cauhoitriet
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương?
+ Cần phân tích được chủ nghĩa trọng thương ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất phong kiến ta rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được xác lập, đây là thời kỳ tích
luỹ nguyên thuỷ ngày càng tăng.
Những đặc điểm chủ yếu: Cần nêu được 4 đặc điểm chủ yếu sau:
- Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả bề ngoài của các hiện
tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế.
- Chủ nghĩa trọng thương chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó họ rất coi trọng vai trò của nhà nước đối với kinh tế.
- Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông mà chưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất.
- Chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản giống nhau, nhưng ở các nước
khác nhau thì có những sắc thái dân tộc khác nhau ví dụ: ở Pháp chủ nghĩa trọng thương kỹ nghệ
Pháp, ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương trọng kim, ở Anh là chủ nghĩa trọng thương trọng thương mại.
2. Phân tích những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương? Vai trò của chủ nghĩa trọng thương với sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
+ Những tư tưởng kinh tê chủ yếu: Cần nêu được những nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất, họ đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Theo họ "một xã hội giàu có là có được nhiều tiền" "sự giầu có tích luỹ được dướihình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn".
- Thứ hai, để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại
thương, họ cho rằng: " nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm", muốn tăng
của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương".
- Thứ ba, họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Do đó
chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác
(mua rẻ, bán đắt).
- Thứ tư, tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà
nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng
tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.
+ Vai trò của chủ nghĩa trọng thương đối với sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Phải nêu được những tiến bộ của chủ nghĩa trọng thương, đặc biệt là những đóng góp về lý luận
đối với sự ra đời và phát triển của quá trình tích luỹ nguyên thuỷ và nền sản xuất hàng hoá.
3. Trình bày những nội dung cơ bản trong các giai đoạn của học thuyết trọng thương?+ Phải nêu được các giai đoạn phát triển của trường phái trọng thương, trong từng giai đoạn đó trình bày những nội dung tư tưởng và trường phái chính.
+ Đánh giá sự phát triển (tiến bộ và hạn chế) của các giai đoạn phát triển của trường phái.
4. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của chủ nghĩa trọng thương? ảnh hưởng củanó đối với sự phát triển của những học thuyết kinh tế sau này?
+ Phải nêu được những tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương.
+ Ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của những học thuyết kinh tế sau này:
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra nhưng tiền để lý luận kinh tế cho
kinh tế học sau này, cụ thể:
- Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền.
- Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận.
- Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến
sang chủ nghĩa tư bản.
- Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tư tưởng tiến bộ.
CHƯƠNG III
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông?
Cần trình bày được những nội dung chủ yếu sau:
+ Vào giữa thế kỷ thứ XVIII hoàn cảnh kinh tế - xã hội Pháp đã có những biến đổi, khi ấy
những chính sách kinh tế theo quan điểm trọng thương không còn phù hợp mà còn kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất.
- Thứ nhất, Sức mạnh kinh tế chủ nghĩa tư bản to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp... đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực
lượng sản xuất phát triển.
- Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời mà mâu thuẫn sâu sắc
với xu thế đang lên của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có lý luận giải quyết những mâu thuẫn đó.
- Thứ ba, nguồn gốc của cải duy nhất là tiền, nguồn gốc sự giàu có của một quốc gia, dân
tộc duy nhất là dựa vào đi buôn... (quan điểm của chủ nghĩa trọng thương) đã tỏ ra lỗi thời, bế
tắc, cản trở tư bản sinh lời từ sản xuất... đòi hỏi cần phải đánh giá lại những quan điểm đó.
- Thứ tư, ở Pháp lúc này có một tình hình đặc biệt, là lẽ ra đấu tranh chống chủ nghĩa trọng
thương sẽ mở đường cho công trường thủ công phát triển thì lại khuyến khích chủ nghĩa trọng
nông ra đời. Sự phát triển nông nghiệp Pháp theo hướng kinh tế chủ trại, kinh doanh nông nghiệp
theo lối tư bản chứ không bó hẹp kiểu phát canh thu tô theo lối địa chủ như trước. Đúng như Mác
đánh giá: xã hội Pháp lúc bấy giờ là chế độ phong kiến nhưng lại có tính chất tư bản, còn xã hội tư
bản lại mang cái vỏ bề ngoài của phong kiến.
2. Phân tích, làm rõ nội dung học thuyết trọng nông về sản phẩm ròng?
Phân tích học thuyết về sản phẩm ròng cần nêu được những nội dung cơ bản sau
Học thuyết này là trung tâm của học thuyết kinh tế trọng nông, đây là bước tiến quan trọng
trong lý luận kinh tế của nhân loại, nội dung chính của lý luận có thể tóm lược thành những nội
dung cơ bản sau:
+ Sản phẩm ròng là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi trừ đi chi phí lao động và chi phí
cần thiết để tiến hành canh tác.
+ Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người, không phải do quan hệ xã hội,
quan hệ giai cấp mang lại.
+ Chỉ ngành sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng các ngành khác như công
nghiệp, thương mại không thể sản xuất ra sản phẩm ròng.
+ Có hai nguyên tắc hình thành giá trị hàng hoá khác nhau giữa công nghiệp và nông nghiệp:
- Trong công nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi phí sản xuất như: tiền lương, nguyên
nhiêu vật liệu và sự quản lý của các nhà tư bản...
- Trong nông nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi phí sản xuất tương tự như trong công
nghiệp nhưng cộng thêm với sản phẩm ròng mà công nghiệp không có, bởi vì chỉ có nông nghiệp
mới có sự giúp sức của tự nhiên làm sinh sôi nẩy nở nhiều của cải mới.
+ Từ lý luận về sản phẩm ròng đi đến lý luận về giá trị lao động. Theo họ lao động tạo ra
sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất, còn các lao động khác không sinh lời và không tạo ra sản
phẩm ròng.
+ Từ lý luận lao động sản xuất, chủ nghĩa trọng nông(CNTN) đưa ra lý luận giai cấp trong xã
hội, trong xã hội chỉ có ba giai cấp: giai cấp sản xuất, giai cấp sở hữu và giai cấp không sản xuất.
3. Phân tích, làm rõ những tư tưởng của chủ nghĩa trọng nông về "trật tự tự nhiên"?
Cần trả lời được những nội dung cơ bản sau:
+ Trình bày được nội dung cơ bản của lý thuyết trật tự tự nhiên (đã trình bày được ở phần 3.2.3).
+ Trên cơ sở nội dung đó đánh giá phân tích những mặt tiến bộ và hạn chế của lý thuyết trật
tự tự nhiên?
4. Chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương ở những nội dung nào?
Những phê phán ấy có điểm gì tiến bộ, có gì hạn chế?
+ Nêu được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa trọng nông về phê phán chủ nghĩa trọng
thương.
+ Trên cơ sở đó chỉ rõ vấn đề tiến bộ trong những quan điểm phê phán đó, từ đó để đi tới
khẳng định chủ nghĩa trọng thương đã có những tiến bộ hơn so với hệ thống tư tưởng kinh tế
trước đó.
5. Trình bày những nội dung chính trong biểu kinh tế của Quesney? Đánh giá những
tiến bộ và hạn chế của biểu kinh tế này?
Cần trả lời những nội dung cơ bản sau
Nội dung chính của biểu kinh tế bao gồm:
+ Các giả định để tiến hành nghiên cứu: Ví dụ: chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn, trừu
tượng hoá sự biến động giá cả, xã hội chỉ có ba giai cấp...
+ Sơ đồ thực hiện sản phẩm được thông qua năm hành vi của ba giai cấp là giai cấp sở hữu,
giai cấp sản xuất và giai cấp không sản xuất. (thể hiện bằng ví dụ ở phần 3.2.6)
Đánh giá những tiến bộ và hạn chế của biểu kinh tế:
+ Tiến bộ:
- Họ xem xét tổng quan quá trình tái sản xuất xã hội theo những tỷ lệ cân đối cơ bản
giữa các giai tầng trong xã hội.
- Họ đã quy mọi hành vi trao đổi về một quan hệ cơ bản: quan hệ hàng - tiền.
- Phương pháp nghiên cứu về cơ bản là khoa học, đúng đắn.
+ Hạn chế lớn nhất của biểu kinh tế này là: chỉ dùng lại ở việc nghiên cứu tái sản xuất giản
đơn và coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất vật chất.
6. Phân tích những mặt tiến bộ, hạn chế của chủ nghĩa trọng nông?
Cần nêu được những nội dung cơ bản:
+ Mặt tiến bộ:
- Công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới
hạn của tầm mắt tư sản.
- Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản
xuất trực tiếp.
- CNTN nghiên cứu quá trình sản xuất không chỉ là quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ...mà
quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn bộ xã hội.
- Họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay: như tôn trọng vai trò tự do của con
người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp...
+ Hạn chế:
- Họ chưa hiểu được thực tế giá trị tự nhiên nên chưa hiểu giá trị thặng dư, chỉ dừng lại ở
sản phẩm ròng do đất đai đem lại mà thôi.
- Họ hiểu sai vấn đề sản xuất và lao động sản xuất hàng hoá, chỉ tập trung nghiên cứu sản
xuất giản đơn và coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất tạo ra giá trị tăng thêm.
CHƯƠNG IV
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
Cần nêu được những nội dung cơ bản:
Hoàn cảnh ra đời:
+ Vào thế kỷ thứ XVI - XVII chủ nghĩa trọng thương đã gây ra những hậu quả năng nề đối
với sản xuất. Sự phê phán chủ nghĩa trọng thương đồng thời là sự ra đời một lý thuyết mới làm cơ
sở lý luận cho cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lính vực sản xuất
+ Ở Anh, giai cấp tư sản Anh đã sớm nhận thấy lợi ích của họ trong sự phát triển công
trường thủ công công nghiệp. Họ chỉ rõ: muốn làm giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê
của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho người giàu. Đó là điểm cốt lõi của kinh
tế chính trị tư sản cổ điển Anh, là học thuyết kinh tế chủ yếu của giai cấp tư sản ở nhiều nước lúc
bấy giờ.
Đặc điểm cơ bản phải nêu được đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu của kinh tế học tư sản cổ điển
2. Phân tích lý thuyết giá trị - lao động của W.Petty?
+ Trình bày được những nội dung cơ bản của lý thuyết giá trị - lao động của W. Petty.
+ Từ đó chỉ ra rằng chính W.Petty chính là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về giá trị - lao động.
+ Ông cũng đã xác định rõ bản chất của vấn đề giá cả chính là sự "phản chiếu" của giá trị.
+ Ngoài ra chính nhờ vào lý thuyết về giá trị - lao động mà W.Petty đã đề cập đến nhiều vấn
đề khoa học của kinh tế chính trị như: năng suất lao động, lao động phức tạp, lao động giản đơn.
3. Trình bày nội dung tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith? Ảnh hưởng của tư tưởng
này trong thực tế phát triển của CNTB?
+ Nêu được những nội dung cơ bản về tư tưởng tự do kinh tế của A. Smith (3 nội dung).
+ Ảnh hưởng của tư tưởng này đối với thực tế phát triển của chủ nghĩa tư bản cần nêu và
khẳng định: chính tư tưởng về tự do kinh tế của ông sau này đã được vận dụng vào việc phát triển
nền kinh thị trường tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, nhưng ở lý thuyết này cũng cần phải
phân tích tính hạn chế, đó là theo ông nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế.
4. Trình bày nội dung lý luận giá trị của A.Smith. Những thành tựu và hạn chế của lý
luận này?
+ Nêu được những nội dung cơ bản trong lý luận giá trị của A. Smith (5 nội dung).
+ Những thành tựu trong lý luận này cần phân tích những tiến bộ của ông so với những tư
tưởng kinh tế trước đó như chủ nghĩa trọng thương, hay W. Petty, để đi tới khẳng định tính chất
khoa học và đúng đắn trong lý luận giá trị của ông.
+ Nhưng từ đó cũng chỉ rõ tính chất hạn chế của A. Smith trong việc xác định các bộ phận
cấu thành giá trị hàng hoá, và cách xác định về giá cả sản xuất của ông.
5. Hãy phân tích về "Giáo điều của A.Smith" (hay còn gọi là "Tín điều của A.Smith"
+ Bản chất "Tín điều của A. Smith chính là những quan niệm của ông trong lý luận về tái
sản xuất.
+ Ông đã mắc sai lầm là bỏ qua C trong giá trị hàng hoá, ông xây dựng lý luận tái sản xuẩt
trên cơ sở cho rằng giá trị của hàng hó bao gồm các khoản thu nhập.
+ Nguồn gốc của sai lầm đó là ông đã lẫn lộn toàn bộ giá trị của sản phẩm với toàn bộ giá
trị mới tạo ra, ông chưa thấy được tính chất hai mặt của quá trình sản xuất hàng hoá.
+ Mặt khác, ông phân chia tư bản xã hội làm hai bộ phận: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu
dùng, nhưng sự phân chia này chưa rành mạch, ông đã đồng nhất tư bản với của cải xã hội, chứ
không phải tư bản là bộ phận dự trữ.
6. Tại sao nói D.Ricardo tiến xa hơn A.Smith trong lý luận về giá trị?
+ Nêu được những nét cơ bản trong lý luận về giá trị của A. Smith và D. Ricardo.
+ Từ đó có sự so sánh để thấy được những tiến bộ trong lý luận này của D.Ricardo như:
việc xác định cơ cấu giá trị hàng hoá, sự phân biệt giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn,
hay thước đo giá trị, định nghĩa về giá trị...
7. Chỉ rõ những tiến bộ của A. Smith và D. Ricardo về tiền lương, lợi nhuận, địa tô so
với W. Petty?
Nêu được những nội dung cơ bản sau:
+ Những nội dung cơ bản nhất trong lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô của W. Petty.
+ Những nội dung cơ bản nhất trong lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô của A. Smith.
+ Những nội dung cơ bản nhất trong lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô của D. Ricardo.
Trên cơ sở những nội dung đó chỉ rõ lý luận của A. Smith và D. Ricardo đã có sự tiến bộ
hơn đối với W. Petty ở những điểm nào:
+ Những tiến bộ trong lý luận về tiền lương
+ Những tiến bộ trong lý luận về lợi nhuận
+ Những tiến bộ trong lý luận về địa tô.
8. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết về "Lợi thế so sánh" của D.Ricardo.
Phải nêu dược những nội dung cơ bản sau:
+ Đây chính là sự phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A. Smith
+ Là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác
+ Các lợi thế tương đối được xem xét dưới ánh sáng của lý luận giá trị lao động,
+ Mục đích cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là tiết kiệm chi phí lao động xã hội - tức
là tăng năng suất lao động xã hội.
9. Theo Mác: Kinh tế chính trịtư sản hậu cổ điển là sự tầm thường hoá kinh tế chính
trị tư sản cổ điển. Hãy giải thích và chứng minh luận điểm này?
Sự tầm thường hoá kinh tế chính trị thể hiện những nội dung cơ bản sau:
+ Phải trình bày đựoc khái lược điều kiện và hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế chính
trị tư sản hậu cổ điển - đây chính là nhân điều kiện dẫn đến sự tầm thường hoá
+ Giải thích, chứng minh
- Là học thuyết mang tính chất chủ quan
- Tầm thường hoá trong phương pháp luận
- Tầm thường hoá về nội dung.
(nội dung này trình bày khá rõ trong phần 4.4.2 phần b)
CHƯƠNG v
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của kinh tế tiểu tư sản? Những đặc điểm chung kinh tế
tiểu tư sản?
+ Điều kiện, hoàn cảnh ra đời cần phân nêu được: kinh tế tiểu tư sản ra đời khi phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển làm cho nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ
công bị đe doạ, có nguy cơ bị phá huỷ toàn bộ, nó làm mất đi địa vị độc lập của người sản xuất
nhỏ, biến đại bộ phận những người sản xuất nhỏ thành những người làm thuê. Do đó xuất hiện
sự phản kháng về mặt tư tưởng của những người sản xuất nhỏ, thợ thủ công. Ở đâu có sự đe doạ
phá huỷ nền sản xuất nhỏ, phá huỷ địa vị độc lập của người sản xuất nhỏ thì ở đó có phản kháng
tư tưởng của lớp người tiểu tư sản. Tình hình đó xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới -
Kinh tế học tiểu tư sản.
+ Những đặc điểm chung: phải nêu được mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
chung của kinh tế tiểu tư sản.
2. Phân tích những quan điểm kinh tế của Sismondi?
Phân tích và nêu được những lý luận chủ yếu về: sự phê phán chủ nghĩa tư bản dưới quan
niệm của tiểu tư sản, lý luận giá trị, tiền tệ, tư bản, tiền công, lợi nhuận, địa tô, khủng hoảng kinh
tế, dự án về xã hội tương lai.
3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của kinh tế tiểu tư sản?
Cần nêu được:
+ Tiến bộ:
128
Hướng dẫn trả lời
- Những người tiểu tư sản là những người đầu tiên đặt vấn đề phê phán chủ nghĩa tư bản
một cách toàn diện, chỉ rõ mâu thuẫn trong sự phất triển nội tại của phương thức này và bác bỏ sự
tồn tại của nó.
- Họ có công lao lớn trong việc phân tích các hậu quả xã hội do sự phát triển của xã hội tư
bản gây ra.
+ Mặt hạn chế:
- Họ phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở tình cảm đạo đức của những người
sản xuất nhỏ bị phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho tan rã. Dẫn đến họ phủ nhận nền
sản xuất lớn.
- Họ hy vọng vào việc cải tạo xã hội tư bản theo mô hình lý tưởng phù hợp với đạo đức và
tình cảm của người tiểu tư sản ngay trên những cơ sở tồn tại của xã hội tư bản. Họ phủ nhận tính
khách quan, hợp quy luật của con đường phát triển xã hội.
4. Phân tích để chỉ rõ hạn chế trong mô hình xã hội tương lai mà Sismondi và Dierre-
Proudon đưa ra?
Trong những mô hình xã hội tương lai của Sismondi và Proudon phải nêu được
+ Mô hình của xã hội mới
+ Con đường để xây dựng xã hội đó
+ Phương tiện cải tạo xã hội.
CHƯƠNG VI
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng? Những đặc điểm chung của
CNXH không tưởng thế kỷ thứ XIX?
+ Về hoàn cảnh ra đời cần nêu được:
Vào Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển
mạnh mẽ ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt: Bao gồm
giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, và nó được chuyển dần từ
đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác (có ý thức và có tổ chức hơn).
+ Về đặc điểm chung cần nêu được:
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp cấp
công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường xây dựng xã hội
mới tốt đẹp hơn.
Đặc điểm chung là phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan
điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa
129
Hướng dẫn trả lời
phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất của loài người. Tuy nhiên con đường họ đề xuất xây dựng xã
hội mới có tính chất không tưởng.
2.Phân tích những quan điểm kinh tế chủ yếu của Saint Simon?
Nội dung này cần phải nêu được những nội dung trong hệ thống quan điểm kinh tế của
Saint Simon bao gồm: Lý luận duy vật, phê phán chủ nghĩa tư bản, dự án về xã hội tương lai.
3. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của CNXH không tưởng thế kỷ XIX?
(Đã trình bày ở nội dung phần 3 - 3.1 và 3.2).
4. Phân tích để chỉ rõ hạn chế trong mô hình xã hội tương lai mà Saint Simon,Charles
Fourier, Rôbert Owen đưa ra?
Khi trình bày hạn chế cần nêu được tính chất hạn chế về:
+ Mô hình xã hội tương lai
+ Cơ sở tồn tại của xã hội đó
+ Con đường cải tạo xã hội...
CHƯƠNG VII
1. Phân tích hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị Mác - Lênin?
(Đã trình bày rất rõ ở phần 1.1) phải phân tích đầy đủ các tiền đề về:
+ Kinh tế
+ Chính trị - xã hội
+ Tư tưởng
2. Phân tích những đặc điểm của kinh tế chính trị học Mác - Lênin?
(Đã trình bày rất rõ ở phần 1.2) ở những nội dung:
+ Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự kết thừa những tinh hoa của nhân loại.
+ Học thuyết kinh tế Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học
+ Học thuyết kinh tế Mác -Lênin là sự khái quát thực tiễn sinh động của chủ nghĩa tư bản
+ Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
3. Trình bày những đóng góp của Lênin đối với kinh tế chính trị học Mác trong giai
đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền?
(nội dung này đã trình bày ở nội dung phần 3.2)
4. Trình bày những nội dung cơ bản trong mô hình chính sách kinh tế mới của Lênin?
Nội dung đó có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta hiện nay?
+ Mô hình chính sách kinh tế mới cần phải nêu được:
130
Về thời kỳ quá độ
Về sở hữu và các thành phần kinh tế
Về phát triển kinh tế hàng hóa
Về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Về mô hình hợp tác xã.
Hướng dẫn trả lời
+ Ý nghĩ đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta chính là việc thể hiện 5 nội
dung trong m hình chính sách kinh tế mới đối với điều kiện hoàn cảnh nước ta.
CHƯƠNG VIII
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của trường phái kinh tế cổ điển mới?
+ Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện: Cần phân tích được do sự phát triển của sản xuất và của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhiều hiện tượng kinh tế và mâu thuẫn kinh tế mới xuất hiện đòi hỏi phải
có sự phân tích kinh tế mới. Kinh tế tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ CNTB và khắc
phục những khó khăn về kinh tế, đòi hỏi phải có hình thức mới thay thế.
+ Đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới: Nổi bật là ủng hộ tự do
cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự điều
tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả.
+ Các đặc điểm cơ bản: Cần phân tích làm rõ những điểm khác biệt, thậm chí không kế thừa
được các yếu tố khoa học của kinh tế tư sản cổ điển. Đặc biệt muốn bỏ qua bản chất của các quan
hệ kinh tế.
2. Trình bày lý thuyết sản phẩm kinh tế của trường phái thành Viên (Áo)? So Sánh
với quan điểm của phái cổ điển và của Mác?
+ Cần trình bày được các tính chất của sản phẩm kinh tế, khái niệm "ích lợi giới hạn", "giá
trị giới hạn", là cơ sở để xây dựng lý luận "Giá trị - Ích lợi".
+ Phái cổ điển và C.Mác đưa ra phạm trù hàng hoá với hai thuộc tính, là cơ sở để xây dựng
lý luận "Giá trị - Lao động".
3. Trình bày lý luận giá trị của trường phái thành Viên (Áo) và so sánh với quan điểm
của phái cổ điển và của C.Mác?
+ Trình bày quan điểm về giá trị của trường phái thành Viên (Áo), sự phân chia các hình
thức giá trị. Theo đó cơ sở để trao đổi là nhu cầu của con người hay ích lợi do đó đưa ra lý luận
"Giá trị - Ích lợi".
+ Theo phái cổ điển và C.Mác: giá trị là khách quan, cơ sở để trao đổi là hao phí lao động
để tạo ra sản phẩm (hàng hoá) do đó đưa ra lý luận "Giá trị - Lao động" và là tiền đề để xây dựng
học thuyết giá trị thặng du
d4. Lý thuyết năng suất giới hạn và phân phối của J.B.Clark, từ đó rút ra những nhận
xét gì về các lý thuyết này?
+ Trình bày nội dung lý thuyết: cần làm rõ các khái niệm "năng suất giới hạn", "sản phẩm
giới hạn", "người công nhân giới hạn". Cơ sở để xây dựng lý thuyết: Quan điểm của D.Ricardo,
lý thuyết "ích lợi giới hạn".+ Nhận xét: Là sự phân tích kinh tế cụ thể hơn, chi tiết hơn nhằm đưa ra các biện pháp sản
xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhìn chung vẫn đứng trên lập trường giai cấp tư sản, ủng hộ tự do
kinh doanh trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
5. Nội dung cơ bản của lý thuyết cân bằng tổng quát của L. Walras. Tại sao nói lý
thuyết này là sự tiếp tục tư tưởng tự do kinh tế của phái cổ điển mới?
+ Trình bày nội dung lý thuyết, cần làm rõ thế nào là "cân bằng tổng quát".
+ Lý thuyết này phản ánh tư tưởng "bàn tay vô hình", đề cao tưởng tự do kinh tế, cho rằng
nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để đạt được sự cân bằng, ổn định và phát triển thông qua các quy luật
vận động của thị trường.
6. Nội dung cơ bản của lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng của A.Marshall. Ý nghĩa
của việc nghiên cứu lý thuyết này trong kinh tế học hiện đại.
+ Trình bày nội dung lý thuyết, cần làm rõ trong lý thuyết này tập trung phân tích về giá cả
và do đó về cung cầu, theo Marshall giá trị là phạm trù siêu hình vô nghĩa trung tâm nghiên cứu
của Marshall là cơ chế hình thành giá cả thị trường.
+ Lý thuyết này đã đi sâu phân tích cơ chế kinh tế thị trường dưới góc độ vi mô, vì thế là cơ
sở kinh tế của các lý thuyết kinh tế vi mô hiện đại.
7. Công lao và hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái cổ điển mới?
+ Về công lao hay thành tựu: Làm rõ những kết quả trong việc phân tích cụ thể hơn về kinh
tế thị trường có tác dụng nhất định để phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
+ Mặt khác, những hiện tượng kinh tế tư bản chủ nghĩa không chỉ giải thích trên cơ sở phân tích vi mô mà còn cần phải có sự phân tích vĩ mô nữa. Điều này dẫn đến sự hạn chế của các học
thuyết kinh tế trường phái tân cổ điển.
CHƯƠNG IX
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm cơ bản của học thuyết kinh tế trường phái
Keynes?
+ Về hoàn cảnh ra đời cần làm rõ sự phát triển của lực lượng sản xuất, thực tiễn của chủ
nghĩa tư bản với khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến sự nghi ngờ "bàn tay vô hình", do đó đặt ra yêu
cầu phải có sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế
+ Trong đặc điểm cần chú ý: sự phủ nhận cơ chế tự điều tiết của trường phái cổ điển mới,
đề cao vai trò nhà nước và đặc biệt sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô nền kinh tế. Keynes
được coi là công trình sư của CNTB độc quyền nhà nước.
2. Nội dung cơ bản của lý thuyết việc làm của J.M.Keynes?
+ Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết đã có trong giáo trình. Cần làm rõ một số khái
niệm trước khi trình bày nội dung: khuynh hướng tiêu dùng giới hạn, khuynh hướng tiết kiệm giới
hạn, mô hình số nhân, hiệu quả giới hạn của tư bản.
+ Là tư tưởng trung tâm, đề cao vấn đề việc làm và thất nghiệp, từ đó coi trọng cầu tiêu
dùng nên lý thuyết của Keynes còn được gọi là lý thuyết trọng cầu.
3. Trình bày quan điểm của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước. Tác
dụng của lý thuyết này đối với sự phát triển kinh tế của các nước tư bản?
+ Cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
Đầu tư nhà nước
Sử dụng hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ
Các hình thức tạo việc làm
Khuyến khích tiêu dùng.
+ Tác dụng:
Với sự can thiệp của nhà nước đã góp phần xoa dịu mâu thuẫn của CNTB, khắc phục khủng
hoảng chu kỳ.
Có tác dụng tạm thời, không chữa được tận gốc căn bệnh của CNTB.
4. Trình bày những thành tựu và hạn chế của học thuyết kinh tế trường phái
Keynes?
Đã được trình bày rõ trong chương IX (phần đánh giá chung).
CHƯƠNG X
1.Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái chính
hiện đại?
+ Về hoàn cảnh ra đời cần làm rõ từ thực tế, nền kinh tế sẽ phát triển không hiệu quả nếu
như đề cao quá đáng vai trò của thị trường hoặc vai trò nhà nước. Sự phê phán các trường phái
dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa 2 chiều hướng (Từ những 60 - 70 của thế kỷ 20) ⇒ Hình thành
"Trường phái chính hiện đại".
+ Về đặc điểm nhấn mạnh sự vận dụng tổng hợp các lý thuyết và phương pháp của các
trường phái kinh tế đã có trong lịch s
2. Nội dung cơ bản của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của trường phái chính hiện
đại. Sự vận dụng lý thuyết này ở Việt nam?
+ Khái niệm "nền kinh tế hỗn hợp"
+ Nội dung cơ bản: Nổi bật là quan điểm phát triển kinh tế cần cả hai bàn tay, "bàn tay vô
hình" - hay cơ chế thị trường và "bàn tay hữu hình" - hay sự điều tiết của nhà nước. Cơ chế thị
trường đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển bình thường nhưng cũng có khuyết tật. Sự
điều tiết của nhà nước cũng có lúc không đúng. Vì thế cần kết hợp cả hai.
+ Sự vận dụng ở Việt nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, hình thành và phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
3. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn?
+ Làm rõ thế nào là "giới hạn khả năng sản xuất" và "sự lựa chọn", đường giới hạn khả
năng sản xuất (PPF). Nêu ví dụ.
+ Ý nghĩa: quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên.
4. Các lý thuyết tăng trưởng và phát triển đối với các nước đang phát triển và sự vận
dụng các lý thuyết này ở nước ta?
+ Nêu nội dung cơ bản của một số lý thuyết đã trình bày trong sách: Lý thuyết cất cánh, lý
thuyết "vòng luẩn quẩn" và "cú huých từ bên ngoài", lý thuyết về phát triển dựa vào công nghiệp hoá.
+ Trong mô hình kinh tế ở Việt nam hiện nay có sự vận dụng tổng hợp các lý thuyết trên cơ
sở phù hợp với thực tiễn Việt nam và nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin. (Cần có những dẫn chứng
minh hoạ).
5. Những đóng góp và hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại
Đã được trình bày trong cuối chương X (phần đánh giá chung).
CHƯƠNG XI
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế trường phái tự do mới?
+ Về hoàn cảnh ra đời: Cần làm rõ đời hỏi của thực tiễn CNTB khi học thuyết về CNTB có
điều tiết của Keynes tỏ ra phiến diện không thể chữa được những căn bệnh của CNTB.
+ Trong đặc điểm: cần nhấn mạnh đây là trào lưu tư tưởng của kinh tế học tư sản hiện đại,
sự phục hồi chủ nghĩa tự do cũ có sự sửa đổi cho thích hợp trên cơ sở kết hợp các quan điểm và
phương pháp luận của các trường phái: tự do cũ, trọng thương mới, Keynes.
2. Trình bày lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức. Thành tựu và
hạn chế của nền kinh tế thị trường xã hội?
Đã trình bày đầy đủ trong sách (ở phần 2.1.Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở
CHLB Đức).
3. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết trọng tiền ở Mỹ.
Xem phần a) của mục 2.2. chương XI. Làm rõ vì sao gọi là phái trọng tiền.
4. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết trọng cung ở Mỹ.
Xem phần b) của mục 2.2. chương XI. Làm rõ vì sao gọi là phái trọng cung.
5. Những đóng góp và hạn chế của các học thuyết kinh tế trường phái tự do mới.
Đã trình bày trong phần cuối của chương XI. Cần nhấn mạnh vẫn thừa nhận sự can thiệp
của nhà nước nhưng có sự điều chỉnh cho hiệu quả hơn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển bền
vững nhưng các liều thuốc đưa ra cũng chỉ mang tính nhất thời, phiến diện.
CHƯƠNG XII
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế trường phái thể chế?
+ Về hoàn cảnh ra đời cần làm rõ yêu cầu khách quan phải có lý thuyết mới để lý giải các
hiện tượng kinh tế xã hội mới nảy sinh.
+ Về đặc điểm: Cần làm rõ quan điểm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và thực chất của
của trường phái thể chế là một trào lưu cải lương trong lý luận kinh tế tư sản. Mông muốn biện hộ
cho CNTB độc quyền, xoa dịu mâu thuẫn và khắc pjục những yếu kém của CNTB độc quyền.
2. Những nội dung tư tưởng cơ bản của trường phái thể chế mới?
+ Sự đề cao vai trò của khoa học kỹ thuật, có vai trò quyết định và làm thay đổi bản chất
của CNTB. (dẫn chứng cụ thể trong các lý thuyết đưa ra).
+ Quan niệm về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế: cần có sự can thiệp của nhà nước (tư
tưởng chung giống với trường phái Keynes nhưng biện pháp, chính sách cụ thể thì khác).
+ Lý tưởng xã hội mới: chỉ cần các biện pháp cải lương cải tạo dần CNTB.
3. Trình bày những đóng góp của trường phái thể chế mới trong việc nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế hiện nay và ý nghĩa của việc nghiên cứu trường phái này?
Đã trình bày ở phần đánh giá chung ở cuối chương XII.
+ Cần lưu ý: trường phái thể chế có cách nhìn tương đối hiện thực khách quan về CNTB, rất
cần thiết để tham khảo khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế mới của CNTB.
+ Trường phái này đang trong quá trình vận động, còn cần phải tiếp tục nghiên cuu
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro