TRỘM MÍA
"Việc làm ấy là sai trái. Và em sẽ không bao giờ làm giống như bạn."
Đó là văn mẫu mà tôi hồi tấm bé lúc nào tôi cũng áp dụng vào chuỗi cuối mỗi bài kiểm tra ứng xử môn giáo dục công dân. Môn học mà những quan điểm ta đưa ra đều phải hướng tới một tương lai xây dựng lòng người phát triển.
Nhưng lý thuyết luôn khác với thực hành.
Dù bài làm là thế. Nhưng có ai biết là tôi đã và đang là một thành viên của băng nhóm giang hồ. Mà đại ca cả băng đó không ai khác là mẹ tôi.
Mùa hè khi đó, khi tôi đang là một trong những mầm non cấp một sáng giá của cả xóm.
Vì sao à?
Vì ngày đầu đi học mầm non tôi không khóc nhè. Nên tôi tự tin nhận mình sáng giá.
Và đó cũng là một mùa hè oi bức nhất. Khi ấy tôi cũng chỉ là một đứa nhóc, nóng bức thì chỉ mong ước có ông bụt, cô tiên nào đó xuất hiện và tới cứu rỗi lấy mùa hè của tôi.
Nhưng đặc sản của mùa hè là gì? Là không được ra ngoài đường vào buổi trưa. Chẳng hiểu sao mà trong lũ trẻ khi đó chỉ có mình tôi là bị cấm không cho đi ra ngoài đường chơi vào buổi trưa.
Khác gì bị đày vào lãnh cung có thời hạn cố định mỗi ngày đâu.
Mẹ tôi khi ấy nói rằng " Ra ngoài đường chơi da sẽ đen và rất xấu."
Nhưng tôi nào nghe. Hồi ấy, các trang báo đưa tin về người đẹp Ngọc Trinh tắm trắng là từ làn da đen nhẻm thành trắng như tuyết. Tôi non nớt cũng nghĩ rằng lỡ may có đen thì mình đi tắm trắng như chị ấy. Nên khi đó tôi màng gì, nhưng thế tôi vẫn không được chơi. Mẹ tôi khóa 2 cái ổng khóa Việt- Tiệp cản bước tôi luôn mà.
Tôi ấm ức không?
Có.
Nhưng tuổi nhỏ mang trong mình tính hiếu thắng thách thức cả mệnh lệnh.
Tôi.
Lên kế hoạch tẩu thoát.
Kim giờ chỉ đúng mười hai giờ thì đó chính là cơ hội tôi bắt đầu theo kế hoạch mà rời nhà. Đó là khung giờ mà gần như toàn bộ con đường từ đầu hẻm đến cuối đều không khác gì hành trình của chàng cao bồi miền Tây Lucky Luke cả. Vừa nắng mà còn nóng.
Nhưng đôi khi những âm thanh thánh thót vang lên từ những cao thủ đang "combat" thì phụ huynh tới "gank".
Thế giới ảo, thế giới thực song song cùng diễn ra. Hậu quả thì không chỉ bị báo cáo do AFK mà còn được "yêu thương" tròn vị.
Tôi sợ không?
Không. Tôi có đi net đâu mà sợ.
Nhưng tôi cũng thù sự việc đó. Bao nhiêu lần tôi tập trung lên cao độ cầm chìa khóa để mở cửa.
Mở cửa đâu phải dễ. Nếu nhà bạn nhiều cửa và có nhiều chìa khóa, thì khi rơi vào tình cảnh chốn đi chơi như tôi. Chắc chắn một điều bạn sẽ phải vượt qua một thử thách hồi hộp hơn cả bị gọi lên trả bài môn hóa.
Một lần leng keng là tim lại giật thót lên từng hồi. Nhưng thanh âm ấy lại được đưa dịu xuống dưới bàn tay khéo léo của tôi.
Chưa đủ đô.
Khinh thường sự đời tôi lần được chìa khóa. Cung sắt ổ khóa sắp bật lên thì trái đất lại bắt đầu quay tròn.
Két... Két...Két...
"Thằng kia, sao mày không đi học? D* ** đóng tiền cho mày xong giờ mày ra đây để cô mày gọi tao. Làm tao bỏ thùng cá tìm mày, con ôi."
"Con quên, con quên, con xin lỗi, con xin lỗi."
Vị hảo hán đó khóc rất nhiều, nhưng tôi cũng không ngoại lệ.
Ngay sau khi thanh âm ấy vang lên làm động tĩnh cả không gian phẳng lặng. Tôi cảm thấy một hơi ấm thân quen, hơi ấm của mẹ tôi.
Mẹ tôi đã dậy.
Khúc nhạc đơn sơ ban đầu ấy giờ lại có thêm sự cộng hưởng đòn roi từ mẹ tôi. Khiến cho ra giai điệu vang lên như bản giao hưởng hùng hồn và mạnh mẽ.
Lần sau đi net nhớ giờ đi học.
Nhưng như tiêu đề, đây không phải ý chính.
Nói cho bạn biết. Nơi tôi sống, những mái nhà san sát đều đều kế bên nhau.
Thế thì cây mía trước cửa nhà đâu ra?
Tôi điêu à.
Thì thưa bạn là không.
Sau khi bị mẹ bắt ngay từ cánh cửa nhà. Thì tôi lại nung nấu ý chí kiên cường hơn. Vì khi đó không chỉ là ham muốn đi chơi, mà tôi còn cay vị cao thủ khi nảy nữa.
Tôi đợi mẹ thiếp đi một hồi thì tôi lại lẻn ra. Cuộc đào tẩu lần hai thành công mĩ mãn và tôi lại chạy nhảy chung vui với lũ trẻ.
Nhưng hôm đó quá ham chơi mà tôi quên mất giờ về.
Giờ mẹ tôi dậy. Ba giờ chiều.
Nhưng mãi đến tận ba giờ rưỡi tôi mới lết cái thân về nhà.
Chậm chạp từng bước nặng nề. Nhưng trong đầu tôi vẫn luôn thầm khẩn cầu ai đó cứu rỗi tôi ngay giây phút này.
Bỗng dưng ở phía xa xa chạy ngược chiều tôi là chú chở xe mía với những cây mía thon dài xà xà xuống mặt đường. Như lưu luyến không muốn rời xa nơi sỏi đá va chạm đó.
Mang trong mình một trái tim với sứ mệnh đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người, thì tôi khi đó chỉ nhìn và mong đợi .
Khi chiếc xe đi qua gò giảm tốc trước nhà tôi, thì đó cũng chính là cơ hội mà cây mía có thể thả bay mình xuống ôm lấy mặt đường. Sẽ cảm động biết bao khi nhân hóa nó như cuộc tình của Romeo và Juliet, nhưng lại mang kết thúc hạnh phúc hơn.
Lúc ấy chiếc xe phanh chậm lại để đi qua gò, thì tôi chỉ chú ý tới cây mía đang dần tiến tới được với ước mơ của mình.
Nhưng tới giây phút quyết định. Mía vẫn không xuống được. Tôi khi ấy đứng đó chứng kiến toàn bộ sự việc cũng như cảm nhận được tình yêu mãnh liệt ấy.
Thì tôi chạy lại đạp nhẹ vào nhành lá như cánh tay mía đang níu kéo với mặt đường.
Cây mía đó đáp thẳng xuống mặt đường và đúng trước cửa nhà tôi.
Còn tôi sau khi hoàn thành xong phi vụ đó thì nấp nhẹ sau chậu dừa trước nhà. Đợi cho bác tài đi thì tôi mới nhẹ nhàng ra cầm cây mía đi vào. Để xem xét những chổ trầy xước do mặt đường gây ra lúc cả hai níu kéo nhau.
Nhìn những vết xước ấy thì tôi kiên quyết không tác hợp cho mía và mặt đường nữa, mà thay vào đó thì tôi mang mía vào nhà dưới sự đồng ý của mẹ tôi.
"Mẹ, mẹ, mẹ."
"Trưa không ngủ mày đi đâu?"
Mẹ tôi ngồi chú tâm may đồ không nhìn tôi, nhưng nhận ra giọng tôi liền hỏi.
"Mẹ, mẹ. Nảy mẹ thấy chú xe mía đi ngang không? Chú làm rơi nguyên cây mía nè."
"Gì? Rơi ở đâu? Sao rơi được?"
Mẹ tôi hoảng hốt hỏi tôi tới tấp.
"Nè mẹ, ngay trước cửa luôn."
Mẹ tôi nhìn tôi, rồi nhìn cây mía.
"Đi vào ngủ trưa đi, để cây mía đó có gì chú quay lại thì mình trả."
Khi đó tôi nghe lời vào ngủ, mà cũng một phần là tôi thật sự mệt do ban nảy chơi quá sức.
Nhưng một phần nữa là do tôi sợ. Vì ban nảy tôi thấy cây thước gỗ mẹ tôi dắt bên hông rồi.
May có cây mía.
Chiều hôm ấy thức dậy trước giờ ăn cơm thì tôi không còn thấy cây mía nữa.
Tôi có hỏi lại mẹ về cây mía, khi ấy mẹ chỉ nhìn tôi cười và nói :" Chú bán mía quay lại lấy đi rồi."
Tôi an tâm hơn đôi chút. Vì nếu không có tôi, thì cây mía chắc đã bị ai đó lấy đi và ăn mất rồi. Sẽ rất thương cho người bán mía.
Ăn cơm xong, cả nhà tôi ai nấy đều no nê. Thì mẹ tôi lại bưng ra một đĩa đầy ắp cái gì đó.
Sao tôi trông nó quen lắm. Hình như tôi thấy ở đâu rồi.
"Ai ăn mía không."
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro