cau 7: dau thau
Câu 7. Mục đích và khái niệm đấu thầu? Hình thức lựa chọn nhà thầu? Trình tự thực hiện đấu thầu? Khái niệm gói thầu, nội dung của gói thầu trong kế hoạch đấu thầu? Khái niệm hồ sơ mới thầu, hồ sơ dự thầu, giá dự thầu.
Mục đích đấu thầu:
- Quản lý chi tiêu chống lãng phí
- Lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng và năng lực để thực hiện gói thầu, có giải pháp biện pháp thực hiện khả thi để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của gói thầu của các dự án đầu tư.
Khái niệm đấu thầu: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Bước 1: . Chuẩn bị đấu thầu
Sơ tuyển
Thông báo mời thầu
Lập hồ sơ mời thầu
Bước 2: Tổ chức đấu thầu
Phát hành hồ sơ mời thầu
Lập tổ chức chuyên gia
Bước 3: đánh giá hồ sơ dự thầu
Đánh giá sơ bộ
Đánh giá chi tiết
Báo cáo kết quả đánh giá
Bước 4: Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu
Tính pháp lý
Quy trình
Bước 5: Thông báo kết quả đấu thầu
Tên nhà thầu
Giá trúng thầu
Hình thức hợp đồng
Bước 6: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
Chi tiết hóa
Các xem xét khác
Bước 7: ký kết hợp đồng
Hình thức lựa chọn nhà thầu.
- Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao cho dự án.
- Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. là đấu thầu công khai, phải mình bạch
- Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
- Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của Bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.
- Mua sắm trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu.
- Tự thực hiện: Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
- Mua sắm đặc biệt: Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được.
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều từ Điều 18 đến Điều 23 của Luật này thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
Gói thầu: là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
Nội dung của gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thì việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
* Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án. Trường hợp đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của dự án, gói thầu có thể bao gồm các nội dung công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
* Giá gói thầu:
a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan;
b) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư;
c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều lô thì nêu rõ giá trị ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
* Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ vốn và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước).
* Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu:
Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu (nêu rõ trong nước, quốc tế, sơ tuyển, mời quan tâm, lựa chọn tư vấn cá nhân, nếu có) theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng; phương thức đấu thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.
* Thời gian lựa chọn nhà thầu:
Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu. Thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến ngày ký kết hợp đồng.
* Hình thức hợp đồng:
Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy định từ Điều 49 đến Điều 53 của Luật Đấu thầu và Điều 107 của Luật Xây dựng. Trường hợp trong một gói thầu có nhiều công việc tương ứng với nhiều hình thức hợp đồng thì hợp đồng đối với gói thầu đó có thể bao gồm nhiều hình thức hợp đồng.
* Thời gian thực hiện hợp đồng:
Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
Khái niệm hồ sơ mới thầu, hồ sơ dự thầu, giá dự thầu.
- Hồ sơ dự thầu: là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
- Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- Giá dự thầu: là 1 khoản tiền do nhà thầu ước tính để có thể thực hiện gói thầu do nhà thầu xác định trong hồ sơ dự thầu. Là cơ sở xây dựng giá đánh giá khả năng trúng thầu
Câu 8: Hãy giải thích tại sao thiết kế có vai trò quyết định chất lượng hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình?
Là một phần quan trọng của dự án đầu tư
Mang lại không gian thỏa mãn nhu cầu về vật chất,con người
Vận dụng những quy chuẩn,tiêu chuẩn trong quá trình thi công xây dựng công trình
Mang lại giá trị hiệu quả về đầu tư, xây dựng và sử dụng công trình
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro