Cau14 Sửa chữa các chi tiết bằng gang
Cau14 Sửa chữa các chi tiết bằng gang
Hiện nay những chi tiết bằng gang hư hỏng được sửa chữa bằng cách hàn hoặc bằng các mối ghép đặc biệt - đó là thanh giằng.
Hàn gang như đã trình bày ở phần trên.
áp dụng phương pháp thanh giằng để sửa chữa một số chi tiết bằng gang là do việc hàn trong một số trường hợp rất khó thực hiện, giá thành hàn quá cao và đòi hỏi nhiều công sức.
Thực chất của phương pháp lắp thanh giằng như sau:
Theo chiều dọc của vết rạn nứt làm thành các ổ ngang có kích thước như là kích thước thanh giằng cách nhau một khoảng S (hình 1-43). Muốn thế người ta dùng khoan, khoan các lỗ có đường kính bằng đường kính phần lồi của thanh giằng với độ sâu nhỏ hơn chiều dày của chi tiết 4 ¸10mm. Sau đó đặt các thanh giằng vào các ổ và tán dẹt ra. Kích thước thanh giằng phụ thuộc vào chiều sâu ổ. Số lượng thanh giằng và ổ phụ thuộc vào chiều dài vết rạn nứt. Vật liệu thanh giằng chọn theo điều kiện công tác của chi tiết. Đối với những chi tiết làm việc trong những điều kiện nhiệt độ áp lực cao và bị ăn mòn (nắp, sơmi xilanh, vỏ bơm, vỏ tua bin, vỏ máy,...) thanh giằng được chế tạo từ thép hợp kim H25K2fA. Đối với những chi tiết không quan trọng lắm thì có thể dùng thép thông thường 10A và 20A. Những chi tiết quan trọng không công tác ở nhiệt độ cao có thể dùng thép 20 x 18H8A và 10 x 8H20A.
Hình 1-43: Sơ đồ sửa chữa chi tiết gang bằng thanh giằng
Phôi thanh giằng chế tạo bằng cán trên máy đặc biệt. Sau khi gia công cơ khí, thanh giằng được gia công nhiệt ở các chế độ sau:
- Nếu là thép hợp kim đặc biệt thì tôi trong nước ở 9500C.
- Nếu là thép 10 x 18H8A và 10 x 8H20A thì ủ ở 850 ¸9000C
- Nếu là thép 10A, 20A thì thường hóa.
Trước khi đặt thanh giằng vào ổ phải làm sạch thật cẩn thận các chất bẩn, phôi bên trong ổ.
Dùng thanh giằng có thể sửa chữa các chi tiết gang có chiều dày ở chỗ rạn nứt
10 ¸50mm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro