cau hoi KTTH
1
CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KTTH
1. Vẽ sơ đồ khối hệ thống truyền hình và nêu rõ nhiệm vụ chức năng các khối của hệ thống.
2. Nguyên tắc chung của truyền hình và các khái niệm tổng hợp ảnh, phân tích ảnh và quét ảnh?
3. Khái niệm tín hiệu thị tần, cao tần?
4. Tính bề rộng dải phổ của tín hiệu truyền hình theo từng tiêu chuẩn?
5. Trình bày các phương pháp quét trong kỹ thuật truyền hình? Tại sao trong kỹ thuật truyền hình lại sử dụng phương pháp quét xen kẽ?
6. Tính tương hợp giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng được thể hiện như thế nào? Để thực hiện được tính tương hợp giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng thì đài phát hình màu phải phát đi những tín hiệu gì?
7. Trong kỹ thuật truyền hình đài phát truyền hình màu phát đi những tín hiệu gì. Tại sao?
8. Một màu bất kỳ được xác định bởi những thông số (đặc tính) nào?
9. Để trộn được các màu vàng (Y), tía (M), lơ (C) ta cần trộn các màu nào với nhau từ 3 màu cơ bản (R, G, B).
10.Tại sao trong truyền hình màu người ta không truyền trực tiếp các tín hiệu ER, EG, EB mà lại truyền đi các tín hiệu hiệu màu?
11. Tại sao trong truyền hình màu người ta chỉ truyền đi ER-EY và EB-EY mà không truyền đi EG-EY? Nêu nguyên tắc tạo tín hiệu EG-EY ở phía thu?
12.Vẽ sơ đồ khối máy thu hình màu và nêu chức năng của các khối.
13. Tín hiệu chói EY được biểu diễn theo công thức nào?
14. Quãng biến thiên biên độ của các tín hiệu hiệu màu và tín hiệu chói?
15. Ở hệ NTSC, PAL và SECAM người ta nén tín hiệu sắc xuống theo các hệ số như thế nào? Nhằm mục đích gì?
16. Trong hệ NTSC, PAL người ta thực hiện xoay trục toạ độ đi như thế nào? Tại sao?
17. Ở hệ NTSC, PAL và SECAM các tín hiệu màu sau điều chế có độ rộng dải tần là bao nhiêu? Tại sao?
18.Tần số sóng mang phụ của các hệ NTSC, PAL và SECAM gốc được chọn là bao nhiêu? Tại sao?
19.Vai trò của tín hiệu đồng bộ màu ở hệ NTSC, PAL, SECAM?
20. Trong tín hiệu truyền hình màu đầy đủ của các hệ NTSC, PAL, SECAM tín hiệu sắc có mức biên độ biến thiên trong khoảng nào? Tại sao?
21. Hệ NTSC thực hiện chèn tín hiệu sắc vào vùng tần số cao của tín hiệu chói nhằm mục đích gì?
22.Ở hệ NTSC, PAL và SECAM các tín hiệu sắc được điều chế theo phương thức nào?
23. Vẽ sơ đồ mã hoá, giải mã của các hệ màu NTSC, PAL, SECAM và giải thích?
24. Nêu đặc điểm của các hệ màu NTSC, PAL và SECAM.
25. Trình bày ưu nhược điểm của các hệ màu NTSC, PAL và SECAM?
26. Hãy cho biết việc hệ PAL ở phía phát thực hiện điều chế một tín hiệu sắc có pha đảo theo từng dòng một có tác dụng gì? Giải thích?
27.Hệ màu PAL đã khắc phục nhược điểm của hệ NTSC như thế nào? Giải thích.
28. Viết công thức biểu diễn các tín hiệu sắc ở hệ truyền hình màu SECAM. Tại sao lại lựa chọn chúng ngược pha nhau?
29. Vẽ sơ đồ khối của bộ kênh chỉnh trước không có nhớ. Khi thay đổi kênh cần tác động vào khối nào?
30. Vẽ sơ đồ khối của bộ kênh chỉnh trước có nhớ. Khi thay đổi kênh cần tác động vào khối nào?
31. Nêu chức năng của các dây trễ 0,7 μs và 64μs trong máy thu hình màu?
32. Tại sao phải dùng mạch lọc chuông ngược ở hệ SECAM?
33. Hãy cho biết ở hệ SECAM sau mạch lọc chuông ngược, biên độ của tín hiệu sắc là bao nhiêu so với tín hiệu chói?
34. Mức xung đồng bộ được đặt ở bao nhiêu so với tín hiệu chói EY? Tại sao?
35. Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại song song của các hệ màu hiện nay là gì?
36. Vẽ dạng của tín hiệu truyền hình màu đầy đủ của các hệ NTSC, PAL, SECAM sau tách sóng hình? Chức năng của các thành phần?
37. Tại sao phải điều chế tín hiệu màu với sóng mang phụ rồi mới cộng chung tín hiệu chói để truyền?
38. Cho mạch điện như hình vẽ (mạch ma trận màu cuối). Nêu nhiệm vụ của mạch và giải thích nguyên lý hoạt động.
Khi các điện trở bị đứt thì hiện tượng gì xảy ra?
Khi các transistor bị đứt (hoặc chập tiếp giáp)....thì hiện tượng gì xảy ra?
2
39. Nêu tên gọi và ý nghĩa của từng tần số sau đây được sử dụng trong kỹ thuật truyền hình: 50 Hz; 60 Hz; 15625 Hz; 15750 Hz; 3,58 MHz; 4,406 MHz; 4,25MHz; 4,286 MHz; 4,43 MHz; 4,5 MHz; 5,5 MHz; 6,5 MHz; 31,5 MHz; 32,5 MHz; 38 MHz; 41,25 MHz; 45,75MHz;....
40. Chức năng của khối Vi xử lý trong máy thu hình màu?
41. Chức năng của đèn hình màu? Cấu tạo của đèn hình Inline?
42. Chức năng của đèn hình màu? Cấu tạo của đèn hình Trinitron?
43. So sánh cấu tạo của đèn hình Inline và Trinitron.
44. Ưu, nhược điểm của nguồn ổn áp xung so với nguồn ổn áp tuyến tính?
45. Vẽ sơ đồ khối của nguồn ổn áp tuyến tính và nêu nhiệm vụ các khối?
46. Sơ đồ khối và ưu nhược điểm của nguồn ổn áp xung dùng dao động đa hài?
47. Sơ đồ khối và ưu nhược điểm của bộ nguồn ổn áp xung dùng dao động nghẹt?
48.Nguyên tắc của bộ nguồn ổn áp xung dùng phương pháp điều chỉnh độ rộng xung?
49. Máy thu hình màu có hiện tượng màn hình không sáng, cần phải kiểm tra những điện áp nào?
50. Sự cần thiết của mạch ABL trong máy thu hình màu.
51. Nhiệm vụ của mạch bảo vệ chống tia X?
52. Tín hiệu xung fH được sử dụng ở những khối nào trong máy thu hình màu?
53. Khi điều chỉnh Contrast ta đã tác động tới khối nào trong máy thu hình?
54. Máy thu hình màu khi thu hệ PAL bị mất màu cần kiểm tra những gì?
55. Cho mạch điện như hình vẽ (-Mạch nguồn ổn áp tuyến tính có bảo vệ, không bảo vệ). Mạch điện trên thực hiện chức năng gì? Nêu nhiệm vụ các linh kiện và phân tích nguyên tắc hoạt động của mạch.
56.Cho mạch điện như hình vẽ (Mạch nguồn ổn áp xung). Mạch điện trên thực hiện chức năng gì? Nêu nhiệm vụ các linh kiện và phân tích nguyên tắc hoạt động của mạch.
57. Trong máy thu hình màu đa hệ tần số 503 KHz được chia thành những tần số nào?
58. Trong máy thu hình màu thạch anh 4,43MHz ở khối giải mã màu dùng để làm gì?
59. Nêu nhiệm vụ và yêu cầu của mạch tách sóng thị tần sử dụng trong máy thu hình.
60. Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của bộ lọc SAW.
61. So sánh xung đồng bộ dòng với xung quét dòng, xung đồng bộ mành với xung quét mành?
62. Tại sao cần xung tần số dòng fH trong khối giải mã PAL?
63. Giải thích tại sao nói biến áp dòng (FBT) được coi như bộ nguồn thứ hai trong máy thu hình.
64. Sự cần thiết của mạch AGC.
65. Có thể coi mạch ABL tương tự như mạch BRIGHT được không? Vì sao?
66. Nhiệm vụ và nguyên tắc của mạch khử từ dư ở máy thu hình màu.
67. Tại sao điện áp VT (BT) trong khối kênh của máy thu hình màu lại thay đổi từ (0,2÷28)V.
68. Nguyên tắc thực hiện đa hệ tiếng và đa hệ màu trong máy thu hình đa hệ.
69. Tại sao phải điều biên nén tín hiệu màu trong hệ PAL và NTSC? Nguyên lý tách sóng điều biên nén.
70. Nêu các tín hiệu màu của hệ PAL, NTSC và SECAM sau điều chế ở phía phát.
71. Trình bày quá trình lấy mẫu và các cấu trúc lấy mẫu tín hiệu Video.
72. Trình bày quá trình lượng tử hóa tín hiệu Video.
73. Mã hóa Video là gì? Các mã được sử dụng trong truyền hình số có thể phân chia thành các nhóm nào?
74. Trình bày các đặc tính cơ bản của mã sử dụng trong truyền hình số.
75. Trình bày các mã sơ cấp sử dụng trong truyền hình số.
76. Trình bày nguyên tắc biến đổi tín hiệu D/A trong truyền hình số.
77. Tiêu chuẩn 4fsc PAL (NTSC) có tần số lấy mẫu tín hiệu Video là bao nhiêu? Tại sao.
78. Trình bày các chuẩn lấy mẫu của tín hiệu Video số thành phần.
79. Tính tốc độ dòng dữ liệu khi lấy mẫu 8 bit (10 bit) của hệ PAL (NTSC) theo từng tiêu chuẩn. Giải thích các thông số.
80. Trong quá trình số hoá tín hiệu Video tổng hợp, tần số lấy mẫu phải thoả mãn yêu cầu gì? Tại sao
81. Thế nào là phương pháp DPCM?
82. Việc tạo tín hiệu dự báo của DPCM trong mành dựa trên yếu tố nào?
83. Phương pháp DPCM giữa các mành sử dụng việc mã hóa như thế nào?
84. Đặc điểm của phương pháp nén trong ảnh là gì?:
85. Thế nào là phương pháp biến đổi DCT?
86. Phần tử một chiều trong khối DCT là gì?
87. Các phép tính DCT được thực hiện trong phạm vi nào?
3
88. Thực hiện quét zig- zag khi mã hoá entropy trong phương pháp nén trong ảnh nhằm mục đích gì?
89. Khái niệm ảnh số?
90. Tiêu chuẩn JPEG được thực hiện bởi các mode mã hóa nào?
91. Cấu trúc số liệu video JPEG gồm những cấp độ nào?
92. Đặc điểm của nén liên ảnh là gì?
93. Nén liên ảnh dựa trên yếu tố nào?
94. Thế nào là ảnh loại P?
95. Đặc điểm của tiêu chuẩn nén MPEG?
96. Trong các cấu trúc ảnh của tiêu chuẩn MPEG, loại ảnh nào cho tỷ lệ nén cao nhất? Tại sao.
97. Trong các cấu trúc ảnh của tiêu chuẩn MPEG, loại ảnh nào cho tỷ lệ nén thấp nhất? Tại sao.
98. Ảnh dự đoán hai chiều (ảnh B) là kết quả của quá trình nào?
99. Nhóm ảnh (GOP) bắt buộc phải mở đầu bằng ảnh loại nào?
100. Nhóm ảnh được xác định bởi 2 thông số m và n được định nghĩa như thế nào?
101. Ảnh loại D sử dụng trong các tiêu chuẩn nén nào?
102. Chuẩn MPEG-1 và MPEG-2 bao gồm những phần nào?
103. Khác biệt chính giữa MPEG-1và MPEG-2 là gì?
104. Chuẩn MPEG-4 có đặc điểm gì khác so với MPEG-2?
105. Cấu trúc số liệu video MPEG-1 và MPEG-2 bao gồm các lớp nào?
106. Theo tiêu chuẩn truyền hình số cơ bản CCIR 601, tần số lấy mẫu tín hiệu chói là bao nhiêu? Tại sao.
107. Ưu điểm của truyền hình số so với truyền hình tương tự?
108. Trình bày cấu trúc lấy mẫu của tiêu chuẩn truyền hình số cơ bản CCIR 601.
109. Trong kỹ thuật nén có tổn hao, tỷ lệ bit/pixel có đặc điểm gì?
110. Tín hiệu “dither” là gì? Nó được sử dụng trong quá trình nào?
111. Trong kỹ thuật nén không tổn hao, tỷ lệ bit/pixel có đặc điểm gì?
112. Bản chất của quá trình nén trong ảnh là gì?
113. Tiêu chuẩn nén Audio MPEG1 có tần số lấy mẫu tương ứng ở các lớp là bao nhiêu?
114. Tiêu chuẩn nén Audio MPEG2 có tần số lấy mẫu tương ứng ở các lớp là bao nhiêu?
115. Các kỹ thuật nén số liệu Audio?
116. Trình bày phương pháp mã hóa hình ảnh và âm thanh trong hệ thống DVB?
117. Trình bày nguyên tắc sửa sai trong hệ thống DVB –S?
118. Trình bày kỹ thuật điều chế tín hiệu trong hệ thống DVB –T?
119. So với hệ thống truyền hình vệ tinh, hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến có ưu điểm gì?
120. So với hệ thống truyền hình cáp, hệ thống truyền hình vệ tinh có ưu điểm gì?
121. Nêu các băng tần thường sử dụng trong truyền hình vệ tinh?
122. Thông số quan trọng nhất đối với một đường truyền vệ tinh là gì?
123. Góc ngẩng của vệ tinh là gì?
124. Góc phương vị của vệ tinh là gì?
125. Các tín hiệu hình và tiếng của mỗi chương trình trong kênh truyền tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh được nén theo tiêu chuẩn nào?
126. Entropy H là gì? Ý nghĩa của entropy trong việc tính toán và so sánh lượng thông tin của các ảnh và lượng thông tin của từng phần tử ảnh.
127. Định nghĩa các liên kết trong ảnh.
128. Trình bày kỹ thuật mã hóa ảnh theo phương pháp mã RLC.
129. Trình bày kỹ thuật mã hóa ảnh theo phương pháp Shannon-Fano.
130. Trình bày kỹ thuật mã hóa ảnh theo phương pháp cây mã Huffman.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro