Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chi pheo

Đề bài | Bài giải | ý kiến bạn đọc

Đề bài

Đoạn kết trong Chí Phèo, Nam Cao để cho nhân vật đến đòi lương thiện ở nhà Bá Kiến. Bình luận giá trị nội dung của những câu hỏi cua Chí và đánh giá hành động cũng như cái chết của anh ta.

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn

BÀI LÀM

"Tao không đến đây xin năm hào", "Tao đã bảo la tao không đòi tiền". Chí Phèo đã vênh mặt, và tròn mắt chỉ tay vào mặt cụ Bá và nói một cách rất ư hỗn xược. Chắc rằng cụ Bá không thể tin được diều ấy đoío với một thằng nát rượi, sinh sự luôn như Chí Phèo. Nhưng thật ra, đó là cấu nói xuất phát từ lòng người còn lại của một con quỷ dữ này. Sau khi tức giận bởi sự tàn nhẫn trong tình yêu của Thị Nở, thì từ một anh Chí đang phục thiện sống lại những ước mơ bình thường, an phận của một nông dân, lập tức chuyển ngay sang hình ảnh thằng Chí Phèo say sưa, ngang ngược.

Đến nhà cụ Bá là điều Chí Phèo không định trước khi cất bước. Song, hắn lại rẽ lối vào đây, như một cái gì nghiễm nhiên là phải thế. Nam Cao đã giải thích "Những thằng điên và những thằng say không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi hắn dịnh làm". Hoàn toàn như thế chăng, dù quả là thế, bởi khi cất bước Chí Phèo luôn lẩm nhẩm là sẽ đâm chết nhà Thị Nở...Theo tôi, việc Thị Nở dứt tình, cự tuyệt đã gây tác động tâm lí dữ dội ở Chí, nó đã đánh thức con quỷ trong hắn. Sự vận hành tâm lí hết sức hợp lí, hắn đến nhà Bá Kiến với ý thức trả thù vốn có từ xưa cho đến nay vẫn còn sôi sục. Đúng vậy, trong Chí Phèo ý thức trả thù tên cường hào thâm hiểm chưa bao giờ bị dập tắt. Hắn đã nói rất đúng, hắn không cần đòi tiền, vì bây giờ tiền chẳng ích gì cho hắn nữa. Vì sao vậy? Chí Phèo đã dõng dạc bảo tiếp: "Tao muốn làm người lương thiện". Đấy chính là lí do Chí chẳng đòi tiền. Chí đã tỉnh táo hoàn toàn khi thốt nên câu này. Sự khát khao muốn làm ngưòi lương thiện Chí đã ấp ủ từ khi thức tỉnh bởi sự chăm sóc dịu dàng của người đàn bà. Tuy bị biến chất trong xã hội xấu xa, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Chí vẫn còn sót lại một điểm sáng rực: Đó là ước mơ được trở lại cuộc sống lương thiện. Đối với một tên lưu manh như Chí Phèo thì câu nói ấy thốt ra từ miệng hắn có vẻ sáo rỗng, vô nghĩa, vô lí quá. Chắc hẳn nhiều độc giả nghĩ rằng nó như câu nói của một người có học thức thì đúng hơn. Thé nhưng Nam Cao đã đặt vào Chí Phèo, để cho hắn nói lên cái hiện thực phũ phàng ccủa kiếp người trong xã hội đương thời. Điều này nếu xét như thế thì thật hợp lí trong vấn đề về nhân phẩm của con ngưòi. Bá Kiến đâu ngờ được sự thâm thúy của những câu nói ấy của Chí Phèo, hắn cất giọng cười ha hả như mai mỉa, như cười cợt không tin. Chí Phèo tuyệt vọng lắc đầu nói với cụ Bá, mà phải chăng cũng tự nói với bản thân: "Ai cho tao lương thiện?". Phải rồi, ai cho Chí Phèo lương thiện. Cứ ngỡ cuộc sống an lành: như ước vọng sẽ trở thành hiện thực, thế mà bà cô Thị Nợ điển hình cho dư luận xã hội đã chặn lại, đã phá tan ước mơ nhỏ nhoi tầm thường ấy? Thử hỏi Chí Phèo đã đau đớn và căm tức đến nhường nào? "Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thế là người lưong thiện được nữa. Biết không?". "Tao không thể thay đổi gương mặt quỉ nữa". Những gì thuộc khoảng đời quỷ dữ không bao giờ mất đi trên gương mặt Chí Phèo, cũng như không thể sống đời lương thiện khi không thể xóa đi dấu tích của quỷ dữ. Không thể là người lương thiện, Chí Phèo đã tuyệt vọng, tuyệt vọng không tả được. Và kèm theo những tiếng gằn mạnh: "Biết không!...Chỉ có một cách là...cái này! Biết không !...". Chí Phèo rút dao ra lăn xả vào Bá Kiến. Đúng thế, chỉ còn cách đó đối với Chí Phèo, nó hợp với diễn biến tâm lí của hắn từ đầu. Rồi kết quả... Chí Phèo chết cùng Bá Kiến là điều dĩ nhiên phải thế. Hắn không thế sống khi không thể lương thiện, bởi từ khi thức tỉnh, hắn đã ý thức và sống lại rất nhiều điều. Chỉ có một cách như thế mà thôi, không thể nào khác được.

Cái chết của Chí Phèo đã phản ánh được nỗi khổ của người nông dân bị tha hóa, nỗi khổ lớn nhất là bị xã hội không cho mà con người nữa, họ thật bi thảm và bị tước đi sự lương thiện. Thế nhưng, trong tâm hồn họ: những người nông dân ấy vẫn còn một điểm nóng đang ca ngợi là ước mơ làm người lương thiện.

Bài giải của bạn: Heocongkute_HB 00:07:57 Ngày 13-01-2008

Mỗi lần nhớ đến nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, tôi lại nghe văng vẳng bên tai 2 câu nói " Tao muốn làm người lương thiện" "Không được ai cho tao lương thiện" và hình dung rõ gương măt người đàn ông vừa đáng thương vừa đáng sợ, vằn vện những vết sẹo dữ dằn. Từ đôi mắt nửa tỉnh táo, nứa đờ đẫn của anh ta ánh lên một cái nhìn thật thiết tha, khắc khoải. Cái nhìn pha lẫn cả hăm dọa với cầu khẩn, pha lẫn hận thù, khổ đau, sám hối và khát vọng... Cái nhìn dường như không phải hướng đến một điểm, một người mà hướng đến mọi điểm mọi người.

Những lúc ấy, tôi hiểu rằng, đối với tôi, điều thú vị mà tâm đắc mà tác phẩm Chí Phèo mang lại, thật giản dị và cũng thật sâu xa : đó là việc nhà văn đã nói thay cho những người khốn khổ như Chí Phèo một tiếng nói thật cảm động. thấm thía - tiếng nói khát khao được sống như một con người.

Phải, tiếng nói khát khao được sống như một con người. Chỉ thế thôi, nhưng với Chí Phèo là cả một kì vọng.

Bởi hai tiếng "Con người" đối với người đàn ông thua thiệt, bất hạnh này là một cái gì thật tốt đẹp, mà cao xa. Đó là một viễn cảnh. Viễn cảnh ấy vừa như là một hồi ức, vừa là niềm ước mong : vừa như một cái gì hiển nhiên, đã có, sắp có, lại vừa như một cái gì chưa có và còn xa, còm lâu Chí Phèo mới chạm tới được.

Sức sống tươi tắn của hình tượng Chí Phèo chính là ở những chỗ như thế này. Sức sống ấy toát ra từ cả hình tượng lẫn ngôn từ, từ cả câu chuyện đến cách kết cấu.

Niềm khao khát làm người lương thiện ấy càng cháy bỏng trong đoạn nhà văn kể lại việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến và dõng dạc tuyên bố yêu sách tối hậu của mình " tao muốn làm người lương thiện". Nhưng:

" Không đươc!............ Ở cổ hắn thỉnh thoảng vẫn còn máu ứ ra."

Đó cũng là trang cuối cùng đẫm lệ và đẫm máu trong cuộc đời hơn 40 năm của Chí Phèo: Mấy mẩu đối khẩu căng thẳng đầy kịch tính vang lên, được điểm nhịp bằng những nhát dao bi phẫn, căm hờn. Và điều gì đến rồi cũng sẽ phải đến. Một kết cuộc thảm khốc : hai cái xác cùng đổ gục trên đống máu tươi.....

Khi trang cuối cuộc đời Chí Phèo sắp khép lại, người đọc đã hiểu rằng thế là hết, ước muốn làm người của anh vẫn chỉ là ước muốn. Chuyện làm người thậm chí là thành ảo ảnh chứ không còn là viễn cảnh nữa!

( Đây là một đoạn bình giảng tác phẩm Chí Phèo, mình thấy hay nên cop lên)

Ý kiến bạn đọc

baotam_minhtrang gửi lúc: 17:58:00 Ngày 25-06-2008

Tớ thấy chọn cái chết Chí Phèo đã bỗng nhiên trở nên quá thông minh. Quyết định đi đến một sự lột xác hoàn toàn đâu có dễ, phải trải qua nhiều lắm nỗi đau đớn, phải có sự quẫy đạp, vùng vẫy điên dại. Trước khi Chết và cả khi đã trút hơi thở cuối cùng Chí đã vật vã đau đớn lắm. Thế mới biết con người kì diệu, sức mạnh của công lí, tình thương, ánh sáng và lòng can đảm của con người thật đáng nể biết bao!

baotam_minhtrang gửi lúc: 17:51:26 Ngày 25-06-2008

Tớ đồng ý với zero_oh_oh:"Hắn giết mình(...) trong hắn". Cái giá mà Chí Phèo đã trả đối với người hờ hững thì chẳng thấm vào đâu, là bình thường, tất nhiên, đáng mừng cho cuộc đời; với người giàu tình thương thì quá đắt, đau khổ thay, bất hạnh thay cho một cuộc đời và thất vọng thay cho tình người; còn với Chí Phèo, theo tớ là một cái giá quá hời. Chí Phèo đã may mắn khi có được cơ hội trả cái giá đó. Tớ nghĩ có phải lúc nào chết cũng là đau khổ, là tuyệt vọng, là nhẫn tâm đâu. Chết để được "sống" tốt, được "sống" một cuộc sống mới, được công nhận, được thương cảm thì cái chết ấy đáng quá đi chứ.

LELONGHUYNH gửi lúc: 15:10:42 Ngày 29-02-2008

chi la mot nguoi dang thuong

pethixnhongnheo gửi lúc: 11:41:38 Ngày 30-01-2008

Câu nói của Chí Phèo" Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được hết những vết mảnh chai trên mặt này? Tao ko thể làm người lương thiện nữa, biết ko?" Đó là những lời đanh thép, vạch mặt kết án tên cường hào xảo quyệt Bá Kiến rồi tự sát. Chí ko muốn sống nữa vì ko thể sống lưu manh, ko thể làm quỷ dữ, ko thể sống như thú vật. Chí đã chết bi thãm, hoằng hoại trên vũng máu của mình. Chết trong tiếng kêu uất hận, đau thương trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời khi cánh cửa cuộc đời đang chặn trước mặt anh.

nogavit gửi lúc: 19:24:33 Ngày 30-12-2007

ga' vịt tội bai viết quá dở

hoangthutrang91 gửi lúc: 12:36:22 Ngày 23-12-2007

Tiềm thức đã dẫn dắt Chí bước đến nhà Bá Kiến. Bởi đơn giản kẻ thù lớn nhất đã đẩy hắn đến cái bước đường cùng này hok ai khác mà chính là tên họ Bá với tiếng cười gian xảo và 1 trái tim vô nhân tính. Trong cái tầng sâu kín nhất của tâm hồn con người, cái mối thâm thù mà bấy lâu nay vẫn mãi ngủ quên, say sưa cùng với những cơn say xỉn của Chí giờ đã bỗng chốc bừng tỉnh trong Chí đưa bước chân Chí đến nhà Bá Kiến. Chí đã giết chết Bá Kiến và đó cũng là 1 hành động tất yếu của một tên lưu manh muốn cởi bỏ lốt quỷ dữ để khoác trên mình cái bản chất tốt đẹp của một con người lương thiện mà sau bao nhiêu năm đã trở về với Chí nhưng rồi cuối cùng cái xã hội tàn bạo cũng với biết bao định kiến khắt khe đã phũ phàng cắt đứt đi chiếc cầu hoàn lương duy nhất của Chí.

tranvanlap gửi lúc: 00:15:45 Ngày 19-12-2007

ngọn lửa âm ỉ cháy trong đống tro tàn bởi những tháng ngày say và tội lỗi đã bùng lên sau cơn gió tình thương nơi thị nở. Nhưng cái xã hội ấy như đầm lầy nghiệt ngã có thể dập tắt bất cứ ngọn lửa lương tri nào. Khi chưa có ánh sáng mặt trời cách mạng thì tạm thời những ngọn lửa ấy chưa có cơ hội cháy sáng rực rỡ lên.

quynhchau4 gửi lúc: 09:48:40 Ngày 17-12-2007

Có thể nói Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa làm người bởi lẽ hắn thực sự muốn làm người nhưng đã bị cái xã hội mạng nặng những định kiến ngăn trở, hắn đã lấy cái chết d0ể trả giá cho danh dự và nhân phẩm của một con người lương thiện - một cái giá quá đắt nhưng lại không thể chối bỏ.

meomun_91 gửi lúc: 20:02:03 Ngày 10-12-2007

cái chết của CHí Phèo khép lại một thân phận bị xô đẩy,bị nhấn chìm xuống tận đáy bùn tội lỗi,nó là lời tố cáo bi thương về bi kickj con người không được làm người.Cái chết ấy là hành động lấy máu rửa thù của người dân bị áp bức đã thức tỉnh,dù là manh động tuyệt vọng.Nam Cao đã cảm thấy xung đột giai cấp ở nông thôn là hết sức gay gắt không thể điều hoà.Cái chết của Chí Phèo khép lại một số phận,là nơi giao nhau của một cuộc đời tội lỗi cũ và cuộc đời mới may ra tốt lành hơn. Nếu CHí Phèo không chết thì chắc chắn bi kịch của Chí sẽ đau đớn hơn và tuyệt vọng hơn.Cho dù Bá Kiến có chết nhưng làm sao cho hết được những vết sẹo trên mặt,làm sao cho hết được những quãng đời tội lỗi của chí và cái xã hội kia sẽ không bao giờ chấp nhận Chí,cho Chí trở lại làm người.Vì vậy Nam Cao để cho Chí Phèo chết là một giải pháp tốt nhất.Để Chí Phèo chết,nhân vật sẽ không rơi tiếp vào con đường tội lỗi.Thiên chuyện kết thúc bằng cái chết của Chí Phèo và hình ảnh cái lò gạch cũ thoáng hiện trong đầu Thị Nở.Do đó,nhân vật Chí Phèo có ý nghĩa khái quát,có ý nghĩa điển hình cho số phận người nông dân trước Cách mạng tháng tám.Qua hình tượng Chí phèo,Nam Cao đã nêu nên một hiện tượng khá phổ biến có tính quy luật của người nông thôn Việt Nam xưa kia:người lao động lương thiện khi bị xô đẩy vào con đường cùng sẽ quay lại chống trả bằng con đường lưu manh hóa.Sự quẩn quanh,bế tắc cùng cực không lối thoát của CHí phèo suy rộng ra là sự quẩn quanh bế tắc của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

meomun_91 gửi lúc: 19:39:32 Ngày 10-12-2007

ô!!!sao ở phần giải bài tập này lại không thấy có chức năng sửa bài nhỉ??? mình đang viết dở mà .... tiếp tục nha!

meomun_91 gửi lúc: 18:35:50 Ngày 10-12-2007

câu nói của Chí Phèo :"ai cho tao lương thiện ?...Tao muốn làm người lương thiện ?" là tiếng kêu phẫn uất,tuyệt vọng và hờn căm cùng cực,làm cho người đọc ray rứt không thôi.Chí không bao giờ bước trở về cuộc sống bình thường .Câu hỏi của Chí phèo không có câu trả lời bởi ngay chính BÁ Kiến người gây ra cái bi kịch của Chí cũng không thể trả lời được."Ai cho tao lương thiện ?..." câu hỏi xoáy sâu như một niềm bứt nhói.Và một lần nữa Nam Cao lại khẳng định bản chất đẹp đẽ của con người đó là :khát khao làm người lương thiện Khi ý thức nhân phẩm trở về,anh không bằng lòng với cuộc sống con vật như trước nữa.Cái chết của anh bất ngờ nhưng là tất yếu vì con đường quay trở về cuộc sống lương thiện bị chặn đứng .Cái chết để khẳng định mình đoạn tuyệt với quá khứ bất lương,để bảo toàn mình với chính mình.Ngay cả người khôn ngoan như BÁ Kiến cũng không thể ngờ một người như Chí lại thức tình đòi lương thiện và có hành động trả thù quyết liệt như vậy. Cái chết của Chí Phèo .........

zero_oh_oh gửi lúc: 15:05:16 Ngày 10-12-2007

Nam Cao đã xây dựng rất thành công nhân vật Chí Phèo! Trong Chí Phèo tồn tại 2 con người, một đã bị biến chất, còn 1 lại khát khao trở thành người lương thiện. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo như hiểu ra. Lúc đầu hắn cho rằng hắn ko thể trở lại làm người lương thiện được nữa là vì Thị Nở đã từ chối việc mở đường cho hắn nên hắn định giết Thị Nở, đó là lúc hắn đang say. Thế rồi hắn uống, uống mãi, càng uống lại càng tỉnh, và bước chấn hắn đưa hắn tới nhà Bá Kiến, đó là lúc hắn thực sự rất tỉnh. Hắn nhận ra chính Bá Kiến là kẻ đã tước đi quyền làm người của hắn. Nhát dao đâm Bá Kiến thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong hắn. Và nhát dao kết liễu cuộc đời mình vì hắn hiểu rõ nếu hắn sống thì hắn chỉ có thể sống như một con quỷ dữ, hắn ko thể thành người lương thiện được nữa rồi! Hắn giết mình là hắn đã giết chính con quỷ dữ đang tồn tại trong hắn, giết đi phần xấu xa cặn bã trong hắn. Hắn quá khát khao muốn được làm hòa với mọi người, hắn quá khát khao muốn làm người lương thiện!

Đề bài | Bài giải | ý kiến bạn đọc

Đề bài

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Chí Phèo ( trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao ) từ khi gặp Thị Nở đến lúc kết thúc cuộc đời.

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn

Dàn ý chi tiết:

1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Nam Cao là nha văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam 1930-1945. Người trí thức và nông dân nghèo là những hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của ông.

- Chí Phèo là một tác phẩm được xem là kiệt tác của Nam Cao, kết tinh tài năng nghệ thuật, cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, ở đó, Nam Cao đã khá thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự tay cầm dao kết liễu cuộc đời mình.

2.Diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo

1.1.Trước khi gặp Thị Nở

- Chí Phèo gần như sống vô thức : Bây giờ thì hắn đã thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay ngoài bốn mươi? Cái măt hắn không trẻ cũng không gìa; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của môộtcon vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giời biết tuổi? Chí Phèo cũng không biết ngày hay đêm vì đối với hắn không còn ngày tháng nữa. Bởi vì từ đấy, hắn bao giờ cũng say. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, thức dậy hãy còn say... Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ có hắn ở đời.

- Đôi với đồng loại, Chí Phèo đã là "con quỷ dữ của làng Vũ Đại", tác quái cho bao nhiêu dân làng: Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chay máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện. Vì thế, tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua.

1.2.Sau khi gặp Thị Nở:

- Lúc đầu: Trước khi gặp Thị Nở, tối ấy Chí Phèo đã uống rượu ở nhà Tự Lãng, một lão vừa làm nghề thầy cúng, vừa làm nghề hoạn lợn. Ở đó, chưa bao giờ Chí Phèo được uống thoả thê đến thế... Người ta cư tưởng như cả làng Vũ Đại phải nhịn uống rượu để cho chúng uống. Khi trở về vườn, Chí đã quá say, không đi vào túp lều mà ra thẳng bờ sông đẻ tắm. Trên đường đi hắn gặp Thị Nở đang ngủ hớ hênh dưới trăng. Sự chung đụng ấy hoàn toàn ngẫu nhiên, mang tính bản năng của người đàn ông trong cơn say.

- Sự thức tỉnh:

Sáng hôm sau, khi đã trải qua 2 biến cố: gặp Thị Nở rồi bị trúng gió được Thị Nở đưa vào lều.

+Đầu tiên, Chí Phèo tỉnh rượu: Đây có lẽ là lần đầu tiên anh ta tỉnh rượu kể từ lúc ra tù về. Những lần trước, mỗi khi tỉnh rượu, anh lại uống, vì thế say kế tiếp say. Còn lần này, Chí Phèo tỉnh rượu với trạng thái khác hẳn: " Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc; hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu như những người ốm sợ cơm". Đó là điều rất lạ ở Chí.

+Từ tỉnh rượu, Chí Phèo dần thức dậy ý thức vốn có ở một người bình thường. Lần đầu tiên, nah ta nghe tiếng ríu rít bên ngoài, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái đuổi cá của anh thuyền chài. Tất cả những âm thanh ấy là những tiếng quen thuộc hôm nào chả có, nhưng hôm nay Chí Phèo mới nghe thấy, bởi xưa nay anh chưa bao giờ hết say.

Không những thế, Chí còn biết ngoài cái lều ẩm thấp chỉ có hơi lờ mờ của mình, mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cũng như những người say tỉnh dậy, Chí Phèo thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Nhưng với anh, đây là cảm giác, cảm xúc vừa được đánh thức. Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống và biết đuợc trời sớm hay muộn cũng chính là anh đã dần ý thức về cuộc sống. Rồi anh lại nhớ về quá khứ, rằng có một thời, đã ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thông thường, người ta nhớ lại thời gian quã vẵng để hiểu hiện tại.Chí cũng vậy: Hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay ch đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Hắn đã tới cái dốc kia của đời.

Rồi Chí Phèo đã hình dung được tương lai đầy bất trắc: Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa cuối mùa thu cho biết trời gió rét, này mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc... Càng nghĩ, Chí càng lo, vì cô độc đáng sợ hơn là đói rét và ốm đau. Nếu không có Thị Nở vào, cứ để hắn vẩn vơ, thì đến khóc được mất. Đến đay, không ai nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nữa. Một người không những giàu cảm giác, cảm xúc, mà còn ý thức có phần sâu sắc về cuộc đời, về bản thân phải là con người bình thường chứ! Với bản thân Chí Phèo, anh đã trở lại hoàn toàn con đường tự ý thức.

- Khi được chăm sóc: Những ngày kế tiếp, Thị Nở sống chung với Chí Phèo. Anh ta ốm và Thị Nở trở thành người duy nhất chăm sóc. Nhà văn không kể lể nhiều về sự chăm sóc đó mà dừng lại miêu tả thật chi tiết bát cháo hành Thị Nở đã bón cho Chí.

+Với Thị Nở, việc ấy xuất phát từ sự đáng thương đối với một người đau ốm mà nằm chòng queo một mình, lòng yêu của một người làm ơn và có cả lòng yêu của người chịu ơn.

+Còn Chí Phèo, anh ta cảm nhận được rất nhiều: Lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì... Đời hắn chưa bao giờ đuợc săn sóc bởi một bàn tay "đàn bà" ...Hắn chưa được người đàn bà nào yêu cả. Còn lần này, bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được... Như vậy, qua bát cháo hành, Chí Phèo cảm nhận được sự chăm sóc yêu thương của người khác dành cho mình và chính anh ta cũng mong ước có niềm yêu thương ấy.

+Từ cảm nhận về tình yêu của Thị Nở, cảm xúc, cảm giác càng được đánh thức sâu sắc hơn ở Chí Phèo: Hắn thấy mắt hình như ướt ướt...Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng... Hắn thấy vừa vui vừa buồn... Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng Thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền... Không những thế, ở Chí còn giống một cái gì nữa như ăn năn... hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Anh ta băn khoăn tự hỏi rồi tự trả lời, ngẫm nghĩ mà sợ hãi: Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bầy giờ mới nguy!

+Bùng nổ trong tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là khát vọng lương thiện. Đấy cũng là đỉnh điểm của sự tỉnh thức của Chí Phèo: Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với, vọi nguời biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lạo không thể đựơc. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện... Chí đã đem cái khát vọng ấy ta thăm dò đặng tìm sự chia sẻ ở Thị Nở. Khi thị cười tin cẩn, Chí Phèo thấy tự nhiên nhẹ cả người và lòng thấy rất vuoi chứng tỏ anh ta đang tràn đầy hy vọng trở lại thế giới con người. Những ngày sau đó, Chí không còn kinh rượu nhưng cố uống thật ít. Để cho khỏ tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say Thị Lắm. Cả người kể chuyện ẩn hình, vốn rất lạnh lùng, cũng không giấu nổi cảm xúc cảm hình khi hình dung về tương lai của họ: Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi.

- Bị từ chối quyền làm người lương thiện:

Những ngày vui của Chí Phèo không kéo dài được bao lâu. Đến hôm thư sáu, thì Thị bỗng nhớ rằng có một ngưòi cô ở đời... Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô Thị đã.

+Bà cô Thị Nở quyết liệt phản đối cháu gái lấy thằng Chí Phèo vì ai lại đi lấy thằng Chí Phèo, một thằng không cha, chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ. Đau đớn cho Chí Phèo, khi anh ta hiền và muốn làm hoà với mọi ngưòi thì chính họ vẫn sợ và vẫn nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ ở làng Vũ Đại! Đến bà cô của Thị Nở, một người năm muơi tuổi vẫn chưa lấy chồng, sống cái đời dằng dặc, uất ức, còn nghĩ về Chí như vậy huống chi ngườ khác. Sự phản đối của bà cô Thị Nở đồng nghĩa với việc đóng chặt con đường trở về với thế giới lương thiện của Chí Phèo. Vì thế, ban đầu còn ngơ ngác, hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Chí thấy cần thiết phải trả thù: Hắn phải đến nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó. Nếu không đâm được, đến lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng. Với Chí, đập đàu hay kêu làng cũng là cách tỏ rõ sức mạnh của mình, một cách trả thù. Nhưng muốn đập đầu phải uống thật say. Không có rượu lấy gì làm cho máu nó chảy! Thế là Chí uống, song lần này càng uống lại càng tỉnh ra và đặc biệt hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Như vậy, đây cũng là lần đầu tiên trong đời, Chí Phèo uống rượu mà ngưòi lại tỉnh, khác với những cơn say dài mênh mông trước đó. Khi trong đầu anh cứ thoang thoảng mùi cháo hành chứng tỏ Chí không sao quên được những ngày ngắn ngủi từng được chăm sóc, vui sống. Bây giờ, tất cả những cái đó đã bị tước đoạt, vì thế Chí quyết phải đi trả thù, đi đòi lại lương thiện.

Khi nghe Thị Nở kể chuyện, Chí nghĩ ngay đến việc giết bà cô của thị để trả thù. Nhưng sau khi uống rất nhiều rượu, với một con dao ở thắt lưng, miệng lảm nhảm : "Tao phải đâm chết nó!", Chí Phèo cứ thẳng đường mà đi đế nhà Bá Kiến. Anh không hề quên đường, bời bà cô Thị Nở không phải là người cướp đi những gì mà anh vốn có, càng không thể cho anh những gì đã mất. Đây có thể coi là giây phút tỉnh táo nhất khi Chí đi tù về. Tỉnh táo xác định kẻ thù : Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất được những vết mảnh trai trên mặt này? Tỉnh táo trong hành động tự sát vì không được sống lương thiện và không muốn trở lại kíêp sống thú vật như trước : Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách...biết không?... Chỉ có một cách là ...cái này ! Biết không !... Những câu nói đứt quãng vừa thể hiện quyết tâm trả thù, vừa bộc lộ niềm phẫn uất, nỗi bế tắc của Chí Phèo. Cái chét là cách chọn lựa duy nhất để Chí giải quyết bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. Vì thế, chết mà uất ức, vẫn còn muốn nói to với mọi người khát vọng của mình : ...khi người ta đến thì hắn cũng đã giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược, mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.

3. Kết luận

Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tước đoạt quyền làm người. Miêu tả diễn biến và tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến khi kết thúc cuộc đời, Nam Cao đã thể hiện cái nhìn hiện thực sắc sảo và sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện của con người trong xã hội cũ.

Ý kiến bạn đọc

luckyluke_ctt gửi lúc: 11:21:43 Ngày 28-12-2008

Nói chung là được nhưng...dài quá! Nhất là thân bài y như văn ...trấn thuật ấy! nhưng vẫn có sự sáng tạo! Cố gắng hơn nha!

hoangduan gửi lúc: 11:41:36 Ngày 21-12-2008

có ai biết phân tích tâm trạng chí phèo sau khi ăn xong bát cháo hành của thị nở hem cho mình với

bip_lp gửi lúc: 11:51:55 Ngày 14-12-2008

"Khi nghe Thị Nở kể chuyện" thị nở chửi CP thôi chứ ko có kể bạn lạt đề rồi!

thocon0406 gửi lúc: 08:57:49 Ngày 12-12-2008

tam. dc ma' dai' dong' wa'

snoopy912010 gửi lúc: 20:25:20 Ngày 19-07-2008

sao không có chút cảm xúc gì hết vậy???

snoopy912010 gửi lúc: 20:23:20 Ngày 19-07-2008

sao không có chút cảm xúc gì hết vậy???

baotam_minhtrang gửi lúc: 16:30:11 Ngày 25-06-2008

Tớ nghĩ bài viết cần vạch rõ các ý chính, tốt nhất là bằng một câu bao quát ngắn gọn, cô đọng rồi sau đấy vạch thêm các ý triển khai, dẫn chứng...Có thể nhận xét về mối liên hệ giữa tâm trạng và hành động, tâm trạng thúc đẩy hành động, hành động biểu hiện tâm trạng, sự diễn tiến của tâm trạng và hành động cần được phân tích rõ ràng, sâu sắc và chặt chẽ hơn. Tớ cũng thấy bài viết lan man nhiều chỗ. Viết dài, dẫn nhiều mà rồi cũng chừng ấy ý thì cũng không đạt hiệu quả mà.

votinh_91 gửi lúc: 17:08:34 Ngày 30-04-2008

cũng dc nhưng dài lê thê, toét mắt mất

CUNCONTHONGMINH gửi lúc: 11:45:19 Ngày 28-04-2008

Bài của bạn về nội dung nhu thế là ổn nhưng xét về khía cạnh cảm xúc thì hơi nghèo.

hocmaith gửi lúc: 15:31:20 Ngày 18-04-2008

mình thấy không hay . Giống như kể lai vậy nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn nhé

nogavit gửi lúc: 17:46:00 Ngày 27-02-2008

ai viet ngu thiet

izzy03 gửi lúc: 10:30:35 Ngày 22-01-2008

hìh như trích dẫn lời hơi nhìu fa3i hok bạn?

lamthitconvit gửi lúc: 09:04:46 Ngày 05-01-2008

hay đấy! Nhưng dài we' mình đọc mỏi cả mắt.

hoatimuoi gửi lúc: 08:30:33 Ngày 05-01-2008

mình thấy có lúc như kể lại chuyện đấy. Cần thêm lời văn của chính mình

clicktwo gửi lúc: 15:44:21 Ngày 04-01-2008

bài làm của bạn chỉ mới là dan bài thui!! nên chỉ có tham khảo dc các ý chỗ đoạn thân bài! nói thiệt là bài này giống bài văn học cô giảng trên lớp quá!

nangthuytinh91 gửi lúc: 15:19:10 Ngày 04-01-2008

hôm nay mình mới thi vào đề này xong...thế mà bây giờ mới biết là trong này có bài...giờ thấy bài mình còn thiếu xót nhiều quá....

lythuyet gửi lúc: 09:39:46 Ngày 01-01-2008

bài viết khá dài ở thân bài cứ như tóm tắt truyện vấy

dinhanh05 gửi lúc: 10:00:11 Ngày 31-12-2007

Có đề nào phân tích hình ảnh bát cháo hành không bà con ơi T_T!!!

emchoanhnoi_anhyeuem_15 gửi lúc: 23:26:26 Ngày 25-12-2007

theo mình thì bài viết của bạn khá chi tiết nhưng cần phân tích kĩ chi tiết "bát cháo hành'

haydenbenem gửi lúc: 21:31:38 Ngày 22-12-2007

theo tui bài viết của bạn chi tiết nhưng chưa có nhiều cảm xúc, mới như tóm tắt truyện

ilovemylife_317 gửi lúc: 16:42:06 Ngày 20-12-2007

hay!...^^ Nhg có nên gọi CP là "anh ta"..mình thấy nó làm mất đi tính kịch trong câu chuyện ..

huynh_phi gửi lúc: 09:09:16 Ngày 15-12-2007

Theo minh bai bạn chi dưa ra dan chung thoi, Cai này thì trong sách có rất nhiều

Angel123 gửi lúc: 21:17:38 Ngày 14-12-2007

Hay....hay đấy..hihhihi

thanhvientot gửi lúc: 18:25:13 Ngày 11-12-2007

bạn có rất nhiều ý hay, mình đã từng đọc một bài cũng phân tích về tác phẩm chí phèo, bài đó rất hay khi có dịp mình sẽ pos lên cho các bạn, bài của bạn chỉ thua một tí, bài bạn của mình còn đưa nhiều lới nhạc triết lí hơn nếu bạn tận dụng cách này hoặc những câu nói triết lí khác đảm bảo bài của bạn sẽ rát hay. chúc bạn luôn vui vẻ

thegioiphudu gửi lúc: 23:31:46 Ngày 05-12-2007

Bài của bạn khá chi tiết đo'. Mình đọc cũng rút ra đc ít nhiều,but ì bn mựot mà hơn tí nữa thì bài văn có lẽ hay hơn ta....

Xưa nay, Nam Cao tuèng chịu oan, chí ít là ở tác phẩm nỏi tiếng nhất của ông - Chí Phèo: nhà văn, đôi chỗ đã viết quá tàn nhẫn, lạnh lùng đối với nỗi bất hạnh của con người và còn "bộc lộ những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa" (!) Người ta hay so sánh với một nhà văn cùng thời, Ngô Tất Tố, để minh chứng điều ấy. Và, đương nhiên, với Tắt đèn, văn chương của "nhà nho" làng Lộc Hà chân thực và nhân đạo hơn của người "thầy giáo" quê Hà Nam.

Bây giờ, không phải vì thế mà lại chứng minh lộn ngượi giữa hai nhà văn từng chịu quá nhiều khốn khổ. Mỗi người có những đóng góp riêng, không thể thiếu hoặc thay thế nhau trong tiến trình văn học dân tộc.

Giái trị sắc của Tắt đèn là đã dựng nên một bức tranh chân thực, sinh động về làng quê Việt Nam trước năm 1945. Văn chương của Ngô Tất Tố đã phân tích sâu sắc chế độ thực dân- phong kiến ở nông thôn. Đó là quá trình tước đoạt một cách tàn nhẫn gia sản người nông dân, từ ruộng đát, nhà cửa, con cái và rồi chúng đã lăm le cái cuối cùng: bản thân họ! Dưới gầm trời ấy, nguời nông dân ( dĩ nhiên, phần lớn là những người còn tối tăm mù mịt ) đã vất vả ngược xuôi, chạy đôn, chạy đáo, bán đổ tháo gia tài mà cứu lấy sinh mệnh. Họ chạy mà lòng ngổn ngang trăm mối, không biết về đâu, bám lấy cái gì cũng vá víu tội nghiệp, điều mà Ngô Tất Tố đã khái quát trong hình ảnh: chạy trong đêm tối. Cuộc trốn tìm số phận không riêng gì Chị Dậu, hoặc người nông dân khố rách áo ôm. Thời đó và xa hơn nữa, đến cô Kiều "săc nước nghiêng thành" của cụ Nguễn Du cũng từng bơ vơ giữa thập loại chúng sinh!

Với Chí Phèo, Nam Cao kế tiếp và bổ sung một cách kì lạ Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Đấy là bức tranh hiện thức thứ hai của xã hội Việt Nam thời 1930-1945, sau Tắt đèn. Và, anh Chí là thế hệ kế tiếp chị Dậu của người nhà quê Việt Nam. Điều mà chế độ thực dân - phong kiến chưa làm được ở xã hội Tắt đèn, đến giờ chuyện ấy đã qua rồi. Ngô Tất Tố mô tả sắc sảo quá trình tan rã gia đình nông dân trong xã hội ấy. Nam Cao "đi bước nữa", phân tích chân thực đến lạnh lùng quá trình tha hoá của họ. Thế là, hàng ngày, hàng giờ, xã hội này đã phá nát những mái nhà xưa yên ấm bên luỹ tre xanh, đẩy người dân quê về với cá lò gạch bỏ không, cách xa thế giới con người! Giá trị hiện thực và sức tố cáo của Chí Phèo chính là chỗ đó.

Song, đạt được điều ấy đâu phải dễ! Xưa nay, chẳng phải ai cũng hiểu được "sự tàn nhẫn của Nam Cao đối với nhân vật của mình". Nhà văn tàn nhẫn với nhân vật mà không bao giờ tàn nhẫn với con người. Đằng sau những lời đay nghiến kia là nỗi xót xa, quằn thắt thân phận người đời ở từng câu, từng chữ. Một đoạn trong Chí Phèo thường bịphân tích theo kiẻu xã hội học dung tục để cho rằng Nam Cao bộc lộ nhiều yếu tố tự nhiên theo kiễuã hội học dung tục để cho rằng Nam Cao bộc lộ nhiều yếu tố tụe nhiên chủ nghĩa: Những người đàn bà ấy chính là Thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong truyện cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của Thị thật là một sự mỉa mai của hoá công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má lại tóp vào thật tai hại, nếu mà phinh phính thì mặt Thị lại được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái mũi thì vừa to như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lấn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quyết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra; ý hắn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Đã thế thị lại dở hơi; đó là một ân hụê đặc biệt của thượng đế chí công: nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở khi phải mua cái gương thứ nhất. Và thị lại nghèo nếu trái lại, ít nhất có một người đan ông khổ sở. Và thị là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến không chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như một con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi, thị vẫn chưa có chồng... Tôi cho rằng, đấy lại là một trong những đoạn văn hay nhất của Nam Cao. Ở đó, chứa đựng nhiều đặc sắc về ngôn ngữ đa thanh để nhà văn có thể nhìn nhân vật của mình từ nhiều góc độ với bề ngoài hết sức dửng dưng và bàng quan. Cũng chính đoạn ấy ẩn dấu đặc sắc tư tưởng của Nam Cao. Chung qui lại, người đàn bà kia có ba cái khiến người đời bỏ quên hay xa lánh: xấu, nghèo, ngớ ngẩn! Vậy mà, mang ba nỗi bất hạnh khủng khiếp đó, thị Nở vẫn không hay biết, hay nói đúng hơn là ý thức được. Đôi khi, người đời ở trong đau khổ, bất hạnh đã sinh ra thói quen cam chịu. Chủ nghĩa nhân đạo chia sẻ với sự thống khổ, những giọt nước mắt thương đau của con người. Nhưng thấy đựoc và đau xót với những bất hạnh của con người đang mang mà họ không hề hay biết, có lẽ trong văn học, ngoài Nam Cao, hiếm ai có đuợc sự thông cảm vừa sâu sắc vừa lạ lùng đến thế!

Nam Cao kế tục Ngô Tất Tố, nhưng quan điểm nghệ thuật có những chỗ khác nhau biết bao. Dường như "chút lòng trinh bạch" của một nhà nho còn sót lại, cùng với đạo đức cổ truyền của dân tộc từ Vương Thuý Kiều, Cúc Hoa... đến Kiều Nguyệt Nga khiến nhà văn không thể mạnh tay trong việc để nhân vật yêu quý của mình nếm trải tột cùng của hoàn cảnh. Vì thế, người đọc biết đến một chị Dậu long đong, vất vả nhưng xinh đẹp, phẩm hạnh vẹn toàn đến tuyệt vời. Nam Cao, trái lại! Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lương thiện bằng cách đưa nhân vật của mình lên thiên đường quả chẳng dễ dàng gì, nhưng cũng làm việc ấy khi đưa họ sa chân lỡ bước xuống chốn địa ngục thật khó khăn bội phần. Tưởng chừng đã vĩnh viễn thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, song dưới ánh sáng của cái nhìn nhân đạo Nam Cao, tâm hồn Chí Phèo đã bìng cháy khát vọng hướng thiện lớn lao. Song, đến lúc mọi người có thể yêu, có thể thương lại Chí Phèo thì anh đã giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Trong điện ảnh thế giới, bộ phim Bạch tuộc nổi tiếng, cũng có kết cục tương tự : thanh tra Cattaniti bao lần bắn ngã kẻ thù mà vẫn bảo toàn được tính mạng, trong khi người thân cùng đồng đội lại ngã xuống trước họng súng của mafia. Người xem vừa khâm phục, vừa ngạc nhiên: chẳng lẽ trên đời có người tài giỏi thế ư? Có hai điều khiến đạo diễn vững tâm, không gây nỗi nghi ngờ ở người xem về sự huyền hoặc. Một là, đích thực Cattani là người tài giỏi, bao người xem chứng kiến và họ tin điều ấy là thực. Hai là, tâm lý người xem (ở Việt Nam, có lẽ đậm đà hơn !) không bao giờ muốn nhân vật mình yêu mến lại thất bại dễ dàng. Nhưng, cuối cùng thì Cattani cũng gục ngã! Một người ở đỉnh cao của lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường; một người từ chốn địa ngục của loài quỷ dữ trở về, đều đã chết. Nam Cao và Enno De Concini đã "đánh" một đòn quá nặng vào tâm thế công chúng. Buồn bã, thật vọng chăng? Đích thực là buồn bã, nhưng không sụp đổ. Các nghệ sĩ đã biết đẩy tình cảm của người đọc, người xem đến đỉnh điểm của lòng mến mộ, sự ngợi khen, và bất thần thử thách họ từ lòng thương xót đến sự căm thù. Cũng đỉnh điểm! Người đời sực tỉnh và xót xa. À, ra thế, cuộc đời mới cay nghiệt và khó khăn làm sao! Lẽ nào lại bình tâm? Chủ nghĩa nhân đạo hiện thực không chỉ là lời vỗ về, yêu thương trìu mến, mà rất cần và phải là, cú "sốc" mãnh liệt, đầy căm giận với cái Ác. Cái thiện bật ra từ nỗi đau dữ dội và giành đuợc nó cả sự căm go, khổ ải! Ngoài tài năng và lòng yêu thương con người, nếu không có một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, Nam Cao chẳng thể nào làm được . Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi đánh giá cao tài năng Nam Cao với nhiều nhà văn hiện thực đương thời và cả hiện giờ nữa.

40 năm sau cái chết của Nam Cao, những công trình nghiên cứu, phê bình về tác phẩm của nhà văn xuất thân từ nhà giáo này có lẽ cao gấp nhiều lân trang sách của ông. Nhưng nỗi oan kia, nào mấy ai giải bàn cặn kẽ? đây chỉ là một lời còn ít ỏi, và đương nhiên, chưa thể nào hết được!

Ý kiến bạn đọc

Cattuong_ht86 gửi lúc: 10:21:50 Ngày 25-06-2008

Ngòi bút này hẳn không phải bình thường, nếu không là của một "nhà" nào đấy thì cho tớ thành thật chúc mừng và kính cẩn nghiêng mình trước một tài năng văn chương hiếm có. Nam Cao là nhà văn tớ rất yêu thích, tớ thấy ông ấy nói nhiều và nói rất sâu sắc đến những cái mà bất kì ai là con người đều phải trải qua. Đọc Nam Cao nhiều lần tớ phải giật mình, thảng thốt vì đâu đó trong cuộc đời, trong tâm hồn tớ có Nam Cao và những nhân vật của ông. Tớ thấy xót xa, xót xa mãi. 40 năm ngày Nam Cao mất là ngày tớ ra đời, đến hôm nay đã 17 năm rồi mà nét mực của ông như còn chưa ráo trên trang sách. Tớ biết trên khuôn mặt của con người có rất nhiều trăn trở ấy không mấy ai mấy khi có thể nhìn thấu được những nét đau đớn nhăn nhó khổ sở đã vô tình hằn sâu thành những nếp nhăn chằng chịt mà khi ông cười nỗi chua xót không khỏi tự phô bày ngay trên đấy.

apologine gửi lúc: 08:27:00 Ngày 16-05-2008

tôi thây bài này rất hay qua bài phân tích này tôi đã có thê học hỏi đc khá nhieu ve cách dien đạt

rubynaughty gửi lúc: 21:52:23 Ngày 25-04-2008

tôi ko thích nam cao bằng vũ trọng phụng nh¬ung pai thua nhan day la mot nha van co tai va co trai tim yeu thuong chang bit ai tu dung dở hơi rùi noi ong ay the no the kia nhi

khuga_lovely gửi lúc: 21:58:43 Ngày 06-04-2008

Toi nhan dien lai Chi Pheo de roi thay thuong cho nhan vat nay qua...Nam Cao that su da de lai trong toi mot noi dau hoa trong tieng keu khac khoai muon duoc tro lai cong dong con nguoi cua Chi Pheo'...

juny_love gửi lúc: 00:23:32 Ngày 11-01-2008

ẩn sau ngòi bút lạnh lùng của Nam Cao là cả một tình thương sâu sắc, nếu không tại sao ông lại có thể tìm thấy sự sẻ chia nơi những con người màcả xã hội xa lánh, tại sao ông tập trung phản ánh nỗi đau đớn- bi kịch tinh thần chứ không chỉ là sự thiếu thốn về vật chất... Mọi sự so sánh đều là khập khiễng vì thế không thể nói Ngô Tất Tó hay NC nhân đạo hơn. theo cá nhân tôi là như thế...

tuan11b3 gửi lúc: 17:14:58 Ngày 29-12-2007

bai nay neu co them mot so loi nhan xêt cua cac nah phe binh nua thi hay hon

khuethoi gửi lúc: 10:09:35 Ngày 29-12-2007

Tác giả của bài viết là ai vậy?

herolinz gửi lúc: 20:54:33 Ngày 17-12-2007

Hay, đề nghị kiếm thêm các bài bình luận của các nhà văn đã có bằng cấp.

Sau khi ở tù về, nhân vật Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? Cần làm rõ: Hoàn cảnh cụ thể - Động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Từ đó bạn hãy nêu một vài suy nghĩ về giá trị của tác phẩm Chí Phèo.

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn

BÀI LÀM

Nổi bật lên trong tác phẩm Chí Phèo là hai nhân vật đối địch nhau ấy là Bá Kiến và Chí Phèo. Đó là sự đối đầu giữa một bên là Bá Kiến đại diện cho giai cấp thống trị của xã hội đương thời và một bên là Chí Phèo tiêu biểu cho tầng lớp nông dân bị tha hóa về mặt nhân cách. Cũng cần nối thêm sự tha hóa của Chí không phải là bẩm sinh mà nó được phát sin trong quá trình vận động và phát triển của nhân vật giữa xã hội thối tha vô nhân đạo. Trước kia Chí cũng là một người lương thiện từng làm canh điền cho nhà cụ Bá sau bị Bá Kiến đẩy vào vòng tù tội. Cuộc đời tù đày đã làm thây đổi hẳn con người hiền lành chất phác, Chí trở thành một kẻ liều lĩnh, một con quỉ của làng Vũ Đại, kẻ bị biến chất bị tha hóa về mặt nhân cách. Và ôm ấp trong lòng một mối thù không gì xóa được, nếu thời điểm Chí ra tù làm mốc thì có thể nói Chí đã ba lần đi tìm gặp kẻ thù - Bá Kiến. Ba lần diễn ra trong ba hoàn cảnh ba động cơ khác nhau.

Lần thứ nhất, là lúc Chí vừa ở tù về. " Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu" và trong cơn say khướt, đã xách vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi. Đó là lối hành động của một kẻ say rượu mà đã có trong tiềm thức của Chí Phèo. Cộng thêm những năm tháng tù đày mối thù ấy càng được hun đúc, nuôi dưỡng ngày càng sâu sắc và cô đậm hơn. Bao năm ngồi tù Chí đã có dịp nghiền ngẫm cân nhắc trước khi đi đến quyết định đúng đắn. Cho nên, hơn bao giờ hết, vừa rời khỏi nhà tù là Chí đã sôi sục một ý thức trả thù. Sự căm thù kẻ đã gây ra tội lỗi và đẩy mình vào con đường đâu khổ đã dẫn đường Chí đén nhà cụ Bá dù là đang trong cơm say khướt. Hành vi của Chí hoàn toàn liều lĩnh và mang tính bộc phát. Hơn nữa dù gì trong sâu xa bản chất của Chí cũng chỉ là một nông dân thật thà đến mức gần như ngây thơ cho nên sự thất bị của Chí trong lần đối đầu đầu tiên này là một chuyện rất hiển nhiên. Làm sao qua được kẻ khôn róc đời như Bá Kiến. Bá Kiến là kẻ tinh ma xảo quyệt, lắm mưu nhiều kế nên đối phó với Chí chẳng lấy gì là khó khăn. Chỉ thoáng nhìn qua là Bá Kiến đã hiểu được ý đồ của đối phương. Nên Chí mới thất bại ê chề, cây đắng trước những lời vuốt ve, ngon ngọt cộng thêm vài đồng đã làm lóa mắt Chí. Từ một vị trí là kẻ đi hỏi tội kẻ thù chỉ thoắt một cái ván cờ đã lật ngược: kẻ có tội lại ung dung như một kẻ ra ơn còn người hỏi tội lại thành tay sai phục dịch cho kẻ thù mà không hay biết.

Lần thứ hai cũng trong dáng điệu say mèm Chí ngật ngưỡng đến nhà Bá Kiến gặp hắn để xin được đi tù. Thật là một chuyện ngược đời. Thuở nay chưa thấy ai làm một chuyện phi lí đến mức vậy chắc chỉ có Chí Phèo. Tuy là nghịch lý đấy nhưng lại phản ánh đúng thực tại của Chí. Không có cơm ăn, áo mặc, một mảnh đất cắm dùi cũng không. Cảnh ngộ bi đát của Chí cũng phần nào phản ánh đúng hiện trạng xã hội lúc bấy giờ đó là những người lầm đường lạc lối, trót sa chân vào vũng bùn của tội lỗi thì không sao rút chân ra được. Chí bị tù đến khi được trả về cuộc sống đời thường thì lại không tìm được kế sinh nhai hay nói đúng hơn là không được tiếp nhận và vì thế lại tiếp tục bị đẩy vào bước đường cùng. Nghe Chí nói với Bá Kiến mà ta thấy xót xa trongdạ: " Bẩm quả đi tù sướng quá đi, ở tù còn có cơm ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có...". Sự thật như thế ư? Nhà tù là chốn dung thân ư? Trên câu chữ thì ta không thể nghĩ khác được. Nhưng nếu nghĩ sâu xa một chút ta mới thấy ngỡ ngàng và lương tâm chẳng được thanh thản. Nhà tù nuôi con người ư? Không, bảo nó nuôi dưỡng những con người bị tha hóa, những con quỷ như Chí Phèo thì đúng hơn. Nếu như ý nghĩa của nhà tù là để cảnh tỉnh, cải tạo con người, trả con người về với cuộc sống hoàn lương thì nàh tù ở đây lại thực hiện ngược lại. Nó biến những kẻ lương thiện trở hành một loại người lưu manh khốn nạn. Nhà văn Huy-gô rất đúng khi nói: "Khi chưa vòa tù anh làmột cành cây tươi, khi ra tù anh là một cây củi khô". Cũng như lần trước, Chí lại thất bại trước cái khôn róc đời của cụ Bá: bị gạt mà không hề nhận ra. Âm mưu của Bá Kiến mới thâm độclàm sao. "Dùng độc trị độc", dùng Chí Phèo đẻ trị đội Tảo. Cả Chí và đội Tảo đều là kẻ thù của hắn, nên và chăng có xảy ra xô xát, ai được, ai mất cụ Bá nhà ta đều có lợi, vừa thỏa mãn được ý định trả thù vừa không phải mang tiếng là kẻ báo thù nhỏ nhen, đê tiện.

Lần thứ ba cũng là lần chót Chí đến gặp Bá Kiến. Cũng với dáng dấp của một thằng say rượu nhưng lần này Chí mang tronglòng một tâm trạng một ý định khác hẳn với những lần trước. Bởi vì Chí Phèo sau khi bị Thị Nở cự tuyệt tình cảm của mình Chí hòan toàn rơi vào tuyệt vọng. Trong thâm tâm Chí đang ôm ấp ý định làm lành, muốn quay về con đường hoàn lương sống cuộc đời lương thiện như bao người khác. Nhưng xã hội vô nhân đạo đã quay lưng trước sự ăn năn sám hối của một tội đồ, tình thương đã khép lại, xã hội đã rút đường trở về của Chí cũng như cự tuyệt quyền làm người của một con người. Vĩnh viễn Chí không tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời này. Bản chất người vừa trỗi dậy lại bị đè bẹp không thương tiếc. Có thể nói đây là những giờ phút tỉnh táo nhất trong cả cuộc đời say sưa của Chí, những phút mà ý thức phản kháng trỗi dậy mãnh liệt nhất. Đi gần hết cuộc đời, cho đến lúc này Chí mới phát hiện mới nhận ra chân lí cuộc sống. Dù là muộn màng nhưng với Chí sự khám phá ấy quí giá biết bao và Cí quyết giữ chặt lấy nó không để nó tuột khỏi tầm tay dù là phải trả một giá rất đắt. Chí như vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài, một sự chuyển biến rất lớn đang diễn ra trong tâm hồn của Chí. Ấy là sự trỗi dậy của tính người, tính lương thiện. Chí đã nhận ra chân tướng của kẻ thù, kẻ ấy là Bá Kiến chứ không ai khác cho nên lẽ ra phải đến nhà Thị Nở thì tiềm thức sâu xa đã dẫn Chí đến nhà Bá Kiến. Trong lần đối đầu sau cuối này Chí hoàn toàn được lột xác, sự thay đổi đột ngột và nhan chóng đến mức Bá Kiến không ngờ được. Chính vì không nắm bắt được đối phương, lại "chủ quan khinh địch" nên Bá Kiến thất bại một cách thảm hại. Hắn đã phải trả giá đắt cho hành vi tội lỗi của chính hắn. Với dáng dấp hiên ngang, ngạo mạn, Chí chỉ tay vào mặt Bá Kiến mà ra lời dõng dạc: "Tao muốn làm người lương thiện". Tư thế ấy ta chưa từng bắt gặp ở Chí. Trước đây hắn chỉ biết cúi đầu lễ phép "một điều bẩm cụ hai điều lạy cụ". Đó là sự chuyển biến và tự khẳng định mình của Chí. Ngôn ngữ của Chí càng lúc càng đạm màu triết lí: "Ai cho tao lương thiện? Tao không thể là người lương thiện". Lời cuối cùng được thốt lên với tất cả niềm cay đắng xót xa. Chí đã bị đẩy đến bước đường cùng. Không còn lối thoát, không còn cách lựa chọn nào khác chỉ còn cách chấm dứt cuộc đời của kẻ thù rồi sau đó tự chấm dứt cuộc đời mình. Màn bi kịch kết thúc đẫm máu và nước mắt.

Tác phẩm Chí Phèo đã để lại trong lòng người bao trăn trở, bao suy tư ray rứt. Truyện đã phác họa thành công bức tranh về đời sống ở nông thôn Việt Nam thời kì 1930-1945. Nó đã trình bày sự mâu thuẫn và xung đột gay gắt giữa bọn cường hào ác bá và những người nông dân nghèo hèn rách rưới bị đẩy vào con đường tội lỗi, mà tiêu biểu là Bá Kiến và Chí Phèo. Những mâu thuẫn nội tại ấy đã cho thấy sự xấu xa thối nát của xã hội đương thời. Hơn bao giờ hết bức tranh nông thôn Việt Nam hiện ra mới xơ xác tiêu điều làm sao. Nó đầy rẫy những hạng người hèn hạ, đốn mạt (Bá Kiến, đội Tảo, bà Ba...) cũng như những tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bạc, trộm cướp có thời cơ phát triển. Một xã hội không chỉ có sự bần cùng hóa mà còn có cả sự lưu manh hóa. Về điểm này tác giả đã gây dựng rất thành công chân dung của một người nông dân mới: Chí Phèo. Hình ảnh Chí trở thành một điển hình văn học, một kiểu mẫu của loại người bị tha hóa về mặt nhân cách, vừa sống động vừa độc đáo, mới mẻ. Cũng qua đó bật lên tấm lòng nhân đạo cao cả, một sự cảm thông, một thái độ tôn trọng sâu sắc đối với số phận của những kẻ thấp cổ bé họng. Bị xã hội chà đạp, ruồng rẫy, chối bỏ thậm chí tước bỏ cả quyền làm người của một con người. Những kẻ mà xã hội cho là cực kì xấu xa ấy, dưới con mắt yêu thương của tác giả vẫn còn một chút gì là tình người, tình người và sự phản kháng muốn chống lại xã hội, muốn bứt ra khỏi xã hội vô nhân không có một chút tình thương người ấy. Toát lên từ tác phẩm nlà niềm khát khao hạnh phúc, khát khao quyền làm người và khát khao tình người. Đặc biệt là tiếng kêu trước lúc giãy chết của Chí Phèo. Nó chứa đựng một tư tưởng vô cùng cao đẹp. Đó là tiếng kêu cứu của một con gnười, một số phận bị vùi dập: "Ai cho tao lương thiện? Tao muốn làm người lưong thiện". Tiếng kêu mới đau đớn và tha thiết làm sao. Nó cứ xoáy vào lòng người, nó làm ta phải băn khoăn ray rứt, nó kêu gọi, hay nói đúng hơn nó đăt ra một vấn đề có tính chất nan giải, một vấn đề chung không của riêng ai, ấy là: " Số phận con người". Nó kêu gọi tình người, kêu gọi sự quan tâm đến số phận của những kẻ bất hạnh. Kêu cứu vấn đề nhân phẩm con gười đang trên đường hủy hoại. Nó đặt ra một nhhiệm vụ nóng bỏng là hãy cứu lấy nhân phẩm hãy bảo vệ quyền làm người của một con người, kếu gọi thực hiện chân lí "Người với người sống để yêu nhau".

Tác phẩm đã gián tiếp tố cáo xã hội nhớp nhúa bẩn thỉu không có tính người. Xã hội ấy là nơi sản sinh và nuôi dưỡng những thằng người Chí Phèo. Con người sống trong xã hội ấy khác nào sống trong vòng cùng quẫn bế tắc. Chí Phèo này chết đi thì có Chí Phèo khác ra đời thay thế. Chi tiết cuối cùng của tác phẩm miêu tả Thị Nở (sau khi Chí Phèo chết, "Thị thoáng thấy hiện ra một cái lò gạch bỏ không, vắng người qua lai...". Phải chăng tác giả kín đáo báo hiệu một Chí Phèo con sắp ra đời.

Có người cho rằng đó là kết thúc bi quan. Tại sao lại không nghĩ rằng Nam Cao đang kêu gọi chúng ta hãy cứu lấy những đứa con Chí Phèo, hãy đập nát những lò gạch cũ để cho con người sống với nhau trong sáng hơn, cao đẹp hơn?

Ý kiến bạn đọc

Addddd gửi lúc: 14:47:34 Ngày 03-07-2008

cám ơn nhiều

baotam_minhtrang gửi lúc: 17:27:09 Ngày 25-06-2008

Chặt chẽ, đúng trọng tâm, sâu sắc và rất giàu cảm xúc. Tuy nhiên đừng dừng lại ở bất kì đâu trên con đường văn học, mọi vấn đề đều cần được tiếp nối và khẳng định tiếp. Dù sao bài viết cũng là một mốc son rồi. Cám ơn bạn nhiều nhé.

baotam_minhtrang gửi lúc: 17:25:56 Ngày 25-06-2008

Chặt chẽ, đúng trọng tâm, sâu sắc và rất giàu cảm xúc. Tuy nhiên đừng dừng lại ở bất kì đâu trên con đường văn học, mọi vấn đề ddwwuf cần được tiếp nối và khẳng định tiếp. Dù sao bài viết cũng là một mốc son rồi. Cám ơn bạn nhiều nhé.

hoainam08 gửi lúc: 10:49:06 Ngày 25-06-2008

minh nhgi nen tahau tom lai thi hay hon

hoainam08 gửi lúc: 10:48:49 Ngày 25-06-2008

minh nhgi nen tahau tom lai thi hay hon

nhjpro gửi lúc: 02:07:06 Ngày 21-06-2008

Được đấy!Tớ thích nhất cái kết bài^^

khuga_lovely gửi lúc: 22:19:57 Ngày 06-04-2008

Cám ơn người đã viết bài viết này bởi ban đã giúp cho tôi nhận ra rằng hãy xóa bỏ đi những mặc cảm giữa những con người với nhau, bất kì ai trong chúng ta đều có những mảnh hồn đáng quý xiết bao...

thanhhau1091 gửi lúc: 14:26:32 Ngày 11-01-2008

cũng hay đấy.Nhưng cần chỉnh sửa nhiều trình tiết khác để cho hấp dẩn hơn nửa!!!

thanhchung00 gửi lúc: 14:37:10 Ngày 29-12-2007

rất hay cảm ơn nha

Angel123 gửi lúc: 21:18:58 Ngày 14-12-2007

Hay đấy....mình làm wen nha..hihihii

xomchuong gửi lúc: 13:24:29 Ngày 14-11-2007

đây là đề bài thầy tôi đã từng gợi ý, nay được trình bày rõ ràng và đủ ý như vậy, tuyệt lắm, cám ơn nhiều

pro_9x_hoangvietha gửi lúc: 19:52:07 Ngày 02-11-2007

bai' van da lam no^i~ ba^t. gia' tri. cua~ tac' pha^m~ chi' pheo' doc. xong bai van nay' da~ lam' cho to^i hieu~ ro~ hon ve^' tac' pha^m~ nay' cam~~ on ban nhieu' nhieu'

A-GỢI Ý CỤ THỂ

(1) Chí Phèo là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Đó là một con người cụ thể. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

(2) Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với "bát cháo hành". Chính tình yêu Chí Phèo - Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện Thị Nở đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch dù trong phút chốc.

(3) Ý nghĩa khái quát của nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là đại diện cho bi kịch của người nông dân bị tha hóa dưới xã hội cũ. Mặc dù thế ở họ luôn âm ỉ một sự phản kháng mãnh liệt, một khát vọng rất đẹp: Tìm về lương thiện.

(4) Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí (sắc sảo nhất) nhân vật Chí Phèo là đoạn từ "khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng...đói rét và ấm no".

- Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống "mặt trời chắc đã cao", "tiếng chim ríu rít" lại hiện lên mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe "tiếng cười nói của những người đi chợ", "nghe tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá".

- Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao "một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải...mặc dù chỉ là mơ hồ.

- Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.

+ Cái diễn biến tâm lí của một kẻ từ lưu manh đang hướng về lương thiện.

Hình tượng nhân vật Bá Kiến.

(5) Bá Kiến là một nhân vật điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ: độc ác, tìm mọi cách để bóc lột lường gạt nông dân, sẵn sàng cấu kết với nhau để bóc lột người nghèo, nhưng cũng tìm cách xâu xé, hãm hại nhau.

(6) Bá Kiến đối xử với Chí Phèo hết sức nham hiểm, tàn nhẫn, khi thì dọa nạt, khi thì mềm mỏng ngọt ngào. Chính hắn đã biến Chí Phèo từ một con người lương thiện trở thành lưu manh. Cũng chính hắn cũng biến Chí Phèo trở thành một tên tay sai đắc lực cho hắn tiêu diệt Đội Tảo đe dọa dân làng Vũ Đại...

Cách tổ chức, dẫn dắt tình tiết của tác giả trong truyện Chí Phèo.

Chí Phèo là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, bị người nhặt rồi đi khắp nơi. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên "bóp chân"; Bá Kiến sanh ghen đưa đi tù. Trở về làng Vũ Đại Chí Phèo lại trở thành "con quỷ dữ của làng "Vũ Đại" tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở "nhìn nhanh xuống bụng" và "và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ". Một Chí Phèo con sắp ra đời.

Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.

Giọng điệu kể chuyện của tác phẩm Chí Phèo: Tác giả đã nhập vai các nhân vật của mình hết sức nhuần nhuyễn. Nhiều đoạn là lời kể của tác giả nhưng người đọc có cảm tưởng như những đoạn bộc bạch, độc thoại nội tâm của nhân vật.

Bài giải của bạn: saodoingoi_7589 10:03:14 Ngày 07-12-2007

Trong truyện ngắn Chí Phèo , quá trình bị cự tuyệt quyền làm người thật ra đã bắt đầu từ lâu, diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá:Tiếng chửi ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó.Chí cất lên tiếng chửi để người ta đáp lại mình nhưng không ai đáp lại cả ,bởi họ không chấp nhận hoặc không muốn dây với thằng say rượu, kẻ lưu manh,1thằng cố liều thân như hắn. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất .nhưng nó lại không được ai đáp lại cả.Nhưng phải từ khi gặp Thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức yỉnh, bi kịch mới thật sự bắt đầu. Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo dược tập trung miêu tả qua tâm trạng bi kịch . Đó là 1 buổi sáng thật trong lành ,bao nhiêu âm thanh êm đềm ,bình dị , thân thiết đã dội vào lòng thức tỉnh của con người trong Chí Phèo . Tất cả những hình ảnh ,âm thang ấy gợi nhắc nhưng giấc mơ xa xôi 1 thời (căn nhà nhỏ, chồng cuốc mướn, vợ dệt vải)đã làm CP cảm thấy cô độc, nhất là sợ cô độc khi đã già yếu . Như vậy , tình yêu thương mộc mạc ,chân thành của TN, người đàn bà đã đánh thức cái bản chất lương thiện của CP thức tỉnh , sau bao ngày chìm đắm trong cơn say ,sau bao ngay hung dữ , hoang dại như 1 con thú dưới hình người . Những âm thanh bình thường , quen thuộc hôm nay bông vang động, sâu xa trong CP trở thành tiếng gọi của sự sống , của cuộc đời lương thiện vẳng đến dôi tai lần đầu tỉnh tấovf nhìn lại quá khứ xa xôi , đau khổ, tương lai đói rét ốm đau và cô độc mới nhận ra tình trangj tuyệt vọng của thân phận mình.

Chi tiết bát cháo hành .

CP ngạc nhiên ,xúc động khi TN bê bát cháo hành sang cho CP.Hương vị cháo hạng là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn ,có thật lần đầu tiên dành cho hắn . CP lại biết khóc, biết cười như một con người. CP rưng rưng. Nếu không còn khả năng khóc, CP không còn khả năng lương thiện, nghĩa là lương tri đã chết hẳn trong Chí.Sống trong làng Vũ Đại khô héo tình người , giọt nước mắt tronh Chí tưởng đã khô cạn . Hoá ra nó chỉ bị vùi lấp . Trong sâu thẳm lòng Chí ,nó vẫn còn cháy len lỏi , âm thầm.Chính vì vậy, CP hồi hộp đượ nhận trở lại cái hạnh phúc bằng phẳng của con người lương thiện . CP tin TN sẽ mở đường cho hắn .Nhưng khi TN đột ngột '' trở mặt'' , CP ban đầu chưa hiểu vì CP đang say với nguyện ước làm người . Khi chợt nhận ra, CP vơ rượu uống nhưng càng uống càng tỉnh và hắn càng thấm thía nỗi đau thân phận con người,càng thấm thía tội ác đã cướp đi quyền làm người của mình , cướp đi cả bộ mặt lẫn tâm hồn người nên thay vì đến nhà TN , CP đến nhà BK vì lòng căm thù bấy lâu nay cháy bùng lên làm cho CP vô cùng tỉnh táo . Hành động này quá bất ngòq với BK , với cả lang Vũ Đại . Ai cũng coi đây là vụ giết người dữ dội của con quỷ dữ CP. Trước đây để tồn tại , CP đã bán linh hồn đi cho quỷ dữ nên mọi người đã quen coi CP là quỷ dữ , nhưng hôm nay tâm hồn nhười đã trở về, mọi người cũng không nhận ra.

Một CP tỉnh đã giết chết 1 CP say . CP bằng xương , bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là CP đòi quyền sống , đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về , CP không bằng lòng sống như trước nữa . Và CP chết trong bi kịck đau đớn , chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Đây khong thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống.

Bài giải của bạn: longsky0912 00:40:20 Ngày 15-12-2008

Nam Cao - một trong những cây bút xuất sác nhất của dòng văn học hiện thực,phê phán trước Cm tháng tám .ông nổi tiếng với các sáng tác về đề tài người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. tiêu biểu cho đề tài về người nông dân và trí thức tiểu tư sản.Tiêu biểu cho đề tài về người nông dân là tác phẩm "Chí Phèo " với nhân vật tên Chí .Một con người bất hạnh nàm trong vòng xoáy bi kịch cự tuyệt quyền làm người. Khác hẳn với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời,trong tác phẩm "Chí Phèo",Nam Cao không đi sâu vào miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ...của người nông dân ,mặc dù trong thực tế ,đó cũng là hiện thực phổ biến. Nam CAo trăn trở, băn khoăn sy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc ,bức xúc hơn cả đói rét bần cùng,đó là hiện thực về sự tha hóa, một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời,về nhân phẩm bị vùi dập,chà đạp bởi một bộ máy thống trị tạn bạo .Vấn đề nhâm phẩm,vấn đề quyền con người được đặt ra,chi phối cảm hứng sáng tạo trong nhiều sáng tạo của Nam Cao,trong đó Chí Phèo là tác phẩm thể hiện trực tiếp,tập trung mãnh liệt hơn cả . Mở đầu tác phầm là tiếng chửi ngoa ngoắt , thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡng trong cơn say "Hắn vừa đi vừa chửi.Bao giờ cũng thế, cứ rươu song là hắn chửi .Bắt đầu hắn chửi trời .Có hề gì trời nào của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời.Thế cũng chẳng sao :đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai .Tức mình ,hằn chửi tất cả làng Vũ Đại .Nhưng cả làng Vũ Đại , ai cũng tự nhủ "Chắc nó trừ mình ra !"Tức thật ! ờ thế này thì tức thật Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn .Nhưng cũng không ai ra điều .Mẹ kiếp ! Thế có phí rươu không? Thế có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này .Đẻ ra cái thằng Chí Phèo "đây là mội tiếng chửi của một tên say rượu, một tiếng chửi vô thức .Nhưng nhiều khi vô thức ,con người lại thể hiện chính mình nhiều hơn khi thức .Qua tiếng chửi của Chí Phèo ta cảm thấy như đang đối diện với một người - vật quái gở và đơn độc ở tận cùng của sự đau khổ của mình.Và cũng qua lời chửi của Chí Phèo ta cảm thấy được 3 thái độ khác nhau,đó là thái độ hằn học thù địch của Chí Phèo , thái độ khinh miệt dửng dưng của người đời đối với Chí , thái độ phẫn uất của tác giả thể hiện qua giọng văn vừa xót xa vừa tàn nhẫn .Trước kia Chí rất lương thiện . Chỉ sau khi ở tù về,hắn mới hóa thành một con người khác hẳn ,bị tước mất cả nhân tính với "cái đầu trọc lốc ,cái răng cạo trắng hớn , cái mặt thì đen và cơng cơng , hai mắt gườm gườm trông gớm chết " sau khi ở tù về hắn đã trở thành con quỷ dũ của lành Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có ngày tháng bởi những cơn say triền miên ... Hắn ăn và ngủ trong cơn say , đập đạu rạch mặt chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa , say vô tận ... Trong tác phẩm "Chí Phèo " Nam Cao đã chỉ ra rằng Chí Phèo không phải là một ngoại lệ. Cùng với hắn còn có Binh Chức ,Năm THọ .Đó là kết quả tất yếu cho một logic, một khi đã có Bá Kiến ,Lí Cương,Đội Tảo ...thì ắt sẽ có Chí Phèo , Binh Chức , Năm Thọ .Đó không phải chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà thậm trí còn là phương tiện tối cần thiết để thống trị . Như thế xã hội không chỉ đẻ ra Chí Phèo mà còn tiếp tục nuôi Chí Phèo, biến những người như Chí Phèo thành công cụ thống trị của chúng . Những người dân lương thiện ấy bị biến thành công cụ , phương tiện thống trị cho kẻ thù mà không tự biết . Nam Cao đã chỉ ra hậu quả của sự soi sáng vào quá trình miêu tả một cảm hứng nhân văn sâu sắc . Nhưng điều đặc sắc ở tác giả là ngay trong khi miêu tả nhân vật bị tha hóa đến tận cùng , ông vẫn phát hiện ra chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn có ,chỉ cần một chút tình thương khẽ chạm vào là có thể sống dậy mãnh liệt , tha thiết . Vì vậy ,sự xuất hiện của Thị Nở - con người dương như hội tụ đủ tất cả yếu tố bất lợi cho một người phụ nữ , có một ý nghĩa thật đặt sắc. Con Người xấu " ma chê quỷ hờn " ấy , kì diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất dọi vào chốn tăm tối của Chí Phèo , thức tỉnh, gợi dậy bản tính người bên trong Chí Phèo , thắp sáng một trái tim đã bị ngủ mê qua bao ngày tháng bị vùi dập và hắt hủi . Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo được tập trung miêu tả qua tâm trạng bi kịch .Đó là một buổi sáng thật trong lành , bao nhiêu âm thanh êm đềm, bình dị ,thân thiết dã dội vào lòng thức tỉnh của con người trong Chí Phèo . Tất cả những hình ảnh đấy , âm thanh đấy gợi nhác những giấc mơ xa xôi một thời đã làm cho Chí Phèo cảm thấy cô độc , nhất là sự cô độc khi tuổi già , cái này còn sợ hơn đói rét bệnh tật . Như vậy tình yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã đánh thức được cái bản chất lương thiện của Chí Phèo ,sau bao ngày chìm đắm trong cơn say , sau bao ngày hung dữ , hoang dại như một con thú mang hình người. Khi Thị Nở bưng bát cháo hành tới , nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng Chí xao xuyến bâng khuâng " Hắn cảm thấy long thành trẻ con , hắn muốn được làm nũng với Thị như làm nũng với mẹ ...Ôi sao mà hắn hiền ! Hắn thèm lương thiện -Hắn khao khát được làm hòa với mọi người " Tù một con quỷ dữ , nhò Thị Nở, đúng hơn là nhờ tình thưong của Thị Nở , Chí thực sự chở lại làm con người , với tất cả nhưng năng lực vốn có của con người là yêu thương, cảm xúc , ao ước . Hóa ra chỉ cần một chút tình thương , dù là tình thương của một con người dở hơi ,bệnh hoạn , thô kẹch , xấu xí ... cũng đủ làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí .Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu đến mức nào ! Bằng chi tiết này Nam Cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ , nhà văn như muốn hòa vào nhân vật để cảm thông , chia sẻ nhưng giây phút hạnh phúc thật hiếm hoi của Chí Phèo . Nhưng bi kịch và đau đớn thay , ngay cả Thị Nở cũng không thế gắn bó với Chí Phèo .Và thật khắc nhiệt , khi bản tính nơi Chí trỗi dậy , Chí hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa . Chí uống rượu và càng uống lại càng tỉnh và hắn thấm thía nỗi đau thân phận con người , càng thấm thía nỗi đau đã cướp đi cái quyền làm người của hắn , cướp đi cả bộ mặt lẫn tâm hồn người. Vậy nên ,thay vì đến nhà Thị Nở ,Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến vì lòng căm thù bấy lâu nay cháy bùng lên làm cho Chí Phèo vô cùng tỉnh táo .Hành động này quá bất ngò đối với Bá Kiến , với cả làng Vũ Đại. Ai cũng coi đây là vụ giết người dữ dội của con quỷ dữ Chí Phèo .Nhưng hôm nay , tâm hồn người trở về , mọi người cũng không nhận ra . Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách .Tù lương thiện biến thành lưu manh . từ một kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện , bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát. Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát , độc ác vừa lên tiếng đấu tranh cho những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đương tha hóa , lưu manh hóa . Truyện Chí Phèo là một truyện ngắn độc đáo , thấm nhuần tinh thần nhân đạo . Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say . Chí chết nhưng đọng lại trong ta hình ảnh Chí đòi quyền sống , quyền được lương thiện , và Chí chết trong bi kịch của sự đau đớn. Đây không phải hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống

Ý kiến bạn đọc

longsky0912 gửi lúc: 20:41:25 Ngày 08-01-2009

:) vay. con' bài viết của tớ hem ai nhận xét à

onlyyou_1211 gửi lúc: 20:08:59 Ngày 25-12-2008

bình thưong qua

onlyyou_1211 gửi lúc: 20:08:15 Ngày 25-12-2008

bình thường

duykute1 gửi lúc: 08:33:17 Ngày 22-12-2008

bai viet hay wa uoc gj minh duoc nhu anh y'

bear5555 gửi lúc: 19:59:09 Ngày 18-12-2008

bài của bạn viết hay thiệt ngưởng mộ wa ah' hee

longsky0912 gửi lúc: 00:41:07 Ngày 15-12-2008

Nam Cao - một trong những cây bút xuất sác nhất của dòng văn học hiện thực,phê phán trước Cm tháng tám .ông nổi tiếng với các sáng tác về đề tài người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. tiêu biểu cho đề tài về người nông dân và trí thức tiểu tư sản.Tiêu biểu cho đề tài về người nông dân là tác phẩm "Chí Phèo " với nhân vật tên Chí .Một con người bất hạnh nàm trong vòng xoáy bi kịch cự tuyệt quyền làm người. Khác hẳn với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời,trong tác phẩm "Chí Phèo",Nam Cao không đi sâu vào miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ...của người nông dân ,mặc dù trong thực tế ,đó cũng là hiện thực phổ biến. Nam CAo trăn trở, băn khoăn sy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc ,bức xúc hơn cả đói rét bần cùng,đó là hiện thực về sự tha hóa, một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời,về nhân phẩm bị vùi dập,chà đạp bởi một bộ máy thống trị tạn bạo .Vấn đề nhâm phẩm,vấn đề quyền con người được đặt ra,chi phối cảm hứng sáng tạo trong nhiều sáng tạo của Nam Cao,trong đó Chí Phèo là tác phẩm thể hiện trực tiếp,tập trung mãnh liệt hơn cả . Mở đầu tác phầm là tiếng chửi ngoa ngoắt , thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡng trong cơn say "Hắn vừa đi vừa chửi.Bao giờ cũng thế, cứ rươu song là hắn chửi .Bắt đầu hắn chửi trời .Có hề gì trời nào của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời.Thế cũng chẳng sao :đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai .Tức mình ,hằn chửi tất cả làng Vũ Đại .Nhưng cả làng Vũ Đại , ai cũng tự nhủ "Chắc nó trừ mình ra !"Tức thật ! ờ thế này thì tức thật Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn .Nhưng cũng không ai ra điều .Mẹ kiếp ! Thế có phí rươu không? Thế có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này .Đẻ ra cái thằng Chí Phèo "đây là mội tiếng chửi của một tên say rượu, một tiếng chửi vô thức .Nhưng nhiều khi vô thức ,con người lại thể hiện chính mình nhiều hơn khi thức .Qua tiếng chửi của Chí Phèo ta cảm thấy như đang đối diện với một người - vật quái gở và đơn độc ở tận cùng của sự đau khổ của mình.Và cũng qua lời chửi của Chí Phèo ta cảm thấy được 3 thái độ khác nhau,đó là thái độ hằn học thù địch của Chí Phèo , thái độ khinh miệt dửng dưng của người đời đối với Chí , thái độ phẫn uất của tác giả thể hiện qua giọng văn vừa xót xa vừa tàn nhẫn .Trước kia Chí rất lương thiện . Chỉ sau khi ở tù về,hắn mới hóa thành một con người khác hẳn ,bị tước mất cả nhân tính với "cái đầu trọc lốc ,cái răng cạo trắng hớn , cái mặt thì đen và cơng cơng , hai mắt gườm gườm trông gớm chết " sau khi ở tù về hắn đã trở thành con quỷ dũ của lành Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có ngày tháng bởi những cơn say triền miên ... Hắn ăn và ngủ trong cơn say , đập đạu rạch mặt chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa , say vô tận ... Trong tác phẩm "Chí Phèo " Nam Cao đã chỉ ra rằng Chí Phèo không phải là một ngoại lệ. Cùng với hắn còn có Binh Chức ,Năm THọ .Đó là kết quả tất yếu cho một logic, một khi đã có Bá Kiến ,Lí Cương,Đội Tảo ...thì ắt sẽ có Chí Phèo , Binh Chức , Năm Thọ .Đó không phải chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà thậm trí còn là phương tiện tối cần thiết để thống trị . Như thế xã hội không chỉ đẻ ra Chí Phèo mà còn tiếp tục nuôi Chí Phèo, biến những người như Chí Phèo thành công cụ thống trị của chúng . Những người dân lương thiện ấy bị biến thành công cụ , phương tiện thống trị cho kẻ thù mà không tự biết . Nam Cao đã chỉ ra hậu quả của sự soi sáng vào quá trình miêu tả một cảm hứng nhân văn sâu sắc . Nhưng điều đặc sắc ở tác giả là ngay trong khi miêu tả nhân vật bị tha hóa đến tận cùng , ông vẫn phát hiện ra chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn có ,chỉ cần một chút tình thương khẽ chạm vào là có thể sống dậy mãnh liệt , tha thiết . Vì vậy ,sự xuất hiện của Thị Nở - con người dương như hội tụ đủ tất cả yếu tố bất lợi cho một người phụ nữ , có một ý nghĩa thật đặt sắc. Con Người xấu " ma chê quỷ hờn " ấy , kì diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất dọi vào chốn tăm tối của Chí Phèo , thức tỉnh, gợi dậy bản tính người bên trong Chí Phèo , thắp sáng một trái tim đã bị ngủ mê qua bao ngày tháng bị vùi dập và hắt hủi . Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo được tập trung miêu tả qua tâm trạng bi kịch .Đó là một buổi sáng thật trong lành , bao nhiêu âm thanh êm đềm, bình dị ,thân thiết dã dội vào lòng thức tỉnh của con người trong Chí Phèo . Tất cả những hình ảnh đấy , âm thanh đấy gợi nhác những giấc mơ xa xôi một thời đã làm cho Chí Phèo cảm thấy cô độc , nhất là sự cô độc khi tuổi già , cái này còn sợ hơn đói rét bệnh tật . Như vậy tình yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã đánh thức được cái bản chất lương thiện của Chí Phèo ,sau bao ngày chìm đắm trong cơn say , sau bao ngày hung dữ , hoang dại như một con thú mang hình người. Khi Thị Nở bưng bát cháo hành tới , nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng Chí xao xuyến bâng khuâng " Hắn cảm thấy long thành trẻ con , hắn muốn được làm nũng với Thị như làm nũng với mẹ ...Ôi sao mà hắn hiền ! Hắn thèm lương thiện -Hắn khao khát được làm hòa với mọi người " Tù một con quỷ dữ , nhò Thị Nở, đúng hơn là nhờ tình thưong của Thị Nở , Chí thực sự chở lại làm con người , với tất cả nhưng năng lực vốn có của con người là yêu thương, cảm xúc , ao ước . Hóa ra chỉ cần một chút tình thương , dù là tình thương của một con người dở hơi ,bệnh hoạn , thô kẹch , xấu xí ... cũng đủ làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí .Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu đến mức nào ! Bằng chi tiết này Nam Cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ , nhà văn như muốn hòa vào nhân vật để cảm thông , chia sẻ nhưng giây phút hạnh phúc thật hiếm hoi của Chí Phèo . Nhưng bi kịch và đau đớn thay , ngay cả Thị Nở cũng không thế gắn bó với Chí Phèo .Và thật khắc nhiệt , khi bản tính nơi Chí trỗi dậy , Chí hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa . Chí uống rượu và càng uống lại càng tỉnh và hắn thấm thía nỗi đau thân phận con người , càng thấm thía nỗi đau đã cướp đi cái quyền làm người của hắn , cướp đi cả bộ mặt lẫn tâm hồn người. Vậy nên ,thay vì đến nhà Thị Nở ,Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến vì lòng căm thù bấy lâu nay cháy bùng lên làm cho Chí Phèo vô cùng tỉnh táo .Hành động này quá bất ngò đối với Bá Kiến , với cả làng Vũ Đại. Ai cũng coi đây là vụ giết người dữ dội của con quỷ dữ Chí Phèo .Nhưng hôm nay , tâm hồn người trở về , mọi người cũng không nhận ra . Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách .Tù lương thiện biến thành lưu manh . từ một kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện , bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát. Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát , độc ác vừa lên tiếng đấu tranh cho những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đương tha hóa , lưu manh hóa . Truyện Chí Phèo là một truyện ngắn độc đáo , thấm nhuần tinh thần nhân đạo . Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say . Chí chết nhưng đọng lại trong ta hình ảnh Chí đòi quyền sống , quyền được lương thiện , và Chí chết trong bi kịch của sự đau đớn. Đây không phải hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống

hoangtubongdem_tinhnghich gửi lúc: 20:12:53 Ngày 14-12-2008

sr ,because bai van hoi thieu chut hap dan ,nhung du sao cung rat kha,thnk

haughtyprincess207 gửi lúc: 20:18:16 Ngày 13-12-2008

mình thấy bài viết khá được thanks nha!

girlsinhkobietyeu_92 gửi lúc: 10:45:56 Ngày 12-12-2008

ne'! Viết thêm 1 bai' nũa phân tích hình tượng nhân vât Chí Phèo đầy đủ hơn nũa. Bài này rất hay! cảm ơn nha

truongthithutrang_92 gửi lúc: 15:30:09 Ngày 11-12-2008

bài viết này cầm phân tích kĩ hơn để làm rõ nhân vậtChí Phèo

longnhi gửi lúc: 21:56:41 Ngày 13-04-2008

bai nay chua day du cho lam

sweetlove2008 gửi lúc: 17:07:51 Ngày 25-03-2008

chí phèo -tha hóa về nhân hình và sự đầu độc về nhân tính rào cản xã hội : bà cô thị nở người đã cự tuyệt quyền làm người của chí phèo . rào cản tâm lí : chí phèo tự biến mình từ 1 người bị hủy hoại ( bi bá kiến lợi dụng biến anh trở thành con quỹ dữ của làng vũ đại )thành 1 người tự hủy hoại ( về sau chí phèo ko còn bị bá kiến lợi dụng nữa mà tự anh do wá wen với việc đâm thuê chém mướn nên đã tự rạch mặt mình biến mình thành 1 người hung tợn) ở đây cũng nên nói thêm là nếu bà cô thị nở là làn gió độc cự tuyệt quyền làm người của chí thì thị nở là làn gió phũ phàng , cay đắng đã cự tuyệt tình cảm của chí phèo khiến anh cảm thấy cuộc sống thật vô vị và nhiều đau khổ hình ảnh bát cháo hành của nam cao - bát cháo hành nhân đạo đã làm thất tỉnh phần người còn sót lại nơi chí . ta thấy bát cháo ấy tác động đến chí rất nhìu:bát cháo đã mở đầu cho mối tình đầu tiên của chí va khi mối tình đó tan vở thì chí vẫn như còn ngửi được thoang thoảng đâu đây mùi vị của bát cháo hành ngày xưa đọc hết tác phẩm chí phèo trong tui đọng lại 3 thứ cảm giác ; giận ( giận kẻ đã gây ra bao tai ương cho cuộc đời chí ). thương ( thương cho số phận bi đát của chí).tiếc ( tiếc cho những gì tốt đẹp mà chí đáng ra phải được hưởng )

sweetlove2008 gửi lúc: 17:07:51 Ngày 25-03-2008

chí phèo -tha hóa về nhân hình và sự đầu độc về nhân tính rào cản xã hội : bà cô thị nở người đã cự tuyệt quyền làm người của chí phèo . rào cản tâm lí : chí phèo tự biến mình từ 1 người bị hủy hoại ( bi bá kiến lợi dụng biến anh trở thành con quỹ dữ của làng vũ đại )thành 1 người tự hủy hoại ( về sau chí phèo ko còn bị bá kiến lợi dụng nữa mà tự anh do wá wen với việc đâm thuê chém mướn nên đã tự rạch mặt mình biến mình thành 1 người hung tợn) ở đây cũng nên nói thêm là nếu bà cô thị nở là làn gió độc cự tuyệt quyền làm người của chí thì thị nở là làn gió phũ phàng , cay đắng đã cự tuyệt tình cảm của chí phèo khiến anh cảm thấy cuộc sống thật vô vị và nhiều đau khổ hình ảnh bát cháo hành của nam cao - bát cháo hành nhân đạo đã làm thất tỉnh phần người còn sót lại nơi chí . ta thấy bát cháo ấy tác động đến chí rất nhìu:bát cháo đã mở đầu cho mối tình đầu tiên của chí va khi mối tình đó tan vở thì chí vẫn như còn ngửi được thoang thoảng đâu đây mùi vị của bát cháo hành ngày xưa đọc hết tác phẩm chí phèo trong tui đọng lại 3 thứ cảm giác ; giận ( giận kẻ đã gây ra bao tai ương cho cuộc đời chí ). thương ( thương cho số phận bi đát của chí).tiếc ( tiếc cho những gì tốt đẹp mà chí đáng ra phải được hưởng )

LELONGHUYNH gửi lúc: 15:04:27 Ngày 29-02-2008

Theo minh bai van chua phan tich sau vao nhan vat chi pheo bai van qua ngan .

kitty_is_me_love gửi lúc: 17:03:27 Ngày 08-01-2008

bài làm của bạn khá hay. tuy nhiên bạn viết quá ngắn và kết thuc đột ngột làm cho tôi cảm thấy hụt hẫng lém.

diaphong gửi lúc: 16:00:41 Ngày 03-01-2008

bài viết sơ sài quá ,bỏ qua nhiều chi tiết khác .sao bạn ko phân tích bà coo đại điện cho định kiến xã hội và chi tiết thị nở nhớ lại cảnh lò gạch cũ .đúng như kankfc đó là sự tuần hoàn ,sự tuần hoàn đó ko thể chám dứt nếu ngày nào vẫn còn chế độ phong kiến

112233445566 gửi lúc: 21:26:28 Ngày 25-12-2007

bài viết của bạn tuy hay nhưng rất tiếc là bạn đã bỏ qua một điều quan trọng là đã gọi là bài phân tích thì phải có trích dẫn luận cứ của bài văn nếu không thì đây chỉ là 1 bài diễn xuôi ko có tác dụng phân tích (nhưng dù sao bạn viết cũng rất hay)mong bạn thành công lần sau C.K

cophuthuynho091 gửi lúc: 08:01:03 Ngày 25-12-2007

BAI VIET RAT HAY NHUNG NGAN WA

cophuthuynho091 gửi lúc: 07:37:16 Ngày 25-12-2007

bai van hay lam

Nguyen_langtuvotinh gửi lúc: 14:26:01 Ngày 19-12-2007

sao ban ko viet ra 1 bai van luon nhi???????

KanKFC gửi lúc: 11:15:48 Ngày 18-12-2007

Không phải Nam Cao xây dựng cái chết của Chí Phéo như 1 hình mẫu cho người nông dân , mà sâu trong đó là nguyên mẫu của những con người thời ấy , cuộc sống bị bó buộc , không tình thương ....những thứ ấy đã đẩy con người phải đấu tranh , đấu tranh để chống sự áp bức .Và cái chết này chỉ duy nhất 1 ý nghĩa đó là Chí Phèo chết đi để 1 Chí Phèo con khác ra đời , lại xoay tua theo 1 chu kì , không thể thoát khỏi số kiếp khi phải sống trong 1 xã hội thối nát PK .

KanKFC gửi lúc: 11:10:49 Ngày 18-12-2007

Bài viết này cũng tạm , phần nội dung hơi sơ sài , phần ngữ câu thì còn non tay

khoai_lang_nuong gửi lúc: 10:47:18 Ngày 17-12-2007

Thanks, Lập luận sắc sảo thật....Nghe cứ như giáo viên Văn đang giảng bài ý...^^

saodoingoi_7589 gửi lúc: 09:58:37 Ngày 17-12-2007

con ban meomun_91 thi tui that kham phuc ban do,ban co nhung y kien that sac sao ,ban cho minh lam w¬en nha ^0^

Hãy bình luận ngắn về tên bài Chí Phèo

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn

Trong một cuộc thăm dò ý kiến bạn đọc của Tạp chí Văn trước 1975 thì Chí Phèo được đánh giá là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại hay nhất với số phiếu áp đảo. Chí Phèo đã trở thành một điển hình bất hủ, nó cứ lừng lững trong trang sách Nam Cao bước ra giữa cuộc đời thường nhật hàng ngày. Nó trở thành một danh từ chung một điển hình như người ta gọi một mụ nhà chứa là Tú Bà, một tên phụ bạc kiếm ăn ở miền nguyệt hoa là Sở Khanh vậy...

Chí Phèo vô cùng lạ, vô cùng loại biệt từ tiếng chửi cái cách rạch mặt ăn vạ, từ những cơn say bất tận cho đến cách yêu lạ lùng. Từ kẻ nhuốm máu người không tanh đến những giọt nước mắt, những cử chỉ bẽn lẽn. Thực ra Nam Cao đã có ngụ ý nói về tính phổ biến của kiểu nhân vật này trong môi trường xã hội trước 1945. Tiền thân của Chí Phèo là những kẻ đầu bò: Là Binh Chức, Năm Thọ hiện thân của loại đầu bò. Khi Binh Chức, Năm Thọ ra đi chính là làng Vũ Đại đã nở ra Chí Phèo. Chí Phèo chết Thị Nở lại có khả năng nở ra một hậu thuẫn của Chí Phèo. Đứa trẻ con hoang được nhặt từ cái lò gạch cũ sau khi trao tay cho những người lao động khốn khổ nuôi đã lớn lên một cách lành mạnh, đã thành anh canh điền đầy lực lưỡng đầy tự trọng và đầy ước mơ...Không biết ai đặt tên nhưng "anh Chí" đã định hướng một cái chí là làm ăn, là tu rèn thành người lương thiện. Đối với những kẻ thế này phải có chí, phải chịu thương chịu khó thì mới có vợ có con, mới có dăm ba sào ruộng để cày, mới có vài ba con lợn để nuôi... Cũng không biết ai đặt tên cho hắn kể từ khi hắn đi tù về. Cái căn gốc của tên Chí vẫn còn, có điều thêm đằng sau nó là chữ Phèo đáng kinh sợ, người ta liên tưởng đến ruột, gan, phèo, phổi của những trận đâm chém đẫm máu. Và ngay cả kết thúc tác phẩm, máu từ cổ của Chí Phèo đã phun ra, đã phèo ra, đã ứa ra đến tận cùng cái chết. Chí là một cuộc đời của quá khứ, của lương thiện, và một ước mơ được làm lương thiện, còn Phèo là giai đoạn Chí bị tha hóa thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tuy nhiên cái tên Chí Phèo gợi cho chúng ta một cái gì đó xa lạ. Là con vật - người, nó là điển hình cho nỗi đau khổ của kẻ sinh ra là người, sinh ra là có chí thú làm ăn nhưng rồi phải biến cả nhân hình lẫn nhân tính và rồi lội ngược dòng để tìm con người thực. Cái chữ Phèo đầy ám ảnh đầy sức nặng của định kiến đã giết chết anh Chí ngày nào.

Bài giải của bạn: magnolia139 12:42:24 Ngày 15-11-2007

Giá trị hiện thực của truyện ngắn " Chí Phèo "

1. Nhà văn đã miêu tả một bức tranh đờI sống giàu tính hiện thực

Từ khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật ông đã chuyển mạnh sang khuynh hướng nghệ thuật vị nhân sinh . Ông đã vẽ lên một bức tranh hiện thực rất rông lớn của làng quê VN . Đó là bộ mặt của xã hộI thưc dân phong kiến , cái xấu xa tàn nhẫn của giai cấp địa chủ . Hình ảnh nhà tù đế quốc , một chế độ nhà tù vô nhân đạo , vật hoá con người. Địa chủ cường hào là nguyên nhân gây ra nỗI khổ của ngườI nông dân . Chúng rất bất nhân , tăng cường hò lạI vớI nhau mà bóc lột đám dân lành . Chúng xúi giục quấy phá , kiện tụng

2. Quan tâm đến một hiện tượng có tính quy luật : Hiẹn tượng lưu manh hoá ở nông thôn

Tác phẩm này viết về đề tài ngườI nông dân , bức tranh nông thôn VN nhưng ông không viết về nạn sưu thuế , nạn cường hào chiếm đất của ngườI dân mà ông viết về một hiện tượng có tính quy luật ở VN : Hiện tượng lưu manh hoá

• NgườI nông dân bị bần cùng hoá rồi dẫn tớI con đường lưu manh

- NgườI dân bị bóc lột đến thậm tệ , nặng nhất là vào vụ thuế

- Trong năm , các phe cánh đu lạI vớI nhau để đè nén , áp bức con em nhân dân lao dộng , tìm mọI cách để xúi giục đám dân nghèo sinh sự để có cái mà ăn

- Trần Văn Chức : tiêu biểu cho đám dân khổ . Anh là một ngườI nông dân thật thà và vô cùng lương thiện . Anh ta có một gia đình yên ổn , có cô vợ trẻ , xih , có mấy đứa con , cả đờI chỉ mơ ước được sống yên ổn. Thuế đỏ một đồng thì anh ta đóng hai đòng . Nhưng chúng vẫn cứ xoay . "Đứa nào vớ được nó cũng xoay , mà đứa nào xoay cũng phảI chịu " . Nhưng Lí Kiến là kẻ khốn nạn nhất , hắn xoay cả tiền , cả tình . Hai vợ chồng Trần Văn Chức rất khoẻ mạnh và chăm chỉ làm ăn , vậy mà quanh năm vẫn đói nghèo , rớt mùng tơi. Túc quá , Trần văn Chức đi lính  bị biến chất. Trước kia anh ta hiền lành , hiền đén thành ngu , thành nhịn . Vợ bị thằng lính lệ trêu mà không dám nói  chúng nó ấn cho không còn ngóc đầu được lên nữa , không còn sống được nữa. Muốn sống được thì phảI ngang ngược , phảI trở thành tay anh chị mớI giữ được miêng mà ăn . Anh ta đi lính và can án giết ngườI , có lệnh truy nã và được lão Lí Kiến che chở cho.Bây giờ về làng , Trần văn Chức rất ngang ngược , ở vườn ở đất nhưng không chịu đóng thuế. Ai đến thu thuế thì vác dao ra chém trở thành chân tay của lão Bá Kiến . Từ ngày ngang ngược , Trần Văn Chức được sông yên ổn . Con vợ Hắn trở nên chính chuyên.Những kẻ trước đây hay dòm ngó giờ trở nên tử tế có được cô vợ của mình , không ai dám trêu ghẹo.Anh ta sống yênổn đến năm ngoái thì ốm chết.Trần Văn Chức là sản phẩm của một xã hộI bất lương.

• Bị xô đẩy , bị lăng nhục đến thành lưu manh

- Chí P èo không bị bần cùng hoá mà bị xô đẩy , bị lăng nhục nên bước vào con đương tha hoá , lưu manh

- Ngày trước , tù khi sinh ra đến 20 tu ổI , CP là ngườI thanh niên hiền lành lương thiện , tự trọng bị xô đẩy. Lão Bá Kiến ngấm ngầm đưa CP vào tù . Bàn tay giai cấp địa chủ và nhà tù đế quốc đã nhào nặn CP từ 1 anh canh điền khoẻ mạnh thành 1 thằng săng đá từ ngoạI hình cho đến tâm tính . Bây giờ , CP cứ uống vào là chửI . Ỏ làng Ở nước , dần dần CP biến thành con vật lạ , con quỷ dữ của làng Vũ ĐạI , là nỗI khiếp đảm của dân làng .

- Xót xa : từ ngày bị biến chất , CP được sống yên thân . Ngày xưa hiền quá bị ngườI ta chửI xơi xơi vào mặt cho , Vì hiền , vì nhịn nên vô cớ phảI đi tù . Bây giờ cả làng phảI sợ CP. Cp chửI ng ườI ta ngoa ngoắt đến sướng c miệng.

 CP là sản phẩm của xã hộI TDPK , của làng x ã VN trong nạn cường hào ghê gớm.

Ý kiến bạn đọc

star_lonely gửi lúc: 23:58:33 Ngày 09-07-2008

cac bai "do" cung co the goi la tam dc rui but tat ca deu thieu cai wn trong nhat la:y nghia cua nhan de... va wn luon tp co den 3 cai ten"Chi Pheo","Cai lo gach cu" do chinh Nam Cao dat ten va"Doi lua xung doi"do nha bao tu dat ra de cau khach.Dong thoi phai neu ra y nghia cua ca 3 nhande de lam bat noi nd "Chi Pheo"ok^ ^!

exo_nevergiveup gửi lúc: 07:11:00 Ngày 06-06-2008

ko nen cat nghia tung tu cua ten tac pham , tac gia dat ten cho tac pham cua minh la " Chi Pheo " chi voi muc dich giup ban doc co the tap trung hon vao so phan , bi kich cua nhan vat nay .

despondent gửi lúc: 19:49:55 Ngày 20-05-2008

và mình nghĩ nên phaan tích ngắn 2 cái tên : "Cái lò gạch cũ " và " Đôi lứa xứng đôi" để làm nổi bật nét hay của cái tên " Chí Phèo"...

vitcononlines gửi lúc: 15:24:46 Ngày 28-02-2008

đúng rồi các bạn chưa đi sâu vào hai từ "Chí Phèo"

levufamily gửi lúc: 14:27:37 Ngày 10-02-2008

Bài giải viết hay và có tính sáng tạo. Bài của heocongkute_HB bình đúng.Còn bài của magnolia139 còn lan man, chưa chú ý đến đề bài đúng như nhận xét của candykid. Các bạn ôn thi nên tổng hợp cả hai bài viết hay và đúng trên mới đạt yêu cầu. Cụ thể như sau: Lúc đầu, Nam Cao đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ. Nhà xuất bản Đời mời năm 1941, đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946 khi in lại trog tập "Luống Cày" do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Nam Cao đã quyết định đổi tên tác phẩm thành "Chí Phèo" . Việc NC lấy tên nhân vật chính đặt tên cho tác phẩm cũng là thói quen của nhà văn đã có 1 loạt tác phẩm lấy tiêu đề bằng tiêu đề nhân vật chính.VD: Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo.. (Chúng ta cũng còn gặp trong Văn học Việt Nam cách dùng tên nhân vật chính đặt tên cho tác phẩm như Lục Vân Tiên...)Tiêu đề này là sự lựa chọn hợp lý nhất của nhà văn. Nó chỉ có 2 tiếng giống bao nhiêu tiêu đề khác mà NC đã lựa chọn nhưng nó cô đọng hàm súc. Tiêu đề này đã hướng người đọc chú ý vào số phận của nhân vật chính để thấy rõ chủ đề tư tưởng của thiên truyện.Đấy là tấn bi kịch tinh thần của người dân lương thiện bị tước đoạt nhân phẩm bị hủy diệt nhân tính, biến thành lưu manh, quỷ dữ.Và tấn bi kịch tinh thần của 1 người có sự thức tỉnh về nhân tính nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người. Có thể nói rõ hơn, Chí Phèo đã trở thành một điển hình bất hủ, nó cứ lừng lững trong trang sách Nam Cao bước ra giữa cuộc đời thường nhật hàng ngày. Nó trở thành một danh từ chung một điển hình như người ta gọi một mụ nhà chứa là Tú Bà, một tên phụ bạc kiếm ăn ở miền nguyệt hoa là Sở Khanh vậy... Chí Phèo vô cùng lạ, vô cùng loại biệt từ tiếng chửi cái cách rạch mặt ăn vạ, từ những cơn say bất tận cho đến cách yêu lạ lùng. Từ kẻ nhuốm máu người không tanh đến những giọt nước mắt, những cử chỉ bẽn lẽn. Thực ra Nam Cao đã có ngụ ý nói về tính phổ biến của kiểu nhân vật này trong môi trường xã hội trước 1945. Tiền thân của Chí Phèo là những kẻ đầu bò: Là Binh Chức, Năm Thọ hiện thân của loại đầu bò. Khi Binh Chức, Năm Thọ ra đi chính là làng Vũ Đại đã nở ra Chí Phèo. Chí Phèo chết Thị Nở lại có khả năng nở ra một hậu thuẫn của Chí Phèo. Đứa trẻ con hoang được nhặt từ cái lò gạch cũ sau khi trao tay cho những người lao động khốn khổ nuôi đã lớn lên một cách lành mạnh, đã thành anh canh điền đầy lực lưỡng đầy tự trọng và đầy ước mơ...Không biết ai đặt tên nhưng "anh Chí" đã định hướng một cái chí là làm ăn, là tu rèn thành người lương thiện. Đối với những kẻ thế này phải có chí, phải chịu thương chịu khó thì mới có vợ có con, mới có dăm ba sào ruộng để cày, mới có vài ba con lợn để nuôi... Cũng không biết ai đặt tên cho hắn kể từ khi hắn đi tù về. Cái căn gốc của tên Chí vẫn còn, có điều thêm đằng sau nó là chữ Phèo đáng kinh sợ, người ta liên tưởng đến ruột, gan, phèo, phổi của những trận đâm chém đẫm máu. Và ngay cả kết thúc tác phẩm, máu từ cổ của Chí Phèo đã phun ra, đã phèo ra, đã ứa ra đến tận cùng cái chết. Chí là một cuộc đời của quá khứ, của lương thiện, và một ước mơ được làm lương thiện, còn Phèo là giai đoạn Chí bị tha hóa thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tuy nhiên cái tên Chí Phèo gợi cho chúng ta một cái gì đó xa lạ. Là con vật - người, nó là điển hình cho nỗi đau khổ của kẻ sinh ra là người, sinh ra là có chí thú làm ăn nhưng rồi phải biến cả nhân hình lẫn nhân tính và rồi lội ngược dòng để tìm con người thực. Cái chữ Phèo đầy ám ảnh đầy sức nặng của định kiến đã giết chết anh Chí ngày nào. Tóm lại : Chí Phèo là một tựa đề đầy ý nghĩa. Từ "Chí" đến "Chí Phèo" là một quá trình lưu manh hóa người nông dân của bọn địa chủ. Đó là sự sáng tạo "khơi những nguồn chưa ai khơi" của Nam Cao

Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn

Giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán (1930-1945) tưởng như chấm dứt thời kỳ vàng son của mình thì Nam Cao xuất hiện như một ngôi sao lạ trên bầu trời đầy sao. Với tác phẩm "Chí Phèo" (1940), Nam Cao đã đóng góp cho dòng văn học hiện thực một điển hình nông dân mới lạ, sâu sắc, độc đáo với tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.

Chí Phèo ra đời thật là thê thảm: "Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cạnh cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho người đàn bà goá mù.Người đàn bà goá mù này bán hắn cho bác phó không con và khi bác phó cối chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở nhà nọ.Thân phận của đứa con hoang thật là bi thảm.May thay, xã hội cũng còn chút tình thương nên Chí mới có thể tồn tại mà trưởng thành.Nếu ở trong một xã hội bình thường thì Chí vẫn có thể trở thành người lương thiện.Năm 20 tuổi hắn đã là một thanh niên khoẻ mạnh làm canh điền cho Bá Kiến, "hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải,chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm".Nhưng mơ ước nhỏ nhoi như vậy cũng không thành.

Hắn cũng có lòng tự trọng.Khi bị bà Ba nhà cụ Bá gọi lên bóp chân, bóp đùi gì đó thì"hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì".Nhưng bản chất lương thiện trong sáng ấy của Chí đã bị xã hội huỷ diệt.

Bá Kiến ghen với anh canh điền được bà Ba quyền thu quyền bổ trong nhà nên đã ngầm đẩy Chí Phèo đi ở tù.Sau bảy,tám năm tù, Chí trở về thành một tên lưu manh côn đồ.Nhà tù đã cướp đi bộ mặt lương thiện của hắn, biến hắn trở thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại", "Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết"

Bá Kiến và nhà tù thực dân đã xô đẩy Chí Phèo vào con đường lưu manh tội lỗi.Từ đấy,đối với đời là một cơn say.Những cơn say của hắn tràn từ cơn này đến cơn khác.Hắn ăn trong lúc say,ngủ trong lúc say và thức dật hãy còn say,dập đầu,rạch mặt trong lúc say...để rồi say nữa, say vô tận.Hành vi lưu manh côn đồ của hắn có mấy biểu hiện:Hắn đập đầu, rạch mặt, đe doạ, ăn vạ, tống tiền bọn cường hào mà tiêu biểu là Bá Kiến.

Đối với dân làng, hắn là con quỷ dữ giết người không gớm tay. Dân làng ai cũng sợ hắn. Hắn lại bị bọn cường hào lợi dụng để thanh trừng lẫn nhau. Bá Kiến có lần đã sai Chí đi đòi nợ Đội Tảo. Chí làm được việc, vênh váo ra về "Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta".

Với hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng khá phổ biến, có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam xưa. Những người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường cùng đã quay lại chống trả bằng con đường lưư manh để tồn tại. Trước Chí Phèo, làng Vũ Đại đã có Năm Thọ rồi Binh Chức. Sau khi Chí Phèo chết, hiện tượng đó chắc gì đã chấm đứt. Biết đâu lại có một Chí Phèo con ra đời trong cái lò gạch cũ?.

Điều chắc chắn là còn bọn cường hào ức hiếp dân lành, không cho họ đựoc sống lương thiện thì họ phải rơi vào con đường lưu manh, giành lấy miếng ăn, tức là bị huỷ diệt nhân tính và bị xã hội cự tuyệt quyền làm người. "Chí Phèo"đã làm nổi bật cái quy luật tàn bạo đó của xã hội cũ.

Nhưng nếu truyện dừng lại ở đó thì Nam Cao không có gì mới hơn các nhà văn hiện thực phê phán đi trước. Nét đặc sắc và độc đáo của Nam Cao là đã rọi ánh sáng vào tâm hồn đen tối ấy để thấy rằng Chí Phèo vẫn còn một chút lương tri. Nhưng rọi bằng cách nào, Nam Cao đã rọi bằng ánh sáng của tình thương, tình yêu, chỉ có những tình cảm ấy mới có thể rọi vào tâm hồn của một con quỷ. Trong một cơn say, dưới đêm trăng ngoài bãi vắng, hắn vừa la làng vừa cưỡng ép Thị Nở, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn ở cái làng Vũ Đại này. Nhưng điều kì diệu là nếu như lúc đầu Thị Nở chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở người đàn ông say rượu Chí Phèo, thì sau đó sự chăm sóc đầy ân tình và sự yêu thương mộc mạc chân thành của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân lao động . Sau khi ăn bát cháo của Thị Nở thì Chí tỉnh hẳn. Hắn bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Lần đầu tiên từ ngày về làng, sáng dậy hắn nghe tiếng chim kêu,hắn nghe rõ tiếng cười nói của người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đàn bà đi chợ về...Những âm thanh bình thường quen thuộc ấy đã trở thành tiếng gọi của sự sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí.Cuộc gặp gỡ Thị Nở đã loé sáng như một tia chớp trong cuộc đời tối tăm dằng dặc của Chí. Chí bỗng nhận ra tất cả tinhg trạng bi đát cảu số phận mình. Tình yêu thương đã thức tỉnh Chí. Chí bỗng thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người biết bao. Chí khao khát được mọi người nhận ra anh trở lại vào cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện. Tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho Chí Phèo trở lại làm người.

Nhưng tội nghiệp cho Chí Phèo, Chí mà cầu cứu vào Thị Nở để trở lại làm người lương thiện thì chẳng khác nào người sắp chết đuối vớ phải mảng bèo.Thị Nở là một phụ nữ u mê, đần độn. không tự định đoạt được vận mệnh của minh.Đã ở với Chí Phèo năm ngày năm đêm trong túp lều bên bờ sông, mà khi bà cô ngăn cản, thị lập tức chạy sang nhà Chí Phèo: "Thôi! Dừng yêu". Cuộc đời Chí Phèo bị tường cao bao bọc chỉ còn một ngõ ngách để trở về cuộc sống lương thiện. Bà cô Thị Nở đứng ở đó và ngăn chặn. Chúng ta cũng không trách bà cô Thị Nở. Bà cũng như dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là tên lưu manh,là con quỷ dữ rồi. Hôm nay, linh hồn hắn trở về nhưng không ai nhận ra. Thế là Chí Phèo thật sự rơi vào một bi kịch tinh thần đau đớn. Chí Phèo thật sự đã bị xã hội cự tuyệt. Chí vật vã quằn quại trong cơn đau đớn tuyệt vọng. Hắn lại uống, lại uống, Nhưng càng uống càng tỉnh ra, không nghe mùi rượu mà chỉ nghe mùi cháo hành. Hắn càng thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận mình. Rồi hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống say mèm. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. hắn lẩm bẩm; "Tao phải đâm chết nó".Hắn định vào nhà Thị Nở thì lại vào đúng nhà Bá Kiến. Đây là một tình tiết của thiên tài, vì trong tiềm thức, trong vô thức Bá Kiến mới là kẻ thù chính của Chí. vả lại cũng thuộc đường, thuộc ngõ. Bá Kiến đang nằm ngủ trưa. Hắn đang nằm ngủ trưa. Hắn đang bực mình với bà Tư, không biết đi đâu mà lâu quá "Sao bà ấy còn trẻ quá, gần bốn mươi tuổi mà trông cứ phây phây, càng phây phây quá đi nữa! Mà thấy ghét những thằng trai trẻ...Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ ở tù". Thì chinh lúc đó, con người trai trẻ bị hắn đẩy vào tù năm hai mươi tuổi vung dao xông vào. Chí Phèo dõng dạc: "Tao muốn làm người lương thiện..Không ai cho tao lương thiện". Hắn vung dao nhào tới. Bá Kiến chết rồi hắn tự sát, khi người ta đến thì hắn "đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi". "Chí Phèo đã chết ở ngưỡng cửa trở về cuộc đời đóng chặt trước hắn. Chí đã chết trong niềm đau thương lớn lao và niềm khao khát mãnh liệt là được sống làm người nhưng đã bị cự tuyệt. Câu hỏi cuối cùng của Chí: "Ai cho tao lương thiện" là câu hỏi phẫn uất, đau đớn còn làm day dứt người đọc. Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Đó là vấn đề có ý nghĩa xã hội, có ý nghĩa triết học, có tầm vóc lớn lao.

Nhân vật Chí Phèo là một điển hình nông dân mới mẻ, độc đáo, sâu sắc mà Nam Cao đã góp vào cho dòng văn học hiện thực. Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với cách phân tích tâm lí sâu sắc, Nam Cao đã đặt ra và giải quyết tấn bi kịch của người nông dân. Bi lkịch bị cự tuyệt quyền làm người. Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã hai lần tố cáo xã hôij thực dân phong kiến. Xã hội đó đã cướp đi những gì Chí Phèo có và đã cướp đi những gì Chí Phèo muốn. Và Nam Cao chẳng những là một nhà văn hiện thực sâu sắc mà còn là một nhà văn có tinh thần nhân đạo cao quý.

Bài giải của bạn: amiable1992 17:24:59 Ngày 04-12-2008

Đây chỉ là dàn ý

Trước khi đi tù Chí là người nông dân nghèo khổ lương thiện. Hắn nguyên là một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ. Năm 20t Chí làm canh điền cho nhà bá Kiến. Khỏe mạnh và "hiền như đất", Chí cũng từng có một ước mơ giản dị "có 1 gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải" đây là mơ ước rất đỗi bình dị và chính đáng - hạnh phúc đc tạo dựng bằng chính sức lao động của con người không n~ thế CHí còn là người biết tự trọng. Vì tự trọng nên Chí đã thấy nhục khi bị bà Ba vợ bá Kiến sai làm n~ việc không chính đáng.

Quá trình tha hóa:

Nguyên nhân: bản chất lương thiện đó của Chí đã bị xã hội hủy diệt. Vì ghen tuông bá Kiến đã đẩy anh canh điền hiền lành vào nhà tù, nhà tù đã tiếp tay cho lão Cường Hào thâm độc biến người thanh niên lương thiện thành con quỹ dữ. Từ khi đi tù Chí đã bị tha hóa cả nhân hình, nhân tính (tự nêu ra dẫn chứng có trong SGK, nói rõ tha hóa nhân hình ra làm sao, nhân tính thay đổi thế nào)

Cuộc gặp gỡ với Thị đã thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về sống kiếp người 1 cách tự nhiên. Chính sự quan tâm chăm sóc của Thị đã thúc Chí cởi bỏ cái vỏ "quỷ dữ" để sống lại làm người, khao khát sồng cuộc đời người lương thiện....

Ý kiến bạn đọc

mykjmb7 gửi lúc: 16:06:41 Ngày 03-01-2009

ch0y' 0y, gAn' thY rUj' mUk' hUm c0A'pAj' nA0' hAy dE? mu0n. hjT' hUhU

kimbac1992 gửi lúc: 09:36:16 Ngày 23-12-2008

thi học kì rrồi cho mình mượn tậm để thi cái

lingking gửi lúc: 16:38:49 Ngày 22-12-2008

chan qua du khong co cai khac ah

Aihato gửi lúc: 10:35:24 Ngày 19-12-2008

Thi học kì I rùi, ra bài này chắc, nên mượn tạm ý của bạn làm bài văn nhé.

bip_lp gửi lúc: 12:07:56 Ngày 14-12-2008

Và lúc CP còn lương thiện nên gọi là anh sẽ hay hơn đó!

bip_lp gửi lúc: 12:05:56 Ngày 14-12-2008

Sao bạn nói tráng trợn việc TN với CP ăn nằm như thế? Cần tế nhị 1 chút chứ! Với lại nên dẫn lời văn của mình nhiều thì tốt hơn.

nguyennghiep gửi lúc: 00:31:52 Ngày 13-12-2008

mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui mai phai nop bai rui

nguyennghiep gửi lúc: 00:30:51 Ngày 13-12-2008

chan wa ba con oi ! giup toi voi! de van la ( viet ve cai chet cua chi pheo , trong tac pham cua nha van nam cao )

nguyennghiep gửi lúc: 00:27:43 Ngày 13-12-2008

hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay hay

chaz_guys gửi lúc: 20:14:48 Ngày 07-07-2008

dàn bài này quá lộn xộn. Bạn bỏ qua trình tự nên có : sự xuất hiện của nhân vật, ngoại hình nhân vật, rồi mới đến xuất thân, chặng đường bị lưu manh hóa, sự thức tỉnh, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, cái chết. Sự xuất hiện của Chí Phèo (hắn vừa đi vừa chửi...) là một thành công của tác phẩm, nhất định phải có. Trong những phần bạn làm được , bạn giảng khá đầy đủ xong bình thì quá thiếu, nên có nhiều dẫn chứng và lời bình sâu hơn, do thiếu bình nên bai bạn không sâu, không đến được đỉnh. Đôi khi trong tác phẩm bạn nên bộc lộ cảm xúc của mình một cách cá nhân hơn, biết rằng đây là một bài phân tích chứ không phải phát biểu cảm nghĩ nhưng một bài văn có nhiều cảm xúc sẽ lay động lòng người hơn.

stranger_junghan gửi lúc: 07:16:03 Ngày 07-07-2008

dàn ý phân tích nhân vật bao giờ cũng gồm hoàn cảnh của nhân vật, đặc điểm nhân vật bao gồm đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro