Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu hỏi triết(lần 2)

Câu 1: Lịch sử ra và bản chất của tiền tệ,5 chức năng của tiền tệ:

Sự phát triển các hình thái giá trị: Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hoá được biểu hiện thông qua 4 hình thái cụ thể:

1. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:

Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác

VD: 1m vải= 10kg thóc

- Tuy là hình thái đơn giản nhưng bản thân nó lại không đơn giả, lại bao gồm hai hình thái:hình thái tương đối và hình thái ngang giá. Hai hình thái này là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị.Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỉ lệ trao đổi chưa cố định

- Hình thái giản đơn , giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở một hàng hoá nhất định khácvới nó, chứ không biểu hiện ở mọ hàng hoá khác

2. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

- Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn , sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất , chăn nuôi tách khỏi trồng trọt trao đổi trở lên thường xuyên hơn, một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác.

VD: 1m vải =10kg thóc hoặ 2 con gà, hoặc 0,1 chỉ vàng

Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.Tuy nhiên đây vẫn là trao đổi trực tiếp tỉ lệ trao đổi chưa cố định.

3. Hình thái chung cảu giá trị

Với sự phát triển cao hơn nữa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên đa dạng và nhiều hơn.Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, vì thees việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổ.Trong tình hình đó người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá được nhiều người ưu chuộn, rồi đem hàng hoá đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần khi vật trung gian trong đó trao đổi được cố định lại thì ở thứ hàng hoá được nhiều người ưu chuộng thì hình thái chung của giá trị xuất hiện.

VD: 10 kg thóc hoặc 1 con gà, hoặc 0,1 chỉ vàng = 1 m vải

4. Hình thái tiền tệ

Khi lực lượng và phân công lao đông xã hội phát triển hơn nữa, snả xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng thì tình trạng có nhiểu vật ngang giá chung làm cho:trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn.do đó dẫn đến đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất.Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị

VD: 10 kg thóc hoặc 1m vải hoặc 2 con gà= 1 chỉ vàng

Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá, khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hoá được phân thành hai cực :một bên là các hàng hoá thông thường, một bên là hàng hoá đóng vai trò tiền tệ.Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất , tỷ lệ trao đổ được cố định lại

*) Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đôỉ hàng hóa vậy tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho cá hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.

*) Chức năng của tiền tệ : 5 chức năng

1 Thước đó giá trị:

Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.Muốn đo lường giá trị của hàng hoá , bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị.Vì vậy tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng.giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Hay giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền cảu giá trị hàng hoá.

2. Phương tiện lưu thông

Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá.Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt.Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.

3. Phương tiện cất trữ.

Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: Tiền là đại biểu cho của cải xh dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của của cải.Để làm chức năng phương tiện cất trữ tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc.

4. Phương tiện thanh toán

Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuể, trả tiền mua chịu hàng.

5. tiền tệ thế giới

Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc giathì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này tiền phải có đủ giá trị phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng.

5 Chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau.Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Câu 2:Nội dung và tác động của quy luật giá trị

1.Nội dung quy luật giá trị

Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.

Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.

Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.

Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.

2.Tác động của quy luật giá trị

Trong sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:

- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao.

- Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lương sản xuất xã hội phát triển.

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao.

- Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu người nghèo.

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: