Câu1 :Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm?
Câu1 :Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm?
Trả lời:
*Chủ nghĩa duy vật là gì?
Khi một triết gia quan niệm bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức của con người thì triết gia đó được xem là một nhà duy vật. Học thuyết của họ được hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản:
1. Chủ nghĩa duy vật chất phác: là kết quả của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại. Họ quan niệm sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên. Những lý giải của họ còn mang nặng tính trực quan nên những kết luận của họ về thế giới cơ bản còn mang tính chất ngây thơ, chất phác.
2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình: là kết quả của thời kỳ Cơ học cổ điển. Thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của tư duy siêu hình, máy móc của Cơ học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình thì thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây nên.
3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng: là sự kế thừa những tinh hoa và khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình. Sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức tồn tại trong thế giới khách quan.
*Chủ nghĩa duy tâm là gì?
Khi một triết gia quan niệm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức là cái có trước và quyết định vật chất của con người thì triết gia đó được xem là một nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản:
1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật hiện tượng chỉ là "phức hợp các cảm giác" của cá nhân.
2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cũng thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên của con người. Theo các nhà duy tâm khách quan, thực thể tinh thần, ý thức ấy chính là: "ý niệm tuyệt đối" (*), "tinh thần tuyệt đối"...
(*) Ý niệm tuyệt đối:
Theo Hegel: ""ý niệm tuyệt đối" là điểm khởi đầu của tồn tại, tự tha hóa thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. "Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm""
Thể hiện sự thần bí và có trước tự nhiên và con người. "Ý niệm tuyệt đối" hoạt động trong tư duy tự nhận thức về mình; nó bao hàm những mâu thuẫn nội tại, vận động và biến đổi thành cái đối lập của chính mình. "Ý niệm tuyệt đối" phát triển theo ba cấp (tam đoạn thức)
1. Cấp logic: Chưa có thế giới - "Ý niệm tuyệt đối" chỉ hoạt động tư duy với tính chất một hệ thống logic gồm khái niệm và phạm trù.
2. Cấp Triết học tự nhiên: "Ý niệm tuyệt đối" chuyển hóa thành tự nhiên.
3. Cấp Triết học tinh thần: "Ý niệm tuyệt đối" phủ định tự nhiên, trở về bản thân - tiếp tục biến hóa nhưng chỉ trong tư duy con người. Cấp này bao gồm cả ý thức cá nhân và ý thức xã hội, nó đạt đến nhận thức cao nhất qua tôn giáo, nghê thuật, triết học học.
=> "Ý niệm tuyệt đối" phát triển lên thì sinh ra tự nhiên, xã hội, con người...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro