CHĂM SÓC HEO NÁI NUÔI CON, HEO CON THEO MẸ VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ DU LỊCH
****************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂM SÓC
HEO NÁI NUÔI CON, HEO CON THEO MẸ VÀ
MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TẠI TRẠI HEO PHONG LỘC, TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Sinh viên thực hiện : VÕ MINH TƯƠI
Lớp : 21TYCL2
MSSV : 21TYCL2032
Ngành : THÚ Y
Niên Khóa : 2021- 2024
Long An, ngày 01 tháng 09 năm 2024
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ DU LỊCH
****************
VÕ MINH TƯƠI
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂM SÓC
HEO NÁI NUÔI CON, HEO CON THEO MẸ VÀ
MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TẠI TRẠI HEO PHONG LỘC, TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN THỊ MỘNG NGA
Tháng 9/2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long An, ngày .....tháng.....năm 2024
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: VÕ MINH TƯƠI
Lớp:
MSSV
Tên đề tài : "Khảo sát quy trình chăm sóc heo nái nuôi con, heo con theo mẹ và một số bệnh lý thường gặp tại trại heo Phong Lộc, Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mộng Nga
Nhận xét, đánh giá về sinh viên trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày.....tháng....năm 2024
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN THỊ MỘNG NGA
Cùng với nổ lực học tập ở nhà trường, thời gian thực tập rất quan trọng đối với sự trưởng thành và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên. Nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội áp dụng trực tiếp áp dụng những kiến thức đã học vào môi trường làm việc thực tế. Nên bộ thú y trực thuộc khoa Chăn nuôi- Thú y, trường Cao Đẳng Công Nghệ và Du Lịch, tạo điều kiện cho em tiếp cận được thực tập tại trang trại.
Trong suốt thời gian thực hành tại trại heo, không những cho em có cơ hội tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức đã học mà còn kết hợp với thực tế để bổ sung và nâng cao về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, còn được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu nhiều kinh nghiệm từ các anh kỹ thuật trại. Từ đó cho thấy việc cọ sát thực tế rất quan trọng, giúp xây dựng nền tảng lý thuyết được học trở nên vững chắc hơn.
Em xin cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Mộng Nga đã tạo điều kiện cho em đến trại heo của công ty Cargill để thực tập và hổ trợ nhiệt tình để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn anh Nguyễn Chơn Tuấn kỹ thuật trại đã giúp đở em thực tập tại trại hướng dẫn và chỉ bảo em suốt thời gian thực tập, cho em nhiều kinh nghiệm thực tiển bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Võ Minh Tươi
Đề tài: "Khảo sát quy trình chăm sóc heo nái nuôi con, heo con theo mẹ và một số bệnh lý thường gặp tại trại heo Phong Lộc, Tây Sơn, tỉnh Bình Định" được tiến hành khảo sát từ ngày 10/06/2024 đến ngày 10/09/2024. Kết quả được ghi nhận như sau :
Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh là 1,5kg
Trọng lượng trung bình cai sữa lúc 23 ngày tuổi là 6,2kg
Ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa, tỷ lệ heo tiêu chảy của là 0,28 %
Đối với triệu chứng hô hấp, ở heo con theo mẹ không thấy xuất hiện.
Tỷ lệ heo có các triệu chứng khác của nhóm là 0,07 %
Tỷ lệ heo mẹ mắc bệnh sau sanh là 0,34 %
Như vậy hiệu quả của hai quy trình chăn nuôi này đối với tăng trọng và một số biểu hiện bệnh lý của heo trong giai đoạn khảo sát không khác biệt.
Trang
Đề tài: "Khảo sát quy trình chăm sóc heo nái nuôi con, heo con theo mẹ và một số bệnh lý thường gặp tại trại heo Phong Lộc, Tây Sơn, tỉnh Bình Định" được tiến hành khảo sát từ ngày 10/06/2024 đến ngày 10/09/2024. Kết quả được ghi nhận như sau :
Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh là 1,5kg
Trọng lượng trung bình cai sữa lúc 23 ngày tuổi là 6,2kg
Ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa, tỷ lệ heo tiêu chảy của là 0,28 %
Đối với triệu chứng hô hấp, ở heo con theo mẹ không thấy xuất hiện.
Tỷ lệ heo có các triệu chứng khác của nhóm là 0,07 %
Tỷ lệ heo mẹ mắc bệnh sau sanh là 0,34 %
Như vậy hiệu quả của hai quy trình chăn nuôi này đối với tăng trọng và một số biểu hiện bệnh lý của heo trong giai đoạn khảo sát không khác biệt.
Trang
TLTBSS: Trọng lượng trung bình sơ sinh
TLTBCS: Trọng lượng trung bình cai sữa
TLTC: Tỉ lệ tiêu chảy
TLHH: Tỉ lệ hô hấp
TLTCK: Tỉ lê triệu chứng khác
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Quy trình thí nghiệm.......................................................................................56
Chương I: MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của thời đại, các nhà chăn nuôi càng nâng cao sự hiểu biết và trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi. Các nhà chăn nuôi đã vận dụng có hiệu quả những tiến bộ mới trong chăn nuôi như cải tạo con giống, cải thiện thức ăn cho vật nuôi tăng trọng nhanh, áp dụng những qui trình chăn nuôi mới...nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Quy trình chăn nuôi bao gồm việc sử dụng loại thức ăn và quy trình chăm sóc tốt nhất cho vật nuôi, một quy trình chăn nuôi tốt là yếu tố quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi. Thức ăn tốt phù hợp với nhu cầu sinh lý từng giai đoạn sinh trưởng của heo sẽ giúp heo lớn nhanh, cho năng suất cao. Loại thức ăn tiêu tốn ít nhưng heo con tăng trọng nhanh, khỏe mạnh chính là điều mà các nhà chăn nuôi mong muốn. Khâu chăm sóc, phòng ngừa bệnh trong chăn nuôi cũng giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất tỉ lệ tổn thất trong chăn nuôi và đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thú nuôi. Vì vậy một quy trình chăn nuôi tốt sẽ bảo đảm cho đàn heo tăng trọng tốt và ít bị bệnh, từ đó người chăn nuôi đạt lợi nhuận cao nhất.
Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, được sự đồng ý của Trường Cao đẳng Công nghệ và Du lịch, được sự giúp đỡ của trại chăn nuôi heo Phong Lộc, thuộc Công Ty Cổ Phần Cargill và sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Mộng Nga, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Khảo sát quy trình chăm sóc heo nái nuôi con, heo con theo mẹ và một số bệnh lý thường gặp tại trại heo Phong Lộc, Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Đánh giá ảnh hưởng của quy trình chăm sóc heo nái
TLTBSS: Trọng lượng trung bình sơ sinh
TLTBCS: Trọng lượng trung bình cai sữa
TLTC: Tỉ lệ tiêu chảy
TLHH: Tỉ lệ hô hấp
TLTCK: Tỉ lê triệu chứng khác
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Quy trình thí nghiệm.......................................................................................56
Chương I: MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của thời đại, các nhà chăn nuôi càng nâng cao sự hiểu biết và trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi. Các nhà chăn nuôi đã vận dụng có hiệu quả những tiến bộ mới trong chăn nuôi như cải tạo con giống, cải thiện thức ăn cho vật nuôi tăng trọng nhanh, áp dụng những qui trình chăn nuôi mới...nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Quy trình chăn nuôi bao gồm việc sử dụng loại thức ăn và quy trình chăm sóc tốt nhất cho vật nuôi, một quy trình chăn nuôi tốt là yếu tố quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi. Thức ăn tốt phù hợp với nhu cầu sinh lý từng giai đoạn sinh trưởng của heo sẽ giúp heo lớn nhanh, cho năng suất cao. Loại thức ăn tiêu tốn ít nhưng heo con tăng trọng nhanh, khỏe mạnh chính là điều mà các nhà chăn nuôi mong muốn. Khâu chăm sóc, phòng ngừa bệnh trong chăn nuôi cũng giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất tỉ lệ tổn thất trong chăn nuôi và đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thú nuôi. Vì vậy một quy trình chăn nuôi tốt sẽ bảo đảm cho đàn heo tăng trọng tốt và ít bị bệnh, từ đó người chăn nuôi đạt lợi nhuận cao nhất.
Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, được sự đồng ý của Trường Cao đẳng Công nghệ và Du lịch, được sự giúp đỡ của trại chăn nuôi heo Phong Lộc, thuộc Công Ty Cổ Phần Cargill và sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Mộng Nga, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Khảo sát quy trình chăm sóc heo nái nuôi con, heo con theo mẹ và một số bệnh lý thường gặp tại trại heo Phong Lộc, Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Đánh giá ảnh hưởng của quy trình chăm sóc heo nái nuôi con, heo con theo mẹ và một số bệnh lý thường gặp để từ đó chọn lựa quy trình chăn nuôi hiệu quả nhất áp dụng cho trại.
Ghi nhận thông tin heo nái: ngày đẻ, số con trên ổ, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe của nái sau khi sinh.
Khảo sát khả năng tăng trọng của heo con trong suốt thời gian thí nghiệm.
Ghi nhận lượng thức ăn ăn vào của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm và hệ số chuyển hoá thức ăn.
Theo dõi các triệu chứng bệnh như tiêu chảy, hô hấp (ho, hắt hơi, thở bụng, sổ mũi) và một số triệu chứng khác (viêm khớp, sốt, ghẻ...).
: TỔNG QUAN
Trại chăn nuôi heo Phong lộc được thành lập năm 2020, đến năm 2024 thì được Công Ty Cổ Phần Cargill thổ trợ và phát triển đến ngày hôm nay.
Trại có diện tích khoảng 1.000 m2 xung quanh trại là đồng ruộng, cách xa khu dân cư. Trại thuộc thôn Nam Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Tính đến tháng 06/2024, trại có khoảng 4500 con heo. Trong đó:
Nái khô, nái bầu, nái đẻ : 350 con
Nái hậu bị
: 150 con
Heo nọc
: 5 con
Heo con theo mẹ
: 355 con
Heo con cai sữa
: 350 con
Heo thịt
:3290 con
Tổng đàn
:4500con.
Trại thiết kế theo kiểu chuồng kín, có hệ thống dàn mát ở từng dãy chuồng. Xung quanh trồng rất nhiều cây xanh nên khá mát mẻ vào trưa nắng. Trại có hệ thống biogas để xử lý phân và nước thải. Nước cung cấp cho toàn trại lấy từ giếng khoan, nước được bơm lên bồn chứa lớn, sau đó bơm về cho từng bồn nhỏ ở từng dãy.
Trại gồm 4 khu vực : dãy nái bầu, dãy nái đẻ, dãy cai sữa và dãy heo thịt.
Dãy nái bầu (gồm nọc, nái khô, nái mang thai): có 500 ô chuồng được thiết kế song song với nhau và lối đi ở giữa. Mỗi ô chuồng có diện tích là 1,8 m x 0,5 m x 1,2 m (dài x rộng x cao).. Nền chuồng được làm bằng xi măng, hệ thống máng ăn được làm bằng inox và có núm uống tự động
Dãy nái đẻ và nuôi con: gồm 132 ô chuồng với kích thước mỗi ô là 2 m x 2 m (dài x rộng). Mỗi ô chuồng có trang bị máng ăn bằng inox và có núm uống nước tự động. Nái nằm trong khung sắt có diện tích 2 m x 0,6 m x 1,2 m (dài x rộng x cao), heo con ở hai bên khung chuồng heo nái.
Dãy cai sữa: gồm 132 ô chuồng có gắn silo bán tự động. Sàn chuồng được lót bằng đan nhựa và khu sắt nhỏ ở cuối chuồng để heo con đi phân xuống nền. Mỗi ô chuồng có trang bị núm uống tự động ở cuối chuồng.
Dãy heo thịt: được chia làm 3 khu A, B, C. Khu A gồm 6 ô chuồng, khu B, C gồm 6 ô chuồng. Mỗi ô ở khu A, B C có kích thước 8 m x 4 m (dài x rộng. Mỗi ô chuồng nhốt khoảng 50- 60 con heo thịt. Nền chuồng được làm bằng xi măng, trong chuồng có gắn silo bán tự động và 2 núm uống tự động ở cuối mỗi ô.
Thức ăn sử dụng cho đàn heo trong trại là của Công ty Cargill.
Nái khô, nái mang thai và nọc được cho ăn định mức 2 lần/ngày, nhưng lượng thức ăn có thể điều chỉnh tùy theo tuổi và thể trạng. Lượng thức ăn và các loại cám cho từng loại heo được trình bày qua Bảng 2.1
Loại heo
Lượng cho ăn
(kg/con/ngày)
Loại thức ăn
Nái
Khô
Mang thai
(từ 1 - 84 ngày)
Mang thai
(từ 84 – 104
Tơ (lứa đầu)
Rạ (lứa 2 trở lên)
Tơ
1,6 -1,8
2,0 -2,6
2,3 – 2,5
2,6 – 3,3
1992
1982
1982
1982
ngày)
Rạ
2,8 – 3,6
1982
Trước đẻ 10
Tơ
2,6 – 3,3
1992
ngày
Rạ
2,8 – 3,6
1992
Nọc
2,0 – 2,5
1992
Heo con
1- 4 tuần
4 – 7 tuần
7 – 8 tuần
Tự do
Tự do
Tự do
1912
1012
1922
9 – 12 tuần
Tự do
1032
Heo thịt
13 -18 tuần
Tự do
1102
19 – xuất chuồng
Tự do
1202
Nái hậu bị
2,2 – 2,6
1072
Hình 2. 1 Quy trình cho ăn
(Nguồn : Kỹ thuật viên của trại)
Heo con theo mẹ được cho ăn từ 8 – 12 lần/ngày tùy theo lượng ăn của heo con. Heo con cai sữa khi còn ở bên chuồng nái đẻ được cho ăn như heo con theo mẹ. Sau khi cai sữa thì chuyển qua chuồng cai sữa và được cho ăn tự do.
Trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa toàn bộ heo con trong trại sử dụng hai loại thức ăn 1912 (từ 7 đến 35 ngày tuổi) và 1012 ( từ 7 ngày tuổi đến cai sữa 2 tuần )do Công ty Cargill cung cấp. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn này được trình bày qua Bảng 2.1
2 Thành phần dưỡng chất
Thành phần. Loại
1912
1012
Protein thô(%) min
19
20
Xơ thô (%) max
6
6
P tổng số (%) min-max
0,4- 1,2
0,4 – 0,5
Lysine tổng số (%) min
1,5
1,2
Độ ẩm (%) max
14
14
Ca (%) min- max
0,5 -1,8
0,5 – 1,8
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) min
3.000
3.200
Methionine+ Cystine tổng số (%) min
0,9
0,7
Hằng ngày chuồng được dọn dẹp sạch sẽ, phân được hốt vào bao và mang đi đổ ở hố chưa phân. Sau mỗi bữa ăn, thức ăn còn dư được hốt ra bỏ và máng ăn được vệ sinh sạch sẽ để tránh ôi thiu và tránh các bệnh đường tiêu hóa cho heo. Heo thịt, nọc và nái được tắm hàng ngày và mỗi ngày một lần vào buổi sáng lúc vệ sinh chuồng. Riêng heo con cai sữa nếu trời nắng sẽ tắm 2 – 3 lần/tuần.
Đầu mỗi dãy chuồng đều có đặt hố sát trùng. Công nhân, khách tham quan và các phương tiện ra vào trại đều được phun sát trùng. Chuồng trại được phun xịt thuốc sát trùng định kỳ 1lần/tuần vào thứ 5 với thuốc sát trùng Iodox. Công nhân được trang bị bảo hộ lao động như quần áo, ủng....
Sau mỗi đợt chuyển heo hoặc xuất bán, chuồng được rửa sạch bằng vòi xịt áp suất cao, sau đó sát trùng với nước vôi và để trống chuồng ít nhất 3 ngày trước khi cho heo mới vào nuôi.
Trong chăn nuôi mật độ cao, việc tiêm phòng là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng bệnh. Do đó, việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng quy trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các nhà chăn nuôi. Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn sinh lý và điều kiện dịch tễ của trại mà qui trình tiêm phòng khác nhau. Quy trình tiêm phòng của trại được trình bày qua các bảng sau
3 Quy trình tiêm phòng cho heo con
Tuần tuổi
Vaccin phòng bệnh
Loại heo
T2 (12 đến 18 ngày)
Viêm phổi địa phương + còi cọc trên heo
( Cirecovirut ): 2ml
Heo con theo mẹ
T4 (21 đến 25 ngày)
Tai xanh (PRRS): 2ml
T5 ( 32 đến 35 ngày)
Dịch tả: 2ml
Heo con cai sữa
T6 ( 40 đến 45 ngày)
Viêm phổi dính sườn: 2ml
T7 (47 đến 50 ngày)
Lở mồm long
4 Quy trình tiêm phòng cho nái
Tuần Nuôi
Vaccine Phòng Bệnh
Loại Heo
14 ngày Sau đẻ
Khô Thai (Porvo): 2ml
Nái nuôi con
Mang thai 11 tuần (77 ngày)
Dịch Tả: 2ml
Heo nái mang thai
Mang thai 14 tuần (98 ngày)
E.Coli: 2ml
3 tháng chích một lần
Tai Xanh (PRRS): 2ml
Tổng đàn
4 tháng chích 1 lần
Lở Mồm Long Móng: 2ml
Giả Dại (Aujesky: 2ml)
5 Quy trình tiêm phòng cho nái hậu bị
Tuần Nuôi
Vaccine Phòng Bệnh
Loại Heo
Tuần 2
(sau khi mua về hay
lựa chọn heo làm nái )
Khô thai (Porvo): 2ml
Tai Xanh (PRRS): 2ml
Heo nái hậu bị
Tuần 3
(sau khi mua về hay
lựa chọn heo làm nái )
Còi Cọc (Circo): 2ml
Dịch Tả (SFV): 2ml
Tuần 4
(sau khi mua về hay
lựa chọn heo làm nái )
Giả Dại (Ạuesky): 2ml
Lở Mồm Long Móng (FMD): 2ml
Tuần 5
(sau khi mua về hay
lựa chọn heo làm nái )
Tai Xanh (PRRS): 2ml
Khỏ Thai (Porvo): 2ml
Tuần S (phối giống)
6 Quy trình tiêm phòng cho nọc
Số lần/năm
Tên bệnh được phòng
Loại vắc xin
Ghi chú
1
Dịch tả
Coglapest
Bắt buộc
2
FMD
Aftopor
Bắt buộc
3
Aujeszky
Begonia
Bắt buộc
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), heo con sơ sinh có sự thay đổi lớn về điều kiện sống, đang ở trong cơ thể mẹ với điều kiện sống ổn định 390C ra bên ngoài với điều kiện nhiệt độ thay đổi theo ngày đêm và tùy theo mùa khác nhau. Trong khi đó, khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con còn kém và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (nhiệt độ môi trường 180C thì thân nhiệt giảm 20C, nếu 00C thì thân nhiệt giảm 40C), tuổi và khối lượng cơ thể. Trong giai đoạn này, heo con phát triển với tốc độ rất nhanh thông qua sự tăng khối lượng cơ thể. Thông thường, khối lượng heo con ở 7 – 10 ngày tuổi gấp đôi khối lượng lúc sơ sinh, ở 21 ngày tuổi thì gấp 4 lần và ở 30 ngày tuổi thì gấp 5 lần. Heo con mới sinh ra hầu như trong máu không có kháng thể, song lượng kháng thể tăng nhanh sau khi chúng bú sữa đầu. Tuy nhiên khả năng hấp thu kháng thể của heo con bị giảm nhanh theo thời gian. Và khả năng miễn dịch của heo con hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa mẹ.
Trong thời kỳ này, hệ tiêu hóa của heo con phát triển nhanh song chưa hoàn thiện. Bộ máy tiêu hóa tăng nhanh về dung tích và khối lượng. Và cũng theo hai tác giả trên, việc tập ăn sớm cho heo con sẽ tạo điều kiện cho cơ quan tiêu hóa phát triển và sớm hoàn thiện hơn.
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định khả năng tăng trọng của heo. Nhu cầu dinh dưỡng của heo con thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng. Heo con theo mẹ lấy dinh dưỡng chủ yếu từ nguồn sữa mẹ cung cấp và đây cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho chúng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho heo con khi heo mẹ giảm sản lượng sữa. Thức ăn dặm phải dễ tiêu hóa, ngon miệng, mùi thơm và không mang yếu tố gây bệnh. Nguồn dinh dưỡng của heo con sau cai sữa phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn cung cấp cho chúng. Vì vậy cần cung cấp thức ăn có thành phần phù hợp với khả năng tiêu hóa của chúng. Cần cân đối các nhu cầu về năng lượng, đạm, các acid amin thiết yếu, lipid, khoáng, vitamin... cho heo con theo từng thời kỳ để tránh dư thừa gây lãng phí, cũng như tránh thiếu hụt không đủ nhu cầu cho sự tăng trưởng của heo con.
Bệnh tiêu chảy trên heo con là một trong những bệnh gây có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng của heo con. Cơ thể heo con tiêu chảy bị mất nước, thiếu dưỡng chất, gầy còm, dễ bị bệnh sưng phổi và chết mau chóng... (Võ Văn Ninh, 2008).
Cơ thể heo con còn non yếu, sức chống chịu với những tác động từ bên ngoài còn kém, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân stress như cai sữa, chuyển chuồng, thay đổi thức ăn, thay đổi thời tiết... Do đó, sức đề kháng của heo con cũng giảm theo, heo con dễ nhiễm bệnh, giảm sức ăn và ảnh hưởng lớn đến khả năng tăng trọng của chúng.
Tốc độ tăng trưởng của heo phụ thuộc khả năng di truyền của các giống heo. Các nhóm giống heo ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain có khả năng tăng trọng nhanh hơn các giống heo nội như Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu, heo Cỏ... Do đó, các nhà chăn nuôi hiện nay đã lựa chọn những giống heo ngoại hoặc lai tạo giống heo nội và heo ngoại để tận dụng ưu thế lai, cải thiện khả năng tăng trọng và tầm vóc heo.
Heo mẹ cũng là một yếu tố quyết định tăng trọng heo con, đặc biệt là heo con theo mẹ. Nguồn cung cấp chất béo trong sữa heo nái cho heo con là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến sinh lý phát triển cơ thể heo con và xây dựng lớp mỡ bọc thân dày (Võ Văn Ninh, 2008). Heo con bú sữa mẹ có thể bị giới hạn tăng trưởng do sức sản xuất sữa của nái thường không đủ cho heo con từ 8 – 10 ngày tuổi trở đi và khả năng tăng trưởng của mô cơ bị ảnh hưởng bởi thành phần sữa của nái (Trần Thị Dân, 2003).
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) thì khối lượng sơ sinh và khối lượng 60 ngày tuổi có liên quan chặt chẽ với nhau. Khối lượng sơ sinh cao, khối lượng cai sữa cao, dẫn đến khối lượng 60 ngày tuổi cũng cao.
Chuồng trại thoáng mát, khô ráo giúp heo con ăn nhiều, giảm các nguy cơ mắc bệnh. Cũng theo tác giả Võ Văn Ninh (2008), sự nóng bức của khí hậu làm sức khỏe và tăng trọng của heo nuôi giảm sút rất nhiều, heo dễ phát bệnh tật, nó còn ảnh hưởng đến sức ăn nhiều của heo và độ tiêu hóa của thức ăn.
Kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cũng là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ sinh trưởng, phát dục của heo con. Heo con được nuôi dưỡng trong môi trường có nhiệt độ thích hợp, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, tiêm phòng đầy đủ... sẽ giúp heo tăng sức chống bệnh, tăng khả năng sinh trưởng, phát dục.
Theo Võ Văn Ninh (2008), tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Nhu động của ruột trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa kịp hấp thu được nước... Tất cả bị tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều ion điện tích và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây tiêu chảy sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu thú sơ sinh nhỏ tuổi, gầy ốm kém sức chịu đựng.
Nguyên nhân
Thức ăn có chứa độc tố do thức ăn lên men thối, nhiễm nấm mốc, và có thể do khẩu phần nhiều béo, nhiều protein, nhiều xơ làm tăng nhu động ruột làm heo con tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2008). Khẩu phần quá mặn, thiếu vitamin nhóm B, khẩu phần không cân đối Ca/P, thay đổi khầu phần thức ăn đột ngột cũng làm cho heo con dễ tiêu chảy (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Do nước uống không đảm bảo vệ sinh, nước nhiễm kim loại nặng (sắt, chì, nhôm...) và các tạp chất của kim loại ở dạng muối; nhiễm các vi sinh vật gây bệnh về đường tiêu hóa.
Do điều kiện ngoại cảnh như chuồng trại ẩm ướt, khí hậu quá nóng hay quá lạnh, heo con cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Điều kiện chăm sóc cũng có thể tạo cho heo con nhiều stress như chuyển chuồng, cai sữa, nhập bầy, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài gây dị ứng, hay sử dụng thuốc diệt chuột, giun sán với liều cao...làm heo con bị tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2008).
Do heo mẹ nhiều sữa heo con bú nhiều nhưng không tiêu hóa hết; heo mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, tiêu chảy... khi heo con bú, liếm sữa, dịch hậu sản, hay phân heo mẹ bị bệnh sẽ bị tiêu chảy.
Do virus (Rotavirus, Coronavirus...), các vi khuẩn như E. coli, Treponema hyodysenteriae... và một số kí sinh trùng đường ruột cũng gây tiêu chảy (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Phòng trị
Thực hiện vệ sinh chuồng trại thường xuyên, có chế độ chăm sóc hợp lý, giảm tối đa các stress cho heo con, bổ sung kháng sinh trong những ngày chuyển chuồng, cho heo con bú sữa đầu sớm để tăng sức đề kháng cho heo con.
Thực hiện chủng ngừa vắc xin phòng bệnh do E. coli trên heo nái, heo con.
Thường xuyên theo dõi tình trạng heo con để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng hô hấp như ho, thở bụng, hắt hơi, chảy nước mũi thường xảy ra trên heo con cai sữa bởi vì giai đoạn này heo con không còn hơi ấm của mẹ nên rất dễ bị bệnh hô hấp. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Đặc điểm của bệnh là heo bị ho khan kéo dài, sổ mũi, thở bụng, ngồi thở dốc sau khi ăn, bị sặc khi uống nước hoặc sau khi bị rượt đuổi, kém tăng trọng, giảm hệ số sử dụng thức ăn và trên phổi có những vùng rắn (do viêm kéo dài). Tỉ lệ bệnh khá cao nhưng tỉ lệ chết rất thấp ngoại trừ ghép với các bệnh truyền nhiễm khác hoặc do nuôi dưỡng kém gây nhiều stress cho thú (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), có một số nguyên nhân làm heo con bị bệnh đường hô hấp.
Do Mycoplasma gây ra, những căn bệnh thứ phát khác gây viêm phổi như nhiều loại virus, giun phổi làm bệnh diễn biến phức tạp, khó trị liệu và gây nhiều thiệt hại. Vi khuẩn chủ yếu xâm nhập và cư trú ở đường hô hấp, phát triển khi có điều kiện thuận lợi. Vi khuẩn lây lan qua đường hô hấp do nhốt chung đàn thú mang trùng với đàn thú khỏe, thú mẹ truyền sang con.
Điều kiện chăn nuôi kém vệ sinh, thiếu dinh dưỡng (khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, acid amin thiết yếu như lysin, methionine, threonine...), chuồng trại kém thông thoáng, bị mưa tạt gió lùa, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá cao, heo bị cảm lạnh, thay đổi khẩu phần đột ngột tạo điều kiện phát triển bệnh.
Theo Võ Văn Ninh (2005), sự nhiễm trùng cấp hay mãn tính là do các mầm bệnh như virus cúm, virus PRRS (hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo), vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae, Pasteurelle multocidae, Actinobacillus pleuropneumoniae... tấn công gây tiết dịch từ phế quản làm heo có phản ứng ho để tống đàm dãi ra ngoài.
Cách phòng
Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, tăng độ thông thoáng, giữ nhiệt độ ổn định và thích hợp, tránh mưa tạt, gió lùa, dinh dưỡng tốt và cân đối khẩu phần.
Cách ly heo mới mua về trong vòng 2 tháng. Heo bệnh không sử dụng để sinh sản. Sử dụng vắc xin tiêm phòng cho heo.
-Chuẩn bị nguồn nhân sự tùy thuộc vào quy mô và công việc phân chia
-Tính cách nhân viên phù hợp làm trại heo đẻ yêu cầu phải cẩn thận, sạch sẽ
-Quản lý con người: đối với trại quy mô lớn chia người trong khu thành nhiều công việc chuyên môn:
+Nhóm đỡ đẻ và chăm sóc heo sơ sinh (những người có kinh nghiệm và làm việc tốt nhất). Nhân viên đỡ đẻ và chăm sóc heo sơ sinh
+Nhóm chăm sóc heo giai đoạn sau và nái nuôi con, nhân viên thực hiện các thao tác xử lý heo: tách ghép, thiến heo, chích sắt,...
+ Nhóm trực đêm
+Nhóm vệ sinh và bảo trì chuồng trại
Bước 1: Thu gom vật dụng và xịt rửa bê mặt
Bước 2: Tháo đan và khu chuồng
Bước 3: Ngâm đan và khung chuồng
Bước 4: Vệ sinh đan bê tông
Bước 5: Chà rửa khung chuồng
Bước 6: Chà rửa máng ăn
Bước 7: Vệ sinh mô tơ, giàn lạnh, gầm chuồng
Bước 8: Gia cố chuồng trại
Bước 9: Xịt rửa đan và dụng cụ
Bước 10: Phơi khô và xịt sát trùng đan, dụng cụ
Bước 11: Khò chuồng và lắp đan
Bước 12: Xịt vôi và đóng chuồng
Bước 1: Thu gom vật dụng và xịt rửa bê mặt Gom hết thức ăn trong máng, thu dọn dụng cụ, máng ăn heo con, bóng điện ...
ØXịt rửa phân trên bề mặt chuồng bằng máy áp lực trước khi tháo đưa đan nhựa ra ngoài
Bước 2: Tháo đan và khung chuồng
Tháo đan và khung đưa ra ngoài
Bước 3: Ngâm đan và khung chuồng
-Ngâm đan nhựa trong bể
-Tỉ lệ pha Sud (NaOH) 8/1000 hoặc vôi sống (CaO) tỷ lệ 1/10. Yêu cầu Ph < 3.9 và Ph > 11.5
-Thuốc sát trùng tỷ lệ pha 1/300 - 400
ØNgâm tối thiểu 24h
Bước 4: Vệ sinh đan bê tông
Lật đan bê tông xịt rửa sạch sẽ
Bước 5: Chà rửa khung chuồng
-Chà rửa khung chuồng bằng xà phòng. Tỷ lệ: 1kg/400 lít nước
-Có thể dùng chất tẩy rửa khác
Bước 6: Chà rửa máng ăn
Vệ sinh chà rửa máng ăn
10 Vệ sinh máng
11 Vệ sinh gầm chuồng, dàn lạnh
Bước 7: Vệ sinh mô tơ, giàn lạnh, gầm chuồng
-Ngắt đường điện vào trại, bọc mô tơ và các thiết bị điện sau đó vệ sinh trần, giàn quạt và giàn lạnh -Vệ sinh gầm chuồng, cào gầm, xịt rửa nền
-Thu gom toàn bộ rác dưới gầm chuồng và thông mương nước.
12 Gia cố chuồng
Bước 8: Gia cố chuồng trại
-Gia cố lại chuồng trại như: hàn chuồng, hàn máng ăn, sửa lại vòi nước, ...
-Xịt sát trùng lần 1
Bước 9: Xịt rửa đan và dụng cụ
-Sau khi ngâm xút, xịt rửa đan bằng máy áp lực
-Xịt rửa lồng úm, tấm lót (hoặc bao bố)
Bước 10: Phơi khô và xịt sát trùng đan, dụng cụ
-Phơi khô đan
-Xịt sát trùng trước khi đưa đan vào lắp chuồng
Bước 11: Khò chuồng và lắp đan
-Khò chuồng kỹ
-Lắp đan vào chuồng đẻ
-Phun sát trùng lần 2
-Đóng cửa trại 1 ngày
Bước 12: Xịt vôi và đóng chuồng
Xịt vôi sau khi lắp
Tỷ lệ : 1kg vôi sống/30 lít nước
Sử dụng các biện pháp khử trùng phù hợp điều kiện dịch tễ từng trại.
Đóng cửa trại tối thiểu 2 – 3 ngày mới cho heo vào
Mục đích:
Cho nái thích nghi với chuồng mới trước khi đẻ.
Bảo vệ được heo con nếu nái đẻ trước dự kiến.
Dễ điều chỉnh giảm cám trước khi đẻ.
Giai đoạn này âm hộ nở ra vi trùng dễ xâm nhập do đó cần cho nái lên chuồng đẻ để đảm bảo vệ sinh.
Kiểm tra quạt
Kiểm tra điện
Kiểm tra nước uống
Kiểm tra các thiết bị trong chuồng
Tẩy ký sinh trùng bằng phương pháp chích hoặc trộn vào cám định kỳ.
Ví dụ: Chích Dectomax lúc heo nái mang thai 15 tuần, liều lượng 1 ml/33 kg TT.
-Tắm heo bằng xà phòng Lifebouy
- Xịt sát trùng
-Viết số tai lên lưng, đánh số thứ tự để dễ sắp xếp khi lên chuồng đẻ (dựa vào ngày đẻ dự kiến để đánh số)
-Làm đường: Thu dọn các vật cản, chắn các lối đi tự do
-Trước khi đón heo 2 giờ thì tiến hành bật quạt để ổn định và kiểm tra nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp từ 26 – 280C
-Phun sát trùng trước khi đưa heo lên
Lưu ý:
-Phun sương, không xịt thẳng vào người heo, xịt lên 1 góc khoảng 45 độ
-Tập trung xịt vào hàng lang và lối đi.
-Khi phun đối với trại Kín giảm bớt quạt.
- Tiến hành chuyển heo lên.
-Chuyển heo lúc trời mát, sáng sớm hoặc chiều tối.
-Lùa nhẹ nhàng, không đánh đập tạo stress cho heo.
-Lùa đúng theo số thứ tự đã đánh dấu.
-Không nên lùa khi heo ăn no làm cho thai bị chèn ép.
-Mỗi nhóm lùa đi khoảng 5
Kỹ thuật đón và sắp xếp heo trên chuồng đẻ:
ØĐón heo đúng thứ tự, xếp những con có ngày đẻ dự kiến gần nhất gần quạt, xa dàn lạnh nhằm mục đích:
- Tiện cho vấn đề chăm sóc, quản lý, ghép heo, cai sữa
- Tiện cho việc vệ sinh phòng dịch, giảm sự lây lan dịch bệnh do những nái đẻ trước nằm cuối hướng gió
- Ưu tiên nhiệt độ cho heo nái xa ngày đẻ
-Chuyển heo nái lên chuồng đẻ trước 3 - 7 ngày so với ngày đẻ dự kiến
-Gắn thẻ nái, viết ngày đẻ dự kiến lên bảng theo dõi
- Kích thước : (rộng x dài x cao) 0,45mx0,9mx0,5m, kín tránh gió lùa,
-Chất liệu : Gỗ, tôn, khung sắt,... (Tùy theo từng trại)
-Loại đèn sưởi ấm : 60 - 100 - 175 (W)
- Nhiệt độ thích hợp (heo con): từ 32 – 38 °C.
- Kiểm tra nhiệt độ : Sử dụng súng nhiệt hồng ngoại, nhiệt kế,...
Vị trí đặt : Đặt bên rộng của chuồng đẻ, phía sau heo nái.
Chú ý:
Mở đèn trước khi heo đẻ ( 15 - 30 phút) và tránh vùng nguy hiểm – vùng 1/3 cuối ô chuồng
Thuốc sát trùng,cồn i-ốt
Khăn lau heo con
Panh kẹp, xi-lanh, kim, kéo, kềm bấm răng.
Gel bôi trơn
Nước rửa tay
Bộ tủ ấm heo con
Găng tay
Cây thăm heo.
Thuốc thú y bao gồm: Oxytocin, kháng sinh, thuốc cầm máu, thuốc hạ sốt, thuốc bổ, thuốc an thần, thuốc canxi, ...
i
v Dấu hiệu sớm, 6 tiếng trước khi đẻ.
- Căng thẳng hay bồn chồn
- Thường xuyên đứng lên nằm xuống
- Cố gắng để tạo sự thoải mái
- Chán ăn hoặc ăn chậm
- Biểu hiện bản năng làm ổ
- Cào chân lên sàn chuồng
- Tăng nhịp hô hấp > 40 lần/phút
v Dấu hiệu nái gần sắp đẻ:
- Đuôi giật giật và có dấu hiệu co thắt bên sườn
- Có vết dịch nhơ do các cơn co bóp đẩy dịch từ bên trong qua cổ tử cung đang giãn rộng
- Có vết máu
- Phân su – chất thải của bào thai và phân có màu vàng/xanh - nâu
- Bầu vú sưng và đỏ
- Sữa nhỏ giọt
- Khoản cách thời gian giữa 2 heo con sinh ra được định nghĩa là: thời gian giữa 2 heo con được sinh ra không phân biệt heo con sống sót hoặc chết hoặc thai khô.
- Bình thường: 10 – 15 phút.
- Bất thường: sau 15 – 20 phút (can thiệp hỗ trợ đẻ).
Bước 1: Chăm sóc heo con sơ sinh
-Lau hết dịch từ mũi, miệng.
-Đút ngón tay vào miệng heo con để lấy dịch bên trong ra.
-Giữ 2 bên hông của heo con trong tư thế đầu chúc xuống đất
-Xốc nhẹ heo con để dịch từ đường thở và phổi thoát ra ngoài
- Làm khô toàn thân heo con bằng cách: Cọ xát hoặc mát xa
- Lau mình heo bằng khăn giấy
- Phủ mình heo con với bột làm khô
- Đánh dấu heo con theo thứ tự sinh ra: Heo con đầu tiên = 1, heo con thứ 2 = 2, ...
-Cân trọng lượng sơ sinh và loại bỏ heo con có P < 800 gr.
Bước 2: Sát trùng rốn và úm heo con
-Nhúng đầu dây rốn vào i-ốt.
-Sau 12 giờ cắt dây rốn chừa lại khoản 3cm và sát trùng cồn i-ốt.
-Sát trùng rốn ít nhất 3 lần: Lúc đẻ, lúc cắt dây rốn, lúc chích sắt & lúc thiến heo.
-Kiểm tra các dị tật nếu có (vd thiếu da, yếu chân, thiếu hậu môn,...)
-Ghi chép số liệu trên biểu mẫu đẻ.
-Đặt heo con bên dưới đèn úm (trong lồng/thùng úm) để tránh lạnh.
Sát trùng rốn cho heo con
Bước 3: Tập bú cho heo con
v Mục đích
-Dạy heo con bú và giám sát lượng bú sữa theo thứ tự heo đẻ ra.
-Tập heo con quen với việc bú mẹ trong vòng 15 phút sau khi sinh (càng sớm càng tốt)
v Chọn núm vú:
-Vú tốt là núm vú có độ dài chứ không to.
-Chọn núm vú nào vừa miệng heo con.
-Tìm núm vú ở giữa hàng vú.
-Trước khi cho heo con bú lấy khăn ấm lau sạch bầu vú heo mẹ.
v Quy trình tập bú:
1.Bắt đầu tập heo con trong vòng 15 phút sau khi sinh
2.Heo con khô ráo, ấm.
3.Không bị cạnh tranh từ những heo cùng ổ khi đang tập heo con sơ sinh lần đầu.
4.Giữ heo đã lau khô hết ngay núm vú.
5.Cặp ngay sau tai heo con lên, nắm dọc theo hai bên vai.
6.Đưa núm vào miệng heo.
7.Bóp nhẹ để sữa bắn vào miệng nếu heo con không biết tự bú.
8.Đặt heo xuống và xem nó có bắt đầu tự bú được không.
9.Tiếp tục đến khi heo tự bú được.
10.Khi tập xong thì chuyển lại vào thùng úm.
11. Những ổ lớn hoặc nái đẻ lâu thì cần cho 1/4 nhóm heo sinh cuối có nhiều thời gian uống sữa đầu hơn.
12.Những con nhẹ ký 0.8 – 1.2kg cần chăm nhiều hơn.
13.Đánh dấu lại những con nào đã biết bú.
.
v Bước 4: Sưởi ấm cho heo con
-Sau khi heo con cuối cùng được sinh ra, cho tất cả heo cùng dịch chuyển thảm và đèn úm vào giữa chuồng tại vị trí heo mẹ cho bú (vừa cho bú vừa úm).
v Lưu ý: các vấn đề về an toàn điện.
-Tránh cho heo con bị đè bằng cách kéo chúng hướng ra xa khỏi phần thân dưới sau của nái.
-Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách chỉnh độ cao của đèn úm.
-Sử dụng súng kiểm tra nhiệt độ để tạo ra vùng nhiệt úm dễ chịu cho heo con. Nhiệt độ thích hợp 32-38 °C ngay dưới đèn úm.
7 Dấu hiệu nhận biết nái khó sinh
Bình thường
Can thiệp
Khoảng cách đẻ/ Khoảng cách giữa 2 heo con sinh ra
< 10 phút
> 15 phút
Tổng thời gian đẻ
2.5 – 3.5 tiếng
Thời gian đẻ và khoảng cách đẻ càng dài thì số lượng heo con sinh ra còn sống càng giảm. Hơn thế nữa, những heo con cuối cùng ra đời thường còi cọc hay không thể phát triển đầy đủ miễn dịch do thiếu hụt lượng sữa đầu. Sự can thiệp của con người là giải pháp thiết thực duy nhất. Mỗi ổ heo đẻ đều khác nhau.
*Trước khi heo đẻ
-Nái rặn nhiều > 15 phút nhưng không đẻ được heo con
-Thân nhiệt cao và bắt đầu thở hổn hển.
-Kiệt sức
-Chảy dịch nâu, hôi, xám,...
*Trong quá trình đẻ
-Kiểm tra nái thường xuyên
- Một nửa đầu của số heo con ra đời: < 15 phút kể từ con trước đó
-Nửa sau: < 10 phút kể từ con trước đó.
-Nái tấn công con mình.
- Nái ngừng rặn.
*Tiến hành kiểm tra nái đẻ khó:
-Kiểm tra sau mỗi 10 – 15 phút nếu không thấy thêm heo con nào được sinh ra hoặc sau khi nái bắt đầu rặn.
-Kiểm tra đường sinh sản và cổ tử cung của nái
-Sử dụng bao tay sạch với nhiều gel bôi trơn để thăm móc. Cúp ngón tay lại, đưa vào âm đạo và đường sinh sản
-Tay đẩy hướng lên để tránh đưa vào bàng quang
-Luồn tay từ từ qua khung chậu, qua cổ tử cung vào trong tử cung
• Có thể cảm nhận được xương chậu bên dươi và hai bên tay
• Cổ tử cung là cửa đóng kín đường sinh sản.
- Khi đụng phải cổ tử cung, duỗi ngón tay và nhẹ nhàng bung ra để mở cổ tử cung
- Không xâm nhập vào cổ tử cung nếu cổ tử cung chưa giãn mở hoàn toàn trước khi heo con đầu tiên chui ra
-Tiếp tục vào sau cổ tử cung – lúc này bàn tay đã ở trong tử cung
* Thăm móc
Nếu không thấy gì thì chậm rãi rút tay ra
- Nếu đụng được heo con thì móc ra
- Xoay cho đầu heo con ra trước (tư thế tự nhiên hoặc bình thường) hoặc chân ra trước
- Móc heo con bị mắc kẹt ra ngoài.
-Kích thích tử cung co bóp
• Cọ xát hay mát xa vú để kích thích tử cung co bóp
• Tiêm 1.5 ml oxytoxin (15 UI/1 lần tiêm)
-Đánh cho nái đứng dậy để heo con trượt xuống tử cung. Làm điều này trước tiên trước khi sử dụng oxytocin
– Không gây căng thẳng những con nái không muốn đứng lên
-Giữ cho nái thoải mái
• Hạ nhiệt
• Dùng quạt, thuốc hạ sốt, nước hoặc cả ba cách trên
-Điều trị nái bằng kháng sinh. Theo dõi tình trạng nái trong 3 ngày.
-Ghi chép vào thẻ theo dõi.
Sữa đầu được đặc trưng bởi nồng độ cao (hơn 80%) kháng thể IgG (immunoglobulin G), nồng độ IgA và IgM tương đối thấp (Hình 34). Kháng thể IgG trong sữa đầu gắn như 100% có nguồn gốc từ huyết thanh heo nái (Salmon và cs., 2009); hàm lượng IgG trong sữa non cao gấp nhiều lần so với trong huyết thanh (Le Dividich và cs., 2005; Segura và cs., 2020). Trong khi đó, IgA trong sữa non với 40% có nguồn gốc từ huyết thanh heo nái và chủ yếu đến từ các tế bào huyết tương nhờ sự di chuyển từ ruột và đường hô hấp trên đến tuyến vú trong giai đoạn chửa cuối kỳ.
Trong quá trình hình thành sữa đầu ở cuối thai kỳ, các phân tử immunoglobulin (Ig) được luân chuyển một cách chọn lọc từ máu qua biểu mô phế nang của tuyến vú. Sau khi heo con tiếp nhận sữa đầu, các phân từ Ig sẽ đi qua các tế bào ruột nhờ gắn kết các thụ thể trên bề mặt tế bào. Các phân tử IgG gắn với thụ thể FcR (fragment crystallizable receptor), còn thụ thể PIgR (polymeric Ig receptor) gắn với các phân tử IgA/IgM. Sự hấp thu kháng thế sẽ bị hạn chế cho đến thời điểm đóng cửa niêm mạc ruột do sự đóng chặt các liên kết chéo ở tế bào biểu mô ruột non của heo con. Sau sinh 24 - 36 giờ là giai đoạn chuyển tiếp từ sữa đầu sang sữa thường (Theil, 2015). Khả năng truyền kháng thể sữa đầu đạt mức cao nhất ngay sau khi sinh, và phần lớn sữa đầu được tiết ra từ 12 – 16 giờ sau khi sinh và suy giảm nhanh chóng sau đó
Heo con cần được đảm bảo bú sữa đầu ít nhất trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi sinh (Bandrick và cs., 2011). Các phân tử kháng thể IgG có thể được heo con hấp thu từ ruột và đi vào máu, ngay cả khi chúng có nguồn gốc tử heo nái khác, lớp kháng thế này giúp heo con chống lại các bệnh nhiễm trùng toàn thân. Ngược lại, heo con cần khoảng thời gian tối thiểu 12 – 20 giờ bú sữa đầu để chắc chân hấp thu hoàn toàn các tế bào miễn dịch qua khoảng gian bào giữa lớp màng nhãy ruột và các tế bào biểu mô ruột. Các nghiên cứu trước đây cho rằng, heo con chỉ có thể tiếp nhận các tế bào miễn dịch trong sữa đầu từ heo nái mẹ đẻ chứ không qua việc ghép vú bú heo nái khác (nái ghép). Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây (Biebaut và cs., 2021) chứng minh sự hấp thu các tế bào miễn dịch này không phụ thuộc vào nguồn gốc heo mẹ. Cho nên, việc quản lý heo con bú sữa đầu là rất quan trọng, nhất là giai đoạn 12 giờ đầu sau khi sinh (tỉnh từ khi đẻ ra heo con đầu tiên). Việc ghép heo con bú sữa đầu nhằm đảm đảm tất cả heo con nhận được đầy đủ và đồng đều lượng sữa đầu giúp sống sót đến khi cai sữa.
Sữa đầu còn cung cấp các loại vitamin, khoáng chất, hormone, các yếu tố tăng trưởng và các chất kháng khuẩn. Trong đó, vitamin E và selen giúp chống oxy hóa, các yếu tố tăng trưởng đường tiêu hóa (gastrointestinal growth factors) liên quan insulin (IGF) có vai trò điều chỉnh phát triển biểu mô niêm mạc đường ruột heo con. Các yếu tố này cùng với các thành phần miễn dịch trong sữa non giúp tăng sức đề kháng và khả năng phát triển trong giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa.
Sữa đầu đóng vai trò quan trọng giúp heo con sống sót và tăng trưởng (Theil, 2014b). Sự thiếu hụt sữa đầu là nguyên nhân chính gây chết heo con trước cai sữa. Theo Devillers và cs. (2011), tỉ lệ chết trước cai sữa lên đến 43,4% trên nhóm heo con bú sữa đầu ít hơn 200 g, trong khi tỉ lệ này chỉ có 7,1% trên nhóm heo bú được sữa đầu nhiều hơn. Mỗi heo con cần bú được ít nhất 200 - 250 g sữa đầu để có cơ hội sống sót (Devillers và cs., 2011; Quesnel và cs., 2012; Ferrari và cs., 2014). Nghiên cứu gần đây (Nuntapaitoon và cs., 2019) cho thấy, heo con nhận được lượng sữa đầu ít hơn 400g thì tăng trọng bình quân/ngày thấp hơn 43 g và tỉ lệ chết cao hơn 10 lần so với heo con bú được hơn 400 g.
Sự ảnh hưởng của sữa đầu đến khả năng sống sót và tăng trưởng của heo con thông qua các vai trò quan trọng: (a) cung cấp dinh dưỡng, (b) phát triển hệ thống miễn dịch, (c) phát triển đường ruột và các mô cơ quan.
a) Vai trò cung cấp dinh dưỡng của sữa đầu:
Heo con sinh ra có nhu cầu năng lượng rất cao, cao nhất vào ngày đầu tiên với năng lượng thuẩn tối thiểu là 900 - 950 KJ/kg thể trọng (Le Dividịch và cs., 2005). Năng lượng này để nuôi cơ thể, duy trì và điều hòa thân nhiệt, vận động và tranh vú để bú sữa đầu. Heo con cán năng lượng để điều hòa thân nhiệt do chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa bên trong tử cung heo mẹ (38 - 40°C) và môi trường bên ngoài (thường nhỏ hơn < 35°C), trong khi trung tâm điều hòa thân nhiệt heo con lại chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, dự trữ năng lượng trên heo con ở dạng glycogen là thấp, chủ yếu dự trữ ở gan và cơ (Bảng 1.34). Ngay sau khi sinh ra, heo con sử dụng nguồn glycogen này để tạo nhiệt, glycogen dự trữ chỉ đủ sử dụng khoảng 16 giờ. Sau khi sinh 12 giờ, glycogen suy giảm nhanh chóng, giảm 75% ở gan và 41% ở cơ (Le Dividich và cs., 1994; 2005; Theil và cs., 2011).
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thân nhiệt heo con có sự tương quan thuận với lượng sữa đầu mà heo con bú được (Devillers và cs., 2011; Muns và cs., 2016). Trọng lượng càng thấp thì nhu cấu năng lượng cho 1 kg thể trọng càng cao, nguy cơ thiếu năng lượng cao nhất trên heo con bị chậm tăng trưởng trong tử cung
Khả năng điều hòa thân nhiệt kém và không được bú sữa đầu đầy đủ là nguyên nhân chính gây chết heo con trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Sữa đầu giàu năng lượng (lactose, béo) là nguồn cung năng lượng rất quan trọng cho heo con sau sinh. Vì vậy, heo con mới sinh cấn nhanh chóng được sưởi ấm ở nhiệt độ 38 – 39°C (Alexopoulos và cs., 2018) sau đó cho bú sữa đầu, nhằm đảm bảo thân nhiệt ổn định và cung cấp năng lượng đấy đủ, tăng khả năng sống sót sau khi sinh.
Khi bị stress do lạnh, tùy theo mức độ giảm thân nhiệt mà heo con có biểu hiện khác nhau: run rấy, mất phương hướng, co mạch máu, cứng cơ, chậm nhịp tim và nhịp thở, giảm huyết áp, năm co cụm . Đây là nguyên nhân gây chết chủ yếu trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Heo bị chết do giảm thân nhiệt thường có tình trạng tồi tệ, heo con sống sót nhưng bị stress
b) Vai trò của sữa non đối với sự phát triển hệ thống miễn dịch heo con:
Heo con có khả năng miễn dịch một phần ngay từ ngày thứ 70 của thai kỳ, heo con mới sinh có thể có kháng thể trong máu do tiếp xúc với kháng nguyên trong tháng cuối cùng của thai ký Tuy nhiên, các kháng thế này không đủ bảo vệ heo con, trong khi hệ thống miễn dịch của heo con vẫn còn non nớt và chưa phát triển đầy đủ khi mới sinh. Do đó, sự bảo vệ được đảm bão hoàn toàn khi heo con sau sinh tiếp xúc với nhiều mầm bệnh, buộc hệ thống miễn dịch của chúng phải nhanh chóng trưởng thành, bên cạnh việc truyền thụ động các kháng thể của mẹ qua sữa đầu. Hơn nữa, vì cấu trúc biểu mô màng đệm nhau thai không cho phép các phân từ globulin đi qua nhau thai cho nên việc truyền kháng thể qua sữa non là rất quan trọng.
Sữa đầu là nguồn cung cấp kháng thể phong phú nhất cho heo con. Hàm lượng globulin miễn dịch trong sữa non cao hơn 60 lần so với sữa. Khoảng 65 - 90% các globulin miễn dịch này là IgG, giúp bảo vệ toàn thân. Trong suốt thời gian cho con bú, các globulin miễn dịch IgG dẫn dần được thay thế bằng IgA, có chức năng bảo vệ màng nhấy ruột non của heo con (miễn dịch niêm mạc). Bên cạnh đó, miễn dịch mẹ truyền còn giúp thúc đẩy phát triển hệ thống miễn dịch chủ động của heo con (Le Dividich và cs., 2005; Devillers và cs., 2011)
c) Vai trò sữa đầu trong việc phát triển đường ruột và các mô cơ quan:
Sữa đầu có vai trò đặc biệt giúp phát triển và hoàn thiện chức năng đường ruột heo con. Trong hai ngày đầu tiên sau đẻ, niêm mạc ruột phát triển rất nhanh nhưng vẫn còn non nớt. Việc bú sữa non giúp thúc đẩy sự phát triển của ruột, tăng gấp đôi trọng lượng và tăng chiều dài thêm 30% trong vòng ba ngày sau khi sinh. Trên thực tế, ruột non heo con bị hạn chế khả năng tự sản xuất các yếu tố chức năng mà chỉ thu nhận chúng từ sữađầu hoặc sữa. Các yếu tố này bao gồm: các hormone dạ dày-ruột (insulin, neurotensin và bombesin), các yếu tố tăng trưởng (Insulin grow factor: IGF-I, IGF-II), các yếu tố phát triển biểu mô (epidermal growth factor-EGF).
Các yếu tố tăng trưởng trong sữa đầu (và sữa) liên quan đến dạ dày ruột (gastrointestinal growth factors), insulin (IGF1, IGF II) giúp tăng sinh phát triển mô và trưởng thành các chức năng cơ quan, phục hồi sự tổn thương của đường ruột (Xu và cs., 2000). Việc bú sữa đầu kém còn làm giảm khả năng tăng trưởng trước cai sữa.
- Chia heo thành nhóm lớn/nhỏ
• Cho nhóm heo nhỏ bú trước
• Để mỗi nhóm bú 30-45 phút
-Kiểm tra các núm vú heo con đang bú
· Đặt những con lớn nhất vào và giữ cho chúng bú 1/3 số vú nằm gần chân sau để
đảm bảo những vú này không bị mất sữa
· Những con bú khỏe này sẽ dành lấy những vú tiết sữa tốt và để lại cho những con yếu hơn những vú kém tiết sữa hơn
-Tiếp tục kéo dài việc chia nhóm bú thêm 2 ngày tính từ sau 24 giờ đầu tiên cho đến khi ổ đẻ được điều chỉnh – trường hợp chưa tách ghép được
-Số heo trong ổ nhiều hơn số vú tiết sữa
v Chú ý theo dõi chi tiết tình trạng nái lúc sinh và sau khi sinh để quyết định chích kháng viêm cho heo nái Một số nhận diện để quyết chích kháng sinh hay không:
1. Thời gian sinh bao nhiêu lâu? Sức khỏe heo nái sau sinh khỏe hay yếu? Cần theo dõi thêm
2. Có can thiệp khi sinh
3. Theo dõi thân nhiệt heo mẹ 3ngày đầu.Nhiệt độ 37,5 – 39,5 oC là bình thường.Nếu nhiệt độ > 39,5 oC nên điều trị kháng sinh kèm hạ sốt
4. Quan sát dịch (dịch đặt, dịch có mùi thối) và bầu vú heo mẹ viêm.
5. Nái có còn rặn, sốt, bỏ ăn, giảm ăn... để điều trị kịp thời.
6. Kiểm tra bầu vú của heo nái như:sưng, cứng, nóng. Nếu có 1 trong các biểu hiện trên phài can thiệp bằng kháng sinh. Phác đồ điều trị như sau qua bảng
8 Phòng và điều trị nái viêm
Amox
Oxytocin
Ngày
Ngày đẻ thực tế
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
1
Amox
O (2-4)
2
Handrot
O (2-4 ml)
3
Amox
O (2-4 ml)
4
O (2-4ml)
5
Amox
6
Nghỉ
7
Amox nếu âm hộ nái chưa khô
-Quan sát nái và biểu hiện của heo con
-Heo con có biểu hiện bị đói.
- Nái nằm lấp vú có biểu hiện không cho heo con bú
- Vú cứng, sưng đỏ, đau.
Điều trị
- Kháng sinh và hạ sốt
- Sử dụng Oxytocin để sữa tiết ra - 0.5 – 1 ml Oxytocin 4 lần/ ngày.
- Tỷ lệ thay thế đàn cao (nhiều nái hậu bị đẻ ở thời điểm hiện tại)
- Heo nái bị bệnh.
- Nhiệt độ chuồng quá nóng.
- Thiếu nước uống hoặc chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh.
- Heo nái tổn thương móng chân.
-Thức ăn không đủ cho heo về số lượng hoặc chất lượng không đảm bảo (không ngon miệng – thức ăn bị nấm mốc,...)
- Cho bú trong thời gian ngắn hơn (cai sữa sớm).
- Heo nái bị sót nhau.
*Một số phương pháp cho ăn
Cho ăn thủ công (bằng tay).
- Cho ăn nhiều lần trong ngày, ít nhất 4 lần/ngày
- Cho ăn dựa vào lượng cám nái ăn vào lần gần nhất trước đó và ngày sau khi sinh à 20 phút sau khi cho ăn kiểm tra xem lượng cám nái có ăn hết không
Cho ăn tự động.
- Để nái quyết định ăn khi nào và ăn bao nhiêu
- Luôn có đầy cám trong hệ thống
- Vét cám hư bỏ đi 1 lần mỗi ngày
- Silo phải được làm trống 6 tuần/lần để tránh cám thừa
*Lưu ý: Nước uống:
- Luôn cung cấp đủ nước sạch cho nái uống
- Áp lực nước 2 lít/phút
9 Quy trình ăn cho nái sau sinh
Thời gian
Nái tơ
(kg/con/ngày)
Nái rạ
(kg/con/ngày)
Mã số cám
Ngày đẻ
1
1,5
1992
Sau đẻ 1 ngày
2
2,5
1992
Sau đẻ 2 ngày
3
3,5
1992
Sau đẻ 3 ngày
4
4,5
1992
Sau đẻ 4 ngày
5
5,5
1992
Sau đẻ 5 ngày đến cai sữa
Ăn tự do tối thiểu 7kg/con/ngày
Ăn tự do tối thiểu 7kg/con/ngày
1992
Lưu ý: Bắt đầu 1 ngày sau đẻ nếu heo nái ăn được cho ăn tự do Lượng ăn tối thiểu = 1% Trọng lượng heo mẹ + 0,4 x Số lượng heo con
- Heo nái nuôi con chích vắc-xin Farrowsure B (Công ty Zoetis) để phòng bệnh Parvo virus, Lep-to, đóng dấu son, nếu thấy cần thiết. Chích lúc 7 - 14 ngày nuôi con.
- Vắc-xin dịch tả chích lúc 14 ngày nuôi con
- Lưu ý những con heo nái không bầu, sảy thai, lốc nhiều lần để chích nhắc lại vắc-xin.
Mục tiêu
-Heo con sơ sinh tự bú và có lượng sữa đầu cần thiết
- Số ngày nuôi con <=24 ngày trọng lượng cai sữa trung bình >6kg
- Tỉ lệ sống heo con chọn nuôi khi cai sữa đạt > 94%
- Giữ vệ sinh
- Luôn sát trùng tay
- Không sử dụng chung thiết bị dụng cụ giữa các ổ đẻ
- Sưởi ấm cho heo con sơ sinh : Nhiệt độ cần cho heo con là 32 – 38 độ C 72 giờ đầu tiên sau khi heo con được sinh ra việc quan trọng cần chú ý:
- Giữ cho heo ấm và khô
- Lượng sữa đầu hấp thu
- Heo con bú được
-Vú nái và tập bú
- Sức khỏe heo và tránh gây căng thẳng
10 Nhiệt độ thích hợp cho heo con
Loại heo
Tuần tuổi
Trọng lượng (kg)
Nhiệt độ tiêu chuẩn (0C)
Ghi chú
Tối ưu
Biên độ
Heo con mới sinh
1
0.8 – 1.8
35
32 - 38
Phải có lồng úm
Heo con từ 1 – 3 tuần tuổi
1-3
1.3 – 6.5
28
24 - 30
Phải có lồng úm
Heo con cai sữa
3–6
5 – 15
28
24 - 30
Thời điểm: chỉ thực hiện sau khi heo con bú đủ lượng sữa đầu (12 giờ sau khi sinh
Bấm răng
Dụng cụ chuẩn bị: kìm bấm ngâm nước sát trùng nhẹ, bình xịt đánh dấu.
Thực hiện:
-Bước 1: Giữ cố định heo con
-Bước 2: Đặt kìm bấm song song với xương hàm, không đặt kìm lên trên nướu răng
-Bước 3: Bấm phần nhọn của răng, 1/3 răng. Đánh dấu những con bấm.
Mài răng
- Mài răng cẩn thận
- Dùng máy mài
- Mài ngang với những cái xung quanh
Cắt đuôi
-Dùng kìm điện cắt đuôi cho heo con
-Vị trí cắt đuôi từ khấu đuôi ra 2cm
Thời gian thực hiện: lúc heo con 3 ngày tuổi.
- Chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ.
* Chích sắt:
- Liều 1-2ml (200mg sắt/con).
- Cách chích: Kéo lệch da cổ và chích vuông gốc vào bắp cổ,
- Kim sử dụng kim số 7 (0.7*13mm).
- Nhỏ cầu trùng: 20 mg Toltrazuril/kg thể trọng tương đương 0,4ml Toltrazuril 5%/kg thể trọng hoặc 1ml Toltrazuril 5%/con.
- Kiểm tra dị tật, xịt thêm cồn i-ốt vào rốn.
- Ghi chép số liệu trên biểu mẫu theo dõi
*Thao tác thiến
- Sát trùng trước vết thiến.
- Mổ 2 đường, không làm rách màng bao tinh hoàn,
- Dùng 2 ngón tay ép cho 2 tinh hoàn thoát ra.
- Dùng banh kẹp xoáy 2 vòng và giật ra (chú ý phần dây mỡ).
- Sát trùng lại vết thiến bằng cồn i-ốt
- Tiêm 1ml kháng sinh.
* LƯU Ý:
- Nếu heo con tiêu chảy ta dời lại 7-12 ngày tuổi.
- Nếu thấy có dị tật (hernia, ẩn tinh hoàn,...) sẽ thiến vào sau 14 ngày tuổi.
Mục đích:
-Giúp heo con biết ăn sớm, tỷ lệ đồng đều cao và giảm stress khi cai sữa
-Giảm tỷ lệ hao mòn của heo mẹ
-Tránh heo con cắn bầu vú heo mẹ, hạn chế viêm vú
-Giảm tỷ lệ tiêu chảy heo con sau khi cai sữa
-Tập ăn và uống cho heo con theo mẹ lúc 5 ngày tuổi
- Ngày tập ăn 4-8lần/ngày,mỗi lần rất ít khoảng 30-60 viên cám.
-Vị trí đặt máng thuận lợi cho heo con ăn ngủ, có không gian cho heo di chuyển xung quanh máng.
-Khi đặt máng cần gây tiếng động làm heo con chú ý. Không để thức ăn thừa trong máng cũ
-Khi heo biết ăn cho ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ít kích thích thèm ăn
-Vệ sinh máng sạch sẽ hằng ngày, sát trùng để khô.
-Mỗi ô có máng ăn riêng. Đối với heo ăn yếu cho ăn cám lỏng.
-Heo con giai đoạn từ 5 - 24 ngày tuổi tập ăn: 200-350 gram/ con Tập ăn cho heo con từ 5 ngày tuổi: Số lần 4- 8 lần/ngày. Thức ăn cám 1912
1. Ngày thứ nhất: Mỗi bữa ăn, dùng 3 ngón tay để lấy "nhúm" thức ăn
2. Ngày thứ hai: Mỗi bữa ăn, dùng 4 ngón tay để lấy "nhúm" thức ăn
3. Ngày thứ ba: Mỗi bữa ăn, dùng 5 ngón tay để lấy "nhúm" thức ăn
4. Sau ngày thứ tư: Heo con đã biết ăn, dùng cả lòng bàn tay để lấy "bụm" thức ăn.
-Tách ghép ít nhất có thể không chuyển heo bầy nhỏ qua bầy lớn tuổi hơn trừ khi heo to, khỏe
-Chỉ ghép heo khỏe mạnh, không bệnh tật tách ghép giữa các phòng đối với heo 36h tuổi trở lại
-Những con lớn hơn 36h tuổi nên giữ lại phòng, tránh đem heo con sang phòng khác
-Cần chú ý số vú heo nái đủ khi chuyển heo con qua
-Đảm bảo kích cở núm vú phù hợp ghép heo nhỏ vào nái lứa 1,2 và không nên mài răng những heo này
-Chuyển những con lớn nhất đi ( trường hợp ghép cùng ngày sinh) --- -Cần để lại >50% bầy heo con nguyên gốc
-Chia nhóm bú những con ghép bầy để đảm bảo lượng sữa hấp thu.
: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Thời gian : đề tài được tiến hành từ ngày 10/6/2024đến ngày10/9/2024
Địa điểm : Trại heo Phong Lộc , thôn Nam Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Heo nái nuôi con và heo con theo mẹ. Tất cả các heo khảo sát đều thuộc giống lai Landrace – Yorkshire. Ngoài ra, chúng tôi còn theo dõi tình hình của các nái trong thời gian nuôi con để biết được ảnh hưởng của heo mẹ lên khả năng tăng trọng của heo con.
Vì thời gian khảo sát kéo dài, số heo của trại nhiều, số nhóm nái đẻ trong 3 tháng nhiều.... nên chúng tôi chỉ chọn ra 1 nhóm tiến hành thử nghiệm quy trình. Bố trí thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.1
Bảng 3. 1 Quy trình thí nghiệm
Ngày tuổi
Thí nghiệm ( n 355)
5-28
TĂHH 1912
12-18
Cricovirut
21-25
PRRS
Theo số liệu ghi nhận của trại có 26 nái sinh với tổng số heo con là 355 con. Các heo con này được tập ăn từ 5 ngày tuổi với TĂHH 1922, sau đó đến khi cai sữa thì chuyển qua TĂHH 1012. Tất cả các số liệu về tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và tình hình bệnh đã được trại ghi nhận
Đối với lô thí nghiệm 355 heo con cũng được tập ăn từ 5 ngày tuổi với TĂHH 1912). Heo con được cho ăn thức ăn 1912 đến ngày thứ 4 sau cai sữa (khoảng 28 ngày tuổi) mới chuyển sang TĂHH 1012.. Chuyển từ loại thức ăn cũ sang loại thức ăn mới được tiến hành từ từ trong 3 ngày với tỉ lệ ngày đầu là 75 % thức ăn cũ và 25 % thức ăn mới, ngày thứ 2 là 50 % thức ăn cũ và 50 % thức ăn mới, ngày thứ 3 là 25 % thức ăn cũ và 75% thức ăn mới. Khi heo con được 12-18 ngày tuổi thì chích Cricovirut với liều 0,2 ml/con và ngày thứ 21-25 chích PRRS với liều 0,2 ml/con để phòng ngừa các bệnh về hô hấp, tai xanh và tiêu chảy.
Đối với quy trình phòng bệnh, điều kiện chuồng trại và chăm sóc thì toàn bộ đều giống nhau.
Khảo sát ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lên khả năng tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn của heo con từ sơ sinh đến khi cai sữa.
Khảo sát ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lên tỷ lệ các biểu hiện bệnh lý lâm sàng trên heo nái và heo con như tiêu chảy, hô hấp (ho, thở bụng, hắt hơi, sổ mũi), các triệu chứng khác (viêm khớp, sốt, ghẻ...); và tỷ lệ nuôi sống trong suốt thời gian thí nghiệm.
Trọng lượng trung bình của heo con sơ sinh (TLTBSS): là trọng lượng trung bình của heo con sơ sinh còn sống trên ổ (kg/con) và được tính theo công thức sau:
TLTBSS (kg/con) = Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ/số heo con sơ sinh còn sống trên ổ.
Trọng lượng trung bình heo con cai sữa (TLTBCS): là trọng lượng trung bình của heo con còn sống đến cai sữa (kg/con) và được tính theo công thức sau:
TLTBCS (kg/con) = Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ/số heo con cai sữa còn sống trên ổ.
Tỷ lệ heo tiêu chảy (TLTC):
TLTC (%) = (số con tiêu chảy/tổng số con khảo sát) x 100 %
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC):
TLNCTC (%) =(tổng số ngày tiêu chảy/tổng số ngày nuôi) x 100 %
Tỷ lệ heo có triệu chứng hô hấp (TLHH):
TLHH (%) = (số con có triệu trứng hô hấp/tổng số con khảo sát) x 100 % Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp (TLNCHH):
TLNCHH (%) = (tổng số ngày con có triệu chứng hô hấp/tổng số ngày nuôi) x 100 %
Tỷ lệ heo có triệu chứng khác (TLTCK): là tỷ lệ heo biểu hiện các triệu chứng khác ngoài các triệu chứng trên, được tính theo công thức sau:
TLTCK (%) = (số con có triệu chứng khác/tổng số con khảo sát ) x 100 %
Số liệu được thu thập và được quản lý bằng phần mềm Excel, sau đó được xử lý bằng phần mềm Minitab .Các chỉ tiêu trọng lượng heo con sơ sinh, trọng lượng heo con cai sữa và tăng trọng tuyệt đối từ sơ sinh đến cai sữa được ghi chép lại định kỳ.
: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong suốt quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã ghi nhận có 26 nái sinh trong thời gian này. Tất cả các nái này đều thuộc giống lai (Landrace x Yorkshire ). Lứa đẻ của nái và tình trạng của nái sau khi sinh được chúng tôi ghi nhận trong giai đoạn nuôi con bởi vì các yếu tố này ảnh hưởng khá lớn đến tăng trọng và sức khỏe của heo con sau này. Kết quả nái khảo sát được trình bày qua Bảng 4.1
1 Số nái khảo sát
Lô
(Thí nghiệm)
Số heo nái (con)
26
Trung bình lứa đẻ của đàn nái
4
Số nái bệnh sau khi sinh (con)
9
Tổng số heo con (con)
355
Trung bình số heo con (con/nái)
13,65
Từ kết quả chúng tôi ghi nhận, các nái của trại đều thuộc từ lứa 1 đến lứa 5, có 4 nái thuộc lứa 8, trung bình lứa đẻ của nái là 4 Như vậy đa phần các nái của trại còn rất tơ.
Ở nhóm được chúng tôi làm thí nghiệm, tổng số heo con sơ sinh còn sống là 355 con, số con trung bình trên ổ là 13,65 con/ổ. Trong tổng số nái khảo sát, có 7 nái bị viêm tử cung sau khi sinh và 2 nái bị tiêu chảy trong giai đoạn nuôi con. Tất cả nái viêm tử cung đều có dịch màu trắng đục, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt; trong đó có 2 nái (19494, 26115) kèm theo triệu chứng viêm vú (vú sưng cứng, hơi đỏ và đau). Các nái viêm vú thường nằm úp, và ít cho heo con bú. Nái tiêu chảy thì ăn rất ít, có ngày bỏ ăn và giảm trọng nhanh. Các nái bị bệnh có sản lượng sữa giảm nên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trọng và tình trạng sức khỏe của heo con.
Nái bị viêm tử cung, viêm vú được điều trị bằng Oxytocin (4 ml/con) và kháng sinh Amox (1 ml/10 kg). Nái bị tiêu chảy được điều trị với kháng sinh Erofloxacin 1 ml/10 – 15 kg thể trọng). Nái được điều trị kháng sinh trong 3 ngày liên tục, nếu không khỏi sẽ chuyển sang dùng loại kháng sinh khác cho đến khi khỏi hẳn. Kết quả điều trị trên nái được trình bày qua Bảng 4.2.
2 Kết quả điều trị trên nái
STT
Số tai nái
Triệu chứng
Số ngày điều trị (ngày)
1
19202
Viêm tử cung có mủ trắng, sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít
5
2
19494
Viêm tử cung có mủ trắng, sốt, ăn ít, giảm sữa
7
3
19234
Viêm tử cung có mủ trắng, ăn ít, sốt
3
4
20018
Viêm tử cung có mủ trắng, sốt, ăn ít
4
5
00001
Viêm tử cung có mủ trắng, sốt, ăn ít
3
6
26115
Viêm tử cung có mủ trắng, sốt
4
7
00005
Viêm tử cung có mủ trắng, sốt, ăn ít
6
8
20015
Tiêu chảy, bỏ ăn hay ăn ít
2
9
19654
Tiêu chảy, bỏ ăn hoặc ăn ít
3
Bảng 9 cho thấy rằng số ngày điều trị viêm tử cung ngắn nhất là 3 ngày và dài nhất là 7 ngày; số ngày điều trị tiêu chảy trên nái ngắn nhất là 2 ngày và dài nhất là 3 ngày. Thời gian điều trị dài hay ngắn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của từng nái. Thời gian nái bị bệnh càng dài thì khả năng tăng trọng heo con càng giảm. Nái bị bệnh cũng có thể là nguyên nhân làm heo con tiêu chảy nếu heo con bú phải sữa của vú bị viêm, hay liếm phải phân heo mẹ bị tiêu chảy hay dịch viêm tử cung.
Trọng lượng heo con sơ sinh có liên quan mật thiết tới trọng lượng cai sữa, sức sống và sức tăng trọng của heo con sau này. Trọng lượng heo con càng lớn thì heo con càng khỏe và bú được càng nhiều sữa đầu, nhận được càng nhiều kháng thể mẹ truyền và sức tăng trọng heo con càng cao. Heo con nhỏ vóc thì sức sống càng thấp. Trọng lượng heo con sơ sinh khảo sát được thể hiện qua Bảng 4.3.
3 Chỉ tiêu thí nghiệm
Chỉ tiêu
Thí nghiệm
Số heo sơ sinh còn sống (con)
355
Tổng TLHSSCS (kg)
532,5
TLTBSS (kg/con)
1,5-1,55
Từ Bảng 10 cho thấy trọng lượng trung bình sơ sinh. Như vậy số heo con được chọn làm thí nghiệm khá đồng đều về trọng lượng
Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Kim Khánh (2007) tại trại heo Thịnh Phát thì trọng lượng trung bình của heo con sơ sinh là 1,53 kg/con và kết quả khảo sát của Phạm Công Huỳnh (2009) tại Xí Nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, huyện Củ Chi là 1,60 kg/con. Như vậy kết quả của chúng tôi (1,5 kg/con) thấp hơn so với của hai tác giả trên. Sự khác biệt này có thể do số heo con sơ sinh còn sống trên ổ của chúng tôi khảo sát cao hơn của hai tác giả trên nên trọng lượng sơ sinh của heo con thấp hơn. Hơn nữa, nái ở trại chúng tôi phần lớn là nái rạ (đẻ lứa 4) nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trọng lượng trung bình của heo con sơ sinh.
Tuổi cai sữa của heo ở trại chúng tôi biến thiên từ 21 – 26 ngày tuổi, tùy theo trọng lượng và tình trạng sức khỏe của heo con. Kết quả trọng lượng trung bình heo con cai Bảng 4.4.
4 Trọng lượng trung bình cai sữa
Chỉ tiêu
Thí nghiệm
Số heo con cai sữa (con)
350
Số ngày tuổi trung bình cai sữa (ngày)
23
Tổng TLCS (kg)
2170
TLTBCS 21 ngày tuổi (kg/con)
6,2
So với lúc sơ sinh, số lượng heo con lúc cai sữa của này có giảm và còn lại là 350 con (Bảng 4.4 ). Cũng theo Bảng 4.4 trọng lượng trung bình cai sữa là 6,2
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) trọng lượng heo cai sữa lúc 4 tuần tuổi xếp hạng tốt là phải đạt trọng lượng 7,27 kg/con, đạt mức khá là từ 5 – 7,27 kg/con và kém là dưới 5 kg/con. Theo tiêu chuẩn đó thì kết quả của trại chúng tôi khảo sát là đạt mức khá.
Như vậy ở giai đoạn theo mẹ, quy trình chăn nuôi chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng trọng của heo con. Có thể trong giai đoạn này tăng trọng của heo con còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nái, nguồn sữa mẹ, các điều kiện ngoại cảnh khác... trong đó sữa mẹ là quan trọng nhất. Ngoài ra giai đoạn này heo con ăn thức ăn rất ít, do đó tác động của quy trình chăn nuôi và thức ăn chưa rõ rệt.
So với kết quả khảo sát của Nguyễn Kim Khánh (2007) tại trại heo Thịnh Phát thì trọng lượng trung bình heo con cai sữa lúc 21 ngày tuổi là 5,38 kg/con.Kết quả này thấp hơn kết quả của trại chúng tôi (lô I là 6, 2 kg/con). Tuy nhiên, kết quả khảo sát của chúng tôi thấp hơn của Huỳnh Nữ Thanh Tuyền (2010) khảo sát tại xí nghiệp chăn nuôi heo giống 2 – 9 là 6,24 kg/con. Sự khác biệt này có thể do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, thức ăn tập ăn khác nhau và đặc biệt là tỷ lệ nái nuôi con bị bệnh cao và tỷ lệ bệnh trên heo con giai đoạn theo mẹ của chúng tôi cao hơn kết quả của Huỳnh Nữ Thanh Tuyền (2010) (tỉ lệ ngày con tiêu chảy là 1,24 %, tỉ lệ con có triệu chứng hô hấp là 1,16 %) . Chính các yếu tố này đã ảnh hưởng đến trọng lượng cai sữa của heo tại trại chúng tôi khảo sát thấp hơn của Huỳnh Nữ Thanh Tuyền.
Tỷ lệ tiêu chảy phản ánh số lượng heo bị bệnh tiêu chảy trong đàn và ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa, hấp thu thức ăn và tăng trọng của heo. Vì vậy tỷ lệ tiêu chảy đã được chúng tôi ghi nhận và thể hiện ở Bảng 4.5.
5 Tỷ lệ heo bị tiêu chảy
Giai đoạn
Nhóm
Sơ sinh – cai sữa
Số heo sơ sinh
355
Số heo tiêu chảy
102
Tỷ lệ heo tiêu chảy
0,28
Từ bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn heo con theo mẹ là (0,28%). Kết quả khảo sát của. Như vậy quy trình chăn nuôi không làm giảm tính trầm trọng của bệnh tiêu chảy.. Ở trại chúng tôi, heo con bị tiêu chảy được điều trị bằng thuốc Octacin – En 5 % với liều 1 ml/10 kg thể trọng, những heo con có kèm theo mất nước nhiều thì được tiêm bổ sung thuốc bổ Catosal (1 ml/10 kg thể trọng) và dung dịch glucose 5 % (1 ml/2 kg thể trọng).
Các triệu chứng hô hấp như ho, thở bụng, hắt hơi, sổ mũi.... Chúng tôi không ghi nhận được các triệu chứng hô hấp trên heo con theo mẹ.
Ngoài các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy và hô hấp, heo con còn mắc một số triệu chứng khác như viêm khớp, sốt... Kết quả tỷ lệ heo từ sơ sinh đến chuyển thịt có các triệu chứng khác được trình bày qua Bảng 4.6.
6 Tỷ lệ heo có triệu chứng khác
Chỉ tiêu
Nhóm
Số heo con sơ sinh
355
Số heo con có triệu chứng khác
25
Tỷ lệ heo con có triệu chứng khác (%)
0,07
Từ Bảng 4.6 ta thấy tỷ lệ heo có triệu chứng khác là 0,07 %
Những heo con bị viêm khớp lâu ngày thường còi cọc chậm lớn hơn so với những con heo khác do chúng di chuyển đến bú mẹ hay đến máng ăn thường chậm hơn những con heo khỏe. Vì vậy khả năng tăng trọng của những heo này bị ảnh hưởng đáng kể.
: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Qua quá trình thực hiện đề tài "Khảo sát quy trình chăm sóc heo nái nuôi con, heo con theo mẹ và một số bệnh lý thường gặp tại trại Phong Lộc, Tây Sơn, Bình Định" chúng tôi ghi nhận dược kết quả sau:
Ø Tăng trọng
Tăng trọng tuyệt đối của heo con ở giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa của nhóm thí nghiệm và các nhóm đẻ trước đó đều như nhau
Ø Tình hình bệnh
Ở giai đoạn theo mẹ, tỷ lệ heo bị tiêu chảy của (0,28 %)
Đối với triệu chứng hô hấp chúng tôi không phát hiện triệu chứng hô hấp trên heo con theo mẹ
Đối với triệu chứng khác như viêm khớp, sốt... chỉ ghi nhận được trên heo là 0,07%
Như vậy có thể kết luận hiệu quả của quy trình chăn nuôi này đối với tăng trọng và một số biểu hiện bệnh lý của heo nái nuôi con và heo con theo mẹ phát triển bình thường
Qua thời gian thực tập chúng tôi nhận thấy rằng sự khác biệt giữa quy trình trại đang thực hiện và quy trình mới không có sự khác biệt lớn. Vì vậy chúng tôi có một số đề nghị như sau:
Nên bố trí lặp lại thí nghiệm tại trại với quy mô lớn hơn, nhiều lần trong năm.Hạn chế sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn quy trình tiêm phòng cho heo đúng độ tuổi để tăng sức đề kháng với các bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh về đường hô hấp trên heo con.
Nên có chế độ chăm sóc đặc biệt cho những nái gầy sau khi nuôi con để cải thiện sức sống và trọng lượng heo sơ sinh lứa sau. Nên có khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo đủ nhu cầu cho nái khi mang thai cũng như nuôi con. Nên tăng số lần ăn trong ngày cho nái đẻ lên 3 – 4 lần/ngày giúp nái ăn được nhiều hơn.
1. Trần Thị Dân, 2003. Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh (107 trang).
2. Phạm Công Huỳnh, 2009. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo nái tại Xí Nghiệp chăn nuôi heo Phước Long huyện Củ Chi, Tp HCM. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Tủ sách Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM.
3. Nguyễn Kim Khánh, 2007. Khảo sát khả năng sinh sản của nhóm giống YL và LY ở trại chăn nuôi heo Thịnh Phát huyện Củ Chi Tp HCM. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Tủ sách Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM.
4. Nguyễn Thành Nhân, 2006. Khảo sát khả năng ảnh hưởng của kiểu trữ thức ăn đến tăng trưởng heo con từ cai sữa đến 56 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Tủ sách Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM.
5. Võ Văn Ninh, 2005. 52 câu hỏi chăn nuôi heo ở nông hộ. NXB Đà Nẵng (97 trang).
6. Võ Văn Ninh, 2008. Kinh nghiệm chăn nuôi heo. NXB Đà Nẵng (192 trang).
7. Bùi Văn Phúc, 2011. Khảo sát ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lên khả năng tăng trọng và một số biểu hiện bệnh của heo con từ sơ sinh đến 55 ngày tuổi tại trại Minh Toàn, Long Thành, Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
8. TS. Vũ Đình Tôn và KS. Trần Thị Thuận, 2005. Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Hà Nội (234 trang).
9. Ngô Văn Tới, 2005. Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo cai sữa giai đoạn 21 – 55 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại Xí Nghiệp chăn nuôi heo Phú Xuân, Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Tủ sách Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM.
10. Phan Thanh Tú, 2011. Khảo sát ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lên khả năng tăng trọng và một số biểu hiện bệnh của heo con từ sơ sinh đến 55 ngày tuổi tại trại Nguyễn Anh Dũng, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
11. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000. Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Nông Nghiệp (323 trang).
12. Huỳnh Nữ Thanh Tuyền, 2010. Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo con giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi heo giống 2 – 9. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Tủ sách Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro