Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đoạn cuối CTNX

Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội, sự nghiệp sáng tác của ông trải qua hai giai đoạn trước và sau năm 1975. Trước năm 1975, ông viết về đề tài người lính, chiến tranh; nhưng sau 1975 ông lại viết về đề tài thế sự với những triết lí nhân sinh. Nguyễn Minh Châu là một trong những câu bút đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm xuất sắc của ông, trong tác phẩm này ông đã bộc lộ quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, quan niệm ấy đã đc thể hiện qua ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng trong đoạn trích:''Không những trong bộ lịch năm ấy........................hoà lẫn trong đám đông".

Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 và đc in trong tập Bến quê (1985), và sau trở thành tên gọi cho tuyển tập truyện ngắn năm 1987. Truyện kể về chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ Phùng và những chiêm nghiệm của anh về nghệ thuật và cuộc đời. Theo yêu cầu của trường phòng Phùng phải chụp một bộ ảnh có thuyền và biển lúc mờ sương, anh đã tới một vùng biển miền Trung nơi đây là chiến trường năm xưa và cũng là nơi người bạn của anh làm chánh án của Toà án huyện. Sau nhiều ngày phục kích anh đã bắt gặp đc một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một chiếc thuyền ngoài xa ẩn hiện trong sương sớm. Nhưng cùng lúc đó anh cũng bắt gặp một cảnh bạo lực gia đình, chồng đánh vợ, con đánh bố, vợ thì cam chịu nhẫn nhục. Người đàn bà đc mời lên toà án huyện để giải quyết chuyện gia đình, nhưng chị cương quyết ko chịu bỏ chồng dù có phải trả giá, sau đó chị kể cho Phùng và Đẩu nghe về cuộc đời của mình. Và sau câu chuyện của người đàn bà hàng chài dã làm cho Phùng và Đẩu thay đổi nhận thức và đoạn trích trên nằm ở đoạn kết của tác phẩm viết về cảnh Phùng ngắm nhìn bức ảnh nghệ thuật mà mình tạo ra.

Mở đầu đoạn trích nhà văn đã khẳng định đc vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật:'' Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau tấm ảnh chụp của tôi vẫn đc treo ở nhiều nơi''. Cụm từ ''ko những - mà" đã nhằm nhấn mạnh những sáng tạo nghệ thuật của Phùng rất có giá trị, bằng tài năng tâm huyết và khát vọng sáng tạo Phùng đã để lại một bức ảnh trường tồn với thời gian "mãi mãi về sau". Bức ảnh của Phùng miêu tả cảnh thuyền và biển trong sương sớm:"Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi''. Phải có một tâm hồn nhạy cảm thì người sĩ đó mới bắt gặp đc một cảnh ''đắt'' trời cho mà có lẽ cả một cuộc đời anh chỉ bắt gặp đc đúng 1 lần. Bức tranh ấy đâu chỉ nằm trong bộ lịch năm ấy mà còn đc treo trang trọng trong các gia đình sành nghệ thuật. Phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn ngụ ý rằng muốn để 1 tác phẩm có giá trị đòi hỏi người nghệ sĩ phản dồn toàn bộ tâm sức, tâm huyết của mình vào đó. Khi ngắm nhìn bức ảnh nghệ thuật ấy Phùng vô cùng trăn trở, ''quái lạ'' đã diễn tả đc những băn khoăn, trăn trở ấy. Anh trăn trở là:''tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ''. Qua câu văn này đã tô đậm vai trò của nghệ thuật, nghệ thuật đã làm cho tâm hồn con người trở nên thăng hoa và nghệ thuật đã phát huy cao độ trí tưởng tượng của con người hết sức kì diệu. Một bức ảnh chỉ có hai màu đen và trắng thế nhưng ngắm nghĩ anh vẫn phát hiện ra màu hồng hồng của ánh sương mai, tuy nhiên muốn thấy đc phải đc thì phải ngắm kĩ. Qua đó Nguyễn Minh Chau cũng đòi hỏi ở người xem sự thường thức nghệ thuật, người thưởng thức nghệ thuật ko thể chỉ hời hợt nhìn ngắm qua loa mà phải khám phá tìm tòi phát hiện. Màu hồng hồng của ánh sương mai là hình ảnh tả thực mà nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra sau nhiều ngày phục kích, tuy nhiên đó cũng là hình ảnh biểu tượng cho cái đẹp của thiên nhiên của tạo hoá, đó còn là cái đẹp của cuộc đời với tâm hồn của người đàn bà hàng chài mà Phùng đã phát hiện ra khi chỉ ở bãi xe tăng hỏng. Người đàn bà hàng chài là người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục nhưng đằng sau đó là cả một tâm hồn bao dung, độ lượng, vị tha, sâu sắc thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh, giàu lòng thương con. ''Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm'' - câu văn này đã cho thấy mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, người nghệ sĩ ko chỉ khám phá ra cái đẹp, mà nhiệm vụ của người nghệ sĩ còn phát hiện ra cái xấu, cái ác, những cái bất cập trong xã hội và lúc này Phùng đã phát hiện và khám phá ra điều đó. Anh ko chỉ thấy cái màu hồng hồng của ánh sương mai mà anh còn thấy đc một người đàn bà nghèo khổ, xấu xí, vất vả, lam lũ. Chi tiết:''một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm'' - đc nhắc đến 2 lần để nhằm nhấm mạnh những điểm còn tồn tại trong xã hội, đó chính là cái đói, cái nghèo, cơ cực, bạo hành gia đình. Dường như cái đói khổ đã đè nặng lên hình hài người đàn bà. Tuy nhiên cái nhìn của Phùng ko giống như cái nhìn của văn sĩ Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao, văn sĩ hoàng thì nhìn đâu cũng chỉ thấy cái xấu xa, tầm thường. Nam Cao cũng từng viết ''Nếu tôi giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều càng quan sát lắm thì chỉ càng thêm chua chát và chán nản", Phùng lại khác mặc dù anh phát hiện ra những mặt chưa tồn tại trong cuộc sống nhưng anh lại có niềm tin vào tương lai của họ. ''Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông ..." - cái bước chân chậm rãi, bàn chân giậm lên mặt đất đã cho thấy người đàn bà ấy là 1 con người đầy bản lĩnh, nghị lực, chị chấp nhận tất cả những khốn khó của cuộc đời từ nghèo khổ đến bị chồng hành hạ chỉ với mong muốn nuôi các con khôn lớn. Người đàn bà hàng chài ko có cái tên ko phải là vì Nguyễn Minh Châu thiếu vốn ngôn từ để đặt cho chị một cái tên mà vì chị cũng giống biết bao nhiêu người phụ nữ khác, dù chiến tranh đã kết thúc nhưng cái đói nghèo, cơ cực vẫn đè nặng lên trên họ. Và dù vậy nhưng nhà văn vẫn có niềm tin vào tương lai của họ sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của đất nước.

Qua ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng trong đoạn văn trên tác giả đã đặt ra 1 vấn đề mang ý nghĩa triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa có đủ khoảng cách để tạo nên 1 vẻ đẹp mơ hồ huyền ảo, còn cuộc đời lại rất gần nó chứa đựng biết bao điều nghịch lí. Người nghệ sĩ trước khi muốn thưởng thức cái đẹp phải biết yêu, biết ghét, biết vui, biết buồn trước bao lẽ thường tình của cuộc sống, người nghệ sĩ phải vì cuộc đời vì con người. Người nghệ sĩ phải đặt cuộc đời lên trên nghệ thuật và quan niệm sáng tác ấy đã đc Nam Cao đề cập đến trong câu: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than".

Cái ấn tượng của Phùng đc đặt trong tình huống truyện vô cùng độc đáo. Ngôn ngữ giàu tính triết lí, nhà văn đã xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Từ đó ông đã đặt ra đc vấn đề mang tính triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Chiếc thuyền ngoài xa là 1 tác phẩm hay, qua tác phẩm này đã cho thấy sự đổi mới về đề tài của Nguyễn Minh Châu. Nếu trước 1975 ông viết về vấn đề sử thi và cảm hứng lãng mạn, thì sau 1975 ông đã đề cập tới những góc khuất trong cuộc sống, những vấn đề nhỏ nhưng lại mang tính triết lí và chiêm nghiệm, đó chính là mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Mặc dù có sự tiếp nối truyền thống văn học, tuy nhiên ông đã sáng tạo khi xây dựng đc tình huống phát hiện độc đáo, qua đó thay đổi nhận thức cuộc đời. Nhà văn ko trực tiếp phát ngôn cho quan niệm của mình, mà để cho nhân vật Phùng thay đổi về nhận thức. Ông xứng đáng là vị ''khai bút công thần'' của dòng văn học mới. Qua tác phẩm này ông cũng đã tìm đc hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người lao động. Mỗi chúng ta ý thức đc vai trò trách nhiệm của bản thân với cuộc đời bằng việc đấu tranh chống cái xấu, cái ác để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #ctnx#vcap