chien luoc dinh gia
Các chiến lược định giá sản phẩm thường thay đổi theo chu kỳ sống của sản phẩm. Tùy theo sản phẩm là mới thực sự, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường hay sản phẩm cải tiến trong 1 thị trường hiện có đưa vào 1 kênh phân phối mới, một thị trường mới... mà doanh nghiệp cần có chiến lược định giá cho phù hợp.
a/ Định giá sản phẩm mới:
Chiến lược định giá chắt lọc thị trường:
- Nhiều DN phát triển hay mua được bản quyền
phát minh sản phẩm mới, khi tung ra thị trường đã
quyết định mức giá cao ban đầu để "chớp" thị
trường.
- Tuy nhiên, việc chắt lọc thị trường với mức giá
cao ngay từ đầu chỉ thực sự có ý nghĩa trong
những điều kiện nhất định:
+ Có đủ số lượng người mua tạo nên lượng cầu.
+ Phí tổn sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm không
quá cao khi sản xuất với số lượng nhỏ (làm
triệt tiêu lợi thế của việc định giá cao)
+ Gía ban đầu cao không thu hút thêm các đối
thủ cạnh tranh.
+ Gía cao tạo nên một hình ảnh sản phẩm chất
lượng cao.
Chiến lược định giá thâm nhập thị trường:
- Khác với chiến lược định giá cao nhằm chắt lọc
lọc thị trường, 1 số DN khác lại chọn chiến lược
định giá sp mới tương đối thấp nhằm thâm nhập
thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được 1 số
lượng lớn khách hàng và đạt được 1 thị phần lớn.
- Để chiến lược định giá thấp có thể giúp DN thâm
nhập thị trường, cần hội đủ các điều kiện sau:
+ Thị trường nhạy cảm với giá và giá thấp sẽ
kích thích tăng trưởng thị trường.
+ Chi phí sản xuất và phân phối giảm do cải
tiến và kinh nghiệm tích lũy.
+ Gía thấp, giảm bớt cường độ cạnh tranh.
b/ Định giá sản phẩm cải tiến, sản phẩm hiện có đưa vào
kênh phân phối mới, thị trường mới:
- Khi 1 DN có kế hoạch triển khai 1 sp mới, cải tiến sp
hay đưa 1 sp hiện có vào 1 kênh phân phối mới, thị
trường mới thì DN đó cần phải tiến hành định vị sp.
Việc định vị sp có thể xem xét rất nhiều mối quan hệ
giữa các yếu tố của marketing- mix, nhưng phổ biến
hơn cả là tiến hành định vị theo mối quan hệ giữa chất
lượng và giá cả của sp.
Giá
Cao Trung bình Thấp
cao
C.Luong TB
Thap
1. Chiến lược siêu hạng
2. Chiến lược giá trị cao
3. Chiến lược giá trị tuyệt hảo
4. Chiến lược giá cao
5. Chiến lược giá trị trung bình 6. Chiến lược giá trị tốt
7. Chiến lược giá cắt cổ
8. Chiến lược giá trị thấp (gian dối)
9. Chiến lược giá trị thấp (tiết kiệm)
Chiến lược marketing-mix theo giá cả/chất lượng
+ Các chiến lược trên đường chéo 1, 5, 9 có thể cùng tồn tại trên 1 thị trường, nghĩa là DN chào bán sp chất lượng cao với giá cao, DN thứ 2 cháo bán sp chất lượng trung bình với giá trung bình, và DN thứ 3 cháo bán sp chất lượng thấp với giá thấp. Cả 3 đối thủ cạnh tranh cùng tồn tại được là vì thị trường có 3 nhóm khách hàng, 1 nhóm chỉ quan tâm đến chất lượng, 1 nhóm thì quan tâm đến giá cả, nhóm cuối cùng thì quan tâm đến cả 2 vấn đề chất lượng và giá cả.
+ Các chiến lược định vị 2, 3 và 6 là những chiến lược tấn công vào các chiến lược trên đường chéo 1, 5, 9. Chẳng hạn chiến lược 2, "sp chất lượng cao như sp1, nhưng giá bán thấp hơn", chiến lược 3 cũng tuyên bố như vậy nhưng giá còn thấp hơn nữa.Nếu KH nhạy cảm với chất lượng tin vào những đối thủ cạnh tranh đó thì họ sẽ mua hàng của những người này để tiết kiệm tiền, trừ khi sp có sức hấp dẫn hơn theo những tiêu chuẩn khác nữa.
+ Các chiến lược định vị 4, 7, 8 thuộc loại định giá quá cao đối với chất lượng của sp. KH sẽ cảm thấy bị mắc lừa và chắc chắn sẽ khiếu nại hay có nhận xét không tốt về DN. Nói chung về lợi ích lâu dài những người làm Mar không nên áp dụng những chiến lược này.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro