Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cau 7 Nd va dhg CNH,HDH

Nội dung và định hướng  công  nghiệp  hóa,  hiện đại  hóa  gắn  với  phát triển kinh tế tri thức :

a.  Nội dung :

Đại  hội  X  của Đảng  chỉ  rõ:  ‘Chúng  ta  tranh  thủ  các cơ hội  thuận  lợi  do  bối cảnh  quốc  tế  tạo  ra  và  tiềm năng, lợi  thế  của nước ta để  rút  ngắn  quá  trình  công nghiệp  hóa,  hiện đại hóa đất nước theo định hướng  xã  hội  chủ  nghĩa gắn  với  phát triển  kinh  tế  tri  thức.  Phải  coi  trọng  kinh  tế  tri  thức  là  yếu  tố  quan  trọng  của  nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa’.

Nội dung cơ bản của quá trình này là: 

-  Phát  triển  mạnh  các  ngành  và  sản  phẩm  kinh  tế  có  giá  trị  gia tăng cao dựa  nhiều  vào  tri  thức,  kết  hợp  sử  dụng  nguồn  vốn  tri  thức  của  con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

-  Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.

-  Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

-  Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động  của  tất  cả  các ngàn, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

b.  Định hướng  phát  triển  các  ngành  và  lĩnh vực  kinh  tế  trong  quá  trình  đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức :

-  Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Một là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề nông  nghiệp, nông thôn và  nông dân  là  một vấn đề  lớn cùa quá trình công nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì  công  nghiệp  hóa  là  quá  trình  thu  hẹp  khu  vực  nông  nghiệp, nông thôn, gia tăng khu  vực  công  nghiệp,  xây  dựng,  dịch  vụ  và đô thị.  Nông  nghiệp là nơi cung cấp lương thực,  nguyên  liệu, lao động  cho  công  nghiệp  và  thành  thị,  là  thị  trường  rộng lớn  cho  công  nghiệp  và  dịch  vụ.  Nông  thôn  chiếm đa số  dân cư ở  thời điểm  ki  bắt đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa. Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quá trình này là: Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá  trị  gia tăng ngày càng cao, gắn  với  công  nghiệp  chế  biến  và  thị  trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao sản xuất, chất lượng  và sức cạnh tranh của  nông sản  hàng  hóa, phù  hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

Hai là, về quy hoạch phát triển nông thôn. Khẩn trương  xây  dựng  các  quy  hoạch  phát  triển  nông  nghiệp,  thực  hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh. Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như thủy  lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công  nghiệp, trường  học, trạm  y tế, bưu điện, chợ… Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn  xã hội, hủ tục,  mê tín dị đoan, bảo đảm an  ninh, trật tự an toàn xã hội.

Ba là, về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn. Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước  hết ở các vùng có sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị  mới.  Chuyển  dịch cơ cấu lao động  ở  nông  nghiệp theo hướng  giảm nhanh  tỷ  trọng lao động  làm  nông  nghiệp, tăng nhanh tỷ  trọng lao động  làm  công nghiệp, dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động nước ngoài. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình  xóa  đói giảm  nghèo,  nhất  là  ở  các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

-  Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:

Tính quy  luật của công  nghiệp hóa,  hiện đại  hóa  là tỳ trọng của  nông  nghiệp giảm  còn  công  nghiệp,  dịch  vụ  thì  tăng lên. Vì  vậy,  nước  ta  chủ  trương phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Một là, đối với công nghiệp và xây dựng. Khuyến  khích  phát  triển  công  nghiệp  công  nghệ  cao,  công  nghiệp  chế  tác, công  nghiệp  phần  mềm  và  công  nghiệp  bổ  trợ  có  lợi  thế  cạnh  tranh,  tạo  nhiều  sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu  kinh  tế,  nâng  cao  hiệu  quả  của  các  khu  công  nghiệp,  khu  chế  xuất.  Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành công nghiệp  sản  xuất  hàng  tiêu  dùng  và  hàng  xuất  khẩu;  sản  xuất tư liệu  sản  xuất  quan trọng theo hướng  hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của  các  tập đoàn kinh tế  lớn  của nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia. Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng  về khai thác dầu khí, lọc dầu và  hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước.  Phát  triển  công  nghiệp năng lượng  gắn với  công  nghệ  tiết  kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính – viễn thông.

Hai là, đối với dịch vụ. Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn với tốc độ tăng GDP. Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển ngành ‘công nghiệp không có khói’ này. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du  lịch.  Phát  triển  mạnh các dịch  vụ phục  vụ sản  xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn. Đổi  mới căn bản  cơ chế  quản  lý  và  phương thức  cung  ứng  các  dịch  vụ  công cộng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hàng lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh trạnh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.

-  Phát triển kinh tế vùng:

Cơ cấu kinh  tế vùng  là  một trong  những cơ cấu cơ bản của  nền kinh tế quốc dân. Xác định đúng đắn cơ cấu  vùng có  ý nghĩa quan trọng,  nó cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Để phát triển  mạnh  mẽ kinh tế vùng trong  những năm tới, cần phải :

Một là, có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính.

Hai  là,  xây  dựng  3  vùng  kinh  tế  trọng điểm  ở  miền  Bắc,  miền  Trung,  miền Nam  thành  những  trung  tâm  công  nghiệp  lớn  có  công  nghệ  cao để  các  vùng  này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước. Trên cơ sở phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra động lực và sự lan tỏa đến các vùng khác và trợ giúp các vùng khó khăn, đặc biệt các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, Tây Bắc. Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn. Bổ  sung  chính  sách,  khuyến  khích  các  doanh  nghiệp  thuộc  mọi  thành  phần kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn.

-  Phát triển kinh tế biển :

Xây  dựng  và  thực  hiện  chiến lược  phát  triển  kinh  tế  biển  toàn  diện,  có  trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Đẩy  mạnh  phát  triển  ngành  công  nghiệp đóng tàu biển, đồng  thời  hình thành một số hành lang kinh tế ven biển.

-  Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ :

Để  chuyển  dịch cơ cấu lao động và cơ cấu  công  nghệ  trong  quá  trình  công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức cần phải :

+  Phát  triển  nguồn  nhân  lực, đảm  bảo đến năm 2010 có nguồn  nhân  lực với cơ cấu đồng  bộ  và  chất lượng  cao,  tỷ  lệ  lao động  trong  khu  vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.

+  Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách  mạng khoa  học và công  nghệ. Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số ngành, lĩnh vực then chốt. Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học  và  công  nghệ,  tạo bước đột  phá  về  năng suất,  chất lượng  và  hiệu quả, trong từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

+  Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để  thực  sự  phát  huy  vai  trò  quốc sách, hàng đầu,  tạo  động  lực thúc đẩy  nhanh  công  nghiệp  hóa,  hiện đại  hóa  và  phát  triển  kinh  tế  tri thức. Thực hiện chính sách trọng dụng  nhân tài, các nhà khoa  học đầu ngành,  tổng  công  trình  sư, kỹ  sư trưởng,  kỹ  thuật  viên  lành  nghề  và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

+  Đổi  mới cơ bản cơ chế  quản  lý  khoa  học  và  công  nghệ, đặc  biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ.

-  Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên: Xuất  phát  từ  yêu  cầu  phát  triển  bền  vững  của đất nước  trong  quá  trình  công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn  với phát triển kinh tế tri thức, vấn đề bảo vệ, sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường tự nhiên được xác định:

+ Tăng cường  quản  lý  tài  nguyên  quốc  gia,  nhất  là  các  tài nguyên đất, nước,  khoáng  sản  và  rừng. Ngăn chặn  các  hành  vi  hủy  hoại  và  gây  ô nhiễm môi trường,  khắc  phục  tình  trạng  xuống  cấp môi trường  ở  các lưu vực sông, đô thị,  khu  công  nghiệp,  làng  nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế. Quan tâm đầu tư cho lĩnh vực môi trường, nhất  là các hoạt động thu  gom, tái chế  và xử lý chất thải, phát triển  và ứng  dụng  công  nghệ  sạch  hoặc  công  nghệ  ít  gây  ô  nhiễm môi trường. Hoàn  chỉnh  luật pháp, tăng cường  quản  lý  nhà  nước  về  bảo  vệ  và  cải thiện môi trường  tự  nhiên.  Thực  hiện  nguyên  tắc người  gây  ô  nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.

+  Từng bước  hiện đại  hóa  công  tác  nghiên  cứu,  dự  báo khí tượng,  thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

+  Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

+  Mở  rộng  hợp  tác  quốc  tế  về  bảo  vệ  môi trường  và  quản  lý  tài  nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: