Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cau31-34

Câu 31 : Căn cứ lý luận và thực tiễn để Đảng CSVN xác định 2 nhiệm vụ chiến lược của CMVN ngay từ khi Đảng ra đời?

Xác định nhiệm vụ chiến lược của CMVN là vấn đề hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của CMVN, cũng là căn cứ để hoàn thiện, hoàn chỉnh nhiệm vụ CM sau này.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã đề ra 2 nhiệm vụ chiến lược của CMVN đó là nhiệm vụ dân tộc và dân chủ chống ĐQ, chống PK nhưng nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống ĐQ giành độc lập dân tộc. Đây là 2 nhiệm vụ có tính chất chiến lược và sách lược của CMVN, nó là đường lối CM hết sức đúng đắn, sáng tạo của Đảng theo con đường CM HCM, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc, độc lập, tự do. Tiến hành CM tư sản dân quyền và CM ruộng đất để đi tới XHCS. Để đạt được kết quả to lớn này, ngoài khả năng sáng tạo, năng động, trí tuệ thiên tài của cá nhân thì còn phải căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn CMVN lúc bấy giờ.

1. Cơ sở lý luận :

Trước hết, đây là mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giai cấp và dân tộc, sâu xa hơn là mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH. Biểu hiện cụ thể trong thời kỳ này là :

- GPDT và dân chủ ruộng đất, nước ta bị mất dộc lập nên yêu cầu hàng đầu của CMVN là phải tiến hành đấu tranh chống đế quốc giành độc lập DT.

- Mặt khác, tính chất của vấn đề dân tộc là vấn đề giai cấp, nguồn gốc của áp bức dân tộc là áp bức giai cấp, muốn giải quyết được mâu thuẫn dân tộc thì đồng thời phải xóa bỏ ách áp bức giai cấp trong dân tộc.

2. Cơ sở thực tiễn:

- Với ách thống trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ VN từ XHPK đến xã hội thuộc địa nửa PK, Pháp nắm thực quyền, duy trì chế độ PK tay sai kìm hãm sự phát triển của XHVN. Những chính sách khủng bố, đàn áp dã man của thực dân Pháp đã đẩy người dân sống trong áp bức đọa đầy. Nhất là sau cuộc khai thác thuộc địa cuối thế kỷ, các giai tầng trong XH đều bị bóc lột đến tận cùng và điêu đứng dẫn tới mâu thuẫn XH gay gắt. Chính vì vậy, hai nhiệm vụ chiến lược của CMVN được đặt ra lúc này là dân tộc và dân chủ, nghĩa là phải giành độc lập dân tộc và CM ruộng đất, đem lại đời sống ấm no cho người dân.

- Có 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc này :

+ Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với ĐQ và bè lũ tay sai (mâu thuẫn dân tộc).(đây là mâu thuẫn chủ yếu)

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân VN mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn dân chủ).

- Vì vậy ta phải đề ra 2 nhiệm vụ chiến lược :

+ Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc (nhiệm vụ dân tộc).

+ Chống PK phản động, giành lại ruộng đất cho dân cày nghèo (nhiệm vụ dân chủ).

Hai mâu thuẫn và hai nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mâu thuẫn hàng đầu là mâu thuẫn dân tộc nên nhiệm vụ hàng đầu cũng là nhiệm vụ GPDT.

Trên đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng, là căn cứ để đảng ta đề ra nhiệm vụ chiến lược của CMVN ngay từ khi mới ra đời, đó là nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Việc chỉ rõ và xác định đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của CMVN là yêu cầu hàng đầu đặt ra trong đường lối CM của Đảng và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ sự vận động, sự thành bại của CMVN.

Câu 32 : Vì sao ngay từ khi mới ra đời, Đảng CSVN đã phát động được cao trào CM 1930 -1931?

Cao trào CM 1930 -1931 nổ ra rộng khắp và mạnh mẽ, gây một tiếng vang lớn và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng ta, nhất là đã giáng 1 đòn mạnh mẽ vào thực dân Pháp làm cho chúng vô cùng khiếp sợ. Tại sao chỉ mới ra đời mà ĐCSVN lại có thể phát động một cao trào lớn như vậy? Đó là bởi những nguyên nhân sau:

1. Khách quan:

- Những năm 1929-1933, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở các nước tư bản. QTCS đánh giá đây là cuộc khủng hoảng suy vong của CNTB.

- Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột ở VN để bù đắp hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc. Kinh tế VN sa sút, nhân dân lâm vào cơ cực, bần cùng, buộc nhân dân phải đứng lên đấu tranh.

- Cao trào CM 1930 -1931 là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn kinh tế, chính trị trong lòng xã hội VN lúc đó.

2. Chủ quan:

Tuy mới ra đời nhưng Đảng đã nắm bắt ngay được quy luật phát triển khách quan của xã hội VN:

- Đảng đã xây dựng được hệ thống tổ chức thống nhất và Cương lĩnh chính trị đúng đắn.

- Đảng đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở của mình trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu mỏ, đồn điền ở nông thôn và thành phố.

- Đảng đã phát động, lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai, đòi quyền dân chủ, dân sinh, có đường lối đúng đắn, khẩu hiệu đấu tranh thích hợp

- Hệ thống tổ chức của Đảng vững chắc, được quần chúng nhân dân tin yêu, ủng hộ và ăn sâu trong quần chúng

- Đảng có nền tảng tư tưởng vững vàng, đúng đắn : CN mác - leenin, tư tưởng HCM.

Có thể nói, việc Đảng CSVN ngay từ khi mới ra đời đã phát động được cao trào 1930 - 1931 đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của công nhân và nông dân trước tình hình mới. Điều này thể hiện vai trò và vị trí quan trọng quyết định của Đảng đối với sự thắng lợi của CMVN.

Câu 33 : Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng?

I. Hoàn cảnh ra đời:

Hội nghị thành lập Đảng được bắt đầu từ 3 đến 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng - TQ, dự hội nghị bao gồm 7 đại biểu trong đó có :

+ Hai đại biểu của Đông Dương CSĐ là : Trịnh Đức Cửu và Nguyễn Đức Cảnh

+ Hai đại biểu của An nam CSĐ là : Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu

+ Hai đại biểu nước ngoài

- Dưới sự chủ trì của NAQ, sau 1 tuần làm việc, Hội nghị đã thống nhất việc hợp nhất các tổ chức đảng ở VN thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng CSVN

- Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt do NAQ soạn thảo. Nội dung của những văn kiện đó chính là nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Mục tiêu và con đường đi lên của CMVN:

1. Mục tiêu: làm tư sản dân quyền CM vag thổ địa CM để đi tới XHCS.

2. Nhiệm vụ : được xác định trên mọi phương diện:

+ Chính trị : Đánh đổ được CNĐQ và bọn PK tay sai làm cho nước VN hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công- nông-binh và tổ chức ra quân đội công-nông.

+ Kinh tế : Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc để giao cho chính phủ công-nông; thu hết ruộng đất của bọn ĐQ làm của công và chia cho dân cày nghèo; miễn thuế cho dân nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8h....

+ VH-XH : Làm cho dân chúng tự do, nam nữ bình quyền, phổ thông GD theo hướng công - nông hóa.

- Lực lượng CM :

Lực lượng đánh đổ ĐQ và PK trước hết là công nhân và nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.

+ Để có lực lượng đông đảo tiến hành CM, cương lĩnh còn chủ trương "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông, trí thức...để kéo họ về phía vô sản giai cấp". Còn đối với phú nông, trung-tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản CM thì phải lợi dụng họ ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào ra mặt phản CM thì phải đánh đổ.

+ Nguyên tắc liên minh : liên minh rộng rãi nhưng không được thỏa hiệp, phải chú trọng lợi ích của công - nông

- Phương pháp CM :

Phải sử dụng phương pháp bạo lực CM.

Đoàn kết QT : Trong khi tuyên truyền khẩu hiểu "Nước An Nam độc lập" phải đồng thời tuyên truyền và thực hiện liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên toàn thế giới nhất là giai cấp vô sản Pháp. Đồng thời cương lĩnh cũng tin tưởng rằng : "CMVN không bị cô lập mà trái lại nó được giai cấp vô sản nói chung và giai cấp cần lao Pháp ủng hộ."

- Về Đảng : Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng : "Đảng CS là đội tiên phong của gc công nhân".

Chính nhờ sự thống nhất về tổ chức và cương lĩnh chính trị đúng đắn nên ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của giai cấp công nhân và của dân tộc VN.

Câu 34 : Căn cứ để Đảng chủ trương phát động khởi nghĩa từng phần và đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa CMT8 năm 1945?

I. Căn cứ lý luận : (Vấn đề về thời cơ khởi nghĩa)

Hội nghị TW VIII, HCM đã dự kiến có thể chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa là vì :

+ Thời cơ có tầm quan trọng bậc nhất đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, nhưng thời cơ không xuất hiện 1 lúc mà nó xuất hiện ở từng thời điểm, từng địa phương khác nhau do quy luật không đều của CM. Nếu chờ thời cơ toàn bộ thì sẽ bỏ lỡ thời cơ cục bộ, nếu chỉ căn cứ vào thời cơ cục bộ địa phương thì phong trào sẽ bị đàn áp.

+ Sự so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch trong khởi nghĩa và chiến tranh là quá trình chuyển hóa dần dần. Một vấn đề có tính quy luật trong CMVN là khởi nghĩa từng phần giành chính quyền tiến lên tổng khởi nghĩa.

+ Thực tế 3 cuộc khởi nghĩa (Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương) những năm 1940 -1942 chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề thời cơ trên toàn cục. Nhưng có thể trong những hoàn cảnh nhất định tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng phần sẽ dọn đường cho tổng khởi nghĩa. Hình thái này đã hoàn thiện ở VN từ sau ngày 9/3/1945 với cao trào kháng Nhật cứu nước. Khi thời cơ khởi nghĩa toàn quốc đã tới, Đảng kiên quyết kịp thời tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

II Căn cứ thực tiễn :

+ Đầu năm 1945, toàn Đảng, toàn dân toàn quân ta tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Đó là sự chuẩn bị hết sức cần thiết để tiến tới thắng lợi của CMT8 sau này.

+ Pháp - Nhật tuy câu kết với nhau nhưng trên thực tế mâu thuẫn lợi ích với nhau rất gay gắt bởi trên thực tế hai tên ĐQ này không thể chung nhau 1 thuộc địa. Sự hòa hoãn của Pháp - Nhật "như 1 cái nhọt bọc trong nó bao vi trùng và máu mủ chỉ chời dịp chín là vỡ bung ra", hay nói cách khác 2 tên đang ngấm ngầm tiến tới chỗ "tao sống mày chết quyết liệt 1 phen"

+ Ngày 9/3/1945, cuộc đảo chính của Nhật với Pháp không hề làm ta bất ngờ bởi điều này đã được Đảng ta dự đoán từ trước. Chính vì vậy, ngay sau khi Nhật nổ tiếng súng đầu tiên, Ban thường vụ TƯ Đảng đã tiến hành họp và phát động cao trào "kháng Nhật cứu nước" - là tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Đồng thời ngày 12/3/1945, chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ra đời cùng với khẩu hiệu thành lập chính quyền.

Từ tháng 3/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển rộng khắp trên cả nước và giành được nhiều thắng lợi, đặc biệt sự ra đời của khu giải phóng Việt Bắc - căn cứ địa CM là hình ảnh thu nhỏ của nước VN DCCH.

+ Tháng 5/1945, giờ phút hào hùng nhất trong lịch sử đã đên skhi phát xít Đức đầu hàng cũng là lúc hệ thống CNPX Châu Âu bị dập tắt. Nhật đầu hàng đồng minh: Phát xịt Nhật ở Đông Dương rã rời, tê liệt; chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang cực độ; tầng lớp trung gian đã ngả về phía CM, trong lúc này Đảng ta đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, sẵn sàng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa.

Có thể nói, Đảng ta đã rất sáng suốt tận dụng thời cơ CM, căn cứ vào cả lý luận và thực tiễn để lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa CMT8 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nước ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: