KỸ THUẬT PT CẤY GHÉP IMPLANTS
1. CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN
Như đã đề cập ở trên, kỹ thuật phẫu thuật cấy implant vào xương hàm mang tính ngoại khoa đặc thù.
Phẫu thuật viên có thể thực hiện phẫu thuật vạt bộc lộ xương phẫu thuật không tạo vạt ;
Phẫu thuật viên có thể cấy implant tức thì (ngay sau khi nhổ răng) hay cấy implant trì hoãn (chờ lành thương sau nhổ răng).
2.1. Phẫu thuật không lật vạt
2.1.1 Định nghĩa và ý nghĩa lâm sàng
- Là phẫu thuật cấy ghép không cần tạo vạt, tạo đường vào mô xương bằng các dụng cụ khoan cắt xuyên qua mô mềm.
- Là một loại phẫu thuật ít gây sang chấn cho xương và mô mềm => Tăng khả năng lành thương sớm. Thường sử dụng phương pháp này cho cấy ghép implant chịu lực tức thì do không gây sang chấn quá nhiều và rộng cho mô mềm.
2.1.2 Dụng cụ
Sử dụng bộ dụng cụ phẫu thuật răng miệng cơ bản, mũi khoan định vị, mũi khoan tạo trục sau đó sử dụng chốt hướng dẫn đưa vào lỗ khoan tạo trục. Móng cái gắn trên tay khoan phẫu thuật.
2.1.3. Kỹ thuật
- Dùng mũi khoan định vị độ tạo đường vào
-_Sau đó dùng mũi khoan tạo trục có đường kính 2mm, khoan xuyên qua lợi và xương khoảng 6mm theo trục của implant (trục của phục hình dài định trước trên máng hướng dẫn phẫu thuật)
- Đặt chốt hướng dẫn vào vị trí giàn khoan, đưa ống cắt chụp lên phần trên của chốt hướng dẫn và cắt mô mềm cho đến khi ống cắt tiếp xúc với xương.
- Sử dụng cây nạo hoặc dao mổ lấy hết phần mô mềm đã cắt (hình ống) khỏi bề mặt của xương, sau đó thực hiện tiến trình khoan đặt implant như bình thường.
- Sử dụng mũi khoan mở rộng đường kính mũi khoan nhỏ, thường từ 3 - 3.5mm và đạt chiều dài bằng với chiều dài của implant. Các kích thước về chiều dài được đánh dấu trên mũi khoan từ 5-16mm. Mở rộng theo kích thước đường kính của implant lừ 3; 3.5. 4.3mm
- Mũi khoan cuối cùng là mũi có kích thước tương ứng với đường kính và chiều dài của implant (5).
- Cuối cùng, sử dụng mũi tạo rencó đường kính tương đương với đường kính implant. Đặt implant vào lỗ xương đã tạo.
2.2. Phẫu thuật có tạo vạt
2.2.1 Định nghĩa và ý nghĩa lâm sàng
- Là loại phẫu thuật cần tạo đường rạch, bóc tách mô mềm (tạo vạt toàn phần) để bộc lộ xương vùng đặt implant.
- Sử dụng phẫu thuật có tạo vạt giúp cho phẫu thuật viên có thể đánh giá trực tiếp mô xương vùng đặt implant (bằng cách quan sát trực tiếp, đo đạc mô xương theo ba chiều) để đưa ra quyết định cuối cùng về độ dài và đường kính của implant tạo thuận lợi cho việc ghép (mô mềm hay xương) khi cần thiết.
2.2.2 Dụng cụ
- Các loại dụng cụ tiểu phẫu trong miệng thông thường: bộ đồ khám, dao mổ cây bóc tách, kẹp kim, kéo cắt chỉ, kim chỉ phẫu thuật....
2.1.3. Loại vạt
- Trong phẫu thuật đặt implant thường tạo vạt hình thang, nhưng cũng có khi tạo vạt tam giác và đường rạch có thể lệch trong hay lệch ngoài tùy theo tình trạng của vùng phẫu thuật và có thêm kỹ thuật ghép mô liên kết. ghép xương, đặt màng hay không.
Kỹ thuật: như đã mô tả ở phần 2.1.3 (Phẫu thuật không tạo vạt)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro