Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Không Tên Phần 1

Câu 13: Trình bày những đặc điểm kinh tế của CNTB độc quyền.

- Sự tập trung sx và các tổ chức độc quyền:

+ Tích tụ và tập trung sx cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.

+ Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sx và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.

+ Những hình thức độc quyền cơ bản là: cacsten,xanhđica, tơrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát.

- Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:

+ Sự xh, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Qúa trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính. Sự phát triển của TBTC dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là các đầu sỏ tài chính.

+ Các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự(cty mẹ - cty con - cty cháu...). Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Ngoài "Chế độ tham dự" các đầu sỏ tài chính còn sd những thủ đoạn như: lập cty mới, đầu cơ ruộng đất,... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.

+ Thống trị về kinh tế là cơ sở để các đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác.

- Xuất khẩu tư bản:

+ Xk hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. Còn xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sx GTTD tại nước sở tại.

+ Xk TB trở thành tất yếu vì trong những nước tư bản phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước.

+ Xktb xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia thành: xktb hoạt động (đầu tư trực tiếp: đưa trực tiếp hàng hóa ra nc ngoài trực tiếp kinh doanh) & xktb cho vay (đầu tư gián tiếp: cho vay để thu lợi tức). Xét về chủ sở hữu TB, có thể phân chia thành: xktb Nhà nước & xktb tư nhân.

- Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền:

+ Lịch sử phát triển của CNTB đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường nước ngoài. Đặc biệt trong giai đoạn CNTB độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đv các nước đế quốc.

+ Sự thỏa hiệp, kí kết các hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của các tổ chức hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tơrớt quốc tế,...

- Sự phân chia thế giớ về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc:

+ Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, an toàn trong cạnh tranh...

+ Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của CNTB tất yếu dẫn đến cuộc chiến tranh đòi chia lại thế giới => Ctr TG t1(1914- 1918), t2 (1939 - 1945).

=> Năm đặc điểm trên có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của CNTB độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.

Câu 19: Trình bày tính tất yếu và đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH.

- Tính tất yếu của thời kì quá độ được luận giải từ các căn cứ sau đây:

Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất mà trước hết là về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Vì vậy, cần có một thời kì cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên một nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao mà quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội. Cơ sở đó muốn phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian sắp xếp, tổ chức lại.

Ba là, các quan hệ xã hội chủ nghĩa không nảy sinh trong xã hội tư bản mà là kết quả của xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, do vậy, cần có một thời gian nhất định.

Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp và mới mẻ, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân và nhân dân lao động từng bước thực hiện.

- Đặc điểm và nội dung kinh tế: là sự đan xen giữa những yếu tố của XH cũ và XH mới trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT - XH.

Đặc điểm kinh tế:

+ Nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.

+ Tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng và các hình thức phân phối, trong đó, phân phối theo lao động giữ vai trò chủ đạo.

+ Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì bố trí lại lực lượng sản xuất hiện có, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới. Nhiệm vụ trọng tâm là tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đặc điểm chính trị: Xã hội có nhiều giai tầng: công nhân, nông dân, trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai tầng này vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Trong một giai tầng cũng có nhiều bộ phận có trình độ ý thức về chính trị khác nhau.

Đặc điểm tư tưởng - văn hóa - xã hội: thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa là tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông. V.I. Lênin cho rằng, tính tự phát tiểu tư sản là: "kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều so với bọn phản cách mạng công khai"1.


Câu 8: Trình bày bản chất của tư bản, vai trò của tư bản bất biến và khả biến trong quá trình sx GTTD.

a) Bản chất của tư bản

Sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể đưa ra định nghĩa: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.

b) Vai trò của TBBB - TBKB:

Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi đại lượng giá trị của nó, được C.Mác gọi là tư bản bất biến, và ký hiệu là C.

Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì lại khác. Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và biến đi trong tiêu dùng của công nhân. Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã không ngừng chuyển hoá từ đại lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất.

Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về đại lượng, được C. Mác gọi là tư bản khả biến, và ký hiệu là V.

Như vậy, tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.

Ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành TBBB - TBKB.

Việc phân chia này cho ta biết tư bản bất biến (c) chỉ là điều kiện, còn tư bản khả biến (v) mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư vì dù máy móc có hiện đại thế nào cũng chỉ là lao động chết, nó phải được lao động của người công nhân làm biến đổi để biến thành nhân tố của quá trình lao động. Nó chỉ là phương tiện nhờ đó SLĐ tăng lên.

Giá trị hàng hóa (G) = c + v + m

Như vậy, C.Mác đã chỉ rõ vai trò khác nhau của bộ phận tư bản trong quá trình hình thành giá trị nhờ sự phân chia này.

Câu 23: Trình bày khái niệm dân tộc và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết vấn đề dân tộc.

* Khái niệm dân tộc:

- Nghĩa t1: chỉ cộng đồng người cụ thể, có mối liên hệ chặt chẽ, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với cộng đồng khác, xuất hiện sau cộng đồng bộ tộc, có kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên tròn cộng đồng đó.

- Nghĩa t2: chỉ cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.

* Nguyên tắc:

Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trên cơ sở tư tưởng của M, Ă về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích 2 xu hướng của vấn đề dân tộc, Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" với 3 nd cơ bản:

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào... Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

- Các dân tộc được quyền tự quyết: Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên lập trường của GCCN, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, đấu tranh chống những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết.

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Đây là nội dung, tư tưởng cơ bản trong "Cương lĩnh dt" của Lênin, thể hiện bản chất quốc tế của GCCN, phong trào công nhân, phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: