Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cau1.

1. Hiệu ứng nhà kính

Khí nhà kính là gì?

- Là những khí có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các kính nhà kính bao gồm: CO2, CH4, N2O,O3, các khí CFC.

 Hiệu ứng nhà kính là gì?

- Hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài rồi được một số khí trong bầu khí quyển hấp thụ để thông qua đó làm cho khí quyển nóng lên. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như các nhà kính trồng rau, quả tại các nước ôn đới và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".

Nguyên nhân:

Nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời đến ,bề mặt Trái Đất và năng lượng bức xạ của Trái Đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh .Năng lượng Mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển.Trong khi đó , bức xạ của Trái Đất với nhiệt độ bề mặt trung bình 160C là sóng dài có năng lượng thấp, khó xuyên qua lớp khí quyển và bị hấp thu lại bởi một số thành phần có trong khí quyển như CO2 và hơi nước.Lượng nhiệt này bị giữ lại và làm nhiệt độ bên trong ( nhà kính ) tăng lên.Các thành phần có trong khí quyển có ảnh hưởng tới sự phản xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ và làm nóng lớp không khí ở gần bề mặt Trái Đất được gọi là các khí nhà kính Đó là các thành phần dạng khí trong khí quyển có khả năng hấp thụ tia sóng dài và sau đó lại nhả hấp thụ. Các khí nhà kính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm khí nhà kính tự nhiên và khí nhà kính nhân tạo. Các khí nhà kính tự nhiên quan trọng nhất là CO2 và hơi nước Ngoài ra còn có những khí nhà kính nhân tạo khác như CH4, N2O, 03, CO, CFCS (đặc biệt là CFC-11 và CFC-12). Trong đó sự đóng góp chủ yếu đối với hiệu ứng nhà kính là CO2 và hơi nước.

Tác động

- Tích cực: Nếu không có hiệu ứng nhà kính, thì nhiệt độ trên Trái Đất sẽ chỉ là - 150C – một nhiệt độ mà không phải bất kì sinh vật nào trên hành tinh này cũng có thể thích nghi được, nhưng nhờ có hiệu ứng nhà kính, mà nhiệt độ trên Trái Đất được nâng lên, tạo điều kiện thích hợp cho các sinh vật phát triển.

- Tiêu cực: hay nói chính xác hơn là những hoạt động làm tăng hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển lên, đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực.

+ Gia tăng nhiệt đô toàn cầu.

Hiện tượng toàn cầu ấm lên, nhiệt độ trung bình đến năm 2050 sẽ cao nhất trong vòng 150000 năm gần đây, là hậu quả trực tiếp của sự tăng hiệu ứng nhà kính do hoạt động nhân tạo, làm mất cân bằng nhiệt của Trái Đất và vũ trụ. Những dự báo cho thấy , nếu hàm lượng các khí nhà kính cứ tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay thì trong vòng 100 năm tới, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng từ 2OC đến 5OC. Sự tăng nhiệt độ này ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội và hệ sinh thái toàn cầu

Sự tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ làm mức nước biển dâng cao không chỉ do sự tăng thể tích nước do nhiệt mà còn làm tan lớp băng ở hai cực. Nạn lũ lụt, úng đe dọa, nhiều vùng đất thấp ven biển ,đảo nhỏ và một số quốc gia sẽ chìm dưới mặt biển, nhiều đất đai màu mỡ sẽ bị ngập nước, đất và nước sẽ bị mặn hóa Sự tăng nhiệt độ sẽ dẫn tới những thay đổi trong tuần hoàn gió, tăng tốc độ bốc hơi nước , ảnh hưởng tới lượng mưa toàn cầu. Tuy nhiên tần suất và mức độ của sự thay đổi sẽ rất khác nhau giữa các khu vực, dẫn tới các tác động lên hệ thực vật và làm khô đất , giảm chất lượng đất do sự bốc hơi nước tăng, lượng Carbon được giải phóng vào khí quyển càng nhiều, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Sự tăng nhiệt độ khí quyển, tăng lượng nước bốc hơi và thay đổi lượng mưa sẽ dẫn tới sự dịch chuyển các vùng cực của thảm thực vật trên thế giới, làm dịch chuyển các vùng canh tác nông nghiệp

+  Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, sức khỏe con người suy giảm. Hiệu ứng nhà kính làm chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt vốn hành hạ bạn vào mùa xuân xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Trong suốt vài thập kỷ qua, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên. Mặc dù những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm khiến con người trở nên dễ tổn thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng trong không khí, song một số nghiên cứu đã khẳng định một nguyên nhân khác nữa, lượng CO2 trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu. - Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kỳ dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. - Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằn.

+ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Các hệ sinh thái phải gánh chịu nhiều sức ép như thay đổi thành phần đất, chất ô nhiễm ngày càng nhiều, thay đổi khí hậu tự nhiên, Biến đổi khí hậu là một sức ép làm thay đổi hoặc gây nguy hại cho các hệ sinh thái. Nhiều loài cây bị đe dọa do biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp thích ứng, nhiều loài cây sẽ có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Sự biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến sự di chuyển cá về đầu 2 cực Nam và Bắc, sự suy giảm nơi cư trú của các loài cá sống ở nước lạnh và mở rộng nơi cư trú của các loài cá sống ở vùng nước ấm. Sa mạc ngày càng mở rộng, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Giảm số lượng hồ, vùng đầm lầy, các dòng sông băng, tăng sự xâm lấn của các động thực vật ngoại lai.

+ Thay đổi nhịp sinh học của các loài: Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ dưới tác động của nhịp sinh học sẽ không thể kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau.

Biện pháp để giảm trừ hiệu ứng nhà kính

Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm trừ hiệu ứng nhà kính là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế liên quan đến Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Các điểm chính của Nghị định thư Kyoto là thiết lập các mục tiêu ràng buộc đối với 37 nước công nghiệp phát triển và cộng đồng Châu Âu để giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Trung bình lượng khí phải cắt giảm là 5% so với mức của năm 1990 trong giai đoạn năm năm 2008 -  2012.

Nhiều nước đã có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.Trong ngành điện lạnh, không sử dụng CFC làm chất sinh hàn.

+ Nghiên cứu, phát triển ứng dụng nguồn năng lượng sạch: Cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển năng lượng gió, thủy triều, Mặt Trời, sóng biển, sinh học để giải quyết thiếu điện, chất đốt nhằm giảm sự tăng lên của hiệu ứng nhà kính Trái Đất.

Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!

2. Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

2. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam

a. Tác động tới yếu tố tự nhiên và môi trường

Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu các vùng ở nước ta nóng lên, kết hợp với sự suy giảm lượng mưa làm cho nhiều khu vực khô hạn hơn. Năm 2010, nhiệt độ có khả năng tăng khoảng 0,3 - 0,50C và mực nước biển tăng thêm 9cm; tương tự, từ 1,1 - 1,80 C và 45cm vào năm 2100. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1 - 0,30C/thập niên. So với hiện nay, vào năm 2070, dòng chảy sông/năm biến đổi trong khoảng từ +5,8 đến -19% đối với sông Hồng và từ +4,2 đến -14,5% đối với sông Mê Kông; dòng chảy kiệt biến đổi trong khoảng từ -10,3 đến -14,5% đối với sông Hồng và từ -2,0 đến -24, 0% đối với sông Mê Kông; dòng chảy lũ biến đổi trong khoảng từ +12,0 đến 0,5% đối với sông Hồng và từ +15,0 đến 7,0% đối với sông Mê Kông. Xâm nhập mặn nước sông có thể lấn sâu nội địa tới 50 - 70km, tiêu diệt và phá huỷ nhiều loài sinh vật nước ngọt, 36 khu bảo tồn; trong đó, có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện tích bị ngập. Hệ thống sinh thái cũng bị tác động tiêu cực; tại 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ chịu nhiều thiệt hại.

b. Tác động tới phát triển kinh tế

BĐKH tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó ngành nông - lâm nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất.

Có thể nêu ra hai khía cạnh bị tác động lớn nhất.

Tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, mưa lũ tăng tạo nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình như đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng làm thiệt hại đến mùa màng; hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, có thể dẫn tới làm chết cây trồng hàng loạt. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong mùa khô, độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của đất ở những nơi có rừng che phủ, nhiệt độ trên bề mặt đất có thể tăng cao tới 50-60oC vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, không thích hợp với trồng trọt. Hàng triệu héc ta đất trống, đồi trọc mất rừng lâu năm, đất mặn bị biến đổi cấu tạo và lý hoá tính, trở nên dễ bị xói lở, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng kết vón và đá ong hoá, đất loại này hoàn toàn mất sức sản xuất nông, lâm nghiệp. Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có 33.000 con trâu, bò, 34.000 ha lúa đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã chết và ước tính thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Hệ sinh thái rừng bị ản hưởng theo các chiều hướng khác nhau, nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng tràm, rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển, nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đà, pơ mu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật… có thể bị suy kiệt. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh… Qũy đất canh tác nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng bị thu hẹp đáng kể vì phần lớn đất trồng lúa nằm ở vùng đất thấp tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất lương thực; mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sinh nước ngọt, cùng với nguy cơ nguồn nước sông bị suy giảm về lưu lượng, dẫn đến việc giảm năng lực nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. BĐKH cũng gây nhiều tác động tiêu cực tới trữ lượng các bãi cá và nghề đánh bắt trên các vùng biển nước ta. Cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng, ngược lại các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm hoặc mất hẳn. Thay đổi nhiệt độ còn là dịch bệnh xảy ra cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cùng với môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.

c. Tác động đối với đời sống - xã hội

Ở nước ta trong những năm gần đây, số lượng người mất nhà cửa và kinh tế lâm vào khó khăn sau mỗi trận bão, lũ lụt… là rất lớn. Điển hình là cơn bão số 4 năm 2008 đã làm 162 người chết, làm sập, hỏng 11.500 căn nhà, trường học, gây ngập úng 27.200 ha lúa và hoa màu, làm sạt trôi và bồi lấp 2,3 triệu khối đất đá trên các công trình giao thông, thủy lợi và các khu nuôi trồng thủy sản, làm chết 28.000 gia súc, gia cầm, thiệt hại lên tới 1.900 tỉ đồng. Hậu quả của thiên tai không chỉ dừng lại ở đó, ảnh hưởng của chúng còn tồn tại sau một thời gian dài, chất lượng sống con người ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu ăn, thiếu nhà ở, y tế và giáo dục không đảm bảo.

Mới đây, theo báo cáo của Uỷ ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng định, BĐKH gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán… nhiều bệnh, dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian, như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, các bệnh đường ruột và các bệnh khác… Những bệnh này, đặc biệt phát tán nhanh ở các vùng kém phát triển, đông dân cư và có tỉ lệ đói, nghèo cao thuộc các nước đang phát triển. Nước ta, trong thời gian qua cũng đã xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh…), nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết) và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.

Về giao thông vận tải, thông tin liên lạc bị gián đoạn, các cơ sở hạ tầng, mạng thông tin bị hư hại nghiêm trọng sau những trận thiên tai. Việc củng cố, khắc phục sau các sự cố do BĐKH gây ra hết sức khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và kinh phí.

Chín lược ứng phó BĐKH ở VN

Chiến lược giảm thiểu:Giảm thiểu việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính - nghĩa là quá trình phát triển phải sử dụng ít năng lượng, tạo nguồn năng lượng mới ít khí thải, bảo vệ các tác nhân hấp thu carbon...

Chiến lược thích ứng:Chiến lược này cần nâng cao và thực hiện các giải pháp làm giảm, hài hòa và nắm lấy những thuận lợi của biến đổi khí hậu ở mọi quy mô và mọi lĩnh vực. Chiến lược có thể nhằm vào việc tạo ra sự đa dạng trong sinh kế và kinh tế, phát huy các kỹ năng, hạn chế sự phụ thuộc vào lợi ích của các hệ sinh thái tự nhiên,...

Chiến lược phát triển:Chiến lược phát triển cần giải quyết các thách thức do biến đổi khí hậu tạo ra. Xét về khía cạnh kinh tế, biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó thay đổi giá tương đối của các yếu tố đầu vào và giá sản phẩm đầu ra và mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011. Vì là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nên chiến lược xác định việc ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. 

Bốn mục tiêu cụ thể của chiến lược được xác định là:(i) Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu; (ii) Nền kinh tế cácbon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; (iii) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế-xã hội; (iv) Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Để thực hiện những mục tiêu trên, định hướng các giai đoạn thực hiện chiến lược cũng đã được đưa ra. Theo đó, từ nay tới 2012, các hoạt động thích ứng cấp bách, không thể trì hoãn cần phải được triển khai thực hiện. Và, trong giai đoạn này sẽ chú trọng các hoạt động nâng cao năng lực, tăng cường khoa học – công nghệ và rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu... 

Giai đoạn 2013 – 2025, với định hướng cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng phát triển hiện đại, phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề giảm phát khí thải nhà kính để bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát khí thải nhà kính được đồng thời tiến hành gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Giai đoạn 2026 – 2050, theo dự kiến, đoạn này Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hiện đại, giảm phát khí thải nhà kính đã trở thành tiêu chí trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các nhiệm vụ Chiến lược sẽ được rà soát, điều chỉnh, bổ sung với định hướng phát triển mới nhằm xây dựng và củng cố nền kinh tế các-bon thấp có khả năng chống chịu và thích ứng cao với các tác động của biến đổi khí hậu.

3. Các giải pháp ứng phó với thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu

a. Để ứng phó với bão, lũ lụt trên toàn lãnh thổ và nước dâng do bão ở các vùng ven biển cần thực thi một số giải pháp:

- Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

- Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá ngành khí tượng thủy văn (cả về con người và cơ sở vật chất).

- Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh để đến được các vùng sâu, vùng xa, ngư trường, hải đảo…

- Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão, lũ, đặc biệt là vùng núi, ven biển, hải đảo và các ngư trường biển.

- Nhà nước quy hoạch, xây dựng các khu vực tránh bão, tránh lũ, vận động người dân (có điều kiện kinh tế) xây nhà kiên cố, nhà cao tầng nhằm hạn chế tối đa tổn thất về người và của. Từng địa phương, vùng có phương án, tổ chức diễn tập theo phương án và tổ chức tốt cho người dân di chuyển đến nơi cao và an toàn trước các trận bão và lũ lụt, nước dâng có cường độ lớn.

- Nhà nước có kế hoạch từng bước nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, trồng cây chắn sóng, trồng rừng ngập mặn ngoài đê để hạn chế tác động của bão, lũ và nước dâng.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận đồng người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các kĩ thuật giảm nhẹ, thích ứng với tình huống.

- Thực hiện huy động kinh phí của xã hội và các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các khu dân cư xây dựng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả.

- Tiến hành các giải pháp giảm thiểu tác động của xói lởi như điều tra hiện trạng, xây dựng giải pháp kĩ thuật phòng chống xói lở, đầu tư kiên cố hoá một số đoạn đê xung yếu, quy hoạch các điểm dân cư, các dự án kinh tế - xã hội vùng có nguy cơ xói lở, tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ, duy tu đê điều hàng năm; đối với khu vực không có đê, cần tổ chức di dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão.

b. Các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn, có thể áp dụng giải pháp trực tiếp và giải pháp hỗ trợ:

- Về nhóm giải pháp trực tiếp bao gồm:

+ Xây dựng các hệ thống đê bao và bờ ngăn chống lũ và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, kiên cố hoá và nâng cao đê biển, đê chắn lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Trung Bộ.

+ Thúc đẩy ngư nghiệp thông qua ươm, nuôi, đa dạng hoá các mô hình thực tiễn nuôi các loài thủy sản có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng khác.

+ Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông có sự tham gia của cộng đồng địa

phương.

+ Xây dựng các trạm khai thác nước sạch và cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển với

các phương án công nghệ: khai thác nước ngầm tầng sâu ở vùng đồng bằng ven biển; xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở vùng cao liền kề; lọc nước mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược.

- Về nhóm các giải pháp hỗ trợ gồm:

+ Giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng thông qua chính sách quản lý và bảo vệ lưu vực sông.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý lưu vực sông Mê Kông, sông Hồng.

+ Đối với các sông miền Bắc và miền Trung cần xây dựng quy trình vận hành điều phối các hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện đầu nguồn.

+ Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống, chịu mặn, ngập úng nhằm chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi trong tương lai. Đồng thời, tìm kiếm, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm (đặc biệt là các kiến thức bản địa) về thích ứng với khả năng BĐKH và thích nghi với nhiễm mặn, nhiễm phèn…

+ Đưa vấn đề BĐKH vào chương trình học tập ở cấp trung học trở lên, phổ biến thông tin về BĐKH và các giải pháp thích ứng, ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức về các thảm hoạ liên quan đến thiên tai, khí hậu.

c. Hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH trái đất

- Việt Nam cần thoả thuận kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án CDM nhằm phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

- Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và thoả thuận hợp tác về cơ chế phát triển sạch, đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dưng năng lực trong giai đoạn mới sau Nghị định thư Kyoto, tích cực tham gia các1. Hiệu ứng nhà kính

Khí nhà kính là gì?

- Là những khí có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các kính nhà kính bao gồm: CO2, CH4, N2O,O3, các khí CFC.

 Hiệu ứng nhà kính là gì?

- Hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài rồi được một số khí trong bầu khí quyển hấp thụ để thông qua đó làm cho khí quyển nóng lên. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như các nhà kính trồng rau, quả tại các nước ôn đới và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".

Nguyên nhân:

Nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời đến ,bề mặt Trái Đất và năng lượng bức xạ của Trái Đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh .Năng lượng Mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển.Trong khi đó , bức xạ của Trái Đất với nhiệt độ bề mặt trung bình 160C là sóng dài có năng lượng thấp, khó xuyên qua lớp khí quyển và bị hấp thu lại bởi một số thành phần có trong khí quyển như CO2 và hơi nước.Lượng nhiệt này bị giữ lại và làm nhiệt độ bên trong ( nhà kính ) tăng lên.Các thành phần có trong khí quyển có ảnh hưởng tới sự phản xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ và làm nóng lớp không khí ở gần bề mặt Trái Đất được gọi là các khí nhà kính Đó là các thành phần dạng khí trong khí quyển có khả năng hấp thụ tia sóng dài và sau đó lại nhả hấp thụ. Các khí nhà kính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm khí nhà kính tự nhiên và khí nhà kính nhân tạo. Các khí nhà kính tự nhiên quan trọng nhất là CO2 và hơi nước Ngoài ra còn có những khí nhà kính nhân tạo khác như CH4, N2O, 03, CO, CFCS (đặc biệt là CFC-11 và CFC-12). Trong đó sự đóng góp chủ yếu đối với hiệu ứng nhà kính là CO2 và hơi nước.

Tác động

- Tích cực: Nếu không có hiệu ứng nhà kính, thì nhiệt độ trên Trái Đất sẽ chỉ là - 150C – một nhiệt độ mà không phải bất kì sinh vật nào trên hành tinh này cũng có thể thích nghi được, nhưng nhờ có hiệu ứng nhà kính, mà nhiệt độ trên Trái Đất được nâng lên, tạo điều kiện thích hợp cho các sinh vật phát triển.

- Tiêu cực: hay nói chính xác hơn là những hoạt động làm tăng hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển lên, đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực.

+ Gia tăng nhiệt đô toàn cầu.

Hiện tượng toàn cầu ấm lên, nhiệt độ trung bình đến năm 2050 sẽ cao nhất trong vòng 150000 năm gần đây, là hậu quả trực tiếp của sự tăng hiệu ứng nhà kính do hoạt động nhân tạo, làm mất cân bằng nhiệt của Trái Đất và vũ trụ. Những dự báo cho thấy , nếu hàm lượng các khí nhà kính cứ tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay thì trong vòng 100 năm tới, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng từ 2OC đến 5OC. Sự tăng nhiệt độ này ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội và hệ sinh thái toàn cầu

Sự tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ làm mức nước biển dâng cao không chỉ do sự tăng thể tích nước do nhiệt mà còn làm tan lớp băng ở hai cực. Nạn lũ lụt, úng đe dọa, nhiều vùng đất thấp ven biển ,đảo nhỏ và một số quốc gia sẽ chìm dưới mặt biển, nhiều đất đai màu mỡ sẽ bị ngập nước, đất và nước sẽ bị mặn hóa Sự tăng nhiệt độ sẽ dẫn tới những thay đổi trong tuần hoàn gió, tăng tốc độ bốc hơi nước , ảnh hưởng tới lượng mưa toàn cầu. Tuy nhiên tần suất và mức độ của sự thay đổi sẽ rất khác nhau giữa các khu vực, dẫn tới các tác động lên hệ thực vật và làm khô đất , giảm chất lượng đất do sự bốc hơi nước tăng, lượng Carbon được giải phóng vào khí quyển càng nhiều, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Sự tăng nhiệt độ khí quyển, tăng lượng nước bốc hơi và thay đổi lượng mưa sẽ dẫn tới sự dịch chuyển các vùng cực của thảm thực vật trên thế giới, làm dịch chuyển các vùng canh tác nông nghiệp

+  Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, sức khỏe con người suy giảm. Hiệu ứng nhà kính làm chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt vốn hành hạ bạn vào mùa xuân xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Trong suốt vài thập kỷ qua, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên. Mặc dù những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm khiến con người trở nên dễ tổn thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng trong không khí, song một số nghiên cứu đã khẳng định một nguyên nhân khác nữa, lượng CO2 trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu. - Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kỳ dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. - Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằn.

+ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Các hệ sinh thái phải gánh chịu nhiều sức ép như thay đổi thành phần đất, chất ô nhiễm ngày càng nhiều, thay đổi khí hậu tự nhiên, Biến đổi khí hậu là một sức ép làm thay đổi hoặc gây nguy hại cho các hệ sinh thái. Nhiều loài cây bị đe dọa do biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp thích ứng, nhiều loài cây sẽ có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Sự biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến sự di chuyển cá về đầu 2 cực Nam và Bắc, sự suy giảm nơi cư trú của các loài cá sống ở nước lạnh và mở rộng nơi cư trú của các loài cá sống ở vùng nước ấm. Sa mạc ngày càng mở rộng, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Giảm số lượng hồ, vùng đầm lầy, các dòng sông băng, tăng sự xâm lấn của các động thực vật ngoại lai.

+ Thay đổi nhịp sinh học của các loài: Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ dưới tác động của nhịp sinh học sẽ không thể kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau.

Biện pháp để giảm trừ hiệu ứng nhà kính

Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm trừ hiệu ứng nhà kính là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế liên quan đến Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Các điểm chính của Nghị định thư Kyoto là thiết lập các mục tiêu ràng buộc đối với 37 nước công nghiệp phát triển và cộng đồng Châu Âu để giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Trung bình lượng khí phải cắt giảm là 5% so với mức của năm 1990 trong giai đoạn năm năm 2008 -  2012.

Nhiều nước đã có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.Trong ngành điện lạnh, không sử dụng CFC làm chất sinh hàn.

+ Nghiên cứu, phát triển ứng dụng nguồn năng lượng sạch: Cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển năng lượng gió, thủy triều, Mặt Trời, sóng biển, sinh học để giải quyết thiếu điện, chất đốt nhằm giảm sự tăng lên của hiệu ứng nhà kính Trái Đất.

Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.

Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!

2. Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

2. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam

a. Tác động tới yếu tố tự nhiên và môi trường

Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu các vùng ở nước ta nóng lên, kết hợp với sự suy giảm lượng mưa làm cho nhiều khu vực khô hạn hơn. Năm 2010, nhiệt độ có khả năng tăng khoảng 0,3 - 0,50C và mực nước biển tăng thêm 9cm; tương tự, từ 1,1 - 1,80 C và 45cm vào năm 2100. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1 - 0,30C/thập niên. So với hiện nay, vào năm 2070, dòng chảy sông/năm biến đổi trong khoảng từ +5,8 đến -19% đối với sông Hồng và từ +4,2 đến -14,5% đối với sông Mê Kông; dòng chảy kiệt biến đổi trong khoảng từ -10,3 đến -14,5% đối với sông Hồng và từ -2,0 đến -24, 0% đối với sông Mê Kông; dòng chảy lũ biến đổi trong khoảng từ +12,0 đến 0,5% đối với sông Hồng và từ +15,0 đến 7,0% đối với sông Mê Kông. Xâm nhập mặn nước sông có thể lấn sâu nội địa tới 50 - 70km, tiêu diệt và phá huỷ nhiều loài sinh vật nước ngọt, 36 khu bảo tồn; trong đó, có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện tích bị ngập. Hệ thống sinh thái cũng bị tác động tiêu cực; tại 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ chịu nhiều thiệt hại.

b. Tác động tới phát triển kinh tế

BĐKH tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó ngành nông - lâm nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất.

Có thể nêu ra hai khía cạnh bị tác động lớn nhất.

Tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, mưa lũ tăng tạo nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình như đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng làm thiệt hại đến mùa màng; hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, có thể dẫn tới làm chết cây trồng hàng loạt. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong mùa khô, độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của đất ở những nơi có rừng che phủ, nhiệt độ trên bề mặt đất có thể tăng cao tới 50-60oC vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, không thích hợp với trồng trọt. Hàng triệu héc ta đất trống, đồi trọc mất rừng lâu năm, đất mặn bị biến đổi cấu tạo và lý hoá tính, trở nên dễ bị xói lở, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng kết vón và đá ong hoá, đất loại này hoàn toàn mất sức sản xuất nông, lâm nghiệp. Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có 33.000 con trâu, bò, 34.000 ha lúa đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã chết và ước tính thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Hệ sinh thái rừng bị ản hưởng theo các chiều hướng khác nhau, nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng tràm, rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển, nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đà, pơ mu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật… có thể bị suy kiệt. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh… Qũy đất canh tác nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng bị thu hẹp đáng kể vì phần lớn đất trồng lúa nằm ở vùng đất thấp tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất lương thực; mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sinh nước ngọt, cùng với nguy cơ nguồn nước sông bị suy giảm về lưu lượng, dẫn đến việc giảm năng lực nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. BĐKH cũng gây nhiều tác động tiêu cực tới trữ lượng các bãi cá và nghề đánh bắt trên các vùng biển nước ta. Cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng, ngược lại các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm hoặc mất hẳn. Thay đổi nhiệt độ còn là dịch bệnh xảy ra cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cùng với môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.

c. Tác động đối với đời sống - xã hội

Ở nước ta trong những năm gần đây, số lượng người mất nhà cửa và kinh tế lâm vào khó khăn sau mỗi trận bão, lũ lụt… là rất lớn. Điển hình là cơn bão số 4 năm 2008 đã làm 162 người chết, làm sập, hỏng 11.500 căn nhà, trường học, gây ngập úng 27.200 ha lúa và hoa màu, làm sạt trôi và bồi lấp 2,3 triệu khối đất đá trên các công trình giao thông, thủy lợi và các khu nuôi trồng thủy sản, làm chết 28.000 gia súc, gia cầm, thiệt hại lên tới 1.900 tỉ đồng. Hậu quả của thiên tai không chỉ dừng lại ở đó, ảnh hưởng của chúng còn tồn tại sau một thời gian dài, chất lượng sống con người ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu ăn, thiếu nhà ở, y tế và giáo dục không đảm bảo.

Mới đây, theo báo cáo của Uỷ ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng định, BĐKH gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán… nhiều bệnh, dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian, như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, các bệnh đường ruột và các bệnh khác… Những bệnh này, đặc biệt phát tán nhanh ở các vùng kém phát triển, đông dân cư và có tỉ lệ đói, nghèo cao thuộc các nước đang phát triển. Nước ta, trong thời gian qua cũng đã xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh…), nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết) và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.

Về giao thông vận tải, thông tin liên lạc bị gián đoạn, các cơ sở hạ tầng, mạng thông tin bị hư hại nghiêm trọng sau những trận thiên tai. Việc củng cố, khắc phục sau các sự cố do BĐKH gây ra hết sức khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và kinh phí.

Chín lược ứng phó BĐKH ở VN

Chiến lược giảm thiểu:Giảm thiểu việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính - nghĩa là quá trình phát triển phải sử dụng ít năng lượng, tạo nguồn năng lượng mới ít khí thải, bảo vệ các tác nhân hấp thu carbon...

Chiến lược thích ứng:Chiến lược này cần nâng cao và thực hiện các giải pháp làm giảm, hài hòa và nắm lấy những thuận lợi của biến đổi khí hậu ở mọi quy mô và mọi lĩnh vực. Chiến lược có thể nhằm vào việc tạo ra sự đa dạng trong sinh kế và kinh tế, phát huy các kỹ năng, hạn chế sự phụ thuộc vào lợi ích của các hệ sinh thái tự nhiên,...

Chiến lược phát triển:Chiến lược phát triển cần giải quyết các thách thức do biến đổi khí hậu tạo ra. Xét về khía cạnh kinh tế, biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó thay đổi giá tương đối của các yếu tố đầu vào và giá sản phẩm đầu ra và mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011. Vì là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nên chiến lược xác định việc ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. 

Bốn mục tiêu cụ thể của chiến lược được xác định là:(i) Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu; (ii) Nền kinh tế cácbon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; (iii) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế-xã hội; (iv) Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Để thực hiện những mục tiêu trên, định hướng các giai đoạn thực hiện chiến lược cũng đã được đưa ra. Theo đó, từ nay tới 2012, các hoạt động thích ứng cấp bách, không thể trì hoãn cần phải được triển khai thực hiện. Và, trong giai đoạn này sẽ chú trọng các hoạt động nâng cao năng lực, tăng cường khoa học – công nghệ và rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu... 

Giai đoạn 2013 – 2025, với định hướng cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng phát triển hiện đại, phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề giảm phát khí thải nhà kính để bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát khí thải nhà kính được đồng thời tiến hành gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Giai đoạn 2026 – 2050, theo dự kiến, đoạn này Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hiện đại, giảm phát khí thải nhà kính đã trở thành tiêu chí trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Các nhiệm vụ Chiến lược sẽ được rà soát, điều chỉnh, bổ sung với định hướng phát triển mới nhằm xây dựng và củng cố nền kinh tế các-bon thấp có khả năng chống chịu và thích ứng cao với các tác động của biến đổi khí hậu.

3. Các giải pháp ứng phó với thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu

a. Để ứng phó với bão, lũ lụt trên toàn lãnh thổ và nước dâng do bão ở các vùng ven biển cần thực thi một số giải pháp:

- Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

- Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá ngành khí tượng thủy văn (cả về con người và cơ sở vật chất).

- Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh để đến được các vùng sâu, vùng xa, ngư trường, hải đảo…

- Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão, lũ, đặc biệt là vùng núi, ven biển, hải đảo và các ngư trường biển.

- Nhà nước quy hoạch, xây dựng các khu vực tránh bão, tránh lũ, vận động người dân (có điều kiện kinh tế) xây nhà kiên cố, nhà cao tầng nhằm hạn chế tối đa tổn thất về người và của. Từng địa phương, vùng có phương án, tổ chức diễn tập theo phương án và tổ chức tốt cho người dân di chuyển đến nơi cao và an toàn trước các trận bão và lũ lụt, nước dâng có cường độ lớn.

- Nhà nước có kế hoạch từng bước nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, trồng cây chắn sóng, trồng rừng ngập mặn ngoài đê để hạn chế tác động của bão, lũ và nước dâng.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận đồng người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các kĩ thuật giảm nhẹ, thích ứng với tình huống.

- Thực hiện huy động kinh phí của xã hội và các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các khu dân cư xây dựng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả.

- Tiến hành các giải pháp giảm thiểu tác động của xói lởi như điều tra hiện trạng, xây dựng giải pháp kĩ thuật phòng chống xói lở, đầu tư kiên cố hoá một số đoạn đê xung yếu, quy hoạch các điểm dân cư, các dự án kinh tế - xã hội vùng có nguy cơ xói lở, tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ, duy tu đê điều hàng năm; đối với khu vực không có đê, cần tổ chức di dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão.

b. Các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn, có thể áp dụng giải pháp trực tiếp và giải pháp hỗ trợ:

- Về nhóm giải pháp trực tiếp bao gồm:

+ Xây dựng các hệ thống đê bao và bờ ngăn chống lũ và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, kiên cố hoá và nâng cao đê biển, đê chắn lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Trung Bộ.

+ Thúc đẩy ngư nghiệp thông qua ươm, nuôi, đa dạng hoá các mô hình thực tiễn nuôi các loài thủy sản có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng khác.

+ Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông có sự tham gia của cộng đồng địa

phương.

+ Xây dựng các trạm khai thác nước sạch và cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển với

các phương án công nghệ: khai thác nước ngầm tầng sâu ở vùng đồng bằng ven biển; xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở vùng cao liền kề; lọc nước mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược.

- Về nhóm các giải pháp hỗ trợ gồm:

+ Giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng thông qua chính sách quản lý và bảo vệ lưu vực sông.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý lưu vực sông Mê Kông, sông Hồng.

+ Đối với các sông miền Bắc và miền Trung cần xây dựng quy trình vận hành điều phối các hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện đầu nguồn.

+ Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống, chịu mặn, ngập úng nhằm chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi trong tương lai. Đồng thời, tìm kiếm, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm (đặc biệt là các kiến thức bản địa) về thích ứng với khả năng BĐKH và thích nghi với nhiễm mặn, nhiễm phèn…

+ Đưa vấn đề BĐKH vào chương trình học tập ở cấp trung học trở lên, phổ biến thông tin về BĐKH và các giải pháp thích ứng, ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức về các thảm hoạ liên quan đến thiên tai, khí hậu.

c. Hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH trái đất

- Việt Nam cần thoả thuận kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án CDM nhằm phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

- Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và thoả thuận hợp tác về cơ chế phát triển sạch, đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dưng năng lực trong giai đoạn mới sau Nghị định thư Kyoto, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về các vấn đề liên quan đến BĐKH.

- Xây dựng các danh mục dự án thuộc lĩnh vực BĐKH để kêu gọi tài trợ và thiếp nhận công nghệ từ các nước công nghiệp và các nước phát triển.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về BĐKH để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

- Việt Nam cần tham gia hợp tác tích cực trong các dự án và chương trình liên quan đến BĐKH khu vực, như Tuyên bố Singapore về biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; Hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông về quản lý lưu vực và tài nguyên nước sông Mê Kông; Hợp tác với Trung Quốc về quản lý nước theo lưu vực sông Hồng, sông Đà. cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về các vấn đề liên quan đến BĐKH.

- Xây dựng các danh mục dự án thuộc lĩnh vực BĐKH để kêu gọi tài trợ và thiếp nhận công nghệ từ các nước công nghiệp và các nước phát triển.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về BĐKH để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

- Việt Nam cần tham gia hợp tác tích cực trong các dự án và chương trình liên quan đến BĐKH khu vực, như Tuyên bố Singapore về biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; Hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông về quản lý lưu vực và tài nguyên nước sông Mê Kông; Hợp tác với Trung Quốc về quản lý nước theo lưu vực sông Hồng, sông Đà.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: