Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ch1415

Chương XIV

SỰ TIẾN BỘ ÐỔI MỚI

Jean Francois : Lại có một khác biệt nữa giữa Phật giáo và văn minh Tây phương không những trong thái độ của cá nhân trong đời sống, mà còn trong định hướng tinh thần. Vì lẽ văn minh Tây phương hoàn toàn quay về lịch sử. Nó tin tưởng vào sự phát triển của lịch sử vào sự phồn vinh của xã hội với thời gian. Theo một danh từ thường dùng vào thế kỷ 19, nó tin tưởng như vậy là ngây ngô. Thật vậy, tin chắc vào sự tiến bộ. Người ta thường cho rằng lịch sử chỉ đem đến sự tiến bộ là tin rằng lịch sử chỉ đem đến sự cải thiện đời sống con người nhờ vào các kỹ thuật mới vào khoa học, vào sự tiếp tục đổi mới các kỹ thuật mới vào khoa học, vào sự tiếp tục đổi mới các tập tục và sự phổ biến dân chủ. Pacscal đã so sánh nhân loại như một con người sống mãi và và học hỏi liên tục trải qua dòng thời gian. Chúng ta biết rằng sự tin tưởng không phải vào tiến bộ, mà là vào sự tự vận hành của tiến bộ, đã bị cải chính bởi các sự kiện lịch sử khá ảm đạm của thế kỷ thứ 20. Dù sao Tây phương cũng luôn luôn chú ý đến sự đổi mới: "Ðây là một tư tưởng mới". Trong khoa học hiển nhiên là một sự phát minh. Trong nghệ thuật, trong văn chương phải luôn luôn sáng tạo để tồn tại. Cách mà người ta chê một quyển sách, một bức tranh, một nhạc phẩm là nói: "Cái này cũ rồi, không còn hợp thời, là hàn lâm, là đã có người làm rồi." Về chính trị cũng vậy, phải luôn có tư tưởng mới và phải đổi mới tư tưởng mới và phải đổi mới tư tưởng. Xã hội Tây phương quí thời gian, sử dụng thời gian như một điều kiẹn để cải thiện một cuộc sống con người. Lòng mong muốn vươn tới một sự hoàn thiện được xem như tuỳ thuộc vào sự diễn tiến lịch sử, và khả năng tạo nên những thực tế mới, những giá trị mới. Với một sự trình bày tổng quát như vậy về cảm nghĩ của xã hội Tây phương theo con có thích hợp với Phật giáo và Phật giáo sẽ tham gia như thế nào vào xã hội Tây phương?

Matthieu : Nếu nghĩ rằng một sự thật không còn đáng kể ta chú ý đến nữa vì lẽ nó đã cũ, đúng là vô nghĩa. Luôn luôn khao khát cái mới thường dẫn ta bỏ quên những chân lý căn bản để thoát dra khỏi đau khổ, khỏi sự ràng buộc của tự ngã, cần phải đến, khỏi sự ràng buộc của tự ngã, cần phải đến tận đầu nguồn tư tưởng và giác ngộ bổn tâm. Một sự thật như vậy làm sao có thể cũ được. Cái mới nào lại có thể làm cho một lời dạy về cách lột trần các cơ chế tâm linh không còn hợp thời nữa. Nếu chúng ta bỏ qua sự thật đó để chạy theo vô số những đổi mới tinh thần tạm bợ, chúng ta càng xa rời mục tiêu của chúng ta. Sự hấp dẫn của cái mới có một khía cạnh tích cực, đó là ý muốn chính đáng muốn khám phá những sự thật căn bản thăm dò phần thâm sâu của tâm thức, những nét đẹp của thế gian. Nhưng trong tuyệt đối, cái mới luôn luôn mới, là sự tươi mát của hiện tại, là một tâm thức sáng suốt không bao giờ nhìn lại quá khứ cũng không ngóng trong tương lai. Khía cạnh tiêu cực của sự thích thú mới, là ước muốn được luôn được luôn thay đổi bằng mọi giá. Thường thì sự mê say cái mới, cái khác người phản ánh một sự nghèo nàn trong tâm hồn. Không thể tìm được hạnh phúc nội tại chúng ta cố tìm một cách vô vọng hạnh phúc bên ngoài bằng những đồ vật, bằng kinh nghiệm, bằng suy tư vf chúng ta xử sự đôi khi kỳ quặc. Tóm lại chúng ta xa rời hạnh phúc khi chúng ta cố tìm nó ở nơi mà nó không hiện diện. Làm như vậy, chúng ta có thể hoàn toàn mất dấu nó. Ở mức độ tầm thường nhất, sự khát khao cái mới đến từ một sự thèm muốn luôn có sự thừa thãi, điều này thường ám ảnh tâm trí và làm mất đi sự an lạc. Người ta luôn gia tăng những nhu cầu đôi khi không cần thiết thay vì phải học từ bỏ chúng.

Nếu Ðức Phật và các đệ tử của ngài đã đạt đến giác ngộ thì còn gì đẹp và mới hơn điều này? Ðiều mới lạ với con tằm là con bướm, và mục đích của mỗi chúng sinh là phát triển cái Phật tính tiềm tàng ở nó. Ðể đạt mục tiêu đó, nhất thiết phải biết sử dụng kinh nghiệm của các bậc giác ngộ. Kinh nghiệm đó còn quí hơn nhiều cái mớ tư tưởng mới.

Jean Francois : Phải, nhưng dù sao cũng có một nghịch lý. Trong văn minh Tây phương thật ra người ta thấy có hai xu hướng. Một mặt ta thấy một số các tư tưởng cố gắng dựng lên một sự minh triết để cho mỗi cá nhân ở bất cứ thời điểm nào, có thể dùng làm mẫu mực ngõ hầu có một cuộc sống đàng hoàngg thường là ít bị ràng buộc bởi những đam mê, ghen ghét, kiêu căng mà các vị thánh hiền cũng chống đối. Cùng một lúc người ta thấy rõ rằng con đường cải thiện toàn diện cuộc sống của nhân loại tuỳ thuộc một số phát minh khoa học kỹ thuật cũng như tuỳ thuộc vào sự thiết lập các cơ ché chánh trị về quyền con người v.vv... Chúng ta đã chứng kiến điều này cũng như hiện nay chúng ta đang sống trong một thế hệ máy tính có khả năng chi phối toàn bộ hoạt động đời sống cá nhân cũng như tập thể xã hội, điều mà không ai có thể hình dung được 30 năm về trước. Ðó là vấn đề kỹ thuật.

Nhưng trong những lãnh vực khác, chính trị chẳng hanh, sự cải rổ xã hội, sự thích nghi các nhu cầu vật chất cho một số con người càng ngày càng gia tăng đều diễn tiến liên tục theo dòng thời gian. Lấy ví dụ về văn hóa chẳng hạn. Người ta cho rằng người nghệ sĩ đích thực là kẻ đem lại một tác phẩm nghệ thuật mới. Người ta sẽ cười nhạo ý tưởng sao chép các tác phẩm thời trung cổ. Nhưng chưa hết từ 50 năm nay, nhất là trong các nước đang phát triển, những chính sách về văn hóa giúp cho càng ngày càng có đông người tham dự vào những niềm vui văn chương, nghệ thuật, âm nhạc đã ra đời. Trong quá khứ điều này chỉ dành riêng cho một tầng lớp ưu việt rất hạn hẹp. Ba nhớ lại thời niên thiếu Ba đã từng tham quan các viện bảo tàng hay đi xem triển lãm tranh. Người ta không phải chen lấn nhau, ai vào lúc nào cũng được không hề bị người khác án ngữ khi xem tranh. Còn bây giờ thì phải xếp hàng hàng giờ vì có rất nhiều kẻ ưa thích triển lãm. Ở vài nơi như Paris hay New York phải đặt chổ trước như đi xem hát vậy.

Vậy là cái ý niệm một mặt cho văn hóa là một sự đỏi mới bất tận, và mặt khác nó phải nhắm vào càng lúc càng đông người, thái độ đó rất đặc biệt của Phương Tây. Thời gian được dùng để thực hiện những tiến bộ và càng ngày càng có nhiều người được hưởng lợi nhờ vào sự tiến bộ đó. Nói cách khác giải phóng con người nằm trong thời gian chớ không ngoài thời gian.

Matthieu : Giải thoát trong thời gian là ước nguyện của vị Bồ tát, ước nguyên đó là làm cho chúng sinh thoát khỏi vô minh và đau khổ. Bồ tát không bao giowg mất can đảm không chối bỏ trách nhiệm đối với chúng sinh cho đến khoa học nào chúng sinh chịu đi trên con đường dẫn đến giác ngộ. Mặt khác, Phật giáo hoàn toàn chấp nhận những sự giáo dục riêng biệt vào những thời kỳ khác nhau của nhân loại, từ những xã hội cổ xưa đến những xã hội hiện đại đang hướng về duy vật. Tùy theo những xã hội đó có hướng về tâm kinh hay không, thì giáo háo cdr Phật giáo cũng đi theo chiều hướng đó. Tuy nhiên sự giác ngộ thì ở ngoài thời gian. Làm sao mà bản thể của việc hoàn thiện tâm linh lại có thể thay đổi được? Hơn nữa ý niệm về cái mới, cái ý muốn luôn sáng tạo những điều mới lạ vì e ngại phải sao chép lại quá khứ, theo con nghĩ là một sự quan trọng gia tăng cho cái ngã, cho các nhân muốn khẳng định mình là mọt điều quá nông cạn. Yù niệm một nghệ sĩ luôn luôn muốn buông thả minh cho trí tưởng tượng là rất xa lạ với nghệ thuật truyền thống, vì lẽ nghệ thuật này dựa trên sự trầm tư và suy tưởng. Nghệ thuật Tây phương tìm cách tạo nên một thế giới tưởng tượng, trong khi nghệ thuật thiêng liêng thì làm giảm thiểu những đam mê đó. Khiêu vũ, hội họa, âm nhạc là để thiết lập một tương quan vói hình dáng với âm thanh trong thế gian, cũng còn để chúng ta tìm hiểu, nghận thức và đi vào con đường tâm linh. Người nghệ sĩ truyền thóng đem tất cả khả năng của mình ra phục vụ nghệ thuật, nhưng anh ta không nên quá buông thả trong tưởng tượng để tạo ra những hình dáng hay biểu tượng hoàn toàn mới.

Jean Francois : Ðó thật ra là một quan niệm hoàn toàn trái ngược với quan niệm Tây phương, ít ra là từ thời Phục hưng.

Matthieu : Nghệ thuật đó không nhất thiết là đã cứng nhắc trong quá khứ. Những bậc đạo sư đã làm phong phú thêm nghệ thuật vói các yếu tố mới có từ những kinh nghiệm thiền định. Có rất nhiều biểu tượng huy hoàng của nghề thuật thiêng liêng ở Tây Tạng. Các nghệ sĩ đã đưa hết tấm lòng và tài năng cho nghệ thuật, nhưng ta không tìm thấy dấu tích cái ngã cả họ trong các tác phẩm. Vì thế hội họa Tây Tạng căn bản là vô danh. Nghệ thuật cũng là cầu nối giữa cộng đồng tu sĩ và người phàm tục. Nhiều lần trong năm, những tu sĩ tổ chức trên sân trước giáo đường những cuộc nhảy múa rất ngoạn mục có liên quan đến nhiều giai đoạn trong khi thiền định. Và dân chúng địa phương không bao giờ bỏ qua những lễ hội đó. Cũng thế ấy, nghệ thuật Tây Tạng có mặt trong các gia đình vì lẽ các gia đình đặt hàng ở các họa sĩ, các điêu khắc gia những tượng thánh mẫu, mạn đà la, cùng các tượng khác. Dân chúng không hề bỏ qua nghệ thuật, nhưng một nghệ sĩ nếu vẽ theo sở thích mà bỏ qua truyền thống thì sẽ không được hoan nghênh.

Không chạy theo cái mới, không có nghĩa là không có thái độ mềm dẽo sẳn sàng đương đầu với mọi tình huống. Thật ra, nếu luôn luôn giữ trong tâm những chân lý căn bản của Phật giáo, người ta sẽ được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với những thay đôicr xã hội và của thế giới. Việc cần thiết là nhận ra những chân lý đó tìm hiểu thật sâu xa vè chúng, và hiện thực chúng trong tâm. Nếu không làm như vậy thì có ích gì phát minh ra cái mới. Tóm lại, con muốn nói là thay vì chạy theo cái mới chúng ta đã quên mất sự đơn giản và chúng ta bị dằn vặt để có được những gì mà thật sự chúng ta không cần đến. Chúng ta nên sống giản dị, không nhìn lại quá khứ và không cần bận tâm đến tương lai.

Jean Francois : Ba nghĩ cũng không cần phải là Phật tử mới có thể có những tư tưởng như vậy. Rất nhiều người ở Tây phương, cả những người rất chú tâm về sự phát triển nghệ thuật, cũng như về những sáng tạo mới nhất cũng biết rằng một khía cạnh của nghệ thuật Tây phương là lừa bịp và lòe mắt thiên hạ. Tuy nhiên đó chỉ là thiểu số, dù sao sự sáng tạo thật sự cũng vượt trội. Nếu Ba muốn nhấn mạnh về cái xu hướng sâu xa đó trong xã hội Tây phương là vì một vài thành phần xã hội có vẻ như ít chịu ảnh hưởng về sự thay đổi, sau rốt lại cũng bị khuất phục. Ví dụ như những tôn giáo trên nguyên tắc đều bị buộc chặt vào giáo điều. Một tôn giáo thật sự dừa trên một giáo điều rõ ràng và những tín đồ theo tôn giáo đó là vì nó cung cấp một yếu tố bất biến để diễn tả sự vĩnh cửu, cõi bên kia hay thần linh. Như vậy khía cạnh lịch sử về tâm linh con người đáng lý ra không chịu ảnh hưởng cả các cuộc thay đổi hay canh tân là đặc tính của hành động con người trong bối cảnh thời gian và không gian. Nhưng thật ra không phải vậy.

Hãy lấy ví dụ về Công giáo. Ba nói một cách vô tư vì Ba không phải là tín đồ. Nhà thờ không ngớt bị những kẻ duy tân công kích: "Các ông không chịu đổi mới, chúng tôi cần những nhà thần học sáng tạo. Nhà thờ cần phải thích nghi theo thời đại." Như vậy trong trường hợp này, cần gì có tông giáo nữa. Nếu tôn giáo không biểu trưng cho tâm linh con người và tránh cho họ mọi thăng trầm mọi sự cần thiết phải thay đổi phải thay đổi theo dòng thời gian thì tôn giáo còn dùng vào việc gì. Cái khát vọng đổi mới của con người đã đến mức họ mong cả Thượng đế cũng phải luôn thay đổi. Ðã có những cuộc tranh cãi liên tục giữa tòa thánh và các nhà thần học đi tiên phong đã đề nghị những cải cách thần học cũng giống như những đề nghị cải cách trong hội họa, âm nhạc hay thời trang. Ý niệm về các nhà thần học đi tiên phgong khá buồn cười. Làm sao vĩnh cửu có thể đi tiên phong hay đi giật lùi? Và tòa thánh lâm vào một tình trạng khó xử. Nếu tòa thánh chấp nhận những cải cách mới, ắt phải sửa đổi vài nguyên tắc căn bản về giáo điều. Nếu không chấp nhận thì bị chê là cổ hủ, là phản động, là bảo thủ muốn ôm chặt lấy những hình thức lỗi thời về thần linh. Vậy thì Phật giáo đang có ảnh hưởng với Tây phương, sẽ đi theo trào lưu càng ngày càng gia tăng về sự thay đổi, hay ngược lại sẽ là chỗ dựa cho những người đau lòng vì khao khát thay đổi đó.

Matthieu : Chắc chắn là con chọn con đường thứ hai. Nguyên tắc không bao giờ thay đổi vì nó thuộc về bản thể sự vật. Nếu ta chịu khó phân tích trước khi khao khát cái mới thì rõ ràng sự khao khát này là do sự lãng quên đời sống nội tâm. Người ta tưởng rằng khi có được những cái mới người ta sẽ lấp đầy những trống trải của tâm hồn.

Jean Francois : Ba sẽ nói rằng điều mà con người luôn luôn thắc mắc là sự cổ hủ. Nếu tham vọng không bằng lòng với những tư tưởng sẳn có, xem xét lại cẩn thận những điều mà tiên nhân ta truyền lại, không xem đó là khuôn vàng thước ngọc để rồi dưới ánh sáng lý luận, của kinh nghiệm ta giữ lại cái gì nên giữ và loại bỏ cái gì nên bỏ, thì nếu không tham vọng đó, tư tưởng cong người chỉ là một giấc ngủ dài lười biếng mà thôi.

Matthieu : Ðúng thế, nhưng dành cả cuộc đời cho việc khám phá tâm linh không hề là một sự chai cứng, đó là một cố gắng bền bỉ để có thể làm vỡ tan cái ảo tưởng vốn sẳn có ở mỗi chúng ta. Thiền định đặt cán bản trên kinh nghiệm, một cuộc khám phá nội tâm cũng sâu sắc như khoa học khám phá thế giới bên ngoài. Kinh nghiệm đó luôn tươi mát, mới mẻ. Nó cũng đầy dẫy phiêu lưu và chướng ngại. Không phải là việc dựa vào những lời thuyết pháp có sẳn mà chúng ta phải kinh qua các lời dạy trong giây phút hiện tại, biết sử dụng mọi hoàn cảnh tốt xấu trong cuộc đời, đối mặt với bao nhiêu là tư tưởng xuất hiện trong trí óc ta, tìm hiểu cách thế mà chúng trói buộc ta, cũng như cách thoát ly khỏi chúng. Cái mới thật sự là biết sử dụng mỗi giây phút trong cuộc đời vào mục tiêu mà ta đã đề ra.

Jean Francois : Riêng cá nhân Ba, Ba có khuynh hướng chấp nhận một khía cạnh điều con vừa nói. Nhưng dưới một góc cạnh khác, làm sao phủ nhận nó được. Một số vấn đề đặt ra cho nhân loại trong bối cảnh đời sống, lịch sử, những hiện tượng vây quanh chúng ta thuộc về cái mà Ba tạm gọi là công cuộc sáng tạo của thời gian. Tuy nhiên, đúng là Tây phương từ thế kỷ 18 luôn tìm cách giải quyết các vấn đề nhân sinh dựa vào sự tiến bộ lịch sử, vào khả năng sáng tạo. Tây phương nghĩ rằng tất cả các vấn đề nhân sinh kể cả hạnh phúc các nhân, sự thăng hoa tâm hồn, sự minh triết cũng như khả năng chịu đựng hoặc loại bỏ đau khổ, nói tóm lại những vấn đề đó đều có thể được giải quyết bằng duy vật sử quan như Hegel và Marx đã chủ trương. Còn những vấn đề về đời sống nội tâm về thành tựu tâm linh đều là những ý tưởng viễn vông, những cặn bã ảo tưởng làm cho người ta tin tưởng vào hạnh phúc của chính bản thân mà thôi. Và sự bỏ qua nếp sống minh triết cá nhân để thay vào đó sự cải tổ toàn diện xã hội đã đạt đến đỉnh cao với thuyết Mác xít. Nhưng nếu ta không tái tạo được điều gì mà không cần đến thời gian, thì thời gian tự nó cũng không tạo ra được gì. Từ hai thế kỷ nay Tây phương chờ đợi sự giải phóng con người bằng những giải pháp do lịch sử và tập thể dựng nên. Và có thể cũng vì sự thiếu thốn trong tâm hồn, sự vắng bóng của đạo đức và minh triết cá nhân đã khiến Phật giáo mau chóng thâm nhập vào xã hội Tây phương.

Matthieu : Ðể những cuộc giao tiếp giữa đồng loại không bị thúc đẩy bởi các động cơ vị ngã chỉ tạo nên những va chạm và bất mãn, mỗi con người cần tìm cho mình một ý nghĩa cho cuộc đời cũng như một sự cởi mở trong tâm hồn. Mỗi giây phút chuyển hóa tâm linh ấy, phải gợi lên hình ảnh là với những đức tính mới, ta sẽ có thẻ giúp đỡ người khác hữu hiệu hơn.

Jean Francois : Ðiều kiện để Phật giáo thành công dài lâu ở Tây phương tùy thuộc vào hai yếu tố. Trước tiên Phật giáo không phải là một tôn giáo đòi hỏi một đức tin mù quáng. Nó không hề muốn chối bỏ hay lên án những học thuyết khác. Ðó là một sự minh triết, một triết lý đầy khoan dung. Ðiều kiện này đã được thực hiện từ lâu.

Thứ hai là Phật giáo chưa hội nhập đầy đủ vào sự đầu tư khổng lồ từ 2500 năm nay của Tây phương vào khoa học, vào tư duy và hành động chánh trị nghĩa là vào sự cải thiện đời sống xã hội, và vào sự giao tiếp trong lòng xã hội. Ba nghĩ rằng nếu Phật giáo không thích nghi được với điều kiện thứ hai này, nó sẽ không tồn tại lâu dài ở Tây phương. Cái tư tưởng khoa học, chính trị xã hội và lịch sử đã tác động quá sâu vào xã hội Tây phương.

Matthieu : Một lần nữa, Phật giáo không hề chống lại khoa học, vì Phật giáo tôn trọng chân lý trên mọi bình diện bên trong cũng như bên ngoài. Ðơn giản là nó muốn thiết lập một thang ưu tiên cho những nhu cầu trên đời. Sự phát triển vật chất mà không đi kèm theo phát triển tinh thần chỉ đưa đến bất an mà ta đã biết. Trong một xã hội mà giáo dục đặt nền tảng trên sự minh triết có hai xu hướng khác nhau. nói đơn giản, một là tập trung vào con người, hai là tập trung vào tài sản. Sự mê hoặc về tài sản đồng thời sự tản mác vè nhận thức làm chúng ta xa rời sự chuyển biến nội tâm. Vì lẽ ta không thể cải tạo thế giới nếu không tự cải tạo chính mình trước, ta không cần phải có cho thật nhiều. Một hành giả Phật giáo biết rằng kẻ nào bằng lòng với cái mình đang có, hắn có cả một khoa học báu trong lòng bàn tay. Sự bất an đến từ thói quen xem những thứ thừa thải như là cần thiết. Nhận xét này áp dụng không những cho tài sản mà còn cho cả những tiện nghi, những thú vui và những sự hiểu biết vô ích khác. Ðiều mà ta không bao giờ chán là sự hiểu biết, và cố gắng duy nhất không mệt mõi là dành cho sự tiến bộ tâm linh và việc làm lợi ích cho mọi người.

Jean Francois : Ba muốn kết luận bằng cách n¾ch lại Cioran, tác giả mà Ba rất ưa thích vì ông luôn luôn tham khảo Phật giáo. Trong lời nói đầu của quyển "Văn tập về chân dung trong văn chương Pháp" ông đã lược qua những nhà đạo đức học từ La Arochefoucauld, Chamfort v.v... và dĩ nhiên là những chân dung của những nhân vật nổi tiếng để diễn tả những khúc mắc trong bản chất con người. Và Cioran đặt Pacscal ra ngoài và để trên những nhà đạo đức, đã nói một câu rất hay và rất đúng là: "Những nhà đạo đức diễn tả những đau khổ của con người, chỉ có Pascal là nói về nỗi bất hạnh của chính chúng ta. "Và ngay sau đó Cioran đã tham khảo Phật giáo bằng vài dòng trong bài viết về văn chương cổ điển Pháp: "Khi ma vương, tức là thần chết, bằng những cám dỗ và hăm dọa Ðức Phật khi ngài sắp đạt đến giác ngộ và ngự trị thế gian, Ðức Phật muốn ngăn trở kỳ vọng của hắn và làm hắn xấu hổ đã nói rằng: "Mi có bao giờ đau khổ vì sự hiểu biết hay không?" Câu hỏi đó Ma vương không trả lời được và ta luôn phải dùng để làm thước đo giá trị đích thực của tinh thần. Con nghĩ thế nào về lời phẩm bình đó?

Matthieu : Ma vương là biểu tượng của tự ngã vì lẽ cái ác chỉ là sự ràng buộc vào cái "tôi". Khi Ðức Phật ngồi dưới cây bồ đề vào lúc hoàng hôn, và khi ngài sắp đạt đến Chính đẳng chính giác, ngài đã nguyện sẽ không đứng dậy cho đên khi nào không xé tan được bức màn vô minh. Ma vương tức là tự ngã cố làm cho ngài nghi ngờ bằng cách hỏi: "Ngài lấy quyền gì để đạt đến sự giác ngộ?" Và Ðức Phật đã trả lời: "Cái quyền mà ta dựa trên sự hiểu biết ta có được qua nhiều kiếp sống. Ðịa cầu sẽ làm chứng cho ta." Khi ấy người ta đã kể rằng trái đất đã rung chuyển. Sau đó ma vương gửi những người con gái rất đẹp tượng trưng cho sự ham muốn đến để cám dỗ Ðức Phật. Nhưng Ðức Phật đã dứt bỏ được tham ái, và các con gái Ma vương biến thành những bà giá xấu xí. Ma vương cố gắng tạo nên lòng thù hận nơi Ðức Phật bằng cách hóa ra những ma quỹ, những đạo quân bắn ra những tên lửa và chửi rủa Ðức Phật thậm tệ. Người ta nói rằng nếu có một chút căm ghét nào đó nảy sinh trong lòng Ðức Phật thì ngài đã bị những vũ khí đó sát hại. Nhưng Ðức Phật chỉ tràn đầy tình yêu và nhân ái cho nhên những vũ khí biến thành mưa hao và lừi nguyền rủa thành những bài ca chúc mừng. Khi rạng đông, thì những tấm màn vô minh cuối cùng rơi xuống và Ðức Phật hoàn toàn nhận biết thế gian là hư ảo. Ngài hiểu rằng thế giới hiện tượng chỉ có do sự tương thuộc và không có một vật gì có thể do tự thân mà có, và không thể thường hằng được.

Jean Francois : Còn Ba, điều làm Ba ngạc nhiên nhất vè câu nói của Cioran là nó nhắc ta rằng cái biết là nguồn gốc của đau khổ hay nói cách khác, chỉ có đau khổ thì ta mới hiểu biết được. Và qua sự kiện này người ta đánh giá tinh thần của con người. Ðiều này cũng bổ ích cho người Tây phương khi nghĩ rằng người ta có thể loại trừ đau khổ và mọi việc có thể diễn ra trong niềm vui, trong đối thoại, trong thông cảm và riêng giáo dục và sự học hỏi có thể được thực hiện không một chút cố gắng và không đau khổ.

Matthieu : Ðó đúng là con đường Ðạo. Những lạc thú ở đời rất quyến rũ nhất thời, nó đem đến sự khóai lạc, sự thỏa thích và người ta dễ dàng sa ngã. Nhưng mọi khóai lạc đều rất phù du và rốt cuộc chỉ mang đến thất vọng. Nhưng Ðạo thì ngược lại. Khởi đầu nó có vẻ khắc nghiệt, ta phải cố gắng để chiến thắng bản thân, ta phải đương đầu với cái mà Cioran gọi là "sự đau khổ của cái hiểu biết" hay là những khắc nghiệt của sự khổ hạnh. Nhưng dần dần, khi ta kiên nhẫn đi trên con đường Ðạo thì một sự minh triết nội tâm bắt đầu ló dạng và theo sau là một sự thanh thản và một diễm phúc lạc tràn đầy trái hẳn những lạc thú trần gian, là không hề bị hoàn cảnh bên ngoài chi phối. Trong ngôn pháp Phật giáo có câu: "Trong việc học Ðạo ta luôn gặp khó khăn lúc ban đầu, còn trong việc đời các khó khăn đến vào lúc cuối." Hay một câu nói khác: "Ban đầu không có gì đến, khoảng giữa không có gì còn lại, và sau cùng không có gì đi." Thật ra theo con sự nhiệt thành trong cuộc mưu tìm giác ngộ không hẳn là một sự đau khổ mà phải nói là niềm vui trong cố gắng.

Chương XV

NHÀ SƯ CHẤT VẤN VỊ TRIẾT GIA

Matthieu : Ba thường nói rằng: nếu Phật giáo nhắm vào việc lột mặt nạ cái "tôi" và cái tôi này không thực sự hiện hữu, vậy có ích gì để hành động? Ai sẽ chịu trách nhiệm về hành động của minh? Thật ra, dù có quan niệm cái "tôi" không có thực thể, mọi hành động của mình? Thật ra, dù có quan niệm cái "tôi" không có thực thể, mọi hành động đều đem đến một hậu quả. Nhưng vật lý học đương đại cũng biến chúng ta thành những hạt bụi, những "quarks". Vậy thì đến phiên con hỏi lại Ba: "Nếu chúng ta là những hạt bụi rõ ràng không chữa đựng một vết tích nào về cá nhân chúng ta, vậy theo Ba chúng ta hành động để làm gì? Suy nghĩ, yêu đương, lo âu về hạnh phúc và đau khổ để làm gì? Vì chúng ta là những hạt bụi kia mà.

Jean Francois : Phải, đấy là một lập luận rất xưa cũ trong một vài triết thuyết ở Tây phương. Cơ cấu tâm lý học cũng nói gần giống như vây. Có thể là một phản ứng với chủ nghĩa hiện sinh đặt nền tảng trên sự tự do, sự lựa chọn cá nhân và trách nhiệm sau cùng của mình. Cơ cấu tâm lý học nói rằng: "Không, thật sự con người không hiện hữu, chỉ có những cơ cấu hình thành nên hắn hành động mà thôi."

Matthieu : Họ định nghĩa cơ cấu như thế nào?

Jean Francois : Vì họ là những triết gia nên họ định nghĩa khá rắc rối. Nói chung họ cho đó là những thực thể cấu thành luật chi phối những hoạt động có tổ chức. Epicure cũng nói: "Chúng ta là tổng hợp những nguyên tử, mà cái ta gọi là linh hồn chỉ là một sự lắp ghép cá nguyên tử. Vì thế chúng ta đừng bận tâm về những tình cảm, những đau khổ, ham muốn, sợ hãi. Ðối chiếu hiện tượng với thực tại đằng sau chúng là một quan niệm lỗi thời. Rõ ràng là với kinh nghiệm sống động, con người có những cảm giác, những tình cảm thật sự trong lòng hắn.

Matthieu : Ðúng là điều mà Phật giáo đã nói: dù đau khổ có là ảo hóa đi nữa, đau khổ cũng được nhận biết và như vậy rất đang và rất hợp lý làm tan biến nó đi. Con không hiểu tại sao người ta lại lên án Phật giáo khi nói rằng: nếu cái tôi không tiếp diễn qua các giai đoạn của cuộc đời, nếu nó là ảo hóa, thì cần gì phải bận tâm về hạnh phúc.

Jean Francois : Vậy là Ba sẽ cắt nghĩa cho con! Ví dụ có một tảng đá rơi trên nhà con, làm sập nhà và giết hại một phần gia đình con. Con gọi chính quyền sở tại, bác sĩ, các đội cứu thương và người ta lại gửi đến một nhà địa chất học. Ông ta nói:" Nghe này, điều xảy ra hoàn toàn bình thường. Anh biết không, trái đất xoay và luôn luôn có chuyển động trong các địa tầng và các cuộc va chạm vào nhau. Như vậy không có điều gì bất thường." Cả con và ông địa chất đều không cùng chung một tiếng nói về hiện tượng đã xảy ra. Ông địa chất có lý của ông ta, còn con thì bị tấn bi kịch đè nặng. Việc những người dân sống trong những vùng thường bị bão lụt và người ta giải thích bằng khí tượng học, cũng không vì thế mà bớt đi sự nguy hiểm tai họa ập lên đầu họ. Cả hai thực tế đó đi song hành, và không có cái này chối bỏ được cái kia.

Matthieu : Vậy là Ba đã đồng ý khi Phật giáo cho là cái ngã không có thực thệ, cũng không vì thế mà thờ ơ với hành động, với hạnh phúc hay đau khổ của chính mình hay với kẻ khác.

Jean Francois : Các nền minh triết đều có chung một quan niệm là ảnh hưởng mà tôi có thể có, trên diễn tiến sự vật ở đời là một ảo tưởng, vì nó mà tôi hy vọng rồi lại thất vọng, vui sướng rồi lại sự hãi, và nếu tôi khẳng định cái Ngã là không gì cả, tôi chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, tôi sẽ có được một sự thanh thản. Nhiều nền minh triết đã nghĩ là như vậy. Lập luận của phái khắc kỷ và của Spinoza cũng cho là như vậy. Nhưng than ôi, thực tế phũ phàng lại đi ngược cái lập luận đó.

Matthieu : Và cũng chính là sự chống đối đó là nguyên nhân của những dằn vặt của chúng ta. Chúng ta dính mắc quá sâu đậm vào cái Ngã mà không nghĩ rằng làm tan biến nó đi, chúng ta sẽ giải quyết mọi vấn đề. Chúng ta giống như một kẻ bị thương không dám gỡ bỏ các sợi chỉ khâu vết thương. Và anh khắc kỷ thì chỉ đưa đến một sự cam chịu thụ động, còn anh Phật tử đã chối bỏ cái tôi, thì đi đến sự giải thoát.

Jean Francois : Không phải thê. Người khắc kỷ chỉ muốn làm đúng theo thiên nhiên, chớ không phải là thụ động. Anh ta không cam chịu những gì xảy đến như là do định mệnh, nhưng anh ta chấp nhận là do ý muốn của Thượng đế. Spinoza lập lại khía cạnh đso và cho là Thượng đế hay là thiên nhiên. Sự tiến đến minh triết là không chịu nhận mình làm một món đồ chơi của thiên nhiên, nhưng là tự mình quyết định lấy vận mạng của mình.

Matthieu : Nói chung quan niệm ấy giống như quan niệm về nghiệp của Ấn Ðộ giáo. Ấn giáo cho rằng lý tưởng lý tưởng trong cuộc đời là chấp nhận hoàn toàn số phận đã dành cho chúng ta mà không chống đối. Quan điểm của người Phật tử có khác: Hắn chấp nhận hiện tại vì lẽ cái gì đang xảy ra là kết quả của những việc làm xưa cũ. Nhưng tương lai là tùy thuộc ở hắn. Hắn đang ở một ngã tư đường. Hiểu được cái ngã không thật có, không dẫn đến việc chấp nhận một cách dũng cảm cái gì đang đến, nhưng là để hành động tự do hơn, không còn bị cái tôi ràng buộc, một cái tôi là đầu mối của một chuổi dài thương và ghét. Thoát ra khỏi sự vị ngã sẽ cho ta tự do hành động hơn. Quá khứ đã qua rồi nhưng tương lai thì chưa đến.

Jean Francois : Ba hiểu rõ giá trị của con người có thể kìm chế tình cảm của mình, những đam mê, nói chung là tự ngã của mình để quan sát sự việc sáng suốt hơn. Ðó là một đảm bảo cho sự tự chủ giúp cho hắn hiểu rõ cuộc đời và có hành động thích ứng. Tuy nhiên Ba tin rằng mọi cố gắng để diệt cái ngã đã làm tê liệt mọi cảm giác mỗi khi gặp hoàn cảnh trái ngang, khó chịu hoặc giả cái giảm giác phải lựa chọn một thái độ đạo đức thích hợp, phải tránh phạm sai lầm và cái ý niệm là hành động con người không phải luôn luôn là sáng suốt, can đảm và hiệu quả, nói tóm lại là sáng suốt, can đảm và hiệu quả, nói tóm lại, mọi cố gắng để dứt trừ sự bất an, cũng như tinh thần trách nhiệm đều luôn luôn thất bại.

Matthieu : Tây phương có vẻ khó hiểu được rằng khi con người chứng ngộ được vô ngã, hắn ta sẽ quả cảm hơn, cương quyết hơn trong hành động. Nó sẽ mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân của hạnh phurc và đau khổ. Nó sẽ giúp ta hành động đúng hơn. Sự dính mắc vào cái ngã không hề làm cho chúng ta nhận xét tốt hơn, trái lại nó làm mờ tối chúng ta. Nếu hành động của chúng ta không sáng suốt, thiếu can đảm là vị, như Ba đã nói, chúng ta là món đồ chơi của cái ngã này. Có một câu nói: "Cái nhìn của thánh nhân xa hơn trời cao, sự thấu hiểu nhân quả của họ còn tinh tế hơn bột mì." Chúng ta không chống lại được kết quả cái gì chúng ta đã gieo, nhưng chúng ta có thể xây dựng tương lai bằng cách biết phân biệt cái gì đưa đến tai họa và cái gì làm ta thoát ra được. Và ta có thể cho rằng định mệnh không quyết định tương lai của ta.

Jean Francois : Con hoàn toàn đồng ý theo chiều hướng của phái khắc kỷ cũng như Spinoza đã muốn chứng minh rằng ngoài cái đang đến, không có gì khác xảy ra.

Matthieu : Chúng ta đã nói nhiều về Phật giáo theo hướng đem một ý nghĩa vào cuộc đời. Vậy theo Ba và theo cái trào lưu tư tưởng mà Ba đại diện, cái gì đem lại ý nghĩa cho cuộc đời?

Jean Francois : Trước tiên Ba không đại diện cho một phong trào lưu tư tưởng nào. Ba cố gắng tìm hiểu những người đang sống hay những người đã từng sống, điều không phải là dễ dàng. Ðể có thể trả lời con Ba muốn dựng lên một hậu cảnh cho những lộ trình mà tư tưởng Tây phương, có ba loại giải thích về câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời. Thứ nhất là giải thích tôn giáo, chủ yếu là sự vượt trội của những nhất thần giáo như Do thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Ðó là cách giải thích đặt cứu cánh cuộc đời về cõi bên kia tùy theo công lao của con người trong cuộc đời này. Nói chung dựa trên cái bệ đó mà phương Tây với sự giúp đỡ của các tôn giáo đến từ Cận đông đã tìm ý nghĩa cuộc đời qua nhiều thiên niên kỷ.

Giải thích tôn giáo cũng không được cá nhân mỗi người đi tìm hạnh phúc và sự quân bình trên cõi đời này bởi vnhx hành động dựa trên thực tế cuộc sống. Từ anh nông dân muốn có một mùa thu hoạch tốt đến ông vua tàn bạo luôn tìm cách giết hại những kẻ chống đối, hay những thương gia tìm cách làm giàu. Ta có thể nói, ngoài những tu sĩ, những nhà thần học dành cuộc đời mình mưu tìm hạnh phúc thực tiễn dù là đôi khi cũng phạm tội, tuy là vẫn theo đuổi một sự sống vĩnh hằng ở cõi bên kia. Hai mục tiêu này có thể dung hòa được vì lẽ việc mưu tìm hạnh phúc đòi hở phải có sự tha thứ, sự thú nhận tội lỗi,sự rửa tội và sự cứu rỗi các tội lỗi ở thế gian.

Matthieu : Có chăng những nền văn minh dựa trên một thuyết siêu hình quan niệm nhiều đời sống khác nhau sau khi chết và trước khi sinh ra. Trong những đời sống đó các giá trị tinh thần thắm đượm mọi hoạt động hàng ngày, do đó không thể có hành động nào là tầm thường được.

Jean Francois : Trên nguyên tacw, đó là điều mà Cơ đốc giáo muốn thực hiện. Nhưng khả năng con người muốn làm ngược lại lý tưởng do chính mình đặt ra cũng rất lớn.

Matthieu : Tuy nhiên, nếu sống đúng theo tôn giáo thì đâu cần nghĩ đến cõi bên kia. Nhưng chỉ cần làm cho mỗi hành động hiện tại có ý nghĩa.

Jean Francois : Trên lý thuyết là đúng. Cơ đốc giáo gồm những lời dạy trước tiên phải sống như thế nào trong cuộc đời này. Tùy theo cách ta sống ta mà ta sẽ được cứu rỗi hay không.

Matthieu : Hãy thận trọng! Ba đang nói về những điều đã xảy ra ở Tây phương. Ba không bảo con rằng theo giải pháp tôn giáo ta có thể làm bất cứ điều gì trên đời nhưng sau cùng cũng được cứu rỗi như người ta vẫn thường tin từ bấy lâu nay. Vì lẽ dân chúng châu AÂu đã sống trái với đạo lý Cơ đốc trong hai ngàn năm, giết hại lẫn nhau, nô lệ hóa người khác, cướp bóc nhau, ngoại tình nói chung phạm vào mọi tội ác căn bản, nhưng vẫn hằng nuôi ý nghĩ sẽ được lên thiên đàng miễn là trước khi chết chúng được xưng tội và chịu thánh lễ rửa tội. Giáo hội, những vị linh mục dành cả thời gian để nhắc nhở tín đồ thế nào là tội lỗi và phải sống thế nào cho đẹp ý Chúa. Ðiều mà Ba muốn nhấn mạnh là đi tìm một ý nghĩa cho cuộc đời theo chiều hường tôn giáo, cũng không ngăn cản người ta đi tìm hạnh phúc trong đời sống thường nhật và cũng không nên quên rằng những hạnh phúc này hoàn toàn phù hợp với đạo lý Cơ đốc. Việc có một mái nhà, một gia đình, vui thích vì được một vụ mùa tốt hay làm giàu chân chính, đều không có gì phải cấm cản. Nhưng cũng có những hành động rõ ràng vi phạm giáo điều Cơ đốc. Tuy nhiên vì Cơ đốc giáo là tôn giáo hướng về tội lỗi con người, về sự sám hối và sự cứu rỗi, nên vấn đề được vận hành theo chiều hướng biện chứng đó.

Matthieu : Trong trường hợp đso, có lẽ người ta nên xem xét đến khả năng mà các tôn giáo lớn fx như những truyền thống tâm linh sáng tạo nên một sự hòa hợp giữa lý thuyết và thực hành. Ai cũng hiểu rằng con người rất khó thay đổi, rất khó thể hiện Phật tính sẳn có. Một truyền thống tâm linh rất có thể được đánh giá, một mặt do sự nhận xét đúng đắn về siêu hình của nó, mặt khác do hiệu quả các phương pháp mà nó đề ra giúp cho sự cải tạo nội tâm con người.

Jean Francois : Dĩ nhiên một chút phù hợp giữa lời nói và việc làm đâu có gại gì! Con đường thứ hai đê đem đến một ý nghĩa cho cuộc đời là con đường triết học theo nghĩa cổ đại. Sự đi tìm minh triết, an ổn nội tâm gồm có sự dứt bỏ những đam mê, những tham vọng phù phiếm và dành tất cả nghị lực cho những tham vọng cao cả hơn trên bình diện tinh thần, tâm linh, mỹ thuật, triết lý hay đạo lý để có thể làm cho việc giao tiếp với nhau, cũng như cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Ðây là quan niệm của những bậc thánh hiền cổ xưa, đôi khi với Platon thì hơi thiên về tôn giáo siêu hình hơn, đôi khi với phái khắc kỷ thì thiên về sự thanh thản liên tục, sự quân bình nội tâm, sự xa rời các đam mê, chính trin, tình dục hay những ham muốn khác. Sự minh triết mà chúng ta tìm thấy trong quyển: "Thư cho Lucilius" của Sènèque hoặc là gần đây hơn ở Motaigne đã cho chúng ta những lời dạy để có được một sự tự do nội tại, một sự xã ly ham muốn. Tuy nhiên điều này không ngăn cản ta hưởng thụ những thú vui của cuộc sống nhất là những thú vui tinh thần. Con đường thứ hai này đã bị bỏ rơi từ thế kỷ 17 và 18. Triết học đi đôi với khoa học vừa mới khai sinh từ thế kỷ, đã chuyển hướng sang việc tìm hiểu tri kiến thuần túy, việc giải thích lịch sử, bỏ qua việc tìm hiểu đời sống con người cũng như tìm một ý ngiax cho cuộc đời.

Matthieu : Tức là tìm hiểu sự kiên.

Jean Francois : Ðúng, nhờ khoa học, người ta có thể tin chắc chắn rằng có điều gì đó gọi là khách quan, một sự hiểu biết dành cho mọi người, chớ không riêng cho vị thánh nhân.

Matthieu : Sự hiểu biết về tâm linh cũng dành cho mọi người nếu chịu khó tìm hiểu và thâm nhập vào. Ðó là cách để trở thành một người hiên. Nếu không, một sự hiểu biết khách quan mà mọi người có thể đạt được mà không cố gắng, sẽ chỉ là một mẫu số chung của sự hiểu biết. Ta có thể nói đến một sự tiếp cận thiên về lượng hơn và về phẩm.

Jean Francois : Nên nói rằng ở phương Tây người ta đi từ sự tin tưởng đến sự tìm bằng chứng để giải thích sự tin tưởng đó.

Matthieu : Hoa trái của sự hành trì tâm linh, sư tự tại, sự hăng hái, sự sáng suốt và các biểu hiện của nó, lòng từ, tâm từ, tâm xã, sự kiên nhẫn rõ ràng là bằng chứng hơn là sự tin tưởng suông. Người ta nói rằng lòng vị tha và sự làm chủ bản thân đều là dấu hiệu của sự giác ngộ bản thân cũng như dứt khỏ ràng buộc tình cảm là dấu hiệu tiến bộ trong thiền định. Những đức tính này ăn sâu vào con người chúng ta và bộc lộ qua các hành động.

Jean Francois : Theo dòng lịch sử, sự tin tưởng vào khoa học thay thế sự tin tưởng về minh triết. Ðó là bước đầu của cái gọi là "Triết lý của ánh sáng". Ánh sáng gì? Ánh sáng của lý trí để có thể hiểu được sự vận hành của thực tại xua tan các ảo tưởng đam mê, các sự tin tưởng điên rồ, những sự mê tín. Từ đây, việc chinh phục trí tuệ nội tại phải đi qua con đường nhận thức khách quan. Ðể dùng danh từ của thời đại, đó là ngọn đuốc của lý trí sẽ soi sáng cho vấn đề hạnh phúc của con người.

Matthieu : Phật giáo thì nói đến ngọn đuốc trí tuệ; nếu không có trí tuệ thì một mình lý trí chỉ đưa đến hạnh phúc phù phiếm.

Jean Francois : Quan niệm mới phát sinh từ thế kỷ 18 và tiếp tục suốt thế kỷ 19, đó là sự tiến bộ về đạo lý và khoa học xuất phatys từ lý trí sẽ giải thích cho chúng ta những bí ẩn còn cất giấu của vũ trụ. Cũng như về sự vận hành của con người. Chính cái cặp lý trí tiến bộ sẽ mang đến hạnh phúc cho chúng ta. Trong một chiều hướng nào đó cũng không phải là sai. Khoa học đã đem lại một sự cải thiện lớn về đời sống con người. Ðừng quên rằng trong năm 1830 tuổi thọ con người chỉ là 25 tuổi. Người ta đã không thể chữa được bịnh gì. Rất ít người còn đủ ráng khi 30 tuổi nếu sống được đến đó. Bệnh đậu mùa đã tàn hại rất nhiều sinh mạng ở Anh Quốc và sự khám phá ra thuốc chủng thật sự đã gây nên một tiếng vang rất lớn mà Voltaire đã nói đến rất nhiều. Sau cùng thì mọi sự cũng đã bắt đầu thay đổi về chất lượng. Tuyb nhiên sự cải thiện thực tiễn về vật chất rất cần cho đám đông khiến chúng ta phải nói rằng: chúng ta đang đi vào một kỷ nguyên mới. Thế giới, không phải như người xưa đã nghĩ. Luôn luôn lập đi lập lại, mà có thể thay đổi và chính là nhờ sưk tiên bộ do khoa học và sự tìm hiểu các luật tự nhiên nhờ đó con người sống và sẽ sống tốt hơn.

Matthieu : Ðiều vừa nói chỉ nhắm vào việc cải thiện đời sống con người. Chớ không đem lại một ý nghĩa nào cho cuộc đời. Mà tại sao chỉ lo phát triển một mặt còn bỏ quên mặt kia?

Nhờ đời sống được cải thiện, mỗi chúng sinh có khả năng nhiều hơn để đạt đến trí tuệ. Rất tốt khi truyền rao sự minh triết cho đám nông dân mù chữ chết vì đói rét khi mùa đông đến, hau khi có bệnh dịch. Tuy nhiên để họ có thể hưởng lợi nhờ sự dạy dỗ của Sénèque, họ phải sống vào một thời mà học thuyết của Sénèque có thể áp dụng được. Cái ý niệm đối chiếu những ích lợi vật chất nhờ vào tiến bộ khoa học với những thành tựu tâm linh mà con người có thể đạt đến theo Ba có vẻ phản động. đó là một phản đề hoàn toàn sai. Khi những người của thế kỷ 18 nói đến sự tiến bộ, họ không nghĩ là khoa học có thể giải quyết mọi vấn đề về hạnh phúc cá nhân của họ. Họ nghĩ rằng khoa học cho họ một cái khung trong đó họ có nhiều cơ hội để đạt tới một sự thanh thản.

Matthieu : Trở lại ví dụ của Ba về những người nông dân khốn khổ. Nó làm con nhớ lại những người dân du mục Tây Tạng đã chịu một cái lạnh cùng cực và sống vô cùng thoải mái khác xa hạng được ưu đãi. Cho dù ngay bây giờ đây, những người nông dân ấy họ vẫn sống an ổn và thanh thản. Con đã có dịp sống nhiều tháng trong các thung lũng xa xôi ở Bhoutan và Tây Tạng không có đường sá, không có điện và ở đấy không có một nét nào của đời sống văn minh. Nhưng sự giao tiếp giữa người với nhau khác hẳn với dân ở các đô thị lớn. Và khi việc phát triển vật chất đi đến tột độ ta sẽ thấy sản xuất những vật dụng hoàn toàn không cần thiết và chúng ta sẽ mắc kẹt trong guồng máy dư thừa. Những dân du mục ở otat và những nông dân ở Bhoutan không thể kiếm sống bằng một nhà kinh doanh người Mỹ, nhưng họ biết cách gìn giữ đời sống của họ.

Jean Francois : Việc chỉ trích xã hội tiêu thụ như người ta thường nói vào năm 1968 rất phổ biến trong xã hội Tây phương hiện nay. Một lần nữa các triết gia thế kỷ 18 không nói rằng khoa học giải quyết mọi vấn đề trong đời sống con người cũng như đem lại một ý nghĩa cho cuộc đời. Ví dụ Rousseau đã từng ca tụng nên trở vè đời sống thiên nhiên. Nhưng họ cũng tin rằng nhờ vào hiệu quả của giáo dục. Của sự tự do lựa chọn cách sống, nhờ vào những học thuyết, những tôn giáo mà con người có thể sống đàng hoàng hơn. Từ đó nảy sinh ra lòng khoan dung vào thời điểm đó. Khi con nói về những nông dân Tây Tạng được sống hạnh phúc nhờ Phật giáo, nhưng họ đâu có được lựa chọn cái gì khác hơn đâu. Họ đâu có thư viện để tự hỏi ta nên cải đạo vào Tin lành hay không? Cũng như Cơ đốc giáo vào thời trung cổ, người nông dân thời ấy cũng bị bắt buộc mà thôi. Cái anh du mục Phật tử Tây Tạng có thể rất hạnh phúc và Ba mừng cho anh ta, nhưng ta cũng không thể nói là anh ta tự chọn lựa một lối sống khôn ngoan nào đó. Anh ta chỉ chọn cái cách sống mà xã hội đã dành cho anh ta.

Matthieu : Con không chắc rằng phải thử tất cả để hiểu giá trị một điểu gì đó. Lấy ví dụ nước tinh khiết và trong lành. Kẻ uống nước đó biết rằng nó tốt và cũng không cần nếm những nguồn nước khác ở lân cận. Cũng như thế, những người đã nếm qua niềm vui thiền định, không cần ai chứng thực bằng chính kinh nghiệm của họ. Niềm an lạc trong tâm của họ không hề dối trá. Con xin kể ra đây vài câu hát của một hành giả Tây Tạng khi đạt đến giác ngộ:

- Hôm nay tôi trèo lên ngọn núi từ thảo am của tôi.

- Trên đỉnh núi, tôi ngước mắt nhìn và thấy bầu trời không mây.

- Và nó nhắc tôi đến không gian tuyệt đối không giới hạn.

- Và tôi cảm nhận một sự tự do không bờ bến không có gì cản trở tầm mắt của tôi

- Nhìn thẳng trước mặt, tôi thấy mặt trời thế gian.

Ánh sáng không bị che lấp, nhắc tôi đến giây phút thiền định.

Và tôi đã kinh nghiệm được một sự rỗng không hoàn toàn không vướng mắc bởi suy tư.

- Tôi quay đầu về hướng Bắc và thấy một dãy cầu vồng đan chéo nhau.

- Cảnh tượng đó nhắc tôi mọi hiện tượng đều trống rỗng.

- Và tôi kinh qua một kinh nghiệm không nhị nguyên, một sự trong sáng hồn nhiên, một sự trong sáng hồn nhiên hoàn toàn không dính mắc vơi những quan niệm về hư vô hay vĩnh cửu.

- Cũng như không có bóng tối giữa mặt trời.

- Với người ẩn tu, vũ trụ và chúng sinh đều hoàn hảo và ông ta rất hài lòng.

- Cũng như không có đá sỏi trên một đảo vàng.

- Với người ẩn tu âm thanh là lời cầu nguyện và ông ta rất hài lòng.

- Cũng như cánh chim bay qua bầu trời trong mà không để lại dấu vết.

- Với người ẩn tu, tư tưởng là thiên nhiên tuyệt đối, và ông ta rất hài lòng.

Người ta viết những dòng thơ này không cần phải đi vòng quanh thế giới, đến hưởng thú vui ở New York, hoặc đến mặc tưởng trong đền thờ Tin lành, để có được một ý niệm rõ ràng về kinh nghiệm mội tâm của ông ta. Hơn nữa ông ta cũng không chắc là sự tự do lựa chọn mà Ba vừa nói lại có thể như thế trong xã hội ngày nay. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma lưu ý rằng: "Khi quan sát đời sống trong thành thị, ta có cảm tưởng tất cả các mặt của cuộc đời đều đã được định sẵn một cách chính xác giống như một cái đinh ốc vặn vừa vào một lỗ hổng. Nói cách khác chúng ta không thể nào kiểm soát cuộc sống mà để cho nó cuốn trôi đi, và để nó tồn tại thì chúng ta phải chạy theo nhịp điệu mà nó sai khiến ta".

Jean Francois : Nếu gần đây Tây phương chú ý đến Phật giáo, vì ước mong có một sự minh triết tâm linh, đó là vì Tây phương đã so sánh kinh nghiệm quá khứ và hiện tại. Ði theo cái triết lý Ánh sáng là một hy vọng dựa trên nhu cầu khẩn thiết về sự quảng bá giáo dục. Từ đó nảy sinh ra quan niệm được thực hiện một thế kỷ sau đó, về giáo dục bắt buộc, phi tôn giáo và miễn phí cho mọi người. Cũng có nghĩa là không chống tôn giáo mà là phi tôn giáo, không có một học thuyết nào cả. Mọi thứ kết hợp với sự khoan dùng trdong tự do lựa chọn đã cho đời sống một ý nghĩa. Ngoài ra dù cho cái văn minh vật chất đó của khoa học ứng dụng, của kỹ nghệ có thể tạo nên những nhu cầu không cần thiết, bừa bãi và viễn vông, đó là điều chắc chắn phải xảy ra. Epicure đã nói rằng mỗi nhu cầu được thỏa mãn, tạo thêm những nhu cầu mới và tăng thêm cảm giác thiếu thốn. Cũng vì thế mà ngày nay có nhu cầu lớn là nên trở lại các nền triết học Hy Lạp cổ xưa cũng như Phật giáo.

Matthieu : Cũng cần phải hiểu rằng giáo dục không phải là để có nhiều kiến thức khoa học, kỹ thuật, lịch sử mà nó cần nhắm đến sự đào tạo thật sự con người.

Jean Francois : Ðúng vậy. Nhưng hãy nói qua về khía cạnh thứ ba của quan niệm Tây phương về ý nghĩa cuộc đời từ thế kỷ 18. Quan niệm này khởi điểm từ những không tưởng về sự giải thể xã hội từ cuộc cách mạng 1789 ở Pháp. Cho đến thời ấy chữ Cách mạng chỉ có nghĩa là cuộc xoay vòng của một hành tinh chung quanh Mặt trời. Danh từ cách mạng đã được dùng theo nghĩa phá vỡ hoàn toàn cơ cấu xã hội từ gốc đến ngọn trong mọi lãnh vực kinh tế, pháp lý, chính trị, tôn giáo và văn hóa. Chủ trương cuộc cách mạng này là những nhân vật tự cho là có cái quyền thanh toán mọi sự đối lập bằng những hành động khủng bố!

Dù không đi đến những cực đoan ấy, mặc dù đã xảy ra rất nhiều người ta có ý niệm là hạnh phúc con người chỉ có thể thực hiện được bằng một sự cải tạo toàn diện xã hội. Phải xây dựng một xã hội công bằng. Và trong viễn tượng đó thật vô iứch đi tìm phương cách để làm cho mỗi các nhân tốt hơn và sáng suốt hơn. Cần phải chữa bệnh tận gốc, do vậy vấn đề ý nghĩa của cuộc đời không còn là một vấn đề cá nhân nữa?

Matthieu : Làm thế nào để hy vọng một tổng thể có thể tốt hơn nếu các thành phần của nó. Có nghĩa là sự cải thiện con người phải được thực hiện do sự thay đổi từ gốc đến ngọn chứ không phải thay đổi từ từ hay từng phần của xã hội. Khi mà xã hội trở nên công bằng hơn, thì mỗi công dân của xã hội đó cũng sẽ công bằng hạnh phúc. Trong những giả thuyết không tưởng đó, có hai sự góp ý của cái triết lý Ánh sáng, một là sự tiến bộ khoa học có thể mang đến vật chất dồi dào và đảm bảo cho dân chúng không bị thiếu thốn, và mặt khác là lý tưởng về sự giao tiếp tốt trong xã hội. Mỗi công dân xã hội được hưởng lợi nhờ sự công bằng và như vậy có một cuộc sống đạo đức hơn. Ðạo đức và hạnh phúc con người cần phải đi qua sự cải tạo nói chung của xã hội. Cá nhân không có đời sống riêng tư nữa, mà đời sống của y là một phần của cổ máy xã hội.

Matthieu : Vậy thì theo Ba cái gì xảy ra vào cuối thế kỷ 19?

Jean Francois : Các tôn giáo Tây phương không còn hoạt động nữa. Nhà thờ Công giáo có rất nhiều trí thức đáng kính nể. Nhưng dân chúng không còn thích đi nhà thờ và không chịu tuân theo các điều răn. Và người ta thấy rất ít xu hướng về việc đào tạo giáo phẩm. Người ta không có thời gian để nghĩ đến thế giới bên kia chỉ vì những khổ sở vật chất, nạn thất nghiệp. Và tất cả đều đã chấm dứt.

Matthieu : Vậy thì người ta dành cho người già và người trẻ những gì?

Jean Francois : Người ta tiếp tục tin tưởng vào khoa học và hy vọng rất nhiều trong lãnh vực cải thiện sự sống vật chất và sức khỏe. Nhưng một mặt người ta cũng nhận ra những mặt tiêu cực như ô nhiễm môi trường. Về mặt khác người ta cũng ý thức được rằng khoa học không đem lại hạnh phúc cho con người. Trên nền tảng một thế giới có một nếp sống tiện nghi hơn mà chúng ta đang sống, vấn đề riêng tư, vận mệnh của mỗi con người cũng giống hệt như thời La Mã. Ðơn giản là mọi chuyện không diễn ra suông sẻ và chỉ có tạo ra nhiều tiêu cực.

Matthieu : Nói tóm lại, hai chúng ta cũng ít nhiều đồng ý với nhau về điều đem đến một ý nghĩa cho cuộc đời không phải là việc cải thiện đời sống vật chất vì chúng ta không phải là những cỗ máy. Cũng không phải là những phép xử thế cần phải tuân theo mà là sự cải tạo tinh thần cho con người.

Jean Francois : Cũng không hẳn là thế. Ba nghĩ rằng mọi sự minh triết mà ta áp dụng để sống đàng hoàng hơn đều có giới hạn. Và giới hạn sau cùng là cái chết. Ba nghĩ phải phân biệt giữa các học thuyết về trí tuệ, có những học thuyết tin tưởng vào một cõi bên kia, vào một sự vĩnh hằng nào đó và cũng có những học thuyết khác tin rằng chết là hết và không có cõi bên kia nào hết. Riêng cá nhân Ba, Ba tin tưởng vào loại học thuyết thứ hai này và vì thế việc đi tìm trí tuệ luôn có tính chất bấp bênh và tạm bợ.

Matthieu : Dù ta chấp nhận có một chuổi kiếp sống trước và sau kiếp sống này, thì rõ ràng những kiếp sống có cùng một bản chất với kiếp sống hiện tại. Và nếu ta có được trí tuệ trong kiếp sống tương lai của ta. Và nếu ta tìm thấy một ý nghĩa cho cuộc đời thì ta đâu cần đến cái chết mới được lợi ích.

Jean Francois : Ðúng trí tuệ là vấn đề bây giờ và ở đây. Ba cũng cố gắng trong mọi hoàn cảnh sống theo những đường lối mà qua suy nghĩ, qua kinh nghiệm, do sự học hỏi những nhà tư tưởng lớn mà Ba cho là hữu hiệu theo chiều hướng đưa đến trí tuệ. Nhưng Ba vẫn tin là việc đó không ảnh hưởng gì đến những đời sống mai sau nếu có, mà điều này gợi lên một cái nhìn khác về vũ trụ.

Matthieu : Ðúng thôi, nhưng thật là sai lầm khi nói rằng: "Không có gì quan trọng nếu tôi không được hạnh phúc ngay bây giờ mà tôi sẽ hạnh phúc trong kiếp sau." Ðúng là một sự thành tựu tâm linh sâu xa sẽ mang đến những chấn động đưa đến trí huệ lợi ích cho cá nhân và cả cho tha nhân. Ðem đến cho cuộc đời một ý nghĩa nhờ vào sự chuyển hóa nội tâm đưa đến trí huệ là một việc làm vượt thời gian, có giá trị ngay trong hiện tại và cả trong tương lai.

Jean Francois : Ðiều con nói có lẽ đúng với Phật giáo, là một tôn giáo không chỉ nghĩ riêng về cõi bên kia. Nhưng một tín đồ Hồi giáo chỉ sống với ý nghĩ là anh ta sẽ được lên thiên đàng nếu anh ta giữ đúng theo luật thàn linh. Cũng giống như những người Công giáo hay Tin lành. Việc tin vào sự bất tử của linh hồn giải thích phần lớn các lời dạy của Socrate. Học thuyết Socrate - Platon sau cùng chỉ có ý nghĩa khi nó dựa trên một siêu hình học cho rằng thế giới mà ta đang sống chỉ là ảo tưởng, nhưng có một thế giới khacsmaf ta có thể đạt đến nhờ vào sự suy tư và trí huệ triết học, và trong thế giới đó chúng ta sẽ sống hoàn toàn sung mãn.

Matthieu : Nhưng Ba không nghĩ rằng có một sự minh triết hoàn toàn có giá trị trong hiện tại và trong tương lai? Một chân lý không hề bị hao mòn nếu ta chỉ xem xét đời sống hiện tại. Con nghĩ rằng nhận thức được bản thể của con người, của tâm thức của vô minh và đau khổ vẫn có giá trị ngay bây giờ và vĩnh viễn về sau. Theo Ba cso loại trí huệ nào có khả năng đem đến một ý nghĩa cho cuộc đời mà có thể vượt ngoài thời gian?

Jean Francois : Có những loại trí huệ vừa dựa trên quan niệm siêu hình rằng có những đời sống mai sau, vừa dựa trên giả thuyết là kiếp sống hiện nay là kiếp sống duy nhất. Một phần của Phật giáo cũng chia xẻ quan điểm trên. Thuyết khắc kỷ là một ví dụ khác.

- Thuyết khác kỷ dựa trên một thuyết vũ trụ về một sự tái lập thường hằng của thế gian. Nhưng những người theo thuyết khắc kỷ phân biệt thuyết bí truyền mà chỉ một số ít người có thể hiểu được, và một thuyết công truyền gồm có những lời dạy về cách xử thế ở đời. Quyển sachs của Epictète là một khái luận thực hành về những đức hạnh mà ta phải tuân theo để sống tốt hơn. Vậy là có sự phân biệt giữa hai trình độ.

Matthieu : Sự phân biệt giữa bí truyền và công truyền có mặt trong tất cả các truyền thống kể cả Phật giáo. Nó đáp ứng nhu cầu, những khát vọng và những khát vọng và những khả năng khác nhau của con người. Nhưng Ba nói rằng vào cuối thế lỷ 20 lại đặt ra vấn đề trí huệ có thể đem đến một sự sung mãn cho cuộc sống. Ba hiểu vân sddeef như thế nào?

Jean Francois : Ba không tin vào sự bất tử của linh hồn, do đó Ba nghĩ không thể có được một sự hoàn mãn nào đó có thể đạt được. Ba nghĩ con người có thể sống toàn mãn cho vài mục tiêu tạm bợ. Nhưng Ba cho rằng không thể có một giải pháp toàn diện cho cuộc sống.

Matthieu : Ba có tin vào một sự thăng hoa do sự giắc ngộ bản thể sự vật có thể thực hiện được trong cuộc sống hiện tại.

Jean Francois : Không

Matthieu : Tại sao?

Jean Francois : Vì lẽ sự thăng hoa theo nguên tắc, có nghĩa là đời sống không bị giới hạn và ta tiếp tục có một sự sống khác sau khi đã chết.

Matthieu : Việc nhận thức ra bản thể của tâm là một nhận thức tối hậu vì lẽ chính tâm kinh nghiệm được thế giới hiện tượng dưới mọi hình thức sự sống bây giờ và mai sau.

Jean Francois : Ba vẫn cho là có hai quan niệm về cuộc sống: một là kiếp sống này chỉ là một giai đoạn trong một chuổi kéo dài sau cái chết và hai là chết là chấm dứt vĩnh viễn.

Matthieu : Các hiện tượng đều là tạm thời, nhưng hiểu ra được bản thể của chúng thì không thay đổi. Con nghĩ con người có khả năng đạt đến một trí huệ và nhờ đơ có một cuộc sống thanh thản và sung mãn. Con tin rằng khi đã khám phá ra bản thể tối hậu của tâm thì sự khám phá này vượt thời gian và cái chết sẽ không thay đổi được gì về sự thành tựu tâm linh này.

Jean Francois : Thôi thì vì giả thuyết của con có vẻ lạc quan hơn của Ba, để làm vui lòng độc giả Ba dành phần phải cho con.

KẾT LUẬN CỦA VỊ TRIẾT GIA

Tôi đã rút ra được bài học nào từ những cuộc đối thoại nêu trên. Chúng đã mang đến cho tôi điều gì? Một mặt nó làm cho tôi càng ngày càng thán phục Phật giáo như là một sự minh triết. Mặt khác nó làm cho tôi càng hoài nghi về một Phật giáo siêu hình. Nó cho phép tôi hiểu được sự cuốn hút của Phật giáo đối xã hội Tây phương. Vì lẽ Phật giáo đã lấp đầy được một cái hố tạo nên do sự thiếu vắng một nếp sống khôn ngoan và đạo đức. Từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên cho đến cuối thế kỷ 16 sau công nguyên, nền triết học Tây phương đã theo hai nhánh chủ đạo: nhánh thứ nhất dành cho việc tìm hiểu thái độ con người với cuộc sống và nhánh thứ hai là tìm hiểu thiên nhiên. Giữa thế kỷ 17 triết học từ bơ nhánh thứ nhất, còn nhánh thứ hai thì dành cho khoa học. Triết học chỉ còn dành cho sự tìm hiểu các hiện tượng siêu nhiên, tức là khoa siêu hình học vào khoảng thời gian đầu của triết học Hy lạp, Heraclite cho rằng không cần phải biết nhiều mới là một người hiền được. Triết học là để giúp con người trở nên đứng đắn, mực thước biết vươn tới hạnh phúc bằng một sự minh triết mà mình đã có được. Người Hy lạp đi tìm sự minh triết do giá trị thực tiển của nó. Người hiền tốt, công bằng lại vừa co nhiều mưu chước. Triết học do đó là một sự cải tạo toàn diện cuộc sống, và cũng vì thế mà Phật giáo đã có đất phát triển mà không có đối thủ. Không nghi nghờ gì kể từ Socrate, Platon và Aristote cho đến thế kỷ thứ V và thứ IV trước Công nguyên, lý thuyết giữ vai trò chủ động và được xem như chổ dựa về sự biện minh của Minh triết. Tri kiến và minh triết chỉ là một. Một đời sống tốt vẫn có thể có, và sự nhận ra chân lý gồm có việc tìm hiểu cuộc đời và nếu có thể cả bên kia cuộc đời. Việc phối hợp giữa sự trầm tư để tìm chân lý và sự vươn tới hạnh phúc nhờ vào minh triết được liên tục tìm thấy trong chủ nghĩa khắc kỷ và chủ nghĩa hưởng lạc để kết thúc vào cuối thế kỷ 17 với quyển "Ðạo đức của Spinoza". Và từ đây câu nói của Socrrate "ta phải sống như thế nào" bị bỏ dở. Và ngày nay triết lý phải nhường chổ cho khoa học nà khoa học thì cứ phát triển mà không cần đến đạo đức hay trí tuệ. Người ta có thể chứng minh rằng các khoa học về mặt đạo đức hay trí tuệ. Người ta chúng sinh thể chứng minh rằng các nhà khoa học về mặt đạo đức và chính trị, còn ít sáng suốt, ít e dè hơn là một số người trung bình. Và chính sự sụp đổ của các lý thuyết không tưởng, mà thời đại ngày nay mới bắt đầu quay về tìm lại sự minh triết trong đời sống. Và Phật giáo đã chỉ ra rằng sự cố chấp, sự không khoan nhượng không bao giờ đưa đến cái Tốt, cái Ðẹp trong chính trị cũng như trong đạo đức.

Qua những cuộc đối thoại này, sự tĩnh lặng trong Phật giáo là một huyền thoại. Ðó là một sự khám phá bất ngờ của tôi, và Phật giáo đã dạy cho tôi rất nhiều điều hữu ích. Ngược lại con tôi đã không thuyết phục được tôi về phần siêu hinh trong Phật giáo vì lẽ tôi cho Phật giáo là một triết lý không phải là một tôn giáo, mặc dù cũng có đầy đủ các nghi thức tôn giáo. Nói thẳng ra lý thuyết Phật giáo về cõi bên kia đã không được chứng minh và cũng không thể chứng minh được. Và mặc dù đánh giá rất cao về nện minh triết Phật giáo, tôi chỉ chấp nhận mặt thực tiển của nó cũng như đối với thuyết khắc kỷ và thuyết hưởng lạc. Theo tôi tình thế có thể tóm tắt như sau: Phương Tây đã phát triển mạnh về khoa học nhưng không còn đạo đức và đem lại cho chúng ta đạo đức và những chỉ dẫn để có một đời sống tốt, nhưng lại thiếu căn bản lý thuyết, trừ ra về mặt tâm lý học mà tâm lý học không phải là khoa học. Thật là vô ích khoa học người ta cố rút ra từ sự hiều biết một nền đạo đức và một nghệ thuật sống. Sự minh triết không nằm trên một thực tế khoa học nào cũng như một thực tế khoa học cũng không đem lại sự minh triết. Tuy nhiên cả hai đều hiện hữu, tuy tách rời, nhưng cần thiết và bổ túc cho nhau.

KẾT LUẬN CỦA NHÀ SƯ.

Cái gì thật sự có ích cho con người? Khoa học, tâm linh, tiền bạc? Quyền lực? Thú vui? Ðể trả loiwi có lẽ phải tự hỏi đâu là khát vọng sâu xa của con người và mục đích cuộc đời là gì? Phật giáo khẳng định: đó là việc đi tìm hạnh phúc. Ðừng có hiểu nhầm về sự đơn giản của một sự nhận định như vậy. Hạnh phúc ở đây, không phải là một là một cảm giác, mà là một sự sung mãn tràn đầy khi người ta tìm ra một ý nghĩa cho cuộc đời và người ta thích nghi được với bản tưởng hiện thực hóa cái tiềm lực có sẵn ở mỗi con người và hiểu ra được bản thể tối hậu của tâm mình. Với một kẻ biết tìm cho đời mình một ý nghĩa, mỗi giây phút là một mũi tên bay đến mục tiêu. Nếu không biết đem lại một ý nghĩa cho cuộc đời thì sẽ dễ rơi vào thụ động rồi sinh ra thất vọng cuối cùng có thể dẫn đến tự vẫn. Hạnh phúc dĩ nhiên là cần đến sự hiểu biết. Không có sự hiểu biết thì không làm sao chữa chữa lành được nguyên nhân gây ra đau khổ là sự bất mãn triền miên luôn luôn dằn vặt chúng ta. Sự bất mãn đó cũng nảy sinh từ chổ chúng ta không chiến thắng được những tình cảm tiêu cực như lòng căm giận, sự ghen ghét, sự luyến ái, tham lam ngã mạn tất cả đều do một cái nhìn duy ngã về cuộc đời, do sự dính mắc vào một cái "Tôi" quá ư là hùng mạnh. Một yếu tố cần thiết khác cho hạnh phúc chỉ gồm ba chữ: Lòng vị tha, tình yêu, và lòng nhân ái. Làm sao chúng ta hạnh phúc cho được khi quanh ta có bao người đang rên xiết. Hơn nữa, dù thế nào thì hạnh phúc của chúng ta cũng dính liền chặt chẽ với hạnh phúc của kẻ khác. Trong vòng 20 năm gần đây, sau nhiều thế kỷ dài bị vô minh che lấp đã bắt đầu có cuộc đối thoại thật sự giữa Phật giáo đã thật sự dành chổ của nó trong lịch sử triết học và khoa học. Nhưng dù chỉ cho Phật giáo đã xây dựng nên một lý thuyết về nguyên tử mạch lạc hơn lý thuyết của Democrite, không phải là để dừng lại ở một vài điểm về tri thức luận. Vì lẽ Phật giáo chủ trương một khoa học của tâm linh, một kỹ thuật thiền định đang là vấn đề thời sự và cũng vì nó đề cập đến những cơ chế căn bản nhất của hạnh phúc và đau khổ. Tại sao phải tham thiền? Việc làm nhẹ đi những đau khổ vật chất lại chưa đủ hay sao? Những điều kiện sinh hoạt bên ngoài có thể thuận lợi cho sự thoải mái của chúng ta, cho các tiện nghi đời sống, sức khỏe, tuổi thọ và ngay cho suốt cuộc đời chúng ta. Nhưng tất cả những thứ đó không đem lại cho ta một sự an lạc nội tâm. Chính cái tâm là nguồn cội của sự thỏa mãn và bất mãn, hạnh phúc và đau khổ, thành công và thất bại. Chính cái tâm quyết định thái độ chúng ta với cuộc đời. Cái tâm chính là cửa sổ để chúng ta quan sát thế giới bên ngoài và bên trong của chúng ta.

Bỏ qua các tính cách ngoại lai, con đường của Phật giáo cũng theo cách các truyền thống tâm linh lớn, là giúp chúng ta sống tốt hơn. Khoa học không có ý định cũng như phương tiện để đạt đến mục đích đó. Khoa học chỉ tìm hiểu và giải thích thiên nhiên và sử dụng những khám phá của mình để cải thiện đời sống vật chất: nó sưởi ấm khi ta lạnh, nó chữa lành khi ta bệnh. Theo quan niệm ấy thì lý tưởng là sống cả trăm tuổi khỏe mạnh. Nhưng dù có sống bao lâu, cuộc sống sẽ tẻ nhạc nếu ta không tìm thấy một ý nghĩa cho cuộc đời. Không nên chờ đợi Phật giáo sẽ được hành trì ở Tây phương giống như ở Ðông phương, ví dụ sống trong tu viện hoặc sống trong ẩn cư. Cũng không có vấn đề xây dựng nên một Phật giáo Tây phương với những cải cách phù hợp theo ước muốn của mỗi người, nhưng là để sử dụng những chân lý căn bản của Phật giáo ngõ hầu làm hiển lộ Phật tính ở mỗi chúng ta. Khi chúng ta đã quyết định đi theo con đường tâm linh, sau nhiều năm tháng hành trì, chúng ta tự xét xem đã vượt thoát được lòng tham, sự kiêu căng, ghen ghét và nhất là những tình cảm vị ngã và vô minh là nguyên nhân của mọi sự đau khổ. Ðó là một kết quả dáng kể và cái học thuyết dẫn đến đó rất xứng đáng được xem là khoa học với cái nghĩa hiểu biết, không phải là một sự hiểu biết vô ích, mà là một sự hiểu biết đưa đến minh triết.

Tôi phải thú thật rằng ban đầu tôi rất ngạc nhiên về sự chú tâm của dư luận phương Tây đối với Phật giáo, và khi ý nghĩ một cuộc đối thoại được nêu lên, tôi cũng không nghĩ rằng một trí thức hoàn toàn tự do trong tin tưởng cũng như trong tín ngưỡng, có tầm cỡ như cha tôi lại chấp nhận đối thoại. Ba tôi đa nhiệt thành hưởng ứng và đã chọn sự tĩnh mịch của vùng núi Nepal làm nơi để chúng tôi trao đổi với nhau.

Trong câu chuyên, ước muốn của tôi là chia xẻ và giải thích, con cha tôi thì tìm hiểu, phân tích và so sánh. Do đó mà vị triết gia đã hỏi nha sư nhiều hơn. Và nhà sư đã hỏi vị triết gia về ý nghĩa của cuộc đời dưới mắt ông - một nhà tư tưởng Tây phương hiện đại.

Những tình cảm thương yêu giữa cha con chúng tôi không hề phai lạt trong những cuộc hành hương của tôi. Và thật là một niệm vui được chia xẻ, được nói chuyện thỏa thích về những nguyên tắc đã chỉ đạo đời sống của hai chúng tôi và đem chúng ra đối chiếu. Tuy nhiên mọi cuộc đối thoại, dù sáng suốt đến mấy, cũng không thay thế được sự im lặng của kinh nghiệm cá nhân, rất cần thiết để hiểu rõ bản chất sự vật. Kinh nghiệm mới chính là con đường và như Ðức Phật thường nói: Mỗi người cần phải đi trên con đường để rồi một ngày nào đó người mang tin lại trở thành chính cái tin mà mình mang đi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #goodyear