Câu chuyện có thật: Chín đôi giày vải
Câu chuyện cảm động về một cụ già kiên định với niềm tin của mình... Có một cụ già rất nghèo, nghèo đến nỗi cụ không thể trả nổi tiền tắc-xi hay tiền xe khách mỗi khi cụ đi đâu. Chính vì thế, khi cụ già này quyết định lên thủ đô Bắc Kinh để thỉnh nguyện chính phủ chấm dứt cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công, cụ đã phải đi bộ một đoạn đường rất dài. Trung Quốc rất rộng lớn. Nếu ai muốn đi đâu và không thể mua nổi vé xe khách, thì họ đành phải đi bộ. Từ ngôi làng nhỏ nơi cụ già đang sinh sống đến thủ đô Bắc Kinh là một đoạn đường rất dài. Ngày qua ngày, cụ vẫn không nản lòng, vừa đi bộ vừa nghĩ thầm rằng Sư phụ Lý Hồng Chí là tuyệt vời như thế nào, các bài giảng đã giúp cụ trở thành một người tốt hơn như thế nào, và là quan trọng như thế nào khi cụ chia sẻ những bài giảng này với những người cùng quê. Ngày này qua ngày khác, cụ vẫn kiên nhẫn bước, không hề nản lòng và trong tâm luôn luôn tràn đầy "Chân Thiện Nhẫn". Cuối cùng cụ đã đến được thủ đô Bắc Kinh, nơi có trụ sở các cơ quan đầu não của chính phủ. Cụ bước nhẹ nhàng đến một khu vực công cộng trên quảng trường Thiên An Môn, nơi cụ sẽ dõng dạc nói lên nguyện vọng của mình là mọi người dân nên được tự do tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp. Trong lúc đó, trên quảng trường có rất nhiều người, khách du lịch có, người dân địa phương có, và có cả cảnh sát đang đi tuần rất cẩn mật. Với tấm lòng tràn đầy "Chân Thiện Nhẫn", cụ bình thản ngồi xuống, bắt chéo chân theo thế kiết già, để cho mọi người thấy được nét tuyệt vời của những bài tập Pháp Luân Công. Ngay lập tức, hai nhân viên cảnh sát chạy tới la lớn, ngăn cản không cho cụ tập Pháp Luân Công nữa và yêu cầu cụ về đồn cảnh sát cùng với họ. Rất bình tĩnh, cụ nói: "Ðược, tôi sẽ đi theo các anh, nhưng hãy để tôi nói điều này đã". Cụ mở miệng bao và rất cẩn thận lấy ra một đôi giày đã mòn đến tận gót, đặt xuống đất; rồi lấy một đôi khác, cũng mòn đến tận gót, đặt xuống bên cạnh đôi trước. Cụ tiếp tục như vậy cho đến khi cụ đặt cả chín đôi giày đã mòn đến tận gót bên cạnh nhau trên nền đất. "Các anh thấy gì không?" rồi cụ nói tiếp "Ðể đến thủ đô trình bày với chính phủ một việc, như đã được ghi rõ trong Hiến pháp, để xin chính phủ xem lại cái luật rất bất công cho người dân, tôi đã đi từ một nơi rất xa để đến đây, xa đến nỗi tôi phải đeo mòn tận gót chín đôi giày này". "Ðể đến thủ đô trình bày với chính phủ một việc, như đã được ghi rõ trong Hiến pháp, để xin chính phủ xem lại cái luật rất bất công cho người dân, tôi đã đi từ một nơi rất xa để đến đây, xa đến nỗi tôi phải đeo mòn tận gót chín đôi giày này". (Ảnh: Minh Huệ) Tất cả những người cảnh sát đều ngỡ ngàng. Rồi có một viên cảnh sát nói nhỏ nhẹ: "Chúng tôi đã hiểu cụ nói gì rồi. Xin mời cụ đi đi, chúng tôi không bắt cụ đâu." Và cụ già yên lặng, từ từ rời khỏi quảng trường.
Pháp Luân Đại Pháp là gì? Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công, hay còn gọi là Đại Pháp) là môn tu luyện (khí công) cả tâm lẫn thân chiểu theo đặc tính của vũ trụ Chân-Thiện- Nhẫn. "Tu" có nghĩa là liên tục cố gắng đồng hóa với những nguyên lý của vũ trụ. "Luyện" là việc luyện tập các bài công pháp - có 5 bài công pháp dễ học gồm các bài chuyển động nhẹ nhàng và tĩnh công thiền định. Tu là các chính yếu; còn luyện các bài công pháp có tác dụng bổ trợ trong tiến trình tu luyện. Các nguyên lý của Đại Pháp còn tiết lộ một cách sâu sắc và uyên thâm sự thật về Vũ trụ. Theo các nguyên lý đó, các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt đến được cảnh giới rất cao, hiểu thấu được ý nghĩa chân thực của cuộc sống và tìm được con đường để quay về bản nguyên và thế giới chân thực của mình. Bên cạnh đó, luyện công cũng có một ý nghĩa sâu sắc, giúp giải tỏa được căng thẳng và có thể có những cải thiện lớn về sức khỏe và thể chất. Khoảng 30.000 người tham gia tập công tại sân vận động thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Buổi tập công chung này diễn ra bình thường ở Trung Quốc trước khi sự kiện đàn áp bắt đầu trong năm 1999. Mở đầu Pháp Luân Đại Pháp có một lịch sử rất xa xưa, được đơn truyền qua các thời đại khác nhau, mỗi một thế hệ có một người thầy truyền cho một nguời đệ tử duy nhất. Sau đó người đệ tử này lại truyền cho người đệ tử thế hệ tiếp theo, cứ như vậy cho đến thời kỳ hôm nay. Năm 1992, ông Lý Hồng Chí (các học viên thường kính trọng gọi bằng "Sư phụ" hay "Thầy") bắt đầu truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng trong thành phố Trường Xuân, Trung Quốc và sau đó ông tiếp tục giảng Pháp ở khắp nơi trong nước. Những người mà tham dự các buổi thuyết giảng đó truyền lại cho bạn bè và gia đình. Kết quả là số lượng các học viên tăng rất nhanh, chỉ bằng cách truyền miệng như vậy. Tới năm 1998, theo thống kê có trên 70 triệu người ở Trung Quốc theo tập môn này. Ngày nay, Đại Pháp có trên 100 triệu người trên 80 quốc gia yêu thích và theo tập. Đại pháp cũng nhận được nhiều giải thưởng danh dự. Các học viên tập bài công pháp số 2 tại Phía đông London, Nam phi. Vài nét về thực hành Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp liên tục đề cao tâm tính (Bản tính hay đặc tính cái tâm) của bản thân và vứt bỏ các tâm chấp trước (dính mắc) để trở thành một người tốt hơn, lương thiện hơn và nhẫn hơn. Việc nâng cao trình độ cũng chính việc đề cao tâm tính, hiểu sâu về các đạo lý được viết trong cuốn sách chính yếu của bổn môn "Chuyển Pháp Luân"Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tu luyện trong cuộc sống bình thường, trong môi trường phức tạp xã hội con người. Mọi người từ tất cả các quốc gia không phân biệt chủng tộc, thành phần xã hội, giới tính, tuổi tác, trình độ,.. đều có thể theo tập, hoàn toàn tự do, miễn là họ muốn theo và lựa chọn. Pháp Luân Một đặc điểm nổi bật của Pháp Luân Đại Pháp là Pháp Luân. Đồ hình Pháp Luân được bao gồm nhiều hình thức khác nhau đó là hình Thái Cực và hình chữ Vạn. Biểu tượng Thái Cực là biểu tượng truyền thống của Đạo Gia, Trong khi chữ Vạn được kết hợp với các phương pháp tu luyện của Phật Gia từ hàng nghìn năm. Để biết thêm về Pháp Luân click vào đây . Để biết thêm về chữ Vạn () click vào đây . Các học viên đang tập động công lúc bình minh tại New Zealand. Hướng dẫn học Quý vị nên nhờ người tình nguyện hoặc người đã học lâu năm tại địa phương hướng dẫn các bài công pháp, hoàn toàn miễn phí. Quý vị cũng có thể tìm thêm thông tin trong mục Liên lạc. Tất cả kinh sách, bài giảng pháp và thư viện đầy đủ gồm âm thanh, video trực quan giúp quý vị học và thực hành có thể download miễn phí từ trang web này. Để biết thêm chi tiết, quý vị nên xem các liên kết tới các tài liệu được đề xuất cho người mới bắt đầu, hãy vào liên kết Hướng dẫn học để bắt đầu. Từ khi Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, người dân thế giời càng ngày càng quan tâm đến Pháp Luân Công. Hôm nay hơn sáu mươi quốc gia có học viên đang học Pháp Luân Công, và cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính yếu của Pháp Luân Công, cũng như cuốn dẫn nhập, Pháp Luân Công Trung Quốc, là hai trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới. Hiện nay các sách Pháp Luân Công đã được dịch ra hơn ba mươi thứ tiếng, kể cả Slô-vắc, Do Thái, In-đô-nê-xia và Hindu. Tất cả các sách của Pháp Luân Công đều có thể được download miễn phí từ http:// www.falundafa.org (tiếng Việt: www.phapluan.org).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro