Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu4:các pp thả đá ngăn dòng,ưu nhược điểm

4.Các phương pháp thả đá ngăn dòng, ưu nhược điểm của từng phương pháp.

- Có nhiều cách ngăn dòng: Đổ vật liệu vào dòng chảy (đất, đá, cát, bó cành cây, khối bê tông...), nổ mìn định hướng, bồi lắng bằng thuỷ lực, đóng cửa cống.... Nhưng phổ biến nhất là đổ vật liệu vào dòng chảy, chủ yếu là đổ đất đá;

- Đổ đá ngăn dòng đòi hỏi thi công với cường độ cao liên tục cho đến khi dòng chảy cơ bản được ngăn lại;

- Tuỳ theo điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, năng lực thi công và nguồn vật liệu mà sử dụng các phương pháp ngăn dòng khác nhau;

- Các phương pháp thả đá ngăn dòng:

+ Phương pháp lấp đứng,

+ Phương pháp lấp bằng,

+Phương pháp hỗn hợp.

1. Phương pháp lấp đứng

+ Ưu điểm: Không phải dùng cầu công tác nên chuẩn bị đơn giản, ít tốn kém;

+ Nhược điểm: : Hiện trường hẹp thi công khó khăn, lưu tốc ngăn dòng về cuối tăng lớn dễ gây xói lòng sông, thường ứng dụng cho lòng sông có nền chống xói tốt;

2. Phương pháp lấp bằng

+ Ưu điểm: Hiện trường thi công rộng, nâng cao được cường độ thi công. Lưu tốc ở cửa ngăn dòng giai đoạn cuối tăng không lớn như lấp đứng, đòi hỏi khả năng chống xói của lòng sông không cao;

+ Khuyết điểm: Chi phí cầu công tác lớn, chuẩn bị phức tạp;

3. Phương pháp hỗn hợp

- Là phương pháp lấp đứng ở giai đoạn đầu khi lưu tốc chưa lớn sau đó lấp bằng khi lưu tốc lớn hoặc vừa lấp bằng vừa lấp đứng ở giai đoạn cuối;

- Phương pháp này lợi dụng ưu điểm, hạn chế được khuyết điểm của hai phương pháp trên;

- Thứ tự ngăn dòng có 3 trường hợp:

+ Đê quai TL trước, HL sau: đất đá trôi vào hố móng nhiều;

+ Đê quai TL sau, HL trước: bùn cát lắng đọng ở hố móng do “nước vật”;

+ Đồng thời cả 2 đê quai TL và HL: giảm được khó khăn khi ngăn dòng vì chia nhỏ cột nước thành 2 bậc, nhưng thi công phức tạp;

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: