Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 9 Tiến trình kỹ nghệ yêu cầu. Áp dụng cho vấn đề cụ th

Câu 9 Tiến trình kỹ nghệ yêu cầu. Áp dụng cho vấn đề cụ th

Là tiến trình thiết lập:

•          các dịch vụ mà khách hành yêu cầu đối với hệ thống và

•         các ràng buộc trong quá trình vận hành và phát triển hệ thống.

Các yêu cầu là các mô tả về các dịch vụ và các ràng buộc hệ thống được sinh ra trong tiến trình kỹ nghệ yêu cầu.

Mục tiêu       

- Xác định rõ vai trò của phân tích khả thi

- Để phân tích khả thi, chúng ta phải thực hiện những công việc gì

- Nắm được một số gợi ý khi phân tích khả thi

 Chỗ này có hình: cau9-c3-hinh1

vPhân tích khả thi.

•         Input:

–         các yêu cầu nghiệp vụ,

–        mô tả sơ bộ về hệ thống,

–         cách thức hệ thống hỗ trợ các yêu cầu nghiệp vụ.

•         Output:

–        báo cáo để quyết định có nên xây dựng hệ thống đề xuất hay không.

Nên tiến hành nhanh chóng, không quá tốn kém so với tất cả hệ thống mới thì tiến trình kỹ nghệ yêu cầu bao giờ cũng bắt đầu nghiên cứu tính khả thi nhằm xác định yêu cầu của người sử dụng có thỏa mãn hay công nghệ hiện đại được ko. Trong mức độ kinh doanh hoạt động nghiên cứu

Thuật toán nghiên cứu tính khả thi trong tin học chia làm 4 giai đoạn:

-Giai đoạn 1: Thành lập nhóm nghiên cứu tính khả thi

-Giai đoạn 2: xác định các giải pháp phát triển dự án.

-Giai đoạn 3: Phân tích tính khả thi của tầng giải pháp.

-Giai đoạn 4: Lựa chọn giải pháp tốt nhất.

Các hoạt động sau tiến trình có thể lặp tăng dần nhiều lần theo mô hình xoáy ốc

vPhân tích và rút ra yêu cầu:

•         Nhân viên kỹ thuật và khách hàng cùng hợp tác để xác định:

–        miền ứng dụng,

–        các dịch vụ mà hệ thống cung cấp,

–        hiệu năng của hệ thống,

–        các ràng buộc vận hành của hệ thống…

•         Khái niệm mới là stakeholder.

–        Stakeholder là những người tham dự vào dự án xây dựng hệ thống: người sử dụng cuối, người quản lý, kỹ sư, chuyên gia lĩnh vực, …

•         Khó khăn khi thu thập thông tin từ Stakeholder:

- Stakeholder không biết những gì mà họ thật sự mong muốn.

- Stakeholder mô tả các yêu cầu theo thuật ngữ của họ.

- Những stakeholder khác nhau có thể có các yêu cầu xung đột nhau

- Những yếu tố tổ chức và quyền lực có thể ảnh hưởng tới các yêu cầu hệ thống.

- Các yêu cầu có thể thay đổi trong suốt quá trình phân tích. Những stakeholder mới có thể xuất hiện và môi trường nghiệp vụ có thể thay đổi.

Do đó nên dùng mô hình xoắn ốc trong giai đoạn này:

Chỗ này có hình: cau9-c3-hinh2

•         Phát hiện yêu cầu: tiếp xúc với các stakeholder để phát hiện ra các yêu cầu của họ qua một số phương pháp như phỏng vấn, dùng kịch bản, .... Các yêu cầu miền ứng dụng cũng được phát hiện ở bước này.

•         Phân loại và sắp xếp yêu cầu: nhóm các yêu cầu có liên quan lẫn nhau và tổ chức chúng thành những nhóm gắn kết với nhau.

•         Sắp thứ tự ưu tiên và điều chỉnh các yêu cầu xung đột:

•         Nhiều stakeholder => nhiều xung đột trong các yêu cầu.

•         Đánh thứ tự ưu tiên của các yêu cầu,

•         phát hiện và giải quyết xung đột giữa các yêu cầu.

•         Tư liệu hóa yêu cầu:

•         yêu cầu được tư liệu hoá và là đầu vào của vòng kế tiếp trong mô hình xoắn ốc.

Các phương pháp thu thập yêu cầu: phỏng vấn, quan sát, kịch bản, xem xét tài liệu…

vĐặc tả yêu cầu:

Sau khi đã xác định các yêu cầu hệ thống và yêu cầu của người sử dụng hệ thống thì tiếp tục làm gì?

Cấu trúc của một tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống phải bao gồm những nội dung gì?

Có 2 phương pháp đặc tả:

Đặc tả phi hình thức: là đặc tả bằng ngôn ngữ tự nhiên

Đặc tả hình thức là cách đặc tả bằng ngôn ngữ hình thức(ngôn ngữ đặc tả), các công thức biểu đồ.

Tài liệu đặc tả yêu cầu:

•         Mô tả những yêu cầu chính thức về những gì cần phải thực hiện bởi đội phát triển hệ thống.

•         Nên chứa tất cả các định nghĩa về yêu cầu của người sử dụng và đặc tả yêu cầu hệ thống.

•         Không phải là tài liệu thiết kế hệ thống. Nó chỉ thiết lập những gì hệ thống phải làm, chứ không phải mô tả rõ làm như thế nào.

vĐánh giá yêu cầu:

•         Mục tiêu

–        Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đánh giá các yêu cầu

–        Nắm được phải kiểm tra các yêu cầu ở những khía cạnh nào

–        Hiểu được một số kỹ thuật được sử dụng để đánh giá yêu cầu

•         Chi phí giải quyết các lỗi có liên quan tới yêu cầu sẽ rất => đánh giá yêu cầu là vô cùng quan trọng.

•         Kiểm tra các yêu cầu ở những khía cạnh sau:

–        Hợp lệ: Hệ thống có cung cấp các chức năng mà hỗ trợ tốt nhất cho các yêu cầu của người sử dụng hay không?

–        Nhất quán: có yêu cầu nào xung đột nhau hay không?

–        Hoàn thiện: tất cả các yêu cầu của khách hàng đã được xác định đầy đủ chưa?

–        Hiện thực: các yêu cầu có thể được cài đặt với một ngân sách và công nghệ cho trước?

–        Xác thực: các yêu cầu có thể được kiểm tra hay không?

Các kỹ thuật đánh giá yêu cầu:

•         Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc hỗn hợp:

–        Xem xét lại các yêu cầu: phân tích các yêu cầu một cách hệ thống.

–        Mẫu thử: Sử dụng các mô hình hệ thống để kiểm tra các yêu cầu

–        Tạo ra các trường hợp kiểm thử

Áp dụng cho vấn đề cụ thể:....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: