Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CAU25: pp SU DUNGPHEROMONE

Chất dẫn dụ giới tính của côn trùng được sử dụng để điều tra phát hiện, dự báo tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại và sử dụng như phương tiện để hạn chế số lượng sâu hại.

a. Điều tra phát hiện và dự báo về sâu hại

Sử dụng bẫy có chất dẫn dụ giới tính (1 microlit/bẫy) cho phép thu nhận những thông tin khác nhau về quần thể sâu hại. Sử dụng các bẫy kiểu này nhằm mục đích:

- Để phát hiện sớm những sâu hại là đối tượng kiểm dịch thực vật, đặc biệt trong những năm đầu mới nhập nội quần thể của chúng còn ở mức thấp. Trên cơ sở đó xác định vùng lây nhiễm để giám sát sự phát triển của chúng. Liên Xô cũ đã áp dụng đối với các loài bướm trắng Mỹ, bướm sâu đục quả phương đông, bướm sâu đục củ khoai tây, ruồi Địa Trung Hải, mọt T. granarium, rệp sáp D. perniciosus, P. comstocki (Smetnik, 1987).

- Để dự báo thời gian xuất hiện, theo dõi diễn biến mật độ quần thể của bướm loài sâu hại cần quan tâm. Trên cơ sở đó quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý thích hợp đối với sâu hại. Tại Hoa Kỳ biện pháp này đã áp dụng trong sản xuất từ 1973. Các nước khác như Ấn Độ, Bungaria, Đài Loan, Israel, Italy, Hoa Kỳ, Liên Xô cũ, Na-Uy, Thuỵ Điển,... đã sử dụng rộng rãi chế phẩm chất dẫn dụ giới tính trong dự báo để phòng trừ nhiều loài như sâu đục quả táo tây C. pomonella, sâu xanh H. armigera, sâu hồng hại bông P. gossypiella, sâu loang E. vittella, E. insulana, sâu xám bắp cải M. brassicae, sâu xám mùa đông A. segetum, sâu róm L. dispar, sâu khoang S. litura, sâu keo da láng S. exigua, sâu đục củ khoai tây Ph. operculella, sâu đục thân lúa bướm 2 chấm S. incertulas, sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis, bọ xít muỗi H. antonii, bore cà phê X. quadripes, sâu đục thân mía Ch. auricilius, Ch. infuscatellus, ruồi hại quả C. capitata, mọt mỏ ngắn I. typographus, bọ cánh cứng hại thông D. breviconus,...(Bakke, 1982; Bedard et al., 1974; Inscoe et al., 1990; Kovalev, 1979; Smetnik, 1987; Steiner et al., 1961; Tamhankar et al., 1989; Trematerra et al., 1996;...).

Nhờ dự báo côn trùng hại bằng bẫy dẫn dụ giới tính đã làm giảm đáng kể số lần phun thuốc. Dự báo sâu đục quả táo tây C. pomonella đã giảm 50% số lần phun thuốc tại Italy và ở Liên Xô cũ. Tại Hoa Kỳ, chi phí dùng thuốc giảm từ 312 đô la Mỹ/ha (không dự báo) xuống 198 đô la Mỹ/ha (nơi dự báo bằng bẫy dẫn dụ giới tính). Tiết kiệm 2 lần phun thuốc trừ sâu đục thân lúa bướm hai chấm ở Pakistan và 5 lần phun thuốc trên bông ở ấn Độ. Đối với sâu tơ giảm 50% số lần phun thuốc (Hall et al., 1996; Ohbayashi et al., 1990; Smetnik, 1987; Trematerra et al., 1996).

b. Sử dụng như phương tiện để hạn chế số lượng sâu hại

Sử dụng bẫy có chất dẫn dụ giới tính theo hướng này là để hạn chế sự phát triển của sâu hại. Sự hạn chế số lượng sâu hại thông qua các phương thức sau:

- Sử dụng bẫy có chất dẫn dụ giới tính như là biện pháp trực tiếp tiêu diệt sâu hại. Cơ sở của biện pháp là bẫy có chất dẫn dụ giới tính sẽ thu hút lượng lớn các cá thể bướm đực. Mỗi bẫy cần khoảng 1 microlit và khoảng 100 bẫy/ha là phù hợp đối với các loài sâu hại nông nghiệp. Đã nghiên cứu nhiều biện pháp dùng bẫy có chất dẫn dụ giới tính để thu và tiêu diệt được lượng lớn bướm đực. Trong các bẫy kiểu này, chất dẫn dụ giới tính chỉ là mồi để nhử côn trùng tới. Để thu giữ chúng, chất dẫn dụ giới tính được dùng cùng với bẫy dính, bẫy nước, bẫy hộp (chỉ vào mà không ra được), bẫy có thuốc trừ sâu hóa học hay vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại (Coppel et al., 1977). Tuy nhiên, biện pháp dùng bẫy có chất dẫn dụ giới tính để thu và tiêu diệt bướm đực sẽ khó thành công đối với những loài côn trùng mà cá thể đực giao phối nhiều lần. Thí dụ, con đực loài sâu róm P. dispar có thể giao phối tới 8 lần, do đó dùng bẫy bắt trưởng thành đực sẽ không đem lại hiệu quả (Anichkova, 1971).

- Sử dụng chất dẫn dụ giới tính để gây mất khả năng định hướng, phá vỡ mối liên hệ và cản trở sự gặp nhau giữa bướm đực với bướm cái, dẫn đến không giao phối được với nhau. Biện pháp này gọi là gây mất định hướng hay quấy nhiễu giao phối. Bản chất của biện pháp là tạo cho không khí trong vùng hoạt động của bướm sâu hại chứa hàm lượng cao chất dẫn dụ giới tính. Như vậy sẽ ức chế phản ứng đi tìm bướm cái để giao phối của bướm đực. Điều này chỉ xảy ra khi chất dẫn dụ giới tính có nồng độ trong không khí phải cao hơn nồng độ ngưỡng bình thường của loài là 105 phân tử/cm3 (Wright, 1965). Liều lượng sử dụng chất dẫn dụ giới tính để quấy nhiễu giao phối tăng gấp 10-25 lần so với liều lượng trong bẫy bẫy dẫn dụ bình thường. Biện pháp quấy nhiễu giao phối được nghiên cứu thành công đối với bọ vòi voi đục quả bông từ 1974 tại Hoa Kỳ. Đến nay được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới như ấn Độ, Canada, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Israel, Italy, Liên Xô cũ, New Zealand, Nhật Bản, Pakistan, Trung Quốc,... Biện pháp này đã được nghiên cứu áp dụng để phòng chống nhiều loài như sâu đục quả táo tây C. pomonella, sâu róm P. dispar, sâu đục quả phương đông G. molesta, các sâu cuốn lá Adoxophyes sp., A. lineatella, E. postvittana, H. magnanima, R. naevana trên cây ăn quả; sâu hồng đục quả bông P. gosypiella, sâu loang E. vittella, E. insulana, sâu xanh H. armigera trên cây bông; sâu tơ P. xylostella, sâu khoang S. litura, sâu keo da láng S. exigua trên rau; sâu đục thân lúa bướm hai chấm S. incertullas. (Fabi, 1996; Hall et al., 1996; Kehat et al., 1996; Smetnik, 1987;  Suckling et al., 1996; Trematerra et al., 1996;...). Do tính đặc trưng riêng cho loài, về lý thuyết chất dẫn dụ giới tính chỉ tiêu diệt loài có hại cần phòng chống; không gây ô nhiễm môi trường vì kể cả trường hợp trong bẫy có dùng thuốc hoá học thì lượng thuốc rất nhỏ. ít khả năng hình thành tính quen với bẫy chất dẫn dụ giới tính. Tuy nhiên, chi phí cao, nhưng bù lại liều lượng dử dụng thấp và bẫy có thời gian hiệu lực dài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: