Cau01 CSVH
Câu 1: Nêu các đặc trưng cần và đủ để phân biệt văn hóa với các khái niệm khác. Trên cơ sở đó thử xây dựng 1 định nghĩa về văn hóa?
Để đ/n~ 1 khái niệm, trc' hết cần xđịnh đc những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt k/niệm (sự vật) khác. Căn cứ vào cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay (coi vhóa như tập hợp, như hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuọc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội...) có thể xác định đc 4 đtrưng cbản sau:
1. Văn hóa phải có tính hệ thống:
_ Đặc trưng này cần để phân biệt hthống với tập hợp, giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc 1 nền vhóa, phát hiện các đtrưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.
_ Nhờ có tính hthống mà vhóa- với tư cách là 1 thực thể bao trùm mọi hoạt động của XH, thực hiện chức năng tổ chúc XH: làm tăng độ ổn định của XH, cung cấp cho XH 1 phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và XH của mình. Nó là nền tảng của XH- có lẽ vì vậy mà người VN ta đã dùng từ chỉ loại "nền" để xđịnh kniệm vh' ( nền vh')
2. Đặc trưng quan trọng thứ 2 của vh' là tính giá trị
_ Vh' theo nghĩa là "trở thành đẹp, trở thành có giá trị". Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của XH và con người.
+ Các giá trị vh', theo mục đích bao gồm: giá trị vật chất, giá trị tinh thần. Theo ý nghĩa bao gồm giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ. Theo thời gian bao gồm giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời -> Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính chất giá trị của sự vật hiện tượng, tránh đc những xu hướng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
_ Nhớ thường xuyên xem xét các giá trị mà vh' thực hiện đc, c/năng quan trọng thứ 2 là c/năng điều chỉnh XH: giúp cho XH duy trì đc trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những bđổi của MT, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của XH.
3. Đặc trưng thứ 3 của vh' là tính nhân sinh:
_ Tính nhân sinh cho phép phân biệt vh' như 1 h/tượng XH do con người sáng tạo(nhân tạo) với các giá trị tự nhiên ( thiên tạo). Vh' là cái TN đc biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào TN có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần.
Như vậy, vh' học ko đồng nhất với đất nc' học. Nhiệm vụ của đât nc' học là giới thiệu TN - đất nc' - con người. Đtượng của nó bao gồm cả g/trị TN và ko nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị. Về mặt này nó rộng hơn vh' học. Mặt #, đất nước học chủ yếu quan tâm đến các vđề đg đại, mặt này nó đẹp hơn vh' học.
_ Do mang tính nhân sinh, vh' trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện c/năng giao tiếp và có tác dụng l/kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì vh' là nội dung của nó.
4. Vh' còn có tính lsử.
_ Nó cho phép pbiệt vh' như sản phẩm của 1 quá trình và đc tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn.
Tính lsử tạo nên vh' 1 bề dày, 1 chiều sâu, nó buộc vh' thg' xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lsử đc duy trì bằng truyền thống vh'. Truyền thống vh' là những giá trị tương đối ổn định(những kinh nghiệm tập thể) đc tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua ko gian & t/gian, đc đúc kết thành những khuôn mẫu XH & cố định dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận.
_ Truyền thống vh' tồn tại nhờ giáo dục. C/năng GD là c/năng quan trọng thứ 4 của vh'. Vh' thực hiện c/năng GD ko chỉ bằng những gtrị ổn định (truyền thống) mà còn bằng những gtrị đang hình thành. Hai loại gtrị này tạo thành 1 hthống chuẩn mực mà con người hg' tới. Nhờ thế, vh' đóng vai trò quyết định trong hình thành nhân cách. Từ c/năng GD, vh' có c/năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lsử.
=> Đnghĩa vh': Vh' là 1 hthống hữu cơ các gtrị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tg tác giữa con người với môi trường tự nhiên và XH.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro