Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

champa

Cũng giống như cộng đồng người Chăm ở đồng bằng miền Tây Nam Bộ, masjid (thánh đường) vẫn là trung tâm sinh hoạt chính của cộng đồng người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng do nơi cư trú phân bố phân tán rộng khắp ở các quận, huyện khác nhau nên khó có thể hình thành nơi cư trú tập trung theo hình thức Palei như ở nông thôn. Do đó, họ tổ chức nơi cư trú theo Jum’ah, thay vì tổ chức theoPalei, để phù hợp với môi trường đô thị. Đứng đầu của Ban lãnh đạo Jum’ah là một vị Hakem. ). Số lượng thành viên trong Ban lãnh đạoHakem có thể nhiều hoặc ít tùy theo qui mô lớn nhỏ khác nhau của mỗi Jum’ah (trung bình khoảng từ 4 thành viên trở lên). Thông thường mỗi Ban lãnh đạo Jum’ah gồm có: 1 Hakem, 1Naep, 1 Thư ký, 1 Thủ quỷ. Trước đây, Ban lãnh đạo này không có nhiệm kỳ rõ rệt. Nhưng gần đây, đã có qui định mỗi nhiệm kỳ của Ban lãnh đạo là 4 năm.

Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban lãnh đạo Jum’ah được phân công rất rõ ràng. Hakem là người quản lý masjid và điều hành Jum’ah. Naep là người giúp việc choHakem, hoặc có thể đại diện Hakem giải quyết những vấn đề liên quan đến nội bộ của cộng đồng khi Hakem đi vắng. Thư ký lo việc ghi chép và sổ sách. Thủ quỷ lo việc chi, thu ngân quỷ trong các cuộc tổ chức nghi lễ và các công việc liên quan đến cộng đồng.

Tóm lại, Palei của người Chăm là một hình thái cư trú vừa mang tính cộng đồng xã hội, vừa mang tính cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng. Trong sinh hoạt cộng đồng của Palei, các tổ chức tôn giáo, tổ chức tín ngưỡng, tổ chức phong tục tập quán, tổ chức xã hội và tổ chức chính quyền song song tồn tại cùng hoạt động liên kết với nhau. Mỗi tổ chức đều có cơ cấu, vai trò, địa vị, phạm vi và lãnh vực hoạt động riêng của mình. Nhưng các tổ chức này thường liên kết với nhau để cùng nhau giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng và xã hội trong cộng đồng của Palei. Các vị lãnh đạo trong các tổ chức trên thường được dân chúng kính trọng và có vai trò quyết định trong xã hội và tôn giáo theo từng phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình.

Trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, cơ chế quản lý hành chính nhà nước đóng vai trò chủ đạo cho sự vận hành của xã hội. Nhưng trong quá trình xây dựng và cải tiến cơ chế quản lý xã hội, cần có sự quan tâm thích đáng đến những yếu tố hợp lý của tổ chức xã hội truyền thống và tổ chức tôn giáo tín ngưỡng, từ đó kết hợp và vận dụng những yếu tố tích cực trong phong tục, tập quán, trong truyền thống văn hóa của họ. Làm được việc này, chẳng những góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước mà còn góp phần giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo vốn lâu nay không đơn giản.

VII.    Tổ chức xã hội truyền thống

Do trãi qua nhiều biến cố trong lịch sử, cộng đồng tộc người Chăm ngày nay phân bố cư trú phân tán nhiều khu vực khác nhau như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Tây Ninh, Long Khánh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận là nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hoá cổ xưa mang nhiều bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc hơn cả.

Trên thực tế, toàn thể người Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (ngoại trừ một bộ phận người Chăm theo Islam chính thống Suni) đều có chung một tín ngưỡng tôn giáo truyền thống đa thần giáo. Vì vậy, người Chăm ở nơi đây vẫn còn thờ cúng nhiều vị thần khác nhau.

Một số phạm trù thuật ngữ liên quan đến cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống

1.1. Thuật ngữ Awal và Ahiér:

Awal có nghĩa là trước (đầu tiên), biểu tượng cho người vợ (thuộc âm tính – danaok kumei).Ahiér có nghĩa là sau (sau cùng) biểu tượng cho người chồng (thuộc dương tính – danaok likei). Theo quan niệm của người Chăm, mặc dù Awalvà Ahiér là hai mặt đối lập, khác biệt nhau nhưng luôn luôn liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau như một cặp vợ chồng, như giống đực và giống cái, như cha và mẹ, không thể tách rời nhau. Đây là sự biểu hiện của sự thống nhất và gắn bó giữa hai mặt Đực – Cái, Nam – Nữ, Linga – Yoni, Trên – Dưới, Phải – Trái, Sau – Trước, Ngày – Đêm, Sáng – Tối, Mặt trời – Mặt trăng v…v…

Ngày nay, người Chăm sử dụng thuật ngữ Awalđể chỉ nhóm cộng đồng chịu ảnh hưởng nghi thức tôn giáo Islam thuộc giáo phái Sufi mà người Chăm thường hay gọi là Chăm Bini hayChăm Awal và sử dụng thuật ngữ Ahiér để chỉ nhóm cộng đồng chịu ảnh hưởng nghi thức tôn giáo Bàlamôn giáo thuộc giáo phái Siva mà người Chăm thường hay gọi là Chăm Jat hayChăm Ahiér.

Vì vậy, để tránh sự ngộ nhận qua sự phân chia người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận thành hai cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng hoàn toàn khác biệt nhau như hai tôn giáo chính thống mà nhiều nhà khoa học thường hay gọi là Bàlamôn giáo (Ấn độ giáo) và Hồi giáo (Hồi giáo cũ, Hồi giáo mới),  các giới chức sắc tăng lữ, giáo sĩ cũng như những người am hiểu về văn hóa, phong tục tâp quán Chăm thường hay sử dụng thuật ngữ Awal thay cho “Islam”, “Hồi giáo”, “Hồi giáo cũ”, “Hồi hồi” và thuật ngữ Ahiér thay cho “Bàlamôn”, “Ấn độ giáo” để giải thích về tín ngưỡng tôn giáo của hai nhóm cộng đồng này[12].

1.2. Thuật ngữ Chăm và Bini

Chăm hay còn gọi Chăm Jat[13] và Bini hay còn gọi là Chăm Bini là cặp phạm trù thuật ngữ dùng để chỉ hai nhóm cộng đồng người Chăm đang sinh sống hiện nay ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là cộng đồng người Chăm nguyên gốc, chịu ảnh hưởng ba luồng tôn giáo (Balamôn giáo, Phật giáo, Islam giáo) từ thời Champa cổ đại. Có thể nói, họ là hậu duệ của cư dân Champa, cư trú lâu đời ở khu vực tiểu vương quốc Panduranga. Ngày nay, trở thành dân tộc bản địa cư trú trên khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

Nhóm cộng đồng người Chăm nguyên gốc lưu giữ bảo tồn yếu tố tín ngưỡng Bàlamôn giáo (nhóm cộng đồng Chăm Jat Ahiér) là nhóm cộng đồng chịu trách nhiệm thực hiện các lễ nghi theo nghi thức Bàlamôn giáo.

Nhóm cộng đồng người Chăm du nhập Hồi giáo Sufi (nhóm cộng đồng Chăm Bini Awal) là nhóm cộng đồng chịu trách nhiệm thực hiện các lễ nghi theo nghi thức Islam giáo thuộc phái Sufi.

Khi sử dụng thuật ngữ Chăm và Bini là ngụ ý muốn nói rằng, dù Chăm Ahiér hay Chăm Awalđều cùng xuất thân từ một cội nguồn. Do đó, cho đến nay cả hai nhóm cộng đồng Ahiér vàAwal đều cùng chung một tín ngưỡng tôn giáo truyền thống – tín ngưỡng đa thần giáo. Hay nói một cách khác, Awal là cộng đồng người Chăm xuất thân từ Chăm nguyên gốc.

1.3. Thuật ngữ Jawa và Bini

Jawa là thuật ngữ nhằm để chỉ một nhóm cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận theo tôn giáo Islam Suni. Đây là một bộ phận nhỏ của nhóm cộng đồng Bini có khuynh hướng đã kích tín ngưỡng đa thần giáo. Do không chấp nhận tín ngưỡng đa thần giáo nên họ đã rời bỏ cộng đồng Bini để theo tín ngưỡng tôn giáo độc thần. Đó là Islam Suni. Vì vậy, người Chăm gọi làJawa. Jawa có nghĩa là ngoại lai, đi theo một tôn giáo khác lạ với cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo truyền thống.

Nhóm cộng đồng Jawa là nhóm cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo từ bỏ lễ nghi, lễ tục và văn hóa truyền thống. Mọi sinh hoạt thường ngày cũng như lễ nghi, lễ tục đều thực hiện rập khuôn theo Islam theo giáo phái Suni và xem như là chính thống giáo.  Vì vậy, họ xem Bini là Akaphir, có nghĩa là người ngoại đạo, người đi sai con đường của Islam và tự nhận mình mới là Islam chính thống. Vì vậy, một số nghi thức trong nghi lễ cưới hỏi, ma chay thường thực hiện theo người Hồi giáo Mã Lai hay Ả rập.

1.4. Thuật ngữ Bàlamôn và Hồi giáo

Đa số công trình nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam  thường hay dùng thuật ngữ Bàlamôn giáo hay Ấn độ giáo để chỉ tín ngưỡng tôn giáo của nhóm cộng đồng Ahiér và thuật ngữ Hồi giáo Bàni hay Hồi giáo cũ để chỉ tín ngưỡng tôn giáo của nhóm cộng đồng Awal[14].

Thực ra, việc sử dụng thuật ngữ Bàlamôn giáo và Hồi giáo để chỉ nhóm cộng đồng Awal và nhóm cộng đồng Ahiér, về mặt ý nghĩa và nội dung chưa được chuẩn xác, dễ gây sự ngộ nhận về bản chất của hai nhóm cộng đồng đặc trưng của người Chăm hiện nay ở Việt Nam.

Đặc biệt đối với một số trí thức người Chăm cũng như một số lãnh đạo chính quyền ở địa phương thường tiếp xúc với một số sách báo và những công trình nghiên cứu theo lối nhìn mang tính áp đặt đã và đang có hiện tượng đánh giá lại những quan niệm theo truyền thống của chính cộng đồng mình là lạc hậu, phi khoa học, không phù hợp với thời đại. Từ đó, đã dẫn đến sự nhận định người Chăm theo hai tôn giáo chính đó là Hồi giáo và Bàlamôn giáo.

Một khi sử dụng thuật ngữ Bàlamôn giáo để chỉ tín ngưỡng tôn giáo của nhóm cộng đồngAhiér và Hồi giáo để chỉ tín ngưỡng tôn giáo của nhóm cộng đồng Awal thì sẽ đã dẫn đến những quan niệm về hai nhóm cộng đồng đối lập nhau. Và cho rằng, đây là hai tôn giáo độc lập, thậm chí đối lập nhau, một bên là độc thần và một bên là đa thần. Ngày này, quan niệm này đang thịnh hành trong một số giới trí thức Chăm.

Tổ chức xã hội truyền thống theo nhóm cộng đồng địa phương

2.1. Nhóm cộng đồng địa phương Chăm klak

Như chúng ta đều biết, trong suốt chiều dài của lịch sử phát triển tộc người Chăm đã có một thời kỳ gắn liền với sự tồn tại và suy vong của nhà nước Champa, nên cơ cấu tổ chức xã hội của cộng đồng người Chăm ngày nay còn mang nhiều dấu ấn cơ cấu tổ chức nhà nước Champa thời cổ đại với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ba nền văn minh lớn Ấn Độ, Ảrập, Trung Hoa cùng với sự tác động của ba tôn giáo lớn như Bàlamôn giáo (Ấn giáo), Phật giáo và Hồi giáo.

Nhưng trên thực tế, ba tôn giáo này không tồn tại và phát triển cùng một lúc, mà chỉ tồn tại theo từng thời kỳ lịch sử phát triển thịnh vượng khác nhau (Bàlamôn giáo – hình thành từ đầu công nguyên, thế kỷ thứ II sau công nguyên; Phật giáo – hình Viện Phật giáo Đồng Dương từ thế kỷ thứ VII; Hồi giáo Sufi – bắt đầu du nhập từ thế kỷ thứ  X và phát triển mạnh sau thế kỷ XV). Mãi đến khi quyền lực của nhà nước Champa suy thoái, sự tranh dành ảnh hưởng của hai luồng tư tưởng Bàlamôn giáo và Hồi giáo xuất hiện, đã gây nên sự phân hóa và đối lập mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng xã hội của người Chăm lúc đương thời. Để giải quyết sự mâu thuẫn đối lập này, cộng đồng người Chăm (thuộc khu vực Panduranga) đã sớm biết ứng dụng quan niệm lưỡng hợp dung hoà để thống nhất hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau nhằm để xóa nhòa ranh giới mâu thuẫn khó có thể tránh khỏi sau này, bằng cách dung hoà hai nhóm cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng người Chăm chịu ảnh hưởng lễ nghi và nghi thức Bàlamôn giáo và Islam giáo thành một cộng đồng thống nhất mà ngày nay thường hay gọi là Chăm klak. Chăm có nghĩa là người Chăm; klak có nghĩa là cũ. Đây cộng cộng đồng người Chăm theo tín ngưỡng tôn giáo truyền thống ananism – tín ngưỡng đa thần giáo.

2.2. Nhóm cộng đồng địa phương Chăm birau

Chăm birau là cộng đồng người Chăm đã rời bỏ quê hương di cư đến Kampuchia, Thái Lan, Hải Nam (khoảng XV – XVIII) để lánh nạn chiến tranh. Nhưng, do những khó khăn về kinh tế và chính trị, một bộ phận người Chăm từ Thái Lan, Kampuchia chuyển cư trở lại Việt Nam[15]. Khi quay trở lại Việt Nam, cộng đồng người Chăm này không còn giữ nguyên tín ngưỡng tôn giáo truyền thống mà đã thay đổi theo một tôn giáo mới, một loại hình tín ngưỡng tôn giáo độc thần – Islam Suni (không chấp nhận tín ngưỡng đa thần giáo – ananism). Do đó, theo quan niệm của cộng đồng người Chăm klak ngày nay, thường hay gọi cộng đồng này là Chăm birau. Chăm có nghĩa là người Chăm; birau có nghĩa là mới, không còn nguyên gốc. Đây là cộng cộng đồng người Chăm theo tín ngưỡng tôn giáo độc thần. Họ từ chối và không chấp nhận tất cả những tín ngưỡng liên quan đến các Po Yang (các vị thần) và Putao Bia (vua chúa). Chỉ có Allah (Po Awluah/thượng đế) là đấng tôn thờ duy nhất.

2.3. Nhóm cộng đồng Awal và nhóm cộng đồngAhiér:

Nhóm cộng đồng Awal là khái niệm dùng để chỉ nhóm cộng đồng người Chăm có chức năng tổ chức thành lập giới chức sắc Acar (tầng lớp giáo sĩ), đảm trách vai trò phụng sự Awluah(thượng đế) và được xếp vào thuộc tính âm, giới tính nữ, có mối quan hệ như một người vợ gọi là danaok kumei.

 Nhóm cộng đồng Ahiér là khái niệm dùng để chỉ nhóm cộng đồng người Chăm có chức năng tổ chức thành lập giới chức sắc Pasaih (tầng lớp tăng lữ), đảm trách vai trò phụng sự Yang (các vị thần) và được xếp vào thuộc tính dương, giới tính nam, có mối quan hệ như một người chồng gọi là danaok likei.

Mỗi nhóm đều tiến cử các giới chức sắc giáo sĩ (đối với cộng đồng Awal) và tăng lữ (đối với cộng đồng Ahiér) để thực hiện những nghi lễ cho toàn bộ người Chăm ở khu vực vùng Nam Trung Bộ, không phân biệt cộng đồng Awal hay cộng đồng Ahiér.

Vì vậy, người Chăm quan niệm rằng, sự khác biệt giữa hai nhóm Awal và Ahiér chỉ là sự khác biệt về sự phân công đảm nhận vai trò phụng sự Awluah (thượng đế) hoặc Yang (các vị thần) mà thôi.

Nhóm cộng đồng Awal tiến cử giới chức sắc giáo sĩ Acar đảm trách vai trò của một người vợ (kumei) để phụng sự Awluah (thượng đế), thuộc giới tính nữ (Âm tính)[16].

Nhóm cộng đồng Ahiér tiến cử giới chức sắc tăng lữ Pasaih đảm trách vai trò của một người chồng để phụng sự Yang, thuộc giới tính nam (Dương tính).

Qua những điều trình bày ở trên cho thấy rằng, cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống của người Chăm là một tổ chức “nhị phân – lưỡng hợp”. Nhóm Nữ (Awal) và nhóm Nam (Ahiér) là hai nhóm luôn gắn kết với nhau như mối quan chồng vợ, nam nữ để tồn tại và không thể tách rời nhau. Sự hợp nhất gắn bó với nhau là cơ sở để tồn tại của cộng đồng xã hội truyền thống dân tộc Chăm từ xưa đến nay.

Mối quan hệ lưỡng hợp này thể hiện rất rõ nét trong sinh hoạt văn hóa tinh thần cũng như sinh hoạt văn hóa vật chất của hai nhóm cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận  ngày nay. Cũng trên cơ sở này, người Chăm đã đúc kết thành một biểu tượng của sự thống nhất này qua Homkar.

AWAL/Âm tinhAHIÉR/Dương tínhtrướcsaudưới

Yoni

trên

Linga

tráiphảihướng tâyhướng đôngnữnamcáiđựcYonilingaMẹchaVợchồngNgửaúpmặt trăngmặt trờiĐêmngàytốisángThượng đế

Awluah

Các vị thần

Yang

thánh đường

sang magik

đền tháp

bimong kalan

Giáo sĩ

acar

Tăng lữ

pasaih

RAMAWANKATÉlễ Muk trun trongSang magik (tổ chức trong thánh đường)lễ Ong trun trong Sang magik (tổ chức trong thánh đường)lễ Cambur trênBimong kalan (tổ chức trong đền tháp)lễ Katé trên Bimong kalan

(tổ chức trong đền tháp)

Trà

(lễ vật chính: nước trà và chuối)

Rượu

(lễ vật chính: một chai rượu và hai trưng gà)

số 6số 3thứ sáuthứ bathổ tánghỏa tángvô hìnhhữu hìnhlinh hồnthể xácMbang muk kei Awal

Tổ chức lễ cúng gia tiên trước Ramawan

Mbang muk kei Ahiér

Tổ chức lễ cúng gia tiên sau Katé

Ngày nay, loại hình thiết chế xã hội truyền thống vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng tộc người Chăm. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống đặc thù của người Chăm sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của cộng đồng tộc người Chăm (urang Chăm) ngày nay. Đó là tổ chức xã hội theo cơ cấu tổ chức “nhị phân – lưỡng hợp” (Awal + Ahiér = Urang Chăm Panduranga).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro