cau hoi trac nghiem vi mo
Câu 1: Lựa chọn câu đúng sai,giải thích
a. Nếu giá hàng hóa A tăng gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hóa B về bên trái thì A và B là hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng.
b. Nếu giá trị hàng hóa tăng 10% làm tổng doanh thu tăng 10%.Kết luận cầu về hàng hóa là co giãn đơn vị.
c. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần,giải thích đường cầu cá nhân của người tiêu dùng giảm xuống dốc.
d. Đường chi phí cận biên luôn cắt đường tổng chi phí bình quân tại điểm cực tiểu của đường tổng chi phí bình quân.
e. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nên khi bị lỗ DN cạnh tranh hoàn hỏa đóng cửa sản xuất ngay.
Câu 2:bài tập
Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu P=12/0,4Q và các chi phí sau: VC =0,6Q2+4Q và PC=5
a.Xác định sản lượng,giá bán,lợi nhuận khi DN theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu.
b.Tínhthặng dư tiêu dùng,thặng dư sản xuất tại mức sản lượng đạt đượctối đa hóa lợi nhuận.
c.Nếu đánh thuế 1F/sp thì quyết định sản xuất sẽ thay đổi như thế nào.
d.Minh họa các kết quả trên đồ thị.
1/
a/ A và B là 2 hàng hóa bổ sung, chính xác. Vì khi giá A tăng, cầu B dịch sang trái tức là cầu B giảm. Nếu A và B là 2 hàng hóa thay thế thì cầu B sẽ tăng, đường cầu dịch sang phải, nhưng ở đây là dịch sang trái=>>> A và B là 2 hàng hóa bổ sung.
b/ Giá tăng 10%, làm doanh thu tăng 10%. Như vậy lượng tiêu dùng là không đổi, => Cầu hoàn toàn không co giãn theo giá..... ( Hok bít lí luận dzị có đúng hok)
c/ Với mỗi sản phẩm tiêu dùng tiếp theo, lợi ích biên của người tiêu dùng sẽ giảm dần, do đó họ chỉ sẵn sàng chi trả ở 1 mức giá thấp hơn mức giá trước. Do đó đường cầu dốc xuống.
d/ Hoàn toàn chính sác, chi phí biên cắt chi phí trung bình tại điểm cực tiểu của trung bình. Cái này có trong SGK mùh
e/ Chưa chắc,vì đây là trong ngắn hạn. Nếu giá < giao điểm giữa AVC và MC, nghỉa là giá < chi phí biến đổi trung bình nhỏ nhất có thể, DN sẽ đóng cửa. Còn nếu giá > chi phí biến đổi trung bình nhỏ nhất, DN sẽ tiếp tục sản xuất để bù lỗ cho chi phí cố định. DN sản xuất ở mức sản lượng là giao điểm của MC và P.
Chào bạn, mình ko biết bạn có viết sai đề hay ko (VC =0,6Q2+4Q) ,nhung đối với các bài về monopoly,đầu tiên fải tinh' C total= VC+PC.
Sau đó giải phương trìng max profit=P.Q - CT= (12/0,4Q)Q-(0,6Q2+4Q+5)
Bạn tình đạo hàm theo Q để tìm Q.Sau đó suy ra P,lợi nhuận.
Thặng dư tiêu dùng sẽ là cái tam giác trên cùng (màu đỏ),còn thặng dư sản xuất sẽ là hinh vuông( ở đây la màu xanh + màu trắng giới hạn bởi cái đường MC (ở đây ko có vì minh ko tìm đc hình rõ hơn).
Khi đánh thuế 1F/sp thi bạn chi việc cho thêm 1.Q ở phương trình chi phi' rồi sau đó làm lại y hệt thôi.
Đầu tiên mình tim Q để max cai phương trình lợi nhuận: Max lợi nhuận = P.Q-CT=(12/0,4Q).Q - (0,6Q2+4Q+5)=25-0,6Q2-4Q.
1) Đạo hàm phương trình trên được -1,2Q-4=0 suy ra Q=-3,3 rồi suy ra P=-9,2
2) Thặng dư tiêu dùng sẽ là tích fân từ 0 đến -3,3 của P=12/0,4Q,bạn tự tính kết quả nhé.
Thặng dư sản xuất chính la lợi nhuận sau khi thay Q=-3,3 vào.
3) Nếu đánh thuế 1F/sp thi phương trình lợi nhuận sẽ là =P.Q-(0,6Q2+4Q+5+Q.F) rồi làm lai y chang từ bước 1.
Một hãng sản xuất có hàm cầu là:Q=130-10P
a) Khi giá bán P=9 thì doanh thu là bao nhiêu?Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá này và cho nhận xét.
b) Hãng đang bán với giá P=8,5 hãng quyết định giảm già để tăng doanh thu.quyết định này của hãng đúng hay sai?Vì sao?
c) Nếu cho hàm cung Qs=80, hãy tính giá và lượng cân bằng?Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng và cho nhận xét.
A) THAY p=9 vao ham cau ta duoc q=40 khi đó ta suy ra R=P.Q= 9.40=360
Ep=(-10).9/ 40= -2,25
nhan xet; ham cau co dan vi Ep=2,25
B)cung tuong tu nhu tren ta thay vao ham cau ta duoc q=45 nen khi do ta suy ra doanh thu luc bay gio la R2=45.8,5=382,5 > 360 nen khi ta ha gia thi tong doanh thu se tang nen cach lua chon nay dung
C)vi tai vi tri can bang thi thị trương se ; ham cau = ham cung nen:
Qs=Qd =>p=5
Ep=(-10).5/ 80= -0,625
nhan xet: ham cau it co dan
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí la TC=Qbình+Q+169 trong đó Q là sản lượng sản phẩm con TC đo bằng $
a. hãy cho biết FC,VC,AVC,ATC,và MC
b. nếu giá thị trường là 55$,hãy xác định lợi nhuận tối đa hãng có thể thu được
c. xác định sản lượng hòa vốn của hãng
d. khi nào hãng phải đóng cử sản xuất
e. xác định đường cung của hãng
f. giả sử chính phủ đánh thuế 5$/đơn vị sp thì điều gì sẽ xảy ra?
g. khi mức giá trên thi trường là 30$ thì hàng có tiếp tục sản xuất ko và sản lượng là bao nhiêu?
a.
b. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận là MC = P
=> MC = 2Q + 1
Khi giá thị trường là 55$ => 55 = 2Q + 1 => Q = 27
=> Để tối đa hóa lợi nhuận thì ta nê sản xuất ra 27 sản phẩm.
c. Điểm hòa vốn là : TR = TC
=> 55Q = Q bình + Q + 169
=> Q =
d. Hãng đóng cửa sản xuất <=> Pđc = AVCmin
a/ FC:chi phí cố định, là chi phí khi Q= 0, FC = 169
VC là chi phí biến đổi, = TC - FC = Q bình + Q
AVC:chi phí biến đổi trung bình, = VC/Q = Q+1
ATC: chi phí trung bình = AVC+AFC hay = TC/Q = Q+1+169/Q
MC: chi phí biên, = (TC)' = 2Q+1
b/ Giá P = 55, để tối đa hóa lợi nhuận, MC=P
=> Q = 27 và TR-TC = 55x27 - 27x27-27-169 = 560
c/Hòa vốn khi TC=TR <=> PQ=TC
55P= Q bình +Q+169 => Q= 50,66 hay Q = 3,33
d/ Hãng đóng cửa khi P< ATC min
Mà ATC = Q+1+169/ Q
Lấy đạo hàm của ATC = 1 - 169/Q bình
=> Q= 13 => ATC min = 27
Vậy khi giá < hay = 27, hãng sẽ đóng cửa sản xuất
e/Đường cung của hãng là đường MC, bắt đầu từ điểm đóng cửa P=27 trở lên.
f/ Nếu CP đánh thuế 5$ thì chi phí sản xuất ở mỗi mức sẽ tăng lên 5$. Đường cung dịch lên trên, điểm đóng cửa dịch lên thành 32.
g/Khi giá là 30, nếu như sau khi đánh thuế thì sẽ không sản xuất vì nó ở dưới điểm đóng cửa là 32.
Còn trước khi đánh thuế giá là 32 thì vẫn sẽ sản xuất.
NSX sẽ sản xuất sao cho MC=P
<=> 2Q+1 = 32 => Q= 15,5
Bài toán :
Cho số liệu của nền kinh tế sau đây ( đvị tính = tỷ )
C = 200 + 0.8Y
Có I ( đầu tư ) = 300
G = 200
1) Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế , viết phương trình và vẽ đồ thị của đường tổng cầu .
2) Tại mức sản lượng cân bằng , chi tiêu cho tiêu dùng của dân cư là bao nhiêu ?
3) Giả sử chính phủ đánh mức thuế T = 0.1 , hãy viết lại hàm tiêu dùng và tính sản lượng cân bằng mới . Tình trạng của ngân sách chính phủ thâm hụt hay thặng dư , mức cụ thể là bao nhiêu .
Cho biết những câu sau đây đúng hay sai ? Giải thích vì sao .
1) Khi tiêu dùng tự định tăng lên sẽ làm cho đường tổng cầu AD thay đổi độ dốc và sản lượng cân bằn của nền kinh tế sẽ tăng .
2) Thất nghiệp là khái niệm chỉ những người không có việc làm .
3) Khi chính phủ ban hành thuế ( thuế là 1 hàm của thu nhập ) sẽ làm cho giá trị của số nhân tăng lên .
Tổng cầu Ad= C+I+G = 700 + 0,8 Y
Pt tổng cầu : C = 700 + 0,8Y
Đồ thị bạn tự vẽ nha
Ở sản lượng cân bằng, tổng cầu AD =Y
<=> 700+0,8Y = Y
<=> Y = 700/0,2 = 3500 (tỷ)
Ở mức cân bằng ( Y= 3500 ) , Tiêu dùng C =200 + 0,8 x 3500 = 3000
c/ Tiêu dùng của người dân dựa trên thu nhập sau khi chịu thuế. Ban đầu ko có thuế, sau khi có thuế thì hàm cầu tiêu dùng của người dân sẽ là
C= 200 + 0,8(Y-T)= 200+0,8(y-0,1Y) = 200+ 0,72Y
Khi đó hàm tổng cầu : AD= C+I+G = 200 + 0,72Y+200+300
Ad= 700 + 0,72Y
Ở sản lượng cân bằng, Y =AD
<=> 700 = 0,28Y => Y =2500
Khi Y = 2500, Thuế T = 2500 x 0,1 = 250
Chi tiêu của CP = 200 như cũ
Như vậy CP lời 50 tỷ ( hay ngân sách thặng dư 50 tỷ)
Lý thuyết:
a/ Khi tiêu dùng tự định tăng lên, đường tổng cầu dịch sang phải, làm sản lượng cân bằng tăng.
Đường câu thay đổi độ dốc khi tiêu dùng biên, thuế biên thay đổi
Sai
b/Thất nghiệp là những người trong tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn lao động, đi tìm việc nhưng ko có việc làm. Nếu như ko muốn lao động, hay ko đi tìm việc làm, thì không dc coi là thất nghiệp
Sai luôn
c/ Số nhân có dạng:
K = 1/ ( 1- Cm(1-Tm)-Im+Mm)
Ban đầu ko có thuế, khi CP ban hành thuế, hàm thuế có dạng T = To + TmY
Tm tăng sẽ làm cho (1-Cm(1-Tm) - Im +Mm) tăng. Do đó K giảm
Nếu CP chỉ tăng To mà không tăng Tm thì số nhân K không thay đổi
Mô hình AD-AS
Câu 1:
Phương trình của đường tổng cung ngắn hạn SRAS có dạng như thế nào? Ba đặc tính của phương trình này là gì? Giải thích vì sao đường tổng cung SRAS trong mô hình tiền lương cứng nhắc có độ dốc thấp hơn so với đường tổng cung trong mô hình nhận thức nhầm của công nhân?
Gợi ý:
Y = Y + (P - Pe) : phương trình SRAS, đường tổng cung AS ngắn hạn. Từ phương trình này ta thấy Y , , và Pe là cho trước và xác định, P tăng thì Y tăng và P giảm thì Y giảm. Hay khác với mối quan hệ trong tổng cầu, đối với tổng cung, Y có mối quan hệ đồng biến với mức giá P.
Ba đặc tính của phương trình SRAS là :
1. Pe là cho trước, P Y
2. P = Pe Y = Y
3. P > (<) Pe Y > (<)Y
Chúng ta nhớ lại ghi chú bài giảng về 2 mô hình tiền lương cứng nhắc và mô hình nhận thức nhầm của người lao động được trình bày lại bên dưới. Đường tổng cung ngắn hạn hình thành từ mô hình tiền lương cứng nhắc, SRASSW, là kết nối của 2 điểm có toạ độ (Y , P1) và (Y2, P2) (với Y ứng với L và Y2 ứng với L2). Đường tổng cung ngắn hạn hình thành từ mô hình hiểu nhầm của người lao động là SRASWM là kết nối của 2 điểm có toạ độ (Y , P1) và (Y3, P2) (với Y ứng với L và Y3 ứng với L3 mà ta cũng biết Y3 < Y2 , L3 < L2 ). Bạn thử phác hoạ hình ảnh của 2 đường tổng cung này trên toạ độ (Y, P) sẽ thấy đường SRASWM dốc hơn SRASSW.
Câu 2:
Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn? Và cùng câu hỏi cho đường tổng cung dài hạn?
Gợi ý:
Xem bảng tổng hợp sau đây về câu trả lời hướng dẫn, bạn có thể tìm ra một số các yếu tố khác:
Một sự tăng lên của: Dịch AS ngắn hạn: Vì:
1. Chi phí lao động (lương) Sang trái Chi phí sản xuất tăng
2. Các loại chi phí đầu vào khác Sang trái Chi phí sản xuất tăng
3. Mức giá kỳ vọng Sang trái Lương và các chi phí khác tăng
Một sự tăng lên của: Dịch AS dài hạn: Vì:
4. Nhập lượng vốn và lao động (K, L) Sang phải Năng lực sản xuất tăng
5. Năng suất, tiến bộ công nghệ (F) Sang phải Hiệu quả của các yếu tố được sử dụng để sản xuất sản phẩm tăng
Câu 3:
Một nền kinh tế bị xem là suy thoái khi có những dấu hiệu nào? Ngược lại đâu là những dấu hiệu có thể có của một nền kinh tế đang nóng lên?
Gợi ý:
Trước khi đọc câu trả lời này, các bạn vui lòng đọc trước phần gợi ý câu trả lời số 4. Đây là những gợi ý để các bạn yêu thích môn học này tiếp tục nghiên cứu vì vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề này.
Một trong những lập luận cho rằng hố cách GDP là sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi tiêu ở mức GDP cân bằng thực tế với mức GDP ở mức toàn dụng. Một hố cách suy thoái hay một nền kinh tế bị xem là suy thoái khi chi tiêu ở mức cân bằng thực tế thấp hơn mức GDP toàn dụng (một cách dễ hiểu hơn, chúng ta có thể hình dung nền kinh tế xuất hiện một số các dấu hiệu như là tốc dộ tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng trung bình bình thường, tình trạng thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ lạm phát thấp hơn mức dự kiến (do sốc cầu) và cao hơn mức dự kiến (do sốc cung bất lợi - như giá dầu tăng). Ngược lại, hố cách lạm phát hay tình trạng nền kinh tế nóng lên thường đi liền với những dấu hiệu như tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức trung bình bình thường và đi kèm với sự gia tăng của lạm phát (ngoài dự kiến).
Câu 4:
Mức sản lượng toàn dụng nhân công là gì? Tại mức sản lượng toàn dụng nhân công, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát phải bằng zero có phải không? Giải thích?
Gợi ý:
Trong kinh tế học, khái niệm toàn dụng nhân công có nhiều quan điểm và lập luận khác nhau. Nhiều nhà kinh tế tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tại mức toàn dụng nhân công là lớn hơn 0% (Một vài ước tính cho rằng tỷ lệ này khoảng 2 đến 7% tuỳ các nền kinh tế khác nhau. Tỷ lệ này bao gồm tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu và tỷ lệ thất nghiệp cọ xát). Sản lượng ứng với mức toàn dụng nhân công được gọi là mức sản lượng toàn dụng nhân công. Theo mối quan hệ của đường cong Phillips trong ngắn hạn, có sự đánh đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Có nghĩa là nếu chính phủ của các quốc gia lựa chọn mục tiêu giảm thất nghiệp (mốc so sánh là so với mức sản lượng toàn dụng) thì phải trả giá bởi sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát.
Những tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô về quan hệ này cho rằng rất khó có thể xác định một cách chính xác các tỷ lệ này nên thay vì cố gắng duy trì mức toàn dụng nhân công, các quốc gia nên theo đuổi mục tiêu ổn định lạm phát (theo Milton Friedman, nhà kinh tế hàng đầu của phái tiền tệ thì cần duy trì tỷ lệ lạm phát thấp hay có thể là tỷ lệ lạm phát zero phần trăm. Quan điểm của Friedman về kinh tế vĩ mô hiện đại, toàn dụng nhân công liên quan đến mức thất nghiệp thấp nhất để duy trì cơ cấu kinh tế. Vài nhà kinh tế khác như James Tobin, Franco Modigliani phối hợp đưa ra khái niệm Non-Accelerating Inflation Rate of Unemployment (NAIRU) tạm dịch là tỷ lệ thất nghiệp không làm gia tăng lạm phát (hay tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên). Ứng với tỷ lệ này thì GDP thực bằng với sản lượng tiềm năng (potential output)).
Câu 5:
Một cách đo lường chi phí cắt giảm lạm phát gọi là tỷ lệ hy sinh (sacrifice ratio). Tỷ lệ hy sinh là gì? Cho ví dụ?
Gợi ý:
Tỷ lệ hy sinh là phần trăm GDP trong một năm cần thiết để giảm 1 điểm phần trăm lạm phát. Một tỷ lệ hy sinh là 2 có nghĩa là để giảm 1 điểm phần trăm lạm phát cần phải giảm 2% GDP của năm [ Hay có thể là 2% trong 1 năm hay 1% trong 2 năm].
Câu 6:
Phân biệt giữa đường cong Phillips trong ngắn hạn và đường cong Phillips trong dài hạn?
Gợi ý:
Đường cong Phillips : thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Phương trình đường cong Phillips có dạng như sau:
= e - (u - un) +
Trong ngắn hạn, cho trước e, có một sự đánh đổi giữa và u (như là tương đương chi phí u). Đường cong phillips trong ngắn hạn có độ dốc hướng xuống trên toạ độ (, u). Và từ phương trình đường cong Phillips, ta có:
• e sẽ làm đường Phillips dịch chuyển; e sẽ dịch PC lên trên.
• Các cú sốc tổng cung (các cú sốc giá) làm dịch chuyển đường Phillips; một cú sốc cung bất lợi (ví dụ., OPEC tăng giá dầu) dịch PC lên trên.
Trong dài hạn: e = and u = un; vì vậy không có sự đánh đổi trong dài hạn. Đường cong Phillips trong dài hạn dốc đứng, LRPC.
Câu 7:
Gợi ý:
Trước nhất, hãy đọc thật kỹ hiện trạng của nền kinh tế này. Hiện nền kinh tế này đang ở trạng thái cân bằng dài hạn, bao gồm cả cân bằng của cán cân thanh toán. Đây là trạng thái cân bằng lý tưởng. Nên việc thực hiện chính sách theo đề nghị là không cần thiết!.
Và một ý nữa cần lưu ý là đây là một nền kinh tế mở và nhỏ, vốn di chuyển tự do, đang theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định. Theo lý thuyết của mô hình Mundell-Fleming, chính sách tài khoá sẽ là một chọn lựa hữu hiệu nhằm điều chỉnh phía cầu trong ngắn hạn
Đối với lập luận của nhà chính sách 1: "Chúng ta cần phải mở rộng mức sản lượng thực và giảm tỷ lệ thất nghiệp (có cần thiết?). Nếu như chúng ta đang theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thì có thể thực hiện được mục tiêu này thông qua chính sách tiền tệ mở rộng (đúng). Nhưng chính sách tỷ giá của chúng ta lại theo cơ chế cố định, do vậy không có cách nào để làm tăng khối tiền (Không hoàn toàn chính xác. Vẫn có thể thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, tăng khối tiền, nhưng sẽ không hiệu quả. Mặt khác, như đã được chứng minh trên lớp thông qua mô hình IS-LM-CM hay IS*-LM*, một chính sách phá giá hiệu quả sẽ kéo theo dịch chuyển LM hay LM* sang phải do cung tiền tăng kéo theo)".
Đối với lập luận của nhà chính sách 2: "Có hai điểm sai trong lập luận của ông. Trước hết, hoàn toàn có thể tăng khối tiền ngay cả khi chính sách tỷ giá của chúng ta là cố định (đúng) ; điều phải làm là phá giá đồng tiền của chúng ta (không hoàn toàn đúng. Phá giá và khối tiền gia tăng có liên quan thông qua mua bán dự trữ ngoại tệ nhằn duy trì tỷ giá mới. Khối tiền gia tăng khi tăng nua ngoại tệ hay tăng dự trữ khi có hiện tượng cung ngoại tệ vượt cầu ngoại tệ) . Thứ hai, nếu chúng ta theo chính sách như vậy, kết quả tăng sản lượng thực và giảm thất nghiệp sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tất cả điều này sẽ chỉ là một sự tăng giá mà thôi (đúng trong trường hợp nền kinh tế này đang cân bằng dài hạn và chính sách được thực hiện như đề nghị)".
Câu 8:
Gợi ý:
Giảm giá trị đồng đô la, tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ
Từ điều kiện ngang bằng lãi suất danh nghĩa, trước hết để đơn giản, chúng ta giả định i* và ee cho trước, i giảm kéo theo e giảm lên hay nội tệ mất giá (ở đây chúng ta đang nói đến FED cắt giảm lãi suất kéo theo đô la Mỹ mất giá so với các đồng tiền khác. Khi nội tệ mất giá cũng có nghĩa là hàng hoá trong nước trở nên rẻ hơn so với hàng nước ngoài, cầu xuất khẩu gia tăng tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ.
Giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các nước châu Á và châu Mỹ La tinh đang vay nợ bằng đồng đô la, tạo điều kiện cho các nước này cảm thấy "dễ thở hơn" trong bối cảnh cuộc khủng hoảng
Các nước đang vay nợ bằng đô la, đặc biệt là các nước khu vực châu Á và châu Mỹ La tinh - nơi mà cuộc khủng hoảng đang có những tác động đáng kể - trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đã phải chịu một sức ép rất lớn về nợ nần do nội tệ mất giá. Nợ bằng đô la về lượng là như cũ, nhưng để có được số tiền này người vay nợ phải có một lượng nội tệ lớn hơn. Do vậy, khi Mỹ giảm lãi suất, đô la Mỹ mất giá cũng đồng nghĩa với tiền các nước này tăng giá trở lại. Điều này có nghĩa là các nước này cũng sẽ giảm bớt gánh nặng nợ.
Giảm kích thích đối với dòng vốn từ các nước, trong đó có Hàn Quốc và Nhật, đổ vào thị trường trái phiếu Mỹ để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và chắc chắn hơn, và đây là bước quan trọng tiến tới phục hồi lòng tin và chống suy thoái ở Nhật và các nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á và Mỹ La tinh
Lãi suất nước Mỹ giảm có nghĩa là sinh lợi khi đầu tư vào thị trường tài sản tài chính, đặc biệt là vào trái phiếu nước Mỹ giảm, sẽ làm gảim sức hút của dòng vốn chảy vào nước Mỹ từ các nước đang lâm vào khủng hoảng như Nhật và Hàn Quốc, nơi người dân đang bị hoảng loạn và mất lòng tin. Sự trở lại của dòng vốn đang tháo chạy góp phần ổn định trật tự nền kinh tế.
Làm sống dộng trở lại thị trường chứng khoán đang chao đảo, khi người ta cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu hấp dẫn hơn đầu tư vào trái phiếu kho bạc hoặc tiền gởi vào ngân hàng
Sự hồi phục trật tự kinh tế của các nước lâm vào cuộc khủng hoảng đi kèm với lãi suất nước Mỹ giảm sẽ kéo theo hồi phục giá trị nội tệ và ổn định lãi suất ở mức thấp hơn so với thời kỳ khủng hoảng ở các nước này, góp phần hồi phục sản xuất và đầu tư. Kết quả sẽ làm hồi phục sự hấp dẫn của thị trường cổ phiếu.
Khuyến khích các công ty vay tiền để đầu tư mở rộng sản xuất, khuyến khích người Mỹ dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, và như vậy sẽ khuyến khích kinh tế Mỹ tăng trưởng
Lãi suất giảm giảm, chi phí vay vốn thấp hơn sẽ khuyến khích cầu đầu tư. Bên cạnh đó, lãi suất giảm ở một khía cạnh nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu từ tiết kiệm (mặc dù trong mô hình chúng ta không để cập đến tiết kiệm hay tiêu dùng phụ thuộc vào lãi suất), người dân có thể tiêu dùng nhiều hơn hoặc có thể vay tiền để tiêu dùng trước. Cả hai giải thích trên đều cho thấy tăng cầu của nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất.
Câu 9:
Gợi ý:
Trước nhất, không tăng lãi suất. (Nhận định kinh tế cho rằng các nước châu Âu tiếp tục theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế nhanh và họ có thể gánh chịu áp lực lạm phát).
Các nhà kinh tế cho rằng các nước châu Âu sử dụng đồng EUR mặc dù thời điểm bấy giờ đang có mức thất nghiệp cao nhưng đây lại là mức gần với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Việc kiềm giữ lãi suất thấp của ngân hàng trung ương châu Âu so với lãi suất nước Mỹ đang tăng lên nhằm mục đích duy trì và thúc đẩy phía cầu và theo đuổi chính sách tăng trưởng nhanh. Mục tiêu kéo thoe có thể từ sức mạnh kinh tế của họ sẽ làm cho đồng EUR vốn dĩ suy yếu từ khi ra đời sẽ hồi phục trở lại.
Sau đó, để cứu vãn tình trạng rớt giá liên tục của đồng EUR so với USD, ngân hàng trung ương châu Âu đã tăng lãi suất. (Nhận định kinh tế cho rằng châu Âu lại tiếp tục gặp khó khăn cho tăng trưởng và kéo theo là sức khoẻ của đồng EUR cũng sẽ bị ảnh hưởng).
Tuy nhiên, nước Mỹ với lý do tăng lãi suất để làm giảm sức ép lạm phát và hạn chế tình trạng nóng lên của nền kinh tế về phía cầu lại làm cho dòng vốn đổ về nước Mỹ trong đó có dòng vốn từ khu vực châu Âu. Đồng EUR lại tiếp tục và có thể nói là liên tục mất giá. Sự duy trì lòng tin về một đồng tiền mới ra đời cũng như ổn định trật tự kinh tế châu Âu buộc ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất để kiềm giữ dòng vốn và ngăn chặn sự mất giá của đồng EUR. Mặc dù vậy, lãi suất tăng cũng đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng đến cầu đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, có tác động đến sức mạnh của EUR.
Câu 10:
Giải thích vì sao trong một nền kinh tế, 3 điều sau đây không thể xảy ra đồng thời:
a. Chính sách tiền tệ độc lập.
b. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định.
c. Vốn di chuyển hoàn toàn tự do.
Gợi ý:
Tỷ giá e và cung tiền MS là hai biến số chính sách mà một quốc gia không thể kiểm soát hoàn toàn đồng thời. Một khi cố định tỷ giá thì cung tiền phải thay đổi để cam kết duy trì tỷ giá. Việc cân bằng thị trường ngoại hối thông qua sử dụng dự trữ ngoại tệ sẽ làm tăng hay giảm cung tiền ngoài dự kiến. Chính sách tiền tệ trong trường hợp này là bị động.
Một nước theo cơ chế tỷ giá thả nổi có thể độc lập trong chính sách tiền tệ của mình, tỷ giá hối đoái trong cơ chế này thay dổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Mối quan hệ giữa thị trường tìền tệ và thị trường ngoại hối cho thấy sự nối kết giữa tỷ giá e và cung tiền MS.
Mặc khác, một nước theo cơ chế vốn di chuyển tự do có nghĩa là đồng tiền nước này có khả năng chuyển đổi. Một sự thay đổi hay biến động trong thị trường ngoại hối, hay các biến động khác của nền kinh tế có liên quan sẽ tạo áp lực thay đổi tỷ giá. Nếu nước này thả nổi tỷ giá, e sẽ biến động. Nếu nước này theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ sẽ trở thành công cụ hỗ trợ tỷ giá. Suy cho cùng. cả ba cơ chế chính sách này rất khó xảy ra đồng thời với nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro