Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi gặp TN
Nam Cao là một nhà văn lớn của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Ông là người có đời sống nội tâm vô cùng phong phú, chan chứ tình yêu thương. Ngòi bút của ông thường hướng đến số phận của những người thấp cổ bé họng, những người nông dân hiền lành lương thiện nhưng đã bị XHPK chèn ép, bóc lột dẫn đến tha hóa đánh mất về nhân hình lẫn nhân tính. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến nhân vật Chí Phèo trong táv phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Chí Phèo là một người nông dân hiền lành lương thiện nhưng đã bị xã hội đó chèn ép, cướp đoạt khiến Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Với tấm lòng nhân đạo tác giả đã khắc họa thành công diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương thiện có số phận thật đáng thương. Chí Phèo bị bỏ rơi từ khi mới lọt lòng và được dân làng chuyền tay nhau nuôi lớn. Lớn lên Chí Phèo cũng từng có ước mơ giản dị. "Hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỉ một con lợn nuôi để làm vốn. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Nhưng từ khi Chí Phèo làm canh điền cho nhà Lí Kiến, Lí Kiến ghen đẩy Chí Phèo vào tù. Ra tù, Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Người đọc cứ ngỡ rằng cuộc đời của Chí Phèo cứ chìm đắm trong con đường tội lỗi nhưng bằng ngòi bút hiện thực và tấm lòng nhân đạo Nam Cao đã cho Chí Phèp gặp Thị Nở và cuộc gặp gỡ định mệnh ấy đã đánh thức một phần lương thiện trong con người Chí Phèo.
Chí Phèo gặp Thị Nở và một đêm trăng, Chí Phèo uống rượu say không về nhà mà ra thẳng bờ sông. Ở đó, Chí Phèo gặp Thị Nở một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng ra bờ sông kín nước rồi ngủ quên và hai người đã ăn nằm với nhau. Chính tình yêu thương mộc mạc đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo, Chí Phèo đã thức tỉnh. Hắn nhận biết được mọi âm thanh của cuộc sống : tiếng chim ríu rít, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Song, nhắn nhớ về quá khứ Chí Phèo nhận ra được bi kịch của đời mình. Hắn sợ rượu cũng như người ốm sợ cơm. Sự cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Chí Phèo khao khát được trở thành người lương thiện, muốn làm hòa với tất cả mọi người. Chí Phèo đang suy nghĩ viẽn vông thì Thị Nở sang cùng bát cháo hành, hắn ngạc nhiên. Mắt hắn hình ngư ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho, xưa nay hắn muốn có thứ gì là phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng, hắn thấy vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Chí Phèo nhận bát cháo hành của Thị Nở đây là lần đầu và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương hạnh phúc. Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh hắn đứng trước tình huống có lối thoát là con đường trở về với cuộc sống con người. Như vậy, qua cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở cùng với sự thứ tỉnh của Chí Phèp ta thấy đó là cái nhìn chiều sâu nhân đạo của nhà văn Nam Cao.
Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở giống như là một định mệnh, Thị Nở đã đánh thứ phần lương thiện trong con người Chí Phèo và Chí Phèo hi vọng được trở về cuộc sống lương thiện bằng phẳng trước đây nhưng tình yêu ấy đã bị ngăn cấm bởi bà cô Thị Nở và đây cũng là định kiến XH, không cho Chí Phèo quay về con đường lương thiện trước đây nữa.
Thị Nở sang nhà Chí Phèo trút hết cơ bực tức vào hắn. Ban đầu, Chí Phèo thú vị lắc lư cái đầu cươi nhưng Thị Nở càng bực tức hơn. Thị tưởng rằng Chí Phèo đang cười nhạo mình. Thị chống tay vào háng, vênh vênh cái mặt và dớn cái môi vĩ đại lên trút hết tất cả lời bà cô. Lúc này, hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hắn hiểu, hắn ngẩn người. Chí Phèo đã nhận thức được tình cảnh của mình thật đáng thương kèm theo tâm trạng thất vọng, đau đớn.
Ra về, Thị hả hê lắm, Thị ngoay ngoáy cái mông đít về. Chí Phèo đuổi theo, nắm lấy tay Thị Nở rồi bị Thị Nở xô ngã lăn khoèo xuống sân. Chí Phèo muốn níu kéo hạnh phúc. Khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo tìm đến rượu nhưng càng uống càng tỉnh, hắn thấy thoảng thoảng hơi cháo hành hương vị của tình yêu, tình người, hắn ôm mặt khóc rưng rứt. Bi kịch của Chí Phèo khi nhận ra mình muốn quay trở về con đường lương thiện nhưng bị từ chối.
Mong muốn trở về con đường làm người lương thiện nhưng không thể được, niềm phẫn uất trong Chí Phèo ngày càng lên cao. Hắn nghĩ phải đến nhà con đĩ Nở kia, đến để đâm chết con khọm già. Hắn say mềm người rồi hắn đi, hắn lảm nhảm: "Tao phải đâm chết nó! Tao phải đâm chết nó!". Hắn cứ đi dọa giết nó nhưng chân hắn đi thẳng đến nhà Lí Kiến. Khi đến nhà Lí Kiến, Chí trợn mắt chỉ tay vào mặt lão, đanh thép kết tội: "Ai cho tao lương thiện", "tao muốn làm người lương thiện...làm sao để mất các vết sẹo trên mặt này? Những câu hỏi dồn dập chất chứ bao căm phẫn, bế tắc, thể hiện khao khát cháy bỏng của người nông dân khốn khổ được sống trong lương thiện. Chí Phèo đâm Lí Kiến chết rồi tự sát. Đâm Lí Kiến chết là hành động lấy máu rửa thù của nhân dân khi đã thức tỉnh. Chí Phèo tự kết liễu bản thân thể hiện sự phẫn uất, tuyệt vọng đến tột cùng trước ngưỡng cửa trở về với cuộc sống làm người. Qua nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã kết án đanh thép XH tàn bạo, tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động. Đồng thời, khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
Tóm lại, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc Nam Cao đã khắc họa được tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Qua đó, ta càng thấy thương và đồng cảm trước số phận bất hạnh của Chí Phèo. Đồng thời, phê phán XHPK đã chèn ép, cướp đi quyền sống quyền hạnh phúc của con người dẫn tới bước đường cùng và Chí Phèo chính là một nhân vật điển hình trong XH ấy.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro