Chương 29: Lương y như từ mẫu
Người ta thường bảo: "Lương y như từ mẫu", để ám chỉ những người biết cách chữa bệnh cứu người. Nhưng, cũng có một nghĩa châm biếm khác là để chế giễu những người bác sĩ "thực dụng". Từ thời xa xưa, không phải ngẫu nhiên mà có lời thề Hippocrates, mọi bậc lương y trên thế giới đều phải tuân theo nếu muốn hành nghề.
Và cô là một thầy thuốc, một thầy thuốc nổi tiếng với việc đưa tiễn người bệnh. Không phải kiểu đưa thuốc độc cho người bệnh, không phải là bỏ mặc họ tới chết, cô chỉ đơn thuần là muốn họ bớt đau khổ hơn mà thôi.
"Thầy thuốc Zilevo! Làm ơn! Xin ngài! Xin ngài xem cho con tôi! Tôi đã chạy chữa các thầy thuốc trong làng lẫn ở Athens mà vẫn không có ai biết cách chữa bệnh cho con tôi! Làm ơn!"
Người phụ nữ ôm đứa con của mình, đứa bé gái trên tay gầy ốm, đến nỗi cô thấy đến tận xương nó lòi lõm trên da, móng tay và móng chân bị "hoại tử" hết cả, bố mùi cả lên khiến cho khứu giác của cô có chút hơi khó chịu, nhưng chẳng bằng đống thúng thuốc và mùi thuốc thử nghiệm bốc lên trong nhà cô mỗi ngày.
"Vào đi, tôi xem tình trạng. Nói trước cho cô biết là 'không khả quan' lắm đâu."
Vị thầy thuốc tên Zilevo mở cửa gỗ, tiếng cửa kẽo kẹt đi theo tiếng giày nện gấp gáp của người mẹ, hai người đi sâu vào trong nhà, đến cái giường bệnh duy nhất trong nhà, người mẹ đặt con mình xuống, mặt trông rất sốt ruột.
"Thầy thuốc! Ngài làm ơn! Tôi van ngài! Tôi xin ngài!" Đôi mắt người mẹ ứa lệ, gần như khóc đến nơi, mắt hơi sưng, có lẽ vì trước đó cô ta đã khóc rất nhiều, da tái hơi vàng thiếu chất, trang phục cô ta rách lả tả nhiều nơi được vá tạm bằng chỉ, chứng tỏ đã vượt đường xa đến đây.
Nhà của vị thầy thuốc cách rất xa khỏi ngôi làng gần nhất, nằm trên con đồi nhỏ, cạnh bìa rừng, sát bên một con suối nhỏ chảy ra sông lớn, người làng gần đây chỉ cần đi dọc con sông rồi rẽ sang một nhánh nhỏ khác xong lại đi thêm một lát là sẽ đến nhà của vị thầy thuốc này. Nhưng dọc đường đi thì có nhiều cây dây leo và chúng thường có gai rất sắc, lý giải vì sao trên người của người mẹ này chi chít những vết trầy ngoài da.
Cô tiến tới bên đứa trẻ nằm trên giường, mặt cô áp sát vào miệng đứa nhỏ, cảm nhận hơi thở yếu ớt, giống như là đang hấp hối, tay cô đặt trên ngực nó, nhịp tim chậm, nhiệt cơ thể thấp, làn da trắng nhát làm người ta dễ liên tưởng đến người không còn sống, tay chân thì đen xì như cục than củi.
"Mất sắc tố melanin, giảm nhịp tim, nhịp thở yếu, hoại tử nặng vùng da." Cô lầm bầm một mình, người mẹ thì lo sốt vó mỗi khi nghe thấy cô lầm bầm những từ khó hiểu như vậy, người mẹ quỳ xuống bên giường, tay không chịu rời tay con, gương mặt cô hiện lên vẻ mệt mỏi chưa từng thấy.
Vị thầy thuốc ngẩng mặt lên, ánh mắt nhìn xa xăm như vẻ suy tư điều gì đó, cô thở dài thườn thượt, lắc đầu. Gương mặt người mẹ khi trông thấy liền trắng bệch, đôi mắt hốc hác ấy trở nên vô hồn, cơ miệng không cử động được, tay nắm chặt bàn tay nhỏ bé không còn hơi ấm của con mình, nước mắt trào ra khỏi mí, cô gục xuống bên giường, mặt úp.
"Rất xin lỗi thưa cô, tình trạng của đứa trẻ là quá nặng, tôi không thể làm gì hơn ngoài để cho hai người một sự riêng tư cuối cùng."
Nói đoạn, vị thầy thuốc đã rải ra một loại bột nào đó, xong bước điềm tĩnh ra khỏi nhà.
...
Tôi bước ra khỏi cửa, lấy cho mình một quả táo mà người trưởng làng đưa cho, cắn một miếng thật sâu, trái táo bị vơi đi một góc dính đầy dấu răng của tôi. Ai đó từng nói: "Một quả táo mỗi ngày để tránh xa thầy thuốc."
Quả nhiên là trò đùa lố bịch.
Tôi biết đứa trẻ đó. Nó là cái đứa hay lại gần nhà tôi để bắt cá cho mẹ nó, đôi khi tốt bụng nó lại chia cho tôi một con cá khá to, một đứa trẻ tốt. Ông trời không cho không ai bất cứ điều gì, tôi biết con bé đó bị cái gì, nào chỉ đơn giản là hoại tử, nào chỉ đơn giản là giảm nhịp tim, đó chính là dấu hiệu của "Nhiễm đen", con bé đó đã lấy những con cá đó từ một "Thực thể Đen đúa", may mắn thay tôi đã rửa chúng trước khi nó tới tay người mẹ, không ngờ...
Rốt cuộc, tôi cũng chẳng thể nào ngăn người ta tiến đến cái chết, dẫu sống qua nhiều năm như vậy, bản thân cũng chẳng giúp được người nào, có phải tôi vô dụng quá rồi không?
...
Vào niên đại nào đó, ở cái thời điểm mà Đại công quốc vẫn còn tồn tại. Ở thời hoàng kim nhất, các quý tộc sống xa hoa, phù phiếm, hoàng tộc luôn thắp sáng hoàng thành với ánh đèn của sự ăn chơi, đàn đúm.
Cuộc sống người dân không khá khẩm hơn là bao, lúa thóc, lúa mì đều bị cắn xé mất một nửa cho quý tộc địa phương, một phần nữa cho hoàng tộc coi như thuế. Có lẽ vì vậy mà họ hận những kẻ giàu có có danh phận là quý tộc hơn cả.
"Bắt con gái của nó đi, nó không có tiền hay thóc gạo để nộp thì nộp người."
"Khônggg!! Con ơi!! Trả con cho tôi!!!"
Người đàn ông đầu đội mũ trụ kéo lê cô con gái mười tuổi của người phụ nữ đi, không một chút thương tiếc nào.
"Câm mồm lại đi mụ, mụ chẳng có lúa, chẳng có thóc, đồ trong nhà mụ còn chẳng đáng một xu đối với ngài lãnh chúa, chẳng thà mụ giao con gái mụ ra để nó làm việc cho ngài lãnh chúa thay thuế còn hơn!"
Chuyện "thu thuế" như vậy không phải là không phổ biến, nó diễn ra thỉnh thoảng ở những nhà không có tiền đóng thuế cho đám quý tộc. Người dân không phản kháng bởi vì ai lại dám đối đầu với một đội quân chục người được trang bị tận răng chứ?
Phận chỉ là một người nhỏ bé thì chỉ nên sống theo quy tắc của những kẻ bề trên, người ta bảo vậy đấy.
Cô bé bị bịt mắt, không trói tay vì cơ bản là không có khả năng phản kháng, cơ thể gầy ốm thấp bé có thể làm gì người đàn ông vạm vỡ đội mũ trụ kia chứ?
Xe ngựa bắt đầu lăn bánh trên con đường không lát đá, bùn đất văng tứ tung mỗi bước chân con ngựa đi. Xe lắc lư, "nhảy cẫng" lên khi đi qua một cái ổ gà hay vấp phải đá.
Chẳng biết bao lâu, cô bé được đưa đến một tòa dinh thự rộng lớn, tiếng cổng mở két ra, hai tay cô bé bị hai người lớn kéo đi, giống như kéo lê phạm nhân vậy. Hai người đó bỗng dừng bước, tiếng nói chuyện xì xào gì đó, có lẽ như có thêm một người nữa ở đây.
"Cái nhà đó không đủ lúa mì và xin khất tháng này thưa ngài lãnh chúa, cho nên bọn con đã bắt con gái của nó thay cho 'thuế'."
Gã đàn ông thứ ba là tên lãnh chúa, người tỏa đầy mùi rượu, miệng hôi mùi thức ăn được nấu đầy gia vị đắt tiền, người hắn béo độ cỡ con lợn công nghiệp, áo mặc chật ních, quần thì bó vào cùng dây nịt làm hắn trông chẳng khác gì cục thịt quấn chỉ.
"Con này cũng được đó, ta sẽ cho nó khất thêm vài tháng nữa."
Nói đoạn, tên lãnh chúa ra hiệu gì đó cho đám binh lính, hai người họ bắt đầu kéo lê cô gái đi.
...
Kể từ ngày bị bắt đến dinh thự, cô gái ấy đã làm việc dưới tư cách là hầu gái, giặt giũ, bếp núc, dọn nhà đều được phân chia đồng đều giữ các hầu gái bởi trưởng nữ hầu cho nên không có chuyện có người làm việc quá sức.
Cô hiện đã mười tám tuổi, độ tuổi mà xinh đẹp nhất, nhưng nhan sắc của cô chỉ ở dạng trung bình. Tóc cô bết màu nâu do cháy nắng, mặt cô tàn nhang tuổi dậy thì, da cô hơi rám nắng vì làm việc ngoài trời. Gọi là có nhan sắc thì hình như cũng là hơi tâng bốc với cô rồi, so với các nữ hầu khác, cô chỉ thuộc hạng xoàng mà thôi.
Về chuyện ăn uống, từ khi đến đây cô không còn đói ăn nữa, cũng không còn phải chạy vào rừng hái trái cây về để ăn qua ngày nữa, gọi là sung sướng cũng không phải. Ở đây người ta cho ăn theo kiểu tùy hứng, đồ thừa bao nhiêu thì cô ăn bao nhiêu, gọi là sung sướng cũng không phải, mà khổ thì cũng không phải. Bởi nếu gọi hiện tại là khổ, thì hẳn trong quá khứ nó sẽ là một thứ bi kịch cả đời cô không bao giờ quên.
Bị bán vào đây, không khác gì là bán vào nhà đá, cô không được phép đi ra khỏi khuôn viên dinh thự, phải tuân theo những quy định hà khắc tại đây. Nhưng có lẽ vì đã quen nên cô chẳng còn bận tâm mấy đến những luật lệ đó.
Cô nhấc giỏ bánh lên, những mẩu bánh mì giòn rụm vừa được cô đầu bếp đúc ra có cả thảy là mười cái trong giỏ. Thông thường, một giỏ như vậy sẽ được đem chia cho các binh lính dưới quyền của quý tộc trước, rồi đến các gia quyến trong nhà, xong mới đến tay gia đình quý tộc. Cô bước đều những bước đến trước cổng sau, cửa mở sẵn, cái thúng to lót vải bố bên trong đặt trước cửa thay lời muốn nói, cô đổ hết đống bánh mì vào trong.
Rồi lại quay về bên dưới dinh thự, nơi mà cái lò vẫn đang đúc ra thêm những chiếc bánh, những chú chó vẫn chạy trên cái bánh xe được thiết kế riêng cho chúng, cô ngồi đợi sẵn tiện đọc cuốn sách nhỏ mà vị thầy thuốc kia đã đưa cho cô.
...
Ở một thời điểm nào đó, tôi cứ ngỡ bản thân sẽ chết, đó là một ngày rất lâu về trước, lúc mà tôi vẫn còn phục vụ cho vị lãnh chúa nọ. Tôi bị bán vào trong dinh lãnh chúa để làm hầu gái, làm những việc nặng nhọc mà quý tộc không muốn làm hoặc là không có thời giờ để làm.
Tôi chưa bao giờ ghét gia đình của bản thân, tôi hiểu số phận của người con trong một gia đình nghèo không có lúa nộp thuế là như thế nào, tôi cũng hiểu bản thân yếu đuối đến nhường nào trong cái thế giới này.
Cũng chính vì vậy mà tôi chỉ có thể đành chấp nhận số phận, ấy là cho đến khi tôi gặp một vị thầy thuốc nọ, cũng là một người được vị lãnh chúa kia thuê đến để làm những công việc liên quan đến sức khỏe những người làm việc cho lãnh chúa.
Đó là một ngày bình thường, nắng vẫn chói chang, mây thưa, trời xanh và không có gió, lúc đó tôi đang ngồi nghỉ ở hàng ghế cũ sau vườn, một người phụ nữ dáng người hơi gầy và thấp bé, trông cũng chỉ sêm sêm tôi, nhưng nổi bật hơn cả là mái tóc xanh biếc kia, đôi mắt ánh ngọc như băng kia, nước da trắng hồng kia, trông thật lộng lẫy hơn cả.
Chao ôi, người gì mà đẹp quá, làm bản thân tôi cũng nghi ngờ liệu mình có phạm phải điều cấm kỵ trong tôn giáo chính ở nước này không.
Cô nàng bước những bước thật kiều diễm, mái tóc ấy bỗng ngược lên một lọn tóc trông thật ngốc, rồi ánh nhìn của tôi bị phát giác, cô nàng đã liếc nhìn vào đôi mắt tôi bằng sự dịu dàng khó tả. Cô nàng dừng bước trước mặt tôi, ngồi xuống bên cạnh mà không hỏi rồi chủ động bắt chuyện:
"Chà, nhìn chằm chằm người khác như vậy sẽ khiến người ta khó xử lắm đó, dù là ở giới tính nào đi chăng nữa. Cô nữ hầu đây chẳng hay là có việc gì với tôi chăng?"
Giọng nói ấy... ganh tỵ quá đi, vừa đẹp, vừa ăn nói khéo quá...
"Không có gì đâu, thưa cô Zilevo."
Tên cô gái này là Zilevo, người thầy thuốc mà vị lãnh chúa kia vừa thuê đến, và cũng là người dẫn đến những cái chết hàng loạt trong nhà của vị lãnh chúa.
___Còn tiếp___
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro