Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

DE CUONG TD

Câu 1: Bản đồ, bình đồ
- Khái niệm:
  + Bản đồ: là hình ảnh của một khu vực rộng lớn được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định rồi chiếu lên tờ giấy phẳng theo một phép chiếu nào đó.
   + Bình đồ: Lad hình ảnh của một khu vực có diện tích nhỏ được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định rồi chiếu lên tờ giấy phẳng theo một phép chiếu nào đó.
- Tỉ lệ bản đồ: Là tỉ số giữa chiều dài đo được trên bản đồ với chiều dài nằm ngang  tương ứng ở ngoài mặt đất( cùng đơn vị đo) và được biểu diễn dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
- Phân biệt bản đồ tỉ lệ lớn và bản đồ tỉ lệ nhỏ:

  + Bản đồ tỉ lệ lớn: Là những bản đồ có mẫu số tỉ lệ bản đồ M >5000. Bản đồ này thể hiện khái quát địa hình trên một diện tích rộng mà không đi sâu vào chi tiết, loại bản đồ này có thể mua sẵn để quy hoạch.
  + Bản đồ tỉ lệ nhỏ: Là nhuwgnx bản đồ có mẫu số tỉ lệ bản đồ M<= 5000. Bản đồ tỉ lệ càng lớn thì thể hiện địa hình càng chi tiết do đó có độ chính xác cao, thường dùng để vẽ một khu vực nhỏ. Bản đồ loại này cần vẽ chi tiết hơn nên tốn nhiều công sức và tiền bạc hơn.
- Ý nghĩa về kinh tế và kĩ thuật khi chọn tỉ lệ đo vẽ bản đồ:
   + Về kinh tế: Giá thành bản đồ vẽ được phải nhỏ nhất.
    + Về kĩ thuật: Đáp ứng được yêu cầu sử dụng bản đồ.
Câu 2. Đường đồng mức
- Định nghĩa: Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao hay nó là hình chiếu của giao tuyến giữa mặt đất tự nhiên với các mặt phẳng song song với mặt thủy chuẩn ở các độ cao khác nhau.
- Tính chất:

  + Những điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có cùng độ cao.
  + Các đường đồng mức phải liên tục và khép kín. Nếu kích thước của tờ bản đồ là hạn chế và đường đồng mức không khép kín thì phải kéo dài đường đồng mức tới tận biên của tờ bản đồ.
  + Các đường đồng mức cách xa nhau thì tại đó mặt đất dốc ít, ngược lại các đường đồng mức càng sát nhau thì tại đó mặt đất dốc nhiều. Nơi các đường đồng mức trùng nhau là vách đứng.
  + Các đường đồng mức không cắt nhau ( trừ trường hợp núi đá có dạng hàm ếch hay hang động).

  + Hướng vuông góc với đường đồng mức là hướng dốc nhất của địa hình.
- Phân loại đường đồng mức:
  + Đường đồng mức cái: Là đường đồng mức có nét đậm, được ghi giá trị độ cao.
  + Đường đồng mức con: Nằm giữa 2 đường đồng mức cái , kẻ bằng nét mảnh, không ghi giá trị độ cao.
   Thông thường cứ 4-5 đường đồng mức con thì có 1 đường đồng mức cái.
- Hình minh họa đường đồng mức: (tự vẽ)
- KHoảng cao đều của đường đồng mức:
  + Định nghĩa: Là khoảng cách giữa hai đường đồng mức liền kề nhau.
  + Ý nghĩa của việc chọn khoảng cao đều: Khoảng cao đều của đường đồng mức biểu thị độ dốc của địa hình. Phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ: Nếu độ dốc lớn thì khoảng cao đều lớn, tỉ lệ bản đồ càng lớn thì khoảng cao đều càng nhỏ.
 Câu 3: ĐỊnh hướng đường thẳng
- Khái niệm: Định hướng đường thẳng là đem so sánh hướng của đường thẳng dovowis một hướng chuẩn. Trong trắc địa, hướng chuẩn được chọn là hướng Nam- Bắc của đường kinh tuyến trái đất, hướng Nam- BẮc của kim nam châm, góc định hướng là đường kinh tuyến gữa của trái đất.
- Góc phương vị thực: Là góc được tính từ độ bắc của đường kinh tuyến trái đất thuận theo chiều kim đồng hồ đến đường thẳng cần đo.
- GÓc phương vị từ: được tính từ hướng bắc của kim nam châm, thuận theo chiều kim đồng hồ đến đường thẳng cần đo.
 - Góc phương vị biến thiên từ 0o  đến 3600
 - Góc phương vị thuận và góc phương vị nghịch tương ứng với hướng thuận, nghịch của đường thẳng( luôn chênh nhau 1800)
 - Góc phương vị tại các điểm khác nhau trên cùng một đường thẳng là như nhau nếu bỏ qua góc thu hẹp kinh tuyến.
 - Ứng dụng của dóc phương vị:
  + Là đại lượng dùng để định hướng đường thẳng.

  + Góc phương vị tai một điểm trên đường thẳng chính là góc ằng tính từ đầu bắc của kinh tuyến giữa hoặc đường thẳng song song với nó thuận theo chiều kim đồng hồ đến đường thẳng.

Câu 4: Những yêu cầu kĩ thuật khi đo thủy chuẩn hạng III và IV
- Chọn và bố trí mốc độ cao: Chọn nơi đất bằng phẳng, ít người qua lại,  được đánh dấu bằng cọc, mốc bê tông hoặc được chôn vào tường,... các mốc bố trí cách nhau 5- 8 km.
- Máy và dụng cụ đo: Nên dùng máy thủy chuẩn có độ phóng đại từ 20-24x  kèm theo một cặp mia thủy chuẩn. Trước khi đo phải kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ đo.
- Điểu kiện ngoại cảnh: Nên đo trong thời tiết đẹp, tránh mưa to, nắng no, gió to, sương mù hoặc đo trong điều kiện khói bụi.
- Bố trí trạm đo:
  + Khoảng cách từ máy đến mia không vượt quas75-100m(đố với hạng III) hoặc 100-150m (đối với hạng IV)
   + Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia sau và từ máy đến mia trước không vượt quá 2 m(đối với hạng 3) hoặc 3m (đối với hạng IV)
   + Tổng chênh lệch khoảng cách cộng dồn trên toàn tuyến không vượt quá 5m đối với hạng III hoặc 10m đối với hạng IV.
   + Chiều cao của tia ngắm phải cao hơn mặt đất : >= 0,3 đối với hạng III và >= 0,2 đối với hạng IV.

Câu 5: Trình tự nội dung đo và kiểm tra tại một trạm đo thủy chuẩn hạng IV:
- Biên chế nhân lực và dụng cụ đo:
  + Biên chế nhân lực: 4- 6 người
  + Dụng cụ đo: máy thủy chuẩn có độ phóng đại từ 20-24x, một cặp mia thủy chuẩn.
- Chọn vị trí đặt máy và mia trước:
    +Tuyến ngắm từ máy đến mia phải thông suốt và cao hơn mặt đất theo quy đinh(>=0,2m).

    + Khoảng cách từ máy đến hai mia phải gần nhau. Sai lệch mằm trong giới hạn cho phép: Không vượt quá 3 m.
   + Đường đo phải ngắn nhất, ít dốc, ít chướng ngại vật.
   + Tia ngắm phải cắt trên hai mia.
   +Phải tạo điều kiện cho trạm đo kế tiếp.
   + Vị trí của máy và mia trước phải được chọn sao cho từ máy phải ngắm thông đến hai mia.
- Cân bằn máy chính xác.

-Đọc số trên mia theo thứ tự: mặt đen mia sau, mặt đen mia trước, mặt đỏ mia trước, mặt đỏ mia sau.

- Ghi và tính sổ đo thủy chuẩn:
- Kiểm tra:

  + Hằng số mia tính từ số đọc mia được phép chênh lệch với hằng số chuẩn không vượt quá 3 m.
  + Chênh lệch hằng số gữa hai mia: 1003mm

- Giữ nguyên mia trước, chuyển máy và mia sau để tiếp tục đo.

Câu 6: Trình tự đo, kiểm tra, tính toán tại một trạm đo góc bằng theo phương pháp đơn giản:
- Trình tự đo:
       Giả sử đo góc AOB, ta thực hiện các bước như sau:
           a, Dựng sào tiêu thẳng đứng tại A và B, đặt máy tại O, dọi điểm và cân bằng máy.
           b, Để ống kính thuận(vành độ đứng nằm bên trái ống kính theo hướng ngắm), lấy hướng ban đầu về sào tiêu A  với giá trị 00 + j’ (thường lấy j là số phút lẻ từ 1- 20’),gọi là a1.
           c, Quay máy thuận chiều kim đồng hồ, ngắm hính xác sào tiêu B, đọc số trên vành độ ngang, được trị số b1. Đến bước này gọi là nửa lần đo thuận.
           d, Để ống kính đảo(vành độ đứng mằm bên phải ống kính theo hướng ngắm), quay ngược chiều kim dồng hồ, ngắm về sào tiêu B, đọc số trên vành độ ngang, được trị số b2.

            e, Quay máy ngược chiều kim đồng hồ, ngắm về sào tiêu A, đọc số trên vàng độ ngang, được trị số a2.
                 Bước d và e được gọi là nửa lần đo đảo. Hai lần đo đảo và thuận hợp thành một lần đo.
                Muốn có kết quả chính xác phải đo 2 lần trở lên, các lần đo sau, trị số hướng ban đầu phải thay đổi một lượng (1800/ n) + j’ với n là số lần đo
                                                                                 j là số phút lấy thay đổi từ 0- 20’

               Trong khi đo, người ghi sổ phải ghi ngay số dọc của người đo và tính toán kiểm tra để kịp thời phát hiện sai số của người đo. Nếu sai số quá giới hạn theo quy đinh phải đo lại ngay.
- Kết quả đo góc bằng được ghi và tính toán trong sổ đo góc bằng:
   +cột 1: Số thứ tự lần đo.
  + Cột 2: Mục tiêu ngắm.
  + Cột 3: Kí hiệu đo ở vị thí thuận(T) Và vị trí đảo(Đ) của ống kính.
  + Cột 4: Số đọc vành độ ngang.

  + Sai số 2C của mỗi hướng. Tính theo công thức: 2C= T-Đ  1800

                                             Nếu T<Đ thì dùng + 1800

                                             Nếu T> Đ thì dùng -1800

    + Cột 6: Trị số hướng trung bình lần đo thuận và đảo:( T+ Đ1800)/2

                         Nếu T< Đ thì dùng -1800

                         Nếu T> Đ thì dùng + 1800

  + Cột 7: trị số góc một lần đo: Lấy trị số hướng B trừ trị số hướng A ở cột 6.
    Chú ý: góc bằng luôn có giá trị dương do vậy nếu trị số hướng B nhỏ hơn trị số hướng A thì phải cộng thêm 3600 trước khi trừ.
  + Cột 8: Trị số góc trung bình các lần đo.

- Kiểm tra : 2C< 2t (t: độ chính xác của máy) thì kết quả đo đạt yêu cầu.

Câu 7:Mục đích và nội dung bình sai đường đo thủy chuẩn hạng II và IV.

-          Mục đích:
  + Làm mấy mâu thuẫn giữa giá trị đo được với giá trị thực tế của đại lượng cần đo.
  + Mặc dù fh < [ fh] cp nhưng trong kết quả đo vẫn tồn tại sai số của fh. Bình sai giúp phân phối giá trị này đến từng trạm đo.

-          Nội dung
+ Tính số hiệu chỉnh: vi­ = (-fh. li)/ L

                          trong đó: fh_ sai số khép kín độ cao.

                                         li _ Chiều dài đoạn đo thứ i

                                         L_ Tổng chiều dài đường đo

            +Kiểu tra : = - fh

                  + Tính chênh cao hiệu chỉnh: hhc= h­do­+ vi­
                 + Kiểm tra: =

            + Tính độ cao các điểm: Htìm=Hđ0+ hhc
 

Câu 8: Trình bày nguyên lý đo cao hình học

 Đo cao hình học là xác định chênh cao giữa hai điểm tính theo trị số đọc then thước dựng thẳng đứng tại hai điểm đó nhờ tuyến ngắm nawmgf ngan của máy thủy bình và công thức hình học.

Có 2 trường hợp đo cao hình học: Đo cao từ giữa và đo cao phía trước.

     - Đo cao từ giữa (vẽ hình):
        Giả sử cần đo chênh cao giữa 2 điểm M và N.Tại M và N dựng 2 mia thẳng đứng. Đặt máy thủy bình có tuyến ngắm nằm ngang ở giữa hai mia đó.Xét trong phạm vi hẹp, coi mặt thủy chuẩn là mặt phẳng nằm ngang, do đó tia ngắm ngang song song với mặt thủy chuẩn, các trục của mia dựng đứng vuông góc với mặt thủy chuẩn.
         Lần lượt quay máy ngắm 2 mia theo tuyến ngắm nằm ngang, đọc được trị số S trên mia dựng ở M và trị số T trên mia dựng ở N.
        Chênh cao giữa M và N là : hMN=S-T
        Nếu chiều đo từ M đến N thì mia dựng tại M là mia sau, dựng tại N là mia trước, S là số đọc mia sau. T là số đọc mia trước.
        Nếu chênh cao tính theo công thức trên có trị só dương thì điểm sau thấp hơn điểm trước. ngược lại nếu chênh cao có trị sô âm thì điểm sau cao hơn điểm trước.

      Nếu biết độ cao của điểm M là HM, thì độ cao của điểm N là HN  được tính theo công thức :   HN  =HM+hMN

- Đo cao phía trước(vẽ hình):

        Giả sử hai điểm cần đo là M và N. Đặt máy thủy bình có tuyến ngắm nằm ngang tại M, dựng mia thẳng đứng tại N. Đo khoảng cách thẳng đúng từ M đến tuyến ngắm nằm ngang(còn gọi là chiều cao của máy) là i. Quay máy ngắm mia, theo tuyến nằm ngang đọc được trị số T. Chênh cao từ M đến N là:
                              hMN= i-T

Câu 9: Để đánh giá độ chính xác của đường đo thủy chuẩn người ta thường bố trí các dạng đường đo thủy chuẩn nào? Vẽ hình và nêu công thức tính fh và [fh].

- Công thức tính fh :

                     fh = -
   Trong đó: fh _ Sai số khép kín độ cao

                   _ Tổng độ chênh cao đo được

                  =HC – HĐ  _ tổng độ chênh cao tính theo lí thuyết

                   HC,HĐ _ Độ cao điểm cuối và độ cao điểm đầu đường đo.

- Các dạng đường đo thủy chuẩn thường bố trí:

  + Mốc khép mốc(hình vẽ)

   + ĐƯờng đo thủy chuẩn khép kín(hình vẽ)

  + Đường đo thủy chuẩn : đo đi và đo về ngược chiều(hình vẽ)

  + Đường đo thủy chuẩn: Đo 2 lần cùng chiều(hình vẽ)

- Sai số khép kín độ cao cho phép [fh].

                 [fh] = x (mm)

              Trong đó: L_ Tổng chiều dài đường đo (km)

                              x_ Hằng số , phụ thuộc vào cấp thủy chuẩn và địa hình khu vực đo

bảng hằng số x

Cấp thủy chuẩn

Đồng bằng

Vùng núi

III

12

15

IV

20

25

Câu 10: Các yêu cầu kĩ thuật khi chọn điểm đường chuyền kinh vĩ:
- Các điểm đường chuyền được bố trí đều trong khu vực đo. Các điểm kề nhau phải ngắm thông nhau và có địa hình thuận lợi cho việc đo chiều dài cạnh.
- Các điểm đường chuyền được bố trí nơi đất ổn định, quang đãng có thể nhìn thấy nhiều điểm chi tiết địa vật và dáng đất xung quanh.
- Chiều dài các cạnh không dài quá 350m và không ngắn hơn 20m, tốt nhất từ 150m- 250m.
- Tổng chiều dài tối đa của cả tuyến được quy định bởi tỉ lệ bản đồ cần đo vẽ:
    1:500 là 0,6

    1:1000 là 1 ,2

    1: 2000 là 2,0

     1: 5000 là 3,0
Câu 11: Nêu trình tự, nội dung đo, tính và vẽ các điểm chi tiết tại một trạm đo địa hình

- Công tác chuẩn bị:

 + Dụng cụ đo: máy kinh vĩ, 1-3 mia bình đồ , 1 sào tiêu, bàn vẽ , bút chì, tẩy, compa, thước đo độ có đường kính lớn hơn 20 cm, thước thẳng, kim, máy tính cầm tay.

 + Tài liệu: Bản vẽ đã kẻ lưới tọa độ trên đó đã triển điểm khống chế, sổ đo chi tiết.

 + Nhân lực: 4-6 người.

- Thao tác đo:

 + Dặt máy tại điểm khống chế cần đo, tiến hành dọi điểm, cân bằng máy chính xác và đo chiều cao i của máy.

 + Để ống kính thuận, ngắm về sào tiêu dựng ở mốc khống chế khác mà ta nhìn thấy rõ nhất để lấy hướng ban đầu, đặt số trên vành độ ngang là 000’0’’.

 + Quay máy ngắm về mia dựng tại các điểm chi tiết cần đo. Đọc số trên mia lần lượt theo các dây giữa_ trên_ dưới, sau đó đọc số trên vành độ ngang và vành độ đứng.
 + Thao tác tương tự như trên để đo các điểm chi tiết khác.

- Tính toán:
 + TÍnh khoảng các theo trục ngắm từ máy đến mia: Kn= (DT­-DD)/10 (m)

 +Tính khoảng cách ngang từi máy đến mia: D= Kncos2v
                                          v_ Góc đứng( số đọc trên vành độ đứng)

 + Tính chênh cao giữa trục ngắm nằm ngang và điểm ngắm theo dây giữa trên mia:

               h’= Dtanv

  + Tính độ cao điểm chi tiết:
              Hmia=  Hmốc + i+h’-l

                   l_ số đọc dây giữa trên mia.

-          Vẽ điểm chi tiết:
 + Căn cứ vào số đọc vành độ ngang, khoảng cách D và độ cao điểm chi tiết, dùng thước đo độ,kim và bút chì dựa theo phương pháp tọa độ cực vẽ ngay các điểm chi tiết lên giấy vẽ. Trong khi vẽ cần đối chiếu với thực đia để kiểm tra.
 + Vị trí các điểm chi tiết được chấm bằng kim hoặc bằng bút kim, độ cao ghi bên phải, hướng về phía bắc của bản vẽ. Độ cao điểm chi tiết lấy chính xác đến cm và vẽ lên bình đồ với độ cao bằng 2mm
 + Trong khi đo và vẽ cần nối ngay các điểm địa vật cùng tên để tạo thành đường bao của địa vật, sau đó dựa vào quy phạm để vẽ và ghi kí hiệu địa vật.

Câu 12:Các phương pháp bố trí cơ bản trong trắc địa. Trình bày phương pháp bố trí một góc có độ chính các thấp hơn độ chính xác của máy ra ngoài mặt đất

Câu 13.Nội dung công tác chuẩn bị để bố trí mặt bằng công trình ra mặt đất.Trình bày cụ thể phương pháp tọa độ cực và điều kiện ứng dụng.

Câu 14: Kể tên các phương pháp bố trí điểm phụ.Trình bày nội dung bố trí điểm phụ trên đường cong theo phương pháp tọa độ vuông góc.

Câu 15: Phương pháp bố trí các điểm chính trên đường cong.

Câu 16: Tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của kết quả đo trực tiếp(Sai số trung bình, sai số trung phương, sai số tương đối, sai số giới hạn)
Câu 17. Nguyên lý đo cao lượng giác.
Câu 18: Khái niệm , tính chất, công dụng và phân loại mặt thủy chuẩn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: