chiến lược thiết kế nghiên cứu DTH phântich
Câu 11: Nêu được chiến lược thiết kế cho các nghiên cứu dịch tễ học phân tích
- Dich tễ học phân tích có mục tiêu là kiểm định các giả thuyết nhân - quả do áp dụng kỹ thuật so sánh tỷ lệ khác nhau ở trong nhóm có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và trong nhóm không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.
- Sự so sánh giữa hai nhóm là sự chủ động chọn vào nghiên cứu các nhóm cá thể khác nhau với mục đích để so sánh cho thấy được sự khác biệt đáng tin cậy.
- Nghiên cứu dịch tễ học phân tích có hai loại:
+ Nghiên cứu quan sát.
+ Nghiên cứu can thiệp.
• Thiết kế nghiên cứu quan sát
- Trong nghiên cứu quan sát có hai thiết kế cơ bản là:
+ Nghiên cứu bệnh - chứng.
+ Nghiên cứu thuần tập.
* Thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng
- Thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng là một nghiên cứu dọc.
- Thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng là một thiết kế nghiên cứu hồi cứu.
- Điểm xuất phát của thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng là bệnh. Trong nghiên cứu sẽ chọn những cá thể có bệnh hay không có bệnh vào nghiên cứu, trong đó những cá thể có bệnh được xếp vào nhóm chủ cứu sau đó khai thác ở họ tình trạng có hay không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ cần nghiên cứu như thế nào. Đồng thời song song với nhóm chủ cứu sẽ chọn các cá thể không có bệnh cần nghiên cứu vào nhóm đối chứng rồi sau đó cũng khai thác có hay không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ cần nghiên cứu ở từng cá thể trong nhóm giống như khai thác ở nhóm chủ cứu.
- Trong thiết kế nghiên cứu này chỉ nên căn cứ vào tình trạng có bệnh hay không bệnh vào nghiên cứu mà không có liên quan gì đến tình trạng phơi nhiễm cả (nghĩa là sự khai thác về tình trạng phơi nhiễm ở từng cá thể chỉ được tiến hành sau khi đã chọn xong các cá thể vào nghiên cứu).
* Thiết kế nghiên cứu thuần tập
- Thiết kế nghiên cứu thuần tập là một thiết kế nghiên cứu dọc.
- Thiết kế nghiên cứu thuần tập là thiết kế hồi cứu và cả là thiết kế tương lai.
- Điểm xuất phát của thiết kế nghiên cứu thuần tập là căn cứ vào tình trạng có phơi nhiễm hay không phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ cần nghiên cứu. Trong thực tế chủ động chọn những cá thể có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ vào nhóm chủ cứu và những cá thể không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ vào nhóm đối chứng.
+ Đối với thiết kế thuần tập hồi cứu:
Sau khi chọn các cá thể vào nghiên cứu sẽ khai thác ngay trên từng cá thể xem họ có mắc bệnh cần nghiên cứu hay không?
+ Đối với thiết kế nghiên cứu thuần tập tương lai: Sau khi chọn các cá thể vào nghiên cứu thì ngoài việc giám sát tình trạng phơi nhiễm hay không phơi nhiễm này một cách đều đặn (để loại trừ những thay đổi về phơi nhiễm nếu có). Đồng thời xem họ có hay không sự xuất hiện bệnh cần nghiên cứu.
• Chiến lược thiết kế nghiên cứu can thiệp
- Các nghiên cứu can thiệp rất đáng tin cậy trong các nghiên cứu dịch tễ học.
- Các thiết kế nghiên cứu can thiệp rất phù hợp cho các nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm hoặc thực nghiệm trên lâm sàng.
- Các thiết kế can thiệp có cấu trúc giống như thiết kế thuần tập tương lai nhưng yếu tố nguy cơ lại chính là yếu tố phòng bệnh (bao gồm cả các chế phẩm phòng bệnh và chữa bệnh). Sau đó theo dõi sự xuất hiện bệnh xảy ra ở cả 2 nhóm có sự khác nhau như thế nào.
- Các thiết kế can thiệp thì tình trạng phơi nhiễm của từng cá thể dự cuộc cũng như những sự kiện xảy ra sau đó đều được đánh giá bởi chính người làm nghiên cứu.
- Trong nghiên cứu can thiệp tính ngẫu nhiên rất quan trọng. Nó được đánh giá với khả năng loại trừ được hầu hết những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xuất hiện bệnh, kể cả những yếu tố có ảnh hưởng không được biết đến từ thời điểm thiết kế.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro