Câu 9
Câu 9 : áp suất âm trong khoàn màng phổi : định nghĩa, cơ chế hình thành, biến đổi trong chu kỳ hô hấp, ý nghĩa và ƯDLS
ĐN: A’s trong khoang màng phổi thấp hơn A’s khí quyển đc gọi là A’s âm trong khoang màng phổi . A’s âm trong khoang màng phổi có thể đo đc bằng cách đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp
Cơ chế hình thành ;biến đổi trong chu kỳ hô hấp :
Mô phổi có tính đàn hồi do đó treo tính chất của các sợi đàn hồi thì nếu càng bị kéo căng ra thì lực co lại càng lớn. Phổi ở thì hít vào bị căng giãn ra do đó có xu hướng co về phía rốn phổi. Phổi càng giãn nở to thì lực đàn hồi co về phía rốn phổi càng lớn trong khi đó lồng ngực đc coi là 1 bình kín và cứng tuy có khả năng đàn hồi nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với nhu mô phổi. ở thì hít vào lồng ngực tăng kính thích, lá thành áp sát vào thành ngực còn lá tạng áp sát vào phổi, do tính chát đàn hồi của phổi lá tạng có xu hướng tách ra khỏi lá thành làm cho thể tích trong khoang ảo của màng phổi tăng lên. Theo định luật vật lý: trong một bình kín, nếu nhiệt đọ ko thay đổi, áp suất trong bình sẽ giảm khi thể tích của bình tăng lên. Chính vì lý do trên nên khi thể tích của khoang ảo màng phổi có xu hướng tăng lên thì A’s trong khoang ảo sẽ giảm xuống làm cho A’s trong khoang màng phổi đã âm lại càng âm hơn. Khi phổi càng nở ra ở thì hít vào thì lực đàn hồi co lại của phổi càng lớn và làm cho A’s càng âm. Khi phổi càng thu nhỏ lại ở thì thở ra thì A’s sẽ bớt âm hơn do lực đàn hồi co lại về phía rốn phổi giảm xuống, lá tạng giảm bớt lực co tách khỏi lá thành và thể tích ở khoang ảo dần trở về trạng tháI ban đầu.
Ngoài ra người ta còn dựa vào sự tăng trưởng kích thích của lồng ngực ở đứa trẻ sau khi sinh, kích thước của lồng ngực thường tăng nhanh hơn phổi. Vì thế khiến cho thành ngực và đI liền với nó là lá thành có xu thế tách khỏi mặy ngoài của phổi tức là tách khỏi lá tạng vì lá tạng áp sát mặt ngoài của phổi. Mặt khác áp suất khí quyển thông qua đường dẫn khí tác động vào các phế nang luôn làm phổi nở thêm và bám sát theo thành ngực. Do tính chất đàn hồi của mô phổi nên phổi có xu hướng co nhỏ lại ko theo độ nở của thành ngực. Sự co ngựoc chiều nhau( lồng ngực nở to ra, mô phổi co nhỏ lại) đã tạo ra áp suất âm trong khoang màng phổi
1 yếu tố nữa góp phần tạo áp suất âm trong khoang màng phổi là dịch màng phổi đc bơm liên tục vào các mạch bạch huyết
- ở cuối thì thở ra bình thường a’s âm trong khoang màng phổi khoảng -4mmHg
- ở cuối thì hít vào bình thg a’s âm trong khoang màng phổi khoảng -7mmHg
- Khi hít vào hết sức a’s âm trong khoang màng phổi có thể xuống tới -30mmHg
- Khi thở ra hết sức a’s âm trong khoang màng phổi còn khoảng -1mmHg
*ý nghĩa:
AS âm trong khoang màng phổi có ý nghĩ đb quan trọng trong lý học hô hấp và tuần hoàn
- AS âm trong khoang màng phổi làm cho phổi dễ dàn mở ra bám sát với thành ngực làm cho lá tạg luôn dính sát vào lá thành, làm cho phổi đI theo các cử động của lồng ngực 1 cách dễ dàng
- AS âm trong khoang màng phổi làm cho lồng ngực cps as thấp hơn các vùng khác nên máu về tim dễ dàng và máu lên phổi dễ dàng, làm nhẹ gánh cho tim phải
- AS âm trong khoang màng phổi làm cho hiệu suất tao đổi khí đạt đc cao nhất vì khi hít ko khí vào phổi nhiều nhất là lúc áp suất âm nhất và máu về phổi nhiều nhất tạo nên sự tđổi khí tốt nhất nhờ sự tg đồng thông khí và tưới máu phổi
*ƯDLS:
- áp suất âm trở lên dương khi tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi, khi bị vết thương lồng ngực.
- thủng màng phổi từ ngoài vào -> áp suất dương -> hô hấp đảo ngược -> khi hít vào phổi xẹp lại. Nừu nặng gây lắc lư trung thất ( tim + phổi đều rung ) -> tử vong nhanh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro