cau hoi on tap Luat Hanh chinh
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BỘ MÔN HIẾN PHÁP - HÀNH CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Ngành Luật học hệ chuẩn
I - CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Khái niệm luật hành chính Việt Nam.
2. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam.
3. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.
4. Tương quan giữa luật hành chính với các nghành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
5. Khái quát về mối quan hệ giữa luật hành chính với cách ngành luật khác.
6. Mối quan hệ giữa luật hành chính với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật hành chính và Luật hiến pháp; Luật hành chính và Luật đất đai; Luật hành chính và Luật hình sự.
7. Hệ thống ngành Luật hành chính Việt Nam.
8. Vai trò của luật hành chính Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
9. Khái niệm và các loại nguồn của luật hành chính Việt Nam.
10. Khái niệm, nội dung và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính.
11. Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính.
12. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính.
13. Hiệu lực quy phạm pháp luật hành chính
14. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.
15. Quan hệ pháp luật hành chính: khái niệm; đặc điểm; phân loại.
16. Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
17. Khái niệm khoa học luật hành chính Việt Nam , đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
18. Khái niệm, bản chất và các đặc trưng của quản lý nhà nước Việt Nam
19. Phân biệt hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động lập pháp, xét xử và kiểm sát.
20. Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc quản lý nhà nước
21. Các nguyên tắc chính trị- xã hội trong quản lý nhà nước Việt Nam: Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước;Tập trung dân chủ; Thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước; Pháp chế; Dân tộc; Kế hoạch hoá.
22. Các nguyên tắc tổ chức- kỹ thuật trong quản lý nhà nước Việt Nam: Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ; Kết hợp quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ sở trực tuyến; Kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể và chế độ thủ trưởng;Trực thuộc hai chiều.
23. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước.
24. Những đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước.
25. Những đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước.
26. Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước.
27. Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất:Vị trí, tính chất pháp lý;Tổ chức - cơ cấu; Hình thức hoạt động; Nhiệm vụ, chức năng.
28. Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương: Vị trí , tính chất pháp lý; Tổ chức - cơ cấu; chức năng cơ bản.
29. Uỷ ban nhân dân: Vị trí, tính chất pháp lý; Tổ chức - cơ cấu; Hình thức hoạt động; Nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền.
30. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
31. Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
32. Khái niệm và những nguyên tắc hoạt động công vụ nhà nước.
33. Hệ thống các văn bản pháp luật về công chức.
34. Khái niệm công chức, viên chức.
35. Phân loại, công chức, viên chức.
36. Các quyền, nghĩa vụ của công chức và đảm bảo pháp lý cho hoạt động của họ.
37. Chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thôi việc của công chức.
38. Chế độ khen thưởng và trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công chức.
39. Khái niệm và phân loại các tổ chức xã hội.
40. Những hình thức quan hệ giữa các tổ chức xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước ở nước ta.
41. Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân.
42. Năng lực pháp lý và năng lực hành vi hành chính của công dân.
43. Các quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính - chính trị.
44. Các quyền ,tự do và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá , xã hội.
45. Các quyền, tự do cá nhân của công dân.
46. Những bảo đảm pháp lý đối với các quyền, tự do, nghĩa vụ của công dân.
47. Quy chế pháp lý - hành chính của người nước ngoài và người không có quốc tịch ở Việt Nam.
48. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các hinh thức quản lý nhà nước
49. Khái niệm quyết định quản lý nhà nước và các tính chất đặc trưng của nó
50. Phân loại các quyết định quản lý nhà nước
51. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các phương pháp quản lý nhà nước ?
52. Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước, mối quan hệ giữa hai loại phương pháp đó.
53. Phân biệt và nên mối quan hệ giữa quyết định quản lý nhà nước với các hình thức quản lý không (hoặc ít) mang tính pháp lý.
54. Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quyết định quản lý nhà nước với các loại giấy tờ, công văn hành chính, với các loại văn bằng, chứng chỉ.
55. Khái niệm quyết định quản lý nhà nước mang tính chủ đạo, quy phạm, và cá biệt? Vai trò của chúng trong thực tiễn quản lý ?
56. Hình thức pháp lý ( tên gọi ) và tính chất pháp lý của các quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ.
57. Hình thức pháp lý ( tên gọi ) và tính chất pháp lý của các quyết định quản lý nhà nước của Thủ tướng chính phủ.
58. Hình thức pháp lý ( tên gọi ) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành các quyết định quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
59. Hình thức pháp lý ( tên gọi ) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành các quyết định quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân.
60. Hình thức pháp lý ( tên gọi ) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành các quyết định quản lý nhà nước của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
61. Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
62. Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lý của các cơ quan nhà nước khác.
63. Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
64. Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lý của các cơ quan nhà nước khác.
65. Các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức của quyết định quản lý nhà nước.
66. Các yêu cầu hợp lý đối với nội dung và hình thức của quyết định quản lý nhà nước.
67. Các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước.
68. Hậu quả của việc không tuân thủ các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức quyết định quản lý nhà nước.
69. Hậu quả của việc không tuân thủ các yêu cầu hợp lý đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước.
70. Khái niệm và đặc điểm của cưỡng chế hành chính.
71. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ? Nhận xét các quy định về vấn đề này theo pháp luật nước ta.
72. Khái niệm các loại biện pháp cưỡng chế hành chính và phân biệt chúng với nhau.
73. Biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt là gì ? Thực tiễn quy định và áp dụng có vấn đề gì đang đặt ra đối với loại biện pháp này ?
74. Khái niệm phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước. Pháp luật Việt Nam quy định các phương pháp cụ thể nào ?
75. Trong quản lý nhà nước áp dụng những loại cưỡng chế nhà nước nào ? Khái quát chung về những loại cướng chế đó.
76. Bản chất pháp lý cuả các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.
77. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục hành chính. Phân loại các thủ tục hành chính ở nước ta.
78. Các loại thủ tục hành chính ở Việt nam. Nội dung, ý nghĩa của các gia đoạn chung của thủ tục giải quyết các công việc cá biệt- cụ thể.
79. Nguyên tắc pháp chế, đơn giản- tiết kiệm của thủ tục hành chính.
80. Những vấn đề cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành.
81. Giám sát của toà án đối với hoạt động quản lý nhà nước.
82. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính.
83. Phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính. Nhà làm luật Việt Nam căn cứ vào những tiêu chí nào để phân biệt chúng ?
84. Nguyên tắc pháp chế trong trách nhiệm hành chính và minh hoạ chúng bằng những quy định cụ thể của pháp luật.
85. Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước.
86. Nguyên tắc xử lý công minh trong chế định trách nhiệm hành chính
87. Nguyên tắc xử lý nhanh chóng- kịp thời trong chế định trách nhiệm hành chính và minh hoạ chúng bằng những quy định cụ thể của pháp luật.
88. Nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc công khai trong chế định trách nhiệm hành chính.
89. Nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc nhân đạo trong chế định trách nhiệm hành chính
90. Nguyên tắc tôn trọng danh dự, nhân phẩn của công dân, nguyên tắc trách nhiệm của người có chức vụ trong chế định trách nhiệm hành chính
91. Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm trong pháp luật về trách nhiệm hành chính.
92. Khái niệm trách nhiệm kỷ luật theo luật hành chính. Đặc điểm và đối tượng áp dụng.
93. Các hình thức trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức.
94. Thủ tục xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức.
95. Khái niệm trách nhiệm vật chất theo luật hành chính.
96. Các hình thức phạt chính và phạt bổ sung theo pháp luật hành chính Việt Nam hiện nay. So sánh với pháp luật trước đây các hình thức xử phạt này có thay đổi như thế nào và nên lý do, ý nghĩa của những thay đổi đó.
97. Thủ tục đơn giản trong thử tục xử phạt vi phạm hành chính.
98. Thủ tục thông thường trong thử tục xử phạt vi phạm hành chính.
99. Bản chất pháp lý của các biện pháp cướng chế hành chính khác áp dụng kèm theo với các biện pháp xử phạp vi phạm hành chính.
100. Hình thức phạt tiền trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Phân biệt với phạt tiền trong luật hình sự, dân sự.
101. Hình thức cảnh cáo trong luật hành chính. Phân biệt với cảnh cáo trong luật hình sự, và luật lao động.
102. Các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc xử phạt trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Các nguyên tắc nào của trách nhiệm hành chính thể hiện trong các biện pháp đó ?
103. So sánh Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.
104. Các cơ quan và cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Tại sao Pháp lệnh lại trao cho nhiều cơ quan và cá nhân quyền xử phạt vi phạm hành chính ?
105. Giám sát của công dân đối với hoạt động quản lý nhà nước.
106. Hệ thống tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhà nước ( thanh tra nhà nước trực thuộc các cơ quan quản lý thẩm quyền chung và thanh tra nhà nước chuyên ngành) theo Pháp lệnh thanh tra hiện hành.
107. Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước.
108. Khái niệm "chủ thể thực hiện " và "chủ thể tham gia" thủ tục hành chính. Những đặc điểm cơ bản trong tư cách pháp lý của các chủ thể này.
109. Hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động quản lý nhà nước.
110. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thẩm quyền chung trong quản lý nhà nước, và thanh tra chuyên ngành.
111. Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân.
112. Những nội dung chủ yếu của Luật khiếu nại tố cáo và phương hướng hoàn thiện.
113. Tổ chức, vị trí, vai trò của Toà hành chính ở nước ta.
114. Thẩm quyền của toà hành chính ở nước ta.
115. Đặc điểm thủ tục tố tụng của toà hành chính ở nước ta.
II - BÀI TẬP:
1. Anh Y. có hành vi vi phạm kỷ luật. Thủ trưởng cơ quan A. đã ra quyết định xử lý kỷ luật bao gồm hai hình thức: kéo dài thời hạn nâng bậc lương them một năm và cắt thưởng cuối năm của Y. Hỏi Quyết định xử lý kỷ luật đó có đúng không? Tại sao?
2. Trong các đối tượng sau đây, ai là công chức, tại sao: Bộ trưởng; Chủ tịch UBND huyện; Chủ tịch HĐND huyện, Đại biểu HĐND xã; Cán bộ Phòng tư pháp huyện; Cán bộ Tư pháp xã; Thanh tra viên nhân dân.
3. Chiến sĩ cảnh sát giao thông A đang thi hành công vụ, khi phát hiện thấy một hành vi vi phạm giao thông đã ra quyết định xử phạt tiền đối với người vi phạm là 100 000 đ, nhưng không lập biên bản. Hỏi thủ tục xử phạt đó đúng hay sai? Tại sao?
4. Thủ trưởng cơ quan A. nhận được một số đơn của cán bộ công chức tố cáo Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ có hành vi sai phạm trong tuyển dụng công chức. Thủ trưởng cơ quan đó đă chuyển đơn cho Chánh Thanh tra cơ quan giải quyết. Hỏi Chánh thanh tra có thẩm quyền giải quyết vụ việc này không? Tại sao?
5. Khẳng định sau đúng hay sai, tại sao: "tất cả các văn bản của Bộ trưởng đều là nguồn của Luật hành chính"?
6. Ông V. là công chức làm việc tại Sở T., trong giờ làm việc ông có lấy xe của cơ quan đi giải quyết việc riêng, trên đường đi do phóng nhanh quá tốc độ quy định nên gây tai nạn. Hỏi có những dạng trách nhiệm pháp lý nào có thể áp dụng với ông V.?
7. Bộ G. có ban hành quy định về hạn chế việc đang ký xe máy đối với người dân có hộ khẩu ở các thành phố lớn, cụ thể là mỗi người chỉ được đăng ký tối đa 1 xe máy.
Nêu nhận xét của anh/chị về: Tính chất pháp lý của văn bản nói trên? Tính hợp pháp của văn bản đó?
8. Ông V. là công chức làm việc tại Sở T., ngoài giờ làm việc ông có lấy xe của cơ quan đi giải quyết việc riêng, trên đường đi do phóng nhanh quá tốc độ quy định nên gây tai nạn. Hỏi Sở T. có phải đứng ra bồi thường cho người bị nạn hay không? Tại sao?
9. Ông J. mang quốc tịch nước ngoài, do đến Việt Nam có nhiều hành vi vi phạm hành chính nên đã bị cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính với nội dung là trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hỏi Biện pháp trục xuất trong trường hợp này là biện pháp phạt chính hay bổ sung? Vì sao?
10. Cô V. có địa chỉ thường trú và làm ăn sinh sống tại Phường T. Quận B. Thành phố H. Do có hành vi vi phạm hành chính, Chủ tịch UBND Thành phố đã ban hành Quyết định đưa cô V. vào cơ sở giáo dục, mà không cần áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước đó. Hỏi thủ tục ra Quyết định đó đúng hay sai? Tại sao?
11. Cơ sở sản xuất thực phẩm S. có hành vi vi phạm về nhãn mác hàng hóa, cụ thể là đă sử dụng trái phép thương hiệu của hãng N. Sau khi xác minh, Chủ tịch UBND Thành phố H. đã ra Quyết định xử phạt hành chính với chủ cơ sở S. như sau: tước giấy phép kinh doanh; tịch thu toàn bộ số sản phẩm vi phạm nhãn hiệu; tiêu hủy các nhãn mác giả đang tồn tại ở cơ sở S. Quyết định xử phạt đó đúng hay sai? Tại sao?
12. Trần Tuyến có một vườn cây ở cạnh đường trục của xã. Xã có chủ trương mở rộng đường nhưng chưa thống nhất được phương án đền bù, thì Chủ tịch UBND xã đã ra quyết định chặt cây giải phóng mặt bằng. Tuyến làm đơn khiếu nại lên Thanh tra nhân dân xã. Thanh tra nhân dân xã tiếp nhận đơn khiếu nại của Tuyến và chuyển cho Chủ tịch xã giải quyết. Hỏi cách làm của Thanh tra nhân dân có đúng luật không? Tại sao?
13. Ông Chủ tịch UBND xã Q. ra quyết định buộc bà Mậu phải dời hàng rào vào 2m để trả lại đất cho Hợp tác xã. Bà cho rằng Quyết định đó là sai. Vậy bà phải gửi đơn khiếu nại đến đâu? Cấp nào là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng?
14. Do không đồng ý với Quyết định xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch xã, chị N. quyết tâm lên thẳng UBND xã trình bày trực tiếp việc khiếu nại của mình. Chị được cán bộ có thẩm quyền hẹn tuần sau đến gặp. Do bận rộn vào thời điểm đó, chị N. quyết định ủy quyền cho người khác đi thay chị. Hỏi các việc làm của chị N. có đúng luật không? Tại sao?
15. Cán bộ Công ty Xuất nhập khẩu H. trực thuộc UBND tỉnh G. đã làm đơn tố cáo giám đốc và trực tiếp đến UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh nộp đơn. Cán bộ tiếp dân của UB Mặt trận tổ quốc tỉnh G. không tiếp nhận đơn và nói rằng Ủy ban Mặt trân Tổ quốc tỉnh không có chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hành vi của cán bộ tiếp dân có đúng luật không? Tại sao?
16. Chị A. là công chức thuộc Sở Xây dựng, bị Giám đốc Sở ra quyết định kỷ luật hạ bậc lương. Khi nhận được Quyết định kỷ luật, chị cầm quyết định lên thẳng Phòng giám đốc để khiếu nại việc này. Giám đốc từ chối giải quyết ngay với lý do là chị làm chưa đúng thủ tục theo Luật Khiếu nại tố cáo và các văn bản về kỷ luật công chức. Lý do này có đúng không? Tại sao?
17. Ủy ban nhân dân tỉnh N. đã ban hành Quyết định số 237/QD-UB ngày 27/2/1999 quy định về việc sử dụng vật liệu địa phương vào các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, trong Quyết định này bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh chỉ được phép sử dụng vật liệu xây dựng do các đơn vị sản xuất vật liệu cấp tỉnh ở tỉnh N. sản xuất, để xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh.
Nêu nhận xét của anh/chị về tính hợp pháp của Quyết định này.
18. Bà X. khiếu nại UBND xã về Quyết định thu tiền thuế đất của gia đình bà (mà không thu của nhà hành xóm) đối với diện tích đất sử dụng làm ngõ đi chung của gia đình bà và hàng xóm. Chủ tịch UBND xã giữ nguyên quyết định. Bà X. khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện G. nhưng 1 tháng trôi qua vẫn không có trả lời. Bà quyết định khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện G. về hành vi không trả lời của Chủ tịch UBND huyện. Hỏi vụ việc trên có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân huyện G. không? Tại sao?
19. UBND tỉnh K. ra Quyết định thu hồi đất của ông B. để giao cho Công ty du lịch M. Trong khi ông B. đang khởi kiện Quyết định thu hồi đất này thì UBND tỉnh K. đã ban hành Quyết định 11 ngày 1/1/2006 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty M. Ông B. không nhận được Quyết định 11 nói trên mà chỉ được biết khi Tòa án huyện thông báo cho ông trong quá trình giải quyết vụ án hành chính mà ông đã khởi kiện, vào ngày 15/3/2007. Và hai ngày sau, ngày 17/3/2007, ông B. khiếu nại, rồi sau đó khởi kiện Quyết định 11. Hỏi việc khiếu nại và khởi kiện của ông B. có quá thời hiệu không? Vì sao?
20. Ngày 13/3/1998, UBND tỉnh N. ra Chỉ thị số 05 về việc bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới, trong đó có quy định tất cả các xe cơ giới hoạt động trên địa bàn tỉnh N. phải thực hiện các loại hình bảo hiểm về xe cơ giới tại Bảo Việt tỉnh N. Nhận xét về tính hợp pháp của văn bản này.
21. Nghị định 15 CP có quy định biện pháp phạt bổ sung đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là : tạm giữ xe đến 15 ngày. Nêu nhận xét của anh/chị về tính hợp pháp của quy định đó trong tương quan với hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
22. Ngày 11/7/2007, cơ quan quản lý thị trường phát hiện và lập biên bản về hành vi vận chuyển lâm sản, thú quý hiếm thuộc danh mục hàng cấm của N. Đến ngày 15/10/2007 Chủ tịch UBND tỉnh K. ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của N., bao gồm biện pháp phạt tiền và tịch thu số tang vật vi phạm. Đánh giá tính hợp pháp của Quyết định xử lý vi phạm hành chính nói trên.
23. Ngày 11/7/2007, các cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản về hành vi tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại của M. Đến ngày 25/10/2007, Chủ tịch UBND Quận H. ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của M., bao gồm các biện pháp xử lý sau : phạt tiền và buộc tiêu hủy toàn bộ số văn hóa phẩm độc hại đó. Đánh giá tính hợp pháp của Quyết định của Chủ tịch UBND Quận H.
24. Anh T. là công chức làm việc tại UBND Quận C. Anh bị Chủ tịch UBND Quận xử lý kỷ luật với hình thức hạ ngạch. Không đồng ý với quyết định này, anh khiếu nại lên chủ tịch Quận sau đó làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân Quận C. Hỏi Tòa án nhân dân quận C. có thụ lý giải quyết vụ việc này không ? Tại sao ?
25. Anh Q. đến Phòng Công chứng số 5 Thành phố H. để yêu cầu chứng nhận lại phần di sản anh được thừa kế theo di chúc (đã được công chứng) của bố anh để lại. Công chứng viên đã từ chối công chứng với lý do là tài sản thừa kế đang có tranh chấp. Anh Q. không đồng ý với việc làm của công chứng viên và muốn khởi kiện ra Tòa hành chính. Hỏi Tòa có thụ lý vụ việc trên không ? Nếu có, với những điều kiện nào?
26. Xét xử một vụ kiện hành chính liên quan đến Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, Tòa án nhân dân thành phố H. đã tuyên hủy Quyết định xử phạt trái pháp luật ; yêu cầu bồi thường thiệt hại cho chị M. - người đi kiện và ấn định cho cơ quan thuế phải xử phạt theo mức mới, phù hợp với pháp luật hiện hành. Hỏi các nội dung của Bản án hành chính đó có đúng luật không, tại sao ?
27. Ngày 01/3/2007, Chủ tịch UBND huyện A. ban hành Quyết định thu hồi đất của gia đình bà N. Cho rằng Quyết định trên không đúng luật, bà N. quyết tâm đi khiếu kiện. Hỏi: bà N; phải khiếu nại lên ai? Trong thời hạn nào? Bà có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa với yêu cầu đề nghị xem xét tính hợp pháp của Quyết định thu hồi đất nói trên không? Vì sao?
28. Anh A. là công chức làm việc tại UBND quận X. Do vi phạm pháp luật, anh A. bị xử lý kỷ luật với hình thức hạ ngạch. Hỏi khi anh A. khởi kiện quyết định kỷ luật đó ra Tòa, Tòa án có thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của anh A. không? Tại sao?
29. Chị M. là cán bộ tư pháp xã H. Trong đợt bầu cử thành viên của Ban thanh tra nhân dân xã H., chị đã được tín nhiệm bầu làm thanh tra viên nhân dân. Nhận xét về tính hợp pháp của sự việc này.
30. Ông M. có hành vi xây nhà trái phép từ năm 2004. Đến năm 2008, UBND Quận H. mới lập biên bản xử lý vụ việc, sau đó ban hành Quyết định buộc tháo dỡ phần căn nhà xây dựng trái phép của ông M. Hỏi Quyết định của UBND quận H. có hợp pháp không? Tại sao?
31. Trong khi xử lý một vi phạm giao thông, chiến sĩ công an A. đã ra quyết định phạt tiền anh B., người vi phạm (với mức phạt 100 000 đ), đồng thời buộc anh B. phải bồi thường cho chị K. - người bị tai nạn do lỗi của anh B., là 500 000 đ.Đánh giá về tính hợp pháp của Quyết định xử lý vi phạm hành chính đó.
32. Anh A. là công chức làm việc tại UBND quận X. Do vi phạm pháp luật, anh A. bị xử lý kỷ luật với hình thức hạ ngạch. Hỏi khi anh A. khởi kiện quyết định kỷ luật đó ra Tòa, Tòa án có thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của anh A. không? Tại sao?
33. Anh C. đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức và được nhận vào tập sự tại UBND huyện N. Trong thời giân tập sự, do có hành vi vi phạm pháp luật, anh C. bị UBND huyện ra Quyết định buộc thôi việc. Hỏi Quyết định đó đúng hay sai? Tại sao?
34. Hồi 14h ngày 23/11/2007, Q. cùng một lúc đã có hai hành vi vi phạm luật giao thông. Với hành vi thứ nhất, mức phạt trung bình là 100.000 đ; với hành vi thứ hai, mức phạt trung bình là 200.000 đ. Hỏi mức phạt chung cho Q. là bao nhiêu?
35. Do ông G. công an viên xã T. có hành vi vi phạm pháp luật, Chủ tịch UBND xã T. đã ra quyết định chuyển ông sang làm thanh tra viên nhân dân, sau đó ra quyết định sa thải ông. Đánh giá về tính hợp pháp của các Quyết định của Chủ tịch UBND xã T.
36. Sau khi nhận được Quyết định thu hồi đất của UBND huyện X., ông K. đă làm đơn kiện ngay lập tức ra Tòa án nhân dân tỉnh T. Hỏi hành vi của ông đúng hay sai, tại sao? Nêu cách giải quyết trong trường hợp này.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro