường làm suy yếu quân địch bằng súng hỏa mai, sau đó tấn công bằng vũ khí cận chiến. Quân đội Triều Tiên thường tiến về phía trước thành một khối đông đảo mà chẳng có chút tổ chức gì cả.
Cơ quan huấn luyện quân đội
Vua Seonjo và triều đình Triều Tiên cuối cùng cũng bắt đầu cải cách quân đội. Tháng 9 năm 1593, Cơ quan huấn luyện quân đội được thành lập. Cơ quan này được cẩn thận chia quân đội thành các đơn vị và đại đội. Trong các đại đội có các tổ cung tên, súng hỏa mai, và lính cận chiến. Cơ quan này thành lập các đơn vị cỡ sư đoàn ở mỗi vùng và bảo vệ thành trì bằng các tiểu đoàn. Cơ quan này, ban đầu có chưa đến 80 thành viên, nhanh chóng phát triển quân số lên đến 10.000 người.Một trong những thay đổi quan trọng nhất là cả công dân thượng lưu và nô lệ đều là đối tượng của kế hoạch. Tất cả đàn ông phải đi nghĩa vụ quân sự để được huấn luyện và làm quen với vũ khí.Cũng trong khoảng thời gian này, học giả quân sự Han Gyo (한교) viết cuốn sách võ thuật Muyejebo (Võ nghệ chư phổ) dựa trên cuốn Kỷ hiệu tân thư do vị tướng nổi tiếng Trung Quốc Thích Kế Quang (戚继光) viết.
Cuộc xâm lược lần thứ hai (1597-1598)
Hideyoshi không thỏa mãn với chiến dịch đầu tiên và quyết định tấn công Triều Tiên một lần nữa. Một trong những khác biệt chính giữa cuộc xâm lược lần thứ nhất và thứ hai là chinh phục Trung Quốc không còn là mục tiêu của Nhật Bản nữa. Không thể có được nơi đóng quân chắc chắn trong suốt chiến dịch Trung Quốc của Katō Kiyomasa và việc toàn quân Nhật phải rút lui trong cuộc xâm lược thứ nhất ảnh hưởng đến sĩ khí binh lính Nhật Bản. Hideyoshi và các viên tướng của mình thay vào đó lên kế hoạch chinh phục Triều Tiên.Thay vì chín cánh quân như trong lần xâm lược thứ nhất, quân đội lần này được chia thành Tả quân và Hữu quân, bao gồm 49.600 và 30.000 lính theo thứ tự.Ít lâu sau khi sứ thần Trung Quốc về nước an toàn năm 1597, Hideyoshi cử đi 200 thuyền với khoảng 141.100 lính [139] dưới quyền tổng chỉ huy của Kobayakawa Hideaki.[140] Quân Nhật đến được bờ biển phía Nam tỉnh Gyeongsang năm 1596 mà không gặp phải sự kháng cự nào. Tuy vậy, quân Nhật thấy rằng người Triều Tiên lần này đã được trang bị tốt hơn và sẵn sàng đối mặt với một cuộc xâm lược.[141] Thêm vào đó, khi Trung Quốc biết được tin này, triều đình Bắc Kinh bổ nhiệm Dương Hạo (楊鎬) làm tổng chỉ huy đạo quân tiên phong 55.000 lính [139] từ nhiều tỉnh (đôi khi ở cả vùng xa xôi) khắp (Trung Quốc), ví dụ như Tứ Xuyên, Chiết Giang, Hồ Quảng, Phúc Kiến và Quảng Đông.[142] Quân đội còn có thêm 21.000 thủy quân.[143] Sử gia Trung Quốc Hoàng Nhân Vũ ước tính tổng quân số Trung Quốc trong chiến dịch lần thứ hai này là vào khoảng 75.000 quân.[144] Tổng quân số Triều Tiên là 30.000 người với quân đội của Tướng Gwon Yul tại núi Gong (공산; 公山; Công Sơn) ở Daegu, quân của Tướng Gwon Eung (권응) ở Gyeongju, lính của Gwak Jae-u tại Changnyeong (창녕), quân của Yi Bok-nam (이복남) tại Naju, và quân của Yi Si-yun tại Chungpungnyeong.[139]
Cuộc tấn công đầu tiên
Ban đầu quân Nhật đã không mấy thành công, bị giam chân ở tỉnh Gyeongsang và chỉ giữ thế cân bằng với đội quân lớn hơn nhiều của Triều Tiên và Trung Quốc.[141] Mặc dù trong suốt cuộc xâm lược lần thứ hai, quân Nhật chủ yếu ở thế thủ và xa lầy ở tỉnh Gyeongsang.[141] Quân Nhật dự định tấn công tỉnh Jeolla ở phí Tây Nam bán đảo và cuối cùng chiếm Jeonju, thủ phủ của tỉnh này. Triều Tiên chiến thắng trong Cuộc vây hãm Jinju năm 1592, giúp khu vực này thoát khỏi sự tàn phá trong cuộc xâm lược lần thứ nhất. Hai cánh quân Nhật, dưới sự chỉ huy của Mōri Hidemoto và Ukita Hideie, bắt đầu tấn công Busan và hành quân đến Jeonju, trên đường đi chiếm Sacheon và Changpyong.
Bao vây Namwon
Namwon cách Jeonju 30 dặm về phía Đông Nam. Đã đoán trước được cuộc tấn công của quân Nhật; liên quân 6.000 lính (bao gồm 3.000 quân Trung Quốc và thường dân) sẵn sàng đánh trả quân Nhật đang tới gần.[145] Quân Nhật vây quanh những bức tường của tòa thành với thang và tháp chở quân.[146] Hai bên bắn ra hàng loạt súng hỏa mai và tên. Cuối cùng quân Nhật vượt qua được tường và chiếm được thành. Theo chỉ huy người Nhật Okochi Hidemoto, tác giả của Chosen Ki, Cuộc vây hãm Namwon có 3.726 thương vong[147] của bên Trung Quốc và Triều Tiên.[148] Toàn bộ tỉnh Jeolla rơi vào tay quân Nhật, nhưng khi chiến trận trở nên khốc liệt, quân Nhật thấy mình bị bao vây tứ phía và phải rút lui với 350 thương vong. Với việc này, quân Nhật vẫn không thể thoát khỏi tỉnh Gyeongsang và chỉ còn giữ thế thủ, bị quân Trung Quốc và Triều Tiên tấn công liên miên
Trân Hwangseoksan
Thành Hwangseoksan gồm các bức tường dày bao quanh núi Hwangseok và có hàng ngàn lính canh giữ do hai Tướng Jo Jong-do và Gwak Jun chỉ huy. Khi Katō Kiyomasa bao vây ngọn núi với quân số lớn, quân Triều Tiên mất nhuệ khí và rút lui với 350 thương vong. Với việc này, quân Nhật vẫn không thể thoát khỏi tỉnh Gyeongsang và chỉ còn giữ thế thủ, bị quân Trung Quốc và Triều Tiên tấn công liên miên.[141]
Các chiến dịch thủy quân của Triều Tiên (1597-1598)
Cũng như lần đầu tiên, hải quân Triều Tiên đóng vai trò cốt yếu trong cuộc kháng chiến thứ hai. Bước tiến của quân Nhật bị chặn đứng vì thiếu quân cứu viện và tiếp tế vì các chiến thắng trên biển của Triều Tiên khiến người Nhật không tiếp cận được phía Tây Nam bán đảo Triều Tiên.[149] Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai này, Trung Quốc cũng cử đội thuyền hùng mạnh của mình đi cứu viện Triều Tiên. Điều này khiến hải quân Triều Tiên càng trở thành mối đe dọa lớn với người Nhật, vì họ phải đối mặt với hạm đội địch lớn mạnh hơn.
Âm mưu chống lại Đô đốc Yi
Ban đầu, thủy quân Triều Tiên bị đẩy lùi khi Won Gyun nắm quyền chỉ huy thay Đô đốc Yi.Vì Đô đốc Yi, thống lĩnh hải quân Triều Tiên, quá tài giỏi trong hải chiến, người Nhật âm mưu ám hại ông bằng cách dùng luật lệ của chính quân đội Triều Tiên. Một điệp viên hai mặt của Nhật làm việc cho Triều Tiên báo cáo sai rằng tướng Nhật Katō Kiyomasa sẽ lại tấn công vào bờ biển Triều Tiên với ngày giờ chính xác cùng một hạm đội Nhật Bản lớn, và khẳng định rằng Đô đốc Yi nên được cử đi mở cuộc tập kích.[150]Biết rằng khu vực này có nhiều đá ngầm bất lợi cho tàu chiến, Đô đốc Yi từ chối, và bị Vua Seonjo cách chức, tống giam vì bất tuân thượng lệnh. Đến cao trào, Đô đốc Won Gyun còn cáo buộc Đô đốc Yi uống rượu và chây lười. Won Gyun nhanh chóng thế vào vị trí của Đô đốc Yi.
Trận Chilchonryang
Sau khi Won Gyun thay thế Đô đốc Yi, ông ta tập hợp toàn bộ hạm đội Triều tiên, nay đã có hơn 100 tàu ở ngoài khơi Yosu để săn lùng quân Nhật, số tàu này vốn được Đô đốc Yi tich cóp cẩn thận từ lâu. Không hề chuẩn bị hay lập kế hoạch gì trước, Won Gyun cho hạm đội mình dong buồm thẳng đến Busan.Sau một ngày, Won Gyun được thông báo về một hạm đội Nhật lớn ở gần Busan. Ông quyết định tấn công ngay lập tức, mặc dù các thuyền trưởng phàn nàn rằng lính của mình đã kiệt sức.Trong trận Chilchonryang, Won Gyun đại bại khi bị quân Nhật bất thần tập kích. Các tàu của ông bị áp đảo vì hỏa lực súng hỏa mai và cách tấn công cập boong truyền thống của người Nhật. Tuy vậy, cuối trận đánh, một vị tướng tên Bae Soel, vẫn chạy thoát chỉ với 13 Panokseons, toàn bộ lực lượng chiến đấu của hải quân Triều Tiên trong vài tháng sau đó.Cũng cần chú ý rằng trận Chilchonryang là chiến thắng duy nhất của hải quân Nhật Bản trong chiến tranh. Won Gyun bị bắt khi đang cố lên bờ biển một hòn đảo, sau đó, ông bị một người lính giữ thành Nhật giết chết.
Trận Myeongnyang
Sau đại bại tại Chilcheollyang, King Seonjo ngay lập tức phục chức cho Đô đốc Yi. Đô đốc Yi nhanh chóng trở lại Yeosu, rút cục chỉ thấy được toàn bộ hạm đội của mình đã bị tiêu diệt. Yi tổ chức lại hải quân, nay giảm còn 12 tàu và 200 lính.[151] Tuy vậy, chiến thuật của ông không hề thay đổi, và vào ngày 16 tháng 9 năm 1597, ông đánh lại hạm đội 300 tàu chiến Nhật với chỉ 12 tàu.[152] ở eo Myeongnyang. Trận Myeongnyang kết thúc với chiến thắng của người Triều Tiên với ít nhất 31 tàu chiến của Nhật bị chìm, và quân Nhật buộc phải quay trở lại Busan,[153] theo chỉ thị của Mōri Hidemoto. Đô đốc Yi dành lại quyền kiểm soát bở biển Triều Tiên. Trận Myeongnyang được coi là trận đánh vĩ đại nhất của Đô đốc Yi vì sự chệnh lệch quá lớn về quân số.
Bao vây Ulsan
Cho đến cuối năm 1597, liên quân hai triều Joseon và Minh đã giành chiến thắng tại Jiksan và đẩy quân Nhật xa thêm về phía Bắc. Sau khi biết tin thất trận tại Myeongnyang, Katō Kiyomasa và đội quân đang rút chạy của mình quyết định thiêu hủy Gyeongju, thủ đô cũ của nước Silla thống nhất.Cuối cùng, quân Nhật chiếm được thành phố, nhiều đồ tạo tác và đền chùa bị thiêu hủy, nổi bật nhất là chùa Bulguksa. Tuy vậy, liên quân Joseon-Minh đẩy lui được quân Nhật rút về phía Nam hướng tới Ulsan,[154] một cảng vốn đã thành điểm giao thương quan trọng với Nhật Bản từ một thế kỷ trước đó. Kato quyết định chọn đây làm một thành trì chiến lược.Lúc này, Đô đốc Yi đã kiểm soát toàn bộ khu vực qua eo biển Triều Tiên, không cho thuyền tiếp viện tới được bờ biển phía Tây bán đảo Triều Tiên. Không nhận được tiếp tế và quân tiếp viện, quân Nhật chỉ còn lại một thành trên bở biển, thành wajō. Để giành lợi thế, liên quân Triều-Trung tấn công Ulsan. Cuộc tấn công này là đòn tấn công lớn đầu tiên của quân đội Triều Tiên và Trung Quốc kể từ đầu cuộc chiến lần thứ hai.Nổ lực của lính thủ thành Nhật Bản (khoảng 7.000 người) ở Ulsan phần lớn dành cho các công sự chuẩn bị cho cuộc tấn công sắp tới. Katō Kiyomasa giao việc chỉ huy và phòng vệ thành cho Katō Yasumasa, Kuki Hirotaka, Asano Nagayoshi, và những người khác trước khi đến Sosaengpo.[155] Đợt tấn công đầu tiên của quân đội Trung-Triều là vào ngày 29 tháng 1, 1598, đuổi theo quân Nhật mất cảnh giác và phần lớn vẫn còn chưa đóng trại ở ngoài những bức tường thành còn chưa hoàn tất tại Ulsan.[156]Tổng số 36.000 quân với sự trợ giúp của singijeon và hwacha suýt chút nữa thì chiếm được thành, nhưng quân tiếp viện dưới sự chỉ huy chung của Mōri Hidemoto băng qua sông tiếp viện cho tòa thành bị vây hãm[157] và kéo dài thêm sự đối đầu. Sau đó, quân Nhật hết lương thảo, và chiến thắng là điều tất yếu với liên quân, nhưng quân tiếp viện của Nhật tới từ phía sau quân đội Trung-Triều và dồn họ vào thế bí. Tuy vậy, sau vài thất bại, vị thế của quân Nhật tại Triều Tiên đã yếu đi trông thấy.
Trận Sacheon
Mùa thu năm 1597, liên quân Trung-Triều chặn đứng quân Nhật trên đường đến Jiksan (ngày nay là Cheonan). Không còn hy vọng xâm lược Triều Tiên, các tướng quân Nhật chuẩn bị rút lui. Từ đầu mùa xuân năm 1598, quân Triều Tiên và 100.000 quân Trung Quốc bắt đầu tái chiếm thành trì vùng ven biển. Tháng 5 năm 1598, Hoàng đế Vạn Lịch điều đến một hạm đội dưới sự chỉ huy của Trần Lân; hải đội này có nhiều chiến dịch hiệp đồng với phía Triều Tiên. Tháng 6 năm 1598, sau khi tướng Konishi Yukinaga cảnh báo về tình thế tuyệt vọng của chiến dịch, 70.000 lính được lệnh rút lui, và 60.000 ở lại đoạn hậu - phần lớn là binh lính Satsuma do Shimazu Yoshihiro, lãnh đạo gia tộc Shimazu, và con trai ông Tadatsune chỉ huy.[158] Số quân Nhật còn lại chiến đấu một cách tuyệt vọng, đẩy lùi quân Trung Quốc tại Suncheon và Sacheon.Người Trung Quốc tin rằng Sacheon là thiết yếu trong kế hoạch của họ tái chiếm thành trì đã mất và ra lệnh tấn công. Mặc dù quân Trung Quốc ban đầu có ưu thế, thế trận đổi chiều khi quân tiếp viện của Nhật đến nơi, đánh tập hậu quân Trung Quốc và quân Nhật trong thành phản công qua cổng thành.[159] Quân nhà Minh bại trận rút lui, tổn thất 30,000 người.[160] Tuy nhiên, rất nhiều cuộc đột kích vào vị trí của quân Nhật dọc bở biển làm suy yếu quân Nhật và họ phải rút khỏi khu vực bở biển.
Cái chết của Hideyoshi
Ngày 18 tháng 9, 1598, Hideyoshi ra lệnh rút quân khỏi Triều Tiên khi đang hấp hối.[161] Hội đồng Ngũ nguyên lão giữ cái chết của Hideyoshi trong vòng bí mất để duy trì sĩ khí và hạ chiếu rút binh đến các tướng quân Nhật vào cuối tháng 10.
Trận mũi Noryang
Trận mũi Noryang là trận hải chiến cuối cùng của cuộc chiến. Hải quân Triều Tiên của Đô đốc Yi đã phục hồi sau thất bại và được hải quân Trung Quốc dưới quyền của Trần Lân hỗ trợ. Tin tức tình báo báo cáo rằng 500 thuyền Nhật thả neo tại eo biển hẹp tại Noryang để rút lui số quân Nhật còn lại.[162] Chú ý đến địa thế hẹp của khu vực này, Đô đốc Yi và Trần Lân bất thần tấn công vào hạm đội Nhật vào lúc 2h sáng ngày 16 tháng 12, 1598, dùng đại bác và tên lửa.Đến lúc bình minh, gần nửa số chiến hạm Nhật bị đánh chìm; và quân Nhật bắt đầu rút lui, Đô đốc Yi ra lệnh tiến hành đợt tấn công cuối cùng tiêu diệt số thuyền còn lại. Vì kỳ hạm của Đô đốc Yi đi trước, ông bị bắn trung ngực trái, phía dưới cánh tay. Yi nói với thuyền trưởng giữ bí mật cái chết của mình và tiếp tục trận đánh để sỹ khí toàn quân không đi xuống. Chỉ có ba đọi trưởng gần đó, có cả người cháu ông, chứng kiến cái chết này.Trận đánh kết thúc với chiến thắng của liên quân, quân Nhật mất gần 250 tàu chiến trong số 500 ban đầu. Chỉ sau trận đánh, quân lính mới biết đến cái chết của Đô đốc Yi, và người ta nói rằng Trần Lân than khóc rằng Đô đốc Yi đã chết thay cho ông.[163]
Đàm phán hậu chiến
Vì Tsushima chịu thiệt hại nặng nề vì không còn giao thương với Triều tiên do cuộc xâm lược, Yoshitoshi nhà Sō, sau đó thống trị Tsushima, cử bốn đoàn đàm phán hòa bình đến Triều Tiên năm 1599: 3 đoàn đầu bị bắt và bị quân Trung Quốc giải đến Bắc Kinh, nhưng đoàn thứ 4 năm 1601 nhận được các điều kiện từ Seoul trong việc hoàn trả người Triều Tiên bị bắt giữ.[164] Tuy nhiên, động cơ chính để Triều Tiên hướng đến bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là việc rút lui quân đội Trung Quốc, vì chính quân Trung Quốc cũng tàn phá không kém gì quân Nhật.[164] Yoshitoshi sau đó thả vài tù binh Triều Tiên, và, trong các năm 1603 - 1604, giúp hai sứ thần Triền Tiên hồi hương cho thêm 3.000 người nữa bằng cách tổ chức đàm phán tại Kyoto với Tokugawa Ieyasu, khi ấy là Shogun của nước Nhật.[164]Khi tiếp tục đàm phán hòa bình, năm 1606, Triều Tiên yêu cầu Shogun phải viết một bức thư chính thức đề nghị hòa bình, và binh lính Nhật mạo phạm đến lăng mộ hoàng gia ở Seoul phải bị dẫn độ sang.[164] Không thể đáp ứng được yêu cầu này, Yoshitoshi gửi một bức thư giả mạo và một nhóm tội phạm thế vào đó; bất chấp sự lừa dối rõ ràng đó, sự cần thiết phải xua đi đám binh lính Trung Quốc khiến người Triền Tiên năm 1608 phải cử đi một sứ đoàn.[164] Kết quả cuối cùng của chuyến đi là việc hoàn trả lại hàng trăm người Triều Tiên cũng như phục hồi quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.[165]
Hậu chiến và kết cục
Cuộc xâm lược của Nhật Bản là cuộc chiến tranh khu vực đầu tiên ở châu Á có các đội quân lớn trang bị vũ khí hiện đại.[166] Quân Nhật thường triển khia quân đội lên đến 200.000 lính, quân Trung Quốc phần lớn ở mức 80.000,[69] và sự tham dự không thường xuyên của Triều Tiên cũng lên đến hàng trăm ngành, tương đương với số quân của toàn châu Âu trong Chiến tranh Ba mươi năm.[167]Cuộc xâm lược là một thách thức đối với trật tự thế giới của người Trung Quốc khi ấy ở 2 mức độ:[168] về quân đội, theo đó cuộc chiến tái khẳng định vị thế độc tôn về quân sự của nhà Minh tại Đông Á, và về chính trị, cuộc chiến xác nhận rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ cho các quốc gia triều cống mình.[169]Nếu thuyết cho rằng Hideyoshi cố gắng chinh phục Trung Quốc (trái với thuyết cho rằng Hideyoshi có mục đích hướng đến một "trật tự thế giới lấy Nhật Bản làm trung tâm") là đúng, cũng cần lưu ý rằng vị thế địa chính trị của Triều tiên như là cầu nối giữa Trung Quốc và Nhật Bản khiến cuộc chiến chủ yếu diễn ra trên bán đảo Triều Tiên (điều tương tự cũng xảy ra trong Chiến tranh Trung-Nhật, Mông Cổ xâm lược Nhật Bản).[51]
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro