câu 6
a. Mô hình xung đột tiếp theo
Chính trị thế giới đang bước vào một thời kỳ mới và các học giả vội vã dội vào chúng ta những kiến giải về diện mạo tương lai của nó: Sự cáo chung của lịch sử, sự phục hồi những cuộc cạnh tranh truyền thống giữa các nhà nước dân tộc, …Huntington cho rằng nguồn gốc cơ bản của các cuộc xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai. Xung đột giữa các ông hoàng, các nhà nước dân tộc và các hệ tư tưởng trước đó chủ yếu là xung đột trong nền văn minh phương Tây. Trong giai đoạn mới này, các dân tộc và các chính phủ của các nền văn minh phi phương Tây, cùng với phương Tây, bắt đầu khởi động và sáng tạo ra lịch sử
b. Bản chất của các nền văn minh
văn minh là một cộng đồng văn hóa cao nhất, là trình độ cao nhất của tính đồng nhất văn hóa của con người. Các nền văn minh được xác định bởi sự hiện hữu những nhân tố chung khách quan như ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, phong tục, thể chế và cả bởi những đặc tính chủ thể của con người. Tính tự đồng nhất về văn hóa của con người có thể thay đổi và do đó, thành phần và ranh giới của các nền văn minh cũng thay đổi theo. Các nền văn minh có thể bị pha trộn, chồng lấn lẫn nhau và bao gồm nhiều tiểu văn minh. Nền văn minh phương Tây có hai biến thể chủ yếu – châu Âu và Bắc Mỹ, còn nền văn minh Hồi giáo thì có các tiểu văn minh A rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Mã Lai.
c. Tại sao các nền văn minh không tránh khỏi đụng độ với nhau
Tính đồng nhất ở cấp độ nền văn minh sẽ ngày càng quan trọng và diện mạo thế giới sẽ được định hình ở mức độ đáng kể trong tiến trình tương tác giữa bảy hoặc tám nền văn minh lớn. Chúng bao gồm các nền văn minh phương Tây, Khổng giáo, Nhật Bản, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Slave Đông chính giáo, Mỹ Latinh và có thể cả châu Phi, những xung đột quan trọng nhất trong tương lai sẽ nổ ra dọc theo các được ranh giới phân các các nền văn minh như vậy.
Nguyên nhân trước hết là do những khác biệt giữa các nền văn minh không những hiện thực mà còn cơ bản: lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa truyền thống và quan trọng nhất là tôn giáo. Qua nhiều thế kỷ, chính những khác biệt giữa các nền văn minh đã gây ra những xung đột dai dẳng nhất và đẫm máu nhất.
Thứ hai, thế giới đang trở nên bé đi. Tác động qua lại giữa các dân tộc thuộc các nền văn minh khác nhau làm tăng tự ý thức văn minh, làm sâu thêm sự nhận biết về những khác biệt giữa các nền văn minh cũng như những điểm tương đồng trong khuôn khổ một nền văn minh. Làn sóng người Bắc Phi nhật cư vào Pháp gây ra thái độ thù địch trong người Pháp nhưng đồng thời làm tăng thiện cảm đối với những người nhập cư khác. Tác động qua lại giữa những đại biểu của các nền văn minh khác nhau cùng có tự ý thức về văn minh của họ và điều đó, đến lượt nó lại làm gay gắt thêm những bất đồng và thù hận đã đi vào chiều sâu của lịch sử hay ít ra là được tiếp nhận theo kiểu đó.
Thứ ba, những quá trình hiện đại hóa kinh tế và biến đổi xã hội trên toàn thế giới đang phá vỡ tính đồng nhất truyền thống của con người nơi địa bàn cư trú, đồng thời làm suy giảm vai trò của nhà nước dân tộc với tính cách là nguồn gốc của sự đồng nhất. . Ở hầu hết các nước và hầu hết các tôn giáo, trào lưu chính thống được sự ủng hộ của những người trẻ tuổi có học vấn, các chuyên gia có chuyên môn cao trong tầng lớp trung lưu, những người làm nghề tự do, các nhà doanh nghiệp.
Thứ tư, sự phát triển của tự ý thức văn minh được quyết định bởi vai trò 2 mặt của phương Tây. Một măt, phương Tây đứng trên đỉnh cao quyền lực của mình, nhưng mặt khác, trong các nên văn minh phi phương Tây đang diễn ra hiện tượng trở về cội nguồn. Giờ đây, ở nhiều nước phi phương Tây, trong giới elit đang diễn ra quá trình mạnh mẽ phi phương Tây hóa và quay trở về với cội nguồn văn hóa riêng của mình. Trong khi đó những tập quán lối sống văn hóa của phương Tây, thường là của Mỹ, lại được phổ biến trong các tầng lớp quần chúng đông đảo.
Thứ năm, các đặc tính và khác biệt văn hóa ít thay đổi hơn so với các đặc tính và khác biệt về kinh tế và chính trị và do vậy việc giải quyết và đưa chúng tới thỏa hiệp cũng phức tạp hơn. Tôn giáo chia rẽ con người còn khắt khe hơn cả tính qui thuộc sắc tộc. Một người có thể lai nữa Pháp nửa A rập và thậm chí có thể là công dân của cả hai nước này, nhưng sẽ phức tạp hơn nhiều nêu một nửa là tín đồ Thiên chúa giáo, một nửa là tín đồ Hồi giáo. Cuối cùng, chủ nghĩa khu vực kinh tế đang tăng lên. Một mặt, chủ nghĩa khu vực kinh tế thành công sẽ củng cố ý thức qui thuộc về một nền văn minh. Mặt khác chủ nghĩa kinh tế khu vực chỉ có thể thành công khi nó bắt rễ sâu vào tính chung của nền văn minh. Cộng đồng châu Âu dựa vào các cơ sở chung của văn hóa châu Âu và Kito giáo phương Tây. Ngược lại, Nhật Bản vấp phải những khó khăn trong việc tạo ra một cộng đồng kinh tế tương tự ở Đông Nam Á vì nhật bản là một xã hội và một nền văn minh cá biệt. Trái lại, tính cộng đồng văn hóa rõ ràng đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng những mỗi quan hệ kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Hương Cảng, Đài Loan, Singapore và những cộng đồng người Hoa ở các nước châu Á khác. Khi xác định tính đồng nhất riêng của mình theo các mặt sắc tộc và tôn giáo, người ta có thiên hướng coi các quan hệ giữa mình với những người thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác như là các quan hệ giữa “chúng ta” và “họ”. Những khác biệt về văn hóa và tôn giáo tạo ra những bất đồng trên phạm vi lớn về những vấn đề chính sách, như nhân quyền hay di cư. Những nỗ lực của phương Tây nhằm truyền bá nền dân chủ và chủ nghĩa tự do, duy trì ưu thế quân sự và củng cố những lợi ích kinh tế của mình – đã vấp phải sự chống đối của các nền văn minh khác. Bởi vậy, sự đụng độ giữa các nền văn minh diễn ra ở hai cấp độ. Ở cấp vi mô, các nhóm nước lân cận dọc đường ranh giới giữa các nền văn minh đấu tranh thường là đổ máu, để giành quyền kiểm soát đất đai và kiểm soát lẫn nhau. Ở cấp vĩ mô, các nước thuộc những nền văn minh khác nhau cạnh tranh giành ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế và quân sự, trah giành quyền kiểm soát các thể chế quốc tế và các nước thứ ba, đồng thời ra sức khẳng định các giá trị tôn giáo và chính trị của mình
d. Ranh giới giữa các nền văn minh
Chia cắt châu Âu về mặt hệ tư tưởng trong chiến tranh lạnh vừa biến mất thì sự chia cắt nó về mặt văn hóa thành một bên là Kito giáo phương Tây và một bên là Đông chính giao và Hồi giáo lại xuất hiện. Đường phân chia quan trọng nhất ở châu Âu, như William Wallace quan niệm, có thể là đường ranh giới phía đông của Kito giáo phương Tây, hình thành vào năm 1500. Các dân tộc ở phía Bắc và phía Tây của đường ranh giới này theo Tin lành giáo và Thiên chúa giáo, họ chia sẻ kinh nghiệm chung của lịch sử châu Âu, về mặt kinh tế họ khá hơn các dân tộc phía Đông. Những người ở phía Đông và phía Nam của đường ranh giới này theo Kito Đông chính giáo và Hồi giáo. Về kinh tế, chúng thường cách xa phương Tây và dường như ít sẵn sàng tạo ra các hệ thống chính trị dân chủ ổn định. Như các sự kiện ở Nam Tư cho thấy, đấy không chỉ là ranh giới của sự khác biệt văn hóa mà đôi khi còn là của những cuộc xung đột đẫm máu. Sự đối đầu về quân sự giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo kéo dài trọn một thế kỷ và vẫn chưa hề suy giảm, nhiều nước A rập, đã đạt được trình độ phát triển kinh tế và xã hội không còn phù hợp với các hình thức cai trị chuyên quyền nữa. Trong thế giới A rập, nền dân chủ phương Tây làm tăng các lực lượng chính trị chống lại phương Tây. Điều này có thể là một hiện tượng quá độ, nhưng chắc chắn nó làm cho mối quan hệ giữa các nước Hồi giáo và phương Tây trở nên phức tạp hơn. Sự đụng độ giữa các nền văn minh bắt rễ sâu ở các vùng khác tại châu Á. Với cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, những mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc lại thể hiện đặc biệt mạnh trong các lĩnh vực như nhân quyền, thương mại và vấn đề phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và không có bất cứ hy vọng nào dịu đi. Những khác biệt văn hóa cũng làm tăng xung đột về kinh tế. Mỗi bên đều lên án sự phân biệt chủng tộc của bên kia, nhưng ít nhất là về phía Mỹ, mối ác cảm không manh tính chất chủng tộc mà mang tính chất văn hóa, những mâu thuẫn giữa văn hóa Mũ và văn hóa châu Âu kém gay gắt hơn nhiều so với (mâu thuẫn) giữa văn minh Mỹ và văn minh Nhật Bản. Ở châu Âu, việc các xung đột sắc tộc đang lan rộng dẫn tới các cuộc “thanh lọc sắc tộc” đã không còn là chuyện lẻ tẻ nữa. Chúng thường hay diễn ra nhất giữa các nhóm người thuộc các nền văn minh khác nhau và trong trường hợp đó chúng mang hình thức cực đoan nhất. Những ranh giới đã hình thành về mặt lịch sử giữa các nền văn minh thuộc lục địa châu Âu giờ đây lại bùng lên ngọn lửa xung đột.
e. Tập hợp nền văn minh: hội chứng “Quốc gia thân tộc”
Các nhóm hoặc các nước thuộc một nền văn minh dính líu vào một cuộc chiến tranh với những người thuộc một nền văn minh khác đương nhiên tìm cách tập hợp sự ủng hộ ở các đại biểu của nền văn minh của mình. Với sự kết thúc chiến tranh lạnh, một trận tự thế giới mới đã hình thành, nói như S. Greenwey, hội chúng “quốc gia thân tộc” đang thay thế hệ tư tưởng chính trị và các cách kiến giải truyền thống về việc duy trì sự cân bằng sức mạnh với tính cách là nguyên tắc cơ bản của hợp tác và liên minh.
Thứ nhất. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, một nước A rập đã xâm chiếm một nước A rập khác và tiếp đó phải chiến đấu với một liêm minh gồm các nước A rập, phương Tây và các nước khác. Một tập hợp gồm phần lớn giới elit và cư dân A rập hậu thuẫn cho Saddam Hussein đã làm cho các chính phủ A rập lúc đầu tham gia liên minh chống Iraq phải hạn chế bớt hành động và hạ giọng những tuyên bố công khai của họ. Những người Hồi giáo so sánh quyết tâm của phương Tây chống Iraq với việc phương Tây không bảo vệ được những người Hồi giáo Bosnia trước người Serb và không áp đặt được những sự trừng phạt đối với việc Isarel vi phạm những nghị quyết của Liên Hợp Quốc, và họ tố cáo phương Tây áp dụng tiêu chuẩn nước đôi. Nhưng thế giới diễn ra sự đụng độ giữa các nền văn minh tất yếu là một thế giới với tiêu chuẩn nước đôi: người ta áp dụng một tiêu chuẩn cho các “nước thân tộc” và một tiêu chuẩn khác cho các nước còn lại.
Thứ hai. Hội chứng “nước thân tộc” cũng xuất hiện trong các cuộc xung đột tại Liên Xô cũ. Trong những năm tồn tại cuối cùng của mình, chính phủ Liên Xô đã ủng hộ Azerbaizan, nơi những người cộng sản vẫn nắm quyền lực. Tuy nhiên, với việc Liên Xô sụp đổ, các động cơ chính trị bị các động cơ tôn giáo thay thế. Giờ đây quân đội Nga đã chiến đấu bên cạnh người Armenia, còn người Azerbaizan thì tố cáo “chính phủ Nga quay ngoắt 180 độ sang ủng hộ Armenia Kito giáo”.
Thứ ba. Nhìn vào cuộc chiến hiện nay ở Nam Tư cũ thì thấy ở đây công chúng phương Tây đã bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ những người hồi giao Bosnia và mối lo sự và ghê tởm trước những hành động dã man do người Serb gây ra. Tuy nhiên, nó tương đối ít quan tâm tới những cuộc tiến công của người Croat đối với người Hồi giáo và sự chia cắt Bosnia – Hersegovina. Đến lượt mình, các chính phủ và các nhóm chính trị hồi giáo cũng chỉ trích phương Tây là đã không bảo vệ những người Hồi giáo Bosnia. Một biên tập viên A rập Seut nhận xét: “Cuộc chiến tranh ở Bosnia – Hersegovina đã trở thành cuộc chiến đầy xúc động giống như chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít trong những năm nội chiến ở Tây Ban Nha. Những ai đã hy sinh ở đó đều được coi là những người tử vì đạo đã hiến dâng sự sống của mình để cứu những người Hồi giáo anh em của họ”. Xung đột và bạo lực cũng sẽ xảy ra giữa các nước và các nhóm trong cùng một nền văn minh, cũng như bên trong các nước đó. Tuy nhiên, chúng thường không đến mức căng thẳng và rộng khắp bằng các cuộc xung đột giữa các nền văn minh. Tới nay, sự tập hợp các nền văn minh còn mang nhiều hình thức hạn chế nhưng quá trình đó đang tăng lên và có tiềm năng đáng kể cho tương lai. Trong tương lai gần, các cuộc xung đột địa phương, giống như các cuộc xung đột ở Bosnia và vùng Kavkaz, xảy ra dọc theo ranh giới giữa các nền văn minh sẽ có nhiều nguy cơ nhất chuyển thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn. Cuộc chiến tranh thế giới tới đây, nêu nó xảy ra, sẽ là cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh.
f. Phương Tây đối đầu với phần còn lại của thế giới
Phương Tây hiện nay đang ở đỉnh cao quyền lực của mình trong quan hệ với các nền văn minh khác. Người ta không thể nghĩ tới một cuộc xung đột quân sự giữa các nước phương Tây và sức mạnh quân sự của phương Tây là không có gì sánh được. Nó thao túng trong lĩnh vực chính trị, trong lĩnh vực an ninh và, cùng với Nhật Bản, cả trong lĩnh vực kinh tế. Tất cả những nước này có quan hệ chặt chẽ đặc biệt với nhau, không cho các nước nhỏ hơn, các nước thuộc thế giới phi phương Tây lọt vào nhóm của mình. Các quyết định do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thống qua, phản ánh những lợi ích của các nước quyết định đáp ứng những nguyện vọng thiết thân của cộng đồng thế giới. Thông qua IMF và các tổ chức kinh tế thế giới khác, phương Tây thực hiện các lợi ích kinh tế riêng của họ và áp đặt cho các nước khác chính sách kinh tế mà phương Tây cho là thích đáng. Những sự chênh lệch về quy mô quyền lực và các cuộc đấu tranh giành quyền lực quân sự, kinh tế và chính trị như vậy là một nguồn gốc gây ra xung đột giữa phương Tây và các nền văn minh khác. Bề ngoài, nhiều thứ trong nền văn hóa phương Tây thực sự đã thâm nhập vào phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên ở mức độ sâu sắc hơn, những quan niệm và tư tưởng phương Tây khác biệt về cơ bản với những gì vốn có trong các nền văn minh khác. Các quan niệm phương Tây, như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lập hiến, nhân quyền, bình đẳng, tự do, địa vị tối cao của luật pháp, dân chủ, thị trường tự do, việc tách biệt nhà thờ với nhà nước gần như không có tiếng vang trong các nền văn hóa Hồi giáo, Nho giáo, Nhật giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, và Đông chính giáo. Nó trực tiếp xung khắc với chủ nghĩa cát cứ của phần lớn các nền văn hóa châu Á và với sự chú trọng của các nền văn hóa đó tới những dị biệt chia rẽ những người này với những người kia. Trong lĩnh vực chính trị, sự khác biệt này thể hiện rõ nhất trong những cố gắng của Mỹ và các nước phương Tây khác nhằm áp đặt cho nhân dân các nước khác những ý tưởng của phương Tây về dân chủ và nhân quyền. Trung tâm chính trị thế giới trong tương lai, theo nhận định của Kishore Mahbubani, có thể là xung đột giữa “phương Tây và phần thế giới còn lại” và phản ứng của các nền văn minh phi phương Tây đối với quyền lực và những giá trị của phương Tây. Phản ứng này thường mang một trong 3 hình thức hoặc kết hợp cả 3 hình thức đó.
Thứ nhất, và đây là phương án cực đoan nhất, các nước phi phương Tây có thể theo gương Bắc Triều Tiên hay Myanmar, đi theo con đường cách biệt, về cơ bản không tham gia đời sống cộng đồng thế giới do phương Tây thao túng.
Khả năng thứ hai là thử hòa nhận với phương Tây và chấp nhận những giá trị và thể chế của nó. Nói theo ngôn ngữ lý luận quan hệ quốc tế thì nó là “nhảy lên đoàn tàu”.
Khả năng thứ ba là cố gắng “cân bằng” với phương Tây bằng cách phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự, hợp tác với các nước phi phương Tây khác, trong khi đó duy trì những giá trị và thể chế dân tộc bản xứ.
g. Các nước phân rã
Trong tương lai, khi tính quy thuộc một nền văn minh nào đó trở thành cơ sở tự đồng nhất của con người thì các nước có nhiều dân tộc với những nền văn minh khác nhau, như Liên Xô hay Nam Tư, là những nước đứng đầu về khả năng phân rã. Có những nước khá đồng nhất về mặt văn hóa nhưng lại không nhất trí về vấn đề là mình thuộc về nền văn minh nào là những nước phân rã ở bên trong. Thí dụ rõ rệt và điển hình nhất về nước phân rã bên trong là Thổ Nhĩ Kỳ. Ban lãnh đạo cuối thế kỷ XX của Thổ Nhĩ Kỳ trung thành với truyền thống Attaturk, biến Thổ Nhĩ Kỳ thành đồng minh của phương Tây theo NATO và trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, nó đã xin được là thành viên Cộng đồng châu Âu. Trong khi giới elit chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ xác định Thổ Nhĩ Kỳ là một xã hội phương Tây, thì giới elit chính trị của phương Tây lại không thừa nhận điều đó. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không trở thành thành viên của Cộng đồng châu Âu. Về mặt lịch sử, Thổ Nhĩ Kỳ là nước bị rạn nứt bên trong sâu sắc nhất. Đối với Mỹ, Mexico là nước bị phân rã bên trong gần nhất. Trên phạm vi toàn cầu, Nga là nước bị phân rã nghiêm trọng nhất. Để một nước bị phân rã bên trong có thể lấy lại tính đồng nhất văn hóa của mình, cần có 3 điều kiện. Thứ nhất, giới elit chính trị và kinh tế của nước đó nói chung phải có thái độ ủng hộ và hoan nghênh bước đi này. Thứ hai, nhân dân nước đó phải nhất trí, dù là miễn cưỡng, chấp nhận tính đồng nhất mới. Thứ ba, các nhóm đang chi phối trong nền văn minh mà nước bị phân rã đang cố hòa nhận vào phải sẵn sàng hoan nghênh người mới thay đổi chính kiến.
h. Khối Nho giáo – Hồi giáo
Những chướng ngại đặt ra trên con đường các nước phi phương Tây gia nhập phương Tây là khác nhau về mức độ sâu sắc và phức tạp. Đối với các nước Mỹ Latinh và Đông Âu, trở ngại không lớn lắm. Nhưng những trở ngại nghiêm trọng nhất lại đặt ra cho các nước Hồi giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo. Những nhà nước mà vì lý do văn hóa hoặc quyền lực không muốn hoặc không thể gia nhập phương Tây bằng cách phát triển sức mạnh kinh tế quân sự và chính trị của riêng mình. Các nước phương Tây, gần như không trừ nước nào đang cắt giảm sức mạnh quân sự của mình. Dưới sự lạnh đạo của El’cin, nước Nga cũng làm như vậy. Tuy nhiên Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và một loạt các nước Trung Đông đang tăng đáng kể tiềm năng quân sự của mình bằng cách mua vũ khí của các nước phương Tây và phi phương Tây và phát triển ngành công nghiệp quân sự riêng của mình. Xung đột giữa phương Tây và các nước Nho giáo – Hồi giáo tập trung chủ yếu xung quanh các bấn đề vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, tên lửa đạn đạo và các phương tiện phức tạp khác phục vụ cho việc phóng vũ khí đó và các hệ thống điều khiển, quan sát và các phương tiện điện tử khác để đạt được mục tiêu ấy. Phương Tây cũng dự tính một hệ thống các hình thức trừng phạt khác nhau chống lại những ai tạo điều kiện phổ biến những loại vũ khí tối tân và ưu đãi đối với những ai tuân thủ nguyên tắc không phổ biến vũ khí. Về phía mình, các nước phi phương Tây lại khẳn định quyền của mình được nắm giữ, sản xuất và triển khai bất cứ loại vũ khí nào mà họ cho là cần thiết đối với an ninh của mình. Sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và khả năng của Trung Quốc tăng cường sức mạnh đó trong tương lai đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tiềm lực quân sự chống phương Tây. Nhờ phát triển kinh tế thành công, Trung Quốc thường xuyên tăng chi phí quân sự và hiện đại hóa mạnh mẽ quân đội của mình. Năm 1992, Trung Quốc thử một quả bom hạt nhân công suất một megaton. Sức mạnh quân sự của Trung quốc và tham vọng của nó chi phối vùng biển Nam Trung Hoa đang gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu lớn về vũ khí và kỹ thuật quân sự. Như vậy, khối quân sự Nho giáo – Hồi giáo đã hình thành. Mục đích của nó là thúc đẩy các nước thành viên của mình mua sắm vũ khó và kỹ thuật quân sự cần thiết nhằm tạo ra đối trọng với sức manh quân sự của phương Tây. Không biết liệu nó có tồn tại lâu dài hay không. Một hình thức chạy đua vũ trang mới đang được triển khai giữa các nước Hồi giáo – Nho Giáo và phương Tây.
i. Những hàm ý đối với phương Tây
Hummington đã nêu ra giả thiết rằng những khác biệt giữa các nền văn minh có thực và quan trọng; tự ý thức về văn minh đang tăng lên; xung đột giữa các nền văn minh sẽ chi phối toàn cầu; các quan hệ quốc tế sẽ ngày càng phi phương Tây hóa và trở thành một trò chơi mà trong đó các nền văn minh phi phương Tây sẽ là các nhân vật tích cực; các thể chế quốc tế có hiệu quả trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh sẽ hình thành ở bên trong các nền văn minh; Xung đột giữa các nhóm thuộc các nền văn minh khác nhau sẽ nổ ra thường xuyên hơn, dai dẳng hơn, đẫm máu hơn, xung đột vũ trang giữa các nhóm thuộc những nền văn minh khác nhau sẽ là nguồn gốc có xác suất lớn nhất và nguy hiểm nhất, tiềm tang dẫn tới chiến tranh thế giới; các trục chủ yếu của chính trị thế giới sẽ là quan hệ giữa phương Tây và phần còn lại của thế giới; các giới elit chính trị của một số nước bị phân rã, phi phương Tây sẽ cố đưa đất nước của mình vào phương Tây, xung đột chỉ yếu sẽ là quan hệ giữa phương tây và nước Hồi giáo – Nho giáo. Nếu xất phát từ lập trường cái lợi ngắn hạn thì rõ ràng các lợi ích của phương Tây đòi hỏi củng cố sự hợp tác và thống nhất trong nội bộ nền văn minh của mình; duy trì và mở rộng những mối quan hệ hợp tác với Nga và Nhật Bản, ngăn chăn các cuộc xung đột cục vộ leo thang thành chiến tranh quy mô lớn; hạn chế sự bành trướng sức mạnh quân sự của các nước Nho giáo và Hồi giáo; tăng cường các thể chế quốc tế phản ánh và hợp khác hóa các lợi ích và giá trị của phương Tây, thu hút các nước phi phương Tây tham gia vào những thể chế đó. Về lâu dài, các nền văn minh phi phương Tây sẽ tiếp tục cố gắng trở nên giàu có, có đươc kỹ thuật, kỹ xảo, thiết bị vũ khí, tất cả những gì bao hàm trong khái niệm “hiện đại hóa”, đồng thời kết hợp hiện đại hóa với những giá trị và nền văn hóa truyền thống của mình. Phương Tây ngày càng phải thích nghi với những nền văn minh mà sức mạnh của chúng thì ngày càng tiến gần tới sức mạnh của phương Tây, nhưng lợi ích và giá trị thì hoàn toàn khác biệt. Nó cũng cần phải hiểu biết sâu sắc hơn các cơ sở tôn giáo và triết học cơ bản của các nền văn minh đó, cần phải tìm ra những yếu tố tương đồng giữa nền văn minh phương Tây và các nền văn minh khác. Bởi vì trước mắt, sẽ chỉ có một thế giới bao gồm các nền văn minh khác nhau, và mỗi nền văn minh đó sẽ phải học cách cùng tồn tại với tất cả các nền văn minh còn lại.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro