Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cau4LSD

Câu 4: Nghị quyết trung ương 15 (1959) xoay chuyển tình thế cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

            Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Cách mạng VN vừa có những thuận lợi vừa đứng trước nhiều khó khăn phức tạp. Trong khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thế lực cách mạng ngày càng lớn mạnh thì đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Nhiệm đang chủ trương phá hoại hiệp định, chia cắt nước ta lâu dài, biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới.

            Đặc điểm lớn nhất của cách mạng VN sau 7/1954 là ở hai miền nước ta có hai chế độ chính trị khác nhau. Dựa vào những thuận lợi và khó khăn, Đảng ta đã có những phân tích, hoạch định chiến lược chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới.

            1/1959, Hội nghị trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Trung ương Đảng nhận định, cách mạng VN hiện nay gồm hai nhiệm vụ: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ đó tuy tính chất khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau đều nhằm giữ vững hòa bình, thống nhất đất nước, tạo điều kiện đưa cả nước VN tiến lên CNXH. Trong đó cần chú ý:

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là đánh dổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của ND. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Bắc là xây dựng tiềm lực, bảo vệ căn cứ địa của cả nước và hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam.

Con đường phát triển cơ bản của cách mạng VN ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay ND, lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp vói lực lượng vũ trang.

Phương pháp đấu tranh cần có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh lại hiếu chiến nên cách mạng miền Nam có thể chuyển thành khởi nghĩa vũ trang lâu dài. Kẻ địch có thể liều lĩnh mở rộng xâm lược ra miền Bắc nhằm trực tiếp xâm lược VN. Vì vậy phải sẵn sang đối phó và thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về ta.

Cách mạng miền Nam vẫn có khả năng hòa bình phát triển, tức la khả năng dần dần cải biến tình thế, dần dần thay đổi cục diện chính trị. Dù khả năng đó rất ít song không được gạt bỏ mà phải tranh thủ khả năng đó

Ngoài ra cũng cần tăng cường công tác mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Xây dựng và củng cố Đảng bộ miền Nam thật mạnh về tư tưởng chính trị và tổ chức để đủ sức lãnh đạo cách mạng miền Nam.

Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 chính là cơ sở cho quá trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước được hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng.

Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn góp phần làm xoay chuyển tình thế cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).Kết quả:

Đường lối của Nghị quyết vừa phù hợp với cách mạng miền Bắc vừa mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, vừa phù hợp với cả nước VN và tình hình quốc tế nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương lẫn tiền tuyến, sức mạnh cả nước lẫn sự đồng tình giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc. Do đó đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đường lối chung cho cả nước và đường lối cách mạng mỗi miền trong Nghi quyết Trung ương lần thứ 15 đã góp phần to lớn chỉ đạo quân dân phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.

Đường lối chung của cách mạng VN lúc bấy giờ đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn VN, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: