champa
CHƯƠNG VI: TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
Trong suốt chiều dài phát triển tộc người, dân tộc Chăm luôn luôn có mối quan hệ gắn liền với sự tồn tại và suy vong của nhà nước Champa, nên cơ cấu tổ chức xã hội của người Chăm ngày nay còn mang nhiều ấn cơ cấu tổ chức của nhà nước Champa thời cổ đại với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ba nền văn minh lớn Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc…cùng với sự tác động của ba tôn giáo lớn Bàlamôn giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
Trên thực tế, ba tôn giáo này không tồn tại và phát triển cùng một lúc, mà chỉ tồn tại theo từng thời kỳ lịch sử phát triển thịnh vượng khác nhau.
Ấn giáo
Nơi sản sinh ra Ấn giáo là đất nước Ấn Độ. Đây là một tôn giáo đa thần, trong đó đề cao nhất là Brama (vị thần sáng tạo thế giới)
Giáo lý của Bàlamôn giáo là thuyết luân hồi.
Đạo Bàlamôn giáo được xem như là công cụ đắc lực để bảo vệ đẳng cấp ở xã hội Ấn Độ, đạo Bàlamôn chia xã hội Ấn Độ thành 4 đẳng cấp: Bramam. Ksatrya, Vaisya, Sudra.
Trên cơ sở kinh Vêđa do người Aryen từ phía Tây Bắc Ấn Độ đưa vào, là tôn giáo thờ Brahma (chúa tể các vị thần, nguồn gốc của vũ trụ), được thể hiện ở 3 ngôi thống nhất của bộ 3 vị thần: Brahma (thần sáng tạo), Visnu (thần bảo tồn), Siva (thần tái tạo).
Đạo Bàlamôn được truyền bá ở Ấn Độ qua nhiều thế kỷ, có một thời gian dài đạo này bị suy thoái nhưng sau nó lai chiếm lại vị trí là một tôn giáo hàng đầu ở Ấn Độ.
Đến thế kỷ thứ IX đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ … và được gọi là đạo Hinđu. Về cơ bản vẫn là thờ 3 vị thần: Brahma, Siva và Vishnu.
Đạo Bàlamôn được truyền bá ở Ấn Độ qua nhiều thế kỷ, có một thời gian dài đạo này bị suy thoái nhưng sau nó lai chiếm lại vị trí là một tôn giáo hàng đầu ở Ấn Độ.
Đến thế kỷ thứ IX đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ … và được gọi là đạo Hinđu. Về cơ bản vẫn là thờ 3 vị thần: Brahma, Siva và Vishnu.
Phật giáo
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ V- VI TCN tại Ấn Độ, trong thời gian này ở Ấn Độ đạo Bàlamôn đang giữ địa vị thống trị. Nhưng với tính chất mang tính cộng đồng không có tính phân biệt đẳng cấp như ở đạo Bàlamôn nên Phật giáo ngày càng phát triển mạnh, đến thế kỷ III – II TCN Phật giáo trở thành quốc giáo ở Ấn Độ.
Phật giáo vừa là một tôn giáo vừa là một trào lưu triết học. Nó tiếp thu cả những quan niệm duy vật và duy tâm, đặc biệt nó tiếp thu và phát triển tư tưởng biện chứng và hình thành các tư tưởng biện chứng của Phật giáo hết sức sâu xa. Điều này làm cho Phật giáo khác so với nhiều tôn giáo khác.
Hiện nay, Phật giáo là một trong số những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có tính đồ của Phật giáo .
Do vị trí gần biển nên có nhiều hải cảng lớn thu hút tàu thuyền buôn bán của các thương gia trên thế giới như Ấn Độ , Trung Quốc và sự giao lưu của các nước cũng diễn ra rất sôi nổi tại các hải cảng Champa.
Từ thế kỷ VII trở đi, ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Champa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ảnh hưởng này để lại dấu ấn rất lớn đến mức người ta thấy yếu tố Ấn Độ trong văn hóa Chămpa. Bên cạnh đó, đạo Phật cũng là một trong những tôn giáo ảnh hưởng rất nhiều đến tôn giáo và tín ngưỡng Champa.
Nhà nghiên cứu Finot (1901), Parmemtier (1902) đã tiến hành khai quật và phát hiện được một Phật viện có tên Đồng Dương mà sử cổ Trung Quốc và sử cổ Champa vẫn thường nhắc tới. Căn cứ vào tấm bia được tìm thấy thì phật viện Đồng Dương do vua Indravarmam II chính thức sáng lập vào năm 875.
Phật viện có quy mô rất lớn , theo miêu tả của Parmemtier thì khu kiến trúc này kéo dài xuyên suốt hơn 1330m bắt đầu từ hướng Tây và chấm dứt ở hướng Đông. Riêng khu chánh điện thờ Phật là một vành đai hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m cùng hệ thống tường bao bọc kiên cố.
Từ tất cả các di tích tìm thấy được cho chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của Phật giáo đến Champa là rất lớn và đồng thời cũng có ý kiến cho rằng đây là trung tâm để phát triển ảnh hưởng của Phật pháp đi các vùng lân cận.
III. Hồi giáo
Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ra đời vào khoảng thế kỷ VII ở khu vực bán đảo Ả Rập do Mohamed (570 – 632) sáng lập nên. Đây là thời kỳ tan rã của chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến. Đến thế kỷ VIII, Hồi giáo thật sự có sự phát triển hoàn chỉnh và mở rộng địa bàn ảnh hưởng sang các quốc gia khác trên thế giới và ngày nay nó cũng là một trong những tôn giáo lớn và có số tín đồ đông trên thế giới.
Hồi giáo du nhập vào Chăm thông qua hoạt động buôn bán của các thương nhân Ả Rập, Ba Tư và có nhiều tài liệu cho rằng Hồi giáo tồn tại ở người Chăm từ thế kỷ X.
Bằng nhiều con đường nhưng không liên tục là một trong những nguyên nhân khiến cho Hồi giáo xâm nhập vào người Chăm đã bị biến đổi thành đạo Bàni chịu ảnh hưởng nặng nề của Bàlamôn, Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian.
Giáo lý của Hồi giáo được tập trung trong kinh Coran, nội dung giáo lý Hồi giáo đã quy định tập trung 5 diều giáo luật mà mỗi tín đồ phải thực hiện:
+ Xác tín: xác nhận sự tin tưởng tuyệt đối vào thượng đế Allah là duy nhất và Thiên Sứ Mohamed là người nhận những lời thánh truyền của Allah (thượng đế)
+ Cầu nguyện 5 lần mỗi ngày và đi dự lễ chung vào trưa ngày thứ 6 hàng tuần.
+ Nhịn ăn vào tháng Ramadan (vào tháng 9 lịch Hồi giáo) hàng năm. Mọi tín đồ đều phải nhịn ăn ban ngày khi có mặt trời và chỉ được ăn khi mặt trời lặn.
+ Bố thí hình thức tương trợ người nghèo của tín đồ Hồi giáo.
+ Hành hương về thánh địa La Mecque một lần trong đời . Đây là một bổn phận đối với những tín đồ Hồi giáo có phương tiện.
Ảnh hưởng của Hồi giáo vào nền văn hoá Chăm chưa lâu dài và sâu sắc như của Bàlamôn nhưng nó góp phần tạo cho nền văn hoá Chăm một sắc thái riêng.
Hồi giáo khi được người Chăm tiếp nhận thì người Chăm cũng có một số thay đổi như có một số luật lệ riêng, không quá phụ thuộc vào giáo luật Hồi Giáo như trong các nghi lễ như cưới hỏi hay ma chay v…v…
Giáo luật của Hồi giáo chủ yếu là do tầng lớp tu sĩ thực hiện. Sự biến đổi của giáo luật là một đặc trưng độc đáo của Hồi giáo Chăm. Trong khi đó, Hồi giáo đòi hỏi một sự phục tùng tuyệt đối với các giáo luật và cả các tập tục người Hồi giáo. Hồi giáo của người Chăm cũng nghiêng về phần tế lễ và thực hiện các nghi lễ nhất là vào các kỳ lễ lớn
Ảnh hưởng của Hồi giáo vào nền văn hoá Chăm chưa lâu dài và sâu sắc như của Bàlamôn nhưng nó góp phần tạo cho nền văn hoá Chăm một sắc thái riêng.
Ảnh hưởng của Hồi giáo vào nền văn hoá Chăm chưa lâu dài và sâu sắc như của Bàlamôn nhưng nó góp phần tạo cho nền văn hoá Chăm một sắc thái riêng.
Đặc biệt từ sau thế kỷ XV, để giải quyết sự xung đột giữa hai tôn giáo, người Chăm ở vùng Panduranga đã biết ứng dụng quan niệm lưỡng hợp dung hòa hợp nhất giữa hai tôn giáo Bàlamôn giáo và Hồi giáo bằng cách phân lập thành hai nhóm cộng đồng dân cư Ahier và Awal dựa trên quan niệm: “Tuy hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong cùng chung một nền văn hoá”.
Ahier biểu trưng cho Nam (Linga – Yang – Nam thần). Awal biểu trưng cho Nữ (Yoni – Awluah – Nữ thần). Mối quan hệ lưỡng hợp này người Chăm đúc kết thành một biểu tượng của sự thống nhất gọi là HAOMKAR.
Vị trí và vai trò của các vị chức sắc tôn giáo của người Chăm
Mọi tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi của Palei thường do người đứng đầu chức sắc tôn giáo như Po Gru Awal (đối với cộng đồng Chăm Klak Awal), Po Gru Ahiér (đối với cộng đồng Chăm Klak Ahiér) và ông Imâm(đối với cộng đồng Chăm Birau) quyết định. Tùy theo nhóm cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo mà có hệ thống chức sắc khác nhau.
Đối với nhóm cộng đồng Awal, hệ thống chức sắc của các vị tăng lữ được phân theo thứ tự các cấp bậc từ cao đến thấp như sau :
GruImâm – imâmtanKatip – katiptanMâdin – mâdintanAcar
Thông thường các vị chức sắc tôn giáo được kế tục theo cha truyền con nối. Dòng họ có trách nhiệm đứng ra làm lễ tôn chức Acar, Mâdin – Mâdintan, Katip – Katiptan, Imâm – Imâmtan và Gru (người có chức sắc cao nhất). Vì vậy, vai trò của dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với giới chức sắc tín ngưỡng – tôn giáo, nhất là tạo cơ sở nâng cao uy tín của mỗi thành viên.
Mỗi thang magik (Nhà cầu nguyện) thường gồm có khoảng 15 vị đến 40 vị chức sắc awal. Trong số này tự bầu ra Ban lãnh đạo tôn giáo có nhiệm kỳ hoạt động từ 3 – 5 năm, thành phần cơ cấu trong Ban lãnh đạo gồm : Gru, Imâmtan, Katiptan và Mâdintan.
Các vị lãnh đạo được bầu trong giới chức sắc tôn giáo thuộc cộng đồng awal chủ yếu là để điều hành công việc trong các buổi lễ và chỉ giải quyết những gì liên quan đến đạo giáo. Mọi quyết định liên quan đến đạo giáo chỉ được thực hiện trong hàng ngũ nội bộ chức sắc tăng lữ.
Các công việc liên quan đến đạo giáo được phân công cụ thể cho mỗi vị tăng lữ. Ong sư cảgru là người quyết định ngày tháng tiến hành lễ cưới và lễ nhập đạo (kareh, katat). OngImâmtan quyết định ngày tháng làm lễ pedhi(Ma chay) và các lễ nghi khác. Ong Katip chủ yếu đảm trách việc thuyết trình về giáo lý và báo cáo các vấn đề liên quan đến đạo giáo. OngMâdin có trách nhiệm thông báo ngày giờ hành lễ và có nhiệm vụ điểm trống khai mạc buổi lễ và kết thúc việc hành lễ trong thang mâgik. OngAcar là những vị vừa mới nhập môn nên chủ yếu chỉ có nhiệm vụ học kinh kuraân (Kinh Coran) và phục vụ những công việc bên ngoài như nấu nước, pha trà, quét dọn nhà cầu nguyện v.v…
Các vị tăng lữ Awal được tiến cử theo từng dòng họ. Mỗi dòng họ chọn ra một hoặc hai người (nếu dòng họ đông thành viên thì có thể hơn trên hai người) để đại diện dòng họ thực hiện công việc của tôn giáo. Các vị đại diện cho tôn giáo này gọi là acar. Họ có nhiệm vụ học kinh kuraân (kinh coran), hành lễ và thực hiện các yêu cầu lễ nghi tôn giáo đòi hỏi. Khi chấp nhận vào giới tăng lữ acar thì phải tuân theo các điều lệ trong giáo luật đã đưa ra. Nếu ai vi phạm vào giới cấm thì sẽ có hình phạt tùy theo trường hợp nặng nhẹ khác nhau. Thông thường là làm những lễ tạ tội trước Po Auluah(Thượng đế allah).
Đối với nhóm cộng đồng Ahier a-h'(R, hệ thống chức sắc của các vị tăng lữ được phân theo thứ tự các cấp bậc từ thấp đến cao như sau :
Paséh Ndung AkaokPaséh LiahPaséh PuahTapahPo Dhia
Cũng giống như nhóm cộng đồng Awal avL, các vị chức sắc tôn giáo được kế tục theo cha truyền con nối. Dòng họ có trách nhiệm đứng ra làm lễ tôn chức Paséh p-x(F, Tapah và Po Dhia. Vì vậy, vai trò của dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với giới chức sắc tín ngưỡng – tôn giáo thuộc cộng đồng Ahier.
Paséh Ndung Akaok là chức sắc được tấn phong sau khi thụ lễ đầu tiên. Thời gian này, Paséh Ndung Akaok đang trong thời gian tập sự.
Paséh Liah là chức sắc được tấn phong sau khi đã qua thời gian thực tập và được chính thức phụ lễ cho paséh cấp cao.
Paséh Puah là chức sắc được tấn phong sau khi đã đủ điều kiện hành đạo thực thụ và được tham gia hành lễ chính thức.
Tapah là chức sắc thuộc hạng cấp cao. Đây là chức sắc được tấn phong cho tu sĩ đã đạt đến trình độ thoát tục và tuân thủ các giới cấm.
Riêng Po Dhia là chức vụ được bầu chọn từ hàng ngũ thuộc giới chức sắc Tapah. Mỗi đền tháp Bimong Kalan bầu chọn một Po Dhia để làm chủ lễ và quyết định chọn lựa ngày giờ làm lễ cưới, làm lễ tang, xây cất nhà cửa, vào nhà mới v…v… Mọi tổ chức thực hiện các lễ nghi liên quan đến cộng đồng Ahiér đều do Po Dhia quyết định và phân công trách nhiệm thực hiện.
Đối với cộng đồng người Chăm Birau, hệ thống chức sắc của các vị tăng lữ được phân theo thứ tự các cấp bậc từ thấp đến cao như sau :
KatipImâm
Đối với cộng đồng người Chăm Birau, cơ cấu xã hội được được tổ chức theo đơn vị jammaahhoặc puk hay palei. Mỗi jammaah là một đơn vị tổ chức cộng đồng tôn giáo bao gồm những người cùng sinh hoạt chung một tín ngưỡng và cùng sinh hoạt chung trong một masjid (thánh đường) hoặc surau (tiểu thánh đường). Mỗijammaah bầu lên một người lãnh đạo của cộng đồng đảm nhận chức vụ Hakim để trông coimasjid hoặc Ahly phụ trách surau. Bên cạnhHakim tiến cử thêm một người đảm nhận chức vụ Naib do Hakim tự lựa chọn để phụ tá và giúp việc cho mình. Trong jammaah thành lập Ban Quản trị Thánh đường theo thể thức đề cử bởi cộng đồng hoặc được tiến cử bởi ông Hakim và ông Naib. Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban Quản trị chủ yếu làm những công việc liên quan đến hoạt động của thánh đường và sinh hoạt của cộng đồng. Trong đó, ông Hakim là người thường được giao trách nhiệm theo dõi việc hành đạo và giải quyết những vụ tranh chấp giữa các thành viên trong cộng đồng theo đúng giáo luật Hồi giáo.
Trong nghi lễ của tôn giáo, ngày thứ sáu là ngày lễ quan trọng nhất trong tuần. Vào ngày này các tín đồ thường tập trung đến thánh đường để cầu nguyện. Các lễ nghi cầu nguyện trong thánh đường chỉ được tiến hành dưới sự hướng dẫn của một Imâm. Còn thuyết giáo và giảng kinh giao cho Katip phụ trách. Nội dung thuyết giáo không chỉ rao giảng những kinh thánh Koran mà còn truyền tải những thông tin quan trọng liên quan đến đời sống dân cư của cộng đồng. Vì vậy, người được chức sắcImâm và Katip luôn được cộng đồng kính trọng.
Đối với tín đồ Hồi giáo, ngoài mong ước được đầy đủ về tiền bạc và sức khỏe, việc hành hương đặt chân được đến Thánh địa Mecca là một dịp may mắn cho cả đời người. Những người sau khi đã đi hành hương về được phong tước hiệu Haji và được mọi người trong cộng đồng kính trọng. Đặc biệt, họ được xem như đã hoàn tất thực hiện nghĩa vụ của mình đối với thượng đế.
Riêng với cộng đồng người Chăm Hroi, vì không có cơ cấu tổ chức theo hình thức tôn giáo, nên không có hệ thống chức sắc của các vị tăng lữ giống như cộng đồng Chăm Klak và Chăm birau.
CHƯƠNG VII: VĂN TỰ
Đặc điểm ngôn ngữ Chăm
Trong suốt quá trình phát triển, văn tự Champa cũng đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Lúc đầu, tộc người Nhà nước Champa vay mượn văn tự Ấn Độ cổ (chữ Sanskrit) để ghi chép và giao dịch hàng ngày. Dần dần, dựa trên hệ thống văn tự này, người dân Champa đã sáng tạo nhiều loại hình chữ viết ngày càng hoàn thiện hơn nhằm để ghi chép các sự kiện lịch sử, phục vụ nhu cầu giáo dục, truyền dạy kiến thức và văn hóa cho thế hệ sau.
Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, ngoài các văn khắc trên các bia ký, Champa vẫn còn lưu giữ, tìm cách bảo quản các văn bản viết tay bằng văn tự có nguồn gốc từ Sanskrit và sau đó là văn tự có nguồn gốc từ Ảrập như là một di sản văn hóa được lưu truyền lại. Bên cạnh đó, người dân Champa còn sử dụng đến cả văn tự Hán nôm khi Champa không còn độc lập và trở thành nước chư hầu Đại Việt để ghi chép các văn kiện liên quan đến triều Nguyễn.
Các loại hình chữ viết Chăm
Về Chữ viết Chăm có nguồn gốc từ Sanskrit có thể chia ra là bốn thời kỳ chính: (1) Văn tự thuộc thời kỳ cổ đại; (2) Văn tự thuộc thời kỳ trung đại; (3) Văn tự thuộc thời kỳ cận đại; (4) Văn tự thuộc thời kỳ hiện đại.
Văn tự thuộc thời kỳ cổ đại (trước thế kỷ IV)
Văn tự trong thời kỳ cổ đại là loại chữ thường được khắc trên các bia đá, gọi là akhar hayap.Trong số đó, có văn tự viết trên bia đá tìm thấy ở thôn Võ Cạnh[2] (nay thuộc xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) được đánh giá là cổ xưa nhất. Tấm bia này là một tảng đá hoa cương, cao khoảng 2 mét, được khắc các dòng chữ trên 3 mặt[3]. Bài văn khắc trên bia ký này có rất nhiều chữ cổ[4]. Nếu căn cứ vào tự dạng (mẫu tự alphabet), văn tự này có thể sớm hơn thế kỷ thứ III sau công nguyên. Đây là tấm bia cổ nhất bằng chữ Phạn được tìm thấy lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á[5]. Bởi vì, trong tấm bia này đa phần viết bằng văn tự rất cổ, so sánh ngang hàng với tấm bia nổi tiếng của Rudradanan ở Girnar, Ấn Độ[6]. Điều này có thể giải thích rằng, khi văn hóa Ấn độ thâm nhập toàn bộ vào Đông Dương, trong đó có một phần là vùng đất của vương quốc Champa. Trên vùng đất này, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng trăm câu chữ khắc chạm bằng tiếng Sanskrit. Trong đó, chữ viết Võ Cạnh là loại chữ viết cổ xưa nhất ở vùng Đông Dương nói chung và Champa nói riêng. Đây là một loại văn tự cổ có nguồn gốc từ Ấn độ, thuộc vùng Nam Ấn[7]. Tấm bia này cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích về văn hóa, phong tục và quan điểm lễ nghi Hindu giáo[8] ở Champa. Toàn bộ nội dung trong văn bia chủ yếu bằng Phạn ngữ.
Văn tự thuộc thời kỳ trung đại (thế kỷ IV – XV)
Văn tự thuộc thời kỳ trung đại là loại văn khắc chủ yếu chạm khắc trên các vách núi, tảng đá, hòn đá, phiến đá, cột đá hoặc bia đá có tên gọi là akhar tapaoh. Ngoài ra, có thể tìm thấy trên các miếng gạch, phù điêu, tượng đá và trên một số đồ vật và một số vật liệu khác.
Vào thời kỳ này, Champa ngữ bắt đầu xuất hiện và dần dần thay thế Phạn ngữ. Điều này được khẳng định bằng việc xuất hiện bia ký Đông Yên Châu đầu tiên viết bằng tiếng Champa cổ đại (vieux cham) phát hiện gần Trà Kiệu thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay[9].
Chữ viết trên tấm bia này (thế kỷ IV) có nguồn gốc từ loại văn tự Devanagari của Ấn độ mà người Chăm thường dùng tiếng Chăm để khắc trên các bia đá song song với tiếng Phạn cho đế thế kỷ XV[10].
Văn tự thuộc thời kỳ cận đại (thế kỷ XVI – XVIII)
Văn tự thuộc thời kỳ cận đại là loại chữ chủ yếu viết trên lá buông hay trên giấy. Loại chữ viết này thường viết theo ba phong cách khác nhau[11]. Mỗi loại đều có tên gọi riêng nhưakhar rik, akhar yok, akhar atuel.
3.1. Akhar rik
Akhar rik là chữ viết theo nghi thức tôn giáo được các giới tăng lữ (Po Adhia, Pasaih) và tu sĩ (Po Gru, Acar) dùng để viết bùa chú và phiên một số từ trong các văn bản viết tay. Nó được xem như là một loại chữ viết “thiêng liêng, tôn nghiêm”[12].
Mẫu chữ xưa nhất của người Champa mà chúng ta biết được là mẫu chữ có nguồn gốc ở miền Nam Ấn độ, được thể hiện ở trên bia ký Võ Cạnh (vừa đề cập ở trên), có niên đại phỏng đoán vào thế kỷ III. Nhưng từ thế kỷ IV trở về sau, họ có khuynh hướng sáng tạo mẫu chữ của riêng để ghi chép tiếng nói của mình trên các bia ký. Lúc đầu được trình bày xen kẻ với tiếng Phạn, sau đó càng về sau tiếng Champa càng chiếm tỷ lệ cao hơn. Trong quá trình khắc chạm, các chữ viết trên bia ký được hoàn chỉnh dần dần và cuối cùng dẫn đến kết quả xuất hiện một loại mẫu tự mới goi là akhar rik.
Đây là một loại chữ mang nhiều dấu ấn gạch nối giữa văn tự cổ đại khắc trên đá với văn tự hiện đại viết trên lá buông, sau đó viết trên giấy.
3.2. Akhar yok
Akhar yok là một loại chữ “huyền bí”, theo cách giải thích của Aymonier[13]. Thực ra, đây là một dạng văn tự dùng các mẫu tự phụ âm và các mẫu tự nguyên âm liên kết với nhau theo một trình tự nhất định, gần giống như cấu trúc văn tự Latinh. Có nghĩa là chỉ có ina akhar (con chữ, chữ cái/nguyên âm, phụ âm), không cótakai akhar (dấu chữ/ký hiệu). Do đó, A. Cabaton gọi akhar yok là “chữ viết che dấu”[14]. Ý nghĩa của từ “yok” là phía sau, chữ này đứng sau chữ kia theo thứ tự đánh vần, không có các dấu chữ đứng ở trên hoặc ở dưới mẫu tự phụ âm. Do đó, cách ráp vần đơn giản hơn, khác nhiều với cách ráp vần và đánh vần củaakhar rik và akhar thrah.
3.3. Akhar atuel
Akhar atuel là loại văn tự viết gần giống như văn tự cổ đại nhưng có khuynh hướng viết tắt đối với một số từ. A. Aymonier gọi là “chữ treo, viết theo ký hiệu chữ đầu”. Theo tiếng Champa, “atuel” có nghĩa là treo, vì vậy, A. Cabaton gọi akhar atuel là “chữ tắt theo lối treo”[15]. Thay vì viết liên tục theo thứ tự kế tiếp ngang hàng nhau như akhar yok hay văn tự Latinh (chữ trước và chữ sau ngang hàng với nhau), ngược lại Akhar atuel viết theo cách khác. Các phụ âm cuối không viết ngang bằng và xếp ngang hàng ở phía sau của phụ âm đầu, mà trái lại viết nhỏ hơn và đặt ở dưới chân của phụ âm đầu.
Loại văn tự thuộc thời kỳ hiện đại (từ sau thế kỷ XIX đến nay)
Loại văn tự thuộc thời kỳ hiện đại là loại chữ thông dụng được người Champa sử dụng phổ biến để ghi chép các văn bản hành chính, các chứng từ pháp lý, các chỉ dụ của vua, các văn thơ, lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán v… v…
Ngày nay, văn tự này được gọi là akhar thrah.Có thể nói, trong các loại văn tự vừa nêu trên, chỉ có akhar thrah là loại văn tự còn được sử dụng một cách phổ biến cho đến tận ngày nay[16]. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy văn bản này ở một số thư viện ở Việt Nam, Mã Lai, Pháp và Mỹ.
Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Champa đã sớm biết sử dụng văn tự Sanskrit để ghi chép lại những trang lịch sử, văn hoá và các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc mình từ những năm đầu công nguyên. Trên cơ sở của hệ thống văn tự Sanskrit này, người Champa đã sáng tạo nên các chữ viết riêng nhằm chuyển tải ngôn ngữ tộc người của họ một cách hoàn thiện hơn.
Mặc dù, văn tự Champa có sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng vẫn luôn giữ những qui tắc cơ bản của cấu trúc và hệ thống của văn tự Sankrit. Điều này, có thể nói rằng, văn hoá Ấn Độ, văn hoá Việt Nam, văn hoá Champa là ba nền văn hoá đã có mối quan hệ giao lưu từ lâu đời
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro