Pyrros
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Pyrros_c%E1%BB%A7a_Ipiros
Pyrros, (tiếng Hy Lạp: Πύρρος; 319 – 272 trước Công nguyên) là nhà quân sự, chính trị Hy Lạp cổ đại. Pyrros làm vua xứ Ipiros lần đầu từ năm 306 đến 302 trước Công nguyên, lần hai từ 297 đến 272 TCN. Pyrros cũng từng chiếm ngôi vua Macedonia trong giai đoạn 288–284 và 273–272 TCN.
Pyrros được xem là trong những một kẻ thù mạnh nhất trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa đế quốc La Mã. Năm 281 TCN, Pyrros mang quân đến giúp cư dân Nam Ý chặn sự xâm lược của La Mã. Pyrros đã đánh bại quân La Mã trong hai trận lớn, nhưng bị thiệt hại rất nặng nề. Từ đó thuật ngữ "chiến thắng kiểu Pyrros" ra đời để chỉ những thắng lợi với những tổn thất có tính huỷ diệt ở phe chiến thắng. Quân La Mã cũng bị hao tổn, nhưng họ có nguồn nhân lực dồi dào nên dễ dàng bù đắp. Năm 275 TCN, La Mã đánh bại Pyrros và buộc ông ta lui quân về Ipiros.
Sau khi thua trận ở Nam Ý, dù quốc lực điêu đứng nhưng Pyrros vẫn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh tại Hy Lạp, nhằm tranh ngôi với vua Macedonia Antigonos và xâm lược Sparta. Theo sử cũ, Pyrros bị một người đàn bà giết khi đang đánh phá thành phố . Pyrros được đánh gia là một trong những lãnh đạo quân sự tài ba của phương Tây cổ đại; song cũng bị phê phán vì thói ham phiêu lưu, không biết xây dựng một sách lược chính trị, quốc phòng lâu dài cho Hy Lạp trước sự bành trướng của La Mã. Ngày nay, giới nghiên cứu chủ yếu biết đến Pyrros thông qua bài viết chi tiết của sử gia La Mã Plutarchus về cuộc đời Pyrros trong bộ "Tiểu sử sóng đôi".
Chết tại Argos
Pyrros và Antigonos đều đưa quân đến Argos. Không muốn rơi vào cảnh rối loạn, dân Argos đề nghị cả hai vua rút quân khỏi thành phố. Antigonos đồng ý và gửi con mình để làm con tin cho người Argos để chứng minh sự thành thật của mình. Pyrros cũng chấp nhận rút quân nhưng từ chối gửi con tin, do đó dân Argos không tin tưởng nơi ông. Quả nhiên là đến đêm, Pyrros tiến quân vào Argos.
Quân tiên phong của Pyrros tiến chiếm khu thương mại Argos, nhưng cổng thành không đủ cao để cho tượng binh kéo vào. Pyrros gỡ các thùng chở quên khỏi lưng voi, để voi tự tiến vào thành, rồi sau đó đặt lại các thùng lên lưng voi. Việc này đã gây tiếng ồn lớn làm lộ ý đồ xâm lược của Pyrros. Dân Argos lui vào các thành lớn và viết cầu cứu Antigonos II. Antigonos sai con là Helenos và các tướng giỏi đến cứu Argos. Areus I cũng mang đại quân Sparta vào Argos. Quân Macedonia, Sparta cùng quân dân địa phương đã đánh bại đội quân tiên phong của Pyrros. Pyrros tự mình dẫn kỵ binh vào thành phố giao chiến. Hệ thống ao hồ, vũng lầy và ống dẫn nước của Argos đã làm chậm bước tiến của quân Pyrros và hai bên hẹn đến sáng mai giao chiến.
Đầu sáng hôm sau, Pyrros tiến vào khu thương mại của Argos. Tại đây Pyrros phát hiện một số bức tranh vẽ bò và sói đánh nhau. Ông trở nên hoang mang vì từng nghe bói rằng ông sẽ chết khi nhìn thấy một hình vẽ như vậy. Pyrros ra lệnh rút quân, nhưng do các cổng thành quá chật chội, Pyrros sai con là Helenus phá một cổng để đại quân dễ bề triệt thoái. Nhưng Helenos không hiểu lệnh, lại sai một cánh quân đi đưa tin cho Helenos do đang hoảng sợ và rối trí nên làm sai lệnh của nhà vua. Do đó, Helenos không hiểu rõ lệnh của vua cha và kéo một cánh quan vào trợ chiến.
Trong lúc đó, liên quân Macedonia, Sparta và Argos phản kích dữ dội vào khu thương mại thành phố. Pyrros cố len qua một con đường chật để ra ngoại thành thì gặp quân Helenos tiến tới. Pyrros cố kêu họ rút đi nhưng họ không nghe, và quân đội của ông trở thành một nhúm hỗn độn. Trước tình huống này, Pyrros bỏ chiếc vương miện mà ông đội trên mũ trụ để những binh sĩ đứng xa nhận ra ông. Rồi Pyrros quay sang chặn đánh truy binh địch. Một dân binh Argos đã đâm trúng Pyrros khiến ông bị thương nhẹ. Pyrros quyết định trả thù người này. Theo Plutarchus, mẹ của người dân binh này đang đứng trên mái nhà, đã quan sát thấy Pyrros xông tới con mình. Bà ta dùng 2 tay ném một viên ngói trúng ngay đầu ông. Do chạm phải mũ trụ, viên đá rơi xuống gáy, làm gãy xương gáy của Pyrros. Pyrros ngã ngựa và bị lính của Antigonos chém chết, hưởng dương 46 tuổi.
Theo Plutarchus, khi Alcyoneos dâng thủ cấp Pyrros cho Antigonos II, Antigonos quở trách Alcyoneus là một kẻ phi nhân tính và đuổi Alcyoneus đi. Antigonos II lấy vạt áo lau nước mắt vì xót thương Pyrros. Toàn bộ quân đội của Pyrros bị Antigonos II bắt giữ và tiếp đãi nồng hậu. Helenos được tha về nước. Tại nơi thi hài Pyrros được hỏa thiêu, người ta xây một khu tưởng niệm chứa vũ khí của ông và tranh vẽ con voi chiến. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn không rõ là xác của ông được đưa vào an táng ở dền Demeter tại Argos hay là đem về táng tại Hoàng cung Pyrheum của ông ở Ambracia. Ít lâu sau khi hay tin Pyrros chết, người Tarentum đầu hàng La Mã. La Mã cho phép lực lượng đồn trú Ipiros dưới quyền Milo về nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro