Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 8: Phân tích nội dung TTHCM về văn hóa văn nghệ.

Theo HCM, văn nghệ là mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh CM, trong xây dựng XH mới, con người mới. Nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần của XH. Chính trị XH được giải phóng thì văn hóa văn nghệ mới được giải phóng.Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa văn nghệ phát triển. HCM đã vạch ra đường lối: Phải tiến hành CM chính trị trước, cụ thể là CM giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa văn nghệ phát triển.

      HCM từng nói: “XH thế nào văn nghệ thế ấy, văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”.

      Nói về văn nghệ và nghệ sĩ, HCM cũng nêu rõ: “Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định tức là phục vụ kháng chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân trước hết là công nông binh. Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng, phải đặt lợi ích của kháng chiến, của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Họ phải nâng cao trình độ chính trị, VH, nghiệp vụ đặc biệt phải có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng, để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

      Mục tiêu của văn hóa văn nghệ là thực hiện được chức năng của văn hóa.

-          Một là bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp trong con người.

      Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng dắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người.

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc 24-11-1946, HCM nêu rõ: Văn hóa phải làm thế nào cho nhân dân ai cũng có tư tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên thân, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.

      Tư tưởng mà HCM xác định cho đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc và CNXH.

      Tình cảm lớn theo người là lòng yêu nước thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực, chân thành, thủy chung, ghét những thói hư tật xấu, sự xa hoa, căm thù mọi thứ giặc nội xâm.

-          Hai là mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

      Nói đến văn hóa phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt nguồn từ chỗ biết đọc biết viết đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống. Người nói: “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình… phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nhà nước, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

      Nâng cao dân trí nhằm phục vụ cho mục tiêu chung là độc lập dân tộc và CNXH. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng đảng “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”. Đó là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh mà đảng ta vạch ra trong công cuộc đổi mới.

-          Ba là bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tôt đẹp, lành mạnh, hướng con người tới chân thiện mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.

      Phẩm chất phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Tùy vào yêu cầu của nhiệm vụ CM, HCM đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mọi người tự tu dưỡng.

Người chỉ rõ phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu và tầm thức quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

      Không chỉ thực hiện được chức năng của văn hóa mà văn nghệ còn phải gắn liền với thực tiễn đời sống của nhân dân. Lỗ Tấn đã nói một câu đại ý là: Người trần lên tiên có lẽ thích thật. Nhưng nhìn mãi cái đẹp không thay đổi rồi cũng chán, thấy nhạt nhẽo, và mới biết rằng muốn tìm thấy sự thay đổi, sự ham mê thật sự thì phải trở về với cuộc sống sinh hoạt thực tại của con người. Thực tại đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ.

      HCM cũng từng răng dạy các chiến sĩ văn nghệ phải thật hòa mình với quần chúng, không được quên rằng chỉ có nhân dân mới nôi dưỡng cho sáng tạo của nhà văn bằng nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó thì nhân dân cũng sẽ quên anh ta. Thực tiễn không chỉ là nguồn nuôi dưỡng những sáng tác mà còn là những tinh hoa trong sáng tác dân gian đã được chắt lọc từ đời này sang đời khác. Nhân dân cũng sáng tác văn hóa văn nghệ và hưởng thụ văn nghệ, chúng được gọi là sáng tác dân gian. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý.

      HCM chỉ rõ: Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước, của dân tộc. Phải phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp CM của nhân dân. “Quấn chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”. Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: