cau3,4pttq
Câu 3: Vai trò của phương tiện trực quan và thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học. Các loại thí nghiệm hóa học thường được sử dụng ở trường phổ thông. Trong các hình thức thí nghiệm, hình thức nào được áp dụng nhiều và có tác dụng nhất trong quá trình dạy học hóa học?
Trả lời:
* Vai trò của các phương tiện trong quá trình dạy học
1. Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất của chúng có thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan.
- Giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, giúp trừu tượng hóa và đơn giản hóa những máy móc thiết bị quá phức tạp.
- Giúp làm sáng tỏ cấu tạo của dụng cụ máy móc phức tạp, do đó học sinh thu nhận thông tin về các sự vật hiện tượng một cách đầy đủ, chính xác.
2. Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập Hóa học, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
3. Giúp phát triển năng lực nhận thức của học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa… các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy…)
4. Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, đặc biệt là khi dùng các phương tiện nghe nhìn, góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò.
5. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lời và có hiệu suất cao hơn.
* Các loại thí nghiệm thường được sử dụng trong trường phổ thông:
- Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là thí nghiệm do giáo viên tự tay trình bày trước học sinh.
- Thí nghiệm học sinh do học sinh tự làm với các dạng:
+ Thí nghiệm đồng loạt của học sinh khi học bài mới ở trên lớp để nghiên cứu sâu một vài nội dung bài học.
+ Thí nghiệm thực hành ở lớp học nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo làm thí nghiệm, thường được tổ chức sau một số bài hoặc vào cuối học kì.
+ Thí nghiệm ngoại khóa như thí nghiệm vui trong các buổi hội vui về Hóa học.
+ Thí nghiệm ở nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản, có thể dài ngày giao cho học sinh tự làm ở nhà riêng.
* Trong các thí nghiệm đã nêu ở trên, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là quan trọng nhất. Ngoài những ý nghĩa đã nêu ra ở trên, thí nghiệm biểu diễn còn có những ưu điểm riêng như: tốn ít thời gian hơn, dòi hỏi ít dụng cụ hơn; có thể thực hiện được với những thí nghiệm phức tạp, có dùng chất nổ, chất độc hay những thí nghiệm đòi hỏi phải dùng một lượng lớn hóa chất thì mới có kết quả hoặc mới cho những kết quả đáng tin cậy.
Câu 4: Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm của giáo viên. Những hình thức phối hợp lời giảng của giáo viên với biểu diễn thí nghiệm. Cho ví dụ và nêu nhận xét, đánh giá về các hình thức phối hợp đó.
Trả lời:
* Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm của giáo viên:
- Bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên.
+ Người giáo viên nhất thiết phải tuân theo những quy định về bảo hiểm.
+ Luôn giữ hóa chất tinh khiết, dụng cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kĩ thuật, luôn bình tĩnh khi tiến hành thí nghiệm thì sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra.
+ Sự nắm vững kĩ thuật, kĩ năng thành thạo khi làm thí nghiệm, sự am hiểu nguyên nhân của những sự không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm và tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn thí nghiệm.
+ Không nên quá cường điệu những nguy hiểm của các thí nghiệm hóa học và tính độc của các hóa chất làm học sinh sợ hãi.
- Bảo đảm thành công của thí nghiệm: thí nghiệm phải có kết quả và bảo đảm tính khoa học.
+ Muốn bảo đảm thí nghiệm có kết quả tốt, giáo viên phải nắm vững kĩ thuật thí nghiệm, phải tuân theo đầy đủ và chính các các chỉ dẫn về kĩ thuật khi lắp dụng cụ và khi tiến hành thí nghiệm, kĩ năng phải thành thạo.
+ Giáo viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, thử nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp.
+ Khi thí nghiệm thất bại, giáo viên cần bình tĩnh suy nghĩ, tìm ra nguyên nhân giải quyết. Nếu giáo viên tìm ra nguyên nhân làm thí nghiệm thất bại và làm thía nghiệm lại tiến hành tốt thì uy tín giáo viên tăng lên. Nếu lừa dối học sinh, bắt ép học sinh công nhận trong khi thí nghiệm không thành công, sẽ làm giảm uy tín của giáo viên.
- Thí nghiệm phải rõ, học sinh phải quan sát được đầy đủ.
Giáo viên không được đứng che lấp thí nghiệm. Kích thước dụng cụ và lượng hóa chất phải đủ lớn. Bàn thí nghiệm cao vừa phải. Bố trí thiết bị, ánh sáng để cả lớp quan sát rõ.
- Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm gọn gàng, mĩ thuật, đồng thời phải đảm bảo tính khoa học.
- Số lượng thí nghiệm trong một bài phải vừa phải, hợp lí:
+ Cần tính toán hợp lí số lượng thí nghiệm cần biểu diễn trong một bài lên lớp và thời gian cho mỗi thí nghiệm.
+ Không kéo dài thời gian thí nghiệm trong một bài học.
+ Chỉ nên chọn một số thí nghiệm phục vụ trọng tâm bài học.
+ Không nên tham lam chạy theo những hiện tượng gây ra tiếng nổ, sự cháy sáng lạ mắt thích thú với học sinh.
+ Không nên biểu diễn quá nhiều thí nghiệm trong một bài học.
- Thí nghiệm phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.
+ Nội dung thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề bài học, giúp học sinh nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học.
+ Giáo viên phải đặt vấn đề rõ rang, giải thích mục đích thí nghiệm, tác dụng của từng dụng cụ.
+ Cần tập luyện cho học sinh quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, giải thích hiện tượng, rút ra kết luận khoa học hướng đến những điểm cơ bản nhất của bài học.
* Những hình thức phối hợp lời giảng của giáo viên với biểu diễn thí nghiệm:
- Cách 1: Học sinh quan sát trực tiếp và tự lực rút ra kết luận, giáo viên dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra kết luận.
Cách này được áp dụng cho các đối tượng và quá trình đơn giản, có thể rút ra kết luận nhờ quan sát trực tiếp.
Ví dụ: khi nghiên cứu tính chất bề ngoài của các đối tượng: màu sắc, trạng thái vật lí, hình dạng các chất.
- Cách 2: Học sinh quan sát các sự vật, quá trình và theo lời nói hướng dẫn của giáo viên, họ tái hiện các kiến thức cũ có liên quan, trình bày ra được và biện luận giải thích những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà họ không thể nhận thấy được trong quá trình quan sát trực tiếp.
- Cách 3: Học sinh thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất của sự vật trước tiên từ lời giáo viên, sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm để minh họa (khẳng định hoặc cụ thể hóa) những kết luận vừa thông báo cho học sinh.
Cách này được áp dụng cho các hiện tượng không đơn giản.
- Cách 4: Giáo viên mô tả các sự vật và quá trình, giáo viên nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng, rồi kết luận về những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học sinh không thể nhận thấy được trong quan sát trực tiếp. Sau đó thầy biểu diễn thí nghiệm để minh họa lời vừa giảng.
* Nhận xét và lưu ý các cách kết hợp lời giảng của giáo viên và việc biểu diễn thí nghiệm:
- Cách 1 và 2 đều mang tính chất tích cực, tính chất nhận thức của học sinh là chủ động. Nhờ lời nói hướng dẫn của giáo viên, học sinh được đặt vào điều kiện mà ở mức độ đáng kể họ phải độc lập giành lấy kiến thức về các chất và hiện tượng trên cơ sở quan sát thí nghiệm. Vì thế cách 1 và 2 thuộc về phương pháp nghiên cứu trong dạy học. Ở đây thí nghiêm là nguồn thông tin, lời nói của thầy có chức năng hướng dẫn.
- Cách 3 và 4 chỉ đòi hỏi ở học sinh hoạt động nhận thức thụ động. Thí nghiệm biểu diễn chỉ để minh họa lời giảng của thầy trước đó. Vì thế cách 3 và 4 thuộc phương pháp minh họa trong dạy học.
- Với nội dung đơn giản thì nên sử dụng cách 3, nếu nội dung phức tạp thì nên sử dụng cách 4. Nếu học sinh đã có kĩ năng quan sát và suy luận tốt,nếu có yêu cầu cao về sự phát triển tính tự lực của trò và nếu có điều kiện thời gian thì nên sử dụng cách 1 và 2 tùy theo mức độ phức tạp của nội dung nghiên cứu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro