Chiến tranh Nga-Nhật
Thời gian:8 tháng 2 năm 1904 - 5 tháng 9 năm 1905
Địa điểm:Mãn Châu, Hoàng Hải
Nguyên nhân bùng nổ: Tham vọng tranh giành Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên.
Kết quả:Đế quốc Nhật Bản chiến thắng; Hiệp ước Portsmouth
Tham chiến:Đế quốc Nga, Công quốc Montenegro-Đế quốc Nhật Bản
Chỉ huy: Nga hoàng Nikolai II,Aleksey Kuropatkin,Stepan Makarov †Vsevolod Rudnev, Zinovy Rozhestvensky,
Thiên hoàng Minh Trị, Oyama Iwao, Tōgō Heihachirō, Uryu Sotokichi,
Lực lượng:500.000 400.000
Tổn thất:115.000 chết 146.519 bị thương
80.000 bị bắt 88.000 chết 173.425 bị thương
Chiến tranh Nga-Nhật (tiếng Nhật: 日露戦争 Nichi-Ro Sensō; tiếng Nga: Русско-японская война; tiếng Trung: 日俄戰爭 Rìézhànzhēng; 10 tháng 2 năm 1904 - 5 tháng 9 năm 1905) là một cuộc xung đột xảy ra giữa các nước đế quốc đối địch đầy tham vọng: Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản trong việc giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên. Nơi diễn ra cuộc chiến là Nam Mãn Châu thuộc Trung Quốc, đặc biệt là khu vực xung quanh bán đảo Liêu Đông và Phụng Thiên, và các khu vực biển quanh Triều Tiên, Hoàng Hải và Nhật Bản.
Nguyên nhân
Sau cuộc Minh Trị Duy Tân năm 1868, triều đình Minh Trị đã lao vào một nỗ lực hấp thụ ý tưởng, các phong tục và các tiến bộ công nghệ của phương Tây.Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã trỗi dậy từ một nước cô lập và tự chuyển đổi thành một quốc gia hiện đại chỉ trong một thời gian khá ngắn. Người Nhật mong ước giữ gìn chủ quyền và đồng thời cũng được công nhận là một nước ngang hàng với các cường quốc phương Tây.Nga, một trong nhựng nước đế quốc lớn, có tham vọng ở phía Đông. Cho đến cuối thập kỷ 1890, nước này đã mở rộng biên giới ở Trung Á đến Afghanistan, sáp nhập các quốc gia khác trong quá trình đó. Đế quốc Nga trải dài từ Ba Lan ở phía Tây đến bán đảo Kamchatka ở phía Đông[2]. Với việc xây dựng tuyến đường sắt Trans-Siberia đến cảng Vladivostok, Nga hy vọng có thể củng cố hơn nữa ảnh hưởng và sự hiện diện của mình tại vùng này.Đây là điều Nhật Bản vô cùng lo ngại, vì họ coi Triều Tiên(và một phần nào đó với Mãn Châu) như một vùng đệm an toàn. Nga đang tìm kiếm một cảng không đóng băng tại Thái Bình Dương cho hải quân cũng như thương mại biển. Hải cảng Thái Bình Dương mới mở tại Vladivostok là cảng duy nhất của người Nga và chỉ có thể mở cửa vào mùa hè; nhưng Cảng Lữ Thuận có thể mở cửa được cả năm. Từ khi kết thúc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất đến cuộc đàm phán vô ích năm 1903 giữa triều đình Nga hoàng với Nhật Bản, Nhật Bản chọn chiến tranh để bảo vệ đất nước bằng cách duy trì quyền thống trị tuyệt đối tại Triều Tiên, trong khi các nước châu Âu hy vọng đế quốc Nga sẽ thắng.Các chiến dịch sau này, trong đó quân đội Nhật Bản non nớt liên tục giành chiến thắng trước quân đội Nga, là một bất ngờ đối với giới quan sát quốc tế. Những chiến thắng này, khi thời gian dần chứng minh, làm chuyển biến mãnh liệt cán cân quyền lực ở Đông Á, đem đến cho Nhật Bản một vị thế mới trên sân khấu thế giới. Những điều kiện ràng buộc mất mặt sau thất bại gia tăng bất mãn trong công chúng Nga với triều đình Nga hoàng vô tích sự và tham nhũng và là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc Cách mạng Nga 1905.
Chiến tranh Thanh-Nhật
Triều đình Nhật Bản coi Triều Tiên, địa chính trị gần gũi với Nhật Bản, là một bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia. Người Nhật muốn, ít nhất, giữ Triều Tiên độc lập dưới ảnh hưởng của Nhật. Việc quân Nhật đánh bại quân Thanh sau này trong Chiến tranh Thanh-Nhật dẫn đến Điều ước Shimonoseki, theo đó triều đình Mãn Thanh buông bỏ quyền bá chủ với Triều Tiên và nhượng lại Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông (Cảng Lữ Thuận) cho Nhật Bản.Tuy vậy, Đế quốc Nga cũng có tham vọng của riêng mình đối với vùng đất này thuyết phục Đức và Pháp gây áp lực với Nhật. Vì Tam cường can thiệp, Nhật Bản phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lại một khoản đền bù tài chính lớn hơn.
Sự xâm phạm của Nga
Tháng 12 năm 1897, một hạm đội Nga xuất hiện ở cảng Lữ Thuận. Sau 3 tháng, năm 1898, một hiệp định được ký kết giữa Trung Quốc và Nga theo đó Nga được thuê cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên và vùng nước xung quanh. Nó còn được thỏa thuận rằng hiệp định này có thể được mở rộng bằng sự đồng ý của đôi bên. Người Nga tin tưởng rõ ràng rằng đây là cách mà họ không mất thời gian xâm chiếm và cảng Lữ Thuận vững chắc là hải cảng nước ấm duy nhất của họ ở bờ biển Thái Bình Dương, và có giá trị chiến lược quan trọng. Một năm sau, để củng cố vị thế của mình, Nga bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân (Harbin) qua Thẩm Dương (Phụng Thiên) đến cảng Lữ Thuận.Sự phát triển của đường sắt là yếu tố góp phần dẫn đến cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và các ga tại Thiết Lĩnh và Liêu Dương bị đốt cháy. Người Nga cũng tìm đường vào Triều Tiên, đến năm 1898, họ nhận được nhượng bộ về khai mỏ và lâm nghiệp gần sông Áp Lục và Đồ Môn (Tumen),[3] khiến cho người Nhật quan ngại sâu sắc.
Cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn
Nga và Nhật đều tham dự vào Liên quân tám nước được gửi đến dẹp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và để giải vây cho công sứ các nước đang bị bao vây tại Bắc Kinh (Trung Quốc).Như các quốc gia thành viên khác, người Nga gửi quân đến Trung Quốc, đặc biệt là Mãn Châu để bảo vệ lợi ích của mình.[4] Nga đảm bảo với các cường quốc khác rằng họ sẽ bỏ trống vùng đất này sau cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, năm 1903, người Nga vẫn chưa đưa ra một lịch rút quân nào [5] và thực tế còn củng cố thế đứng của mình tại Mãn Châu.
Đàm phán
Itō Hirobumi - một chính khách Nhật Bản, bắt đầu đàm phán với người Nga. Ông tin rằng Nhật quá yếu để có thể đánh đuổi Nga bằng biện pháp quân sự, vì vậy ông đề xuất trao quyền kiểm soát Mãn Châu cho Nga để đổi lấy việc Nhật Bản kiểm soát Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Nhật Bản và Anh Quốc đã ký hiệp ước Liên minh Anh-Nhật năm 1902, người Anh muốn hạn chế đối thủ hải quân của mình bằng cách giữ các cảng biển của Nga ở Thái Bình Dương như Vladivostok và Lữ Thuận không được sử dụng triệt để. Liên minh với Anh Quốc có nghĩa rằng nếu bất kỳ quốc gia nào liên minh với Nga trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào với Nhật, thì Anh Quốc sẽ tham chiến về phe Nhật. Nga không thể nhận sự giúp đỡ từ cả Đức lẫn Pháp thêm nữa vì sự nguy hiểm của việc Anh Quốc tham chiến. Với một liên minh như thế, Nhật Bản cảm thấy có thể tự do khai chiến, nếu cần thiết.Ngày 28 tháng 7 năm 1903, Công sứ Nhật Bản tại St. Petersburg được chỉ thị thể hiện quan điểm của nước mình chống lại kế hoạch củng cố Mãn Châu của Nga.Quan hệ thương mại bị cắt đứt và tình hình lên tới mức ngày 13 tháng 1 năm 1904 nhờ đó Nhật Bản đề xuất một công thức mà Mãn Châu nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nước này và tương tự với tìm kiếm một tuyên bố tương tự liên quan đến các từ bỏ các lợi ích của Nga tại Triều Tiên. Cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1904, không có lời đáp lại chính thức nào được gửi đi và ngày 6 tháng 2, Công sự Nhật Bản là Kurino Shinichiro, thăm Bộ trưởng Ngoại giao Nga là Bá tước Lamsdorf, để thông báo mình sẽ về nước.Nhật Bản cắt đứt quan hệ ngoại giao ngày 6 tháng 2 năm 1904.
Chiến tranh
Tuyên chiến
Nhật Bản tuyên chiến ngày 8 tháng 2 năm 1904. Tuy vậy, 3 giờ trước khi triều đình Nga nhận được lời tuyên chiến từ phía Nhật, Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Hạm đội Viễn Đông tại cảng Lữ Thuận. Nga hoàng Nikolai II sững sờ trước tin bị tấn công. Ông không thể tin được rằng Nhật Bản có thể tấn công mà không cần tuyên chiến chính thức, và đã đảm bảo với các bộ trưởng của mình rằng Nhật Bản sẽ không đánh. Nga tuyên chiến với Nhật 8 ngày sau đó.[7] Tuy vậy, việc yêu cầu tuyên chiến trước khi tiến hành chiến sự không được coi là luật pháp quốc tế cho đến khi cuộc chiến đã kết thúc vào tháng 10 năm 1907, có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1 năm 1910.[8] Montenegro cũng tuyên chiến với Nhật như là một hành động ủng hộ về mặt tinh thần với Nga vì biết ơn Nga đã ủng hộ Montenegro kháng chiến chống lại Đế quốc Ottoman. Tuy vậy, vì lý do hậu cần và không gian, đóng góp của Montenegro cho cuộc chiến chỉ giới hạn ở những người Montenegro phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga.[cần dẫn nguồn]
Chiến dịch năm 1904
Cảng Lữ Thuận, trên bán đảo Liêu Đông phía Nam Mãn Châu đã được củng cố thành một căn cứ hải quân lớn của Quân đội Đế quốc Nga. Vì cần phải kiểm soát mặt biển để chiến đấu được trên đất liền châu Á, mục tiêu quân sự đầu tiên của Nhật là vô hiệu hóa hạm đội Nga tại cảng Lữ Thuận.
Hải chiến cảng Lữ Thuận
Đêm ngày 8 tháng 2 năm 1904, Hạm đội Nhật Bản của Đô đốc Heihachiro Togo khai chiến bằng cuộc tấn công bất ngờ của các thuyền phóng ngư lôi vào các con tàu Nga tại cảng Lữ Thuận. Cuộc tấn công làm hư hại nặng các con tàu Tsesarevich và Retvizan, những chiến hạm nặng nhất trên chiến trường Viễn Đông của Nga, và tuần dương hạm 6.600 tấn Pallada. [9] Những cuộc tấn công này phát triển thành Trận cảng Lữ Thuận sáng hôm sau. Một chuỗi các cuộc trạm chán bất phân thắng bại tiếp diễn, trong đó Đô đốc Togo không thể tấn công được Hạm đội Nga vì nó được bảo vệ bởi dàn pháo bờ biển trên cảng, và người Nga miễn cưỡng phải rời cảng ra vùng nước sâu, đặc biệt là sau cái chết của Đô đốc Stepan Osipovich Makarov ngày 13 tháng 4 năm 1904.Tuy vậy, những cuộc đụng độ này tạo cơ hội thuận lợi cho quân Nhật đổ bộ xuống gần Incheon, Triều Tiên. Từ Incheon, quân Nhật chiếm Hán Thành và sau đó là phần còn lại của Triều Tiên. Cho đến hết tháng 4, Lục quân Đế quốc Nhật Bản do Đại tướng Kuroki Itei chỉ huy đã sẵn sàng vượt sông Áp Lục vào vùng chiếm đóng của Nga tại Mãn Châu.
Trận sông Áp Lục
Ngược lại với chiến lược nhanh chóng chiếm lĩnh chiến trường để kiểm soát Mãn Châu, chiến lược Nga tập trung vào các hành động tránh giao chiến để có thời gian đợi quân tiếp viện tới nơi qua tuyến đường sắt Trans-Siberian dài khi đó vẫn chưa hoàn thành gần Irkutsk. Ngày 1 tháng 5 năm 1904, Trận sông Áp Lục trở thành trận chiến lớn đầu tiên trên đất liền, khi quân Nhật đột chiếm các vị trí của quân Nga sau khi vượt sông mà không gặp sự kháng cự nào. Quân Nhật tiếp tục đổ bộ xuống nhiều điểm quan trọng tại bờ biển Mãn Châu, và trong một chuỗi các cuộc đụng độ, đã đẩy lùi quân Nga về phía cảng Lữ Thuận.Những trận đánh này, bao gồm trận Nashan ngày 25 tháng 5 năm 1904, được đánh dấu bằng thiệt hại nặng của quân Nhật khi tấn công vào các đường hào của quân Nga, nhưng quân Nga vẫn duy trì sự tập trung vào phòng ngự và không phản công.
Phong tỏa cảng Lữ Thuận
Quân Nhật cố ngăn cản quân Nga sử dụng cảng Lữ Thuận. Trong đêm 12-14 tháng 2, quân Nhật cố phong tỏa luồng vào cảng Lữ Thuận bằng cách đánh chìm vài tàu hơi nước đầy xi măng tại tuyến nước sâu vào cảng, nhưng họ đánh chìm quá sâu nên không hiệu quả. Một cố gắng tương tự để phong tỏa đường vào cảng trong đêm ngày 3-4 tháng 5 cũng thất bại. Tháng 3, Phó Đô đốc có uy tín Makarov được bổ nhiệm làm chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương với ý định phá vỡ sự phong tỏa tại cảng Lữ Thuận.Ngày 12 tháng 4 năm 1904, 2 thiết giáp hạm tiền dreadnought, kỳ hạm Petropavlovsk và Pobeda lẻn ra khỏi cảng nhưng vướng phải thủy lôi Nhật Bản ngoài cảng Lữ Thuận. Chiếc Petropavlovsk chìm ngày tức khắc, trong khi chiếc Pobeda phải kéo về cảng và phải tu sửa nặng. Đô đốc Makarov, nhà chiến lược tài năng duy nhất của Nga trong chiến tranh, tủ trận trên tàu Petropavlovsk.Ngày 15 tháng 4 năm 1904, triều đình Nga đe dọa bắt giữ phóng viên chiến trường người Anh khi đang đi trên tàu Haimun vào vùng chiến sự để lấy tin cho tờ báo có trụ sở tại London The Times, viện dẫn rằng họ lo ngại việc người Anh có thể thông báo vị trí của quân Nga cho hạm đội Nhật Bản.Người Nga học nhanh, và không lâu sau cũng sử dụng chiến thuật Nhật Bản về thủy lôi tấn công. Ngày 15 tháng 5 năm 1904, 2 thiết giáp hạm Nhật Bản, Yashima và Hatsuse, bị nhử vào một bãi thủy lôi của Nga ở gần cảng Lữ Thuận, mỗi chiếc trúng ít nhất 2 trái thủy lôi. Chiếc Hatsuse chìm chỉ trong vài phút, mang theo 450 thủy thủ, trong khi chiếc Yashima chìm trong khi được kéo về Triều Tiên để sửa chữa. Ngày 23 tháng 6 năm 1904, nỗ lực phá vây của hạm đội Nga, bây giờ dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Wilgelm Vitgeft thất bại.Cho đến cuối tháng, pháo binh Nhật Bản liên tục pháo kích vào cảng.
Bao vây cảng Lữ Thuận
Nhật Bản bắt đầu cuộc bao vây dài ngày cảng Lữ Thuận. Ngày 10 tháng 8 năm 1904,Hạm đội Nga lại một lần nữa cố gắng phá vây và tiến đến Vladivostok, nhưng khi ra được biển khơi thì chạm trán với đội thiết giáp hạm của Đô đốc Togo. Người Nga thường gọi đây là Trận ngày 10 tháng 8, nhưng thông thường, nó được gọi là Hải chiến Hoàng Hải, các thiết giáp hạm từ hai phía liên tục khai hỏa. Trận đánh này là một yếu tố quyết định chiến trường, mặc dù Đô đốc Togo biết một đội thiết giáp hạm Nga khác sẽ sớm được gửi đến Thái Bình Dương. Quân Nhật chỉ có một thiết giáp hạm và Togo đã mất hai thiết giáp hạm vì thủy lôi của Nga. Các thiết giáp hạm Nga và Nhật tiếp tục đấu súng, cho đến khi kỳ hạm của quân Nga, chiếc Tsesarevich, bị bắn trực diện vào cầu tàu, giết chết Tư lệnh hạm đội, Đô đốc Vitgeft. Đến lúc này, Hạm đội Nga quay đầu lại và chạy về cảng Lữ Thuận. Mặc dù không có thuyền chiến nào bị chìm trong trận này, quân Nga bây giờ lại trở về cảng và hải quân Nhật vẫn còn thiết giáp hạm để đối đầu với hạm đội Nga khi nó tới nơi.
Cảng Lữ Thuận thất thủ
Cuối cùng, thuyền chiến Nga tại cảng Lữ Thuận bị đánh chìm bởi pháo của quân đội bao vậy. Nỗ lực giải vây cho thành phố bằng đường bộ cũng thất bại, và, sau trận Liêu Dương vào cuối tháng 8, quân Nga rút lui đến (Thẩm Dương). Cảng Lữ Thuận cuối cùng thất thủ vào ngày 2 tháng 1 năm 1905 khi Tư lệnh quân phòng thủ bỏ lại cảng cho quân Nhật mà không tham vấn cấp trên.
Hạm đội Ban Tích
Trong khi đó, trên biển, quân Nga đang chuẩn bị để tiếp viện Hạm đội Viễn Đông bằng cách gửi đến Hạm đội Ban Tích, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky.Hạm đội này phải đi vòng quanh thế giới từ biển Ban Tích đến Trung Quốc qua mũi Hảo Vọng. Hạm đội Ban Tích phải đến tháng 5 năm 1905 mới tới được Viễn Đông.Ngày 21 tháng 10 năm 1904, khi đi qua Vương quốc Anh (một đồng minh với Nhật Bản nhưng trung lập trong cuộc chiến này), những con tàu của Hạm đội Ban Tích suýt nữa thì khai mào một cuộc chiến trong Sự kiện Dogger Bank vì bắn vào một thuyền đánh cá Anh vì lầm tưởng đó là thuyền phóng lôi của quân địch.
Chiến dịch năm 1905
Mùa đông khắc nghiệt và những trận đánh cuối cùng
Với việc Lữ Thuận Khẩu thất thủ, Tập đoàn quân số 3 Nhật Bản nay đã có thể tiếp tục tiến lên phía Bắc và tiếp viện cho các vị trí phía Nam của thành phố Phụng Thiên do Nga chiếm giữ. Với sự tấn công của mùa đông Mãn Châu khắc nghiệt, không có cuộc đụng độ lớn nào trên bộ cho đến Trận sông Sa năm sau. Cả hai bên đều đóng trại đối diện nhau suốt dọc 110km chiến tuyến, phía Nam Phụng Thiên.Tập đoàn quân số 2 Nga dưới sự chỉ huy của Đại tướng Oskar Grippenberg, từ 25 đến 29 tháng 1, tấn công cánh trái quân Nhật gần thị trấn Sandepu, và suýt nữa thì chọc thủng được phòng tuyến. Điều này làm quân Nhật bất ngờ. Tuy vậy, không nhận được sự trợ giúp từ các đơn vị quân Nga khác, cuộc tấn công bị chặn lại, Grippenberg được Kuropatkin ra lệnh tạm nghỉ và trận đánh không đem lại kết quả. Người Nhật biết rằng họ cần tiêu diệt quân đội Nga tại Mãn Châu trước khi quân tiếp viện Nga đến qua tuyến đường sắt Trans-Siberia.Trận Phụng Thiên mở đầu vào ngày 20 tháng 2 năm 1905. Những ngày sau đó, quân Nhật tiếp tục tấn công vào hai cánh trái phải của quân Nga xung quanh Phụng Thiên, dọc phòng tuyến dài 80km. Cả hai bên đều đào nhiều đường hào và được nhiều pháo đội hỗ trợ. Sau vài ngày chiến đấu ác liệt, áp lực tăng thêm từ hai cánh buộc cả hai điểm cuối của tuyến phòng thủ của quân Nga cong về phía sau. Thấy rằng mình sắp bị bao vây, quân Nga bắt đầu rút lui, đánh nhiều trận hậu tập ác liệt, sớm chuyển thành sự hỗn loạn và sụp đổ của quân Nga.Ngày 10 tháng 3 năm 1905, sau 3 tuần chiến đấu, Đại tướng Kuropatkin quyết định rút về phía Bắc Phụng Thiên.Đội hình rút lui của quân đội Nga tại Mãn Châu cũng tan rã như các đơn vị chiến đấu, nhưng quân Nhật không tiêu diệt hoàn toàn được họ. Chính quân Nhật cũng chịu thương vong lớn và không thể truy kích. Mặc dù trận Phụng Thiên là một thất bại lớn của quân Nga nhưng nó không mang tính quyết định, và thắng lợi cuối cùng vẫn dựa vào hải quân.
Chiến thắng tại Đối Mã
Hạm đội Thái Bình Dương thứ hai (đổi tên từ Hạm đội Ban Tích) hải hành theo tuyến đường chưa từng có lên tới 29.000km để phá vây cho cảng Lữ Thuận. Tin xấu rằng cảng Lữ Thuận đã thất thủ bay đến hạm đội khi họ Madagascar. Hy vọng duy nhất của Đô đốc Rozhestvensky bây giờ là đến được cảng Vladivostok. Có 3 con đường đến Vladivostok, ngắn nhất và theo đường thẳng là đường qua Eo biển Đối Mã giữa Triều Tiên và Nhật Bản. Tuy vậy, đây cũng là con đường nguy hiểm nhất vì nó đến rất gần nội địa Nhật Bản.Đô đốc Togo biết rằng người Nga đang tới và hiểu rằng sau khi cảng Lữ Thuận thất thủ,Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2, thứ 3 sẽ cố đến cảng duy nhất của Nga ở Viễn Đông, Vladivostok. Kế hoạch chiến đấu được thông qua, các con tàu được sửa chữa và trang bị lại để chặn đứng hạm đội Nga.Hạm đội liên hợp Nhật Bản, ban đầu bao gồm 6 thiết giáp hạm, bây giờ chỉ còn 4 (2 chiếc mất vì thủy lôi), nhưng vẫn giữ được số tuần dương hạm, tàu khu trục, và thuyền phóng lôi. Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2 bao gồm 8 thiết giáp hạm, bao gồm 4 thiết giáp hạm mới thuộc lớp Borodino, cũng như tuần dương hạm, khu trục hạm và các tàu phụ khác, tổng số lên tới 38 tàu.Cho đến cuối tháng 5, Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2 còn cách Vladivostok không xa.Họ quyết định chọn con đường ngắn hơn, liều lĩnh hơn giữa Triều Tiên và Nhật Bản. Họ đi vào ban đêm để không bị phát hiện. Không may cho người Nga, một trong những con tàu cứu thương của họ để lộ một ngọn đèn và bị tàu buôn vũ trang Nhật Bản Shinano Maru trông thấy. Thông tin nhanh chóng được chuyển đến Bộ tư lệnh của Đô đốc Togo, và Hạm đội liên hợp ngay lập tức được lệnh xuất kích. Nhận thêm được tin tức tình báo hải quân từ đội do thám, quân Nhật có thể đưa hạm đội của mình chạy cắt dọc chữ T với hạm đội Nga.Quân Nhật chạm trán quân Nhật tại eo biển Đối Mã ngày 27-28 tháng 5 năm 1905. Hạm đội Nga gần như bị tiêu diệt, mất 8 thiết giáp hạm, rất nhiều tàu nhỏ, và hơn 5.000 quân. Chỉ có 3 tàu Nga chạy thoát được đến Vladivostok. Sau trận Đối Mã, hải quân Nhật chiếm toàn bộ quần đảo Sakhalin để ép Nga phải yêu cầu đình chiến.
Hòa bình
Sự thất bại của Lục quân và Hải quan Nga làm người Nga mất tự tin. Trong suốt năm 1905, triều đình Nga rung chuyển vì Cách mạng Nga 1905. Nga hoàng Nikolai II chọn thương thảo hòa bình để có thể tập trung vào các vấn đề trong nước. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đề nghị làm trung gian hòa giải, và nhận được giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực của mình. Sergius Witte dẫn đầu đoàn đại biểu Nga và Nam tước Komura, tốt nghiệp tại Harvard, dẫn đầu đoàn đại biểu Nhật. Hiệp ước Portsmouth được ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1905[10] trên tàu hải quân Hoa Kỳ tại Portsmouth, New Hampshire. Witte trở thành Thủ tướng Nga cùng năm. Tuy vậy, hiệp ước hòa bình với Montenegro không được người Nhật ký và tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật, vẫn tiếp diễn với quốc gia châu Âu nhỏ bé này cho đến khi nó tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2006 .Nga công nhận Triều Tiên là một phần trong không gian ảnh hưởng của Nhật và đồng ý rút ra khỏi Mãn Châu. Nhật sáp nhập Triều Tiên năm 1910, với ít sự phản đối từ các cường quốc khác.Nga cũng hủy bỏ hợp đồng về quyền thuê cảng Lữ Thuận trong 25 năm, bao gồm căn cứ hải quân và bán đảo xung quanh nó.Đế quốc Nga nhượng lại nửa phía Nam đảo Sakhalin cho đế quốc Nhật Bản. Nó được Liên Xô lấy lại năm 1952 theo Hiệp ước San Francisco sau Chiến tranh thế giới II. Tuy vậy, việc nhượng lại phía Nam đảo Sakhalin cho Liên Xô không được một số lớn các nhà chính trị Nhật Bản ủng hộ.
Thương vong:Theo các báo cáo thì phía Nga có 47.400 người chết, 146.032 bị thương, 12.128 chết bệnh.Phía bên kia chiến tuyến, người Nhật có 47.152 người chết trận, 11.424 chết vì những vết thương, 21.802 chết vì bệnh
Hậu chiến và kết quả
Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của một nước châu Á trước một cường quốc châu Âu trong thời hiện đại. Uy thế của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng và bắt đầu được coi là một cường quốc hiện đại. Đồng thời, Nga mất gần như toàn bộ Hạm đội Viễn Đông và Ban Tích, và cũng mất luôn sự kính trọng trên trường quốc tế. Điều này đặc biệt đúng trong mắt của Đức và Áo-Hung; Nga là đồng minh của Pháp và Serbia, và việc mất thanh thế này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của nước Đức khi lên kế hoạch gây chiến với Pháp, và chiến tranh của Áo-Hung với Serbia.Vắng mặt nước Nga và sự sao lãng của các quốc gia châu Âu khác trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết hợp với cuộc Đại suy thoái sau đó, quân đội Nhật bắt đầu thống trị Trung Quốc và phần còn lại của châu Á, cuối cùng sẽ dẫn đến cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và Chiến tranh Thái Bình Dương, những chiến trường trong Chiến tranh thế giới thứ hai.Tại Nga, thất bại năm 1905 dẫn đến một thời kỳ cải cách ngắn trong quân đội Nga cho phép nó đối mặt được với người Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.Tuy nhiên, những cuộc nổi dậy sau chiến tranh đã đặt nền móng quan trọng cho cuộc Cách mạng Nga 1917 sau này.Tất cả các ngày ở trên đều tính theo lịch mới Gregorian, không phải Julian dùng tại Nga; để thuận tiên, khi ở đâu có 2 loại ngài tháng, hãy sử dụng cái nào chậm hơn 13 ngày so với cái kia).Hải quân Hoàng gia Anh gửi một mớ tóc của Đô đốc Nelson cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau chiến tranh để kỷ niệm chiến thắng năm 1905 trong Hải chiến Đối Mã; là sự tiếp nối chiến thắng của Anh tại Trafalgar năm 1805.Nó vẫn được trưng bày tại Kyouiku Sankoukan, bảo tàng công cộng được Lực lượng phòng vệ Nhật Bản duy trì.
Đánh giá kết quả chiến tranh
Nga đã mất 2 trong số 3 hạm đội của mình.Chỉ còn lại Hạm đội Biển Đen, và vì một hiệp ước trước đó không cho hạm đội này rời khỏi biển Đen. Jakob Meckel, một cố vấn quân sự Đức cử đến Nhật Bản, có sức ảnh hưởng ghê gớm đối với sự phát triển về huấn luyện, chiến lược, chiến thuật và tổ chức của quân đội Nhật. Những cải cách của ông được minh chứng bằng chiến thắng áp đảo với Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894-1895. Tuy vậy, việc ông quá dựa vào sử dụng bộ binh trong các chiến dịch tấn công cũng dẫn đến thương vong lớn cho quân Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật.Người Nhật luôn trong thế công suốt cuộc chiến, và sử dụng chiến thuật khối đông bộ binh (biển người) với các vị trí phòng ngự. Các trận đánh trong chiến tranh Nga-Nhật là điềm bảo trước cho chiến tranh hầm hào trong suốt Chiến tranh thế giới I, trong đó súng máy và pháo binh đã gây thiệt hại lớn cho quân lính Nhật.Tình trạng kiệt quệ về quân sự và kinh tế ảnh hưởng đến cả hai quốc gia. Sự bất mãn trong dân chúng Nga sau chiến tranh tiếp thêm năng lượng cho cuộc Cách mạng Nga 1905, một sự kiện mà Nga hoàng Nikolai II đã hy vọng tránh được hoàn toàn bằng cách giữ thế đàm phán không khoan nhượng trước khi tới bàn thương lượng. 10 năm sa đó, sự bất mãn bủng nổ thành cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Ở Ba Lan, phần lãnh thổ mà Nga được chia cuối thế kỷ 18, và ở nơi sự thống trị của Nga đã gây ra hai cuộc khởi nghĩa lớn, dân chúng bất trị đến nỗi một quân đội lên tới 250.000-300.000 - lớn hơn cả đội quân đã đối mặt với người Nhật - phải trú đóng tại đây để ổn định tình hình.[13] Đáng chú ý là một vài nhà chính trị Ba Lan hàng đầu của phong trào khởi nghĩa, như Józef Piłsudski), đã gửi sứ thần đến Nhật để hợp tác trong việc phá hoại và thu thập tin tức tình báo trong Đế chế Nga và thậm chí cả một kế hoạch của Nhật trợ giúp cho cuộc khởi nghĩa.Mặc dù chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Nhật Bản, vẫn có một hố sâu đang chú ý giữa ý quan điểm của công chúng Nhật và những điều khoản hòa bình rất hạn chế được đàm phán khi kết thúc chiến tranh.[15] Sự bất mãn lan rộng trong dân chúng khi thông báo về các điều khoản của hiệp ước. Bạo loạn bùng nổ ở các thành phố chính của Nhật Bản.Có hai yêu sách rõ ràng, hy vọng một chiến thắng đáng giá như thế, lại đặc biệt thiếu: chiếm thêm lãnh thổ và bồi thường chiến phí cho Nhật Bản. Hiệp định hòa bình dẫn đến cảm giác ngờ vực, vì người Nhật đã dự định giữ lại toàn bộ đảo Sakhalin, nhưng họ buộc phải trả lại một nửa dưới sức ép của Mỹ.Thất bại của đế quốc Nga là một cú sốc từ phương Tây cho đến vùng Viễn Đông, rằng một nước châu Á đã đánh bại một cường quốc châu Âu trong một trận chiến lớn.Các nhà sử học Nhật Bản coi cuộc chiến này là một bước ngoặt với nước Nhật, và chìa khóa để hiểu được lý do tại sao nước Nhật lại thất bại về chính trị và quân sự sau này. Mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đều cảm thấy cay đắng và đồng lòng cho rằng đất nước của họ đã bị đối xử như một quốc gia bại trận trên bàn đàm phán.Khi thời gian qua đi, cảm giác này, cùng với sự kiêu ngạo khi trở thành một cường quốc, tăng dần và thêm vào sự thù địch ngày càng tăng với phương Tây và tiếp sức cho chủ nghĩa quân phiệt và tham vọng đế quốc của người Nhật, mà đỉnh cao là cuộc xâm lược Đông, Đông Nam, và Nam châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai để cố gắng tạo ra một đại đế quốc trên danh nghĩa tạo ra Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á.Chỉ 5 năm sau chiến tranh, Nhật Bản chính thức sáp nhập Triều Tiên vào nước mình, và xâm lược Mãn Châu trong Sự kiện Phụng Thiên 21 năm sau đó vào năm 1931. Kết quả là, phần lớn các sử gia Trung Quốc coi cuộc chiến này là chìa khóa phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Ý nghĩa đối với phong trào chống Đế quốc Thực dân ở Châu Á
Chiến thắng vẻ vang của Nhật trong cuộc chiến tranh với Nga (1904-1905) dẫn đến hoà ước Postsmouth, đem lại cho Nhật hải cảng Lữ Thuận, phía nam Sakhaline và con đường xe lửa phía nam Mãn Châu. Sự kiện trên khiến các nước châu Âu giật mình vì một châu Á đang trỗi dậy, nó còn đem lại niềm khích lệ lớn cho giới sĩ phu yêu nước Việt Nam là theo gương tự cường của nước Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp.Theo học giả Nguyễn Hiến Lê thì sự kiện này đã hồi sinh cho cả châu Á. Đối với phương Đông thì nó còn quan trọng hơn cả Cách mạng Pháp đối với phương Tây nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro