Câu 7: Trình bày TTHCM về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh..
+ Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
Tư tưởng về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là giá trị đặc sắc trong TTHCM. Tư tưởng đó thể hiện ở một số nội dung chính như sau:
- Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến
Ngay sau khi giành chính quyền, HCM đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới khai sinh ra nhà nước VNDCCH. Nhờ đó chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp và tuyên ngôn độc lập trở thành một văn bản pháp lý nổi tiếng.
Sau đó người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập ủy ban dự thảo hiến pháp của nhà nước VNDCCH. Cuối năm 1946, HCM được quốc hội thống nhất bầu làm chủ tịch chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong giải quyết vấn đề đối nội và đối ngoại.
- Hoạt dộng quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào đời sống.
Theo HCM nhà nước dân chủ VN không thể thiếu pháp luật vì pháp luật là bà đỡ cho dân chủ. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỉ cương, phép nước. Mọi quyền dân chủ của nhân dân phải được thể hiện hóa bằng hiến pháp và pháp luật, và ngược lại hệ thống pháp luật phải đảm bảo cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế.
HCM đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo cho việc thực thi quyền lợi của nhân dân. Năm 1919,Người đã khẳng định vai trò của pháp luật là: Trăm điều phải có thần linh pháp quyền. Người có công lớn trong sự nghiệp lập hiến, lập pháp của nước ta. Người luôn chăm lo hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ở cương vị chủ tịch nước, HCM đã 2 lần đứng đầu ủy ban soạn thảo hiến pháp, đã ký công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác.
Phải đưa pháp luật vào đời sống một cách sâu rộng. Theo người công bố luật mới chỉ là bước đầu, phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện luật dược tốt. Các cán bộ nhà nước phải là gương để tuân thủ pháp luật. Coi trọng nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước, phê bình giám sát công việc của nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Pháp luật phải xét xử công bằng nghiêm minh, phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kì kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề gì.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và đủ tài
HCM luôn luôn đề cao vai trò và vị trí của đội ngũ cán bộ, công chức. Người coi cán bộ nói chung là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Người quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đức và có tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có hiệu quả.Đội ngũ này phải tuyệt đối trung thành với cách mạng, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
HCM hiểu rõ xu hướng quan liêu hóa khó tránh khỏi của bộ máy nhà nước, nên người luôn nhắc nhở công chức nhà nước phải gần dân, trọng dân, không được “lên mặt quan CM” với dân, phải lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Chỉ có trí tuệ và lòng dân mới có thể làm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ và sáng suốt.
Cán bộ công chức là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nãn”. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.
Nhà nước cần phải đẩy mạnh đào tạo, tìm kiếm nhân tài, biết sử dụng cán bộ vào đúng nội dung và tài năng của họ, xây dựng quy chế công chức và tổ chức thi tuyển công chức. Để đảm bảo công bằng trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành quy chế công chức. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc chính trị. Nội dung thi tuyển bao gồm chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ… của TTHCM trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền VN.
+ Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
- Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước.
Xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tách rời với việc làm cho nhà nước luôn luôn trong sạch vững mạnh. Trong quá trình lãnh đạo nhà nước VNDCCH, HCM thường chỉ rõ những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng, khắc phục.
Một là đặc quyền đặc lợi: Phải chống thói cửa quyền, hách dịch với dân, lạm quyền, lợi dụng chức quyền để vơ vét cho cá nhân.
Hai là tham ô, lãng phí, quan lieu: HCM coi đây là “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng”, thứ giặc còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Quan điểm của người là: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến…Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi việt gian, mật thám”. Mác và Ănghen đã từng cảnh tỉnh GCVS rằng CN quan liêu có thể dẫn các ĐCS cầm quyền đến chổ “đánh mất một lần nữa chính quyền vừa giành được”. Lênin viết: “…chúng ta khốn khổ trước hết vì tệ quan liêu. Những người cộng sản đã trở thành tên quan liêu. Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì sẽ là cái đó”. Vì vậy không thể nói đến một nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả nếu không kiên quyết, thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh để ngăn chặn tận gốc những nguyên nhân gây ra nạn tham ô, lãng phí, quan lieu.
Ba là tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo: HC kịch liệt lên án tội kéo bè kéo cánh, tệ nạn bà con bạn hữu mình không có tài cán gì cũng kéo vào chức này chức nọ, còn những người có tài có đứcnhưng không vừa lòng mình thì trù dập, đẩy ra ngoài. Đó là những hành động gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác.
- Tăng cường nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.
Đạo đức và pháp luật vốn có quan hệ khăn khít với nhau, luôn kết hợp, bổ sung cho nhau trong điều chỉnh hoạt động của con người. Do tâp quán của dân ta là kinh tế tiểu nông nên muốn hình thành ngay một nhà nước pháp quyền cũng chưa được. Vì vậy một mặt phải nhấn mạnh vai trò của pháp luật, đồng thời tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân là giáo dục đạo đức.
HCM đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người VN được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Phép trị nước của HCM là kết hợp cả “pháp trị” rất nghiêm khắc, công minh và “đức trị - nhân trị” rất tình người, bao dung, thấu tình đạp lý.
Thực tế cho thấy rằng HCM là một nhà lập pháp sắc sảo, đồng thời là một nhà hành pháp nghiêm minh. Pháp quyền trong tư tưởng của Người là pháp quyền nhân nghĩa rất đặc sắc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro