cau31-40
Câu 31 Trật khớp vai kiểu vào trong, ra trước, xuống dưới mỏm quạ:
Triệu chứng lâm sàng và Xquang?
I- Triệu chứng Lâm sàng
1. Triệu chứng cơ năng :
- Sau tai nạn bệnh nhân thấy đau ở ổ khớp vai bên tổn thương, ổ khớp sưng nề, Biên độ vận động cơ năng của khớp giảm hoặc mất hoàn toàn.Cánh tay nửa dạng so với thân người, không thể khép cánh tay vào thân người được.
2. Triệu chứng thưc thể
* Nhìn :
- Nhìn thấy sưng và có biến dạng ở khớp. Và có dấu hiệu gù vai.
- Dấu hiệu vai vuông
- Mỏm cùng vai dô, , dấu hiệu mắc áo.
- Cánh tay dạng 30 - 400 xoay ngoài
- Dấu hiệu Nhát rìu dưới mỏm cùng vai.
- Mất rãnh Denta ngực.
* Sờ :
- Thấy ổ khớp rỗng, sờ thấy chỏm xương cánh tay ra trước và dưới mỏm quạ.
+ Dấu hiệu đàn hồi hay lò xo : Cánh tay dạng 300 - 400, ép cánh tay vào thân bệnh nhân đau, bỏ ra thì cánh tay bệnh nhân lại bật ra ngoài .Kðo dạng cánh tay người bệnh rồi buông ra thì cánh tay lại bật trở lại ( Trật khớp chắc chắn ) ( dấu hiệu Berger).
- Tê bì ở vùng cơ Denta do chèn ép TK mũ.
*Đo :Thay đổi trục chi trên, chiều dài tuyệt đối và chiều dài tương đối của chi thay đổi.
II.XQ :
- Cần chụp XQ 3 tư thế: Thẳng và nghiêng hoặc chếch 450để chẩn đoán xác định trật khớp.
- Vị trí & đầu xương bị trật so với ổ khớp.Chỏm xương ra trước và vào trong và dưới mỏm quạ.
- Xem có tổn thương kèm theo của ổ khớp hoặc ở chỏm xương. cũng như phát hiện các gẫy xương kèm theo
Câu 32 Sơ cứu trật khớp vai - phương pháp nắn Hypocrat
I. Sơ cứu trật khớp vai
- Giảm đau:
+ Tại chỗ: dùng novocain phong bế xung quanh ổ khớp.
+ Toàn thân: Voltagen
- Bất động: nẹp ở tư thế trật khớp, có độn bông gạc ở hõm lách.
- Không được dùng bất cứ các loại thuốc xoa bóp ở vùng trật khớp
- Chuyển càng sớm càng tốt đến cơ sở điều trị để kéo nắn kịp thời vào tư thế của khớp.
2. Kðo nắn cố định :
*Nguyên tắc: nắn càng sớm càng tốt - cố định và vật lý trị liệu: trước kéo nắn vô cảm hoặc vô cảm hoặc dùng phương pháp gây tê đám rối cổ, rồi kéo nắn .
2. Cụ thể: áp dụng phương pháp nắn Hypocrat(90%)
- Vô cảm bằng gây tê vùng hay gây tê tĩnh mạch.
- Để bệnh nhân nằm ngửa duới sàn, tay duỗi thẳng.Người kéo nắn ở tư thế ngồi xổm đưa gót chân vào nách bệnh nhân rồi kéo cánh tay bệnh nhân theo tư thế dạng rồi từ từ khép tay bệnh nhân vào trong lại , hoặc vừa kéo vừa xoay nhẹ cánh tay vào trong .Khi nghe thấy tiếng khục là chỏm vào được ổ chảo, không còn dấu hiêuh bật lò xo ( dấu hiệu kháng cự đàn hồi ).
- Bất động tay ở tư thế vắt chéo ngực cánh tay rồi tiến hành băng Desault ( Phương pháp ngực - vai- cánh tay) .thời gian khoảng 3 - 4 tuần sau đó tập nhẹ khớp vai trong 2 - 4tuần tiếp theo ---> mới cho bệnh nhân cử động bìmh thường.
Câu 33 Trật khớp háng kiểu chậu : Lâm sàng và XQ
I. Lâm sàng:
1. Cơ năng
- Sau chấn thương vùng hông bệnh nhân thấy Đau vùng tam giác Scapa.
- Mất vận động cơ năng của khớp.Không tự dậy đi được
2. Thực thể :
* Nhìn :
- Phổ biến là trật ra sau, lên trên kiểu chậu.Nhìn đã phát hiện được ngay đùi gấp nhẹ, khép và xoay vào trong, chi ngắn lại .
- Gối bên trật lên cao hơn nhưng không tựa gối bên lành.
- Dấu hiệu chung:
+ Trật ra sau: Đùi khép và xoay vào trong.
+ Trật lên trên : đùi gấp nhẹ, có dấu hiệu ngắn chi.
* Sờ nắn :
- Sờ phát hiện được mấu chuyển lớn lên cao với đường Nelaton – Roser.
+ Đo có dấu hiệu ngắn chi.
+ Có dấu hiệu kháng cự đàn hồi rõ.
+ Có dấu hiệu pít tông ở đùi.
II. X Quang :
- Cần chụp XQ xương chậu và khớp háng ở tư thế thẳng : Thấy chỏm xương đùi bật ra ngoài ổ khớp lên trên cao .
- Chụp XQ phim nghiêng thấy chỏm ra sau
- Nếu ở hỏm khớp có một bất thường nhỏ thì cần chụp Phim chếch 450 ra sau vào trong để phát hiện bờ hõm khớp có vỡ một mảnh xương ở Phía sau của hõm khớp.
Câu 34 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sỏi thận
I.Triệu chứng lâm sàng:
1) Cơ năng:
- Đau :
+ Đau hố thắt lưng hoặc mạn sườn có thể chỉ âm ỉ.
+ Cơn đau quặn thận : thường hay gặp biểu hiện điển hình đau dữ dội, lăn lộn, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống bàng quang và ra tận bộ phận sinh dục ngoài.
+ Đau liên quan đến cử động mạnh, rung chuyển nhiều. Dùng thuốc giảm và nằm nghỉ ngơi thì đau đỡ.
- Đái máu toàn bãi
- Đái mủ, đái đục toàn bãi
- Đái dắt
- Có tiền sử đái sỏi
- Nôn và chướng bụng
2. Toàn thân:
- Sớm chưa có biến chứng, toàn thân ít thay đổi.
- Biểu hiện giai đoạn muộn khi có biến chứng
+ Sốt nhiễm trùng
+ Phù thiếu máu mạn, cao huyết áp.
3.Tại chỗ
- Ngoài cơn đau:
+ Lâm sàng nghèo nàn, làm dấu hiệu paternasky trái: vỗ nhẹ vào hố thắt lưng bệnh nhân đau.
- Trong cơn đau:
+ Co cứng khối cơ lưng .
+ Phản ứng thành bụng vùng mạn sườn.
- Nếu có biến chứng: thận to thấy:
+ Nổi gồ lên vòng mạn sườn
+ Dấu hiệu chạm thắt lưng, bập bềnh thận rõ.
B. Triệu chứng cận lâm sàng sỏi thận
I. Chẩn đoán bằng hình ảnh
1.SA:
- Hình tăng âm có bóng cản: sỏi
- Hình trống âm thuần nhất đài bể thận giãn : Nước tiểu.
- Bề dày của nhu mô thận
- Mức độ giãn của đài, bể thận.
2.XQ – Rất quan trọng trong chẩn đoán sỏi.
- Chụp phim tiết niệu không chuẩn bị cho thấy: Hình cản quang , vị trí, kích thước, tính chất hình cản quang .
- Chụp NĐTM thấy hình dáng và chức năng thận.Thận có sỏi bài tiết chậm hơn, Hình ảnh XQ rõ nét hơn ( bóng thận hìn ảnh đài – bể thận ), hoặc không bài xuất.Vì vậy phải chụp bằng những phim chậm 3,6,12h Trong những trường hợp khó xác định.
- Chụp niệu quản bể thận ngược dòng ( UPR ) để phát hiện sỏi không cản quang.
- Các phương pháp chụp cắt lớp tỷ trọng, chụp niệu đồ bằng đồng vị phóng xạ, để bổ xung cho các phương pháp trên.
II.Xét nghiệm: Có 3 loại xét nghiệm cần làm.
- Những xét nghiệm thông thường : Nhóm máu, máu đông, máu chảy…
- Những xét nghiệm để xác minh triệu chứng như :HC, BC,Các tinh thể và độ pH của nước tiểu.Các xét nghiệm và điện giải đồ, nhất là điện giải Calci.
- Những xét nghiệm để xác minh các biến chứng do sỏi như:
+ VK trong nước tiểu,tốc độ máu lắng để xác minh có N.khuẩn.
+ Ure và Creatnin máu để đánh giá xác định mức độ biến chứng do sỏi thận gây ra.
Câu 35 Chấn thương niệu đạo trước:
1. Cơ chế:Cơ chế chấn thương trực tiếp, tác động lực nhẹ, đơn độc gây nên.
- Vật cứng cố định : TSM đập vào TSM ép vào xương mu gây tổn thương niệu đạo.
- Tổn thương từ trong ra bởi các vật cứng ,ống nội soi ống thông sắt.
2. Nguyên nhân:
- Ngã xoạc mạn thuyền, ngã xoạc 2 thân kiểu cưỡi ngựa, ngã ngồi vào khung xe đạp, ngã giáo….
- Vật cứng di động đập vào tầng sinh môn trên nền xương mu cứng gây tổn thương niệu đạo.
- Tai biến bởi các thủ thuật: nội soi, thông tiểu…..
3. Triệu chứng :Sau ngã theo kiểu cưỡi ngựa vào vật cứng, ngã từ trên cao xuống đập đáy chậu xuống vật cứng
* Triệu chứng cơ năng:
- Đau vùng TSM.
- Chảy máu tự nhiên ra miệng sáo nhiều hoặc ít do chảy máu niệu đạo hoặc chỉ có Rỉ máu lỗ sáo.
- Đái máu đầu bãi hoặc bí đái.
* Triệu chứng Toàn thân :
- Thường không thay đổi. nếu BN đến muộn có thể có sốt.
* Triệu chứng Thực Thể:
- Vùng đáy chậu căng nề bầm tím.
- ấn vùng đáy chậu bệnh nhân đau chói và máu chảy ra ở miệng sáo.
- Máu tụ vùng đáy chậu bầm tím dưới da hình cánh bướm nhỏ hoặc to.Tụ máu lớn có thể lan rộng ra 2 bên đùi, ra trước bìu cũng to ra.
- Có thể thấy Có cầu BQ căng sau đứt niệu đạo 2 –4 h.Bệnh nhân cảm thấy tức ở bàng quang hay bí đái.( đây có thể là do phản xạ đau nên bệnh nhân không đái hoặc chính niệu đạo đứt gây co thắt cổ bàng quang, cơ thắt niệu đạo làm bệnh nhân bí đái thực sự à BQ căng )
- Viêm lan tấy nước tiểu vùng đáy chậu: khi không được xử trí kịp thời thì bí đái tăng lên, bàng quang căng quá mức nước tiểu rỉ đọng lại nơi tổn thương đáy chậu.Máu và nước tiểu nhiễm khuẩn sẽ gây Viêm lan tấy nước tiểu rất nguy hiểm có thể gây tử vong hoặc tự phá vỡ gây rò niệu đạo về sau rất phức tạp.
Câu 36 Đứt niệu đạo sau do gẫy xương chậu:
1. Cơ chế: do cơ chế gián tiếp có gẫy xương chậu mới gây đứt niệu đạo sau: do sự di lệch của các thành phần trong khung chậu, sự giằng xé cân đáy chậu giữa làm đứt niệu đạo màng.
2.Nguyên nhân:
- Do các loại tai nạn bệnh nhân ngã đập vùng mông xương chậu xuống nền đường ( chiếm 70 – 80 % ), hoặc ngã từ trên cao xuống hay bệnh nhân bị ép vùng mông xương chậu ( chiếm 15 –20 % ) à gây vỡ xương chậu .
- Vỡ xương chậu :theo phân loại của Pennal và Tile 1980 các loại vỡ xương chậu liên quan nhiều đến đứt niệu đạo sau và thương tổn đường tiết niệu dưới là:
+ Vỡ toác xương mu cả 2 cung trước ngành chậu mu, ngồi mu di lệch không vững chiếm tỷ lệ70%
+ Toác xương mu
+ Vỡ xương mu 1 bên, toác khớp cùng bên hay đối diện.
+ Vỡ xương mu và gãy xương chậu Malgaigne.
Khi bệnh nhân bị vỡ xương chậu làm rách cân đáy chậu giữa nên niệu đạo sau chủ yếu là niệu đạo màng bị giằng kéo đứt hay di lệch.
3. Triệu chứng Lâm sàng:
* Triệu chứng Cơ năng :
- Sau chấn thương bệnh nhân thường trong trạng thái choáng hoặc sốc mất máu. Có thể: choáng nguyên phát, choáng tiếp diễn, choáng thứ phát.
- Có tổn thương phối hợp rất nặng nề
- Bệnh nhân kêu đau ở vùng xương chậu hông, vùng hạ vị, tức đái.
- Có thể thấy rỉ máu ra miệng sáo .
- Thường có bí đái.
* Triệu chứng Tại chỗ:
- Khám: thấy gẫy xương chậu, khung chậu biến dạng, có điểm đau và bầm tím ở vùng mu.
+ ép khung chậu bệnh nhân đau chói vùng chậu hông hoặc cánh chậu
+ Bầm tím ở vùng cánh chậu, nếp bẹn, mặt trong đùi.
+ Tụ máu hình cánh cung trước lỗ hậu môn.
+ Thăm trực tràng đau cả vùng niệu đạo tuyến tiền liệt dưới cổ bàng quang, có thể sờ thấy chỗ gãy của xương mu. Thăm ống hậu môn khi ấn ngón tay vào tuyến tiền liệt có thể chảy máu miệng sáo trở lại
+ Sờ nắn: có thể có cầu bàng quang (ở giai đoạn muộn).
4.XQ:
- Phát hiện gãy xương chậu ở các mức độ khác nhau.
- Chụp các cơ quan tổn thương khác (sọ não, xương sườn).
Câu 37 Chấn thương thân(CTT) : Tổn thương giải phẫu bệnh lý
– Triệu chứng lâm sàng
1.Tổn thương giải phẫu bệnh lý
- Thận là tạng đặc, giàu mạch máu tùy lực tác động có thể có các thương tổn mức độ khác nhau. Có 4 mức độ :
*Đụng dập thận là mức độ CTT nhẹ giập nhu mô thận dưới bao thận,Còn nguyên vẹn bao thận và đường bài tiết chiếm tỷ lệ 70 –75 %.
* Dập thận nhẹ : dập nứt nhu mô vùng vỏ thận nhưng chưa tổn thương sâu vào vùng tủy thận hoặc đường bài tiết 10 –15 %. Dập thận nặng dập nứt nhu mô thận tổn thương sâu vào vùng tủy thận hoặc đường bài tiết - đài bể thận, chiếm 8 –10 %.
* Vỡ thận : thận bị vỡ thành 2 -3 hay nhiều mảnh , Phần thận bị vỡ mất sự nuôi dưỡng của mạch máu chính của thận 3 –5 %
*Đứt cuống thận : Tổn thương động tĩnh mạch thận có thể 1phần hay toàn bộ, đứt hoàn toàn hay không hoàn toàn các mạch máu cuống thận gây thiếu máu hay mất nuôi dưỡng nhu mô thận.1- 3%
- Chấn thương thận 1 bên thường gặp thương tổn thận phải và thận trái có tỷ lệ xấp xỉ nhau.Nhưng thương tổn cả 2 thận rất hãn hữu.
- Chấn thương thận có thể gặp trên các thận bệnh lý mắc phải hay bẩm sinh (14 -16%) như sỏi thận niệu quản, thận vỡ nước do hội chứng khúc nối bể thận NQ nang thận, thận móng ngựa....
- Thương tổn phối hợp trong các trường hợp trong các trường hợp đa chấn thương CTT phối hợp các chấn thương khác 45-60% (bụng ngực gẫy xương…) chấn thương các tạng trong ổ bụng lách gan mạc treo thủng ruột, thủng đại tràng, ruột non kèm theo CTT 10-12%
2) Triệu chứng Lâm Sàng
* Triệu chứng cơ năng:
- Đau vùng thắt lưng và trướng bụng, trong đó đa số các trường hợp CTT đều biểu hiện đau tức và co cứng cơ vùng thắt lưng. Đau tăng theo tiến triển của thương tổn thận, đau lan lên góc sườn hoành xuống hố thận. đau tăng lên là do khối máu tụ do nước tiểu thấm ra vùng quanh thận thắt lưng.
- Bụng chướng và nôn là dấu hiệu thường gặp trong CTT ( do có máu tụ kích thích sau màng bụng).Điển hình là co cứng nửa bụng bên thận bị chấn thương.
- Đái ra máu : là dấu hiệu khách quan trong CTT có giá trị theo dõi và đánh giá tiên lượng CTT gặp trong đa số các trường hợp CTT, chứng tỏ có thương tổn thông với đường bài tiết - đài bể thận.
+ Ngay sau chấn thương,bệnh nhân đái ra máu tươi. Màu sắc của máu cho biết chấn thương nặng hay nhẹ ,tiếp tục chảy máu nhu mô thận hay đã tự cầm máu : máu đỏ tươi là chảy máu đang tiến triển, máu sẫm màu hay vàng dần là khả năng cầm máu được.
+ Đái máu tái phát sau 5-7 ngày có khi sau 2 tuần gặp trong các trường hợp nhu mô thận giập nát thiếu máu hoại tử không thể liền khỏi, các chẩn đoán hình ảnh có thể xác định sớm các thương tổn này và thường phải can thiệp ngoại khoa.
*Triệu chứng thực thể
- Khối máu tụ hố thắt lưng: khám (sờ, nắn, nhìn) vùng thắt lưng thấy đầy hơn bình thường, càng nề và rất đau sờ thấy co cứng cơ vùng thắt lưng,
- Theo dõi tiến triển khối máu tụ cũng có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tiên lượng giập vỡ nhu mô thận.
- Khối máu tụ căng nhanh thì bụng trướng tăng và co cứng nửa bụng rõ.
*Triệu chứng Toàn thân
- Sốc : mạch nhanh . 100 l >phút, HA động mạch 90/50 mmHg. áp lực tĩnh mạch trung ương giảm dưới 5 cm H20 gặp trong 20 –30% các trường hợp nặng như giập nát thận, đứt cuống thận ,trong các trường hợp đa chấn thương phối hợp
- Thiếu máu cấp do chảy máu. Da niêm mạc nhợt nhạt bệnh nhân toát mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, hồng cầu giảm, huyết tố giảm.
Câu 38 Triệu chứng cận lâm sàng , Điều trị CTT kín thể nhẹ và trung bình
I.Triệu chứng cận lâm sàng
1.XQ: có ý nghĩa rất lớn để đánh giá cụ thể thương tổn chấn thương thận.
* Chụp hệ TN không chuẩn bị: thấy bóng thận to hơn bình thường không nhìn rõ bờ cơ đái chậu các quai ruột giãn đầy hơi.
* Chụp niệu đồ tĩnh mạch cấp cứu rất cần thiết có thể thực hiện theo phương pháp TM nhỏ giọt. (Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ bản có giá trị cao trong chấn thương thận.)Để biết :
- Thận bên đối diện bình thường hay là thận bệnh lý.
- Thận bị chấn thương:
+ Nếu tổn thương nhẹ- vừa- thấy hình ảnh đọng thuốc cản quang tại một vùng ở thận, nhưng đường bài tiết vẫn bình thường.
+ Nếu tổn thương nặng nề thì có hình 1-2 đài thận bị tách rời, thuốc cản quang tràn ra xung quanh ổ thận hoặc không thấy thận ngấm thuốc do đài bể thận ứ đầy máu cục thận bị giập nát hoặc thương tổn động mạch thận.
2.Siêu âm - Cho thấy những hình ảnh tổn thương hình dáng thận không bình thường thận to giập nhu mô thận tụ máu trong thận hay quanh thận, mất đường viền liên tục bao thận bị tách rời tụ máu lớn nước tiểu sau phúc mạc. SA chẩn đoán các thương tổn độ I, II, III rõ với độ tin cậy đặc hiệu 80-85%, độ IV khó nhận định chính xác các thương tổn mạch máu siêu âm Doppler mầu có thể phát hiện các thương tổn mạch máu sự cấp máu hay tình trạng tắc mạch thận.
3.Chụp CLVT nhất là trong trường hợp chụp Niệu đồ TM thận không ngấm thuốc chụp CLVT có thuốc cản quang ghi nhận được hình ảnh các mức độ tổn thương, CTT mức độ nặng.
II. Điều trị CTT kín thể nhẹ và trung bình
- Điều trị nội khoa:
Chủ yếu trong các trường hợp đụng giập thận, giập thận nhẹ. Bệnh nhân nằm bất động tại giường, săn sóc . Điều trị tại giường. Truyền dịch và máu nếu cần thiết + Giảm đau chườm lạnh vùng TL
+ K/s có thể phối hợp nhóm Blactamin và Aminosid.
+ Lợi tiểu nhẹ Lasilix 20mg/1-2 ống/ngày. Sau 10 ngày nên kiểm tra lại bằng chụp niệu đồ TM để đánh giá kết quả .
- Điều trị Ngoại khoa: Chỉ định can thiệp phẫu thuật trong CTT điều trị nội khoa không đỡ và bệnh tiến triển nặng lên hoặc CTT có thương tổn phối hợp các tạng khác trong ổ bụng.
Câu 39 Tụ máu ngoài màng cứng: Triệu chứng lâm sàng?
Mô tả hình ảnh chụp CT. Scan?
I. Triệu chứng lâm sàng
1. Triệu chứng Cơ năng
- Đau đầu sau chấn thương(ở bệnh nhân tỉnh)
- Mê ngay từ đầu sau đó tỉnh lên ( có khoảng tỉnh ) rồi lại mê sâu . hoặc không biết gì sau chấn thương.
- Buồn nôn hoặc Nôn ( có cả ở bệnh nhân tỉnh và mê)
2. Triệu chứng Toàn thân
- Nằm im hoặc kích thích dãy dụa
- Dấu hiệu mất máu
- Đối với người lớn: Thường không có dấu hiệu mất máu
3. Tri giác:
- Có khoảng tính điển hình: Sau tai nạn bệnh nhân mê nhưng sau tỉnh lại, sau một thời gian theo dõi bệnh nhân lại mê đi. khoảng tỉnh dài hay ngắn tuỳ thuộc vào mức độ chảy máu nhiều hay ít.
- Tri giác được đánh giá theo thang điểm GLASGOW
Tối đa 15 điểm:
+ Đáp ứng bằng mắt: tối đa 4 điểm
+ Đáp ứng bằng lời: tối đa 5 điểm
+ Đáp ứng bằng vận động: tối đa 6 điểm
4. Triệu chứng Thần kinh khu trú:
- Liệt nửa người đối diện.
- Dãn đồng tử cùng bên có tổn thương.
- Phản xạ ánh sáng.
5.Triệu chứng Các dấu hiệu vỡ nền sọ:
- Chảy máu mũi tai.
- Tụ máu quanh mắt, sau tai.
- Chảy dịch não tuỷ qua mũi, tai
- Tổn thương các dây TK sọ não.
6.Rối loạn TK thực vật
Mạch giảm, huyết áp tăng, nhiệt độ tăng, nhịp thở tăng - > trong CTSN nặng.
7.Các tổn thương phối hợp
II.Mô tả hình ảnh CT.Scan tụ máu ngoài MC
- Trên hình ảnh phim CT xuất hiện khối tăng tỷ trọng hình thấu kính quay lồi vào trong, mặt nhẵn, Có thể đè đẩy não thất ( đường giữa ),
- Cửa sổ xương : có thể thấy hình lún xương, vỡ xương hộp sọ.
Câu 40 Triệu chứng lâm sàng và XQ của tràn máu
- tràn khí khoang màng phổi
I.Triệu chứng lâm sàng và XQ của tràn máu khoang màng phổi
1.Triệu chứng lâm sàng:
* Cơ năng :
+ Đau nhiều phía ngực có tràn máu, đau thường không quá dữ dội
+ Khó thở : phụ thuộc vào mức độ tràn máu, khó thở tăng lên khi nằm nghiêng về bên lành,nếu lượng máu ít có thể không có khó thở..
* Toàn thân :
- Tràn máu ít tình trạng bệnh nhan ít thay đổi.
- Nếu tràn máu nhiều có thể thấy có tình trạng : sock, dấu hiệu mất máu rõ , tinh thần hoảng hốt, lo âu vật vã ....
* Thực thể
- Nhìn :
+ Lồng ngực bên tràn máu vồng cao hơn bên lành
+ Các khoang liên sườn giãn, giảm vận động khi thở.
- Khám thấy có Hội chứng 3 giảm :
+ Dung thanh giảm hoặc mất
+ Gõ : Đục.
+ RRFN giảm hoặc mất.
- Chọc hút : có thể hút ra máu hoặc không ra máu vì máu đông đóng cục lại.
II. XQ:
- Nếu tràn máu ít : góc sườn hoành tù
- Tràn máu trung bình : có đường cong Damoiseau.
- Tràn máu nhiều : Mờ nửa ngực bên tổn thương, các bộ phận lân cận như : trung thất , tim sẽ bị đẩy sang bên đối diện
- Nếu có tràn máu trà khí kết hợp : hình ảnh trên phim là trên sáng dưới mờ
II. Triệu chứng tràn khí màng phổi, XQ
1.Triệu chứng lâm sàng:
* Cơ năng :
+ Đau ngực dữ dội như dao đâm vùng tổn thương, đau tăng lên khi ho, hít sâu….
+ Khó thở : Xuất hiện cùng lúc đau, khó thở cảc 2 thì, chủ yếu là thở vào,mức độ khó thở chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của tràn khí.Khoá thưở tăng khi hít sâu và khi hoạt đọng mạnh.
* Toàn thân :
- Tràn khí ít : ít thay đổi
- Nếu tràn khí nhiều bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng Sock chấn thương : mạch nhanh , huyết áp hạ…
- Có thể có tình trạng suy hô hấp : bệnh nhân thở nhanh nông, tím tái, vã mồ hôi
* Thực thể :
- Nhìn :
+ Lồng ngực bên tràn khí vồng cao hơn bên lành
+ Các khoang liên sườn giãn, giảm vận động khi thở.
+ Lồng ngực không di động đều theo nhịp thở.
- Khám thấy Tam chứng Galliard: gõ vang trống , rung thanh mất, RRFN mất.
II.XQ:
- H/chứng đè đẩy:
+ Lồng ngực vồng lên các xương sườn nằm ngang, rãn rộng.
+ Cơ hoành hạ xuống
+ Nhu mô phổi co lại đường viền phổi rõ.
+ Đẩy trung thất sang bên đối diện
- Phổi tăng sáng
- Các vân phổi mất ở vùng đỉnh phổi và rìa.
- Nếu tràn khí ít : thấy có 1 dải sáng sát thành ngực trên đỉnh ngực.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro