Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cd

Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
1.Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
*Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
-Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
+Quyền: bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản, các quyền dân sự, chính trị khác....
+Nghĩa vụ: Bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế...
-Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.
2.Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
*Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
-Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật)
-Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
3.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
-Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
-Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
-Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân và của xã hội.

Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
*Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn tròn lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
b. Nội dung về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng:
-Trong quan hệ nhân thân:
+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú.
+ Tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. 
-Trong quan hệ tài sản:
+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. 
+ Vợ chồng có quyền có tài sản riêng theo quy định của pháp luật.
*Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
-Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con, cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi) ;
-Con có bổn phận yêu quý, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, không được có hành vi ngược ñaõi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
*Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
- Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu; 
- Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
*Bình đẳng giữa anh, chị, em.
Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
c.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
-Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình; 
-Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau
2.Bình đẳng trong lao động.
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.
*Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung về bình đẳng trong lao động.
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
- Công dân được tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm. 
- Không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.
- Ngöôøi lao ñoäng phaûi ñuû tuoåi theo quy ñònh cuûa phaùp luaät Lao ñoäng.
- Ngöôøi coù trình ñoä chuyeân moân, kó thuaät cao ñöôïc Nhaø nöôùc vaø ngöôøi söû duïng lao ñoäng öu ñaõi, taïo ñieàu kieän thuaän lôïi ñeå phaùt huy taøi naêng.
*Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
- Mỗi bên có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
*Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
-Lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động nên có những quy định riêng...
c.Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong lao động.
-Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp. 
-Khuyến khích việc quản lí lao động theo nguyên tắc dân chủ, công bằng trong doanh nghiệp. 
-Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
-Có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
-Ban hành các quy định để đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động.
3. Bình đẳng trong kinh doanh
a) Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh
- Là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo qui định PL.
b) Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh 
- Thứ nhất: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng, nếu có đủ điều kiện.
- Thứ 2: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà PL không cấm .
- Thứ 3: Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh,
- Thứ 4: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng qui mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Thứ 5: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh
- Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta.
- Nhà nước qui định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh 
- Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp.
- Nhà nước qui định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, hoạt động sx, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: