chiến lược yahoo
II. CHIẾN LƯỢC TÍCH HỢP
1. Tích hợp phía sau
Là chiến lược nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những người cung cấp để cải thiện doanh số, lợi nhuận. Nhằm tạo thêm năng lượng trong cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh Yahoo đã hợp tác với các nhà cung ứng với những ví dụ cụ thể như sau :
- Năm 2002 và 2003, tham gia liên minh chiến lược với BT Openworld - nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu của Anh
- Năm 2007, Yahoo tham gia liên minh với SanDisk, nhà cung cấp phần cứng
- Tập đoàn Yahoo, sự hợp tác của hãng bảo mật Symantec, đã công bố gói phần mềm bảo mật Internet có tên gọi là Norton Internet Security. Gói phần mềm này được thiết kế để bảo vệ người dùng tránh khỏi những mối đe dọa trực tuyến như virus hayphần mềm gián điệp. Với thỏa thuận mới này, Yahoo đã có công cụ để cạnh tranh với các gói sản phẩmtương tự mà các đối thủ đang triểnkhai liên quan đến vấn đề bảo mật.
-Vodafone và Yahoo! đã hình thành một liên minh chiến lược, với sự góp sức về chuyên môn của cả hai bên, nhằm tạo nên một cuộc cách mạng trong quảng cáo di động. Sự hợp tác này hứa hẹn không chỉ sẽ giúp khách hàng tăng thêm vốn hiểu biết về di động mà còn mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho cả hai công ty. Qua sự hợp tác này, Yahoo! sẽ trở thành đối tác quảng cáo trực tuyến độc quyền của Vodafone tại Anh. “Bộ sưu tập sản phẩm và dịch vụ” khổng lồ của Vodafone sẽ được cung cấp những những mẫu quảng cáo có ứng dụng công nghệ mới nhất của Yahoo!. Đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật của Yahoo! sẽ hợp tác cùng Vodafone trong việc khai thác lợi nhuận từ lợi thế quảng cáo riêng biệt của di động, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm cho phép với khách hàng và với những người làm quảng cáo khác.
2. Tích hợp phía trước
Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở thâm nhập va thu hút trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Yahoo đã hợp tác với các nhà phân phối với những ví dụ cụ thể như sau :
-Năm 1998, Yahoo! tiến hành mua lại Viaweb, đổi tên thành Yahoo! Store
-Năm 1999, Yahoo! mua lại Yoyodyne Entertainment Inc, một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực marketing trực tiếp Internet. Sau đó khônglâu, Yahoo! mua GeoCities và Broadcast.com
-Năm 2000 Yahoo! mua lại eGroups nhằm mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thư điện tử.
-Năm 2001 Yahoo! mua lại HotJobs, một công ty phần mềm cung cấp giải pháp tuyển dụng…
-Năm 2002 và 2003, Yahoo! tiếp tục mua lại cỗ máy tìm kiếm Inktomi và tập đoàn Overture Services Inc.
-Năm 2005 Yahoo! tiến hành một loạt các hoạt động mua lại như với Flickr (dịch vụ chia sẻ ảnh), DialPad Communications (nhà cung cấp dịch vụ VoiP), Upcoming.org (trang web về các sự kiện xã hội sắp diễn ra), Whereonearth.com hay del.icio.us.
-Năm 2006 của Yahoo! bắt đầu bằng sự kiện mua lại trang webjay.org, trang web chia sẻ các playlist (danh sách) nhạc,
-Năm 2007, Yahoo! mua lại MyBlogLog và Right Media, công ty hàng đầu về quảng cáo trực tuyến và mạng quảng cáo trực tuyến nổi tiếngBlueLithium.
-Ngày 20/6/2008 , Yahoo! mua lại Rivals.com
-Năm 2009 Yahoo mua lại công ty quản lý ảnh Xoopit và Inquisitor, một startup cung cấp plug-in cho các trình duyệt phổ biến
3. Tích hợp hàng ngang
Trong lịch sử phát triển của mình Yahoo cũng đã tham gia nhiều liên minh chiến lược như sau:
-Năm 2000, Yahoo! tham gia liên minh chiến lược với Google cho phép đăng tải kết quả của Google trên trang web của Yahoo!.
-Ngày 12/6/2008: Google và Yahoo đạt được thỏa thuận Google sẽ phân phối quảng cáo trên một số kết quả tìm kiếm và trên một số trang web của Yahoo ở Mỹ và Canada.
-Cũng trong năm 2008, IBM, Yahoo bắt tay nhau thành lập liên minh chống lại Google
-Ngày 29/7/2009: Microsoft và Yahoo tuyên bố trở thành đối tác trong lĩnh vực tìm kiếm Internet và kinh doanh quảng cáo, đưa quan hệ liên minh giữa hai bên lên tầm cao mới, mở đường cho một cách mạng trong công nghiệp dịch vụ trực tuyến.
Quan hệ giữa Yahoo và đối thủ cạnh tranh : có thể nói mối quan hệ
giữa Yahoo và các đối thủ cạnh tranh là Google hay Microsoft là mối quan hệ phức tạp vì tính chất hai mặt của nó, vừa hợp tác cùng phát triển vừa cạnh tranh gay gắt.
Về hợp tác: thể hiện qua những ví dụ như sau:
Ngày 12/6/2008: Google và Yahoo đạt được thỏa thuận Google sẽ phân phối quảng cáo trên một số kết quả tìm kiếm và trên một số trang web của Yahoo ở Mỹ và Canada.
Ngày 10/4/2009: Yahoo và Microsoft cùng tuyên bố tái khởi động đàm phán nhằm tạo ra một liên minh quảng cáo. Bản thỏa thuận có thể cho phép Microsoft bán các quảng cáo tìm kiếm thay Yahoo, và đổi lại, Yahoosẽ bán các quảng cáo hiển thị trên các sản phẩm của Microsoft.
Như vậy cho thấy sự hợp tác giữa 3 hãng thể hiện sự quan tâm và cùng chia sẻ lợi nhuận ở những phân đoạn thị trường mà cả 3 hãng đều có thị phần lớn, hơn nữa với sự phát triển như vũ bảo hiện nay của công nghệ, xu hướng hợp tác là xu hướng tất yếu của các công ty kinh doanh dịch vụ trực tuyến.
Về cạnh tranh: cạnh tranh giữa Yahoo, Google, Microsft là một trong nhữngcuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Từ chỗ là gã dẫn đầu ngành công nghệ dịch vụ mạng hiện nay, Yahoo đã bị Google qua mặt ở nhiều phân đoạn như tìm kiếm. Yahoo liên tục cách tân chiến lược, tham gia vào các liên minh chiếnlược với nhiều hãng thứ 3 để tạo ra năng lực cạnh tranh với các đối thủ. Vớivị thế hiện tại Yahoo hoàn toàn không hề thua kém các đối thủ tuy vậy điểm yếu nhất của Yahoo trong những năm qua là khâu marketing. Từ những năm 2007 đến này Yahoo rất ít khi có những chiến dịch marketing tầm cỡ, trong khi đó nhiều mảng dịch vụ Yahoo đã ra đời khi Google đã có chỗ đững vững chắc cho nên sự cạnh tranh đôi bên rất khốc liệt. Bên cạnh đó việc mua lạiYahoo của Microsoft khiến cho tình hình kinh doanh của Yahoo thêm khó khăn, mâu thuẫn nội bộ tăng cao. Cuộc đua của cả ba hãng đang đến những giai đoạn rất khốc liệt tuy các bên luôn thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác
với nhau cùng phát triển.
I. CHIẾN LƯỢC CƯỜNG ĐỘ
1. Chiến lược thâm nhập thị trường
Trong các cách thức để thâm nhập thị trường, Yahoo đánh mạnh vào quảng cáo. Với đội ngũ nhân viên có năng lực, Yahoo phát triển các dịch vụ hiện có trên thị trường bằng những nỗ lực tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả. Từ trước tới nay, phần lớn các website quảng cáo chỉ đảm nhận chức năng hỗ trợ các nhà quảng cáo trong việc truyền tải hình ảnh quảng cáo tới máy tính cá nhân của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong kế hoạch mới lần này, Yahoo! muốn gia tăng thêm chức năng chứa đựng dữ liệu về người truy cập cho các website quảng cáo. Để thực hiện được điều này, chiến lược của Yahoo! là tập trung hơn nữa vào thị trường các phần mềm hỗ trợ quảng cáo, cho phép điều tra hành vi người truy cập, như: theo dõi số lượng lần truy cập vào một website, phần nội dung nào trên website được yêu thích nhất...v.v…
Như vậy khi các nhà quảng cáo mua lại chỗ trên website quảng cáo, họ đồng thời được sở hữu một lượng thông tin quý giá về hành vi người tiêu dùng. Từ đó có thể xây dựng những quảng cáo đánh trúng tâm lý và phù hợp với thị hiếu người xemTuy nhiên Yahoo! vẫn giữ kín một số thông tin cụ thể về kế hoạch Apex, chẳng hạn như Apex được vận hành như thế nào và với chi phí bao nhiêu. Công ty hứa hẹn rằng công ty sẽ công bố những thông tin này trong một vài năm tới.
2. Chiến lược phát triển thị trường
Là một tập đoàn vững mạnh và có mạng lưới khắp toàn cầu, tuy nhiên Yahoo luôn hướng tới những thị trường mới là các nước có tiềm năng chưa được khai thác như Ả Rập.
Theo tin cuối tháng 09/2009 thì Yahoo có ý định đưa ra lời đề nghị mua lại Maktoob.com, một trong những cổng thông tin điện tử tiếng Ảrập lớn nhất thế giới. Gã khổng lồ Internet đang tìm thị trường mới trong bối cảnh bị cạnh tranh quyết liệt ở châu Âu.
"Chúng tôi thấy tiềm năng lớn ở khu vực này. Trong thời gian tới, Internet sẽ phát triển, thêm nhiều người dùng và thêm nhiều quảng cáo. Vì vậy chúng tôi đã quyết định đầu tư vào đây", Nilsson nói. Cổng thông tin điện tử Maktoob có trụ sở ở Jordan, với khoảng 16
triệu người dùng hàng tháng, Ahmed Nassef, giám đốc điều hành Maktoob, cho biết. Trong khu vực từ Bắc Phi đến vùng vịnh, có khoảng 45-50 triệu người dùng Internet. Con số này vẫn tăng đều khoảng 30% theo chu kỳ hàng năm, hứa hẹn tiềm năng vô cùng lớn.
Hussam Barhoush, một chuyên gia phân tích công nghệ của tập đoàn tư vấn Arab Advisors Group, trụ sở tại Jordan cho biết, nếu thỏa thuận Yahoo - Maktoob thành công, họ sẽ phải điều tiết thông tin phù hợp với người dùng trong khu vực hơn, bởi cách làm hiện tại của đối thủ Google lại mang xu hướng toàn cầu và không thực sự phù hợp. Ngoài ra, với những thị trường tiềm năng và mới phát triển như Việt Nam, Yahoo cũng đẩy mạnh nhiều chiến lược hoạt động trong năm nay. Cụ thể là xây dựng và cung cấp dịch vụ trên internet bằng tiếng việt ; tập huấn triển khai sử dụng internet cho người dân và các trường học.
3. Chiến lược phát triển sản phẩm
Yahoo luôn chú trọng việc phát triển sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm hiệc có để khai thác mạnh mẽ và hiệu quả hơn những thị trường đã có của doanh nghiệp.
Các trang quảng cáo trực tuyến truyền thống và trong công cụ tìm kiếm đã đẩy lợi nhuận của Yahoo lên cao. Hiện công cụ tìm kiếm của Yahoo đã có thể “sánh ngang” với Google và ngày càng được nhiều người sử dụng.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Yahoo.com là trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới và đã cung ứng các dịch vụ như là trang quảng cáo tư nhân, mà những người sử dụng phải trả một lệ phí. Bên cạnh việc tiếp tục tăng trưởng số lượng người sử dụng, Yahoo có ý định sẽ xây dựng một hình ảnh Yahoo! Việt Nam trẻ trung, năng động hơn. Trước đây, Yahoo! chỉ tập trung vào 2 sản phẩm chủ lực là Messenger và Mail. Hiện nay, tính năng giải trí đã được chú trọng nhiều hơn thông qua các sản phẩm tin tức, thể thao, games. Dự kiến công ty còn cho ra nhiều sản phẩm mới trong cuối năm 2010.
Bên cạnh đó, tất cả các tính năng sẽ được nâng cao và tăng khả năng liên kết và tương tác, chẳng hạn, đối với Yahoo! Messenger, người dùng có thể chơi games hay gọi điện từ máy tính tới điện thoại chứ không chỉ đơn thuần từ máy tính tới máy tính như trước. Yahoo! cũng sẽ mở rộng hợp tác với mọi đối tác để cùng phát triển ngành công nghiệp trực tuyến như hợp tác với nhà phát triển games Match Moves để tung ra Yahoo! Games.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro